Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Công ty uber và tình hình kinh doanh ở việt nam – nhận định vấn đề và giải pháp (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.05 KB, 14 trang )

GVHD: TS. Đinh Thị Thu Oanh


Thành viên trong nhóm
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Hà Nhuận Cầm – FT01
Lê Thị Ngọc Dung – FT03
Phan Viết Khải – FT01 (Trưởng nhóm)
Hồng Khắc Bạch Long – FT02
Nguyễn Hồng Tố Nguyên – FT02
Nguyễn Tư Hoàng Tiến – FT01
Trần Thụy Hoàng Vy – FT02

2


Mục Lục

I. Tổng quan doanh nghiệp
1. Giới thiệu
Công ty công nghệ Uber là công ty cung cấp mạng lưới giao thông trực tuyến đa quốc
gia, có trụ sở tại San Francisco, California. Công ty phát triển và cung cấp ứng dụng điện
thoại Uber giúp kết nối giữa những người cần di chuyển và tài xế.
Tháng 8 năm 2016, dịch vụ này đã có mặt ở hơn 66 quốc gia và 507 thành phố trên toàn


thế giới. Từ sự lớn mạnh của Uber, rất nhiều công ty khác đã học hỏi và làm theo mô
hình kinh doanh của công ty này.
Uber được sáng lập dưới tên UberCab bởi Travis Kalanick và Garrett Camp vào năm
2009, ứng dụng di động được ra mắt vào tháng 6 năm đó. Đến năm 2012, Uber đã mở
rộng ra quy mô quốc tế. Năm 2014, công ty thử nghiệm tính năng mới carpooling và
3


nhiều bản nâng cấp. Công ty có trụ sở tại San Francisco này được xếp hạng thứ 48 trong
danh sách những công ty quyền lực nhất ở Mỹ năm 2014. Cuối năm 2015, Uber được
định giá lên tới 62.5 tỷ đô la Mỹ

2. Các loại hình dịch vụ
Bên cạnh đó, Uber cũng xử lý tất cả các khoản thanh toán liên quan, tính phí bằng thẻ
tín dụng của khách hàng, giữ lại cho mình từ 5 - 20% và chuyển phần tiền còn lại vào tài
khoản của người lái xe. Tất cả các khâu thực hiện đều không cần đến tiền mặt.
Dựa vào khả năng sẵn có, Uber cũng cung cấp nhiều mức độ dịch vụ khác nhau. Lựa
chọn giá thấp nhất của dịch vụ là UberX, chuyên sử dụng những chiếc xe thương hiệu
Toyota Prius.
Uber Black là dịch vụ khởi đầu của Uber, giá cao hơn với lái xe chuyên nghiệp hơn.
Uber SUV tính phí cao hơn nữa bởi những chiếc xe sử dụng "xịn hơn" và cuối cùng Uber
LUX là lựa chọn cao cấp nhất sử dụng những chiếc xe thương hiệu đẳng cấp gồm Porche
Panameras và BMW.
Ở mỗi quốc gia khác nhau, Uber còn cung cấp rất nhiều những dịch vụ khác nhau nhằm
đánh đến được nhiều đối tượng.

3. Lái xe của Uber là ai?
Uber yêu cầu các lái xe của họ phải vượt qua bài kiểm tra của DMV (Cơ quan quản lý các
phương tiện cơ giới) và kiểm tra hồ sơ lý lịch. Họ cũng phải có xe riêng đã được bảo
hiểm. Bởi những yêu cầu tối thiểu này, Uber thu hút được rất nhiều người và với hình

thức làm việc khác nhau. Có người coi đây như một công việc bán thời gian, nhưng cũng
có người xem như công việc chính của mình.
Hiện Uber đã có mặt tại rất nhiều nơi trên thế giới. Nó được sử dụng như một loại xe
taxi (phụ thuộc vào quy định của địa phương).

4. Uber kiếm tiền như thế nào?
Doanh thu của Uber đến từ hoa hồng thông qua việc kết nối chủ ôtô với người cần di
chuyển. Cụ thể, người cần di chuyển chỉ cần dùng ứng dụng Uber để đăng ký hành trình.
Hệ thống của Uber sẽ tự động kết nối với một chủ xe. Không chỉ thông báo trước chi phí
4


của chuyến đi, Uber còn tăng độ an toàn cho hành khách bằng cách cung cấp những
thông tin cơ bản về chiếc xe sắp đến đón.
Đối với chủ xe, Uber cho phép họ tăng thu nhập thông qua việc chở thêm khách mà
không phải gò bó thời gian làm việc như tài xế taxi. Không chỉ vậy, tỉ lệ ăn chia trên
doanh thu giữa Uber và chủ xe cũng hấp dẫn hơn so với taxi vì hãng này không phải đầu
tư xe hay hệ thống tổng đài điều phối. Mô hình doanh thu chung của Uber trên thế giới
là chủ xe hưởng 80%, công ty lấy 20% trên cước phí của mỗi chuyến.

5. Uber có ảnh hưởng như thế nào đến taxi truyền thống?
Uber từng đối mặt với một số vấn đề pháp lý. Tháng 5/2011, hãng này từng nhận được
thư yêu cầu ngừng hoạt động từ Cơ quan Vận tại thành phố San Francisco vì sử dụng tài
xế taxi không có giấy phép hành nghề và Ủy ban Dịch vụ công cộng California vì sử dụng
xe limousine chưa được cấp phép. Đến ngày 11/6, hàng nghìn tài xế taxi tại châu Âu biểu
tình phản đối Uber và đe dọa làm loạn giao thông nếu chính quyền nước họ không cấm
Uber. Ngoài Uber, cũng có vài ứng dụng taxi trên điện thoại thông minh vấp phải phản
đối từ các tài xế taxi truyền thống ở châu Âu.
Các tài xế của hãng taxi nổi tiếng của London cũng như các hãng taxi truyền thống ở thủ
đô Roma (Italy), Paris (Pháp), Berlin (Đức) và thành phố Milan (Italy) đồng loạt phản đối

việc Uber đào tạo tài xế "ồ ạt" và tăng cường cung cấp dịch vụ thuê xe dành cho những
người chưa được cấp bằng lái, do cho rằng điều đó trực tiếp gây ảnh hưởng tới lượng
khách hàng của họ.
Tại Pháp, ước tính có khoảng 10.000 phương tiện đang hoạt động dưới sự điều hành của
các hãng taxi "phi truyền thống". Tài xế của những chiếc xe này chỉ được phép đón
những khách hàng đã ưu tiên đặt chỗ trước mà không được bắt khách gọi xe dọc
đường.
Điều đáng chú ý hơn cả, những tài xế này không phải mất tới 240.000 euro để có được
bằng lái theo như yêu cầu của chủ những hãng taxi truyền thống.
Sự bất bình của các tài xế taxi đã được bày tỏ thông qua một loạt cuộc bãi công từng gây
ách tắc tại các tuyến đường chính trên khắp nước Pháp. Tình hình giao thông của nước
này có thể sẽ tiếp tục bị "bóp nghẹt" khi cuộc biểu tình ngày 11/6 của các tài xế taxi diễn
ra đồng thời với một cuộc đình công riêng rẽ của các nhân viên ngành đường sắt Pháp.
Nghiệp đoàn taxi tại Pháp thông báo các tài xế tham gia biểu tình tập hợp trước hai sân
bay chính của Paris là Charles de Gaules và Orly, và sẽ tiến dần vào trung tâm thủ đô.

5


Các cuộc bãi công tương tự trong suốt cả ngày cũng có khả năng xảy ra tại Milan, Berlin
và Hamburg (Đức). Tuy nhiên, tại thủ đô Roma của Italy, các tài xế taxi dự định sẽ tiến
hành biện pháp phản đối trái ngược với các đồng nghiệp tại Pháp, bằng cách chỉ thu của
khách 10 euro một lần đi taxi nhằm phá giá so với các đối thủ cạnh tranh.
Trong khi đó, phản ứng trước hành động của các tài xế taxi, hãng Uber cho biết họ sẽ
giảm giá 50% cho các dịch vụ tại Paris.

6. Lợi ích của Uber mang lại cho khách hàng
Uber cho khách hàng lựa chọn giữa taxi truyền thống và các phương tiện vận chuyện
khác, cung cấp cho tài xế với công việc linh động và không phụ thuộc. Người dùng có thể
theo dõi được chiếc xe đón họ và cho họ biết khi nào xe đến. Biên lai sẽ tự động được

gửi qua email.
Uber góp phần hạn chế nạn kẹt xe, bởi vì Uber không chấp nhận xe của mình có thể
được bắt trên đường, họ đang giảm thiểu việc những chiếc xe taxi truyền thông chạy
xung quanh thành phố hay những người đang loay hoay tìm chỗ đỗ xe. Điều này giả định
sẽ không còn tắc nghẻn giao thông từ người không sử dụng phương tiên lẫn đi bộ. Một
nghiên cứu chỉ ra rằng sự có mặt của Uber trong thành phố giảm thiểu tỉ lệ tham gia giao
thông khi sử dụng chất kích thích.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Judd Cramer và Alan B. Krueger cho rằng một
chuyến đi Uber hiệu quả hơn taxi truyền thống. Hành khác trên xe được chia sẽ nhiều
hơn cả kề thời gian lẫn quãng đường đi được. Nguyên nhân là vì:

II.

-

Công nghệ của uber kết nối hành khách và tài xế hiệu quả

-

Quy mô rộng lớn của Uber

-

Quy định của taxi truyền thồng còn bất cập

-

Mô hình lao động tối ưu của Uber

Thực trạng


Là một dịch vụ có hình thức hoạt động mới mẻ, Uber đang nhận được những phản ứng
trái chiều từ phía cộng đồng. Nhiều người cho rằng Uber là một tiến bộ vượt bậc của
công nghệ, cung cấp dịch vụ tốt, tiện lợi và giá còn rẻ hơn taxi thông thường. Ở mặt
6


ngược lại, không ít người phản đối và nhận định mô hình của Uber là vi phạm pháp luật,
thiếu an toàn.

1. Vấn đề bảo mật của khách hàng
Uber hoạt động dựa trên nguyên tắc “mạng lưới” chứ không phải là một công ty cung
cấp dịch vụ taxi truyền thống. Uber không hề sở hữu bất kỳ chiếc xe chạy taxi dịch vụ
nào, cũng không có nhân viên lái taxi cơ hữu, không phải trả lương tài xế v.v… Uber
không cung cấp dịch vụ vận tải mà cung cấp nền tảng (platform) cho khách hàng. Để dễ
hình dung, các bạn có thể coi Uber giống với ivivu, agoda trong lĩnh vực khách sạn,
Foody trong lĩnh vực đồ ăn. Uber chỉ kết nối giữa cung và cầu.
Hình thức này mang đến rất nhiều lợi ích, nó tối ưu hóa thị trường, giảm thiểu các
nguồn lực dư thừa và giảm chi phí thông tin trong vấn đề giao dịch trao đổi các nguồn
lực trong xã hội. Tuy nhiên, các bạn có thể thấy rõ Uber chỉ đóng vai trò kết nối, không
đóng vai trò thẩm định và đánh giá vì vậy không có gì đảm bảo rằng sự kết nối của bạn
với một cá nhân khác là an toàn và hợp lý. Trên thực tế, Trung tâm nghiên cứu về An
toàn thông tin điện tử EPIC cho biết chính sách hiện tại của Uber có rất nhiều điểm bất
hợp lý, ví dụ như một khi khách hàng đã đồng ý sử dụng dịch vụ và chấp nhận cho Uber
quyền truy cập một số thông tin cá nhân bao gồm số điện thoại, tên tuổi cá nhân và
quan trọng hơn là cả danh bạ điện thoại. Uber không phải là công ty taxi có trách nhiệm
đưa đón khách hàng, cần phải hiểu rằng nhiệm vụ của Uber là sắp xếp để khách hàng
và tài xế gặp nhau một cách đơn giản và nhanh chóng nhất có thể. Mặc dù bản thân
Uber cũng có nỗ lực cải thiện việc này bằng cách xây dựng hệ thống đánh giá cá nhân
dựa trên thang điểm 5. Khi kết thúc quá trình cung cấp dịch vụ, người sử dụng dụng dịch

vụ có thể feedback về trải nghiệm sử dụng dịch vụ của mình và đánh giá xếp hạng cho tài
xế cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, hệ thống này mang tính chất chủ quan và rất tương đối,
không thể coi nó là một sự chứng nhận về mức độ an toàn của dịch vụ taxi Uber. Khi bạn
sử dụng dịch vụ, bạn chỉ có số điện thoại và tên tài xế và biển số xe. Ngoài những thông
tin đó ra không gì có thể đảm bảo về độ an toàn và riêng tư cho bạn. Thêm vào đó, đa số
những tài xế Uber chỉ xem đây như một công việc phụ kiếm thêm thu nhập, họ không có
quá nhiều ràng buộc về mặt hợp đồng hay tính chuyên nghiệp nên nếu có xảy ra sự cố,
cùng lắm là họ mất đi một nguồn thu, còn bạn, có thể bạn sẽ mất nhiều hơn là thế.
Mới đây, chẳng ở đâu xa, ngay tại Hà Nội, chỉ vì bức xúc với khách hàng chấm 1 sao mà
một tài xế Uber đã đưa số điện thoại của cô gái này lên trang web khiêu dâm. Mặc dù
ngay sau vụ việc, Uber đã chấm dứt hoạt động của tài xế Uber nói trên nhưng điều đó
không có nhiều ý nghĩa. Khả năng cao nạn nhân đã buộc phải đổi số điện thoại để tránh
những cú điện thoại quấy rối. Hoặc xa hơn là ở Ấn Độ, một hành khách nữ thậm chí đã

7


bị xâm hại tình dục khi sử dụng dịch vụ taxi Uber. Những rủi ro này dấy lên rất nhiều mối
lo ngại cho sự an toàn cũng như riêng tư của khách hàng.

2. Vấn đề pháp lý của Uber
Rủi ro về vấn đề an toàn và bảo mật cho khách hàng là một vấn đề đáng lưu tâm, nhưng
ngoài ra còn một vấn đề còn nóng hơn đã làm tốn không biết bao nhiêu giấy mực của
giới truyền thông đó chính là vấn đề pháp lý và kê khai thuế của Uber. Uber là một trong
những công ty bị kiện tụng nhiều nhất trên thế giới và được những chuyên gia công
nghệ đánh giá là một trong những công ty có nhiều vấn đề nhất về đạo đức kinh doanh
của Thung Lũng Silicon.
Ngay từ khâu ký kết hợp đồng và thực tế thực hiện của Uber đã có thể thấy rằng đơn vị
này hoạt động thiếu rõ ràng, nửa nọ nửa kia, khó xác định ngành nghề để tính thuế của
doanh nghiệp này. Sự thiếu rõ ràng cũng đến từ chính hình thức hoạt động của Uber

mới mẻ của Uber.
Cụ thể, nếu theo như văn bản hướng dẫn, Tổng cục Thuế xác định ngành nghề kinh
doanh của Uber là sử dụng giải pháp công nghệ để kết nối vận tải. Tức là Uber chỉ đứng
ở vai trò kết nối, cung cấp công nghệ còn tài xế sử dụng xe của mình để kinh doanh, chứ
Uber không phải là đơn vị vận tải.
Vấn đề ở đây là khi Uber ký hợp đồng cung cấp công nghệ, thay vì nhận được 20% tiền
do đối tác Việt Nam chia lại thì Uber nhận luôn 100% tiền cước (do khách hàng quẹt thẻ
khi thanh toán) rồi sau đó theo định kỳ họ mới chuyển trả cho đối tác ở Việt Nam 80%
kia.
Mà theo quy định của luật hiện hành, bên nào nhận tiền và chi trả thu nhập, bên đó có
trách nhiệm phải kê khai khấu trừ thuế và nộp lại cho cơ quan thuế. Như vậy rõ ràng
trách nhiệm kê khai nộp thuế phải thuộc về Uber chứ không thể giao cho các tài xế. Tuy
nhiên trên thực tế thì các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ vận tải là đối tác của Uber
có trách nhiệm khấu trừ và nộp thay thuế TNDN và thuế GTGT cho nhà thầu Uber theo tỉ
lệ thỏa thuận chia sẻ doanh thu với nhà thầu. Mà đa số tài xế này đều là tài xế chạy xe
cá nhân, không biển hiệu taxi, không thể nhận diện được vì vậy việc thu thuế đối với
những cá nhân này là bất khả thi.

Chính việc ký kết hợp đồng và thực tế thực hiện của Uber thiếu rõ ràng, nửa nọ nửa kia
nên dẫn đến việc khó xác định mức thuế cần áp với doanh nghiệp này. Bởi nếu xác định
Uber chỉ hoạt động cung cấp giải pháp công nghệ, thì doanh nghiệp này chỉ phải kê khai
nộp thuế trên 20% doanh thu. Còn nếu là đơn vị vận tải, thì Uber sẽ phải đóng đủ 100%
8


thuế, gồm thuế thu nhập doanh nghiệp (2% doanh thu tính thuế thu nhập doanh
nghiệp) và thuế giá trị gia tăng (3% trên doanh thu tính thuế giá trị gia tăng).

Chúng ta cần phải làm rõ đối tượng chịu thuế ở đây là ai. Vì Uber Vietnam chỉ là công ty
con thuộc toàn quyền sở hữu của công ty mẹ là Uber B.V ở Hà Lan và trên thực thế khi

thu cước phí thì 100% cước phí cũng được chuyển vể Uber B.V nên Uber B.V phải là
pháp nhân đứng ra chịu thuế. Mọi giao dịch của khách hàng và tương tác của đối tác
doanh nghiệp vận tải Việt Nam thông qua Uber đều do công ty mẹ Uber B.V. quản lý.
Uber Việt Nam không tham gia vào hoạt động kinh doanh này. Riêng Uber VN có kê
khai thuế thu nhập doanh nghiệp về phần chi phí quản lý và marketing mà bên Uber Hà
Lan chi trả cho công việc quản lý khách hàng, giao dịch, giải đáp thắc mắc của các khách
hàng của Uber tại Việt Nam.

9


Có thể dễ dàng nhận biết điều này khi sử dụng app Uber trên smartphone. App Uber
được phát triển và dưới quyền sở hữu của Uber Technologies, Inc. Một công ty có trụ sở
tại Mỹ cũng nằm trong hệ thống giống như Uber B.V ở Hà Lan và công ty này không hề
đăng ký kinh doanh hoạt động hay có bất cứ chi nhánh nào ở Việt Nam nên hiển nhiên
chẳng phải chịu một khoản thuế nào cả. Tất cả hoạt động trao đổi giao dịch giữa người
sử dụng Uber ở Việt Nam và các lái xe Uber đều được thực hiện qua Internet. Đó là giao
dịch điện tử, thanh toán quốc tế về thương mại bằng thẻ nên việc kiểm soát rất khó đối
với cơ quan quản lý, ngay cả phía ngân hàng.

Vậy có thể nói vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách ép buộc Uber B.V phải chịu
thuế tại Việt Nam? Tuy nhiên không đơn giản vậy, mọi việc chưa dừng lại ở đây. Uber
B.V. là giao dịch qua biên giới theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Uber B.V.
cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin là phần mềm Uber. Uber B.V. không có ôtô, không
có tài xế, cung cấp qua doanh nghiệp vận tải. Vậy nên, Uber B.V được phép hoạt động
mà không cần đăng ký kinh doanh tại Việt Nam. Trong WTO cũng có điều luật quy định
về việc không đánh thuế 2 lần, tức Uber B.V có thể lựa chọn nộp thuế chỉ ở Hà Lan chứ
không cần phải nộp thuế ở Việt Nam
Có thể nói Uber khá khôn khéo để lách thuế một cách có vẻ rất hợp lý. Tuy nhiên đã là
một doanh nghiệp, hưởng lợi từ Việt Nam thì phải đóng thuế, bất kể đó là doanh nghiệp

trong nước hay nước ngoài. Với đặc thù về lĩnh vực hoạt động, khá khó khăn để đánh
thuế Uber nhưng theo lẽ thường tình thì việc Uber bắt buộc phải đóng thuế khi họ tiếp
10


cận đến thị trường Việt Nam, kiếm lợi nhuận trên thị trường Việt Nam. Nếu Uber cứ
khăng khăng không thưc hiện đăng ký kinh doanh và kê khai thuế hợp lý thì chính phủ
Việt Nam có thể dùng những chế tại rất mạnh như việt cưỡng chế chặn sóng không cho
người dùng truy cập app Uber tại Việt Nam. Uber không thể nào lách thuế mãi như hiện
nay được.
Ngoài vấn 2 vấn đề lớn kể trên ra còn rất nhiều vấn đề khác như vấn đề về bảo hiểm.
Các chủ xe tư nhân, không kinh doanh vận tải, không mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự
cho hành khách khi không may xảy ra tai nạn cả lái xe và hành khách đều thiệt mạng thì
trách nhiệm thuộc về Uber hay xã hội phải lo? Hay vĩ mô hơn, vấn đề về lợi ích quốc gia:
Uber hoạt động tại Việt nam không làm tăng giá trị gia tăng, mỗi ngày 20% doanh thu
của taxi chạy ra khỏi biên giới, tức là làm cho đất nước chúng ta nghèo đi?

III. Giải pháp
1. Đầu tiên là vấn đề về an toàn và bảo mật thông tin khách hàng
Các nhà phát triển, lập trình viên đã đưa ra 2 giải pháp khả dĩ cho vấn đề lộ số điện
thoại:
- Uber có thể đổi sang dịch vụ gọi số trung gian. Về mặt cơ chế, khi khách hàng gọi điện
cho Uber hoặc tài xế Uber liên lạc với khách hàng thông qua ứng dụng, cả 2 sẽ được
chuyển đến một đầu số trung gian do Uber nắm giữ. Số điện thoại lưu trong
smartphone sẽ là số của đầu trung gian này, do đó sẽ không có chuyện lộ thông tin
khách hàng hay của tài xế nữa.
- Uber chuyển thành một dịch vụ OTT – Over the Top Content, tức khách hàng thay vì
gọi điện trực tiếp cho tài xế thì có thể sử dụng Uber như một dịch vụ gọi điện thoại để
liên kết với Uber. Giống như Skype, Zalo hay Viber, việc kết nối thông qua nền tảng dịch
vụ này sẽ loại bỏ những yếu tố thông tin cá nhân và tăng cường bảo mật cho khách

hàng. Tuy nhiên cách làm này có thể sẽ buộc Uber phải đầu tư mạnh mẽ hơn và tại sao
họ phải chịu bỏ tiền ra làm như thế trong khi bây giờ họ đang phát triển với một tốc độ
khủng khiếp như vậy?
Về hệ thống tín nhiệm và đánh giá cá nhân sẵn có của Uber, cần có một sự cải thiện về
mặt thông tin sao cho hê thống này có thể cung cấp nhiều thông tin hơn về một tài xế một profile hoàn chỉnh về thông tin cá nhân cũng như lịch sử hoạt động của tài xế này
người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận biết hơn. Bộ phận quản lý nguồn cung tài xế của
Uber cũng phải làm việc có trách nhiệm hơn trong việc tìm kiếm, lựa chọn và quản lý các

11


tài xế của mình. Tất nhiên, những cách thức này cũng đòi hỏi sự thay đổi từ nội tại Uber,
và họ chỉ thay đổi khi tình hình kinh doanh của họ bị ảnh hưởng mà thôi.
Hơn ai hết, chính chúng ta, khách hàng của Uber phải ý thức được rằng mình đang bị
xâm hại quyền riêng tư nghiêm trọng để đòi hỏi công ty này phải thay đổi ngay bây giờ.
Tiếc thay đa số người dùng chỉ quan tâm tới vấn đề bảo mật và an toàn riêng tư khi đã
bị xâm hại thực sự, tức là mất bò mới lo làm chuồng. Giống như vụ khách hàng
Vietcombank mất 500 triệu ở thời gian gần đây, chỉ sau khi báo chí rầm rộ đưa tin thì
mọi người mới bắt đầu bỏ thời gian tìm hiểu xác thực OTP là gì và cách thức xác nhận
giao dịch ngân hàng hoạt động như thế nào còn trước đây mấy ai quan tâm đến nó là gì.
Về phía nhà nước và những nhà hành pháp, khi xây dựng luật cần quy định nghĩa vụ các
tài xế Uber phải có bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Trên thực tế, khi mua xe, nghĩa vụ các
chủ xe đều đã phải mua bảo hiểm này rồi. Có thể cân nhắc một loại bảo hiểm với mức
cao hơn các loại bảo hiểm thuần túy dành cho xe bình thường. Đồng thời, tài xế Uber
phải luôn để chứng nhận bảo hiểm này ở vị trí trên xe mà khách hàng dễ dàng nhìn thấy.
Đó cũng là tiêu chí đánh giá tài xế. Nếu tài xế vi phạm nghĩa vụ này, Uber có nghĩa vụ
phải yêu cầu tài xế này chấm dứt tư cách tài xế Uber. Vấn đề này đòi hỏi nhiều nỗ lực
hơn nữa trong sự quản lý vì rất khó để xác định ai là tài xế đang chạy Uber nếu không có
được sự hỗ trợ từ chính công ty Uber.


2. Về vấn đề thuế và pháp nhân của Uber tại Việt Nam
Về các tranh chấp về vấn đề thuế và pháp lý. Có thể nói Uber đã thua kém đối thủ cạnh
tranh là Grab khá xa. Điều này không chỉ gây ra những thiệt hại khá lớn về mặt truyền
thông và việc Grab có được sự chấp thuận của chính phủ cũng giúp Grab hoạt động
thoải mái hơn Uber rất nhiều. Bộ GTVT và Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia đã
chấp thuận cho Grab thí điểm thực hiện đề án ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ
quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng tại Hà Nội, TP HCM, Đà
Nẵng, Khánh Hòa, Quảng Ninh trong vòng 2 năm (2016-2018) theo nội dung đề án đã
được Thủ tướng phê duyệt. Công ty ứng dụng công nghệ, cung cấp giải pháp hỗ trợ vận
tải thông minh, giúp kết nối khách hàng với những đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải hợp
pháp và đang hoạt động trên thị trường. Uber cũng đã nộp một đề án tương tự như vậy
lên bộ Giao thông vận tải tuy nhiên lại bị từ chối. Vậy tại sao ở vấn đề này Grab lại dẫn
trước.
Có 2 lý do:
-

Grab có đăng ký kinh doanh. GrabTaxi là pháp nhân được thành lập tại Việt Nam,
tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật, thực hiện nghĩa vụ thuế đầy đủ.
Uber thì không có những điều kiện này, lý do đã được trình bày ở trên.
12


-

Grab sử dụng xe có biển hiệu, biển số, đã đóng thuế, hoạt động an toàn với cả
người lái, hành khách... và công khai. Còn Uber sử dụng xe nhàn rỗi để tham gia
vận chuyển. Grab có thể được xem là một công ty taxi trong khi đó Uber không
muốn đi theo định hướng này. Để được thông qua, lẽ ra, các xe Uber phải đăng ký
vào một doanh nghiệp vận tải hoạt động đúng luật, có thể kiểm tra bất cứ lúc nào
và dễ dàng quản lý trên hệ thống.


ông Đặng Việt Dũng – Giám đốc Uber Việt Nam cho biết: “Chúng tôi có thể làm đề án
làm giống như Grab nhưng điều này sẽ khiến cho Uber hoạt động hơi giống với hãng
taxi. Trong khi đó, Uber muốn hoạt động đúng bản chất là một công ty công nghệ làm
dịch vụ kết nối vận tải”.
Ông Dũng cũng cho biết thêm, để phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, công ty
này đã quyết định đổi chữ “kết nối vận tải” thành “hỗ trợ vận tải”. Bên cạnh đó, Uber
cũng dự kiến thành lập một công ty mới tại Việt Nam để thực hiện đề án thí điểm.

Vậy Uber thật sự có ý định muốn thành lập pháp nhân tại Việt Nam. Khi điều này trở
thành hiện thực, việc đánh thuế lên doanh nghiệp này cũng trở nên dễ dàng hơn.

Bản chất của việc đánh thuế thu nhập doanh nghiệp là phải xác định được doanh thu và
lợi nhuận của hãng. Để đáp ứng yêu cầu thu thuế, cần lưu ý hai khía cạnh sau:
-

-

Một là: Uber phải mở một tài khoản tại ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Tất cả
các khoản thu, chi, thanh toán của khách hàng Uber đều phải thông qua tài khoản
này
Hai là: Uber phải đặt máy chủ tại Việt Nam. Cần lưu ý sự khác biệt của máy chủ
(server) và các máy catcher. Máy chủ phải được hiểu là bao gồm phần cứng (tức
là bộ máy) và phần mềm điều khiển các hoạt động của ứng dụng. Nếu xét ở khía
cạnh đó, có vẻ như các đại gia công nghệ hầu như chỉ đặt ở Việt Nam máy catcher
(bản chất chỉ là phần cứng, có nhiệm vụ lưu trữ. Cái này không có ý nghĩa về mặt
quản lý vì bất cứ lúc nào cũng đổi được), mà không phải là máy chủ đúng nghĩa.

Khía cạnh thứ 1 là bắt buộc và là giải pháp dễ nhất để tiền hành thu thuế trên hoạt động
của Uber, tuy nhiên khía cạnh thứ 2 thì hơi khó thực hiện hơn.

Các cơ quan quản lý nhà nước cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc đàm phán với Uber để
đi đến một giải pháp cho việc quản lý. Thứ trưởng Bộ GTVT cũng đã làm việc với đại diện
Công ty UBER khu vực Đông Nam Á về vấn đề xây dựng khung pháp lý cho taxi Uber tại
Việt Nam. Tuy nhiên cho đến nay, vẫn chưa có một giải pháp nào hoàn thiện cho vấn đề
nhức nhối của Uber tại VIệt Nam. Có lẽ vẫn còn phải chờ đợi nhiều nỗ lực và quyết tâm
13


hơn nữa từ các cơ quan quản lý nhà nước, công ty Uber và thậm chí cả khách hàng và
những tài xế của Uber trong công cuộc cải cách toàn diện hoạt động kinh doanh mới mẻ
này. Tất cả phải hướng tới giải quyết những vấn đề tồn đọng và cải thiện hệ thống dịch
vụ của Uber hơn nữa để cung cấp một dịch vụ hợp lý và tối ưu cho khách hàng nhưng
đồng thời cũng tuân thủ pháp luật và đem lại những lợi ích nhất định cho nền kinh tế
của Việt Nam.

Nguồn tư liệu tham khảo
-

Cafef.vn
Cafebiz.vn
Uber.com
Collaborativeeconomy.com
Bloomberg.com
Vov.vn
Theguardian.com
Hbr.org

14




×