Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Tình hình một số bệnh nội khoa trên đàn ngựa Bạch nuôi tại xã Dương Thành, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên và biện pháp điều trị.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 62 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



TRẦN QUỐC BẢO



Tên đề tài:
TÌNH HÌNH MỘT SỐ BỆNH NỘI KHOA TRÊN ĐÀN NGỰA BẠCH
NUÔI TẠI XÃ DƯƠNG THÀNH, HUYỆN PHÚ BÌNH,
TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ



KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC









Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Chăn nuôi Thú y
Khoa : Chăn nuôi - Thú y
Khoá học : 2010 – 2014



Giảng viên hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Quang Tuyên

Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên





Thái Nguyên, năm 2014
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên của khóa luận này cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn
chân thành sâu sắc tới Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y, các phòng ban liên quan, các thầy cô trong
và ngoài khoa đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo GS.TS.
Nguyễn Quang Tuyên đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong thời gian
thực tập vừa qua và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo UBND xã Dương Thành,
huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Hợp tác xã ngựa Bạch làng Phẩm, các cán
bộ thú y cơ sở, cùng toàn thể nhân dân địa phương đã nhiệt tình giúp đỡ em
thực hiện và hoàn thành các nội dung thực tập tốt nghiệp.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, những người thân và bạn
bè đã giúp đỡ, động viên em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Cuối cùng em xin kính chúc toàn thể thầy cô giáo cùng gia đình mạnh
khỏe, hạnh phúc, công tác tốt.
Em xin chân thành cảm ơn.

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014

Sinh viên


Trần Quốc Bảo
LỜI NÓI ĐẦU

Với phương châm đào tạo "Học đi đôi với thực hành, lý thuyết gắn liền
với thực tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội" để đào tạo ra người cán bộ kỹ
thuật có trình độ chuyên môn cao, có tay nghề năng lực vững vàng, nhằm áp
dụng khoa học vào thực tiễn sản xuất, đưa nhanh đất nước tiến vào công
nghiệp hoá, hiện đại hoá thì giai đoạn thực tập là rất quan trọng trong quá
trình đào tạo tại các trường Đại học của mỗi sinh viên. Thực tập tốt nghiệp là
cơ hội để sinh viên vận dụng những kiến thức đã được tích luỹ trong bốn năm
học Đại học và đem những hiểu biết của mình về khoa học kỹ thuật áp dụng
vào thực tiễn sản xuất, bước đầu làm quen với thực tiễn sản xuất để rèn luyện
nâng cao tay nghề phục vụ cho tương lai.
Được sự đồng ý của ban giám hiệu trường Đại học nông lâm Thái
Nguyên, khoa chăn nuôi thú y và sự tiếp nhận của ban lãnh đạo UBND xã
Dương Thành, huyện Phú Bình, em được phân công về xã nghiên cứu đề tài
“Tình hình một số bệnh nội khoa trên đàn ngựa Bạch nuôi tại xã Dương
Thành, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên và biện pháp điều trị”.
Trong quá trình thực tập tại cơ sở thời gian từ 09/12/2013 đến
31/5/2014 được sự quan tâm tạo điều kiện của Ban giám hiệu, các thầy cô
trong khoa Chăn nuôi thú y và sự giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo UBND xã
Dương Thành, ban chủ nhiệm Hợp tác xã chăn nuôi ngựa Bạch làng Phẩm,
cùng với sự nỗ lực cố gắng của bản thân, đã giúp em hoàn thành khoá luận tốt
nghiệp này.
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Cs : Cộng sự

TT : Thể trọng
Nxb : Nhà xuất bản
UBND : Ủy ban nhân dân
SL : Số lượng
TL : Tỷ lệ
STT : Số thứ tự
TW : Trung ương


MỤC LỤC

Trang
PHẦN 1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1
1.1. Điều tra cơ bản 1
1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1
1.1.1.1. Vị trí địa lý 1
1.1.1.2. Điều kiện khí hậu thuỷ văn 1
1.1.1.3. Địa hình đất đai 2
1.1.1.4. Giao thông vận tải 3
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 3
1.1.2.1. Tình hình kinh tế 3
1.1.2.2. Tình hình dân cư 3
1.1.2.3. Tình hình văn hóa xã hội 4
1.1.2.4. Hệ thống tổ chức ngành thú y 4
1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp 5
1.1.3.1. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt 5
1.1.3.2. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi 5
1.1.3.3. Công tác thú y 7
1.1.4. Đánh giá chung 8
1.1.4.1. Thuận lợi 8

1.1.4.2. Khó khăn 9
1.2. Nội dung, biện pháp thực tập tốt nghiệp và kết quả công tác phục vụ
sản xuất 9
1.2.1. Nội dung 9
1.2.2. Biện pháp thực hiện 10
1.2.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 11
1.2.3.1. Công tác chăn nuôi 11
1.2.3.2. Công tác thú y 12
1.3. Kết luận và đề nghị 17
1.3.1. Kết luận 17
1.3.2. Đề nghị 18
PHẦN 2 : CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 19
2.1. Mở đầu 19
2.1.1. Đặt vấn đề 19
2.1.2. Mục đích nghiên cứu 19
2.1.3. Mục tiêu của đề tài 20
2.2. Tổng quan tài liệu 20
2.2.1. Cơ sở khoa học 20
2.2.1.1. Nguồn gốc, phân loại ngựa 20
2.2.1.2. Đặc điểm chung về ngựa 20
2.2.1.3. Một số đặc điểm sinh lý của ngựa 22
2.2.1.4. Đặc điểm tiêu hóa của ngựa Bạch 24
2.2.1.5. Đặc điểm về một số bệnh nội khoa trên đàn ngựa Bạch 27
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 38
2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 38
2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 38
2.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 39
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu 39
2.3.2. Thời gian nghiên cứu 39
2.3.3. Nội dung nghiên cứu và chỉ tiêu theo dõi 39

2.3.3.1. Nội dung nghiên cứu 39
2.3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi 39
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu 39
2.3.4.1. phương pháp điều tra dịch tễ 39
2.3.4.2. Phương pháp chẩn đoán lâm sàng 40
2.3.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi 40
2.4. Kết quả và phân tích kết quả 41
2.4.1. Cơ cấu đàn ngựa Bạch của xã 41
2.4.2. Tỷ lệ mắc một số bệnh nội khoa trên đàn ngựa Bạch 42
2.4.3. Tỷ lệ mắc bệnh nội khoa ở ngựa Bạch theo các tháng trong năm. 42
2.4.4. Tỷ lệ mắc bệnh nội khoa ở ngựa Bạch theo lứa tuổi 43
2.4.5. Tỷ lệ mắc bệnh ở ngựa Bạch theo tính tính biệt 44
2.4.6. Tỷ lệ mắc bệnh ở ngựa Bạch theo mùa vụ 45
2.4.7. Tỷ lệ mắc bệnh ở ngựa Bạch theo tình trạng vệ sinh 45
2.4.8. Tỷ lệ ngựa mắc bệnh nội khoa có biểu hiện lâm sàng 46
2.4.9. Xác định hiệu quả của thuốc điều trị bệnh nội khoa 48
2.5. Kết luận, tồn tại và đề nghị 48
2.5.1. Kết luận 48
2.5.2. Tồn tại 49
2.5.3. Đề nghị 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
I. Tài liệu tiếng Việt 51
II. Tài liệu nước ngoài 52

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Trang
Bảng 1.1: Kết quả công tác phục vụ sản xuất 17
Bảng 2.1. Một số đặc điểm ngoại hình của ngựa Ả Rập 22
Bảng 2.2. Một số đặc điểm ngoài hình của ngựa Cacbacdin. 22

Bảng 2.3: Mức tiêu hóa protein và chất bột ở các bộ phận tiêu hóa của ngựa 25
Bảng 2.4: Biểu hiện hội chứng đau bụng ở ngựa 32
Bảng 2.5: Biến động số lượng đàn ngựa nuôi tại xã Dương Thành trong 3 năm
(2011 - 2014) 41
Bảng 2.6: Tỷ lệ mắc một số bệnh nội khoa trên đàn ngựa Bạch 42
Bảng 2.7: Tỷ lệ mắc bệnh ở ngựa Bạch theo các tháng trong năm 43
Bảng 2.8: Tỷ lệ mắc bệnh nội khoa ở ngựa Bạch theo lứa tuổi 44
Bảng 2.9: Tỷ lệ mắc bệnh ở ngựa Bạch theo tính biệt. 44
Bảng 2.10: Tỷ lệ mắc bệnh ở ngựa Bạch theo mùa vụ 45
Bảng 2.11: Tỷ lệ mắc bệnh ở ngựa Bạch theo tình trạng vệ sinh 46
Bảng 2.12: Tỷ lệ ngựa Bạch mắc bệnh nội khoa có biểu hiện lâm sàng 47
Bảng 2.13: Hiệu quả của thuốc điều trị bệnh nội khoa 48




1
PHẦN 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT

1.1. Điều tra cơ bản
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Dương Thành là một xã trung du miền núi phía Nam của huyện Phú
Bình - tỉnh Thái Nguyên.
- Phía Bắc giáp xã Tân Đức.
- Phía Tây giáp Xã Thanh Ninh.
- Phía Nam giáp xã Việt Ngọc (Bắc Giang).
- Phía đông giáp xã Phúc Sơn (Bắc Giang).
- Xã Dương Thành gồm 20 xóm: Phẩm 1, Phẩm 2, Phẩm 3, Phẩm 4,

Núi 1, Núi 2, Núi 3, Núi 4, Tiến Bộ, Nguộn, Quyết Thắng, Phú Dương 1, Phú
Dương 2, Giàng, An Ninh, Phú Thành, Trung Thành, An Thành, Xuốm.
1.1.1.2. Điều kiện khí hậu thuỷ văn
* Khí hậu:
Khí hậu là yếu tố rất quan trọng, có ảnh hương rõ rệt tới sự phát triển
của ngành chăn nuôi. Xã Dương Thành thuộc khu vực trung du miền núi nên
nó mang đặc điểm thời tiết chung của vùng miền núi - trung du, đó là khí hậu
nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
- Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 nhưng lượng mưa chủ yếu
vào tháng 6, 7, 8, có gió mùa đông nam, các tháng còn lại mưa ít hơn. Lượng
mưa trung bình trong năm khoảng 1875 mm, cao nhất là 2390 mm, thấp nhất
là 1420 mm. Nhiệt độ trung bình từ 21
o
C - 28
o
C, độ ẩm tương đối là 80% -
85%. Trong chăn nuôi những ngày tháng này cần phải chú ý đến công tác
tiêm phòng đề phòng dịch bệnh xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm.
- Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trong mùa này
lượng mưa ít, có gió mùa đông bắc nên khí hậu khô hanh và lạnh. Nhiệt độ
trung bình từ 15
o
C - 19
o
C, có ngày giảm xuống còn 8
o
C - 10
o
C, độ ẩm tương
đối từ 70 - 75%. Lượng mưa ít thường có sương muối vào lúc đêm khuya và

sang sớm kèm theo những đợt mưa phùn, rét đậm. Do đó cần chú ý đề phòng
tránh rét cho vật nuôi và chủ động dự trữ nguồn thức ăn.

2
- Mùa Xuân và mùa Thu có thời tiết ấm áp, mát mẻ hơn, thuận lợi cho
phát triển sản xuất nông nghiệp.
Sự đa dạng về khí hậu cũng gây không ít sự khó khăn cho chăn nuôi và
đời sống nhân dân.
* Thủy văn:
Xã Dương Thành có mật độ sông ngòi lớn, trữ lượng nước lớn đủ cung
cấp cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trong xã. Có hệ thống sông ngòi
dài 35 km trong đó 6 km là sông nội đồng, còn lại là kênh đất. Lượng nước ở
đây được cung cấp từ 6 con sông lớn đó là sông cầu chảy qua huyện Phú
Bình, đây là con sông thường xuyên cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp
và chăn nuôi. Nhìn chung khí hậu và thủy văn khá thuận lợi cho phát triển
nông nghiệp và chăn nuôi của xã. Song chênh lệch về nhiệt độ và độ ẩm giữa
2 mùa lớn nên cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sự sinh trưởng và phát triển của
cây trồng và vật nuôi trong xã.
1.1.1.3. Địa hình đất đai
* Địa hình:
Xã Dương Thành là một xã trung du, có địa hình tương đối bằng phẳng,
ít đồi núi đất đai phần lớn là cát pha, đây là điều kiện thuận lợi của xã Dương
Thành cho canh tác nông nghiệp và phát triển kinh tế xã hội nói chung so với
các xã trung du miền núi khác.
* Đất đai:
Tổng diện tích đất của xã là 748.41 ha trong đó:
- Đất sản xuất nông nghiệp: 573,21 ha.
- Đất lâm nghiệp: 25,49 ha.
- Đất nuôi trồng thủy sản: 16,08 ha.
- Đất chuyên dụng: 55,63 ha.

- Đất ở: 46,84 ha.
- Đất tôn giáo: 3,5 ha.
- Đất chưa sử dụng: 22.94 ha.
- Đất khác: 4,72 ha.
Xã có tiềm năng lớn về đất đai, đây là tiền đề cho sự phát triển ngành
trồng trọt và tạo nền tảng cho sự phát triển ngành chăn nuôi. Nhưng đất ở đây

3
chưa được sử dụng hết tiềm năng vốn có làm cho thu nhập và phát triển ngành
chăn nuôi ở đây còn thấp làm ảnh hưởng nhiều đến kinh tế của xã.
1.1.1.4. Giao thông vận tải
Từ khi có nhà nước quan tâm và đầu tư hiện nay xã có 28 km đường bộ
trong đó đã có đường bê tông dài 6 km, có đường UB3 trải nhựa cấp 5 nông
thôn dài 2,2 km, thuận lợi cho giao lưu kinh tế, vận chuyển hàng hóa phục vụ
nhu cầu của con người tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện đi lại tới các thôn, xã
khác được dễ dàng nhất là vào mùa mưa. Tuy nhiên mật độ giao thông trong
xã hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất nhưng trong đà phát triển
như hiện nay thì tương lai gần đây mạng lưới giao thông sẽ dần được nâng
cấp và mở rộng.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Tình hình kinh tế
Xã Dương Thành có cơ cấu kinh tế đa dạng gồm nhiều thành phần kinh
tế cùng hoạt động.
- Sản xuất nông nghiệp: Chiếm tỷ trọng lớn đem lại thu nhập và lương
thực phục vụ cho đời sống nhân dân. Trong xã có trên 78% số hộ tham gia
sản xuất nông nghiệp, và đã kết hợp giữa chăn nuôi và trồng trọt để nâng cao
hiệu quả kinh tế, góp phần tăng thu nhập cho người dân.
- Về dịch vụ: Với đặc tính dân cư đông đúc, đời sống nhân dân được
cải thiện và phát triển với nhiều mặt hàng phong phú, chủ yếu là các cửa hàng
buôn bán các sản phẩm phục vụ đời sống hàng ngày của nhân dân.

1.1.2.2. Tình hình dân cư
Dân số xã có 7354 người, trong đó có 4 dân tộc anh em sinh sống gồm:
Kinh, Tày, Nùng, Dao, với nhiều thành dân tộc khác nhau cùng sinh sống nên
tập quán canh tác và đời sống văn hóa rất đa dạng. Những năm gần đây xã
Dương Thành đã và đang duy trì, phát triển bản sắc dân tộc của đồng bào dân
tộc trong toàn xã.
Tình hình kinh tế xã hội những năm gần đây của xã luôn tăng trưởng và
đang từng bước chuyển đổi dần tỷ trọng công nghiệp, du lịch và giảm dần tỷ
trọng nông nghiệp. Mặc dù vậy kinh tế của xã chủ yếu dựa vào sản xuất nông
nghiệp. Trong sản xuất nông nghiệp trồng trọt vẫn chiếm ưu thế đặc biệt khi

4
nhà nước thực hiện chủ trương giao đất cho các hộ gia đình và cá nhân sử
dụng thì kinh tế của xã có bước phát triển mạnh đời sống nhân dân được nâng
lên đáng kể.
1.1.2.3. Tình hình văn hóa xã hội
Lĩnh vực văn hóa của xã có nhiều chuyển biến tích cực, hệ thống các
phòng học ở xã được huyện quan tâm đầu tư kiên cố hóa ngày càng nhiều, đội
ngũ giáo viên và các bộ quản lý các ngành học, bậc học cơ bản đủ về số
lượng, giáo viên mầm non có 29 người, giáo viên tiểu học có 36 người, giáo
viên trung học cơ sở có 27 người, chất lượng giáo dục từng bước được nâng
lên, công tác giáo dục hóa ngày càng được đẩy mạnh. Cơ sở vật chất, trang
thiết bị phục vụ giảng dạy tiếp tục được nâng cao. Số người mù chữ hầu như
không có, đa số học hết tiểu học và trung học cơ sở. Hiện nay xã có 2 trường
mầm non và tiểu học đạt chuẩn quốc gia. (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013
xã Dương Thành) [1].
Và các cấp lạnh đạo xã rất quan tâm đến việc phát triển văn hóa cổ
truyền, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc ở địa phương. Chủ động giao lưu
tuyên truyền nếp sống văn hóa mới từng bước đẩy lui các tệ nạn xã hội.
Mặt khác, việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân cũng được quan tâm.

Trạm y tế xã với đội ngũ y tá, bác sĩ giỏi tay nghề nhiệt tình trong công tác
kịp thời phục vụ cho nhân dân và thường xuyên mở các lớp tập huấn nâng cao
tay nghề và các đợt cấp phát thuốc, khám chữa bệnh miễn phí cho đối tượng
khó khăn.
1.1.2.4. Hệ thống tổ chức ngành thú y
Hệ thống thú y: Hoạt động theo ngành dọc từ trung ương tới địa
phương, cụ thể: cấp TW là cục thú y, cấp tỉnh là chi cục thú y, cấp huyện là
trạm thú y, cấp xã là ban thú y xã, ở thôn bản là thú y thôn bản.
Quá trình thành lập: Ban thú y xã Dương Thành được thành lập vào
năm 2000, những ngày đầu thành lập cơ sở vật chất hoạt động còn rất thiếu
thốn. Được sự quan tâm của ủy ban nhân dân huyện, trạm thú y huyện đặc
biệt là sự cố gắng vươn lên của cán bộ công nhân viên chức trong đơn vị dể
khắc phục khó khăn, đến nay cơ sở vật chất đã đầy đủ hơn, tuy nhiên vẫn con
rất nhiều khó khăn.

5
Đội ngũ cán bộ thú y xã: Ban thú y xã có 8 cán bộ trong đó có 1 trưởng
ban thú y, 07 thành viên có trình độ chuyên môn trung cấp và sơ cấp, rất năng
nổ nhiệt tình trong công việc, khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành công
việc được giao. Hàng năm ban thú y xã thường xuyên mở nhiều đợt tập huấn
phổ biến kiến thức phòng bệnh và phương thức chăn nuôi cho người dân.
Nhìn chung đội ngũ cán bộ thú y xã chưa đồng đều về trình độ nhưng là
những người nhiệt tình say mê học hỏi. Ban thú y xã chịu trách nhiệm chỉ đạo
công tác tiêm phòng và điều trị cho đàn gia súc, gia cầm trong 20 xóm. Mỗi
xóm đều có 01 cán bộ thú y xóm. Xã có 01 tủ thuốc do trạm thú y cấp nên
công tác phòng và chữa bệnh được kịp thời.
1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp
1.1.3.1. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013 xã Dương Thành) [1]
Sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn vì thời tiết đầu năm diễn biến

bất thường. Tuy nhiên các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đã tập trung
chỉ đạo tích cực, cùng bà con nông dân khắc phục mọi khó khăn nên sản xuất
nông nghiệp đạt kết quả cao.
Tổng sản lượng lương thực cây có đạt 3917,82 tấn /3677 =106,5% kế
hoạch của huyện đặt ra.
Riêng cây lúa: Thời tiết đầu vụ do có rét đậm kéo dài nên cây lúa, cây
màu phát triển chậm, mặt khác cuối vụ xuân mưa nhiều rầy nâu phát sinh gây
hại mạnh, tuy nhiên giai đoạn này lúa cũng đã chín nên không ảnh hưởng
nghiêm trọng đến năng suất.
Sản lượng lương thực bình quân = 532kg/ người/ năm
1.1.3.2. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi
Chăn nuôi là ngành kinh tế mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp, có
vai trò cung cấp thực phẩm, sức kéo, phân bón và thu nhập cho nông dân.
Ngành chăn nuôi hiện nay của xã Dương Thành đang phát triển khá mạnh,
nhưng hầu hết vẫn tập trung ở các gia đình có quy mô nhỏ lẻ. Nguồn cung cấp
thúc ăn cho chăn nuôi chủ yếu sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên, chăn thả nên
năng suất chưa cao.

6
* Chăn nuôi lợn:
Xã Dương Thành có khoảng 8 nghìn con lợn, trong đó lợn thịt chiếm
2/3, còn lại lại là lợn nái. Đàn lợn dược chăm sóc nuôi dưỡng trong các hộ gia
đình chủ yếu theo phương thức cổ truyền, sử dụng thức ăn dư thừa của ngành
trồng trọt là chính. Đầu tư cho chăn nuôi lợn còn thấp, người dân chưa được
phổ biến nhiều về khoa học kỹ thật chăn nuôi lợn, nên năng suất của ngành
chăn nuôi lợn chưa cao.
* Chăn nuôi trâu bò:
Trâu bò là vật nuôi truyền thống từ lâu đời, người nông dân luôn coi
con trâu là đầu cơ nghiệp. Đa số các hộ trong xã đều làm nông nghiệp vì vậy
con trâu con bò rất quan trọng chúng cung cấp sức kéo, thực phẩm cho con

người, cung cấp một lượng phân bón lớn cho ngành trồng trọt, cung cấp
nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến. Giống trâu bò của xã chủ yếu là
giống trâu bò nội nên tầm vóc nhỏ bé năng xuất thịt không cao. Hiện nay xã
có khoảng 1,3 nghìn con trâu, bò. Bò chiếm 2/3 so với trâu trong xã.
* Chăn nuôi ngựa:
Từ lâu trong chăn nuôi, con ngựa là vật nuôi phổ biến của người dân ở
các tỉnh miền núi, trung du nước ta. Con ngựa giúp đồng bào miền núi làm
các công việc nặng nhọc như vận chuyển hàng hóa, mang các sản phẩm của
đồng bào đi bán, trao đổi hàng hóa,… Ngựa là con vật sống gần gũi, gắn bó
thân thiết với con người, được con người yêu và chăm sóc chu đáo. Bởi vì là
một con vật thông minh chỉ xếp sau loài chó, ngựa đã cùng với người lập nên
bao kỳ tích trong thể thao, chiến đấu. Hơn nữa nhiều sản phẩm quý từ ngựa
như: thịt, máu, huyết thanh, nội tạng,… đều là những vị thuốc có giá trị trong
y học nhằm giúp ích cho sức khỏe và đời sống con người. Cao xương ngựa có
giá trị cao với con người đặc biệt là chống bệnh mềm xương ở người già. Tuy
nhiên ở nước ta chăn nuôi ngựa chưa thực sự được quan tâm phát triển, số
lượng còn ít, tầm vóc nhỏ sức thồ kéo chưa cao. Hiện nay xã Dương Thành
huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên có tới 200 - 250 con ngựa trong đó có
150 - 180 con ngựa Bạch. Xã đã thành lập hợp tác xã chăn nuôi ngựa Bạch
vào ngày 09-03-2011, với nhiều hội viên tham gia. Bình quân số ngựa Bạch
nuôi / hộ là 2,3 con trong đó: hộ nuôi 1 con là 20 - 25%, hộ nuôi 2-3 con là 40

7
- 50%, hộ nuôi 4 - 5 con là 20 - 25%, hộ nuôi > 6 con là 5 - 10%. Như vậy, số
hộ nuôi từ 2 con trở lên chiếm 70 - 80% số gia đình nuôi ngựa Bạch. Thật
đáng mừng, con ngựa Bạch quý hiếm, nguồn gen vật nuôi quý hiếm của
chúng ta có những năm tháng đã rơi vào nguy cơ tuyệt chủng, nay lại được
bảo vệ, phục hồi và phát triển. Điều đó trước tiên nhờ các thôn, bản, làng xã,
đã có truyền thống nuôi ngựa từ lâu trong đó có con ngựa Bạch. Đồng thời có
những người chăn nuôi tâm huyết và yêu quý con ngựa Bạch chính vì thế con

ngựa Bạch cũng không phụ lại những người yêu quý nó. Ngựa Bạch là sự cứu
cánh cho nhiều gia đình, bà con xóa đói giảm nghèo, mang lại cuộc sống ấm
no sung túc cho nhiều gia đình.
* Chăn nuôi gia cầm:
Bên cạnh đó chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò, ngựa) thì chăn nuôi gia
cầm cũng là đối tượng không thể thiếu được đối với xã. Phong trào chăn nuôi
gia cầm của xã phát triển khá mạnh nhưng chủ yếu theo phương thức chăn thả
tự nhiên, tận dụng thức ăn thừa là chủ yếu nên năng suất chưa cao. Tổng đàn
gia cầm khoảng 170 nghìn con. Được sự quan tâm của trường đại học nông
lâm Thái Nguyên đã mở lớp tập huấn chuyển giao phương thức chăn nuôi gà
thả vườn cho bà con nông dân trong xã cùng với kinh nghiệm lâu năm trong
chăn nuôi đã góp phần nâng cao năng xuất chăn nuôi ngày một nâng cao.
Công tác tiêm phòng bệnh cho gia súc, gia cầm đã được người dân chú trọng
nhiều.những hộ chăn nuôi đã được tiêm phòng triệt để, nhất là các bệnh:
Newcastle, cúm gia cầm H5N1, Dịch tả vịt,… ngoài những giống gà địa
phương bà con cũng nuôi nhiều giống gia cầm khác như: giống gà Lương
Phượng, gà siêu thịt, gà ri lai mía, gà lai chọi, vịt siêu trứng, ngan, ngỗng,…
đã được đưa vào sản xuất với nhiều hình thức chăn nuôi công nghiệp tiên tiến
đã được áp dụng vào chăn nuôi đã góp phần nâng cao năng suất và cải thiện
đời sống cho người dân.
1.1.3.3. Công tác thú y
Thực hiện việc ngăn chặn dịch động vật, bảo vệ đàn vật nuôi, phòng
chống một số bệnh lây lan từ vật nuôi sang người. hằng năm ban thú y xã
Dương Thành đã tổ chức tiêm phòng định kỳ cho đàn gia súc, gia cầm. với
phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, xã đã áp dụng các biện pháp phòng

8
bệnh như tiêm phòng hàng năm vào 2 đợt tháng 3 và tháng 7 cho đàn gia súc,
gia cầm của xã cụ thể:
- Trâu bò: Tiêm phòng vacxin LMLM và tụ huyết trùng 2 lần /năm.

- Chó: Tiêm phòng vacxin dại 2 lần / năm.
- Lợn: Tiêm phòng vacxin tụ huyết trùng và dịch tả.
- Gia cầm: Tiêm phòng vacxin Newcastle, cúm gia cầm H5N1.
- Ngựa: Tiêm phòng ký sinh trùng máu cho ngựa bằng thuốc Azidin,
tẩy ký sinh trùng đường tiêu hóa cho ngựa bằng thuốc Hanmectin - 25 (riêng
ngựa con tẩy 3 lần/ năm).
- Tẩy uế chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng trại.
- Các trường hợp bệnh xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm đều được giải
quyết kịp thời và hiệu quả tốt.
1.1.4. Đánh giá chung
1.1.4.1. Thuận lợi
- Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của xã Dương Thành thuận tiện
cho việc phát triển mô hình nông lâm kết hợp với chăn nuôi.
- Xã Dương Thành là một xã thuần nông với diện tích rộng, đất đai
phong phú, khí hậu thuận lợi cho phát triển trồng trọt và chăn nuôi.
- Xã có đội ngũ cán bộ trẻ năng động nhiệt tình sáng tạo tham gia
vào áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao sản xuất cây trồng vật
nuôi, đã dần đưa xã phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện.
- Chính sách phát triển của nhà nước đã tạo điều kiện cho nền kinh
tế phát triển, nhiều chính sách hỗ trợ đầu tư cho nông nghiệp đã đem lại
lợi ích thiết thực cho người dân.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật của xã ngày càng được nâng cao hiện đại hoá
từ chuồng trại, điện nước, đường xá, giao thông, thuỷ lợi… được nhà nước hỗ
trợ xây dựng tốt hơn. Và xã còn có đường bê-tông hóa và đường UB3 trải
nhựa chạy qua thuận lợi cho giao lưu kinh tế, vận chuyển hàng hóa phục vụ
cho nhu cầu người tiêu thụ.
- Xã có chính sách phù hợp cho phát triển nông nghiệp, thường xuyên
có những dự án, chương trình nhằm thúc đẩy sản xuất: hỗ trợ vay vồn, đầu tư
trang thiết bị, cung cấp con giống năng suất cao (Mô hình ngựa sinh sản của


9
GS.TS Nguyễn Quang Tuyên), thu hút vốn đầu tư, trang thiết bị của dự án
trong và ngoài nước.
- Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa hợp tác xã Chăn nuôi ngựa Bạch với
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và trại ngựa Bá Vân đã và đang phát
huy tác dụng tốt, làm người dân thấy khoa học gần gũi với thực tiễn và mang
lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao dân trí, tăng năng suất, thúc đẩy
giao lưu hàng hóa, từng bước đẩy lui đói nghèo và các tệ nạn xã hội.
1.1.4.2. Khó khăn
- Thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp, mùa đông nhiệt độ giảm thấp
làm cây trồng, vật nuôi sinh trưởng và phát triển chậm, sức chống đỡ bệnh tật
kém nên gây thiệt hại không hề nhỏ về kinh tế.
- Diện tích đất nông nghiệp lớn nhưng kém màu mỡ
- Địa phương có địa hình đồi núi phức tạp, dân cư thưa thớt, phân
bố không đều gây khó khăn cho công tác quản lý và sản xuất.
- Chăn nuôi là một thế mạnh, nhưng người dân chưa thực sự chú ý.
- Tập quán của người dân còn lạc hậu, trình độ dân trí còn thấp nên
việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật còn gặp nhiều khó khăn.
- Cơ sở hạ tầng còn thấp kém, đời sống nhân dân còn nghèo, lạc hậu,
chưa có vốn đầu tư kinh doanh, sản xuất quy mô lớn.
- Trang thiết bị chăn nuôi còn thiếu, chuồng trại xây dựng chưa đảm
bảo vệ sinh, xây dựng chưa đúng theo yêu cầu kỹ thuật. Chủ yếu là chăn nuôi
hộ gia đình, nhỏ lẻ.
1.2. Nội dung, biện pháp thực tập tốt nghiệp và kết quả công tác phục vụ
sản xuất

1.2.1. Nội dung
Thực tập tốt nghiệp là dịp để sinh viên đem những hiểu biết của mình
về khoa học và kỹ thuật áp dụng vào thực tiễn, bước đầu làm quen với thực tế
để rèn luyện tay nghề, nâng cao trình độ chuyên môn. Được sự nhất trí của

bạn chủ nhiệm khoa, thầy cô giáo hướng dẫn và sự tiếp nhận của xã Dương
Thành, tôi đề ra một số nội dung phục vụ sản xuất như sau:
- Tìm hiểu tập quán chăn nuôi và công tác thú y tại địa bàn huyện
Phú Bình.

10
- Tham gia tuyên truyền, tư vấn cho người dân một số loại con giống
tốt phù hợp với tình hình chăn nuôi của địa phương.
- Tuyên truyền người dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chăn nuôi.
- Tham gia tích cực công tác tiêm phòng định kỳ cho vật nuôi theo lịch
của xã.
- Tham gia chẩn đoán và điều trị bệnh cho vật nuôi tại địa phương.
- Tuyên truyền, hướng dẫn người dân về cách phòng trị một số bệnh
thường gặp ở vật nuôi.
- Tích cực tham gia các hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi thú y, học
hỏi thêm kinh nghiệm thực tế bổ sung vào vốn kiến thức bản thân.
- Tham gia vào công tác khác của xã.
- Triển khai đề tài thực tập tốt nghiệp.
1.2.2. Biện pháp thực hiện
Để thực hiện tốt nội dung đã đề ra tôi đã xây dựng phương pháp tiến
hành như sau:
- Bám sát địa bàn cơ sở, đi sâu vào thực tế chăn nuôi thú y, nắm bắt tập
quán chăm sóc và phương thức chăn nuôi, tình hình dịch bệnh trên địa bàn
xã trong thời gian qua và hiện nay.
- Kết hợp với ban thú y xã tích cực tuyên truyền về kỹ thuật chăn nuôi
và công tác phòng chống bệnh đến từng hộ gia đình.
- Nhiệt tình không ngại khó khăn, ngại khổ, ngại bẩn, sẵn sàng giúp đỡ
người chăn nuôi khi họ gặp khó khăn về kỹ thuật.
- Khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước.
- Thường xuyên báo cáo tình hình thực tập cho giáo viên hướng dẫn.

Khi gặp khó khăn vướng mắc, mạnh dạn đề xuất với thầy hướng dẫn, với
người có kinh nghiệm để tìm cách giải quyết.
- Lắng nghe ý kiến của quần chúng nhân dân từ đó phát hiện những mặt
mạnh, mặt yếu của bản thân để tìm cách phát huy và khắc phục.
- Chấp hành mọi nội quy, quy định tại địa phương nơi thực tập, xây
dựng kế hoạch làm việc và thực hiện triệt để những nội dung đã đề ra.
- Tham khảo một số tài liệu chuyên môn.

11
1.2.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
Nhờ sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn, các thầy cô giáo
trong khoa chăn nuôi - thú y và sự giúp đỡ của cán bộ thú y xã, cộng với sự
nỗ lực của bản thân. Trong thời gian thực tập tôi đã đạt được một số kết quả
phục vụ sản xuất như sau:
1.2.3.1. Công tác chăn nuôi
* Công tác giống:
Công tác giống ngựa là công tác kiến thiết cơ bản trong nghề chăn nuôi
ngựa, có tác dụng rất quan trọng trong thúc đẩy chăn nuôi ngựa phát triển qua
2 mặt: tăng nhanh số lượng đàn ngựa và thường xuyên nâng cao chất lượng
đàn ngựa. Nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của đàn ngựa trong xã, trong
quá trình thực tập tôi đã tham gia công tác giống với nội dung như sau:
- Phối giống cho đàn ngựa Bạch: tiến hành phối giống cho đàn ngựa cái
bằng phương pháp nhảy trực tiếp, ngựa Bạch của các hộ gia đình động dục
cho giao phối trực tiếp với ngựa đực của các hộ gia đình, kết quả giao phối
cho 2 ngựa Bạch động dục. Từ đó lập ra kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng phù
hợp cho những ngựa có chửa ở các giai đoạn khác nhau. Đối với những ngựa
phối giống mà không có chửa thì tìm hiểu và theo dõi nguyên nhân tại sao
không có chửa.
* Công tác chăm sóc nuôi dưỡng:
Năng suất cao cần hai yếu tố chính đó là giống và chăm sóc nuôi

dưỡng. vì thế, chăm sóc nuôi dưỡng có vai trò quan trọng có tính chất quyết
định đến khả năng sinh trưởng và phát triển của đàn gia súc, gia cầm. Tôi đã
cùng cán bộ cơ sở hướng dẫn người dân chăm sóc nuôi dưỡng theo quy trình
kỹ thuật mới, tận dụng triệt để nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương, đồng thời
hướng dẫn và vận động bà con thực hiện các quy trình phòng bệnh, đưa ra các
biện pháp phòng trừ để bà con hiểu. Tham gia vệ sinh chuồng trại, tắm chải
cho gia súc, tẩy uế chuồng nuôi và xung quanh khu vực chuồng nuôi. Ngựa
được chăn thả trong khu vực xã có bãi chăn thả, được thả ra bãi chăn ngày hai
lần buổi sang từ 7h sáng đến 10h30, buổi chiều từ 2h đến 5h30. Mỗi ngày cắt
cỏ cho ngựa ăn và cho ăn vào buổi trưa khi cho ngựa vào chuồng nghỉ ngơi,
mỗi ngày cho ngựa ăn với khẩu phần ăn 1 con là 1kg ngô bột trộn lẫn với tỉ lệ

12
6 bột ngô/ 2 thóc vào buổi chiều lúc sau khi cho ngựa về chuồng và trước khi
cho ngựa ăn cỏ về đêm.
1.2.3.2. Công tác thú y
Công tác thú y có mối liên hệ khăng khít với công tác giống và chăm
sóc nuôi dưỡng, vì vậy thú y có vai trò đặc biệt quan trọng trong ngành chăn
nuôi. Đó là một khâu để tạo nên sự thành công trong chăn nuôi. Với phương
châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, tôi cùng cán bộ thú y xã đã tiến hành công
tác tiêm phòng hàng năm cho đàn gia súc, gia cầm.
* Công tác tiêm phòng:
Tiêm phòng là biện pháp phòng bệnh tích cực cho vật nuôi, vì nó giúp
cho cơ thể tự sản sinh kháng thể đặc hiệu, giúp cơ thể chống đỡ có hiệu quả
với mầm bệnh trong thời gian nhất định. Quá trình tiêm phòng đươc tiến hành
như sau:
- Tụ huyết trùng trâu bò: 50 con. Vacxin dùng là vacxin tụ huyết trùng
trâu bò với liều 2ml/con.
- Phòng ký sinh trùng đường máu cho ngựa: 40 con. Thuốc dùng là
Azidin (1 lọ 1,18g pha 7ml nước cất tiêm cho 300kg thể trọng)

- Tụ huyết trùng lợn: 102 con. Vacxin dùng là vacxin keo phèn, tiêm
dưới da, liều tiêm 2ml/con.
- Tiêm phòng Newcastle cho gà sinh sản lúc 65 ngày tuổi cho 750con
- Tẩy ký sinh trùng đường tiêu hóa cho trâu bò: 30 con thuốc dùng là
Hamectin - 25 tiêm dưới da với liều 0,8 - 1,2 ml/10 kg thể trọng
* Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho gia súc
Bên cạnh công tác tiêm phòng thì công tác chẩn đoán và điều trị bệnh
cho gia súc, gia cầm là rất quan trọng đối với chăn nuôi, nó đòi hỏi người cán
bộ phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, giỏi tay nghề, nhiều kinh
nghiệm thực tiễn. Có chẩn đoán bệnh chính xác thì mới có hướng điều trị
đúng và hiệu quả cao. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng bệnh là
nhân tố quan trọng để hạn chế đến mức tối đa những tác động xấu do dịch
bệnh gây ra cho đàn vật nuôi. Với phương châm đó trong quá trình thực tập
tôi đã tiến hành chẩn đoán và điều trị một số bệnh cho đàn gia súc như sau:


13
- Bệnh giun đũa lợn:
Triệu chứng: lợn chậm lớn, gầy yếu, rối loạn tiêu hóa, có con ỉa chảy
phân sống, thỉnh thoảng thấy lợn ho vào buổi chiều tối.
Điều trị:
+ Dùng Levamisol 7,5%. liều điều trị 1,2 ml/10 kg thể trọng.
+ Hoặc Hamectin -25 với liều 1ml/ 10kg thể trọng, tiêm bắp thịt.
Kết quả điều trị: 32/32 khỏi
- Bệnh viêm phổi ở lợn:
Triệu chứng: lợn gầy yếu, kém ăn ít vận động, sốt nhẹ, con vật ho kéo
dài, ho nhiều vào buổi sáng và buổi tối, khi ho có dịch bài tiết ra, lợn khó thở,
thở nhanh, bụng hóp lại. Lợn hay mắc sau những đợt mưa kéo dài và thay đổi
thời tiết đột ngột.
Điều trị: Lincomycin 10%: 1ml/ 10kg thể trọng, tiêm bắp.

B. Complex: 2ml/ con, tiêm bắp.
Liệu trình : tiêm 2 lần/ ngày, tiêm liên tục 5 ngày, những con vẫn còn triệu
chứng thì nghỉ 3 ngày rồi lại tiếp tục điều trị 3 ngày.
Kết quả điều trị: 15/17 con khỏi
- Bệnh phân trắng lợn con :
Nguyên nhân: Bệnh do trực khuẩn E. coli thuộc vi khuẩn đường
ruột Enterobacteriaceae. Bệnh do E. coli là một bệnh truyền nhiễm cấp tính
đặc trưng là tháo chảy, nhiễm trùng và nhiễm độc huyết. Bệnh xảy ra ở hầu
hết các cơ sở chăn nuôi lợn sinh sản và bệnh xảy ra chủ yếu ở lợn con theo mẹ.
Ngoài ra bệnh còn do một số nguyên nhân khác như: Vệ sinh chăm sóc
kém, bầu vú lợn bẩn, thức ăn cho lợn mẹ không đảm bảo vệ sinh, lợn con
không được bú sữa đầu, uống nước bẩn, liếm láp mà nhiễm trùng. Do thành
phần dinh dưỡng và phẩm chất sữa mẹ kém, do thời tiết lạnh ẩm hay nóng ẩm
đề bất lợi đối với lợn con.
Triệu chứng: thấy xuất hiện các bãi phân trắng trong chuồng nuôi khi
thời tiết thay đổi đột ngột.
Điều trị: Tiêm Marphamox LA (Amoxiciclin 15%, Acid clavulanic) 1
ml/10-15 kgTT. Kết hợp Gluco-K-C-Namin 1 ml/5-8 kgTT. Thời gian điều trị
2-4 ngày.

14
Hộ lý: Dọn sạch chuồng nuôi, luôn giữ cho chuồng nuôi ấm, tránh gió
lùa vào.
Kết quả: khỏi bệnh 32/32 con.
- Bệnh viêm tử cung ở lợn:
Triệu chứng: con vật sốt, bỏ ăn hoặc ăn ít, hay nằm, quan sát âm hộ
thường thấy có mủ và dịch nhầy chảy ra, mùi hôi thối, thường không cho con
bú, nằm úp xuống.

Điều trị:

+ Penicilline loại 500 000 UI pha với 30 - 40ml nước đun sôi để nguội
thụt rửa cho lợn.
+ Dùng Gentatylo ngày tiêm 2 lần cùng với một số thuốc bổ trợ như:
Vitamin C, B. Complex.
Kết quả điều trị: 6/6 con.
- Bệnh ghẻ lợn
Nguyên nhân: Do ghẻ Sarcoptes suis gây ra. Loại ghẻ này thường ký
sinh ở các vùng mũi, vành mắt, tai, hai bên vai và các nơi da non.
Triệu chứng: Lợn ngứa ngáy, hay cọ xát vào thành, nền chuồng, da
có nhiều nốt mẩn đỏ.
Điều trị: Dùng Hanmectin - 25, liều 1 -2 ml/10 kgTT. Chỉ cần dùng 1
liều sau 1 tuần lợn khỏi.
Kết quả: điều trị 4 con khỏi bệnh 4 con, đạt tỷ lệ 100%.
- Bệnh chướng hơi dạ cỏ ở bò
Triệu chứng: Con vật đau bụng, bụng bị chướng to, ngang với hông
bên trái, con vật bỏ ăn không nhai lại, hai chân dạng ra, đi lại chậm chạp,
khó khăn.
Điều trị: Nguyên tắc điều trị là giúp con vật ợ hơi để làm thoát hơi
trong dạ cỏ, xoa bóp để kích thích tăng cường nhu động dạ cỏ, ức chế sự lên
men sinh, đồng thời trợ tim, trợ sức cho con vật.
Thoát hơi trong dạ cỏ:
+ Dùng rơm chà xát vùng da cổ, mỗi lần chà xát khoảng 20 phút.
+ Cho con vật đứng ở tư thế lên dốc (hai chân trước cao hơn hai chân
sau) để hơi thoát ra dễ dàng.

15
+ Cho con vật uống nước gừng, tỏi để kích thích gây ợ hơi.
+ Dùng Magie sulfat liều lượng 200 - 500 g hoà nhiều nước cho uống
một lần.
+ Trợ tim bằng Cafein liều lượng 10 - 15 ml, tiêm trợ sức trợ lực bằng

B.complex 4 ml/con.
Kết quả điều trị khỏi 2/2 con.
- Bệnh tiêu chảy ngựa:
Triệu chứng: Ngựa ban đầu ỉa phân hơi nhão không thành viên, sau đó
chuyển sang ỉa chảy vọt cần câu. Ngựa kém ăn, gầy yếu, kém vận động.
Điều trị :
+ Dùng Hamcolis với liều 1ml/ 10kg thể trọng. Tiêm bắp ngày 1 lần,
tiêm liên tục 3 ngày
B.complex với liều 5ml/con /lần.
Kết quả điều trị : 7/7 khỏi
- Bệnh tiên mao trùng ở ngựa
Triệu chứng: Sốt cao 40 - 41
0
C, thường thể hiện hiện hội chứng thần
kinh: Quay cuồng, đi vòng tròn, run rẩy. Ở ngựa đực thấy hai cà và cơ quan
sinh dục sưng, con vật đi lại khó khăn.
Điều trị: Tiêm thuốc trợ sức cafein trước 15 - 20 phút sau đó tiêm thuốc
Naganin vào tĩnh mạch cổ với liều lượng 0,01 - 0,015 g/kgTT pha với nước
sinh lý hoặc nước cất thành dung dịch 10%.
Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng tốt cho con vật.
Kết quả điều trị khỏi 5/5 con
- Bệnh viêm phổi ngựa
Triệu chứng: ngựa thường ho từng tiếng, thường ho nhiều vào buổi tối
và sáng sớm, mũi chảy nhiều dịch, ban đầu trong sau chuyển thành màu trắng
đục vàng, dịch khô lại dính trong thành lỗ mũi, mắt đỏ cứ dử.
Điều trị:
+ HanGen - Tylo với liều 15ml/150kg thể trọng, tiêm bắp.
+ B.Complex với liều 5ml/cpn/lần.
Kết quả điều trị: 10/10


16
- Bệnh đau bụng ngựa
Triệu chứng: Khi đau bụng con ngựa biểu hiện trạng thái không yên,
chân trước cào đất, chân sau đạp bụng, con vật nằm xuống chân sau duỗi
thẳng, ngực sát đất rồi đứng lên một cách thận trọng, cũng có khi vật đột
nhiên lăn ra, lăn lộn, bốn chân co vào hay duỗi ra hoặc co giật.
Điều trị:
+ Tiêm Atropin 0,1% vơi liều 4ml/100kg thể trọng.
+ Tiêm Novocain 2% vào tĩnh mạch với liều 15ml/con
+ Thuốc nhuận tràng - thông mật, gói thuốc bột 10g thuốc pha với
15g/1 lít nước cho uống.
Kết quả điều trị: 2/2 con.
1.2.3.3. Kết quả công tác khác

- Thiến lợn đực con: 35 con, an toàn 100%.
- Tiêm bổ sung Dextran - Fe cho lợn con vào thời gian 03 - 10 ngày tuổi.
- Đỡ đẻ cho lợn: 3 đàn an toàn 100%.
- Đỡ đẻ cho ngựa: 3 con an toàn 100%.
- Thiến mèo đực: 2/2 con an toàn.

17
Bảng 1.1: Kết quả công tác phục vụ sản xuất
Nội dung
Số lượng
(con)
Kết quả
Tỷ
lệ %
I. Công tác tiêm phòng An toàn
1. Tụ huyết trùng trâu bò 50 50 100

2. Ký sinh trùng đường máu cho ngựa 40 40 100
3. Tụ huyết trùng lợn 102 102 100
4. Newcastle 750 750 100
II. Điều trị bệnh Khỏi
1. Viêm phổi lợn 17 15 88,2
2. Phân trắng lợn con 32 32 100
3. Viêm tử cung lợn 6 6 100
4. Gẻ lợn 4 4 100
5. Chướng hơi dạ cỏ ở bò 2 2 100
6. Tiêu chảy ngựa 7 7 100
7. Tiên mao trùng ở ngựa 5 5 100
8. Viêm phổi ngựa 10 10 100
9. Đau bụng ngựa 2 2 100
III. Công tác khác An toàn
1. Thiến lợn đực 35 35 100
2. Tiêm Dextran - Fe 25 25 100
3. Đỡ đẻ cho lợn 3 3 100
4. Đỡ đẻ cho ngựa 3 3 100
5. Thiến mèo đực 2 2 100
6. Tẩy ký sinh trùng đường tiêu hóa trâu bò

30 30 100

1.3. Kết luận và đề nghị
1.3.1. Kết luận
Trong quá trình thực tập tại cơ sở, nhờ sự giúp đỡ tận tình của thầy cô
giáo hướng dẫn và sự nỗ lực của bản thân, tham gia trực tiếp vào quá trình sản
xuất đã giúp tôi:

×