Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

15 4 2015 đề một số BT hay và khó trong đề thi thử 2015 số 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (701.2 KB, 2 trang )

rongden_167 - />
Hà nội, ngày 12 tháng 4 năm 2015

MỘT SỐ BÀI TẬP HAY + ĐÁNG CHÚ Ý
TRONG MÙA THI THỬ 2015 – BUỔI SỐ 7
NGUỒN: Đề thi thử trong khóa luyện đề 2015 môn Hóa Học trên moon.vn
Đề thi thử lần 4 trường THPT Chuyên KHTN năm 2015.
Các bài tập hay sưu tầm trên internet, group và page facebook.

Câu 1. [192046]: Hỗn hợp rắn X gồm FeCl3, MgCl2, CuCl2 hòa tan trong nước được dung dịch Y. Nếu cho Y tác
dụng với Na2S dư thì thu được m1 gam kết tủa. Nếu cho Y tác dụng với lượng dư H2S thì thu được m2 gam kết
tủa. Biết m1 = 2,51m2.
Nếu giữ nguyên lượng các chất MgCl2, CuCl2 trong X và thay FeCl3 bằng FeCl2 có cùng khối lượng, sau đó
cũng hòa tan chúng vào nước thi được dung dịch Z. Nếu cho Z tác dụng với Na2S dư thì được m3 gam kết tủa.
Nếu cho Z tác dụng với H2S dư thì được m4 gam kết tủa. Biết m3 = 3,36m4.
Phần trăm khối lượng FeCl3 trong mẫu chất rắn X ban đầu gần giá trị nào dưới đây nhất
A. 14%.

B. 52%.

C. 36%.

D. 68%.

Câu 2. [192047]: Nung m gam hỗn hợp X gồm bột Al và Fe3O4 sau một thời gian thu được chất rắn Y. Để hòa
tan hết Y cần V ml dung dịch H2SO4 0,7M (loãng). Sau phản ứng thu được dung dịch Z và 9,846 lít khí (đo ở 1,5
atm, 27oC). Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Z đến dư, thu được kết tủa M. Nung M trong chân không đến
khối lượng không đổi thu được 44 gam chất rắn T.
Cho 50 gam hỗn hợp X1 gồm CO và CO2 qua ống sứ đựng chất rắn T nung nóng. Sau khi T phản ứng hết, thu
được hỗn hợp khí X2 có khối lượng gấp 1,208 lần khối lượng của X1. Giá trị của m và V lần lượt là
A. 59,9 và 1091.



B. 59,9 và 2000.

C. 57,2 và 2000.

D. 66,9 và 1900.

Câu 3. [192048]: Cho 82,05 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 (có tỉ lệ mol 2,3 :1 ) tan hoàn toàn trong dung dịch
chứa đồng thời hai axit H2SO4 và NaNO3 thu được dung dịch Y chỉ chứa 3 muối và m gam hỗn hợp khí Z (trong
đó có 0,2 mol khí H2). Cho BaCl2 dư vào Y có 838,8 gam kết tủa xuất hiện. Mặt khác cho 23 gam Na vào dung
dịch Y, sau khi các phản ứng xảy ra thì thấy khối lượng dung dịch giảm 3,1 gam và dung dịch sau phản ứng
không còn muối amoni nữa. Giá trị gần nhất với m là
A. 16.

B. 13.

C. 12.

D. 15.

Câu 4. [192049]: X và Y là hai peptit được tạo từ các α-amino axit no, mạch hở chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm –
COOH. Đun nóng 0,1 mol hỗn hợp E chứa X, Y bằng dung dịch NaOH (vừa đủ). Cô cạn dung dịch sau phản ứng
thu được m gam muối khan. Đốt cháy toàn bộ lượng muối này thu được 0,2 mol Na2CO3 và hỗn hợp gồm CO2,
H2O, N2 trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 65,6 gam. Mặt khác đốt cháy 1,51m gam hỗn hợp E cần
dùng a mol O2, thu được CO2, H2O và N2. Giá trị của a gần nhất với
A. 2,5.

B. 1,5.

C. 3,5.


D. 3,0.

Câu 5. [192050]: Hòa tan hết 21,76 gam hỗn hợp gồm Fe, Fe3O4 va Fe2O3 vào dung dịch HCl thu được 2,688 lít
khí H2 (đktc) và dung dịch X chứa các muối, trong đó FeCl3 có khối lượng 13,0 gam. Cho AgNO3 dư vào dung
dịch X thu được m gam kết tủa. Giá trị m là
A. 103,32 gam.

B. 111,96 gam.

C. 129,24 gam.

D. 120,60 gam.

Câu 6. [192051]: Cho 22,56 gam hỗn hợp bột rắn A gồm Ca và CaO tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 thu đc
2,24 lít hỗn hợp khí B có tỉ khối so với H2 là 7 và dung dịch C. Cô cạn cẩn thận dung dịch C thu đc 69,4 gam chất
rắn. Biết rằng quá trình khử HNO3 chỉ tạo ra 1 sản phẩm khử duy nhất. Phần trăm số mol của chất tan có số mol ít
nhất trong dung dịch C là
A. 24%.

B. 30%.

C. 32%.

D. 28%.

Biên soạn: Phạm Hùng Vương.


rongden_167 - />

Hà nội, ngày 12 tháng 4 năm 2015

Câu 7. [192052]: Hỗn hợp khí X gồm đimetylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn
100 ml hỗn hợp X bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 550 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi nước. Nếu cho Y đi
qua dung dịch axit sunfuric đặc (dư) thì còn lại 250 ml khí (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện). Tổng số
nguyên tử trong 1 phân tử hiđrocacbon đạt giá trị nhỏ nhất là
A. 9.

B. 7.

C. 6.

D. 4.

Câu 8. [192053]: Hỗn hợp X gồm một axit no, mạch hở, đơn chức và hai axit không no, mạch hở, đơn chức (gốc
hiđrocacbon chứa một liên kết đôi), kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho X tác dụng hoàn toàn với 150 ml dung
dịch NaOH 2,0 M. Để trung hòa vừa hết lượng NaOH dư cần thêm vào 100 ml dung dịch HCl 1,0 M được dung
dịch Y. Cô cạn cẩn thận Y thu được 22,89 gam chất rắn khan. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn X rồi cho toàn bộ sản
phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng lượng dư dung dịch NaOH đặc, khối lượng bình tăng thêm 26,72 gam.
Phần trăm khối lượng của axit không no có khối lượng phân tử nhỏ hơn trong hỗn hợp X gần với giá trị nào nhất
sau đây
A. 22%.

B. 44%.

C. 40%.

D. 35%.

Câu 9. [192054]: X là hợp chất hữu cơ chứa vòng benzen có công thức phân tử C9H8O2. X tác dụng với dung

dịch NaOH và dung dịch Br2 đều theo tỉ lệ mol 1 : 1. Số đồng phân thỏa mãn tính chất của X là
A. 7

B. 8

C. 5

D. 6

Câu 10. [192055]: Cho hỗn hợp X gồm 3 axit đơn chức, mạch hở, trong đó có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp và
một axit không no, có một liên kết đôi. Cho m gam X tác dụng với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH. Để trung hòa
lượng NaOH dư cần 200 ml dung dịch HCl 1M và thu được dung dịch D. Cô cạn D thu được 52,58 gam chất rắn
khan E. Đốt cháy hoàn toàn E rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm khí và hơi vào bình đựng dung dịch NaOH dư thấy
khối lượng bình tăng 44,14 gam. Thành phần % khối lượng axit không no là
A. 44,89.

B. 48,19.

C. 40,57.

D. 36,28.

Bảng đáp án A, B, C, D.

Câu

1

2


3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

B

B

C

C

C

D


D

A

A

B

Biên soạn: Phạm Hùng Vương.



×