Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 8 Giao kết và thực hiện hợp đồng dân sự pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.91 KB, 4 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 8 Giao kết và thực hiện hợp
đồng dân sự

1. I. Giao kết và thực hiện hợp đồng dân sự
2. 1. Giao kết hợp đồng dân sự
- Giao kết hợp đồng dân sự là việc các bên bày tỏ ý chí với nhau những
nguyên tắc và trình tự nhất định để qua đó xác lập với nhau các quyền và nghĩa vụ
dân sự.
1.1 Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự
- Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
- Các bên tự nguyện và bình đẳng trong giao kết hợp đồng.
+ Tự nguyện: Là sự thống nhất ý chí và bày tỏ ý chí à Như vậy, các hợp đồng
được giao kết do bị lừa dối, đe dọa nhầm lẫn đều là những hợp đồng không đáp
ứng được nguyên tắc tự do khi giao kết hợp đồng và bị coi là vi phạm.
2.1 Trình tự giao kết hợp đồng dân sự
- Đề nghị giao kết hợp đồng là việc một bên biểu lộ ý chí của mình muốn giao kết
hợp đồng với chủ thể nào đó.
- Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng:
+ Quy định tại khoản 1, 2 Đ394 BLDS.
- Chấp nhận đề nghị:
+ Là việc bên được đề nghị nhận lời đề nghị và đồng ý tiến hành việc giao kết hợp
đồng với người đã đề nghị.
1. 2. Thực hiện hợp đồng dân sự
- Là việc các bên tiến hành các hành vi mà mỗi bên tham gia hợp đồng phai
thực hiện nhằm đáp ứng những quyền dân sự tương ứng với bên kia.
- Việc thực hiện hợp đồng dân sự cũng giống như việc thực hiện nghĩa vụ dân
sự nói chung, tức là cũng phải thực hiện đúng địa điểm, thời gian, đối tượng và
phương thức.
1. II. Sửa đổi, chấm dứt hợp đồng
2. 1. Sửa đổi hợp đồng
- Quy định tại Đ423 BLDS.


- Hợp đồng giao kết theo hình thức nào thì sửa đổi cũng theo hình thức đó
hoặc hình thức có giá trị pháp lý cao hơn so với hình thức giao kết hợp đồng.
- Nghĩa vụ đã thực hiện rồi thì không được sửa đổi nhưng có thể bổ sung
nghĩa vụ.
1. 2. Chấm dứt hợp đồng
- Quy định tại Đ424 BLDS.
- Việc chấm dứt hợp đồng có thể xảy ra trong các trường hợp sau:
 Hợp đồng đã được hòan thành.
 Theo thỏa thuận của các bên.
 Hợp đồng sẽ chấm dứt khi cá nhân giao kết hợp đồng chết, cá nhân hoặc
các chủ thể khác chấm dứt mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân
đó thực hiện.
 Hợp đồng chấm dứt khi bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện.
 Do đối tượng của hợp đồng không còn (khi đối tượng là vật đặc định).
 Các trường hợp khác do pháp luật quy định.
1. 3. Đơn phương chấm dứt hợp đồng
- Quy định tại Đ 426 BLDS.
1. 4. Hủy bỏ hợp đồng dân sự
- Quy định tại Đ425 BLDS.
Căn cứ Đơn phương chấm dứt hợp đồng Hủy bỏ hợp đồng dân sự
Thời điểm chấm dứt
hiệu lực
Là thời điểm bên kia nhận được
thông báo từ bên đơn phương
chấm dứt hợp đồng
Hợp đồng không có hiệu lực kể từ
thời điểm giao kết.
Hậu quả pháp lý Các bên không tiếp tục thực hiện
các nghĩa vụ hợp đồng.
Bên đã thực hiện có quyền yêu c

ầu
bên kia thanh toán
Các bên hoàn trả cho nhau những
gì đã nhận.
Nếu không hoàn trả bằng vật thì
phải hoàn trả lại bằng tiền.
Trường hợp áp dụng

Thông thường áp dụng trong
trường hợp đối tượng thực hiện
được kéo dài trong một thời gian
dài.
Thông thường áp dụng với đối
tượng thực hiện tại một thời điểm.


×