Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Xây dựng mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng để đạt tiêu chí 17 xây dựng nông thôn mới tại xã đồng liên huyện phú bình tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (680.58 KB, 63 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------

TRƢƠNG THỊ KIỀU OANH
Tên đề tài:
XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG DỰA VÀO CỘNG
ĐỒNG ĐỂ ĐẠT TIÊU CHÍ 17 XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ
ĐỒNG LIÊN, HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trƣờng

Khoa

: Môi trƣờng

Khóa học

: 2011 – 2015

Thái Nguyên, năm 2015



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------

TRƢƠNG THỊ KIỀU OANH
Tên đề tài:
XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG DỰA VÀO CỘNG
ĐỒNG ĐỂ ĐẠT TIÊU CHÍ 17 XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ
ĐỒNG LIÊN, HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trƣờng

Khoa

: Môi trƣờng

Khóa học

: 2011 – 2015

Giảng viên hƣớng dẫn


: PGS.TS Đỗ Thị Lan

Thái Nguyên, năm 2015


i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và viết khoá luận, em đã nhận đƣợc sự quan tâm,
hƣớng dẫn, giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trƣờng.
Xuất phát từ lòng kính trọng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trƣờng
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt là các thầy cô giáo trong khoa Môi trƣờng là
những ngƣời đã dạy dỗ, hƣớng dẫn em trong những năm tháng học tập tại trƣờng.
Đồng thời em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị công tác tại Xã đồng liên
huyện Phú Bình đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá
trình thực tập.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đỗ Thị Lan, giảng viên
trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã ân cần chỉ bảo tận tình và trực tiếp hƣớng
dẫn em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
Cuối cùng em xin đƣợc bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới gia đình, ngƣời thân, bạn
bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ em hoàn thành tốt việc học tập nghiên cứu
của mình trong suốt quá trình học vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Trƣơng Thị Kiều Oanh


ii
LỜI NÓI ĐẦU

Trƣớc yêu cầu của thực tiễn sản xuất, thực tập tốt nghiệp là giai đoạn vô cùng
quan trọng đối với sinh viên trƣớc khi ra trƣờng, giúp cho sinh viên tiếp cận đƣợc với
thực tiễn, vận dụng đƣợc những kiến thức đã học vào trong thực tế sản xuất, củng cố và
nâng cao kiến thức cho mỗi sinh viên.
Vì vậy, thực tập tốt nghiệp là phần không thể thiếu trong chƣơng trình đào tạo
của trƣờng Đại học, giúp sinh viên nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, nâng
cao tay nghề, rèn luyện cho sinh viên tác phong làm việc, chuẩn bị đầy đủ hành trang
trƣớc khi ra trƣờng.
Đƣợc sự nhất trí của Ban chủ nhiệm Khoa Môi trƣờng và sự giúp đỡ tận tình
của cô giáo PGS.TS. Đỗ Thị Lan, tôi đã tiến hành ghiên cứu đề tài“Xây dựng mô hình
quản lý môi trƣờng dựa vào cộng đồng để đạt tiêu chí 17 xây dựng nông thôn mới tại
xã Đồng Liên, huyện Phú Bình Tỉnh Thái Nguyên.”
Trong thời gian thực tập tôi luôn tìm tòi học hỏi trau dồi kiến thức cho
mình. Song trình độ bản thân còn nhiều hạn chế, nên không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận đƣợc sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo và
các bạn đồng nghiệp.

Sinh viên

Trƣơng Thị Kiều Oanh


iii

MỤC LỤC
Trang
PHẦN I ........................................................................................................................1
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1

1. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 1

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................ 1
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI........................ 2
PHẦN 2 .......................................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................................3

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG DỰA VÀO CỘNG
ĐỒNG ............................................................................................................ 3
2.1.1. Quản lý và quản lý xã hội .................................................................... 3
2.1.2. Các phƣơng thức quản lý..................................................................... 4
2.1.3. Quản lý môi trƣờng dựa vào cộng đồng .............................................. 6
2.1.4. Các nguyên tắc trong quản lý môi trƣờng dựa vào cộng đồng ........... 8
2.2. TIÊU CHÍ 17 XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI .................................. 9
2.2.1. Khái niệm nông thôn ........................................................................... 9
2.2.2. Khái niệm nông thôn mới .................................................................... 9
2.2.3. Tiêu chí 17: Môi trƣờng (01/11/2010) ............................................... 9
2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG DỰA
VÀO CỘNG ĐỒNG Ở VIỆT NAM ........................................................... 10
2.3.1. Cơ sở pháp lý của việc áp dụng mô hình quản lý môi trƣờng dựa vào
cộng đồng ở Việt Nam................................................................................. 10
2.3.2. Cơ sở thực tiễn................................................................................... 11
2.3.3. Một số mô hình quản lý dựa vào cộng đồng trên thế giới ................ 11
2.3.4. Các mô hình quản lý môi trƣờng dựa vào cộng đồng ở Việt Nam ... 12
PHẦN 3 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................16


iv

3.1. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ............................................................ 16
3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................ 16
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 16

3.2. Đặc điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................ 16
3.2.1. Địa điểm ............................................................................................ 16
3.2.2. Thời gian nghiên cứu ......................................................................... 16
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 16
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trƣờng cũng nhƣ nhận thức
của ngƣời dân về vấn đề môi trƣờng của xã Đồng Liên, huyện Phú Bình,
tỉnh Thái Nguyên ......................................................................................... 16
3.3.2. Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý môi trƣờng dựa vào cộng đồng
tại xã Đồng Liên, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ................................ 16
3.3.3. Đánh giá những tồn tại, khó khăn, thuận lợi mà mô hình gặp phải và
đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình 19
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 20
3.4.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu ............................................................ 20
3.4.2. Phƣơng pháp kế thừa, tổng hợp, phân tích so sánh đánh giá ............ 20
Kế thừa các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; Các số liệu quan
trắc môi trƣờng hàng năm của tỉnh Thái nguyên. ....................................... 20
3.4.3. Phƣơng pháp thống kê số liệu: .......................................................... 20
3.4.4. Phƣơng pháp chuyên gia, chuyên khảo: ............................................ 20
3.4.5. Phƣơng pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm ............ 20
PHẦN 4 .....................................................................................................................22
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................................22

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trƣờng cũng nhƣ nhận thức
của ngƣời dân về vấn đề môi trƣờng của xã Đồng Liên, huyện Phú Bình,
tỉnh Thái Nguyên ......................................................................................... 22


v

4.1.1. Điều kiện tự nhiên của xã Đồng Liên – huyện Phú Bình- tỉnh Thái

Nguyên......................................................................................................... 22
4.1.1.1 Vị trí địa lý......................................................................................... 22
4.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội ..................................................... 24
4.1.3. Hiện trạng môi trƣờng tại xã Đồng Liên ........................................... 25
4.1.4. Kết quả điều tra, phân tích, thống kê về các vấn đề liên quan đến môi
trƣờng tại xã Đồng Liên .............................................................................. 29
4.2. Nghiên cứu, đề xuất xây dựng mô hình quản lý môi trƣờng dựa vào
cộng đồng tại xã Đồng Liên, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên .............. 37
4.2.1. Xác định mục tiêu của mô hình quản lý MT dựa vào cộng đồng ..... 37
4.2.2 Tiến trình xây dựng mô hình quản lý môi trƣờng dựa vào cộng đồng
tại xã Đồng Liên .......................................................................................... 37
4.3. Những tồn tại, khó khăn, thuận lợi mà mô hình gặp phải và đề xuất giải
pháp .............................................................................................................. 40
4.3.1. Hiện trạng của mô hình quản lý cộng đồng tại xã Đồng Liên, huyện
Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ........................................................................ 40
4.3.2. Thuận lợi của mô hình ....................................................................... 40
4.3.3. Khó khăn mô hình gặp phải .............................................................. 40
PHẦN 5 KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ ..........................................................................42

5.1. Kết luận ................................................................................................ 42
5.2. Kiến nghị .............................................................................................. 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................44


vi

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Các thông số xử lý sau khi phân tích mẫu nƣớc .......................................23
Bảng 4.2. Vấn đề sử dụng nƣớc sinh hoạt tại xã Đồng Liên, huyện Phú Bình, tỉnh

Thái Nguyên ..............................................................................................................26
Bảng 4.3: Tỷ lệ xử lý nƣớc thải sinh hoạt của các hộ gia đình .................................27
Bảng 4.4. Tỷ lệ các loại rác thải tạo ra trung bình một ngày ....................................27
Bảng 4.5: Tỷ lệ hình thức đổ rác của các hộ gia đình ...............................................28
Bảng 4.6. Nhận thức của ngƣời dân về việc ô nhiễm môi trƣờng có gây ảnh hƣởng
đến sức khỏe ngƣời dân theo trình độ học vấn .........................................................29
Bảng 4.7. Hiểu biết của ngƣời dân về việc ở Việt Nam có luật bảo vệ môi trƣờng
không theo nghề nghiệp. ...........................................................................................31
Bảng 4.8. Ông/bà nhận đƣợc thông tin VSMT từ nguồn nào? .................................32
Bảng 4.9.Gia đình có sử dụng các biện pháp bảo vệ môi trƣờng .............................35
Bảng 4.10. Để môi trƣờng trong lành hơn theo ông/bà cần phải làm gì? .................36


vii
DANH MỤC HÌNH
Trang

Hình 3.1. Tiến trình quản lý môi trƣờng dựa vào cộng đồng (CBEM)[5]................17
Hình. 3.2. Sơ đồ xác định các chỉ tiêu mục tiêu[5]. .................................................18
Hình 4.1: Tỷ lệ phân loại rác thải trƣớc khi vất bỏ ...................................................28
Hình 4.2: Có nên phân loại từng rác thải riêng biệt trƣớc khi vứt bỏ ra ngoài không .....30
Hình 4.3. Gia đình có nhận đƣợc thông tin về VSMT hay không? (nếu có bao lâu 1
lần) .............................................................................................................................32
Hình 4.4. Địa phƣơng có thƣờng xuyên ổ chức các chƣơng trình VSMT không?
(nếu có thì bao lâu 1 lần) ...........................................................................................33
Hình 4.5. Sự hƣởng ứng của ngƣời dân đối với các chƣơng trình VSMT này .........34
Hình 4.6. Ông/bà có đƣợc tham gia những hoạt động, cuộc thi nào về bảo vệ môi
trƣờng? ......................................................................................................................34
Hình 4.7.Nhà trẻ và trƣờng cấp 1 ở địa phƣơng đã có giáo dục BVMT chƣa ..........35



viii

CÁC TỪ VIẾT TẮT

- BTNMT

: Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng

- BVMT

: Bảo vệ môi trƣờng

- CN-TTCN : Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp
- MHQLMT : Mô hình quản lý môi trƣờng
- KTXH

: Kinh tế - xã hội

- PTBV

: Phát triển bền vững

- QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

- QLNN

: Quản lý nhà nƣớc


- QLMT

: Quản lý môi trƣờng

- TPTN

: Thành phố Thái Nguyên

- UBND

: Ủy ban nhân dân


1
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với cả nƣớc nói chung và các xã trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
nói riêng, đồng bào các dân tộc tại xã Đồng Liên đang ra sức xây dựng nông thôn
mới. Trong tiến trình này, bảo vệ môi trƣờng là một trong những tiêu chí cần đạt
đƣợc. Tuy nhiên, cũng nhƣ các vùng nông thôn khác trên cả nƣớc, xã đang bị ô
nhiễm bởi các chất thải và hậu quả từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp do sử
dụng hóa chất bảo vệ thực vật , phân hóa học,... chăn nuôi gia súc gia cầm, yêu cầu
về vệ sinh môi trƣờng chƣa đƣợc dân tuân thủ nghiêm túc; chức năng, nhiệm vụ tổ
chức và quản lý môi trƣờng còn chƣa đƣợc xát xao, thiếu các quy định đặc thù cho
môi trƣờng nông thôn mới. Công tác quản lý môi trƣờng tại khu vực nông thôn còn
đang bị buông lỏng dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trƣờng khu vực nông thôn đang
trở thành vấn đề bức xúc trong nhân dân, nhƣ: ô nhiễm môi trƣờng đất nông nghiệp
do sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật; ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, đặc biệt là

nƣớc ngầm, vấn đề về vệ sinh môi trƣờng chƣa đạt đúng yêu cầu. Hiện tại, các xóm
thuộc xã Đông Liên đa phần chƣa nằm trong khu vực đƣợc cung cấp nƣớc sạch của
thành phố Thái Nguyên.Chính vì vậy, Đề tài luận văn: “Xây dựng mô hình quản lý
môi trƣờng dựa vào cộng đồng đểđạt tiêu chí 17 xây dựng nông thôn mới tại
xãĐồng Liên, huyện Phú Bình Tỉnh Thái Nguyên.” là cần thiết, kết quả của đề tài sẽ
rất hữu ích trong công tác quản lý môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, cũng
nhƣ giúp chính bản thân tác giả là cán bộ quản lý môi trƣờng của phòng Tài nguyên
và Môi trƣờng tỉnh Thái Nguyên có những định hƣớng nhằm nâng cao năng lực
chuyên môn của bản thân đểđáp ứng đƣợc yêu cầu trong công tác quản lý môi
trƣờng của địa phƣơng.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
a. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và xây dựng mô hình quản lý môi trƣờng
dựa vào cộng đồng đểđạt tiêu chí 17 xây dựng nông thôn mới tại xã Đồng Liên,
huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.


2
b. Mục tiêu cụ thể
- Đƣa ra cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý môi trƣờng dựa vào cộng đồng.
- Đánh giá hiện trạng môi trƣờng cũng nhƣ nhận thức của ngƣời dân về một
số vấn đềô nhiễm môi trƣờng, suy thoái môi trƣờng, các nguyên nhân gây ô nhiễm
môi trƣờng tại xã Đồng Liên, huyên Phú Bình.
- Đề xuất mô hình quản lý môi trƣờng dựa vào cộng đồng đạt tiêu chí nông
thôn mới tại xã Đồng Liên, huyên Phú Bình.
- Đánh giá những tồn tại, khó khăn, thuận lợi mà mô hình gặp phải vàđề xuất
một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Ý nghĩa khoa học
- Nâng cao kiến thức kỹ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục vụ

cho công tác sau này.
- Áp dụng kiến thức đã học ở nhà trƣờng vào thực tiễn;
- Nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học, kiến thức thực tế;
- Tích lũy kinh nghiệm cá nhân trong giải quyết công việc chuyên môn về
công tác quản lý môi trƣờng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
Ý nghĩa thực tiễn
- Giúp cơ quan quản lý môi trƣờng của thành phố Thái Nguyên căn cứ vào
kết quả nghiên cứu Đề tài đểđƣa ra cơ chế, chính sách, giải pháp trong thời gian tới
để làm tốt hơn công tác quản lý môi trƣờng trên địa bàn thành phốđạt đƣợc mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội theo hƣớng bền vững.
- Đề xuất xây dựng mô hình quản lý môi trƣờng phù hợp với các làng nghề
trong xây dựng nông thôn mới.
- Kiến nghị vàđề xuất các giải pháp nâng cao năng lực quản lý môi trƣờng
trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.


3
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG DỰA VÀO CỘNG
ĐỒNG
2.1.1. Quản lý và quản lý xã hội
- Khái niệm quản lý
Quản lý là sự tác động lên một hệ thống nào đó với mục tiêu đƣa hệ thống đó
đến trạng thái cần đạt đƣợc. Quản lý là một phạm trù xuất hiện trƣớc khi có Nhà
nƣớc với tính chất là một loại lao động xã hội hay lao động chung đƣợc thực hiện ở
quy mô lớn. Quản lý đƣợc phát sinh từ lao động, không tách rời với lao động và bản
thân quản lý cũng là một loại hoạt động lao động. “Bất kỳ lao động xã hội trực tiếp
hay lao động chung nào đó mà đƣợc tiến hành trên quy mô tƣơng đối lớn đều cần có
sự quản lý ở mức độ nhiều hay ít nhằm phối hợp những hoạt động cá nhân và thực

hiện những chức năng chung... Một nhạc công tự điều khiển mình nhƣng một dàn
nhạc cần phải có nhạc trƣởng” .
Nhƣ vậy, quản lý xã hội không phải là sản phẩm của sự phân chia quyền lực,
mà là sản phẩm của sự phân công lao động nhằm liên kết và phối hợp hoạt động
chung của con ngƣời.[3]
- Khái niệm quản lý xã hội
Là một phạm trù gắn liền với sự xuất hiện của Nhà nƣớc, quản lý nhà nƣớc
ra đời với tính chất là loại hoạt động quản lý xã hội. Quản lý nhà nƣớc, hiểu theo
nghĩa rộng, đƣợc thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nƣớc. Theo nghĩa hẹp, quản
lý nhà nƣớc là hoạt động chấp hành và điều hành đƣợc đặc trƣng bởi các yếu tố có
tính tổ chức; đƣợc thực hiện trên cơ sở và để thi hành pháp luật; đƣợc bảo đảm thực
hiện chủ yếu bởi hệ thống các cơ quan hành chính nhà nƣớc (hoặc một số tổ chức
xã hội trong trƣờng hợp đƣợc giao nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc). Quản lý nhà nƣớc
cũng là sản phẩm của việc phân công lao động nhằm liên kết và phối hợp các đối
tƣợng bị quản lý.[4]


4
2.1.2. Các phƣơng thức quản lý
- Phân cấp quản lý nhà nước
Hiện nay, có một số quan niệm khác nhau xung quanh khái niệm “phân cấp”.
Theo một số tác giả, phân cấp chính là phân quyền giữa trung ƣơng và địa phƣơng.
Phân cấp là phân ra, chia thành các cấp, các hạng. Phân cấp có sự chuyển giao
quyền lực quản lý xuống các cấp dƣới để thực hiện cho sát dân và sát tình hình thực
tiễn, đồng thời, để giảm bớt khối lƣợng cho cấp trên khỏi phải trực tiếp giải quyết
những việc sự vụ. Việc phân cấp phải gắn trách nhiệm với quyền hạn rõ ràng và bảo
đảm tính thống nhất từ trung ƣơng đến cơ sở. Có quan niệm khác cho rằng, phân
cấp có thể theo hai hƣớng: một hƣớng nằm ngang là sự phân chia căn cứ vào sự
khác nhau của các công việc của một cấp; hƣớng nằm dọc (thẳng đứng) là sự phân
chia theo cơ cấu thứ bậc công việc giữa các cấp khác nhau.

Có ý kiến cho rằng, cần phân biệt “phân cấp quản lý” với một số khái niệm
gần với nó là phân công, phân nhiệm, phân quyền vì “phân công và phân nhiệm đều
để chỉ sự xác định quyền hạn, trách nhiệm cả theo chiều ngang và chiều dọc. Thông
thƣờng, ngƣời ta sử dụng khái niệm phân công để chỉ quan hệ theo chiều ngang với
dụng ý phân biệt nó với phân cấp. Nếu phân quyền đƣợc hiểu là phân giao quyền
hạn cho một cơ quan hoặc một cấp chính quyền nào đấy thì thực ra sử dụng thuật
ngữ phân công và phân cấp là đầy đủ và chính xác hơn”.
Nhƣ vậy, cho đến nay, mặc dù đƣợc sử dụng một cách rộng rãi, song cách
hiểu về phân cấp còn chƣa hoàn toàn thống nhất.
Dƣới góc độ ngôn ngữ, “cấp” đƣợc hiểu là loại hạng trong một hệ thống (xếp
theo trình độ cao thấp, trên dƣới). Từ đó, phân cấp quản lý đƣợc cắt nghĩa là giao
bớt một phần quyền quản lý cho cấp dƣới, quy định nhiệm vụ và quyền hạn cho mỗi
cấp. Nhƣ vậy, ở đây có hai nội dung cần lƣu ý là chuyển giao thẩm quyền cho cấp
dƣới và xác định thẩm quyền của mỗi cấp trong đó.
Hiện nay, căn cứ vào cách phân chia đơn vị hành chính - lãnh thổ mà ở Việt
Nam hình thành các cấp chính quyền: trung ƣơng, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.
Phân cấp quản lý nhà nƣớc, trƣớc hết đƣợc hiểu là phân cấp giữa trung ƣơng với
chính quyền cấp tỉnh; đồng thời, còn bao hàm cả phân cấp giữa các cấp chính quyền
địa phƣơng với nhau.
Theo các văn kiện của Đảng, phân cấp đƣợc tiến hành theo hƣớng “phân


5
cấp rõ hơn cho địa phƣơng, kết hợp chặt chẽ quản lý ngành và quản lý lãnh thổ và
trên cơ sở nguyên tắc “chính quyền trung ƣơng quản lý tập trung một số lĩnh vực
theo ngành dọc đƣợc xác định từ yêu cầu thực tế. Đối với một số lĩnh vực khác,
trung ƣơng trực tiếp quản lý một phần, còn một phần phân cấp cho địa phƣơng quản
lý”. Cũng với tinh thần đó mà hiện nay, phân cấp đƣợc hiểu là việc chuyển giao
nhiệm vụ, thẩm quyền từ cơ quan quản lý nhà nƣớc cấp trên xuống cơ quan quản lý
cấp dƣới nhằm đạt mục tiêu chung là nâng cao hiệu quả quản lý.

Việc chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn chỉ có thể đƣợc tiến hành một khi
thẩm quyền và trách nhiệm của cấp chuyển giao và cấp đƣợc chuyển giao đã đƣợc
xác định hết sức rõ ràng. Vì vậy, bản thân khái niệm phân cấp phải hàm chứa trong
đó nội dung phân định thẩm quyền của từng cấp hay nói một cách khác, phân định
thẩm quyền là tiền đề cho việc chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn (hoặc rộng hơn
nữa, điều chỉnh khối lƣợng nhiệm vụ, quyền hạn cho phù hợp với khả năng và điều
kiện thực tế của mỗi cấp chính quyền).
Trên cơ sở những lập luận đó, có thể đƣa ra khái niệm về phân cấp quản lý
nhà nƣớc nhƣ sau: Phân cấp quản lý nhà nƣớc là sự phân định thẩm quyền, trách
nhiệm giữa các cấp chính quyền trên cơ sở bảo đảm sự phù hợp giữa khối lƣợng và
tính chất thẩm quyền với năng lực và điều kiện thực tế của từng cấp nhằm tăng
cƣờng chất lƣợng, hiệu lực và hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nƣớc.[2]
- Quản lý dựa vào cộng đồng
Phƣơng thức quản lý dựa vào cộng đồng là một tập hợp mô hình quản lý có sự
tham gia của cộng đồng; trong đó, cộng đồng là ngƣời đƣa ra quyết định cuối cùng
về tất cả các vấn đề liên quan đến quá trình lập kế hoạch và triển khai thực hiện.
Phƣơng thức quản lý dựa vào cộng đồng có 5 cấp độ:
Cấp độ thông báo: Nhà nƣớc ra quyết định, thông báo và hƣớng dẫn cộng đồng
tham gia quản lý.
Cấp độ tham vấn: Cộng đồng cung cấp thông tin, Nhà nƣớc tham khảo ý
kiến của cộng đồng để đƣa ra quyết định, thông báo và hƣớng dẫn cộng đồng
tham gia quản lý.
Cấp độ cùng thực hiện: Cộng đồng có cơ hội và đƣợc phép tham gia thảo luận,
góp ý kiến để đƣa ra quyết định và đƣợc tham gia quản lý.


6
Cấp độ đối tác: Nhà nƣớc và cộng đồng cùng quản lý.
Cấp độ chủ trì: Cộng đồng đƣợc Nhà nƣớc trao quyền quản lý, Nhà nƣớc chỉ
thực hiện việc kiểm soát.

Tổ chức quản lý dựa vào cộng đồng là một tổ chức tự nguyện, phi lợi nhuận,
hình thành ở một địa phƣơng cụ thể, giữ vai trò, chức năng và nhiệm vụ cung cấp
dịch vụ xuất phát từ lợi ích chung của cộng đồng. Lợi ích ở đây bao gồm lợi ích
kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm mục tiêu chính là cải thiện, nâng cao mức sống cho
chính bản thân các thành viên trong cộng đồng[4].
- Phương thức tự quản địa phương
Khái niệm “tự quản” theo nghĩa chung nhất là “tự mình trông coi, quản lý công
việc, không cần có ai điều khiển” hoặc “là một phƣơng thức quản lý mở rộng dân
chủ trên những mức độ khác nhau. Ở một cộng đồng lãnh thổ, chế độ tự quản thể
hiện ở chỗ chính quyền địa phƣơng tự quyết định công việc của địa phƣơng. Trong
bất cứ trƣờng hợp nào, chế độ tự quản cũng đặt dƣới sự quản lý tập trung của cơ
quan có thẩm quyền cấp trên và trong khuôn khổ pháp luật nhà nƣớc” [4].
- Quản lý chất lượng toàn diện
Quản lý chất lƣợng toàn diện - TQM (Total Quality Management) là một
phƣơng pháp quản lý của một tổ chức, định hƣớng vào chất lƣợng, dựa trên sự tham
gia của mọi thành viên và nhằm đem lại thành công dài hạn thông qua thỏa mãn nhu
cầu và mong đợi của khách hàng và lợi ích của mọi thành viên của công ty và xã hội
đã đƣợc nhiều doanh nghiệp ở Mỹ áp dụng. Các doanh nghiệp áp dụng triết lý TQM
và kỹ thuật để cải tiến liên tục trên tất cả các hoạt động của mình, bằng cách tìm ra
các nguyên nhân của việc kém chất lƣợng, và thực hiện các phƣơng pháp để làm
giảm hoặc loại trừ chúng[4].
2.1.3. Quản lý môi trƣờng dựa vào cộng đồng
- Quản lý môi trường
Hiện nay chƣa có một định nghĩa thống nhất về quản lý môi trƣờng. Theo
một số tác giả, thuật ngữ về quản lý môi trƣờng bao gồm hai nội dung chính: quản
lý Nhà nƣớc về môi trƣờng và quản lý của các doanh nghiệp, khu vực dân cƣ về
môi trƣờng. Trong đó, nội dung thứ hai có mục tiêu chủ yếu là tăng cƣờng hiệu quả


7

của hệ thống sản xuất (hệ thống quản lý môi trƣờng theo ISO 14000) và bảo vệ sức
khỏe của ngƣời lao động, dân cƣ sống trong khu vực chịu ảnh hƣởng của các hoạt
động sản xuất.
Phân tích một số định nghĩa, có thể thấy quản lý môi trƣờng có 3 khía cạnh:
tổng hợp các biện pháp tiếp cận hệ thống thích hợp, tác động và điều chỉnh các hoạt
động của con ngƣời, với mục đích chính là giữ cân bằng quan hệ giữa môi trƣờng
và phát triển, giữa nhu cầu của con ngƣời và chất lƣợng môi trƣờng, giữa hiện tại và
khả năng chịu đựng của trái đất - “Phát triển bền vững”.
Từ đó, có thể tạm thời nêu ra một định nghĩa tóm tắt sau: Quản lý môi
trƣờng là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội; có tác động điều chỉnh các
hoạt động của con ngƣời dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ năng điều phối
thông tin, đối với các vấn đề môi trƣờng có liên quan đến con ngƣời; xuất phát từ
quan điểm định lƣợng, hƣớng tới phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên.
Quản lý môi trƣờng đƣợc thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp luật pháp, chính
sách, kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, xã hội, văn hoá, giáo dục, v.v. Các biện pháp này
có thể đan xen, phối hợp, tích hợp với nhau tuỳ theo điều kiện cụ thể của vấn đề đặt
ra. Việc quản lý môi trƣờng đƣợc thực hiện ở mọi quy mô: toàn cầu, khu vực, quốc
gia, tỉnh, huyện, cơ sở sản xuất, hộ gia đình, v.v. [3]
- Quản lý môi trường dựa vào cộng đồng (Community – Based Environment
Manager – CBEM)
Quản lý môi trƣờng dựa vào cộng đồng là lấy cộng đồng làm trọng tâm trong
việc quản lý môi trƣờng. Đƣa cộng đồng tham gia trực tiếp vào hệ thống quản lý
môi trƣờng, họ trực tiếp tham gia trong nhiều cộng đoạn của quá trình quản lý, từ
khâu bàn bạc ban đầu tới việc lên kế hoạch thực hiện, triển khai các hoạt động và
nhận xét, đánh giá sau khi thực hiện.
- Phạm vi áp dụng: Sự tham gia của cộng đồng rất đa dạng và phụ thuộc vào
bối cảnh địa phƣơng, quy mô của cộng đồng, luật pháp nhà nƣớc, thể chế và năng
lực địa phƣơng. Mô hình này có thể xác lập dƣới dạng hƣơng ƣớc bảo vệ môi
trƣờng ở làng xã, khu phố văn hóa.
- Ưu điểm của MHQLMT dựa vào cộng đồng: công tác QLMT tập trung vào



8
một cộng đồng cụ thể, không chịu tác động ảnh hƣởng từ những cộng đồng khác;
phát huy đƣợc tính tích cực của tập thể để tạo nên sức mạnh; cộng đồng đƣợc giáo
dục kiến thức về BVMT có nhận thức tƣơng đối đồng đều; quyền lợi và sinh kế của
cộng đồng đƣợc đảm bảo; cơ quan QLMT thực hiện tốt chức năng định hƣớng tổ
chức, kiểm soát và xử lý tình huống nhanh nhạy, chính xác; dễ nhận đƣợc sự hỗ trợ
về kinh phí cũng nhƣ khoa học công nghệ từ các tổ chức tài trợ tƣơng ứng; chi phí
quản lý thấp.
- Nhƣợc điểm: truyền đạt và xử lý thông tin chậm và dễ bị nhiễu loạn; tƣ duy,
hành động chậm và thiếu sự kiên quyết, nhất quán.
- Vai trò của cộng đồng trong quản lý môi trường
Một trong chín nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững là: Để cho các cộng
đồng tự quản lý môi trƣờng của mình.
Sự tham gia của ngƣời dân sẽ góp phần điều tiết trong sử dụng nguồn lực đảm
bảo tính bền vững trong quản lý môi trƣờng, tài nguyên đƣợc sử dụng hiệu quả nhất
khi biết vận dụng kiến thức của ngƣời dân và huy động các nguồn lức sẵn có trong
cộng đồng vào việc làm kinh tế, từ đó tạo cơ hội tăng thêm thu nhập cho ngƣời dân.
Sự tham gia của cộng đồng cũng sẽ đảm bảo giám sát và đánh giá các chƣơng trình
liên quan đến quản lý tổng hợp, duy trì đƣợc các hoạt động thông qua hợp tác trong
cộng đồng và thể chế hóa sự tham gia của cộng đồng. Những dự án từ khi bắt đầu
đến khi vận hành đều phải gắn với môi trƣờng dân cƣ trong vùng, ngƣời dân trong
vùng là ngƣời hiểu rõ nhất những này sinh, những hiện tƣợng khi dự án hoạt động.
Họ sẽ là ngƣời đƣa ra những đánh giá trung thực nhất, sát sao nhất về dự án qua đó
đánh giá đƣợc thực chất của dự án[4].
2.1.4. Các nguyên tắc trong quản lý môi trƣờng dựa vào cộng đồng
Nguyên tắc: Xác định ranh giới rõ ràng
- Xác định ranh giới địa lý của khu vực triển khai mô hình.
- Xác định rõ ràng trách nhiệm cụ thể tới từng cá nhân, đối tƣợng.

- Các vấn đề môi trƣờng cần quan tâm.
- Xác định nguyên nhân, nguồn gốc của các vấn đề môi trƣờng.
Nguyên tắc: Cân đối giữa chi phí và lợi ích


9
- Gắn kết mục tiêu quản lý môi trƣờng với tăng thu nhập của ngƣời dân.
Nguyên tắc: Người dân được tham gia trong toàn bộ tiến trình thực hiện
- Cộng đồng dân cƣ đƣợc phép và đƣợc khuyến khích tham gia ý kiến trong
các cuộc thảo luận.
- Cộng đồng dân cƣ đƣợc phép tham gia giám sát đối với hệ thống quản lý
cấp trên, giám sát đối tƣợng quản lý và giám sát nhau.
Nguyên tắc: Thưởng phạt rõ ràng
- Những cá nhân có hành vi vi phạm sẽ bị phạt, còn nếu lập công sẽ có thƣởng
và nếu không tham gia sẽ bị loại khỏi hoạt động của dự án.
Nguyên tắc: Công nhận quyền tối thiểu đối với các tổ chức
2.2. TIÊU CHÍ 17 XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
2.2.1. Khái niệm nông thôn
Theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính
sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn: Nông thôn là phần lãnh
thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn, đƣợc quản lý bởi
cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã.
Nông thôn Việt Nam hiện nay có khoảng 70% dân số sinh sống.
2.2.2. Khái niệm nông thôn mới
Hiện nay, chƣa có một định nghĩa chính thức về nông thôn mới. Tuy nhiên,
theo Nghị quyết số 26 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa X) về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn, thì nông thôn mới đƣợc hiểu là:
- Có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại.
- Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp
với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch.

- Xã hội – nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc.
- Dân trí đƣợc nâng cao, môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ.
- Hệ thống chính trị ở nông thôn dƣới sự lãnh đạo của Đảng đƣợc tăng cƣờng.
2.2.3. Tiêu chí 17: Môi trƣờng (01/11/2010)
17.1. Tỷ lệ hộ đƣợc sử dụng nƣớc sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia.
17.2. Các cơ sở SX-KD đạt tiêu chuẩn về môi trƣờng.


10
17.3. Không có các hoạt động gây suy giảm môi trƣờng và có các hoạt động
phát triển môi trƣờng xanh, sạch, đẹp.
17.4. Nghĩa trang đƣợc xây dựng theo quy hoạch.
17.5. Chất thải, nƣớc thải đƣợc thu gom và xử lý theo quy định.
2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG DỰA VÀO
CỘNG ĐỒNG Ở VIỆT NAM
2.3.1. Cơ sở pháp lý của việc áp dụng mô hình quản lý môi trƣờng dựa vào
cộng đồng ở Việt Nam
- Luật Bảo vệ môi trƣờng số ký hiệu 55/2014/QH13 ban hành ngày 01/07/2014.
- Nghị quyết 41/NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi
trƣờng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
- Nghị định số 80/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về việc hƣớng dẫn thi
hành một số điều của Luật bảo vệ môi trƣờng;
- Nghị định số 21/NĐ-CP ngày 28/2/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 80/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về việc
hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trƣờng;
- Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05/9/2012 của Thủ tƣởng Chính phủ phê duyệt
Chiến lƣợc bảo vệ môi trƣờng Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ phê
duyệt Chiến lƣợc Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020.
- Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng.
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2011 của Chính phủ về
quy định đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc, đánh giá tác động môi trƣờng, cam kết
bảo vệ môi trƣờng.
- Quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề
án bảo vệ môi trƣờng chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trƣờng đơn giản ban
hành ngày 05/02/2013.
- Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.


11
- Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3
Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ.
- Thông tƣ số 05/2009/TT-BYT ngày 17/06/2009 về chất lƣợng nƣớc sinh hoạt.
- Thông tƣ số 46/2011/TT-BTNMT ngày 26/12/2011 quy định bảo vệ môi
trƣờng làng nghề.
- Thông tƣ số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011 quy định quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về môi trƣờng.
2.3.2. Cơ sở thực tiễn
- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố Thái Nguyên 5 năm, giai
đoạn 2011-2015.
- Kế hoạch Bảo vệ môi trƣờng năm 2010 và định hƣớng giai đoạn 2011-2015
trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
- Đề án Nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc về đất đai và môi trƣờng trên
địa bàn thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015.
- Báo cáo số 187/BC-UBND ngày 28/11/2013 của UBND thành phố Thái
Nguyên về Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 Nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2014.
2.3.3. Một số mô hình quản lý dựa vào cộng đồng trên thế giới

Mỹ là quốc gia tiên phong trong việc áp dụng quản lý tổng hợp biển và vùng
ven biển. Luật Quản lý Vùng Ven biển (CZMA) đƣợc Mỹ thông qua năm 1972
nhằm tăng cƣờng sự tham gia và phối hợp của các bên liên quan trong việc đƣa ra
các chƣơng trình liên quan đến vùng ven biển và cân bằng giữa các nhóm cạnh
tranh về lợi ích ở vùng ven biển. Để thực hiện CZMA, chính phủ liên bang cung cấp
hỗ trợ tài chính cho các bang xây dựng và duy trì các chƣơng trình quản lý vùng ven
biển. Vụ Quản lý Tài nguyên Vùng Ven biển&Đại dƣơng thuộc Tổng cục Khí
quyển&Đại dƣơng Quốc gia Mỹ chịu trách nhiệm đánh giá các chƣơng trình quản
lý vùng ven biển của các bang. Chính phủ khuyến khích công chúng tham gia và
góp ý vào quá trình đánh giá này nhằm đảm bảo các bang thực hiện các chƣơng
trình một cách hiệu quả nhất. Vụ Quản lý Tài nguyên Vùng Ven biển&Đại dƣơng
cũng đã xây dựng và thực hiện một số công cụ đánh giá hiệu quả thực hiện quản lý


12
vùng ven biển nhƣ quy hoạch chiến lƣợc, hệ thống đánh giá việc thực hiện CZMA,
sáng tạo về hiệu quả quản lý các khu bảo tồn biển.[13]
2.3.4. Các mô hình quản lý môi trƣờng dựa vào cộng đồng ở Việt Nam
a. Dự án Phát triển bền vững dựa vào cộng đồng KV ven đô ở Việt Nam
Đơn vị phối hợp
- Danida: Đơn vị hỗ trợ về tài chính
- OVE: Tổ chức năng lƣợng bền vững Đan Mạch chịu trách nhiệm điều phối
chung dự án và chịu trách nhiệm tƣ vấn quốc tế về kết quả thực hiện
- SCODE : Trung tâm phát triển cộng đồng bền vững là đơn vị đứng đầu
trong nhóm quản lý dự án (nhóm quản lý gồm SCODE, ENERTEAM, OVE), chịu
trách nhiệm đảm bảo dự án đƣợc thực hiện đúng tiến độ.
- ENERTEAM: Trung tâm nghiên cứu và phát triển về tiết kiệm năng lƣợng
chịu trách nhiệm cung cấp chuyên gia và phụ trách về công nghệ trong dự án.
Kết quả thực hiện
- Cộng đồng và cán bộ quản lý môi trƣờng tại một 4 xã ở Hà Nam và 2 xã ở

Thái Nguyên đƣợc nâng cao nhận thức trong việc nhận dạng các vấn đề về quản lý
môi trƣờng, tài nguyên thiên nhiên nhƣ nƣớc thải, nƣớc sạch, rác thải, cũng nhƣ các
vấn đề về sinh kế bền vững.
- Huy động đƣợc sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng trong việc ra quyết
định về quản lý môi trƣờng. Tính tới thời điểm hiện tại thông qua sự hỗ trợ của ban
quản lý dự án, cộng đồng và chính quyền địa phƣơng đã huy động sự tham gia của
ngƣời dân cùng nhau xây dựng các công trình hệ thống thoát nƣớc, hệ thống xử lý
nƣớc thải làng nghề tại 2 làng nghề bún miến Bích Trì và làng nghề thêu ren An Hòa,…
- Hình thành thói quen cho các cấp chính quyền trƣớc khi ra quyết định có
lồng ghép các vấn đề về môi trƣờng dựa trên các yêu cầu luật định.
- Dự án đã tiến hành hỗ trợ và xây dựng 29 bể nƣớc mƣa, 17 giếng khoan bể
lọc, 25 nhà vệ sinh với tổng mức hỗ trợ lên đến 148 triệu đồng.
- Xây dựng và vận hành bãi trung chuyển rác tại thôn Dƣơng Xá dựa vào
cộng đồng địa phƣơng. Dự án đang từng bƣớc hình thành mô hình “ngân hàng rác”
nhằm mục tiêu giảm thiểu lƣợng rác phải đi đến bãi chôn lấp đồng thời nâng cao
khả năng tái sử dụng tái chế lƣợng rác thải phát sinh tại các hộ gia đình.


13
- Xây dựng và vận hành thành công 2 mô hình giảm thiểu ô nhiễm nƣớc thải
phát sinh tại 2 làng nghề sản xuất bún miến và làng nghề thêu ren.
- Xây dựng các mô hình phân loại rác và sản xuất phân vi sinh tại các hộ giađình.
Dự án đã tiến hành ủ 400 tấn phân vi sinh tại các địa phƣơng và tiến hành
thử nghiệm thành công sản phẩm phân vi sinh trên các ruộng lúa với kết quả tăng
sản lƣợng từ 200 kg/sào -240 kg/sào.[8]
b. Mô hình quản lý bảo vệ nguồn lợi biển dựa vào cộng đồng xã Bình
Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Quảng Ngãi hiện có 26 xã ven biển và hải đảo, tình hình khai thác quá mức
tài nguyên biển ngày càng trầm trọng hơn, môi trƣờng biển ngày càng bị ô nhiễm,
Nhà nƣớc đã và đang thực hiện nhiều biện pháp quản lý nhƣng vẫn không ngăn

chặn đƣợc. Phƣơng thức quản lý dựa vào cộng đồng đã đƣợc nhiều nƣớc trên thế
giới và một số nơi trong nƣớc áp dụng để quản lý tài nguyên và môi trƣờng biển rất
hiệu quả.
Cộng đồng dân cƣ ven biển tỉnh Quảng Ngãi có đặc điểm là sinh sống tập
trung ở những vùng giàu tài nguyên, với mật độ dân cƣ rất cao; bắt đầu nhận thức
về vai trò của việc bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng biển. Bức xúc trƣớc tình trạng
phá hủy các rạn san hô, khai thác quá mức các thảm cỏ biển, đánh bắt hải sản bằng
thuốc nổ và các dụng cụ mang tính hủy diệt; một số ngƣời dân đã đề nghị Nhà nƣớc
tạo điều kiện, hỗ trợ để họ hình thành các tổ chức tự quản để bảo vệ tài nguyên và
môi trƣờng biển trong thôn, xóm của họ; điển hình là bà con nhân dân thôn Châu
Thuận Biển, xã Bình Châu đã tìm đến Sở Tài nguyên và Môi trƣờng để đề đạt
nguyện vọng. Chi cục Biển và Hải đảo đã tìm hiểu tình hình thực tế, nắm bắt
nguyện vọng của bà con và làm việc với UBND xã Bình Châu để thống nhất chủ
trƣơng, hƣớng dẫn, hỗ trợ nhân dân thôn Châu Thuận Biển thành lập Tổ tự quản
bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng biển, đây là một tổ chức quản lý dựa vào cộng
đồng; và xác định đây là tổ chức điển hình để nhân rộng ra cả 5 thôn ven biển của
xã Bình Châu và các địa phƣơng ven biển khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Cơ cấu tổ chức của Tổ tự quản bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng biển thôn
Châu Thuận Biển gồm Trƣởng thôn làm Tổ trƣởng; một quần chúng nhân dân ƣu tú


14
là tổ phó, đại diện các tổ chức (UBMTTQ, Phụ nữ, Thanh niên, cựu chiến binh…)
và một số quần chúng nhân dân làm tổ viên. Trình tự thành lập gồm 5 bƣớc:
Bƣớc 1: Quân dân chính đảng thôn tìm hiểu tình hình thực tế và nguyện vọng
của quần chúng nhân dân, khi nhận thấy việc thành lập tổ tự quản là cần thiết, tiến
hành họp quân dân chính đảng để thống nhất kế hoạch vận động thành lập tổ;
Bƣớc 2: Trƣởng thôn báo cáo với UBND xã và các cơ quan chức năng khác
(nhƣ Chi cục Biển và Hải đảo, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản…)
để xin chủ trƣơng, nhận sự hỗ trợ và hƣớng dẫn;

Bƣớc 3: Thôn trƣởng tổ chức cuộc họp thành lập Tổ tự quản và bàn về quy
chế hoạt động của tổ tự quản, có sự tham dự của đại diện Chi bộ đảng, các hội đoàn
thể có liên quan;
Bƣớc 4: Thôn trƣởng trình UBND xã để quyết định công nhận tổ tự quản và
ban hành quy chế hoạt động của tổ tự quản;
Bƣớc 5: Tổ chức lễ ra mắt tổ tự quản và triển khai kế hoạch hoạt động.
Quản lý tài nguyên và môi trƣờng biển dựa vào cộng đồng là một phƣơng
thức quản lý hiệu quả, ít tốn kém; nếu đƣợc áp dụng rộng rãi tại các địa phƣơng ven
biển thì nhất định tài nguyên và môi trƣờng biển sẽ đƣợc bảo vệ tốt hơn.[9]
c. Mô hình quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng ở xã Thi Sơn, huyện Kim
Bảng, tỉnh Hà Nam
Trƣớc năm 1990, việc khai thác lâm sản từ rừng diễn ra khá thƣờng xuyên đã
ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sự suy giảm đa dạng sinh học, phá vỡ cảnh quan của
khu vực rừng Cấm thuộc địa bàn xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Tuy
nhiên, từ sau năm 1990, UBND xã Thi Sơn đã xây dựng quy định quản lý rừng Cấm
và thực hiện công tác tuyên truyền bảo vệ rừng; sử dụng nguồn kinh phí địa phƣơng
để hỗ trợ công tác quản lý rừng, đồng thời, chịu trách nhiệm điều hành các đơn vị,
tổ chức của xã phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ. Bên cạnh đó, Hạt Kiểm lâm
huyện Kim Bảng, cơ quan chịu trách nhiệm quản lý diện tích đất lâm nghiệp trên
địa bàn huyện cũng thƣờng xuyên phối hợp với chính quyền địa phƣơng xã Thi Sơn
có các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng. Việc quản lý rừng đƣợc UBND xã giao cho
Hội Cựu chiến binh trực tiếp triển khai. Ban Quản lý gồm 5 thành viên có nhiệm vụ


15
gìn giữ, bảo vệ rừng và khu di tích, kiêm nhiệm hoạt động hƣớng dẫn khách tham
quan các động trong núi. Ngoài ra, Ban Quản lý cũng tổ chức tuyên truyền cho cộng
đồng địa phƣơng từ nguồn vốn sự nghiệp lâm nghiệp, công tác bảo vệ rừng. Chính
vì vậy, đến nay rừng đã đƣợc khôi phục và tái sinh tự nhiên trong điều kiện đƣợc
quản lý và bảo vệ bởi chính cộng đồng địa phƣơng. Ngƣời dân không còn chặt phá

rừng mà đã trở thành "tai, mắt" phát hiện các đối tƣợng khai thác hoặc xâm phạm
trái phép các sản phẩm của rừng để báo cho Ban Quản lý và Công an xã kịp thời
ngăn chặn. Đồng thời, họ còn tham gia tích cực trong việc giám sát và phòng chống
cháy rừng. Trong ý thức của ngƣời dân Thi Sơn, rừng Cấm không chỉ là rừng thông
thƣờng mà là khu tâm linh quan trọng của địa phƣơng. Vì vậy, việc chặt phá hay
xâm phạm tài nguyên rừng đã không còn hoặc rất hiếm khi xảy ra.[10]


×