Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

BTHK đt Phân tích nội dung của các biện pháp bảo đảm đầu tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.63 KB, 7 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế, thị trường mở cửa ở Việt Nam hiện nay sẽ thu
hút và giúp cho các hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước trở
nên dễ dàng, an toàn và thuận lợi hơn. Và một trong số các biện pháp nhằm tạo
được sự thu hút các nhà đầu tư đó chính là các biện pháp bảo đảm hoạt động đầu tư.
Xuất phát từ ý nghĩa về tầm quan trọng của các biện pháp đảm bảo đầu tư mà các
biện pháp này có sức ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động đầu tư của nước ta
nên em xin lựa chọn đề tài số 08 : “Phân tích nội dung của các biện pháp bảo đảm
đầu tư và cho biết ý kiến của mình về sự ảnh hưởng của các biện pháp bảo đảm
đầu tư này đối với hiệu quả đầu tư.”
NỘI DUNG

I.

Khái niệm và các biện pháp bảo đảm đầu tư

1. Khái niệm biện pháp bảo đảm đầu tư
Luật Đầu tư năm 2014 không đưa ra định nghĩa về biện pháp bảo đảm đầu tư.
Dưới góc độ khoa học pháp lý thì các biện pháp bảo đảm đầu tư được hiểu là những
biện pháp mà pháp luật quy định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các
1


nhà đầu tư trong quá trình thực hiện các hoạt động đầu tư với mục đích kinh doanh.
Nói cách khác, các biện pháp bảo đảm đầu tư chính là những cam kết của Nhà nước
với các nhà đầu tư về trách nhiệm của Nhà nước đối với việc tiếp nhận đầu tư trước
một số quyền lợi cụ thể, chính đáng của nhà đầu tư.
2. Các biện pháp bảo đảm đầu tư
Biện pháp bảo đảm đầu tư được pháp luật hiện hành quy định tại các Điều từ


Điều 9 đến 14, Luật Đầu tư 2014, lần lượt tương ứng với 6 biện pháp sau đây: Bảo
đảm quyền sở hữu tài sản; Bảo đảm hoạt động kinh doanh; Bảo đảm chuyển tài sản
của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài; Bảo lãnh của Chính Phủ đối với một số
dự án quan trọng; Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật
và giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh.

II. Nội dung của các biện pháp bảo đảm đầu tư.
1. Biện pháp “Bảo đảm quyền sở hữu tài sản”.
Nội dung của biện pháp này quy định tại Điều 9, Luật Đầu tư 2014. Đây chính
là sự cụ thể hóa Điều 32 Hiến pháp năm 2013, theo đó Nhà nước không được sự
dùng quyền năng cưỡng chế đặc biệt của mình để xâm phạm tới tài sản hợp pháp
của nhà đầu tư. Quyền sở hữu tài sản của nhà đầu tư được bảo hộ.
Với việc pháp luật Việt Nam quy định như vậy đã thể hiện được vai trò
quản lý của nhà nước đối với hoạt động đầu tư; tạo lập được lòng tin của chủ đầu tư
đối với nhà nước, qua đó thúc đẩy thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước; bảo
đảm quyền và lợi ích chính đáng của nhà đầu tư tại Việt Nam.
2. Biện pháp “Bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh”.

2


Nội dung biện pháp này được quy định tại Điều 10, Luật Đầu tư 2014. Theo đó,
nhà nước không bắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện những yêu cầu sau đây:
“- Ưu tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước hoặc phải mua, sử dụng
hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ trong nước;
- Xuất khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ đạt một tỷ lệ nhất định; hạn chế số lượng, giá
trị, loại hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu hoặc sản xuất, cung ứng trong nước;
.........”
Các quy định này đều được Nhà nước Việt Nam quy định chung cho cả nhà
đầu tư trong và ngoài nước mà không hề có bất kỳ một chính sách phân biệt đối xử

giữa nào. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc bảo đảm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ
đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội,
Thủ tướng Chính phủ và những dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng
khác. Quy định này phản ánh đúng mục đích của Chính phủ Việt Nam vơi mong
muốn thu hút đầu tư nhằm định hướng phát triển kinh tế - xã hội và tăng khả năng
cân đối ngoại tệ trong từng thời kỳ.
3. Biện pháp “Bảo đảm chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước
ngoài” .
Nội dung pháp lý được quy định tại Điều 11, Luật đầu tư 2014 và một số Điều
Ước Quốc tế khác liên quan. Với mục đích của Nhà nước muốn tạo một thị trường
bình ổn, đủ sức thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Do vậy, ngoài việc bảo
hộ quyền sở hữu tài sản của nhà đầu tư nước ngoài thì còn cam kết cho họ được
chuyển tài sản hợp pháp của mình ra khỏi Việt Nam, như:Vốn đầu tư, các khoản
thanh lý đầu tư; Thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh;Tiền và tài sản khác
thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư
3


4. Biện pháp “Bảo lãnh của Chính phủ đối với một số dự án quan trọng”.
Nội dung biện pháp quy định tại Điều 12, Luật Đầu tư và một số Nghị Định
chính phủ khác có liên quan.
“Thủ tướng Chính phủ quyết định việc bảo lãnh nghĩa vụ thực hiện hợp đồng
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc doanh nghiệp nhà nước tham gia thực
hiện dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội,
Thủ tướng Chính phủ và những dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng
khác. Chính phủ quy định chi tiết nội dung này.”
Đây là một điểm mới của Luật Đầu tư 2014 so với Luật đầu tư 2005, Quy
định này thể hiện được vai trò to lớn của Nhà nước trong việc quản lý và giám sát,
tạo điều kiện và đảm bảo thực hiện đầu tư đối với một số dự án được Chính phủ và
Quốc Hội Việt Nam đồng ý và nghĩa vụ được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước

có thẩm quyền hoặc doanh nghiệp nhà nước.

5. Biện pháp “Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật.
Nội dung pháp lý: Điều 13, Luật Đầu tư 2014 và Điều 3, Nghị định số
118/2015/NĐ–CP. Sự thay đổi của pháp luật tác động lớn tới hoạt động kinh doanh
của các nhà đầu tư, trong nhiều trường hợp làm mất đi sự ổn định, gây khó khăn cho
hoạt động đầu tư kinh doanh. Do vậy, Nhà nước cam kết bảo đảm đầu tư kinh
doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật, cụ thể:
“ Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư cao
hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư đang được hưởng thì nhà đầu tư được hưởng ưu
đãi đầu tư theo quy định của văn bản pháp luật mới cho thời gian hưởng ưu đãi còn
lại của dự án.......”
4


6. Biện pháp “Giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh”.
Nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của các nhà đầu tư một cách tối đa trong
hoạt động đầu tư kinh doanh, pháp luật đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp như sau:
“Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam được
giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Trường hợp không thương lượng, hòa
giải được thì tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định
tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 14 Luật Đầu tư hiện hành.
.....”
Theo đó, cơ chế giải quyết tranh chấp được áp dụng chung cho tất cả các nhà
đầu tư không phân biệt quốc tịch; khi xảy ra tranh chấp liên quan đến đầu tư, các
nhà đầu tư có thể lựa chọn một cách linh hoạt về cả phương thức lẫn cơ quan giải
quyết tranh chấp.

III.


Sự ảnh hưởng của các biện pháp bảo đảm đầu tư với hiệu quả đầu
tư.

Thực hiện hiệu quả các biện pháp đầu tư sẽ góp phần tăng thu hút đầu tư một
cách hiệu quả cả về số lượng và chất lượng. Nhìn nhận các biện pháp bảo đảm đầu
tư trong tương quan so sánh với môi trường đầu tư có thể nhận thấy rằng, hệ thống
các biện pháp bảo đảm đầu tư tốt chính là một trong những yếu tố giúp nhà nước có
môi trường đầu tư tốt được đánh giá thông qua khả năng thu hút vốn đầu tư mạnh
mẽ và ngày càng tăng.
Khi các biện pháp đảm bảo đầu tư được ban hành đã thể hiện thái độ đầy thiện
chí cũng như những nỗ lực của nhà nước trong việc mời gọi các nhà đầu tư đầu tư
vào và tìm kiếm lợi nhuận. Những quy định ưu đãi này sẽ tạo được niềm tin cũng
như cho các nhà đầu tư cảm giác an toàn khi đầu tư vì có nhiều khía cạnh đầu tư sẽ
được“đảm bảo một cách chắc chắn” thông qua các biện pháp bảo đảm đầu tư khiến
5


cho các hoạt động đầu tư càng trở nên thông thoáng và phát triển hơn và như thế
chắc chắn hiệu quả đầu tư sẽ được nâng cao.
Sự thay đổi một cách linh hoạt và đúng đắn của các biện pháp bảo đảm đầu
tư sẽ đồng nghĩa với việc cải tạo môi trường đầu tư một cách tích cực hơn. Điều này
còn cho thấy nỗ lực của Nhà nước Việt Nam trong việc hoàn thiện hệ thống các
biện pháp đảm bảo đâu tư đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc tạo lập niềm tin đối với
môi trường đầu tư ở Việt Nam của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Nhìn chung, các biện pháp bảo đảm đầu tư góp phần tạo môi trường đầu tư
minh bạch an toàn, lành mạnh, ổn định; thu hút vốn đầu tư và cuối cùng đều góp
phần nâng cao hiệu quả đầu tư.
KẾT THÚC
Như vậy, các biện pháp đảm bảo đầu tư có một tầm quan trọng đến hiệu quả của
hoạt động thu hút đầu tư. Vì vậy, Việt Nam cũng như mỗi quốc gia trên thế giới cần

chú trọng đến việc ban hành cũng như hoàn thiện quy định pháp luật về vấn đề này
để hoạt động đầu tư đạt hiệu quả cao nhất.

6


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Trường đại học kinh tế quốc dân, Giáo trình kinh tế đầu tư, Nxb. Thống kê, Hà
Nội, 2004.
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật đầu tư, Nxb. CAND, Hà Nội,
2007.
Luật đầu tư năm 2014.
Nghị định hướng dẫn Luật đầu tư năm 2014.
Phạm Thị Thu Huyền, Quyền bình đẳng của các nhà đầu tư theo Luật đầu tư
(2005), Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2007.
Một số website:
/>sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=1&ved=0ahUKEwiz0_2ZvJTLAhXo
JqYKHRjWCE0QFggdMAA&url=http%3A%2F%2F123doc.org%2Fdocument
%2F274159-phan-tich-noi-dung-cua-cac-bien-phap-bao-dam-dau-tu-va-chobiet-y-kien-cua-minh-ve-su-anh-huong-cua-cac-bien-phap-bao-dam-dau-tu-naydoi-voi-hieuqua-.htm&usg=AFQjCNHDOsjOdbZ5AOl7v81oXy7cZRE24w&sig2=eL9Z8E
Sfz3XjjNndR5rAEA&cad=rja
/> />
7




×