MỤC LỤC
CHỦ ĐỀ VÀ LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG ANH
(Washington Post và New York Times)
1. Dẫn nhập
Phân tích diễn ngôn với tư cách là một bộ phận trong ngôn ngữ học ứng
dụng và nghiên cứu ngôn ngữ đang ngày càng nhận được sự quan tâm của giới
Việt ngữ học. Nằm trong xu hướng chung đó, chúng tôi tập trung nghiên cứu về
diễn ngôn chính luận – một thể loại có tính chính trị - xã hội cao. Và trong
1
chuyên luận này, chúng tôi tập trung đi sâu vào vấn đề chủ đề và biểu hiện của
nội dung diễn ngôn chính luận. Trong phạm vi chuyên luận này, chúng tôi giới
hạn phạm vi tư liệu là một số văn bản chính luận bằng tiếng Anh trên các báo
Washington Post và New York Times.
2. Phạm vi tư liệu khảo sát
Phạm vi tư liệu mà chuyên đề hướng tới khảo sát là những văn bản chính
luận trên hai tờ báo lớn là Washington Post và New York Times, ngoài ra là một
số bài trên một số tờ báo khác. Sở dĩ chuyên luận đặt ra vấn đề phạm vi tư liệu
này là bởi đây là những kênh thông tin bằng báo viết có từ rất lâu đời, rất uy tín.
Tính lịch sử của hai tạp chí này đảm bảo độ tin cậy của tư liệu mà chuyên luận
khảo sát.
The Washington Post hay Bưu báo Washington là nhật báo lớn nhất và
có thể là một trong những tờ báo lâu đời nhất ở Washington, D.C., thủ đô Hoa
Kỳ. Nó nổi tiếng toàn thế giới vào đầu thập niên 1970 về cuộc điều tra vụ
Watergate do hai nhà báo Bob Woodward và Carl Bernstein thực hiện. Vụ này
dẫn đến việc tổng thốngRichard Nixon phải từ chức. Nó được coi là một trong
những nhật báo Mỹ lớn nhất, cùng với The New York Times nổi tiếng về phóng
sự tổng quát và tin tức quốc tế,The Wall Street Journal nổi tiếng về tin tức tài
chính, và Los Angeles Times. Dĩ nhiên, tờ Post nổi bật do các phóng sự về Nhà
Trắng, Quốc hội, và các khía cạnh khác của chính phủ Hoa Kỳ.
Khác với hai tờ báo Times và Journal, The Washington Post nghĩ đến
mình là một tờ báo một miền và hiện không xuất bản một số khắp nước hàng
ngày để phân phối ngoài vùng bờ biển đông. Tuy nhiên, nó gửi qua bưu điện
một "Số Hằng tuần Quốc gia", sưu tập các bài báo trong các số của tuần đó.
Phần nhiều độc giả của số in ở Đặc khu Columbia và các ngoại ô ở Maryland và
miền bắc Virginia.
2
Vào tháng 10 năm 2005, số phát hành trung bình trong ngày thường là
715.181 và tổng số phát hành vào chủ nhật là 983.243, theo Cục Kiểm tra Tạp
chí (Audit Bureau of Circulations), là tờ báo phổ biến thứ năm trong nước tính
theo tổng số phát hành, sau The New York Times, The Los Angeles Times, The
Wall Street Journal, và USA Today. Tuy số phát hành (giống như hầu hết các tờ
báo giấy khác) đang giảm, The Washington Post là một trong những tờ báo có tỷ
lệ thâm nhập thị trường cao nhất trong các nhật báo thành phố.
The New York Times (tên tiếng Việt: Thời báo Niu-Oóc, Thời báo Nữu
Ước hay Nữu Ước Thời báo) là một nhật báo được xuất bản tại Thành phố New
Yorkbởi Arthur O. Sulzberger Jr. và được phân phối ở khắp Hoa Kỳ và nhiều
nơi trên thế giới. Nó trực thuộcCông ty New York Times, công ty đó cũng xuất
bản khoảng 40 tờ báo khác, trong đó có International Herald Tribune và The
Boston Globe. Tờ báo này được tên hiệu "Bà tóc bạc" ("Gray Lady") và thường
được gọi là tờ báo danh giá (newspaper of record) của Hoa Kỳ.
The New York Times, một trong những tờ báo quan trọng nhất trong lịch
sử Hoa Kỳ, được thành lập ngày18 tháng 9 năm 1851 bởi Henry Jarvis
Raymond vàGeorge Jones. Ông Raymond cũng là một trong những giám đốc
thành lập Associated Press năm1856. Adolph Ochs mua báo Times năm 1896,
và dưới chỉ huy của ông, tờ báo này xây phạm vi phát hành quốc tế và được nổi
tiếng trên toàn thế giới. Năm 1897, ông đặt ra khẩu hiệu "All The News That's
Fit To Print" của báo này, nhiều người coi nó là một câu chọc đến những tờ báo
cạnh tranh với nó ở Thành phố New York (hai tờ New York Worldvà New York
Journal American) mà nổi tiếng về mang tính giật gân. Sau khi di chuyển tòa
soạn của tờ báo đến tòa nhà mới trên Đường số 42, khu vực đó được đặt
tên Quảng trường Times năm 1904. Chín năm sau, tờ Times mở cửa một nhà
phụ ở số 229 Đường 43, vị trí hiện nay, về sau họ bán Tòa nhà Times năm 1961.
3
Tờ Times đầu tiên chỉ có mục đích in bản mỗi sáng trừ sáng chủ nhật; tuy
nhiên, trong Nội chiến Hoa Kỳ, tờ Times bắt đầu in ra tờ chủ nhật giống các nhật
báo khác. Nó được traoGiải Pulitzer về những bản tin tức và những bài về Chiến
tranh thế giới thứ nhất và năm1918. Năm 1919, nó gửi tờ báo qua Đại Tây
Dương tới Luân Đôn lần đầu tiên.
Bởi vì tờ báo này được đọc ở nhiều nơi, nó được xuất bản ở những thành
phố Ann
Arbor,
Michigan; Austin,
Massachusetts; Canton,
York; Concord,
Texas; Atlanta,
Ohio;Chicago,
California; Dayton,
Georgia; Billerica,
Illinois; College
Ohio (chỉ
vào
chủ
Point,
New
nhật); Denver,
Colorado; Fort Lauderdale, Florida; Gastonia, Bắc Carolina; Edison, New
Jersey; Lakeland,
Minnesota; Springfield,
Florida; Phoenix,
Virginia;Kent,
Arizona; Minneapolis,
Washington; Torrance,
California;
và Toronto (Canada).
2. Chủ đề của diễn ngôn
2.1. Khái niệm dẫn đề và chủ đề trong diễn ngôn
Mỗi một văn bản chính luận bao giờ cũng gồm nhiều đoạn văn nhỏ và có
một chủ đề nhất định được biểu đạt ở câu đầu đề và ở các câu chủ đề của từng
đoạn. Có nghĩa là mỗi đoạn văn trong bài chính luận đều nhằm làm rõ nghĩa cho
chủ đề chung của toàn bộ bài chính luận. Điều đó có nghĩa giữa câu chủ đề của
đoạn và đầu đề văn bản luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chúng tôi quan
niệm rằng đầu đề văn bản là câu thể hiện nội dung chính của toàn bộ văn bản.
Câu tiêu đề thường có vị trí ở đầu bài chính luận và thường được thể hiện bằng
hình thức nổi bật. Một số tác giả khác gọi tiêu đề là đề dẫn và chúng tôi cũng
thống nhất sử dụng thuật ngữ đề dẫn trong chuyên luận này. Nói một cách khái
quát “dẫn đề là đoạn văn nằm giữa tiêu đề và phần còn lại của văn bản, cung
cấp thông tin chính yếu của văn bản, được trình bày bằng kiểu chữ, cỡ chữ, màu
4
sắc nổi bật nhằm thu hút sự chú ý của người đọc”. Trịnh Sâm, ? , Về một số
mô hình của dẫn đề báo chí tiếng Việt
Có thể thấy rằng hầu hết các câu chủ đề đều có nội dung chính như đã
được nêu tại dẫn đề (headline), tất nhiên các câu chủ đề phát triển cụ thể hơn
nooiju dung đã được nêu như hoàn cảnh, lí do, thời gian sự kiện, ...Mối quan hệ
giữa dẫn đề, chủ đề và sự phát triển của chủ đề thường được thể hiện thông qua
các phép liên kết. Theo Trần Ngọc Thêm (TRần Ngọc Thêm, 1985, Hệ thống
liên kết văn bản tiếng Việt, Hà Nội NXB KHXh, tr 284) thì có hai phương thức
thường được sử dụng phổ biến nhất là phép lặp từ vựng và đôi khi bằng phép
thay thế từ đồng nghĩa và chủ đề được diễn đạt tại đầu đề (đề dẫn), được duy trì
tại câu chủ đề.
Thực sự thì tính liên kết đã tạo nên sự thống nhất trong toàn văn bản
chính luận. Đặc biệt đối với ngôn ngữ Anh, thường trong các bài chính luận trên
hai tạp chí Washington Post và New York Times tính lô gic rất cao. Chúng ta
hãy cùng xét các ví dụ sau:
Ví dụ 1
Dẫn đề (head line): Boeing to Buy MC Donaell Douglas
Câu chủ đề (topic sentence): Boeing, the world's largest commercial
aircraft maker, said Sunday it would buy its long-time rival McDonnell
Douglas for $ 13.3 billion in stock, creating the world's largest intergrate
aerospace company.
(IHT, 16/12/1996)
Trong ví dụ 1, dẫn đề được lặp lại theo phương thức lặp từ vựng ở một
câu chủ đề trong đoạn.
Ví dụ 2:
Dẫn đề (head line): President Nears Majority in the Electoral College
Câu chủ đề: Washington - Predident Bill Clinton was within reach of an
Electoral College Majority and a second term as the 1996 campaign entered
5
the final weekend, but faces a tightening race across the South and mountain
West, according to a 50-state Associated Press survey.
IHT, 2/11/96
Trong ví dụ 2, sự thể hiện của chủ đề trong bài được thể hiện qua phép
thay thế đồng nghĩa ở câu chủ đề với dẫn đề.
Từ những ví dụ trên, chúng ta thấy rằng tuy cùng hướng tới thể hiện nội
dung chính của văn bản diễn ngôn nhưng chức năng của dẫn đề và câu chủ đề
không giống nhau. Dẫn đề thướng hướng tới thông tin chính, cốt yếu nhất trong
văn bản diễn ngôn, còn câu chủ đề hướng tới việc phát triển, mở rộng và làm rõ
nghĩa cho chủ đề chính. Dẫn đề vì cũng còn có chức năng thu hút sự chú ý của
người đọc nên thường được thể hiện bằng hình thức đặc biệt hơn trong bài, cách
thể hiện nội dung chính một cách vừa trọng tâm vừa ngắn gọn tạo hiệu ứng thị
giác và thể hiện thông tin.
2.2. Đề dẫn trong diễn ngôn chính luận tiếng Anh
Trong chuyên luận này, chúng ta tạm thời trừu xuất mối quan hệ cả hình
thức cũng như nội dung giữa dẫn đề với hệ thống tiêu đề và dẫn đề với phần còn
lại của văn bản, có thể tiến hành mô hình hóa chúng dưới những dạng thức khác
nhau. Nếu coi đề dẫn là một cấu trúc nén kín thông tin thì cũng có những cách
cấu trúc nhất định. Dựa vào bộ máy khái niệm báo chí cổ điển, tác giả Trịnh
Sâm TRịnh Sâm, ?, Về một số mô hình của đề dẫn báo chí tiếng Việt đã lược
quy chúng thành mô hình phân bố 5W+H. Trong đó 5W là who, what, when,
why, where tức là ai, cái gì, ở đâu, khi nào, vì sao và H là how có nghĩa như thế
nào. Sau đó tác giả cũng có sự phân chia cụ thể hơn như sau:
(1) Dẫn đề chứa 3 yếu tố
a. WHO và WHAT, HOW
VD1: Morell and Vickers: An open letter to Donald Trump
( />b. WHO và WHAT, WHY
6
VD2: Real-Time Election Day Projections May Upend News Tradition
c. WHO và WHAT, WHEN
VD3: Hillary Clinton’s Doctor Says Pneumonia Led to Abrupt Exit From
9/11 Event
( />d. WHO và WHAT, WHERE
VD4:
Michelle Obama Brings Voters’ Trust to Hillary Clinton’s
Campaign
White House Letter
/>(2) Dẫn đề chứa 4 yếu tố
a. WHO và WHAT, WHERE, WHEN
VD5: Against a Backdrop of War, Ad Portrays Donald Trump as
Reckless
/>b. WHO và WHAT, WHERE, WHY
VD6: In a Shift, U.S. Includes Families in Hostage Rescue Efforts
( />(3) Dẫn đề chứa 5 yếu tố
a. WHO và WHAT, HOW, WHY, WHERE
VD7: Hillary Clinton Has Pneumonia: What That Means
b. WHO và WHAT, HOW, WHY, WHEN
VD8: Hillary Clinton Calls Many Trump Backers ‘Deplorables,’ and
G.O.P. Pounces
/>(4) Dẫn đề chứa 6 yếu tố WHO và WHAT, HOW, WHY, WHEN,
WHERE
7
VD9: Donald Trump Praises Phyllis Schlafly as a Conservative ‘Hero’ at
Her Funeral
/>Như vậy, tác giả Trịnh Sâm thống kê có 9 mô hình.Việc xuất hiện mô
hình nào, tần suất cao hay thấp, lệ thuộc vào nội dung đã được trình bày ở tiêu
đề, phần còn lại, và cả thể loại của văn bản.
Thực tế, dẫn đề hay còn gọi là tiêu đề có vai trò quan trọng nhất trong bài
diễn ngôn chính trị vì nó không những nêu lên nội dung chính yếu mà còn làm
nổi bật hiệu ứng thị giác, kích thích trí tò mò của người đọc. Christianen [dẫn
theo Evans, H. (1972), News Headlines. London: William Heiemann, tr45] gọi
dẫn đề là “ngôn ngữ mạnh mẽ, mang tính đặc ngữ và hội thoại” vì vậy mà dẫn
đề diễn ngôn thường có nhiều biện pháp tu từ như ẩn dụ, chơi chữ hay là sử
dụng các thành ngữ. Sở dĩ như thế là bởi vì dẫn đề thường được viết rất ngắn
gọn và cũng thường là câu khẳng định với dạng ngữ pháp trần thuật, câu đầy đủ
thành phần hay là câu tỉnh lược. Dẫn đề thường có xu hướng miêu tả các sự
kiện, hành động chính hơn là miêu tả về thời gian, địa điểm. Có thể theo dõi sự
khái quát của chúng tôi về các dạng câu dẫn đề trong bảng sau:
Dạng dẫn đề
Danh ngữ
Câu trần thuật
Ví dụ
Compromise in the air
Trump tells Post he is unwilling to say Obama was
born in the U.S.
Câu nghi vấn
- Did baboon help an AID patient?
- ‘When will he stop this ugliness?’: Clinton blasts
Trump’s refusal to say Obama was born in U.S.
Câu mệnh lệnh
Make it federal
Câu cảm thán
Well, that was painful!
Câu với kí tự đặc biệt Trump: Clinton’s bodyguards should ‘disarm
(dấu :, dấu “”, ‘’,…)
immediately’ and ‘see what happens to her’
Câu trích dẫn (trực - Israel says a Hebron deal now depends on Arafat
tiếp hoặc gián tiếp)
- Bernie Sanders: ‘This is not the time for a protest
vote’
8
Về mặt ngữ pháp, theo khảo sát của chúng tôi, đa số các câu đề dẫn đều
được viết ở dạng chủ động, trong một số trường hợp việc sử dụng dạng bị động
thường thể hiện những hàm ý nhất định. Hơn nữa, các động từ trong đề dẫn cũng
thường ở dạng hiện tại đơn giản. Evans (1972) cho rằng việc sử dụng động từ ở
thì hiện tại đơn có khả năng đưa người đọc vào giữa các sự kiện và làm cho
người đọc có cảm giác là sự kiện vừa mới diễn ra. Nếu đã là những sự kiện xảy
ra rồi thì động từ lại được chia ở dạng nguyên thể trong một câu tỉnh lược.
Trong đề dẫn rất nhiều trường hợp ngoài có thêm tiêu đề phụ nhằm làm rõ nét
thêm. Chúng ta hãy cùng theo dõi bảng thống kê sau:
Các dạng
Thì
Hiện tại đơn
Thể
Ví dụ
- A Trump Empire Built on Inside Connections
and $885 Million in Tax Breaks
- Hillary Clinton Struggles to Gain Traction in
Florida, Despite Spending
DT nguyen the
- Mandela abd De Clerk to hold talk
- Many US children to lose disability benefits
Chủ động
- 3 human species may have coexisted
- High count backs poor in parental rights cases
- Cita suspends a cader
- Chun’s death sentence is overturned
- FBI agent is charged with spying for Moscow
- Smoling is directly link to cancer
Trade Monosters Agree on Global High-Tech
pact. At least 25 cuountries to join far-reaching
deal to cut tariffs
Bị động
Đề dẫn có thêm tiêu đề phụ
Như vậy, đối với đề dẫn (tiêu đề) của văn bản chính luận thường có dạng
thức ngắn gọn, có tính khái quát cao và có chức năng tạo sự thu hút đối với
người đọc.
9
2.3. Câu chủ đề trong diễn ngôn chính luận
Câu chủ đề trong diễn ngôn chính luận có vai trò phát triển ý, làm rõ
nghĩa cho chủ đề chính của toàn văn bản được nêu ở đề dẫn. Câu chủ đề là câu
mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và
đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn. Một đoạn văn trong toàn thể bài diễn ngôn
chính luận được tính từ chữ viết hoa ở đầu cho đến dấu chấm xuống dòng. Câu
chủ đề cũng rất đa dạng về mặt ngữ pháp, gồm câu đơn, câu phức, câu ghép, câu
hỗn hợp.
Chúng ta hãy cùng xét các ví dụ sau:
Ví dụ 10:
Clinton: Trump owes Obama an apology over ‘birther’ issue
Democratic presidential nominee Hillary Clinton said Friday that there is
"no erasing" Republican Donald Trump's promotion of the false “birther”
theory that President Obama was not born in the United States, and said Trump
owes Obama an apology.
“We know who Donald is. For five years, he has led the birther movement
to delegitimize our first black president. His campaign was founded on this
outrageous lie," Clinton said. "There is no erasing it in history.”
She spoke shortly before Trump on Friday acknowledged for the first time
that Obama was born in the United States. That ended the businessman's long
history of stoking unfounded doubts about the nation’s first African American
president, a history that made some moderate Republicans and persuadable
voters uncomfortable.
10
Đây là một đoạn trích trong bài phát biểu của bà Hilary Clinton nhân cuộc
đua vào nhà trắng. Chúng ta thấy rằng đề dẫn là Trump owes Obama an
apology over ‘birther’ issue có nghĩa Trump nợ Obama một lời xin lỗi về sự
việc birther và câu chủ đề của đoạn được triển khai rõ hơn, giải thích lí do vì sao
khi Clinton nhấn mạnh President Obama was not born in the United States
(tổng thống Obama không sinh ra tại Mĩ) trong câu chủ đề Democratic
presidential nominee Hillary Clinton said Friday that there is "no erasing"
Republican Donald Trump's promotion of the false “birther” theory that
President Obama was not born in the United States, and said Trump owes
Obama an apology.
Ví dụ 11:
Donald Trump Again Won’t Acknowledge Obama Was Born in U.S.
WASHINGTON — Donald J. Trump has refused again to acknowledge
that President Obama was born in the United States, reviving the so-called
birther issue that the Republican presidential nominee has played down since
announcing his campaign last year. The resurfacing of Mr. Trump’s doubts
about Mr. Obama’s birthplace — in an interview with The Washington Post that
was published on Thursday — comes less than two months before the general
election and as he has been working more aggressively to court minority voters.
Late Thursday, in an effort at damage control, a Trump spokesman issued
a statement saying that “Mr. Trump believes that President Obama was born in
the United States.”z
Câu đề dẫn nêu lên chủ đề chung và đã được nhấn mạnh, giải thích
rõ hơn ở câu chủ đề.
Câu chủ đề thường có vai trò rất quan trọng trong cấu trúc chung của bài
diễn ngôn chính luận. Bush [Bush, C.R. 1965, News writing and reporting
11
public afairs. Philadenphia: Chilton Book Company, tr 46] đã đưa ra ba chức
năng quan trọng của câu chủ đề:
(1) Thông báo nội dung chính hoặc phần cốt lõi của sự kiện, do người viết
quyết định. Nói một cách khác là tùy thuộc vào ý định của người viết mà một
khía cạnh này hay khác của sự kiện được đưa vào phần chính. Đôi khi chức
năng này còn gọi là làm nổi bật.
(2) Đưa người đọc nhập vào tin.
(3) Làm cho người đọc có thể hiểu được sự kiện, thông qua sự việc này sử
dụng từ hay dựng lại sự kiện.
Như vậy là Bush cũng quan tâm đến yếu tố chủ quan của người viết trong
việc câu chủ đề nổi bật vào khía cạnh này hay khía cạnh khác của bài diễn ngôn
chính luận. Tuy nhiên hầu hết các diễn ngôn chính luận đều có câu chủ đề không
chỉ nêu lên được nội dung chính mà còn tóm tắt được sự kiện.
Câu chủ đề cũng đặt ra các yếu tố như 5W+H như đề dẫn ở trên nhưng có
thể thấy rằng đa số các câu chủ đề thường là câu phức, ghép hoặc hỗn hợp để
nêu lên những sự kiện chính xảy ra thường trả lời cho câu hỏi ai/cái gì và làm
gì/xảy ra. Trong câu chủ đề các yếu tố như thời gian, địa điểm không phải là
luôn luôn xuất hiện. Câu chủ đề hướng trọng tâm đến việc trả lời cho hai câu hỏi
ai làm gì/cái gì xảy ra. Trần Ngọc Thêm cho rằng [Trần Ngọc Thêm, 1985, hệ
thống liên kết văn bản tiếng Việt, Hà Nội. NXB KHXH, tr 283] “Chủ đề của
toàn văn bản được phân chia ra các chủ đề con và thể hiện qua phần nêu của các
phát ngôn. Như thế, liên kết chủ đề của văn bản chính là sự tổ chức những phần
nêu của phát ngôn”.
Chúng ta hãy cùng xét các ví dụ sau:
Ví dụ 12: Inaugural Address - John F. Kennedy (Diễn văn nhậm chức John F. Kennedy)
12
Vice President Johnson, Mr. Speaker, Mr. Chief Justice, President
Eisenhower, Vice President Nixon, President Truman, reverend clergy,
fellow citizens:
We observe today not a victory of party, but a celebration of freedom -symbolizing an end, as well as a beginning -- signifying renewal, as well
as change. For I have sworn before you and Almighty God the same
solemn oath our forebears prescribed nearly a century and three-quarters
ago.
Kính thưa Ngài Phó Tổng thống Johnson, Ngài Chủ tịch Hạ nghị viện,
Ngài Chánh án Toà án tối cao, Ngài Tổng thống Eisenhower, Ngài Phó
Tổng thống Nixon, Ngài Tổng thống Truman, các Đức Cha và đồng bào
thân mến:
Ngày hôm nay chúng ta đến đây không phải để mừng chiến thắng của
bất kỳ một đảng phái nào, mà để tôn vinh quyền tự do - - đánh dấu sự kết
thúc một giai đoạn cũ, đồng thời bắt đầu một giai đoạn mới - - báo hiệu
một công cuộc đổi mới và chuyển biến. Tôi đã thề trước quý vị và Thiên
chúa toàn năng lời thề long trọng mà ông cha ta đã từng thề cách đây gần
175 năm.
Câu chủ đề nhấn mạnh We observe today not a victory of party, but a
celebration of freedom và điều đó đã được triển khai trong các đoạn còn lại của
bài diễn văn mà Kenedy đã đọc trong buổi nhậm chức của mình.
Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng phần đề dẫn (tiêu đề) và câu
chủ đề cùng tóm tắt những ý chính trong bài. Đối với thể loại chính luận, tính
logich, tính khái quát lại càng được chú trọng nhiều hơn. Vị trí của câu chủ đề
cũng thường đứng ở đầu, bởi vì tư duy của người phương Tây thường hướng tới
13
vấn đề cốt lõi, họ đi thẳng vào trọng tâm mà không đi vòng vèo. Đây cũng là
một đặc điểm thuộc về văn hóa và thói quen trong giao tiếp. Câu chủ đề cũng
thường là câu phức, nội dung câu chứa các yếu tố như ai/cái gì, làm gì/xảy ra
gì/hoàn cảnh nào,…Vì thế nội dung câu chủ đề thường miêu tả sự kiện chính,
quan điểm chính trong bài chính luận.
3. Liên kết trong diễn ngôn chính luận tiếng Anh
David Nunan đã thống kê các phép liên kết thường được sử dụng trong
diễn ngôn như sau:
Phép liên kết
1. Liên kết quy chiếu
- Hồi chiếu
- Khứ chiếu
- Quy chiếu chỉ ngôi
- Quy chiếu chỉ định
- Quy chiếu so sánh
2. Phép thế và tỉnh lược
a. Phép thế
- Thế danh từ
- Thế động từ
- Thế mệnh đề
b. Phép tỉnh lược
- Tỉnh lược danh từ
- Tỉnh lược động từ
- Tỉnh lược mệnh đề
3. Phép nối
- Nghịch đối
- Bổ sung
- Thời gian
- Nguyên nhân- nhân quả
4. Phép liên kết từ vựng
a. Lặp từ vựng
- Nhắc lại
- Dùng từ đồng nghĩa, gần nghĩa
b. Phối hợp từ vựng
14
Căn cứ vào bảng thống kê này, chúng tôi đi tìm những phép liên kết
thường xuất hiện trong các văn bản diễn ngôn chính luận. Sự khảo sát này nhằm
hướng tới việc tìm sự liên kết về chủ đề của diễn ngôn thường có hình thức sử
dụng như thế nào. Chúng tôi sẽ đưa ra từng ví dụ cụ thể sau đó đi tới sự khái
quát chung.
Thứ nhất là đối với liên kết quy chiếu có các hình thức như liên kết
hồi chiếu, khứ chiếu xuất hiện tương đối phổ biến, chúng ta hãy cùng xét các
ví dụ sau:
Ví dụ 1: Hồi chiếu
MARTIN LUTHER King Jr.(1) preached nonviolence, practiced it and
led a great movement guided by its principles. Yet surely he(1) knew, as
did most of his followers,(2) that what they (2) were doing would lead to
violence.
For many Americans,(3) this marked the first time they(3) had come face
to face, or had allowed themselves to come face to face, with the cruelty
of racial separation and oppression, a century after the official end of
slavery.
Many of the men who fought to preserve the Union(4) — probably most
of them — had little interest in freeing the slaves. Yet as they(4) moved
south, saw the faces and witnessed the conditions under which many
enslaved people lived, they(4) gained a new sympathy and understanding
of how awful it was.
Adm. Samuel F. Du Pont,(5) who acknowledged that he(5) had once been
“a sturdy conservative” on the question of slavery, “was horrified by the
conditions he(5) found on the coastal plantations,” writes Mr. Guelzo.
Having seen the institution of slavery in person, Du Pont(5) wrote to a
friend, “may God forgive me(5) for the words I(5) have uttered in its
defense as intertwined in our Constitution.”
15
The Rev. Martin Luther King Jr.( 6) was seen by some as a radical(6) and
a troublemaker(6). The truth is that he(6) had considerable faith in
America(7). He(6) believed that when people saw the unfairness of the
caste system that had grown up in their country(7) — in a nation
founded on the principles of equality before the law, the opportunity to
advance in life according to one’s merits, the right to choose the people
who govern us — they would understand how truly un-American it was
and it would all come to an end, and much of it has.
Có rất nhiều các đại từ được dùng để tạo nên sự liên kết hồi chiếu như:
MARTIN LUTHER King Jr.(1 he(1)
his followers,(2 they (2)
many Americans,(3) they(3)
Many of the men who fought to preserve the Union(4) they(4) they(4)
Adm. Samuel F. Du Pont,(5) he(5) he(5) , Du Pont(5) me(5) I(5)
The Rev. Martin Luther King Jr.( 6) radical(6) a troublemaker(6). he(6)
America(7). their country(7)
( Washington Post
20/01/2014)
Sự liên kết hồi chiếu này làm sáng tỏ cho chủ đề chung của đoạn là
MARTIN LUTHER King Jr.(1) preached nonviolence, practiced it and led a
great movement guided by its principles. Như vậy, hình thức liên kết có vai trò
rất quan trọng trong việc tạo ra chất keo kết nối và làm nổi rõ ý chính của toàn
đoạn văn.
Ví dụ 2: Khứ chiếu
16
The battle against infectious disease requires organization, resources and
a plan. Wars and conflict push the other way: T hey disrupt basic
services, create inaccessible areas and expose aid workers to danger.
No wonder disease loves a war zone.
( Washington Post
27/01/2014)
This month, India celebrated an important landmark: three years without
a polio case; as recently as 2009 there were 741 confirmed cases there.
( Washington Post
27/01/2014)
Từ ví dụ trên, chúng tôi có thể thấy liên kết hồi chiếu được thể hiện cụ thể
như sau:
- The other way: T hey disrupt basic services, create inaccessible
areas and expose aid workers to danger
- An important landmark: three years without a polio case;
Hiệu quả của phương thức liên kết này là làm diễn ngôn trở nên mạch lạc
hơn. Nếu muốn biết “the other way” và “an important landmark” là gì thì người
đọc phải tìm hiểu phần phần tiếp theo của câu.
Thứ hai là liên kết quy chiếu chỉ ngôi, quy chiếu chỉ định và quy
chiếu so sánh, hình thức liên kết này vừa tạo sự chặt chẽ trong diễn ngôn
vừa rất hiệu quả trong việc thể hiện chủ để của văn bản.
Ví dụ 3: Quy chiếu chỉ ngôi
MARTIN LUTHER King Jr.(1) preached nonviolence, practiced it and
led a great movement guided by its principles. Yet surely he(1) knew, as
17
did most of his followers,(2) that what they (2) were doing would lead to
violence.
For many Americans,(3) this marked the first time they(3) had come face
to face…….
( Washington Post
20/1/2014)
Hãy cùng nhìn lại một đoạn trích của ví dụ 1, trong đó dễ dàng nhận thấy
quy chiếu chỉ ngôi thể hiện là:
MARTIN LUTHER King Jr.(1) he(1) ở đây, he để trỏ đến MARTIN
LUTHER King Jr
many Americans (3) they(3), ở đây they để trỏ đến many Americans
Ví dụ 4: Quy chiếu chỉ định
Yet out of that violence came new understanding of a sort: People who
had been all but invisible to much of the United States came to be seen
through the newspapers and television as individual human beings :
women and children being firehosed; war veterans returning home to be
subjected to all the humiliations and restrictions of the time (or to be
murdered, like Medgar Evers); polite young men trying to get a sandwich
at a lunch counter; a dignified woman who refused to give up her seat on
a bus; the children killed by a bomb in a Birmingham church. For many
Americans, this marked the first time they had come face to face, or had
allowed themselves to come face to face, with the cruelty of racial
separation and oppression, a century after the official end of slavery.
( Washington Post
20/1/2014)
Trong ví dụ này, chỉ một từ this mà chỉ định, thay thế cho một đoạn văn
là Yet out of that violence came new understanding of a sort: People who had
been all but invisible to much of the United States came to be seen through the
newspapers and television as individual human beings : women and children
being firehosed; war veterans returning home to be subjected to all the
humiliations and restrictions of the time (or to be murdered, like Medgar Evers);
18
polite young men trying to get a sandwich at a lunch counter; a dignified woman
who refused to give up her seat on a bus; the children killed by a bomb in a
Birmingham church
Ví dụ 5 Quy chiếu so sánh
…….seeking the right to vote or go to a better school(1), could lead to the
worst sorts(2) of violence — a bitter truth that followed King to the day of
his death.
….they gained a new (3)sympathy and understanding of how awful it was
( Washington Post
20/1/2014)
Tính so sánh được thể hiện trong hình thức biến hình từ của ngôn ngữ
anh, cụ thể trong ví dụ này là: better school(1), worst sorts(2), new (3)sympathy
and understanding.
Thứ ba là phép thế và tỉnh lược, phép thế này gồm có thế danh từ, thế
động từ, thế mệnh đề. Nhìn chung phép thế thường làm cho diễn ngôn trở
nên trong sáng, dễ hiểu hơn.
Ví dụ 6: Thế danh từ
WHEN FRANCE dispatched troops to the West African nation of Mali a
year ago, senior officials said they anticipated an operation of a few
weeks — a temporary diversion from a policy of disengaging from
“francafrique,”…..
It has made considerable progress in Mali, which now has a
democratically elected president and an army-in-training, but it is only
beginning in the Central African Republic, where a new president took
overThursday.
(New York Times 25/01/2014)
19
Phép thế senior officials – they khiến cho diễn ngôn rõ nghĩa hơ, câu
văn vì thế cũng trong sáng hơn.
Ví dụ 7: Thế động từ
In all these locations, a critical challenge is to vaccinate children, and that
means health-care workers must reach where they live.
( Washington Post 27/01/2014)
Phép thế động từ to vaccinate children, that cũng có tác dụng làm rõ
nghĩa cho sự diễn đạt.
Ví dụ 8: Thế mệnh đề
Mr. Rouhani said he sought “constructive engagement” with Iran’s
neighbors. But that goal is belied by Iran’s support for the Syrian
government, a government that has bombed civilians and obstructed
humanitarian aid.
( New York Times
24/01/2014)
Phép thế mệnh đề he sought “constructive engagement” with Iran’s
neighbors, that goal không những giúp cho diễn ngôn trở nên ngắn gọn mà
còn làm cho chúng ta hiểu được mục tiêu mà Mr. Rouhani hướng tới.
Thứ tư là phép tỉnh lược danh từ, động từ, mệnh đề, tỉnh lược cũng là
một cách thức làm cho diễn ngôn ngắn gọn hơn, sự biểu đạt nội dung được
tập trung hơn.
Ví dụ 9: Tỉnh lược danh từ
.......to complete a comprehensive nuclear deal with the major powers
When the deal took effect on Monday.....
( New York Times 24/01/2014)
Thứ năm là phép nối, phép nối gồm có nối nghịch đối và nối bổ sung.
Phép nối được sử dụng rất phổ biến trong diễn ngôn.
Ví dụ 10: Nghich đối
20
MARTIN LUTHER King Jr. preached nonviolence(1), practiced it and
led a great movement guided by its principles. Yet surely he knew, as did
most of his followers, that what they were doing would lead to
violence(1).
Tương tự ta có:
(2) “white people” đối với “slaves” (black people)
(3) “unfairness” đối với “aquality”
Những cặp từ đối phía như muốn nói lên ước mơ của Martin Lurther King
về một xã hội công bằng- đối nghịch với thời đại mà ông đang sống, và cũng
chính vì nó mà ông đã hoạt động tích cực, không ngơi nghỉ.
Ví dụ 11: Bổ sung
…Another French intervention force has been dispatched to restore order
in the Central African Republic. And Mr. Le Drian is telling a very
different story about his country’s role in Africa….
(New York Times 25/01/2014)
Thứ sáu là liên kết từ vựng, phép liên kết này cũng được sử dụng phổ
biến trong diễn ngôn. Cùng xét ví dụ viết về Martin Lurther King đăng tải trên
-
Washington Post ngày 20/01/2014 sau:
Ví dụ 12: Lặp từ ngữ (nhắc lại)
Violence
3 lần
Face to face
2 lần
Slavery
3 lần
The right
2 lần
( Washington Post 20/01/2014)
Những từ được lặp ở trên cũng giúp phản ánh rõ nội dung của bài viết về
Martin Lurther King, về cuộc đấu tranh giành nhân quyền của những người da
màu.
Ví dụ 13: Từ đồng nghĩa, gần nghĩa
-Troops = forces = soldiers
- Frenc- Barack Obama = the president
- Washington = The White House
(Washington Post 25/01/2014)
-
Militants = attackers
21
(Washington Post 27/01/2014)
- government = Paris
(New Yorks Times 25/01/2014)
4. Kết luận
Như vậy, trong chuyên luận này chúng tôi hướng tới tìm hiểu phần đề dẫn
và câu chủ đề cũng như các phương tiện liên kết trong diễn ngôn chính luận
tiếng Anh. Chúng tôi cũng nêu lên đặc điểm kết cấu của tiêu đề diễn ngôn và
câu chủ đề, đây không phải là những đặc điểm riêng của diễn ngôn chính luận
mà trong một bình diện nào đấy nó chung với những thể loại diễn ngôn khác.
Song tìm hiểu từ góc độ những cái chung để thấy rằng thể loại chính luận trước
hết cũng là một loại hình bài báo chí và nội dung thường hướng tới những vấn
đề có tính xã luận cao. Đây là đặc điểm chi phối đến cách viết của thể loại này.
Ví dụ tiêu đề của diễn ngôn chính luận hiếm khi có yếu tố hài hước như ở thể
loại tin. Đối với các phương tiện liên kết cũng thế, liên kết là đặc điểm chung
của tất cả các loại diễn ngôn song đối với thể loại chính luận thì tính liên kết
thường phải chặt chẽ hơn, lô gich hơn để cho việc sở chỉ đúng mục đích, đảm
bảo tính trang trọng của thể loại diễn ngôn chính luận. Trong phạm vi chuyên đề
này, chúng tôi muốn đi sâu vào các vấn đề trên để có một cái nhìn sâu sắc, cụ
thể đối với tiêu đề, câu chủ đề và các phương tiện liên kết trong diễn ngôn chính
luận Tiếng Anh.
22
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[4] [3] [1] [5] [6] [2] [7] [8] [9]
TIẾNG VIỆT
1.
Diệp Quang Ban (1999), Hai giai đoạn của ngôn ngữ học văn bản và tên
gọi "Phân tích diễn ngôn", TC Ngôn ngữ, Số 2.
2.
Diệp Quang Ban (2009), Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo của văn bản,
NXB Giáo dục.
3.
Nguyễn Tài Cẩn (1977), Ngữ pháp Tiếng Việt: Tiếng - Từ ghép - Đoản
ngữ, NXB Đại học THCN, Hà Nội.
4.
Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thị Ngọc Diệu (1996), Giản yếu về ngữ pháp văn
bản, NXB Giáo dục.
5.
Nunan. D. (1993), Introducing Discourse, Penguin Group.
6.
Van Dijk (1997), Text anh context, London:long man.
7.
Đinh Văn Hường (2006), Các thể loại báo chí thông tấn, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
8.
O.I. Moskalskja, bản dịch tiếng Việt (1996), Ngữ pháp văn bản, NXB
Giáo dục.
9.
David Nunan (1997), Dẫn nhập phân tích diễn ngôn, Người dịch Hồ Mỹ
Huyền, Trúc Thanh, Hiệu đính Diệp Quang Ban, NXB Giáo dục.
10.
Trần Quang, Các thể loại báo chí chính luận, NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội.
11.
Chu Thị Thanh Tâm (1995), Ngũ pháp hội thoại và việc nghiên cứu đề tài
diễn ngôn, TC Ngôn ngữ, Số 4.
12.
Lý Toàn Thắng (1981), Giới thiệu lý thuyết phân đoạn thực tại câu, TC
Ngôn ngữ, Số 01.
TIẾNG ANH
23
13.
A. Politieness and interactional Imbalance Bayrataroglu (1991),
International Journal of the Sociology of Language 92.
14.
Bickner, R and Peysantiwong, P. Cultural variation in Reflective Writing
(1998), In Purves.
15.
Bloomfield (1993), Language, New York: Hold, Tinehart & Winston.
24