Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

Địa danh trong thơ ca dân gian nghệ tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.35 KB, 115 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh



Đậu Thị Hoàn

Địa danh trong thơ ca
dân gian nghệ tĩnh
Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn


Vinh 2002


Lời nói đầu
Địa danh học (Toponymie) nghiên cứu những đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa
của các địa danh và phân loại chúng. Thực chất của việc nghiên cứu địa danh liên
quan trực tiếp với các ngành học khác nhau nh văn hoá học, lịch sử, dân tộc học,
khảo cổ học... Trong ngôn ngữ học, ngành địa danh học và nhân danh học thuộc bộ
môn khoa học gọi là danh xng học. Trong lịch sử nghiên cứu, trên thế giới cũng
nh ở Việt Nam đà có hàng loạt công trình của các tác giả khác nhau đề cập đến vấn
đề này. Dĩ nhiên, có thể mỗi ngời tiếp cận theo cách riêng của mình. Trong luận
văn này, ngời viết chú ý đến sự tồn tại của các địa danh của một vùng văn hoá - xứ
Nghệ - trong các văn bản thơ ca dân gian. Chúng tôi sẽ khảo sát, thống kê và phân
loại chúng. Địa danh không chỉ tồn tại trong khẩu ngữ, trong các văn bản khác mà
còn có mặt trên văn bản thơ ca dân gian. Khảo sát kỹ vấn đề này sẽ làm phong phú
thêm, hiểu ra thêm bức tranh văn hoá - ngôn ngữ của một dân tộc, cộng đồng,
vùng văn hoá. Dĩ nhiên, giữa ý định và kết qủa của việc làm vẫn còn đang là
khoảng cách khá xa. Chúng tôi đà rất cố gắng nhng tin chắc rằng luận văn hÃy còn
nhiều khiếm khuyết, sai sót. Chúng tôi ý thức rằng đây là công trình biểu hiện sự


tập dợt, bớc đầu nghiên cứu. Chúng tôi mong chờ sự chỉ bảo ân cần của các thầy cô
giáo, bạn bè đồng nghiệp những chỗ khiếm khuyết và sai sót.
Trong quá trình làm việc, chúng tôi nhận đợc sự giúp đỡ của thầy giáo hớng
dẫn, các thầy cô giáo trong bộ môn ngôn ngữ học, bạn bè đồng nghiệp. Xin mọi
ngời nhận cho ở chúng tôi lòng biết ơn chân thành và cảm tạ sâu sắc.

Tác giả: Đậu Thị Hoàn


Lời nói đầu
Địa danh học (Toponymie) nghiên cứu những đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa
của các địa danh và phân loại chúng. Thực chất của việc nghiên cứu địa danh liên
quan trực tiếp với các ngành học khác nhau nh văn hoá học, lịch sử, dân tộc học,
khảo cổ học... Trong ngôn ngữ học, ngành địa danh học và nhân danh học thuộc bộ
môn khoa học gọi là danh xng học. Trong lịch sử nghiên cứu, trên thế giới cũng
nh ở Việt Nam đà có hàng loạt công trình của các tác giả khác nhau đề cập đến vấn
đề này. Dĩ nhiên, có thể mỗi ngời tiếp cận theo cách riêng của mình. Trong luận
văn này, ngời viết chú ý đến sự tồn tại của các địa danh của một vùng văn hoá - xứ
Nghệ - trong các văn bản thơ ca dân gian. Chúng tôi sẽ khảo sát, thống kê và phân
loại chúng. Địa danh không chỉ tồn tại trong khẩu ngữ, trong các văn bản khác mà
còn có mặt trên văn bản thơ ca dân gian. Khảo sát kỹ vấn đề này sẽ làm phong phú
thêm, hiểu ra thêm bức tranh văn hoá - ngôn ngữ của một dân tộc, cộng đồng,
vùng văn hoá. Dĩ nhiên, giữa ý định và kết qủa của việc làm vẫn còn đang là
khoảng cách khá xa. Chúng tôi đà rất cố gắng nhng tin chắc rằng luận văn hÃy còn
nhiều khiếm khuyết, sai sót. Chúng tôi ý thức rằng đây là công trình biểu hiện sự
tập dợt, bớc đầu nghiên cứu. Chúng tôi mong chờ sự chỉ bảo ân cần của các thầy cô
giáo, bạn bè đồng nghiệp những chỗ khiếm khuyết và sai sót.
Trong quá trình làm việc, chúng tôi nhận đợc sự giúp đỡ của thầy giáo hớng
dẫn, các thầy cô giáo trong bộ môn ngôn ngữ học, bạn bè đồng nghiệp. Xin mọi
ngời nhận cho ở chúng tôi lòng biết ơn chân thành và cảm tạ sâu sắc.


Tác giả: Đậu Thị Hoàn


Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài:
- Địa danh là vốn từ quan trọng trong đời sống thực tiễn và tinh thần của
nhân loại. Nhờ địa danh mà con ngời xác định đợc nơi chốn, địa điểm về một vùng
đất. Và trong cuộc đời của mỗi ngời, hầu nh ai cũng có ít nhiều kỷ niệm buồn vui
gắn với những địa danh cụ thể.
- Địa danh là đơn vị ngôn ngữ có những đặc điểm về ngữ âm, ngữ nghĩa và
ngữ pháp. Nghiên cứu địa danh, chúng ta có thể thấy sự phong phú của đời sống
ngôn ngữ và qua đó còn giúp ta hiểu thêm các mặt địa lý, lịch sử, văn hoá của một
vùng đất cũng nh tâm lý cộng đồng liên quan đến việc đặt tên - định danh.
- Văn học là tấm gơng phản ánh hiện thực muôn mặt của cuộc sống. Tính
chất đó không chỉ đúng với văn học viết mà còn thể hiện rõ trong văn học dân gian
- nơi bảo lu những yếu tố văn hoá sâu đậm nhất. Trong văn học dân gian, yếu tố
địa danh xuất hiện nhiều và nhờ đó mà chúng ta có thể tìm hiểu địa phơng ở nhiều
góc độ (địa lý, lịch sử, văn hoá..). Đến với địa danh học, địa danh trong văn học
dân gian là những cứ liệu sống, giúp ngời nghiên cứu qua đó xác định đợc sự có
mặt của nó tại một địa bàn và những đặc điểm nơi mà nó định danh.
- Nghệ Tĩnh là một phần máu thịt của đất nớc Việt Nam, là chiếc cầu nối
trung gian giữa hai miền Nam - Bắc và đồng thời cũng là một vùng phơng ngữ văn hoá lớn của cả nớc. Nơi đây, từ bao đời đà lu giữ đợc những nét văn hoá đặc
sắc, độc đáo của ngời Việt nói chung, của nhân dân xứ Nghệ nói riêng. Đó là
những phong tục tập quán, những tín ngỡng dân gian, những nét ứng xử văn hoá
đặc sắc trong cuộc sống... và kể cả việc sử dụng ngôn ngữ thờng ngày.
Nh vậy, từ những lý do cơ bản nêu trên chúng tôi thấy việc nghiên cứu địa
danh trong thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh là việc làm cần thiết, hữu ích.
2. Mục đích nghiên cứu.
Đây là một trong số những luận văn của các học viên cao học thuộc chuyên

ngành lý luận ngôn ngữ, trờng Đại học Vinh, nghiên cứu địa danh của vùng đất
Nghệ Tĩnh. Tuy nhiên, đề tài không phải khảo sát ®Þa danh ë mét vïng cơ thĨ nh
mét sè ngêi đà làm, mà là nghiên cứu địa danh dới một góc độ ngôn ngữ qua các
văn bản thơ ca dân gian. Mục đích của nó là tìm ra sự phong phú, đa dạng của địa


danh trong thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh, đồng thời cũng nhằm tìm ra những quy luật
cơ bản về cấu tạo, ý nghĩa của địa danh ở vùng phơng ngữ này. Trên cơ sở đó rút ra
đợc những nét tiêu biểu, đặc sắc liên quan đến vốn từ tiếng Việt và hiểu rõ đặc trng
văn hoá của địa phơng.
Trong một chừng mực nhất định nào đó, luận văn đồng thời cũng khẳng định
vị trí, vai trò và mối quan hệ hữu cơ giữa địa danh học với từ vựng học, ngữ âm
học, ngữ pháp học và các nghành khoa học có liên quan nh: địa lý học, lịch sử học,
văn hoá học...
Luận văn cũng mong đợc góp thêm những cứ liệu cần thiết để góp phần
khẳng định thêm về mối quan hệ bộ ba giữa: ngôn ngữ, văn hoá và t duy, vấn đề
đang đợc nhiều ngời quan tâm, nghiên cứu.
3. Đối tợng - phạm vi nghiên cứu:
Đối tợng nghiên cứu của đề tài là những địa danh xuất hiện trong văn bản
thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh. Nhng do khả năng và điều kiện thời gian có hạn nên
chúng tôi chỉ khảo sát, tìm hiểu địa danh trong phạm vi một số loại hình thơ ca dân
gian. Cụ thể là: địa danh trong hát giặm Nghệ Tĩnh và trong ca dao Nghệ Tĩnh.
4. Phơng pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu địa danh dới góc độ ngôn ngữ vốn dĩ là một việc làm khó. Nó lại
càng khó khăn hơn khi tìm hiểu địa danh trong thơ ca dân gian. Bởi ở đấy chúng ta
rất khó xác định nguồn gốc, sự phát triển và ý nghĩa của các địa danh. Do vậy,
trong đề tài này, chúng tôi sử dụng nhiều phơng pháp nghiên cứu khác nhau nh:
phơng pháp khảo sát - thống kê t liệu, phơng pháp phân loại, phân tích lý giải địa
danh... và đặc biệt là phơng pháp ngôn ngữ học (chủ yếu từ vựng học) để tìm hiểu
chúng.

5. Đóng góp của đề tài:
Với luận văn này, chúng tôi mong góp đợc một phần nhỏ công sức vào việc
tìm hiểu địa danh ở một vùng phơng ngữ nổi trội của Tiếng Việt. Và đây cũng sẽ là
những cứ liệu quan trọng để giúp ta có điều kiện hiểu rõ hơn về đặc trng văn hoá
xứ Nghệ. Đồng thời, luận văn cũng cho ta thấy sự phong phú, đa dạng trong cách
định danh của một vùng phơng ngữ cũng nh nét đẹp của từng địa danh cụ thể trên
mảnh đất Hồng Lam "địa linh nhân kiệt" này.


6. Cấu trúc đề tài:
Đề tài của chúng tôi gồm ba phần: mở đầu, nội dung và kết luận.
Trong phần nội dung lại đợc trình bày bởi ba chơng sau:
Chơng 1: Cơ sở lý luận về địa danh
(Trong chơng này chúng tôi trình bày lịch sử nghiên cứu, các vấn đề lý
thuyết về địa danh, và những điểm cơ bản liên quan đến Nghệ Tĩnh - văn hoá xứ
Nghệ, để làm tiền đề cho việc giải quyết các chơng tiếp theo).
Chơng 2: Địa danh trong thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh.
(ở đây, chúng tôi giới thiệu sơ lợc về văn học dân gian Nghệ Tĩnh, sau đó đi
vào tìm hiểu địa danh trong thơ ca dân gian xứ Nghệ qua việc thống kê, khảo sát
phân loại...)
Chơng 3: Đặc điểm về cấu tạo và ý nghĩa của địa danh trong thơ ca dân gian
Nghệ Tĩnh.
(Đây là chơng trọng tâm, là phần quan trọng nhất của đề tài, bao gồm hai
nội dung: cấu tạo và ý nghĩa địa danh).
Ngoài ra luận văn có phần phụ lục với 622 địa danh và tài liƯu tham kh¶o.


Chơng 1 : Cơ sở lý luận về địa danh

1. Địa danh và địa danh học:

1.1. Lịch sử vấn đề:
Địa danh xt hiƯn tõ rÊt sím. Ngay tõ bi s¬ khai của lịch sử, lúc loài ngời
sáng tạo ra ngôn ngữ để làm phơng tiện giao tiếp và là công cụ của t duy thì địa
danh cũng xuất hiện từ đó. Từ xa xa, các bầy ngời nguyên thuỷ cũng nh các bộ lạc
sống bằng săn bắt và hái lợm đà phải sử dụng nÃo bộ để nhớ về các hang đá, quả
đồi, hay các khe nớc... làm nơi c trú và kiếm sống. Dù mới ở dạng rất manh nha
song ta có thể khẳng định rằng địa danh xuất hiện từ buổi bình minh của lịch sử
loài ngời.
So với địa danh trong ngôn ngữ thông thờng thì địa danh học ra đời muộn
hơn nhiều, và nó cũng muộn hơn một số chuyên ngành ngôn ngữ khác, nhng chúng
lại có những đóng góp rất quan trọng trong việc làm sáng tỏ những vấn đề về ngôn
ngữ học, địa lý học, lịch sử học và văn hoá học... Tuy nhiên, việc nghiên cứu địa
danh ở từng khu vực, từng quốc gia lại có những mức độ và khả năng không nh
nhau.
1.1.1. Trên thế giới, việc nghiên cứu địa danh đà có từ lâu đời.
ở Phơng Đông đại diện là Trung Quốc ngời ta đà nghiên cứu địa danh rất
sớm. Ngay từ đầu đời Đông Hán (25-220) Ban cố trong "Hán Th" đà ghi chép hơn
4000 địa danh (một số đợc giải thích rõ ý nghĩa và nguồn gốc cụ thể). Đến thời
Bắc Nguỵ (439 - 535) Lê Đạo Nguyên trong "Thuỷ Kinh Chú" có chép hơn 20.000
địa danh (trong đó trên 2.300 địa danh đợc giải thích ý nghĩa).
ở Phơng Tây, theo các tài liệu nghiên cứu của Trung Quốc thì ®Þa danh häc
chÝnh thøc ra ®êi tõ cuèi thÕ kû XIX. Cụ thể có các công trình nh: năm 1872,
J.T.Egli (Thuỵ Sỹ) viết "Địa danh học"; năm 1903, J.W.Nagl (áo) cũng có "Địa
danh học"... Và các Uỷ ban địa danh cũng lần lợt ra đời: năm 1890 thành lập Uỷ
ban địa danh nớc Mỹ (BGN), năm 1902 thành lập Uỷ ban địa danh Thuỵ Điển, và
năm 1919 thành lập Uỷ ban địa danh Anh (PCGN).
Vấn đề nghiên cứu địa danh đợc phát triển liên tục từ đó đến nay ở nhiều
khu vực khác nhau. ở thời kỳ đầu , các tác giả địa danh học chỉ khảo chứng nguồn



gốc địa danh... Nhng từ thế kỷ XX, bớc sang giai đoạn nghiên cứu tổng hợp về địa
danh, đà có tác giả xúc tiến việc nghiên cứu tổng hợp về địa danh theo hớng phát
triển địa lý học, (chẳng hạn nh : J.Gillienon với " Atlat ngôn ngữ Pháp" (19021910); hoặc có tác giả lại đề xuất văn hoá học để nghiên cứu các niên đại địa danh
(nh A.Đauzat với "Nguồn gốc và sự phát triển địa danh" (1926)) .
Đi đầu trong việc xây dựng hệ thống lý luận là các nhà địa danh học Xô
Viết vào đầu những năm sáu mơi của thế kỷ XX.
Đến nay, đà có địa danh học phổ thông nghiên cứu tổng hợp các nguyên lý
cơ bản về địa danh; địa danh học khu vực nghiên cứu hệ thống địa danh phản ánh
điều kiện lịch sử - địa lý trong khu vực; địa danh địa chỉ học nghiên cứu từng địa
danh về âm đọc, cách viết, cách dịch, tiêu chuẩn hoá có từng mục đích thực tiễn.
1.1.2. ở Việt Nam, việc nghiên cứu địa danh cũng đà có từ lâu nhng trớc
đây chỉ ở góc độ địa lý - lịch sử, nhằm tìm hiểu đất nớc - con ngời [15], [18], [36],
[40]....
MÃi đến năm 1960 trở lại đây, các vấn đề liên quan đến địa danh và lý luận
về địa danh mới đợc quan tâm.
Với "Mối liên hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam á qua một vài tên sông"
[8], Hoàng Thị Châu là ngời đầu tiên nghiên cứu địa danh trên bình diện ngôn ngữ
học. Những công trình tiếp theo của bà cũng nghiên cứu hớng này, nhng đi sâu
vào phơng ngữ nhiều hơn [9], [10].
Đến nay, có các công trình chuyên sâu về địa danh nh: "Những đặc điểm
chính của địa danh ở Thành phố Hồ Chí Minh" [22] và "Những đặc điểm chính của
địa danh Hải Phòng (sơ bộ so sánh với địa danh một số vùng khác)" [37]. Đây là
hai luận án phó tiến sỹ chuyên ngành ngôn ngữ học, nghiên cứu địa danh trên bình
diện ngôn ngữ, chuyên biệt về một địa phơng, đà tìm hiểu tơng đối cặn kẽ về lý
luận địa danh và địa danh học.
1.1.3. Riêng ở Nghệ Tĩnh, một vùng đất của khu vực Bắc miền Trung thì vấn
địa danh trớc đây cha đợc nghiên cứu nhiều, có chăng chỉ dới dạng địa chí, đề cập
chung chung dới dạng tên đất, tên làng... Chẳng hạn: "Địa chí văn hoá dân gian
Nghệ Tĩnh" của Nguyễn Đổng Chi [13], hoặc nhiều cuốn sách xà chí, huyện chí,
lịch sử địa phơng... ra đời.



Nhng mấy năm gần đây, việc xem xét địa danh xứ Nghệ dới góc độ ngôn
ngữ đợc khá nhiều ngời quan tâm, nghiên cứu, đặc biệt là nhóm luận văn thạc sĩ
chuyên ngành lý luận ngôn ngữ, trờng Đại Học Vinh. Chẳng hạn: "Địa danh Thành
phố Vinh" của Nguyễn Hồng Minh năm 1998; "Bớc đầu khảo sát đặc điểm địa
danh huyện Yên Thành" của Nguyễn Hữu Dị, năm 1998; "Những đặc điểm chính
của địa danh Nghi Lộc, Cửa Lò tỉnh Nghệ An" của Trần Văn Phơng, năm 1998;
"Địa danh Can Lộc" của Bùi Đức Hạnh năm 1998... Đây là những công trình
nghiên cứu khá sâu địa danh của một số vùng cụ thể và vẫn cha có cái nhìn bao
quát, tổng thể về địa danh xứ nghệ nói chung. Nh vậy, vấn đề địa danh trong thơ ca
dân gian Nghệ Tĩnh vẫn đang là mảnh đất bỏ ngỏ, cần đợc khai thác.
1.2. Địa danh và địa danh học:
1.2.1 Cũng nh vốn từ của bất kỳ ngôn ngữ nào trên thế giíi, vèn tõ TiÕng
ViƯt bao giê cịng cã mét bé phận tên riêng gồm tên ngời (nhân danh), tên đất (địa
danh)... Theo Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh [1]: "Địa danh là tên gọi các
miền đất (nom de tere)". Thế nhng, với khái niệm tơng đối đơn giản đó, từ trớc đến
nay các nhà nghiên cứu địa danh đà đa ra khá nhiều cách kiến giải khác nhau:
* Theo Nguyễn Văn Âu [3]: "Địa danh là tên đất gồm: sông, núi, làng mạc...
hay là tên đất các địa phơng, các dân tộc".
* Theo Lê Trung Hoa [21] "Địa danh là những từ hoặc ngữ cố định đợc dùng
làm tên riêng của các địa hình thiên nhiên, các công trình xây dựng, các đơn vị
hành chính và các vùng lÃnh thổ".
* Theo Nguyễn Kiên Trờng [37]: "Địa danh là tên riêng chỉ các đối tợng địa
lý tự nhiên và nhân văn có vị trí xác định trên bề mặt trái đất".
Hầu hết những cách định nghĩa trên đều đà nêu đợc tính chất cơ bản của địa
danh: "là tên đất..." (Nguyễn Văn Âu), "là tên riêng..." (Lê Trung Hoa, Nguyễn
Kiên Trờng). Tuy nhiên, mỗi định nghĩa đều có những điểm cần xem xét lại. Định
nghĩa của Nguyễn Văn Âu còn quá chung chung, cha đề cập đến những đối tợng
do con ngời kiến tạo nên nh: đền, chùa, cầu, cống... Định nghĩa của Lê Trung Hoa

thì cho rằng: "Địa danh những từ ngữ cố định"... Song trong thực tế, sự cố định của
địa danh chỉ mang tính tơng đối. Có rất nhiều địa danh bị biến đổi do nguyên nhân
bên trong và ngoài ngôn ngữ, ngoài cả ý muốn của chủ thể đặt tên. Định nghĩa của
Nguyễn Kiên Trờng đòi hỏi các đối tợng địa lý của địa danh phải " có vị trí xác


định trên bề mặt trái đất". Theo chúng tôi, cách định nghĩa nh vậy là quá gò bó
theo nghĩa đen. Địa danh tuy là tên đất nhng còn hàm nghĩa nơi chốn. Nơi chốn ấy
không chỉ đợc xác định trên bề mặt trái đất mà trong tơng lai còn có thể đợc xác
định trên cả Mặt Trăng và Sao Hoả với đà phát triển nh vũ bÃo của khoa học kỹ
thuật hiện nay.
Do vậy, theo chúng tôi: địa danh là những từ hoặc ngữ đợc chọn dùng làm
tên riêng để gọi những đối tợng địa lý tự nhiên hoặc nhân văn (do con ngời kiến
tạo).
1.2.2. Địa danh là tên gọi của một đối tợng địa lý (tự nhiên hoặc xà héi). Do
vËy, còng nh mäi danh tõ chung, nã cã chức năng định danh sự vật. Nhng, vì là tên
gọi, địa danh còn mang chức năng của tên riêng là cá thể hoá đối tợng. Nhờ vào
chức năng này mà địa danh giúp con ngời khu biệt đối tợng để thực hiện tốt chức
năng giao tiếp. Do vậy, địa danh đà trở thành một bộ phận ngôn ngữ rất quan trọng
trong đời sống xà hội.
Ngoài chức năng trên thì bản thân địa danh còn nhiều chức năng khác nữa
cũng không kém phần quan trọng: chức năng phản ánh hiện thực về một vùng đất
(ví dụ: núi Voi, động Mồng Gà...), chức năng phản ánh đặc điểm văn hoá của một
vùng ®Êt hay cđa mét téc ngêi (vÝ dơ: ®Ịn Cên, chùa Hơng Tích...).
1.2.3. Bản thân địa danh đà là phức tạp, khó phân loại, với địa danh trong thơ
ca dân gian lại càng khó khăn hơn, bởi hầu nh chúng đều là những địa danh cổ,
xuất hiện lâu đời. Do vậy, việc phân loại, tìm hiểu nó không hề đơn giản.
Tuỳ theo mục đích và phơng diện nghiên cứu mà có sự phân loại địa danh
khác nhau. Song lý thuyết chung cơ bản là nh nhau. Các nhà địa danh học phơng
Tây và Xô Viết phân loại địa danh theo hai tiêu chí: theo nguồn gốc ngữ nguyên

cấu thành địa danh và theo đối tợng mà địa danh phản ánh. Có tác giả chia địa
danh thành 4 loại:
1. Phơng danh (tên các địa phơng).
2. Sơn danh (tên núi, đồi, gò...)
3. Thuỷ danh (tên các dòng chảy, ao, vũng...)
4. Phố danh (tên các đối tợng trong thành phố).


(Tiêu biểu là G.P.Smolienaza và M.V. Gorbanevsky). Hoặc A.V.
Superanskaya lại chia địa danh ra 7 loại:
1. Phơng danh (tên địa phơng)
2. Phố danh (tên các đối tợng trong thành phố)
3. Sơn danh (tên núi, đồi )
4. Thuỷ danh (tên các dòng chảy)
5. Viên danh (tên quảng trờng)
6. Lộ danh (tên đờng phố).
7. Đạo danh (tên các loại đờng giao thông trên đất, dới đất, dới nớc, trên
không...[35].
Hai cách phân loại trên tơng đối đầy đủ, chi tiết nhng hầu nh không chú ý
đến những công trình xây dựng mang tính phục vụ công ích nh: cầu, cống, đập...
ở Việt Nam, việc phân loại địa danh cũng đà đợc nhiều ngời nghiên cứu.
Tác giả Trần Thanh Tâm trong "Thử bàn về địa danh Việt Nam"[32] đà chia địa
danh ra thành 6 loại:
* Loại đặt theo địa hình và đặc điểm
* Loại đặt theo tên ngời, tôn giáo, lịch sử
* Loại đặt theo hình thái, chất đất, khí hậu
* Loại đặt theo đặc sản, nghề nghiệp và tổ chức kinh tế
* Loại đặt theo sinh hoạt xà hội.
Tác giả Lê Trung Hoa trong "Những đặc điểm chính của địa danh Thành
phố Hồ Chí Minh"[22] đà phân loại địa danh theo hai tiêu chí khác nhau:

* Dựa vào thuộc tính của đối tợng riêng chia địa danh thành hai nhóm:
. Địa danh chỉ các đối tợng tự nhiên (ví dụ: núi, đồi, sông, rạch...).
. Địa danh chỉ các đối tợng nhân tạo (gồm ba nhóm nhỏ: địa danh chỉ công
trình xây dựng, địa danh hành chính, địa danh vùng...).
* Dựa vào nguồn gốc ngữ nguyên, ông chia địa danh thành hai nhóm:
. Địa danh thn ViƯt.


. Địa danh không thuần Việt (trong đó bao gồm 3 nhóm nhỏ: địa danh Hán
Việt, địa danh gốc Khơ Me, địa danh gốc Pháp).
Tác giả Nguyễn Kiên Trờng trong "Đặc điểm địa danh thành phố Hải
Phòng"[37] lại đa ra 3 tiêu chí để phân loại địa danh:
* Địa danh chỉ đối tợng địa lý tự nhiên (gồm hai nhóm):
. Nhóm đất liền
. Nhóm vùng biển giáp ranh.
* Địa danh chỉ đối tợng địa lý nhân văn ( gồm hai nhóm ):
. Địa danh c trú hành chính và các địa danh gắn với hoạt động của con ngời,
do con ngời tạo nên: ấp, bộ, châu, di chỉ, di tích, khu tập thể, trại, trang, trấn, xÃ,
xóm, vạn, xứ đạo...
. Địa danh đờng phố và địa danh chỉ công trình xây dựng:
Địa danh đờng phố: Đờng, ngà t, ngõ...
Địa danh chỉ công trình xây dựng: bể bơi, bến, cảng, chợ, chùa, nhà thờ...
* Theo nguồn gốc ngữ nguyên, tác giả chi địa danh Hải Phòng ra các loại:
. Địa danh có nguồn gốc Hán -Việt
. Địa danh có nguồn gốc thuần Việt
. Địa danh có nguồn gốc từ tiếng Pháp.
. Địa danh có nguồn gốc khác nh Tày - Thái, Việt - Mờng, Chàm - Môn,
Khơ me - MÃ lai.
. Địa danh cha xác định nguồn gốc.
* Dựa vào chức năng giao tiếp, ông chia ra:

. Tên gọi chính thức: do nhà nớc đặt và có trong các văn bản hành chính.
. Tên gọi dân gian: tên quen gọi trong dân gian
. Tên cổ, tên cũ.
. Tên khác.
Nhìn chung, cách phân loại của hai tác giả Lê Trung Hoa và Nguyễn Kiên
Trờng là hợp lý. Song, dờng nh mọi sự phân loại cũng chỉ mang tính tơng đối: tơng


đối giữa các nhóm với nhau và đồng thời tơng đối trong cả các nhóm nhỏ, chúng
có sự "giao thoa" lẫn nhau.
1.2.4. Ngày nay, từ vựng học bao gồm cả môn danh học - môn học "nghiên
cứu những nguyên tắc và quy luật của việc biểu thị của các đối tợng, khái niệm
bằng phơng tiện từ vựng của các ngôn ngữ" [20]. Nếu "Ngữ nghĩa học nghiên cứu
tính chất của khái niệm và mối quan hệ của khái niệm với các hiện tợng thực tế"
thì danh học"nghiên cứu các khái niƯm vỊ mỈt biĨu hiƯn" [37]. Danh häc bao gåm:
a. Nhân danh học: nghiên cứu lịch sử, cấu tạo tên ngời (họ tên, bí danh, biệt
hiệu...).
b. Địa danh học nghiên cứu nguồn gốc, cấu tạo, ý nghĩa và sự biến đổi của
địa lý.
c. Với danh học nghiên cứu rộng các đối tợng khác chẳng những thuộc về
trái đất mà còn nằm ngoài trái đất.
Địa danh đợc tạo nên từ chất liệu ngôn ngữ, từ vỏ âm thanh đến nội dung ý
nghĩa đợc xác định bởi các quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố cấu tạo cho nên nó
mang đầy đủ đặc điểm, tính chất của ngôn ngữ. Do đó, địa danh học có quan hệ
chặt chẽ, mật thiết với ngữ âm học, từ vựng học và ngữ pháp học. Tuy nhiên, địa
danh gắn với một địa bàn cụ thể, xác định nên nó cũng là đối tợng khảo sát của phơng ngữ học. Nhìn chung, địa danh là tên riêng, nằm trong hệ thống tên gọi
(chung) của mọi đối tợng mà đơn vị từ vựng phản ánh cho nên địa danh thuộc về từ
vựng học.
1.2.5. Địa danh học là một môn học của từ vựng học nói riêng và của ngành
ngôn ngữ học nói chung. Địa danh học nghiên cứu sự hình thành, biến đổi và vận

hành của tên đối tợng địa lý tự nhiên và xà hội.
Hiện nay, địa danh học đợc nhìn nhận từ nhiều góc độ và nảy sinh ra nhiều
bộ môn chuyên nghiên cứu các đối tợng hay nhóm đối tợng địa lý trên trái đất.
Chẳng hạn:
a. Thuỷ danh học: nghiên cứu các đối tợng sông nớc (ao, hồ, đập...).
b. Sơn danh học: nghiên cứu tên đồi, núi, rừng.
c. Phơng danh học: nghiên cứu tên các địa bàn, địa điểm c trú của con ngời
(làng, x·, xãm, th«n...).


d. Phố danh học nghiên cứu tên đờng phố...
Trên thực tế, còn có một số bộ môn nghiên cứu với các tên gọi khác về các
đối tợng địa lý khác tuỳ theo mục đích, điều kiện và hoàn cảnh địa lý của mỗi địa
bàn, dân tộc, quốc gia...
Tuy nhiên, việc nghiên cứu nghĩa của địa danh vẫn là vấn đề đợc đặt lên
hàng đầu. Song để tiếp cận điều đó không phải là việc làm dễ. Trớc đây, lúc cha có
phơng pháp ngôn ngữ học và địa danh học lý thuyết, thờng nhiều tác giả sa vào lối
"từ nguyên học dân gian" - giải nghĩa theo kiểu t biện, suy đoán mà thiếu cứ liệu
cụ thể.
"Việc nghiên cứu nghĩa thực chất là nghiên cứu cách đặt tên, phơng thức
định danh... để qua đó tìm hiểu văn hoá của một dân tộc hay tộc ngời nào đó. Vì
đặt tên là một mặt quan trọng của mọi nền văn hoá nhân loại" [37].
Nhng địa danh không phải là bất biến, cố định mà nó có thể nh những hoá
thạch bị bào mòn theo năm tháng, cả âm lẫn nghĩa, bởi nhiều lý do khác nhau (có
thể do điều kiện lịch sử, xà hội...). Cho nên, sự biến đổi của địa danh, dù dới hình
thức nào, với nguyên nhân nào thì cũng cần có một phơng pháp, một cách lý giải
thoả đáng, ở dới góc độ ngôn ngữ (đơn vị nền tảng tạo nên địa danh) và ngoài ngôn
ngữ (sự biến động của lịch sử văn hoá dân tộc... ). Nh vậy mới có cái nhìn thấu đáo
về vấn đề này.
1.2.6. Nghiên cứu vấn đề địa danh phải xây dựng đợc phơng pháp phù hợp,

mới có thể đem lại hiệu quả nh mong muốn. Từ lâu nay, nhiều nhà địa danh học
Xô Viết và phơng Tây đều cho rằng: "Cần phải nghiên cứu địa danh bằng phơng
pháp tổng hợp, lấy phơng pháp ngôn ngữ học là chính, vận dụng các phơng pháp
bổ trợ của lịch sử học, địa lý học, khảo cổ học, nhân chủng học và dân tộc học ..."
[37].
Theo Nguyễn Kiên Trờng, khi nghiên cứu địa danh đồng thời lu ý hai
nguyên tắc chính:
a. Dựa vào th tịch cũng nh các phơng pháp nghiên cứu của sử học, địa lý
học, nhân chủng học, dân tộc học và khảo cổ học.
b. Trong thao tác phân tích địa danh, phải thận trọng khi vận dụng phơng
pháp thành tố.


Nghiên cứu địa danh phải bằng nhiều phơng pháp khác nhau, trong đó phơng pháp ngôn ngữ học là quan trọng nhất. "Thiếu các phơng pháp của ngôn ngữ
học, chúng ta không thể hiểu ngay cả vai trò của các yếu tố trong việc hình thành
các địa danh vốn đợc hình thành từ xa xa, khi nắm vững các quy luật đó, mới có
thể (và cần phải) so sánh, đối chiếu các địa danh, điều này cho phép cách giải thích
chúng từ góc độ hình thái học và ngữ nghĩa học" [37].
Muốn nghiên cứu địa danh một cách cặn kẽ, thấu đáo thì ngoài phơng pháp
ngôn ngữ học chúng ta còn đồng thời phải dựa vào nghiên cứu lịch sử và địa lý. Sở
dĩ nh vậy bởi hai lý do cơ bản:
Một là, địa danh ra đời vào những thời kỳ, thời điểm xà hội nhất định, chúng
chịu sự tác động của những biến cố lịch sử cụ thể, về nhiều mặt (chiến tranh, di
dân, tiếp xúc, giao lu văn hoá, ngôn ngữ... giữa các tộc ngời) khi đó địa danh nh
một chứng tích, dấu ấn lịch sử. Vì thế, địa danh học nh là một bộ môn của lịch sử
học, trong đó có lịch sử - địa lý học.
Hai là, ở những mức độ nhất định, địa danh phản ánh đặc thù địa lý của một
địa phơng, một dân tộc... Vì khi định danh sự vật, chủ thể hay gắn thuộc tính ngoại
hình, đặc điểm tự nhiên... của đối tợng vào tên gọi thờng danh từ chung phản ánh
tính chất địa lý của đối tợng, giúp các nhà địa lý nắm bắt đợc các đối tợng địa lý tự

nhiên gắn với hoạt động của con ngời, ở diện đồng đại hoặc lịch đại, phân bố trên
các vùng lÃnh thổ.
Nh vậy, việc nghiên cứu địa danh không chỉ sử dụng đơn thuần một phơng
pháp nghiên cứu nào đó mà là sự tổng hợp liên ngành.
Trên đây là vấn đề lý thuyết chung của quy trình thực hiện một đề tài nghiên
cứu. Song cũng tuỳ vào mục đích, yêu cầu, đặc trng của từng đề tài cụ thể mà vận
dụng nó. Với luận văn này, chúng tôi nghiên cứu địa danh xuất hiện trong thơ ca
dân gian của một vùng phơng ngữ. Do vậy, việc khảo sát, thống kê t liệu dựa trên
cơ sở những t liệu cụ thể, có sẵn. Đồng thời khi xét cấu tạo, ý nghĩa cũng cần phải
làm rõ đặc trng văn hoá trong cách đặt tên - định danh - của vùng đất giàu bản sắc
văn hoá này.
2. Nghệ Tĩnh và văn hoá xứ Nghệ:
Nghệ Tĩnh ở đâu, nơi nào, khu vực ấy ra sao, đặc biệt "con ngời" mang theo
những đặc trng, bản sắc gì? Câu hỏi tởng nh có thể trả lời một cách giản đơn, trên


thực tế đà có một số tác giả giải thích, nhng kỳ thực chẳng hề đơn giản chút nào.
Hơn thế, có những nét văn hoá của ngời dân vùng này đà nằm trong tâm thức mọi
ngời dân nh: cá gỗ, tằn tiện, hiếu học... Sự đúng sai, mặt tốt và mặt cần khắc phục
tuỳ thuộc vào cách tiếp cận, định hớng nghiên cứu, đặc biệt là phải dựa trên các
thông sè, t liƯu khoa häc. NghƯ TÜnh lµ mét khu vực văn hoá và con ngời vùng này
là một chứ không thể tách Nghệ An ra khỏi Hà Tĩnh và ngợc lại. Có thể một ngời
nghiên cứu nào đó khám phá, phát hiện những nét riêng vùng Bắc sông Lam và
Nam sông Lam. Song đó chỉ là nét chứ không thể dựng lên một bộ tiêu chí đứng ra
làm nên đặc trng khu biệt.
Qua những t liệu lịch sử để lại, đà chỉ cho chúng ta biết rằng mÃi đến thế kỷ
XVIII ngời Việt mới khai phá và nối liền bản đồ nớc Việt Nam đến Minh Hải nh
ngày nay. Vào năm 1069 biên giới nớc nhà của chúng ta mới vợt qua đèo Ngang
để mở rộng vùng đất Bình Trị Thiên. Vào năm 1471, triều Lê Thánh Tông đà kéo
dài đất Việt, mợn đèo Hải Vân và thành lập đạo Quảng Nam. Vùng đất châu thổ

sông Hồng với cách gọi là tam giác châu, vùng ven biển Nghệ Tĩnh, Bình Trị
Thiên đợc coi là cái nôi của ngời Việt cổ. Xét về mặt văn hoá, lịch sử - xà hội,
ngôn ngữ có thể gọi khu vực khu 4, mà cụ thể hơn Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên là
những "di tích hoá thạch".
Về vùng đất Nghệ Tĩnh, ca dao đà có câu:
"Đờng vô Xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nớc biếc nh tranh hoạ đồ
Ai vô xứ Nghệ thì vô..."
Văn bản ca dao đà chỉ rõ và khắc hoạ đầy đủ tất cả nghĩa hiển ngôn lẫn hàm
ngôn của một địa danh cụ thể. Một vùng đất, một miền quê đẹp đẽ, êm ả nh bao
miền quê khác của đất nớc Việt Nam, nhng đến đây rồi thì ai cũng có những ấn tợng khó quên về nó. Bởi nơi đây không chỉ có những danh thắng nổi tiếng mà còn
có một nền văn hoá lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc.
Theo lời G.S Trần Quốc Vợng, một nhà nghiên cứu khảo cổ học đà chỉ rõ:
"Nói cho thật đúng thì Nghệ Tĩnh mới tách ra về mặt hành chính quá gần đây thôi.
Chúng tôi làm chung và nhìn chung về khảo cổ học Nghệ Tĩnh. Thời Đá cũ, sơ kỳ
có Thẩm òm ở Quỳ Châu, hậu kỳ có đồi Dùng, đồi Rạng ở Thanh Chơng. Thời
Đá mới, sơ kỳ có nhiều hang động ở Hoà Bình - Bắc Sơn, ë c¸c hun Q Phong,


Con Cuông, Tơng Dơng, Tân Kỳ, Quỳ Châu, có nhiều cồn sò điệp ở ven biển
Quỳnh Văn, Quỳnh Lu. Hậu kỳ thì có nhiều di tích văn hoá cồn - bàu dạng Bàu
Tró - ở dọc ven biển Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Can Lộc, Nghi Xuân, Diễn Châu,
Quỳnh Lu. Rất đáng chú ý là xởng chế tác rìu đá ở rú Dầu, xà Đức Đồng, Đức Lạc
huyện Đức Thọ, đánh dấu sự phân công lao động và nhiều "trao đổi sản phẩm từ
đó toả đi nhiều nơi ngay từ thời nguyên thuỷ..." [38]. Xứ Nghệ hay đất Nghệ là
Việt Thờng thời cổ. Mời tám đời vua Hùng dựng nớc còn để lại nhiều di tích,
truyền thuyết trên vùng đất này. Đền Cuông, (đền Công) đặt dới chân núi Mộ Dạ,
Diễn Châu là một minh chứng. G.S Hà Văn Tấn đà chỉ ra và lý giải một số t liệu
khảo cổ học, dân tộc đáng quý. Gần đây dấu vết ngời vợn đà đợc phát hiện ở Nghệ
Tĩnh, trong hang Thẩm òm xà Châu Thuận, huyện Quỳ Châu. Các nhà khảo cổ

học đà tìm thấy năm chiếc răng ngời, những chiếc răng này mang đặc điểm của
răng ngời cổ xa và răng ngời hiện đại. Các nhà nghiên cứu đà dự đoán răng ngời vợn ở Thẩm òm đà sống cách chúng ta khoảng hai mơi vạn năm. Vào cuối thời đại
đồ đá cũ có những bộ lạc săn bắt hái lỵm sinh sèng c tró ë mét khu vùc réng lớn
của Việt Nam. Các nhà khảo cổ học gọi là văn hoá Sơn Vi. Trên đất Nghệ Tĩnh,
dấu vết của văn hoá Sơn Vi mới đợc phát hiện gần đây ở vùng đồi gò dọc sông
Lam, thuộc huyện Thanh Chơng nh đồi Dùng (xà Thanh Đồng), đồi Rạng (xÃ
Thanh Hng ). Văn hoá Sơn Vi kéo dài trong khoảng từ hai vạn năm đến mời hai
nghìn năm cách ngày nay. ở Nghệ Tĩnh, các nhà khảo cổ học đà nghiên cứu và
thăm dò khá nhiều hang động có di tích văn hoá Hoà Bình trong các dÃy núi đá vôi
ở các huyện Quế Phong, Con Cuông, Tơng Dơng, Tân Kỳ và Quỳ Châu.
Theo những phát hiện mới ở Đông Nam á và Việt Nam, nông nghiệp đà ra
đời trong lòng văn hoá Hoà Bình. Dựa vào các di tích thực vật nh hạt cây hoặc
phấn hoa tìm đợc trong một số hang động, các nhà nghiên cứu cho rằng bầu, bí và
một vài giống rau đậu đà đợc c dân Hoà Bình trồng trọt. Nông nghiệp bấy giờ đang
ở trong trạng thái sơ khai. Nối tiếp văn hoá Hoà Bình là văn hoá Bắc Sơn. Một vài
hang động ở Nghệ Tĩnh đà tìm thấy những chiếc rìu bằng đá cuội đợc mài một
phần rất nhỏ ở rìa lỡi. Tuy nhiên, dấu vết văn hoá Bắc Sơn ở Nghệ Tĩnh thu đợc
quá ít. Lúc đó, những phát hiện khảo cổ học cho ta biết nhiều hơn về c dân vùng
ven biển Nghệ Tĩnh cách đây khoảng năm, sáu nhìn năm. Đó là các bộ lạc sáng tạo
nên văn hoá Quỳnh Văn. Nh vậy, c dân trồng lúa cuối thời đại đồ đá mới ở vùng
đồng bằng ven biển Nghệ Tĩnh không phải ai xa lạ mà chính là con cháu của c¸c


bộ lạc chủ nhân văn hoá Quỳnh Văn trớc đó. Nền văn hoá mà họ tạo ra đợc các
nhà khảo cổ học là nền văn hoá Bàu Tró, lấy tên từ các hồ nớc ngọt tại Đồng Hới
tỉnh Quảng Bình - nơi phát hiện di tích đầu tiên con ngời thời kỳ này. Nhờ những
cuộc khai quật khảo cổ gần đây, chúng ta có thể thấy đợc một quá trình chuyển
biến liên tục từ văn hoá Quỳnh Văn đến văn hoá Bàu Tró trên đất Nghệ. Ví nh các
nhà khảo cổ học đà tìm thấy những công cụ bằng đá đợc ghè đẽo bên cạnh những
nồi đất đáy nhọn có hoa văn hai mặt ở bÃi Phôi Phối xà Xuân Viên, Nghi Xuân.

Đấy là một gò cát rộng, nằm cạnh ngọn nguồn của rào Mỹ Dơng dới chân dÃy
Hồng Lĩnh. Khi đa kỹ thuật làm đồ đá lên đến đỉnh cao, c dân cuối thời đại đá Mới
đất Việt đà tìm đợc một loại vật liệu mới: đồ đồng ở Nghệ Tĩnh, có khả năng là bộ
lạc sống vào giai đoạn kết thúc của văn hoá Bàu Tró đà biết đến đồng. Các nhà
khảo cổ học đà tìm đợc những bình gốm ở lèn Hai Vai, Diễn Châu,dấu vết thuộc
buổi đầu thời đại đồ đồng. Di chỉ đồi Đền ở Tơng Dơng cũng đợc xem là sơ kỳ thời
đại đồ đồng. Nghề luyện kim và chế tác đồ đồng đà ®ãng vai trß rÊt quan träng
trong ®êi sèng con ngêi xứ Nghệ. Phát hiện ra những chiếc lỡi cày, lỡi cuốc bằng
đồng trong giai đoạn này chứng tỏ nông nghiệp đà có bớc phát triển mới. Chỉ đến
văn hoá Đông Sơn, một nhà nớc Việt cổ mới thực sự ra đời. Văn hoá Đông Sơn
phân bố rộng rÃi từ Hoàng Liên Sơn phía Bắc đến phía Nam của Bình Trị Thiên.
Văn hoá Đông Sơn chính là văn hoá cộng đồng c dân Văn Lang. Nghệ Tĩnh là
mảnh đất có nhiều di tích văn hoá Đông Sơn. Những chiếc lỡi cày bằng đồng đÃ
phát hiện ra ở đồng Mỏm, xà Diễn Thọ - Diễn Châu. Trong một ngôi mộ làng Vạc
nhiều trống đồng lớn và đẹp có chạm khắc hình chim bay chim đậu và hình ngời
chèo thuyền điển hình cho trống đồng có văn hoá gần giống trống làng Vạc. Trống
Đông Hiếu là trống Đông Sơn lớn nhất, đờng kính mặt trống đến 90cm. Nghề đúc
đồng đà cực thịnh với văn hoá Đông Sơn rực rỡ trên đất Nghệ thì nghề luyện sắt,
chế tác sắt cũng phát triển. Ví nh, nghề luyện sắt cổ truyền ở Nho Lâm, Diễn Châu,
xà Xuân Giang, Nghi Xuân... (Xin xem Hà Văn Tấn, 1984)
Nghệ Tĩnh ngày xa thuộc đất Việt Thờng. Theo G.S Bùi Văn Nguyên, các
th tịch ghi lại họ Việt Thờng (Việt Thờng Thị) có thể là một kiểu bộ tộc Việt Thờng, tức là một bộ tộc ngời đà biết mặc một loại xiêm để chắn bùn lầy, phần lớn ở
đồng bằng qua các công việc nh làm nghề cá và có khả năng làm ruộng nớc. Chắc
rằng, cái tên Việt Thờng là cái tên ngời đời sau gọi với ý nghĩa nh vậy. Nghệ Tĩnh
là một dải đất thống nhất của nớc Việt Thờng cũ, mà về sau tên Việt Thêng chØ sãt


lại thành một huyện Việt Thờng (bao gồm Nghi Xuân, Can Lộc và một phần Đức
Thọ ngày nay). Huyện Việt Thờng cũ nằm gọn trong địa bàn Hoan Châu, từ vùng
Lập Thạch (Nghi lộc) cho đến vùng Nghèn (Can Lộc). ở dới chân núi Hồng Lĩnh

tức là vùng chùa Hơng TÝch ë NghƯ TÜnh hiƯn nay, thc x· Thiªn Léc (Can Lộc)
là một địa bàn đô thành của Kinh Dơng Vơng, bố của Lạc Long Quân. Ngọc phả
đền Hùng và hầu hết các thần tích địa phơng ở Bắc Bộ có liên quan đến Hùng Vơng, An Dơng Vơng, Hai Bà Trng...đều mở đầu bằng cách nhắc đến việc Kinh Dơng Vơng xây dựng đô thành ở chân núi Hồng Lĩnh (Hoan Châu)... (Xin xem Bùi
Văn Nguyên, 1977).
Vùng đất Nghệ Tĩnh là khu vực phía Nam của nớc Văn Lang và nớc Âu Lạc
ngày xa. Chính Bùi Dơng Lịch đà chỉ rõ, trong "Đại Việt sử ký toàn th" có chÐp:
"phÝa Nam Giao ChØ cã hä ViƯt Thêng". "H¸n th thiên quận quốc chí" khi chép
đến quận Giao Chỉ có chú là: "Nớc của An Dơng Vơng thời cổ". Tần Thuỷ Hoàng
năm thứ 33, Đinh Hợi (214 trớc CN), sai hiệu uý là Đỗ Th đem quân đánh vào đất
Lĩnh Nam chiếm đất Lục Lơng, đặt làm Quế Lâm, Nam Hải và Tợng Quận. Lại sai
Nhâm Ngao làm chức uý Nam Hải và Triệu Đà làm chức lệnh đất Long Xuyên.
Tần Nhị Thế năm thứ 2 (208 trớc CN), Nhâm Ngao chết, Triệu Đà tự lên thay và
sau đó đà lấy cả Quế Lâm và Tợng Quận, tự phong làm Nam Việt Vơng. Sử chú
rằng: "Quế Lâm nay là Quảng Tây, Nam Hải nay là Quảng Đông, Tợng Quận nay
là An Nam". Vậy thì đất Việt Thờng và cõi Giao Chỉ ở phía Nam đều thuộc Tợng
Quận ( xin xem Bùi Dơng Lịch, 1993, tr. 39). Thời thục An Dơng Vơng, nớc Âu
Lạc kéo dài về phía Nam đến dÃy Hoành Sơn (đèo Ngang). Vào năm 179 trớc CN
Triệu Đà chiếm Âu Lạc và chia thành hai quận Cửu Chân và Giao Chỉ, mở đầu thời
kỳ đen tối cho lịch sử nớc nhà. Giao Chỉ gồm các tỉnh phía Bắc ngày nay và Cửu
Chân bao gồm vùng đất Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh. Họ Triệu làm vua đợc bốn đời.
Đến đời vua Kiến Đức, vào năm Nguyên Đỉnh th 6 (111 trớc CN), Hán Vũ Đế sai
quân đánh tan Nam Việt và chia Nam Việt làm 9 quận là: Nam Hải, Thơng Ngô,
Uất Lâm, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Chu Nhai và Đan Nhĩ. Trong
đó ba quận: Giao ChØ, Cưu Ch©n, NhËt Nam thc níc ta. Giao chØ có 10 huyện:
Luy Lâu, An Trạch, Cẩu Lậu, Mê Linh, Khúc Dịch, Bắc Đái, Khê Từ, Tây Vu,
Long Biên và Chu Diên; quận Cửu Chân có 7 huyện: T Phố, C Phong, Đô Bàng, D
Phát, Hàm Hoan, Võ Công, Võ Biên; và quận Nhật Nam có 5 huyện: Chu Ngô, Tỷ
Cảnh, L Dung, Tây Quyển, Tợng Lâm. Trong 7 huyện của Cửu Chân thì huyện



Hàm Hoan là huyện lớn nhất tơng đơng với vùng Nghệ Tĩnh. Cuối thế II đến cuối
thế kỷ III,triều đình Đông Hán tan rà và Trung Quốc rơi vào tình trạng hỗn chiến
thời Tam Quốc (Nguỵ, Thục, Ngô). Nhà Ngô đà tách quận Hợp Phố, Giao Chỉ,
Cửu Chân và Nhật Nam lập thành Giao Châu (đề ra từ năm 226 và thực hiện từ
năm 264), lấy Long Biên (Hà Bắc) làm châu lị. Năm 271, theo lời xin của thứ sử
Đào Hoàng, nhà Ngô tách hẳn bộ phận phía Nam quận Cửu Chân, ngang với Hàm
Hoan cũ đặt thành quận Cửu Đức. Quận Cửu Đức bao gồm hầu khắp đất đai Nghệ
Tĩnh ngày nay. Năm 280, nhà Tấn diệt nhà Ngô thống nhất Trung Quốc. Dới triều
nhà Tấn, chính quyền đô hộ mở rộng quận Cửu Đức, đổi huyện Dơng Thành làm
Dơng Toại, cắt một phần đất huyện Dơng Toại lập thành huyện phố Dơng đặt thêm
huyện Nam Lăng và Đô Giao tơng đơng với vùng Nghi Xuân, Hơng Sơn, Hơng
Khê, và Thạch Hà. Có nhiều t liệu lịch sử - địa lý cho rằng quận Cửu Đức bấy giờ
kéo dài tận Hoành Sơn. Năm 470, nhà Tống tách Hợp Phố sát nhập vào nội địa
Trung Quốc. Bản đồ Giao Châu thu hẹp còn vùng Bắc bộ và Bắc Trung Bộ ngày
nay. Vùng Nghệ Tĩnh vẫn mang tên Cửu Đức, song các huyện trong quận có ít
nhiều thay đổi. Nhà Tống đặt thêm huyện Tống Thái, Tống Xơng, Hi Bình và bỏ
huyện Dơng Toại gộp vào huyện Phố Dơng. Nhà Tề thay nhà Tống lại bỏ huyện
Tống Thái, Tống Xơng và Hi Bình. Đầu thế kỷ VI, Giao Châu thuộc nhà Lơng.
Năm 523, Lơng Vũ Đế chia Giao Châu cũ ra làm nhiều châu huyện mới (6 châu và
nhiều quận huyện), đổi Cửu Chân làm ái Châu và Cửu Đức thành Đức Châu. Vào
năm 542 khởi nghĩa Lý Bí thành công và nớc Vạn Xuân ra đời. Từ năm 598, khi
cha chiếm đợc nớc Vạn Xuân, Nhà Tuỳ đà đặt khống tên các châu ở nớc ta và đổi
Đức Châu ra Hoan Châu. Đến năm 607, Tuỳ Dỡng Đế bỏ các châu cũ và đặt lại
các châu quận. Giao Châu chia ra làm 7 quận, trong đó quận Nhật Nam gồm 8
huyện thì Cửu Đức tơng đơng với Nghệ An, Kim Ninh (hay Kim An), Giao Cèc,
Nam L·ng, Phó Léc tơng đơng với Hà Tĩnh. Vào năm 618 nhà Tuỳ đổ, nhà Đờng
đô hộ nớc ta, các quận lại đợc đổi thành các châu nh cũ. Năm 622, nhà Đờng đổi
Giao Châu làm An Nam tổng quản lĩnh 10 châu. Nhật Nam đợc đổi tên thành
Nam Đức và vào năm 627, châu nam Đức đổi tên thành Đức Châu, rồi đến năm
628, Đức Châu đổi thành Hoan Châu. Đến năm 679 nhà Đờng đặt An Nam đô hộ

phủ gồm 12 châu, 59 huyện và 41 châu. Vùng Nghệ Tĩnh lúc đó gồm 2 châu: Diễn
Châu và Hoan Châu. Diễn Châu tơng đơng các huyện Bắc xứ Nghệ: Diễn Châu,
Yên Thành, Quỳnh Lu và vùng núi Tây Bắc Nghệ Tĩnh. Hoan Châu bao gồm các



×