Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

CHƯƠNG 2 và CHƯƠNG 3 luận văn: Địa danh trong thơ Tố Hữu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.72 KB, 49 trang )

ĐỀ TÀI : ĐỊA DANH TRONG THƠ TỐ HỮU
CHƯƠNG II : NHỮNG ĐỊA DANH LỊCH SỬ TRONG THƠ
TỐ HỮU
Theo kết quả khảo sát, qua 7 tập thơ in chung trong cuốn thơ
Tố Hữu, người viết thấy thơ Tố Hữu được chọn và giới thiệu tất cả là 285
bài thơ in trong tập: Từ ấy (1937-1946), Việt Bắc (1946-1954), Gió lộng
(1955-1961), Ra trận (1962-1971), Máu và hoa (1972-1977), Một tiếng
đờn (1979-1982), Ta với ta (1993-2002). Tác giả đã sử dụng tất cả 762
lượt địa danh lịch sử. Như vậy, từ chỉ địa danh lịch sử sử dụng trong thơ Tố
Hữu rất nhiều. Dưới đây là kết quả thống kê chung:
Bảng khảo sát số lượng các địa danh lịch sử trong thơ Tố Hữu
STT
1
2
3
4
5
6
7
Tổn
g

Các tập thơ
Từ ấy
Việt Bắc
Gió lộng
Ra trận
Máu và hoa
Một tiếng đờn
Ta với ta
7 tập



Số lượt sử dụng
53
80
123
154
165
61
109
762

Tỉ lệ phần trăm
7
10
16
20
22
8
17
100%

Trong mỗi tập thơ, bài thơ các địa danh được nhà thơ sử dụng rất đa
dạng, phong phú và hợp lý tuỳ thuộc vào đề tài, thời gian, hoàn cảnh sáng
tác, ngữ cảnh.
2.1. Địa danh lịch sử trong nước
Đầu tiên, phải nhắc tới các địa danh lịch sử trong nước. Đây là các
địa danh xuất hiện nhiều nhất trong thơ Tố Hữu và cũng quyết định phong
1



cách thơ ông. Nhận xét về điều này, giáo sư Hà Minh đã khẳng định: Tố
Hữu là người có những câu thơ hay nhất trong thơ ca hiện đại nói về non
sông, đất nước với nhiều địa danh ấn tượng [20;tr10]. Và những tên gọi địa
lý, ấy, nhất là những tên gọi ít quen thuộc, có khả năng tạo ra một thứ ma
thuật âm thanh. Ma thuật âm thanh ấy chính là hiệu ứng tu từ để tạo nên
các biểu tượng có giá trị biểu trưng cao khi nhắc lại các địa danh nhiều lần
trong các diễn ngôn văn học. Các địa danh không cần xuất hiện trong một
biểu thức tu từ nào, mà chỉ cần nhắc đến chúng, thì đã gợi lên trong tâm
thức dân bản địa cả một không gian văn hóa với một cảm xúc tự hào, xao
xuyến.
Bảng khảo sát số lượng các địa danh lịch sử trong nước trong thơ
Tố Hữu
STT
1

Các tập thơ
Từ ấy

Số lượt sử dụng
22

2

Việt Bắc

70

3

Gió lộng


66

4

Ra trận

72

5

Máu và hoa

152

6

Một tiếng đờn

48
2

Ví dụ
Lao Bảo, Côn Lôn, U Minh,
Hậu Giang, Quy Nhơn, Đắc
Lay, Việt Nam, Trường Sơn,

Chợ Đồn, Chợ Rã, Bông
Lau, Sông Lô, Việt Bắc,
Thái Nguyên, Yên Thế,…

Huế, Hương Trà, Phú Vang,
Phú Lộc, Cao Bằng, Lạng
Sơn, Hòa Bình, Sông Đà,…
Hà Nội, Miền Nam, Sài Gòn,
Huế, Cà Mau, Thới Lai,
Thới Thuận, Long Mỹ, Hiệp
Hưng,…
Tam Đảo, Ba Vì, đường Hồ
Chí Minh, miền Nam, Hà
Nội, Việt Nam, Miền Nam,
miền Bắc, Việt Nam, Sài
Gòn,…
Sài Gòn, miền Nam. Mot
Cày, Vĩnh Kim, Hồng Gấm,


7

Ta với ta

90

Tổn
g

7 tập

538

Sồng Đà, Thái Nguyên, Bến

Tre, Huế, Điện Biên Phủ,…
Tuyên Quang, Dòng Lô,
Bình Ca, Việt Bắc, Nông
Tiến, đèo Kim Quan, Ngòi
Thia, sông Đáy,… bv

2.1.1. Địa danh lịch sử gắn liền với thời kì chống Pháp
Tố Hữu là chiến sĩ cách mạng, ông làm thơ trước hết để phục vụ cách
mạng. Thơ ông là tiếng nói của hệ tư tưởng quốc gia thời chiến và bám sát
chặng đường cách mạng của dân tộc Việt. Trước sau, ông vẫn để cách
mạng giữ vị trí trung tâm trong sáng tác của mình. Vì vậy, ngay từ những
ngày đầu chống Pháp, thơ ông đã phản ánh khí thế chống Pháp của toàn
dân tộc qua những địa danh lịch sử. Số lượng các địa danh lịch sử này
chiếm số lượng dầy đặc và càng ngày càng có xu hướng nhiều lên trong thơ
ông. Trước hết, tác giả lấy địa danh lịch sử gắn với quá khứ. Nhưng điều
quan trọng nhất đó là Tố Hữu lấy địa danh lịch sử ở thời kỳ hiện tại, khi
lịch sử đang diễn ra. Từ những sự kiện lớn cho tới những con người tiêu
biểu của thời đại đều thể hiện những phẩm chất anh hùng mang dấu ấn của
lịch sử. Đó chính là kỳ tài của Tố Hữu. Ông phản ánh những sự kiện lớn
lao của dân tộc hay những chủ trương, đường lối của Đảng bằng những địa
danh mà ai đọc cũng mường tượng thấy khí thế cách mạng. Nó lại được
vang lên qua một giọng điệu tâm tình, da diết, đằm thắm, nồng nàn càng
làm người đọc nhớ mãi.
Bảng khảo sát địa danh lịch sử trong nước thời chống Pháp qua một số
bài thơ tiêu biểu
Tập thơ Bài thơ

Câu thơ dẫn

Địa danh

3

Số

lần


Từ ấy

Lao Bảo

-

Tâm tư
trong tù

-

Tiếng
hát
đi
đày

-

Giết giặc

Việt
Bắc


Bà mẹ
Việt Bắc

-

Lên Tây
Bắc

-

Lượm

-

Là Lao Bảo, chốn này
đây Lao Bảo
Nơi đầy ải là Đắc Pao
Lao Bảo
Là Côn Lôn thế giới của
ưu phiền
Đường qua mấy phố Quy
Nhơn
Đường lên xứ lạ Kong
Tum
Đường lên Đắc Sút, Đắc
Pao
Đường lên đỉnh núi Đắc
Lay
Máu Việt Nam đang chảy
Miền Nam đang bốc cháy

Vào Nam đánh giặc
Bao giờ giặc xong
Lại về Việt Bắc
Sáng nay ra trận lên Tây
Bắc
Po Tào, Mường Khủa,
Mường Tranh
Mường La, Hát Lót, chân
anh đã từng

Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú cháu
Gặp nhau Hàng Bè
…Ở đồn Mang Cá
Hoan hô Hoan hô chiến sĩ Điện
chiến sĩ Biên
Điện
…Nước Việt Nam dân
Biên
chủ cộng hòa
Đêm lịch sử Điện Biên
sáng rực
Điện Biên với nghìn
trùng
Dốc Pha Đin chị gánh
anh thồ
4

Lao Bảo


lặp lại
2

-

Đắc Pao 1
Lao Bảo 1
Côn Lôn 1

-

Quy
Nhơn
Kong
Tum
Đắc Sút,
Đắc Pao
Đắc Lay

-

1
1
5
1

-Việt Nam
- Miền Nam
- Nam

- Việt Bắc

2
1
1
1

-Tây Bắc
-Po Tào
-Mường Khủa
- Mường Tranh
- Mường La
- Hát Lót

1
1
1
1
1
1

-Huế
-Hà Nội
-Hàng Bè
-Mang Cá

1
1
1
1


-Việt Nam
-Điện Biên
-Pha Đin
-Lũng Lô
-Mường Thanh
-Hồng Cúm
-Him Lam

2
9
1
6
1
1
1


Đèo Lũng Lô anh hò chị
hát
Sẽ xanh tươi đồng ruộng
Việt Nam
Mường Thanh, Hồng
Cúm, Him Lam…

Ta có thể thấy các địa danh lịch sử ngay trong những bài thơ đầu tay
của Tố Hữu. Khi nhà thơ mới 18 tuổi, lúc còn đang tuổi ăn tuổi chơi thì
những địa danh xuất hiện trong thơ ông đã là hệ thống các nhà tù ghê rợn
của thực dân Pháp. Năm 1938, nhà thơ bị giam cầm. Tháng 9-1940, ông bị
thực dân chuyển từ lao Thừa Phủ ra nhà đày Lao Bảo. Và chính nơi đây,

tuy phải "Thân đày xích sắt nặng còng tay", cuộc chiến đấu với thực dân đã
giúp nhà thơ "Lòng không muốn khóc rên than nữa" bởi "Đau đớn làm tôi
hóa dạn dày" (Năm xưa). Trong bài thơ Lao Bảo, ông tái hiện lại địa danh
này với những"đèo cao vút", "đá uy nghiêm", "rừng sâu u ám" chìm khuất
trong "lau xám", "trời tro" đến "tê tái cả hồn thơ và số phận khốn khổ của
bao chiến sĩ bị vùi thân dưới gông cùm đế quốc:
Là nơi đây, nấm mồ bao khối não
Là nơi đây, huyết ứ bao lời than!
Là nơi đây pháp trường thân chiến sĩ
Nát bầm da quằn quại, là nơi đây
Roi đế quốc, báng súng trường quất xé
Thịt hy sinh của những kiếp đi đày! (Lao Bảo)
Tố Hữu bị thực dân giam cầm ở đây cho đến đầu năm 1941 thì
chuyển lên nhà tù Buôn Ma Thuột. Mấy tháng mùa mưa "Một mình trơ trọi
5


giữa phòng xà lim" (Đông) đã để lại trong tập Từ ấy của nhà thơ 6 bài,
trong đó có những bài sẽ sống mãi với sự nghiệp thơ ca cách mạng của
ông, như Trăn trối, Con cá chột nưa... Nhiều câu thơ của nhà thơ hai mươi
tuổi vang vọng mãi trong tâm hồn và trái tim của hàng triệu người Việt
Nam từng nếm trải lao tù, mất mát, hy sinh quyết tranh đấu để giành lấy tự
do cho dân tộc
Ngoài ra, ông còn viết nhiều về miền Trung. Trong thơ ông, phong
trào đấu tranh ở các tỉnh miền Trung rất đáng ca ngợi. Các địa danh Xô
viết, Nghệ An,.. vang lên trong thơ như một biểu tượng cách mạng. Trong
bài thơ Ta đi tới viết tháng 8 năm 1954, nhà thơ Tố Hữu đã nhiều lần gọi
tên xứ sở miền Trung: Huế, Quảng Trị,...Vùng đất Quảng Trị "khói lửa"
trong cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ có những gắn bó sâu sắc với
cuộc đời cách mạng và sáng tạo thi ca của ông. Dường như từ trong thẳm

sâu tâm hồn ông, hai tiếng Trị - Thiên gần gũi như là quê chung:
Ai về với quê hương ta tha thiết
Sông Hương, Bến Hải, Cửa Tùng...
Một địa danh không thể không nhắc tới trong cuộc kháng chiến
chống Pháp là căn cứ địa Việt Bắc. Trong bài thơ Việt Bắc, các địa danh
này đã được gợi dậy lại vô cùng sống động. Chính một phần nhờ các địa
danh này mà bài thơ trở thành một trong những thành tựu thơ ca xuất sắc,
là đỉnh cao nhất tập thơ kháng chiến của nhà thơ Tố Hữu. Bài thơ "Việt
Bắc" của Tố Hữu ra đời trong hoàn cảnh lịch sử sau chiến thắng Điện Biên
oai hùng, hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, miền Bắc được hoàn toàn giải
phóng. Tháng 10-1954, sau 9 năm khói lửa, Hồ Chủ tịch cùng đoàn quân
thắng trận trở lại thủ đô Hà Nội. Việt Bắc được viết bằng thể thơ lục bát,
dài 150 câu thơ. Phần đầu bài thơ tái hiện một thời gian khổ mà oanh liệt
6


của cách mạng và kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc nay đã trở thành
những kỉ niệm sâu nặng trong lòng người. Phần sau nói lên sự gắn bó giữa
miền ngược và miền xuôi trong một viễn cảnh hòa bình tươi sáng của đất
nước, và kết thúc bằng lời ngợi ca công ơn Bác Hồ và Đảng đối với dân
tộc. Âm điệu hào hùng, niềm vui dào dạt. Sáng bừng vần thơ là sự ca ngợi
sức sống mãnh liệt của đất nước và con người Việt Nam trong máu lửa.
"Ta về ta nhớ Phù Thông, đèo Giàng...
Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng
Nhớ từ Cao Lạng, nhớ sang Nhị Hà.
Nỗi nhớ bao trùm tất cả, nhớ đèo, nhớ sông, nhớ phố, nhớ những trận
đánh đẫm máu, nhớ những chiến công oai hùng một thời oanh liệt. Nhớ
trận Phủ Thông, đèo Giàng, với lưỡi mác và ngọn giáo búp đa, anh bộ đội
Cụ Hồ trong tư thế dũng sĩ lẫm liệt đã làm cho giặc Pháp bạt vía kinh hồn
những năm đầu kháng chiến. "Nhớ sông Lô" là nhớ chiến thắng Việt Bắc

thu đông 1947: "Tàu giặc đắm sông Lô - Tha hồ mà uống nước - Máu tanh
đến bây giờ - Chưa tan mùi bữa trước" (Cá nước). Nhớ phố Ràng, nhớ trận
công kiên chiến có pháo binh tham gia vào cuối năm 1949, đánh dấu bước
trưởng thành trong khói lửa của quân đội ta, để từ đó, tiến lên đánh lớn và
thắng lớn trong chiến dịch Biên giới giải phóng Cao Bằng, Lạng Sơn: "Nhớ
từ Cao Lạng, nhớ sang Nhị Hà". "Nhớ từ... nhớ sang..." nỗi nhớ dào dạt,
mênh mông, nhớ tha thiết, bồi hồi. Đoạn thơ với những địa danh Phủ
Thông, đèo Giàng, sông Lô, phố Ràng, Cao Lạng, Nhị Hà... như những
trang kí sự chiến trường nối tiếp xuất hiện, để lại bao tự hào trong lòng
người đọc về bước đi lên của lịch sử dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh.
Có biết bao máu đổ xương rơi, bao chiến sĩ anh hùng ngã xuống mới có thể

7


đưa những tên núi, tên sông, tên đèo vào lịch sử, vào thơ ca, tạc vào lòng ta
nỗi nhớ ấy.
"Những đường Việt Bắc của ta,
Đêm đêm rầm rập như là đất rung".
Những nhịp điệu "đêm đêm", những điệp thanh "rầm rập... đất
rung", cùng với so sánh "như là đất rung" đã gợi tả thật hay, thật hào hùng
âm vang cuộc kháng chiến thần thánh và sức mạnh nhân nghĩa 4000 năm
của dân tộc.
Bốn câu thơ cuối đoạn thơ, một lần nữa Tố Hữu lại gọi tên các địa
danh "chiến thắng trăm miền" trên đất nước thân yêu. Là Hòa Bình, Tây
Bắc, Điện Biên. Là Đồng Tháp, An Khê. Là đèo De, núi Hồng. Mỗi địa
danh ghi lại một chiến công. Nhà thơ có một cách nói rất hay, rất biến hóa
để diễn tả niềm vui chiến thắng dồn dập, giòn giã: "Tin vui chiến thắng...
vui về.. vui từ... vui lên"; không chỉ có một hai nơi rời rạc, lẻ tẻ mà là"trăm
miền", khắp mọi miền đất nước. Điệp từ "vui" như tiếng reo mừng thắng

trận cất lên trong lòng hàng triệu con người từ Bắc chí Nam:
"Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng".
Viết về Việt Bắc, đã có nhiều tác giả khắc họa một địa danh lịch sử
gian lao, nhiều hy sinh nhưng cũng rất đỗi hào hùng, oanh liệt này, ví như
nhà thơ Nguyễn Đình Thi:
8


Ta yêu dòng sông Việt Bắc
Đã bao lần tiễn bước quân đi
Đã bao lần đục ngầu máu giặc
Những bờ sông kể chuyện thầm thì
(Quê hương Việt Bắc - Nguyễn Đình Thi)
Trong hai cuộc kháng chiến đã có biết bao người con nơi đây ra trận
mà da diết nhớ núi rừng hùng vĩ quê nhà. Và quê hương núi rừng hùng vĩ
đã tiếp thêm sức mạnh cho những con người anh hùng ấy:
Nỗi nhớ mẹ rì rầm yên ả
Nỗi nhớ cha sóng dựa cồn cào
Nhớ sông Lô xanh trước nhà ta ở

Đêm ra trận ngẩng nhìn trời biếc
Và lời Bác Hồ như vầng dương mọc
Gọi ta đi theo những lá cờ
(Người ra trận - Đoàn Việt Bắc)
Hay địa danh Việt Bắc ấy được gợi dậy qua những hoài niệm thiết tha
về những gắn bó máu thịt của biết bao chàng trai, cô gái từng chiến đấu, lao
động, gửi lại một thời tuổi trẻ vẫn da diết về một “thời hoa đỏ” rực rỡ, gắn

bó cùng suối lũ, mưa nguồn. Tất cả những nỗi nhớ và sự cách xa ấy đã trở
thành hoài niệm. Xuân Diệu với nỗi nhớ dai dẳng, sâu thẳm tới mức không
thể gỡ ra với xứ Tuyên trong Về Tuyên. Và không chỉ nhớ về những địa
danh cụ thể, Chế Lan Viên còn gửi ánh mắt đăm đắm của mình theo mây
bay về vùng chiến khu xưa với bao tình cảm sâu sắc:
Thôi nhớ hoa xong lại nhớ người
Chiến khu phương ấy trắng mây trời
9


Chửa về Tuyên, Thái thăm tre, trúc
Hãy đến sông Hồng ngóng nứa xuôi
(Nhớ Việt Bắc - Chế Lan Viên)
Những tác giả ấy khi xây dựng các địa danh ở Việt Bắc đều giống Tố
Hữu ở sự thương nhớ, trân trọng, ngợi ca bức tranh thiên nhiên hoang sơ,
hùng vĩ sẽ còn mãi với thời gian. Việt Bắc mãi là nguồn cảm hứng bất tận
để các tác giả sáng tác những vần thơ đầy ắp nghĩa tình. Tuy nhiên, điểm
khác của Tố Hữu là thể hiện chất sử thi xen lẫn với chất trữ tình. Cái nhìn
các địa danh có sự bao quát rộng mà vẫn mang điểm nhấn. Những con
đường Việt Bắc thời máu lửa trong bà thơ Việt Bắc cũng là con đường vui,
con đường thơ, nó đã tỏa sáng hồn ta ngọn lửa Điện Biên thần kì, để ta yêu
thêm, tự hào hơn Việt Bắc. Nửa thế kỉ đã đi qua, đọc đoạn thơ trên, âm
vang lịch sử, âm vang "Quân đi điệp điệp trùng trùng..." ra trận vẫn còn
chấn động lòng ta. Nỗi nhớ trong đoạn thơ là một nỗi nhớ đẹp; nỗi nhớ của
một tình yêu lớn: yêu Việt Bắc, yêu kháng chiến, yêu Đất nước Việt Nam
thân yêu. Quả thực, đọc Việt Bắc, ta đã nhiều lần bắt gặp các địa danh. Chế
Lan Viên đã có nhận xét rất tinh tế về biện pháp nghệ thuật gọi tên các địa
danh trong thơ Tố Hữu: ... "hãy đọc to lên, hãy để cho hồn thơ, nhạc điệu
lôi cuốn ta đi, ta sẽ thấy rằng nhạc điệu ở đây đã tạo cho ta một tình cảm
rất sâu: đó là lòng yêu đắm say đất nước, yêu như tát mãi không cạn, gọi

mãi không cùng, yêu như muốn nêu mãi tên lên mà gọi, chỉ một cái tên thôi
cũng đủ chấn động lên rồi". (Thơ Tố Hữu) [32;tr15]. Có thể nói, cách gọi
tên các địa danh đã tạo nên nét đẹp riêng trong thơ Tố Hữu, đã thể hiện tình
yêu sông núi và niềm tự hào dân tộc. Và đó cũng là một nét đẹp trong đoạn
thơ này.
Các địa danh lịch sử cũng xuất hiện nhiều trong bài Hoan hô chiến
sĩ Điện Biên. Bài thơ ca ngợi về chiến thắng vẻ vang nhất của cuộc kháng
10


chiến chống thực dân Pháp. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc cuộc
kháng chiến trường kỳ chống pháp kéo dài 9 năm, buộc thực dân Pháp phải
ký Hiệp định Giơ ne vơ lập lại hòa bình ở Việt Nam. Các địa danh được kể
tới như một đợt sóng trào hạnh phúc. Trận Điện Biên Phủ ngày nay như
những con sóng lớn, cuốn mạnh tư tưởng và tình cảm của Tố Hữu lên phía
trước. Lòng tự hào dân tộc và vinh quang của chiến thắng đã giúp Tố Hữu
tạo được một hình ảnh chói lọi:
Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng
Tố Hữu đã khẳng định niềm vui và tự hào này không chỉ của nhân
dân Việt Nam mà còn của nhân dân toàn thế giới:
Điện Biên vời vợi nghìn trùng
Mà lòng bốn biển nhịp cùng long ta
Đêm nay bè bạn gần xa
Tin về chắc cũng chan hòa vui chung.
Những địa danh vang lên đầy tự hào ấy làm ta nhớ tới những câu văn
vọng về từ Hịch tướng sĩ hay Bình Ngô đại cáo của lịch sử dân tộc ta. Tuy
nhiên, điểm khác là Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo yếu tố địa danh mang
tính ước lệ, gắn với hình ảnh đất nước nói chung thì ở Hoan hô chiến sĩ
Điện Biên, các địa danh gắn với công sức của các chiến sĩ. Nhà thơ vô cùng

cảm xúc kính phục trước sức chịu đựng gian khổ của bộ đội, dân công. Nhà
thơ khẳng định sự chiến đấu anh dũng tuyệt với, sự hy sinh máu xương của
những người tham gia chiến dịch là không uổng phí, mà đã góp phần mang
lại hòa bình cho đất nước, sự yên bình, cuộc sống cho nhân dân. Qua đó
nhà thơ thay mặt cho cả dân tộc khen ngợi các chiến sĩ Điện Biên:

11


Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
Chiến sĩ anh hùng
Đầu nung lửa thép
….
Dốc Pha Đin, chị gánh, anh thồ
Đèo Lũng Lô, anh hò, chị hát
Dù bom đạn xương tan, thịt nát
Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh...
…Hỡi các chị, các anh
Trên chiến trường ngã xuống
Máu của anh chị, của chúng ta không uổng
Sẽ xanh tươi đồng ruộng Việt Nam
Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam
Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng...?
Điểm đặc biệt tiếp theo của các địa danh trong bài là sự hư cấu
tưởng tượng. Từ lúc mở màn đến khi kết thúc chiến dịch, Tố Hữu không có
lên Điện Biên. Ông nào có biết Điện Biên ở đâu mà đi. Song Tố Hữu vẫn
viết bằng cảm xúc mãnh liệt của một người con trước chiến thắng vĩ đại
của dân tộc, nó như một luồng sống ào ạt thổi vào tâm hồn Tố Hữu, làm
nảy lên những câu thơ như “măng mọc sau mùa xuân”, như những đóa hoa
đồng tươi thắm. Cũng giống như nhà thơ Phùng Quán viết “Vượt Côn

Đảo” (khi viết tác phẩm này, ông chưa hề đặt chân đến Côn Đảo, chỉ biết
Côn Đảo qua lời kể của một số tù chính trị vượt Côn Đảo”. Nói đến chiến
sĩ ngoài mặt trận, hay chị dân công trên đèo, nhà thơ Tố Hữu đã phải dùng
sức tưởng tượng mà bồi đắp cho những hình ảnh về thực tế mà nhà thơ đã
thâu lượm được từ trước hoặc qua lời kể. Và, sự bồi đắp ấy đã thành công.
Điều quan trọng hơn, ở Tố Hữu (cũng như ở Phùng Quán), đã có sự thông
cảm mãnh liệt đối với sự hy sinh, sức chịu đựng gian khổ của bộ đội, dân
12


công dốc sức ra mặt trận đánh đuổi quân thù. Chính tình cảm của nhà thơ
đã làm nên những câu thơ rung lên những nhạc điệu, những ý thơ lãng
mạn, khiến người đọc vô cùng xúc động.
2.1.2. Địa danh lịch sử gắn liền với cuộc kháng chiến chống Mỹ
Hòa chung trong tinh thần chống Mỹ của toàn dân tộc, thơ chống Mỹ
của Tố Hữu đã thành tiếng nói tình cảm của một dân tộc đứng ở đỉnh cao
của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, chất trữ tình hoà quyện tự nhiên, nhuần
nhụy với chất anh hùng ca. Bằng các địa danh lịch sử suốt từ Bắc chí Nam,
nhà thơ đã thể hiện niềm vui “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng
phơi phới dậy tương lai”, khơi dậy tinh thần yêu nước và sẵn sàng lên
đường ra trận.
Bảng khảo sát địa danh lịch sử trong nước thời chống Mỹ qua một số
bài thơ tiêu biểu của Tố Hữu
Tập thơ

Bài thơ

Gió lộng

Chị


người mẹ

-

Người con
gái Việt
Nam

Ra trận


thư
Bến Tre

Câu thơ dẫn

Địa danh Số lần
lặp lại
Những con thú – Mỹ nuôi béo Bắc
- 1

Nam
Bọn cướp Mỹ với phường đĩ
Diệm
Bắc – Nam ruột thịt tay chân
Sông Thu Bồn giọng hát đò -Thu
1
đưa
Bồn

Như quê em Gò Nổi, Kỳ Nam -Gò Nổi 1
…Hỡi em, người con gái Việt -Kỳ Nam 1
Nam
-Việt
1
Nam
Thới Lai, Thới Thuận liền hai -Thới
1
trận
Lai
Biết không anh Giồng Keo, -Thới
1
Giồng Trôm
Thuận
Anh biết không? Long Mỹ, - Giồng 1
Hiệp Hưng
Keo
Rầm rập ngày đêm lên Bến -Giồng
1
13


Tre
Võ trang mấy trận, vang Bình
Đại
Cờ phất, bừng tươi đất Mỏ
Cày

Máu
hoa


-

Chiếc áo Của Miền Nam yêu thương
xanh
và Xin gửi Hồ Chí Minh đẹp nhất con
miền Nam đường
…Xin gửi miền Nam, khúc
hát xuân
Toàn
thắng
ta

Cả Việt Nam tiến công, cả
về miền Nam nổi dậy
Khí phách anh là Trường Sơn
thanh cao
Giặc Mỹ kiêu căng..
…Việt Nam mũ tai bèo
Chặt Buôn Mê Thuột, rụng cả
Tây Nguyên
Quét Huế - Thừa Thiên, đổ
nhào Đà Nẵng
Và Quảng Nam, Quảng Ngãi,
Bình Định, Phú Yên…
Và Phan Thiết, Phan Rang, Đà
Lạt, Nha Trang
Rộn rực…tới Sài Gòn
Đồng bào Miền Nam mắt kính
bỗng nhòa

….Việt Nam

14

Trôm
- Long
Mỹ
- Hiệp
Hưng
Bến
Tre
- Bình
Đại
Mỏ
Cày
Miền
Nam
-đường
Hồ Chí
Minh
-miền
Nam
-Việt
Nam
-Miền
Nam
-Buôn
M.
Thuột
Tây

Nguyên
-Huế
-Đà
Nẵng
-Quảng
Nam
-Quảng
Ngãi
-Bình
Định
-Phú
Yên
-Phan
Thiết
-Phan

1
1
1
1
1
1
1
1
3
2
1
1
1
1

1
1
1
1
1
1


-

Vui
thế Ôi! Việt Nam
hôm nay
Tựa Trường Sơn, vươn tới
Trường Sơn
Từ Trà Cổ rừng dương tới Cà
Mau rừng đước
…Đêm Nam ngày Bắc
Tôi lại mơ trên Thái Bình
Dương
…Tự hào thay, trái tim Hà
Nội

Rang
-Đà Lạt
-Nha
Trang
-Sài Gòn
-Trường
Sơn

-Việt
Nam
-Trường
Sơn
-Trà Cổ
-Cà Mau
-Nam
-Bắc
-Hà Nội

1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1

Đất nước chấm dứt bóng giặc Pháp thì lại phải gồng mình chống lại
đế quốc Mỹ. Thơ của Tố Hữu đã chuyển từ trận đại Điện Biên lừng lẫy ra
bám sát mảnh đất miền Nam đau thương. Thơ ông thời kì này hay xuất hiện
địa danh miền Nam như tiếng gọi xé lòng: Bắc – Nam ruột thịt tay chân
(Chị là người mẹ), Của Miền Nam yêu thương (Chiếc áo xanh),...Miền
Nam được nhắc tới như một con người, như anh em một nhà trong đại gia
đình Việt Nam. Người anh em ấy giờ đang chịu rên xiết trong sự đô hộ của
Mỹ ngụy. Vì thế, nhà thơ dành cho miền Nam một tình cảm đặc biệt, một

nỗi nhớ da diết và cũng đầy tự hào. Đi cạnh nó là một loạt tên vùng, tên đất
Nam Bộ, bám theo diễn biến của cuộc kháng chiến.
Thới Lai, Thới Thuận liền hai trận
Biết không anh Giồng Keo, Giồng Trôm
Anh biết không? Long Mỹ, Hiệp Hưng
Rầm rập ngày đêm lên Bến Tre
15


Võ trang mấy trận, vang Bình Đại
Cờ phất, bừng tươi đất Mỏ Cày (Lá thư Bến Tre)
Các địa danh ở miền Trung cũng góp phần tạo nên nhiều bài thơ xúc
động. Có lẽ bởi các tỉnh miền Trung là nơi phải chịu hậu quả nặng nề của
chiến tranh. Trong đó có cái tên Quảng Trị. Đất và người Quảng Trị đã đi
vào thơ ca của Tố Hữu một cách trân trọng và đầy yêu thương trên những
chặng đường cách mạng. Không nơi nào được ông nhắc tới nhiều địa danh
như Quảng Trị: Bến Hải, Hiền Lương, Do Linh, Dốc Miếu, Quán Ngang,
Cửa Việt, Ái Tử, Đông Hà, Thạch Hãn, Khe Sanh, Lao Bảo... Hình ảnh
Quảng Trị trong bài thơ được khắc họa thật sinh động, xứng đáng với tầm
vóc của một vùng đất chiến tuyến đầy máu lửa, hy sinh và xiết bao anh
hùng vì đại nghĩa. Tiếp đó là địa danh Lao Bảo. Dù đất nước đã chuyển
sang kháng chiến chống Mỹ song trong thơ Tố Hữu, Lao Bảo vẫn trở thành
biểu tượng của một dân tộc bất khuất vùng lên phá xiềng gông bạo lực của
chủ nghĩa thực dân:
Từ những ngày xưa đói cơm rách áo
Từ bóng tối xà lim Côn Đảo
Ban Mê, Lao Bảo, Sơn La (Trước Kremlin)
Nhìn lại, dẫu viết về đất và người miền Trung chủ yếu dưới góc
nhìn chiến tranh cách mạng đầy hy sinh, gian khổ, nhưng những vần thơ
của Tố Hữu vẫn luôn ngân lên sự đằm thắm, thiết tha như tâm tình với quê

hương. Có lẽ, cội nguồn tạo nên chất thơ ấy là ở chỗ nhà thơ luôn tri ân về
một vùng quê hương miền Trung phải chịu nhiều mất mát, hy sinh trong
cuộc trường chinh đến bến bờ độc lập của dân tộc; và đã có những dâng

16


hiến thầm lặng, lớn lao đối với lịch sử mà hậu thế mãi mãi không thể nào
quên.
Nhà thơ cũng không quên những quần đảo yêu dấu của đất nước ta:
Tựa Trường Sơn, vươn tới Trường Sa
Từ Trà Cổ rừng dương đến Cà Mau rừng đước.
… Tôi lại mơ... Trên Thái Bình Dương
Tổ quốc ta như một thiên đường (“Vui thế, hôm nay”)
Địa danh Trường Sa được nhắc tới đã đưa cảm xúc người đọc về với
niềm tự hào biển đảo quê hương. Là một nhà thơ vốn rất giỏi đưa tên các
địa danh vào thơ, nhưng có lẽ, quần đảo Trường Sa, vào thời điểm tháng 81975, thì đây mới là lần đầu tiên địa danh máu thịt Trường Sa xuất hiện
trong thơ Tố Hữu. Và hơn thế, những địa danh hải đảo đã được thể hiện
trong trường liên tưởng xác định về chủ quyền đất nước. Bài thơ Vui thế,
hôm nay toát lên niềm vui thống nhất đất nước, niềm mong ước dựng xây
đất nước và niềm ký thác độc lập vĩnh viễn trong toàn vẹn từng tấc đất, dải
nước biên cương, hải đảo thiêng liêng. Tác phẩm đã thể hiện một tầm nhìn
chiến lược, sách lược với niềm trăn trở máu thịt nhất, căn cốt nhất về sự
bình an, sự hùng cường và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc.
Ngoài các địa danh cụ thể, hai tiếng Việt Nam cũng được vang lên
trong nhiều bài thơ. Nó như mạch nguồn chảy xuyên suốt trong thơ Tố Hữu
và tới thời kì chống Mỹ thì càng chảy mạnh hơn. Hai tiếng Việt Nam ấy
vang lên với giọng trữ tình thống thiết, đầy tự hào, xuất phát từ cảm hứng
“rưng rưng” trước vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam trong những
tháng năm gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng. Một Việt Nam lẫm liệt trên

17


trận tuyến chống ngoại xâm được cất lên bằng giọng thơ hào sảng, ngân
vang bên cạnh một Việt Nam trầm tĩnh, bao dung thường được ví như
người mẹ nhân hậu, vị tha; giọng thơ trở về dịu êm, đằm thắm, chan chứa
ân tình:
Việt Nam, ôi Tổ quốc thương yêu!
Trong khổ đau, người đẹp hơn nhiều
Như bà mẹ sớm chiều gánh nặng
Nhẫn nại nuôi con, suốt đời im lặng. (Tố Hữu - Chào xuân 1967)
Ôi Việt Nam! Yêu suốt một đời
Nay mới được ôm Người trọn vẹn, Người ơi!
Hùng vĩ thay toàn thân đất nước
Tựa Trường Sơn, vươn tới Trường Sa (“Vui thế, hôm nay”)
Thời kì này, các địa danh lịch sử của tác giả cũng được mở rộng hơn
khi có nhiều bài, tác giả như thống kê toàn bộ tên các tỉnh trên toàn quốc.
Cách liệt kê địa danh ấy như mang tới nguồn cảm hứng về sự thống nhất
dân tộc, về tâm nguyện và lời căn dặn cháu con mai sau: phải giữ trọn vẹn
từng tấc đất quê hương. Điều đó làm những bài thơ của Tố Hữu mang trọn
vẹn cái tầm vóc, tâm thế công dân trước đất nước.
Cả Việt Nam tiến công, cả miền Nam nổi dậy
Khí phách anh là Trường Sơn thanh cao
Giặc Mỹ kiêu căng..
…Việt Nam mũ tai bèo
18


Chặt Buôn Mê Thuột, rụng cả Tây Nguyên
Quét Huế - Thừa Thiên, đổ nhào Đà Nẵng

Và Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên…
Và Phan Thiết, Phan Rang, Đà Lạt, Nha Trang
Rộn rực…tới Sài Gòn
Đồng bào Miền Nam mắt kính bỗng nhòa (Toàn thắng về ta)
Địa danh lịch sử trong thơ Tố Hữu còn gắn với những con người anh
hùng. Với Tố Hữu, con người anh hùng đã hóa thân cho những vùng đất.
Nhắc tới một vùng đất, ông nhớ tới chân dung vị anh hùng ở đó: Huế có bé
Lượm, Quảng Bình – Quảng Trị có mẹ Tơm, mẹ Suốt,... Có khi ông dùng
chính tên mảnh đất đặt tên cho con người, như: Bà má Hậu Giang, cô gái
Bắc Giang,…Chắc hẳn chúng ta ai cũng đã từng biết về một bài thơ ca ngợi
hình ảnh người mẹ anh hùng của vùng đất lửa Quảng Bình trong chống
Mỹ. Đó là hình ảnh Mẹ Suốt trong bài thơ cùng tên của nhà thơ Tố Hữu.
Lắng nghe mẹ kể ngày xưa
Chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình (Mẹ Suốt)
Tên tuổi anh hùng Nguyễn Thị Suốt gắn liền với sự kiện lịch sử trong
những ngày đầu đánh Mỹ của quân và dân Quảng Bình nói riêng và cả
nước nói chung. Mẹ Suốt là một phụ nữ tiêu biểu của vùng đất “hai giỏi”
như Bác Hồ kính yêu đã khen tặng “Quảng Bình chiến đấu giỏi, sản xuất
cũng giỏi”. Mẹ Suốt đã xung phong nhận lấy một công việc tưởng như bình
thường, đơn giản nhưng cực kỳ nguy hiểm: Đó là chở đò ngang qua sông
Nhật Lệ. Hình ảnh Mẹ Suốt được nhà thơ Tố Hữu khắc họa gắn với địa
danh quê hương Quảng Bình:

19


Một tay lái chiếc đò ngang
Bến sông Nhật Lệ quân sang đêm ngày
Sợ chi sóng gió tàu bay
Tây kia mình đã thắng Mỹ này mình chẳng thua. (Mẹ Suốt)

Bến đò mẹ chèo năm xưa đã trở thành một di tích lịch sử tiêu biểu ở
Quảng Bình trong thời kỳ chống Mỹ với tên gọi thân thương, kính trọng:
Bến đò mẹ Suốt.
Nhà thơ còn viết về Tổng Bí thư Lê Duẩn qua một loạt địa danh quê
hương và các địa danh trên con đường làm cách mạng của đồng chí Lê
Duẩn. Tháng 4-1987, ông viết bài Nhớ về Anh, nhân kỷ niệm 80 năm ngày
sinh đồng chí Lê Duẩn và cũng chuẩn bị tròn một năm ngày đồng chí đi
xa. Nhớ về Anh thực sự là một bài thơ tổng kết cuộc đời cách mạng đầy
gian lao và cống hiến của Tổng Bí thư Lê Duẩn đối với dân, với nước. Từ
người con của làng nghèo chợ Sãi "Xác xơ mấy túp lều tranh - nóng bỏng
cát đồi Triệu Hải - bữa cháo bữa rau, đùm bọc nhau lá rách lá lành", đồng
chí Lê Duẩn đã tìm đến với cách mạng "Lòng vẫn đậm - tình thương và lẽ
phải". Địa danh đồi cát Triệu Hải là nơi đồng chí Lê Duẩn sinh ra – một
vùng đất nghèo song giàu truyền thống cách mạng. Từ nơi đây, đồng chí
trưởng thành và bắt gặp ánh sáng của lý tưởng cách mạng. Nó đã giúp Lê
Duẩn say đắm chiến đấu cho chân lý tự do và đi khắp đất nước để thực hiện
ước mơ giải phóng dân tộc: "Âm thầm - ra Bắc vào Nam...Nhen nhóm lửa giữa trời mưa bão" để "Vượt gian nguy - hái cho đời - những mùa hoa
trái". Những địa danh mở rộng từ Bắc tới Nam thể hiện quá trình cách
mạng sôi nổi của đồng chí. Để rồi khi về già, giữa trắng - đen, sáng - tối,
phải - trái, dại - khôn... của cuộc đời, lòng người cách mạng thủy chung,
chân thành:
Qua giông tố
20


Vững tay chèo lái
Trắng đen, phải trái
Dạ thẳng ngay, không nay bán mai cầm
Một đời Anh
Thanh thản lương tâm

Cho đến đêm hè nay
Hồ Tây, thơm ngát sen đầm
Anh nhắm mắt
Mà như vẫn trầm ngâm, suy tưởng...
… Anh vẫn sống
Một cuộc đời
Thanh cao
Sôi động
Như Trường Sơn
Mãi mãi tươi xanh
Như Biển Đông
Ào ào dậy sóng. (Nhớ về Anh)
Địa danh Hồ Tây, Trường Sơn, biển Đông được đặt ở đây mang tính
ước lệ để chỉ về vẻ đẹp phẩm chất của đồng chí Lê Duẩn. Vẻ đẹp ấy sẽ
trường tồn với sức sống của đất nước, của dân tộc.
21


2.2. Địa danh lịch sử nước ngoài
Ngoài các địa danh lịch sử trong nước, Tố Hữu còn sử dụng cả
những địa danh nước ngoài. Số lượng các địa danh này tuy ít hơn địa danh
ở Việt Nam song nó vẫn chiếm số lượng tương đối lớn (bằng ½ địa danh
lịch sử Việt Nam). Thường ít khi tách giả tách riêng địa danh này mà
thường gộp chung với các địa danh Việt Nam như để tạo sự đoàn kết hoặc
đối sánh. Các địa danh này cũng thường được chia theo hai hướng rõ rệt:
các địa danh lịch sử thể hiện tinh thần cách mạng của các nước trên thế giới
và các địa danh chỉ tới thế lực phản cách mạng.

Bảng khảo sát số lượng các địa danh lịch sử nước ngoài trong thơ
Tố Hữu

STT
1

Các tập thơ
Từ ấy

Số lượt sử dụng
31

2
3

Việt Bắc
Gió lộng

10
57

4

Ra trận

82

5

Máu và hoa

13


6

Một
tiếng 13
đờn
Ta với ta
19
7 tập
224

7
Tổn
g

Ví dụ
Nhật, Pháp, Hy Mã Lạp, Uran,
Tây, Paris, Trung Hoa,…
Nhật, Pháp, Xô Viết, Liên Xô
Nhật, Đức, Châu Âu, Châu Á,
Tây, Hồng Quân, Trung Hoa,…
Cu Ba, Mỹ, Phần Lan, Xô Viết,
cung điện Mùa Đông, Á, Phi, La,
Mạc Tư Khoa, Xô Viết, Pháp,
Nhật,…
Mỹ, Ham-bua, Fran-fua, Luân
Đôn, Đông Dương,…
Mỹ, Nhật, Cu Ba, Xô, Liên Xô,…
Mỹ, Nhật, Liên Xô, Lầu 5 góc,…

22



2.2.1. Địa danh lịch sử thể hiện tinh thần cách mạng của các nước trên
thế giới
Bảng khảo sát địa danh lịch sử nước ngoài thể hiện tinh thần cách
mạng qua một số bài thơ tiêu biểu của Tố Hữu
Tập thơ
Gió lộng

Từ ấy
Ra trận

Ra trận
Ra trận

Bài thơ

Câu thơ dẫn

Địa danh Số lần
lặp lại
Trước
Trên bát đá Hồng Trường
- Hồng 1
Krem-lin Thành Krem-lin
Trường
Từ bóng tối xà lim Côn Đảo
-Krem2
Ban Mê – Lao Bảo – Sơn La
lin

….Trên đất nước Liên Xô
Liên 1
Và đứng trước Krem-lin

Hi vọng
Liên Xô nở trước đời tôi 3 Liên Xô 1
tuôi
Lều
cỏ Không đủ nuôi đời dâu cắt cỏ -Phần
1
Lê-nin
Phần Lan
Lan
Pê-trô-grat mùa hè bức nóng
-Pê-trô- 1
Về tay Xô Viết
grat
…Cung điện Mùa Đông
-Xô Viết 1
Gương hồ Ra-dơ-lip
-Cung
1
điện
Mùa
Đông
-Ra-dơ- 1
lip
Từ Cu Ba Cu Ba hòn đảo lửa đảo say
Cu Ba
1

Nhật
lí Hay tin giặc bắn Hòn Mê
Cu Ba
1
đường về Chu Ba chào bạn anh hùng

Trong văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa nói chung, trong thơ Tố
Hữu nói riêng, ta thấy một mối quan hệ hữu ái giai cấp rất rõ rệt. Những
nước xã hội chủ nghĩa như anh em trong cùng một ngôi nhà với quan hệ
“ruột thịt”, “huyết thống”. Đó là các nước: Việt Nam, Triều Tiên, Trung
Hoa, Liên Xô, Cu Ba, Ba Lan, Phần Lan,…Địa danh các nước này liên tục
23


được nhắc đi nhắc lại trong các bài thơ của Tố Hữu để thể hiện tinh thần
đòan kết quốc tế sâu sắc và sự tự hào về lực lượng của mình. Các nước đó
đều là thành viên trong dòng tộc thuộc “giai cấp ta”, “nước ta”, “phe ta”.
Phe ta là “một nhà”:
- Chúng ta, con một cha, nhà một nóc.
Thịt với xương, tim óc dính liền” (Ta đi tới).
- …Việt Nam với Triều Tiên
Hai chúng ta là một.
Qua Trung Hoa.
Chúng ta liền một khúc ruột.
Với Liên Xô.
Ta chung một mái nhà (Hai anh em)
- Triều Tiên với Việt Nam.
Ta là hai anh em.
Sinh đôi cùng một mẹ”.(Hai anh em)
-“Việt Nam với triều Tiên.

Ta thành hai đồng chí.
Ta thành hai chiến sĩ”. (Hai anh em)
Trong các địa danh ấy, Liên Xô được tác giả ưu ái và dành cho cái
nhìn ngưỡng vọng nhất. Nếu các nước xã hội chủ nghĩa là cả một đại gia
24


đình thì Liên Xô là anh cả, Việt Nam là em. Liên Xô là chỗ dựa vững chắc
cho Việt Nam trong chặng đường cách mạng:
Ơi người Anh dũng cảm.
Lũy thép sáng ngời ngời.
Đây Việt Nam tháng Tám.
Em Liên Xô tháng Mười”.
Địa danh Liên Xô hay được nhắc tới với cách mạng tháng Mười vĩ
đại, là tấm gương cho các nước noi theo. Dường như trong thơ Tố Hữu,
hình ảnh Liên Xô đã trở thành ước lệ cho sức mạnh của cách mạng, là biểu
tượng cho sự thắng lợi của phe xã hội chủ nghĩa trên thế giới. Hướng về
Liên Xô, lời thơ chợt vút lên sự tự hào, thể hiện niềm tin phơi phới.
Gắn liền với hình ảnh Liên Xô là chân dung lãnh tụ Lê-nin và Mác –
Ănghen. Nhà thơ say mê cổ vũ tư tưởng Mác – Lênin và đã có rất nhiều bài
trực tiếp viết về Lênin, như: Trước Kremlin, Lều cỏ Lênin, Với Lênin.
Ngoài ra còn có bài viết về Mác, như: Đường chúng ta đi, Ngẫu hứng
-

Mỗi chặng đường qua, ngoảnh lại nhìn
Càng đi, càng vững, lại càng tin
Hai bàn tay trắng nên cơ nghiệp
Một tấm lòng son quyết giữ gìn.
Độc lập tự do vàng quý nhất
Năm châu cách mạng, sức nhân nghìn.

Hãy hô một tiếng vang trời đất
Muôn năm, muôn năm Mác-Lênin! (Ngẫu hứng)

- Kính chào Mác thân yêu, vĩ đại!
25


×