Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn mới tại xã Địch Quả huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 67 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

TRIỆU THỊ TRANG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG VÀ ĐỀ XUẤT
BIỆN PHÁP THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MÔI TRƢỜNG TRONG
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ ĐỊCH QUẢ, HUYỆN
THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học Môi trƣờng

Khoa

: Môi trƣờng

Khóa học

: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

TRIỆU THỊ TRANG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG VÀ ĐỀ XUẤT
BIỆN PHÁP THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MÔI TRƢỜNG TRONG
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ ĐỊCH QUẢ,
HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học Môi trƣờng

Khoa

: Môi trƣờng

Khóa học

: 2011 - 2015

Giảng viên hƣớng dẫn


: ThS. Nguyễn Thị Huệ

Thái Nguyên, năm 2015


i
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tỉ lệ ngƣời dân nông thôn đƣợc cấp nƣớc sạch ở các vùng ........... 9
Bảng 4.1 Hiện trạng nƣớc sinh hoạt tại xã Địch Quả ................................... 26
Bảng 4.2. Bảng thể hiện tỷ lệ hộ gia đình sử dụng hệ thống cống thải ở xã
Địch Quả ....................................................................................... 28
Bảng 4.3 Tỷ lệ sử dụng các kiểu nhà vệ sinh ............................................... 30
Bảng 4.4 Chất lƣợng môi trƣờng không khí xã Địch Quả ........................... 31
Bảng 4.5 Tình hình sử dụng đất của xã Địch Quả ...... Error! Bookmark not
defined.
Bảng 4.6. Tỷ lệ lƣợng rác của các hộ gia đình ở xã Địch Quả...................... 31
Bảng 4.7 Hiện trạng tập kết rác thải sinh hoạt tại các hộ gia đình ............... 35
Bảng 4.8 Bảng thể hiện các loại bệnh thƣờng gặp của ngƣời dân xã Địch
Quả ................................................................................................ 39


ii
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện tình hình sử dụng các nguồn nƣớc sinh hoạt của
ngƣời dân xã .................................................................................. 26
Hình 4.2 Biểu đồ tỷ lệ hộ gia đình sử dụng hệ thống cống thải .................. 29
Hình 4.3: Hệ thống xử lý nƣớc sạch đơn giản .............................................. 49
Hình 4.4: Mô hình bể lọc cát quy mô hộ gia đình ........................................ 51



iii

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

Từ viết tắt
TCVN

TCCP
QCCP

CP

BTNMT
TT
BYT
WHO
UBND
HĐND
MTTQ
TSVM
CCB
BVTV
VHTDTT
KCN
VSMT
BDX

Ý nghĩa
Tiêu chuẩn Việt Nam
Tiêu chuẩn cho phép
Quy chuẩn cho phép
Quyết định
Chính phủ
Nghị định
Bộ tài nguyên môi trƣờng
Thông tƣ
Bộ y tế

Tổ chức y tế thế giới
Ủy ban nhân dân
Hội đồng nhân dân
Mặt trận tổ quốc
Trong sạch vững mạnh
Cực chiến binh
Bảo vệ thực vật
Văn hóa thể dục thể thao
Khu công nghiệp
Vệ sinh môi trƣờng
Bộ xây dựng


iv

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................... i
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề.................................................................................................... 1
1.2 Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 2
1.3 Yêu cầu của đề tài ....................................................................................... 2
1.4 Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................... 3
2.1.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................ 3
2.2.1 Hiện trạng môi trƣờng tại Việt Nam. ....................................................... 8
2.2.2 Hiện trạng môi trƣờng tỉnh Phú Thọ ...................................................... 11
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

......................................................................................................................... 15
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................ 15
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 15
3.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ................................................................ 15
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 15
3.2.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 15
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 15
3.3.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội tại xã Địch Quả - huyện Thanh Sơn
–tỉnh Phú Thọ .................................................................................................. 15
3.3.2. Đánh giá hiện trạng môi trƣờng và đề xuất biện pháp thực hiện tiêu chí
môi trƣờng trong xây dựng nông thôn mới tại xã Địch Quả - huyện Thanh
Sơn – tỉnh Phú Thọ.......................................................................................... 15


v
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 16
3.4.1. Phƣơng pháp đánh giá tổng hợp ........... Error! Bookmark not defined.
3.4.2. Phƣơng pháp điều tra phỏng vấn .......................................................... 16
3.4.3. Phƣơng pháp thu thập thông tin, thống kê ............................................ 16
PHẦN 4: KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................... 18
4.1. Đặc điểm tự nhiên – kinh tế xã hội và môi trƣờng của xã Địch Quả huyện Thanh Sơn – tỉnh Phú Thọ ................................................................... 18
4.1.1. Điều kiện Tự nhiên................................................................................ 18
4.1.2 Tài nguyên thiên nhiên ........................................................................... 18
4.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội ....................................................................... 19
4.2 Hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng tại xã Địch Quả - huyện Thanh Sơn –
tỉnh Phú Thọ .................................................................................................... 25
4.2.1 Hiện trạng môi trƣờng nƣớc ................................................................... 25
4.2.2. Hiện trạng môi trƣờng không khí.......................................................... 30
4.2.3 Hiện trạng môi trƣờng đất ...................... Error! Bookmark not defined.
4.2.4 Rác thải................................................................................................... 31

4.2.5. Phân bón và thuốc bảo vệ thực vật ....................................................... 35
4.2.6. Vệ sinh môi trƣờng và sự quản lý của các cấp chính quyền trong vấn đề
vệ sinh môi trƣờng .......................................................................................... 38
4.2.7. Môi trƣờng và sức khỏe ngƣời dân ....................................................... 39
4.2.8. Nhận thức của ngƣời dân về môi trƣờng và tác động của ô nhiễm môi
trƣờng .............................................................................................................. 41
4.3 Những thuận lợi,khó khăn, tồn tại, nguyên nhân chủ yếu trong quá trình
thực hiện tiêu chí môi trƣờng trong xây dựng nông thôn mới tại xã Địch Quả
huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ. ..................................................................... 44
4.4 Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng môi trƣờng và thực hiện tiêu chí
môi trƣờng trong xây dựng nông thôn mới tại xã Địch Quả huyện Thanh Sơn
tỉnh Phú Thọ .................................................................................................... 46
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 56


vi
5.1 Kết luận ..................................................................................................... 56
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 57


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, làm cho
đời sống con ngƣời ngày càng đƣợc nâng cao hơn, càng đƣợc hiện đại hóa
hơn. Kinh tế đƣợc quan tâm và phát triển, kéo theo môi trƣờng cũng chịu
không ít những ảnh hƣởng theo hƣớng tích cực và hƣớng tiêu cực của nó gây
ảnh hƣởng lớn tới con ngƣời, tới môi trƣớng sống của chúng ta.
Ngày nay, vấn đề môi trƣờng đã đƣợc quan tâm hơn rất nhiều, nó gây

nhiều ảnh hƣởng tới con ngƣời nhƣ trái đất nóng lên, biến đổi khí hậu, thiên
tại, hạn hán ngày càng nhiều hơn. Cùng với sự phát triển của các ngày công
nghiệp, dịch vụ thì các khu đô thị, khu dân cƣ bị ảnh hƣởng không ít về sự ô
nhiễm không khí, ô nhiễm nƣớc… Hiện nay không chỉ vùng đô thị, các vùng
có khu công nghiệp phát triển bị ô nhiễm, mà ngay cả các vùng nông thôn
cũng đang bị ô nhiễm và dần chịu những tác động của ô nhiễm môi trƣờng. Ở
những vùng nông thôn môi trƣờng đang dần bị suy thoái do nhiều nguyên
nhân nhƣ sự thiếu hiểu biết về môi trƣờng, các phong tục lạc hậu, sự tác động
của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa…
Phú Thọ cũng là một tỉnh miền núi, nên công tác bảo vệ môi trƣờng cũng
còn nhiều hạn chế và khó khăn. Đặc biệt là những vùng nông thôn trong địa bàn
tỉnh. Hiện nay, vấn đề môi trƣờng trên địa bàn tỉnh đang đƣợc quan tâm hơn, các
vùng nông thôn đang dần hoàn thành chƣơng trình xây dựng nông thôn mới nên
đời sống cũng nhƣ chất lƣợng môi trƣờng đã và đang đƣợc quan tâm nhiều hơn.
Để tìm hiểu về vấn đề trên trong khuôn khổ của một đề tài tốt nghiệp, đƣợc sự
đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Môi trƣờng, dƣới sự hƣớng dẫn của cô giáo Th.s
Nguyễn Thị Huệ, em tiến hành nghiên cứu đề tài “ Đánh giá hiện trạng môi
trường nông thôn và đề xuất giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn
tại xã Địch Quả, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ”


2
1.2 Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng môi trƣờng nông thôn tại xã Địch Quả, huyện
Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
- Tìm hiểu về việc thực hiện tiêu chí môi trƣờng của xã.
- Đề xuất giải pháp giúp xã thực hiện tiêu chí môi trƣờng trong xây
dựng nông thôn mới.
1.3 Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá đúng và khách quan hiện trạng môi trƣờng tại đại bàn xã.

- Đánh giá đƣợc việc thực hiện tiêu chí môi trƣờng trong xây dựng
nông thôn mới tại xã.
- Đề tài phải có các biện pháp giúp thực hiện tiêu chí môi trƣờng mà
xã có thể áp dựng thực hiện đƣợc.
1.4 Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu :
+ Vận dụng và phát huy đƣợc các kiến thức đã học tập đƣợc và các vấn
đề thực tiễn.
+ Nâng cao trình độ chuyên môn đồng thời tích lũy kinh nghiệm thực
tế cho bản thân sau này.
+ Tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội thực hiện và tiếp xúc với các
vấn đề đang đƣợc xã hội quan tâm.
- Ý nghĩa thực tiễn :
+ Đánh giá đƣợc hiện trạng môi trƣờng và có giải pháp quản lý môi
trƣờng tốt hơn, đồng thời giúp xã thực hiện đƣợc tiêu chí môi trƣờng.


3
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1 Cơ sở lý luận
* Khái niệm môi trƣờng :
- “ Môi trƣờng là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có
tác động đối với sự tồn và phát triển của con ngƣời và sinh vật ” (Theo khoản
1 điều 3, Luật Bảo vệ Môi trƣờng của Việt Nam năm 2014 )
* Chức năng của môi trƣờng.
- Môi trƣờng là không gian sống của con ngƣời và các loài sinh vật.
- Môi trƣờng là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống

và sản xuất của con ngƣời.
- Môi trƣờng là nơi chứa đựng phế thải do con ngƣời tạo ra trong hoạt
động sống và hoạt động sản xuất.
- Giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con ngƣời và sinh
vật trên Trái Đất
- Lƣu trữ và cung cấp thông tin cho con ngƣời.
* Ô nhiễm môi trƣờng là gì?
Ô nhiễm môi trƣờng là sự biến đổi của các thành phần môi trƣờng
không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn môi trƣờng, gây ảnh
hƣởng xấu đến con ngƣời, sinh vật.
(Theo Luật BVMT Việt Nam năm 2014 )
- Ô nhiễm môi trƣờng đất : Là sự biến đổi thành phần, tính chất của đất
gây ra bởi những tập quán phản vệ sinh của các hoạt động sản xuất nông
nghiệp và những phƣơng thức canh tác khác nhau và do thải bỏ không hợp lý
các chất cặn bã đặc và lỏng vào đất. Ngoài ra ô nhiễm đất còn do sự lắng
đọng của các chất gây ô nhiễm không khí lắng xuống đất.


4
- Ô nhiễm môi trƣờng nƣớc : Là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính
chất vật lý - hóa học - sinh học của nƣớc, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể
lỏng, rắn làm cho nguồn nƣớc trở nên độc hại với con ngƣời và sinh vật, làm
giảm độ đa dạng sinh vật trong nƣớc. (Hoàng Văn Hùng, 2012 )[1]
- Ô nhiễm môi trƣờng không khí : Là hiện tƣợng làm cho không khí
sạch thay đổi thành phần và tính chất dƣới bất kỳ hình thức nào, có nguy cơ
gây tác hại tới thực vật và động vật, gây hại đến sức khỏe con ngƣời và môi
trƣờng xung quanh. Khí quyển có khả năng tự làm sạch để duy trì sự cân bằng
giữa các quá trình. Những hoạt động của con ngƣời vƣợt quá khả năng tự làm
sạch, có sự thay đổi bất lợi trong môi trƣờng không khí thì đƣợc xem là ô
nhiễm môi trƣờng không khí.[1]

- Ô nhiễm tiếng ồn.
Tiếng ồn là âm thanh không mong muốn hay âm thanh đƣợc phát ra
không đúng lúc, đúng chỗ.
- Ô nhiễm tiếng ồn nhƣ một âm thanh không mong muốn bao hàm sự
bất lợi làm ảnh hƣởng đến con ngƣời và môi trƣờng sống của con ngƣời bao
gồm đất đai , công trình xây dựng và động vật nuôi ở trong nhà. [1]
* Suy thoái môi trƣờng.
Là sự suy giảm khả năng đáp ứng các chức năng của môi trƣờng: Mất
nơi cƣ trú an toàn, cạn kệt tài nguyên, xả thải quá mức, ô nhiễm.
Nguyên nhân gây suy thoái môi trƣờng rất đa dạng:
- Sự biến động của tự nhiên theo hƣớng không có lợi cho con ngƣời.
- Sự khai thác tài nguyên quá khả năng phục hồi.
- Do mô hình phát triển chỉ nhằm vào tăng trƣởng kinh tế.
- Sự gia tăng dân số.
- Nghèo đói.
- Bất bình đẳng.


5
* Quản lý môi trƣờng và phòng chống ô nhiễm:
“Quản lý môi trƣờng là một hoạt động trong quản lý xã hội: có tác động
điều chỉnh các hoạt động của con ngƣời dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và
các kĩ năng điều phối thông tin, đối với các vấn đề môi trƣờng có liên quan
đến con ngƣời, xuất phát từ quan điểm định lƣợng, hƣớng tới phát triển bền
vững và sử dụng hợp lý tài nguyên”.
- Quản lý môi trƣờng đƣợc thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp:
Luật pháp, chính sách, kinh tế, công nghệ, xã hội, văn hoá, giáo dục…
Các biện pháp này có thể đan xen, phối hợp, tích hợp với nhau tuỳ theo
điều kiện cụ thể của vấn đề đặt ra.
- Việc quản lý môi trƣờng đƣợc thực hiện ở mọi quy mô: Toàn cầu, khu

vực, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ sở sản xuất, hộ gia đình…
* Tiêu chuẩn môi trƣờng:
* Tiêu chuẩn môi trƣờng:
“ Tiêu chuẩn môi trƣờng là giới hạn cho phép các thông số về chất
lƣợng môi trƣờng xung quanh, hàm lƣợng của chất gây ô nhiễm có trong chất
thải, về yêu cầu kỹ thuật và quản lý đƣợc cơ quan nhà nƣớc và các tổ chức
công bố dƣơi dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trƣờng ”
(Theo Khoản 6 Điều 3 Luật Bảo vệ Môi trƣờng Việt Nam 2014 )
* Các khái niệm CTR.
- CTR: Là toàn bộ các loại tạp chất đƣợc con ngƣời loại bỏ trong các
hoạt động kinh tế - xã hội của mình.
- CTR sinh hoạt: là CTR phát sinh trong sinh hoạt của cá nhân, hộ gia
đình, nơi công cộng.
- Thu gom CTR: Là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói lƣu giữ tạm
thời CTR tại nhiều điểm thu gom tới thời điểm hoặc cơ sở đƣợc cơ quan nhà
nƣớc có thẩm quyền chấp thuận.


6
- Lƣu giữ CTR: Là việc giữ CTR trong một khoảng thời gian nhất
định ở nơi cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trƣớc khi vận chuyển đến
cơ sở xử lý.
- Vận chuyển CTR: Là quá trình chuyên trở CTR từ nơi phát sinh, thu
gom, lƣu giữ trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp
cuối cùng.
- Xử lý CTR: Là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật
làm giảm, loại bỏ tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong
CTR, thu hồi tái chế tái sử dụng lại các thành phần có ích.
- Chôn lấp CTR hợp vệ sinh: Là hoạt động chôn lấp phù hợp với các
yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh.

(Nguyễn Tăng Cƣờng, 2014)[2]
2.1.2. Khái niệm về Xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để
cộng đồng dân cƣ ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của
mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công
nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trƣờng và an ninh nông thôn đƣợc
đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời dân đƣợc nâng cao.
Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn
dân, của cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã
hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp.
Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích
cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp,
dân chủ, văn minh.( Phan Kế Vân, 2011 ) [3]
2.1.3. Khái niệm về phát triển bền vững
Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng đƣợc nhu cầu của thế hệ hiện
tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ


7
tƣơng lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trƣởng kinh tế, đảm
bảo tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trƣờng. (moitruongvietnam.com, 2012) [4]
2.2. Cơ sở pháp lí
- Căn cứ luật BVMT Việt Nam 2014 đƣợc quốc hội nƣớc Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/6/2014
và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015
- Căn cứ vào nghị định số 80/2006 NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính
Phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều Luật BVMT.
- Nghị định 59/2007/ NĐ - CP ngày 09/04/2007 về quản lí CTR.
- Quyết định số 08/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005 của Bộ trƣởng Bộ Y tế
về việc ban hành Tiêu chuẩn ngành: Tiêu chuẩn vệ sinh đối với các loại nhà tiêu.

- Quyết định số 4667/QĐ-BYT cuả Bộ Y Tế về việc ban hành bộ tiêu
chi Quốc Gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2020.
- Căn cứ quyết định số 17/2001/ QĐ - BXD ngày 07/08/2001 của Bộ
Xây Dựng định mức dự toán chuyên nghành vệ sinh môi trƣờng - công tác thu
gom vận chuyển, xử lí rác
- Quyết định số 22/2006 QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài
nguyên và Môi trƣờng về việc áp dụng TCVN về Môi trƣờng.
- Căn cứ quyết định số 17/2001/ QĐ - BXD ngày 07/08/2001 của Bộ
Xây Dựng định mức dự toán chuyên nghành vệ sinh môi trƣờng - công tác thu
gom vận chuyển, xử lí rác
- Quy định số 367-BVTV/QĐ về việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ
thực vật sử dụng ở Việt Nam do Cục Bảo vệ thực vật ban hành.
- Chỉ thị số 36/2008/CT - BNN ngày 20/02/2008 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn về việc tăng cƣờng các hoạt động bảo vệ môi trƣờng
trong Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.


8
- Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 04 năm 2009 của Thủ tƣớng
Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và Quyết
định sô 342/QĐ-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2013 của Thủ tƣớng Chính phủ
về việc sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông
thôn mới.
- Căn cứ vào Thông tƣ số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 10
năm 2013 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn hƣớng dẫn thực hiện
Bộ tiêu chí quốc gia về môi trƣờng nông thôn mới.
Căn cứ vào hệ thống TCVN nhƣ:
- Căn cứ vào QCVN 01:2009/ BYT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chất lƣợng nƣớc ăn uống.
- Căn cứ vào QCVN 06: 2009/ BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về

một số chất độc hại trong không khí xung quanh.
- Căn cứ vào TCVN 5502 - 2003 cấp nƣớc sinh hoạt - yêu cầu chất lƣợng
- Căn cứ vào QCVN 09:2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chất lƣợng nƣớc ngầm.
- Căn cứ vào QCVN 14:2008/ BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
nƣớc thải sinh hoạt.
- Căn cứ vào QCVN 15:2008/ BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
dƣ lƣợng hóa chất bảo vệ hóa chất thực vật trong đất .
2.3 Hiện trạng môi trường tại Việt Nam.
Kết quả điều tra toàn quốc về vệ sinh môi trƣờng (VSMT) nông thôn
do bộ y tế và UNICEF thực hiện đƣợc công bố ngày 26/03/2008 cho thấy
VSMT và vệ sinh cá nhân còn quá kém chỉ có 18% tổng số hộ gia đình,
11,7% trƣờng học, 36,6% trạm y tế xã, 21% UBND xã và 2,6% khu chợ tuyến
xã có nhà vệ sinh theo tiêu chuẩn của Bộ y tế (Quyết định 08/2005/QĐ-BYT);
Tỷ lệ ngƣời dân nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc sạch còn rất thấp 7,8% khu
chợ nông thôn; 11,7% dân cƣ nông thôn; 14,2% trạm y tế xã; 16,1% UBND


9
xã; 26,4% trƣờng học có tiếp cận sử dụng nƣớc máy; Ngoài ra, kiến thức của
ngƣời dân về vệ sinh cá nhân và VSMT còn rất hạn chế, thái độ của ngƣời
dân còn rất bàng quang về vấn đề này.
Với hơn 75% dân số sống ở nông thôn miền núi, song tỷ lệ hố xí hợp vệ
sinh chỉ chiếm 28-30%. Số hộ đƣợc cung cấp nƣớc sạch chỉ đạt khoảng 50%
do các hủ tục lạc hậu, cách sống thiếu vệ sinh. Nạn chặt phá rừng làm nƣơng
rẫy, ô nhiễm môi trƣờng các làng nghề, lạm dụng hoá chất trong canh tác
nông nghiệp cũng góp phần làm suy thoái đất canh tác, ô nhiễm nguồn nƣớc
và suy giảm đa dạng sinh học.
Hiện tại, khoảng trên 90% tổng số hộ gia đình ở nông thôn nƣớc ta chăn
nuôi gia súc, gia cầm. Phƣơng thức chăn nuôi chủ yếu là thả rông, làm chuồng

trại dƣới nhà sàn, phân thải lâu ngày không đƣợc xử lý mà bón trực tiếp cho
cây trồng. Việc nuôi gia súc, gia cầm gần nơi ở đã làm cho môi trƣờng nông
thôn ngày càng ô nhiễm.
Hiện nay, vấn đề đáng báo động tại vùng nông thôn là tình trạng chất
thải sinh hoạt. Cuộc sống của nhân dân đƣợc cải thiện, nhu cầu xả rác cũng
không ngừng tăng, trong khi đó, ý thức vệ sinh công cộng của bộ phận dân
chƣa thực sự tốt, cơ sở hạ tầng yếu kém, dịch vụ môi trƣờng chƣa phát triển
nên khả năng xử lý ô nhiễm môi trƣờng hạn chế.
Môi trƣờng nông thôn còn bị đe dọa bởi tình trạng lạm dụng hóa chất
trong nông nghiệp nhƣ phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật và việc sử
dụng phân tƣơi, nhất là trong sản xuất các loại rau ăn. Điều này vừa có hại
cho môi trƣờng, vừa ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con ngƣời
 Vấn đề nƣớc sạch và môi trƣờng:
Hiện nay, hai vấn đề đáng báo động ở môi trƣờng nông thôn việt nam là
tình trạng nƣớc sạch và VSMT nông thôn.
Bảng 2.1:Tỉ lệ ngƣời dân nông thôn đƣợc cấp nƣớc sạch ở các vùng


10

STT
1
2
3
4
5
6

Vùng


Tỷ lệ ngƣời dân
nông thôn đƣợc cấp
nƣớc sạch (%)
15
18

Vùng núi phía Bắc
Trung du Bắc Bộ & Tây Nguyên
Bắc Trung Bộ & Duyên Hải miền
36 – 36
Trung
Đông Nam Bộ
21
Đồng Bằng Sông Hồng
33
Đồng Bằng Sông Cửu Long
39
(Nguồn: Lê Văn Khoa và cộng sự 2004)[5]
Qua bảng trên, chúng ta có thể thấy rõ, những ngƣời dân ở nông thôn

Việt Nam đang phải sinh hoạt với những nguồn nƣớc nhƣ thế nào. Ở vùng
Đồng bằng Sông Cửu Long, nơi có tỷ lệ cao nhất cũng chỉ 39% dân số đƣợc
sử dụng nƣớc sạch. Còn vùng thấp nhất là vùng núi phía Bắc, chỉ có 15% dân
số đƣợc cấp nƣớc sạch.
Tình trạng ô nhiễm môi trƣờng nƣớc tác động trực tiếp đến sức khoẻ, là
nguyên nhân gây các bệnh nhƣ tiêu chảy, tả, thƣơng hàn, giun sán… Các
bệnh này gây suy dinh dƣỡng, thiếu sắt, thiếu máu, kém phát triển, gây tử
vong nhất là trẻ em. Có 88% trƣờng hợp tiêu chảy là do thiếu nƣớc sạch,
VSMT kém.
 Ô nhiễm không khí:

Mặc dù đất nƣớc chúng ta nền công nghiệp chƣa phát triển nhƣng ô
nhiễm không khí đã xãy ra. Ở Hà Nội, tại khu vực nhà máy dệt 8 – 3, nhà máy
cơ khí Mai Động. Khu công nghiệp Thƣợng Đình, khu công nghiệp Văn
Điển, nhà máy Rƣợu…không khí đều đã bị ô nhiễm nặng. Ở Hải Phòng, ô
nhiễm nặng ở khu nhà máy Xi mămg, nhà máy Thủy Tinh và Sắt tráng men…Ở
Việt Trì, ô nhiễm nặng xung quanh nhà máy Supe phốtphát Lâm Thao, nhà máy
Giấy, nhà máy Dệt. Ở Ninh Bình và Phả Lại ô nhiễm nặng do nhà máy Nhiệt
điện, các nhà máy vật liệu xây dựng, lò vôi. Ở thành phố Hồ Chí Minh và cụm


11
công nghiệp Biên Hòa không khí cũng bị ô nhiễm bởi nhiều nhà máy. Hầu nhƣ
tất cả các nhà máy hóa chất đều gây ô nhiễm không khí. Dân cƣ sống ở các vùng
nói trên thƣờng mắc các bệnh đƣờng hô hấp, da và mắt.
Hầu hết nhiên liệu sử dụng trong các làng nghề là than. Theo kết quả
điều tra tại các làng nghề sản xuất gạch đỏ (Khai Tái – Hà Nội), vôi
(Xuân Quan - Hƣng Yên) hàng năm sử dụng khoảng 6000 tấn than, 100 tấn
củi nhóm lò đã sinh ra nhiều loại bụi nhƣ CO, CO2, SO2, NOx và nhiều loại
thải khác gây nguy hại tới sức khoẻ của ngƣời dân trong khu vực và làm ảnh
hƣởng tới hoa màu, sản lƣợng cây trồng của nhiều vùng lân cận. Đây cũng là
một trong những nguyên nhân gây các vụ xung đột, khiếu kiện nhƣ ở Thái
Bình, Bắc Ninh, Hƣng Yên…
 Ô nhiễm môi trường đất:
Nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng đất ở nông thôn nƣớc ta hiện nay chủ
yếu là do ý thức và sự hiểu biết của ngƣời dân chƣa cao nhƣ : vứt rác bừa bãi,
lạm dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình canh tác.
Cùng với việc khai thác khoáng sản, hoạt động làng nghề, nhà máy, các khu
công nghiệp…cũng là những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trƣờng đất
ở nông thôn.
Bên cạnh đó có khoảng 3.600 chợ nông thôn, trung bình mỗi ngƣời mỗi

ngày thải ra 0,4- 0,5 kg chất thải. Việc thu gom rác hầu nhƣ chƣa có hoặc còn
rất thô sơ bằng các xe cải tiến nên mới thu gom đƣợc khoảng 30% chuyên chở
về những nơi tập trung rác. Bãi rác tại các huyện, các chợ nông thôn chƣa có
cơ quan quản lý và biện pháp xử lý. Chủ yếu tập trung để phân huỷ tự nhiên
và gây những gánh nặng cho công tác bảo vệ môi trƣờng .
2.4 Hiện trạng môi trường tỉnh Phú Thọ
Tình hình quản lý và thực hiện tiêu chí môi trƣờng trong xây dựng
nông thôn mới tại tỉnh Phú Thọ


12
Trong thời gian qua, công tác bảo vệ môi trƣờng đƣợc quan tâm chú
trọng, đặc biệt là vân đề bảo vệ môi trƣờng nông thôn và chƣơng trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Công tác truyền thông về bảo vệ môi
trƣờng nông thôn đã đƣợc triển khai theo đúng kế hoạch và tiến độ đã đề ra,
các nội dung tuyên truyền phong phú với nhiều hình thức hấp dẫn và thu hút
đƣợc sự tham gia của ngƣời dân. Các chƣơng trình truyền thông đã từng bƣớc
tiếp cận nhiều nhóm đối tƣợng khác nhau, bƣớc đầu đã khuyến khích đƣợc
phong trào xây dựng các mô hình bảo vệ môi trƣờng tại khu dân cƣ. Hàng
năm, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng đều dành kinh phí để hỗ trợ báo đài và các
tổ chức chính trị-xã hội thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về
công tác quản lý, bảo vệ môi trƣờng đƣợc trích từ nguồn kinh phí sự nghiệp
môi trƣờng. Trong đó năm 2014 mức hỗ trợ là 150.000.000 đ.
Tình hình thu gom, xử lý rác thải nông thôn trên địa bàn tỉnh: UBND
các huyện, thành, thị đã chỉ đạo các xã xây dựng đề án thu gom chất thải rắn
và xử lý rác thải sinh hoạt. Kết quả có 11/13 huyện, thị đã xây dựng Đề án thu
gom chất thải và xử lý rác thải sinh hoạt; 13/13 huyện, thành, thị đã có các
đơn vị thực hiện thu gom, vận chuyển xử lý rác thải, cụ thể:
+ Thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và huyện Yên Lập có công ty cổ phần
dịch vụ môi trƣờng và đô thị thực hiện thu gom, vận chuyển xử lý rác thải.

+ Tại 06 huyện: Thanh Sơn, Cẩm Khê, Hạ Hoà, Lâm Thao, Đoan
Hùng, Thanh Thủy đã thành lập Ban Quản lý các công trình công cộng, các
huyện còn lại đã thành lập HTX và tổ họp tác thực hiện công tác thu gom, vận
chuyển xử lý rác thải khu vực thị trấn và một số xã vùng phụ cận.
Đến nay toàn tỉnh có 02 công ty môi trƣờng và dịch vụ đô thị ở thành
phố Việt Trì và thị xã Phú Thọ; 09 Hợp tác xã chuyên dịch vụ vệ sinh môi
trƣờng; 28 Hợp tác xã, tổ họp tác nông nghiệp có thêm dịch vụ dịch vụ vệ
sinh môi trƣờng; 04 Ban quản lý các công trình công cộng; có 05 bãi chôn lâp


13
rác thải sinh hoạt tại các huyện Đoan Hùng, Yên Lập, cẩm Khê, Thanh Sơn,
Thanh Thủy; 06 mô hình xử lý chất thải sinh hoạt đã có lò đốt rác tại các
huyện cẩm Khê, Yên Lập, Thanh Ba, Tam Nông, Thanh Thủy, Hạ Hòa. Tuỵ
nhiên, hiện nay việc thu gom, xử lý chất thải mới chỉ tập trung ở các xã đồng
bằng, xã trung du và một số xã miền núi quanh khu vực. Các đô thị, các xã
vùng ven thành phố Việt Trì đƣợc thu gom bởi Công ty cổ phần môi trƣờng
và dịch vụ đô thị Việt Trì; các thị trấn và một số xã có dịch vụ vệ sinh môi
trƣờng nông thôn còn lại đa số các xã miền núi, xã vùng cao rác thải nông
thôn chƣa đƣợc thu gom, xử lý (các hộ dân tự xử lý chôn lấp trong vƣờn, đồi).
Theo số liệu thống kê trong năm 2014, tỷ lệ các xã nông thôn đƣợc thu gom,
xử lý rác thải tại các huyện, thành, thị: Lâm Thao đạt 100%, thành phố Việt
Trì đạt 100%, thị xã Phú Thọ đạt 100%, Thanh Thủy đạt 100%, Tam Nông
đạt 73,68%, Phù Ninh đạt 22%, Cẩm Khê đạt 16,6%, Yên Lập đạt 56,25%,
Thanh Sơn đạt 50- 70%, Tân Sơn đạt 25%, Thanh Ba đạt 26%, Đoan Hùng
đạt 11,63%, Hạ Hòa đạt 21,8%. Tỷ lệ đô thị đƣợc thu gom, xừ lý rác thải sinh
hoạt 100%; tỷ lệ khu dân cƣ nông thôn đƣợc thu gom xử lý rác thải sinh hoạt
48,16%. Qua đó cho thấy tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt nông thôn ở
Phú Thọ đang ở mức thấp, chủ yếu là qua các hợp tác xã, tổ đội vệ sinh môi
trƣờng, hoặc các mô hình tự quản.

Tình hình thực hiện tiêu chí số 17 về Môi trường: Để thực hiện tiêu chí
17 trong Bộ tiêu chí Quốc gia về Nông thôn mới, UBND các huyện, thành thị
đã chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thành lập hợp tác xã và tổ thu gom rác thải,
quy hoạch khu tập kết, xử lý rác thải theo quy hoạch nông thôn mới, quy
hoạch sử dụng đất; xây dựng các hƣơng ƣớc, quy ƣớc về bảo vệ môi trƣờng
và lồng ghép các nội dung về BVMT trong cuộc vận động Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cƣ. Nhìn chung việc tổ chức thực


14
hiện trên địa bàn các huyện đƣợc triển khai tích cực, nhiều xã đã đạt đƣợc các
chỉ tiêu về tiêu chí môi trƣờng sổ 17.(Báo nongthonmoiphutho.vn, 2014 ) [6]
. Tình hình quản lý và thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn mới
tại xã Địch Quả - huyện Thanh Sơn – tỉnh Phú Thọ.
Qua 3 năm đầu tiên thực hiện chƣơng trình nông thôn mới xã Địch
Quả- huyện Thanh Sơn – tỉnh Phú Thọ đã đạt 11/19 tiêu chí theo tiêu chí
chuẩn của Quốc gia về nông thôn mới.Bƣớc đầu đã làm thay đổi diện mạo của
xã,song bên cạnh đó việc thực hiện các tiêu chí khác còn khá nhiều khó khăn
nhƣ tiêu chí Môi trƣờng. Theo quy định của chƣơng trình xây dựng nông thôn
mới để đạt đƣợc tiêu chí số 17 – tiêu chí về môi trƣờng xã Địch Quả phải có
85% số hộ dân sử dụng nƣớc sạch theo quy chuẩn quốc gia, các cơ sở sản xuất
kinh doanh trên địa bàn xã phải đạt tiêu chuẩn về môi trƣờng không có các hoạt
động gây suy thoái, ô nhiễm môi trƣờng, nghĩa trang đƣợc xây dựng theo quy
hoạch, chất thải, nƣớc thải đƣợc thu gom và xử lý theo quy định.Trong năm
2015 xã đã và đang thực hiện tiếp các kế hoạch để hoàn thành tiêu chí môi
trƣờng và các tiêu chí còn lại.


15
PHẦN 3

ĐỐI TƢỢNG,NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
- Hiện trạng môi trƣờng xã Địch Quả - huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú
Thọ
+ Môi trƣờng đất.
+ Môi trƣờng nƣớc.
+ Môi trƣờng không khí.
+ Chất thải rắn.
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu trên địa bàn xã Địch Quả - huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú
Thọ
3.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài đƣợc thực hiện tại xã Địch Quả - huyện Thanh Sơn - tỉnh
Phú Thọ
3.2.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 1/2015 đến tháng 5/2015
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội tại xã Địch Quả - huyện Thanh
Sơn - tỉnh Phú Thọ
- Điều kiện tự nhiên
- Điều kiện tinh tế xã hội
- Tài nguyên thiên nhiên
3.3.2. Đánh giá hiện trạng môi trường tại xã Địch Quả - huyện Thanh Sơn
- tỉnh Phú Thọ
3.3.2.1. Đánh giá hiện trạng môi trường xã Địch Quả - huyện Thanh Sơn –
tỉnh Phú Thọ


16

3.3.2.2. Khó khăn tồn tại chủ yếu trong quá trình thực hiện tiêu chí môi
trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Địch Quả - huyện Thanh Sơn –
tỉnh Phú Thọ
3.3.3. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng môi trường và thực hiện tiêu
chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Địch Quả - huyện
Thanh Sơn –tỉnh Phú Thọ
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin, thống kê
Sử dụng các tài liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài
nguyên môi trƣờng bằng cách điều tra, thu thập số liệu từ các cơ quan, ban ngành
thuộc UBND xã, Phòng ban địa chính – xây dụng xã.
Dự kiến sẽ thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu sau:
- Tài liệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội (dân số, việc
làm, cơ sở hạ tầng…) của xã Địch Quả.
- Tài liệu về các báo cáo hiện trạng môi trƣờng của địa phƣơng và kết
quả quan trắc môi trƣờng hằng năm tại địa bàn nghiên cứu.
- Tài liệu thống kê, số liệu về môi trƣờng đất nƣớc không khí.
- Thu thập các thông tin số liệu trên internet, tivi, sách báo…
3.4.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn
Áp dụng phƣơng pháp lập phiếu điều tra phỏng vấn tại địa phƣơng.
Hình thức phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp.
Số lƣợng phiếu điều tra/khu hành chính: điều tra 10 khu/xã, tổng cộng 100
phiếu/xã. Bao gồm các xóm : Quyết Tiến, Việt Tiến, xóm Lóng, xóm Chát, xóm
Chiềng, khu 12, khu 13, đội 9, xóm Mai Thịnh, xóm Vũ Thịnh
3.4.3. Phương pháp phân tích, đánh giá, so sánh và xử lý số liệu


17
Sau khi đã thu thập đƣợc số liệu sẽ tiến hành xử lý phân tích số liệu sử dụng
các phần mềm nhƣ Word, Excel để xử lý số liệu sau đó tiến hành so sánh

đánh giá dựa trên những gì đã phân tích.


×