Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

cac hinh thuc giao ket hop dong dan su

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.27 KB, 2 trang )

I- GIAO KẾT HỢP ĐỒNG DÂN SỰ:

Điều 388. Khái niệm hợp đồng dân sự
Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự.
Điều 389. Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự
Việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
1. Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội;
2. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.
Điều 401. Hình thức hợp đồng dân sự
1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ
thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình
thức nhất định.
2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có
công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định
đó.
Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp
pháp luật có quy định khác.
Người có quyền giao kết hợp đồng dân sự: Người được pháp luật cho phép giao kết
hợp đồng dân sự và được phép tiến hànhnhững hành vi nhất định để thực hiện và bảo
đảm thực hiện quyền đó.
Hành vi mà người có quyền giao kết hợp đồng dân sự thực hiện có thể là việc người đó
trược tiếp giao kết hợp đồng hoặc uỷ quyền cho một người khác tham gia giao kết hợp
đồng nhưng phải theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng.


Theo qui định của bộ luật dân sự thì người có quyền giao kết hợp đồng dân sự một cách
độc lập phải đủ 18 tuổi và phải có năng lực hành vi dân sự của cá nhân ( là người khoẻ
mạnh, bình thường,….)
Hình thức của hợp đồng dân sự:
1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ


thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình
thức nhất định.
2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có
công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định
đó.
Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp
pháp luật có quy định khác.
Điều 402. Nội dung của hợp đồng dân sự
Tuỳ theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thoả thuận về những nội dung sau đây:
1. Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm;
2. Số lượng, chất lượng;
3. Giá, phương thức thanh toán;
4. Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
5. Quyền, nghĩa vụ của các bên;
6. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
7. Phạt vi phạm hợp đồng;
8. Các nội dung khác.
Điều 403. Địa điểm giao kết hợp đồng dân sự
Địa điểm giao kết hợp đồng dân sự do các bên thoả thuận; nếu không có thoả thuận thì
địa điểm giao kết hợp đồng dân sự là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đã
đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng.
Hiệu lực của hợp đồng dân sự
Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.



×