Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Đánh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá trắng của nhà máy khai thác và chế biến đá marble tới chất lượng nước sinh hoạt tại xã tân lĩnh huyện lục yên tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 79 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

VŨ LINH PHƢƠNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC ĐÁ TRẮNG
CỦA NHÀ MÁY KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ MARBLE
TỚI CHẤT LƢỢNG NƢỚC SINH HOẠT TẠI XÃ TÂN LĨNH,
HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trƣờng

Khoa

: Môi trƣờng

Khóa học

: 2011 – 2015

Thái Nguyên - 2015



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

VŨ LINH PHƢƠNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC ĐÁ TRẮNG
CỦA NHÀ MÁY KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ MARBLE
TỚI CHẤT LƢỢNG NƢỚC SINH HOẠT TẠI XÃ TÂN LĨNH,
HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trƣờng

Khoa

: Môi trƣờng

Khóa học

: 2011 – 2015

Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. Nguyễn Minh Cảnh


Thái Nguyên - 2015


i
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là nội dung rất quan trọng đối với mỗi sinh viên
trước lúc ra trường. Giai đoạn này giúp cho sinh viên kiểm tra, hệ thống lại
kiến thức, lý thuyết và làm quen với công tác nghiên cứu khoa học cũng như
vận dụng được những kiến thức đó vào thực tiễn.
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thái
Nguyên, khoa Môi trường và thầy giáo hướng dẫn khoa học Th.S Nguyễn
Minh Cảnh, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Đánh giá ảnh hưởng hoạt động
khai thác đá trắng của nhà máy khai thác và chế biến đá Marble tới chất
lượng nước sinh hoạt tại xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái”.
Để hoàn thành được đề tài tốt nghiệp, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới thầy giáo ThS. Nguyễn Minh Cảnh, người đã trực tiếp hướng dẫn và
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong và ngoài Khoa
Môi trường, Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng các cán bộ phòng Tài
nguyên và Môi trường huyện Lục Yên, cùng toàn thể ban lãnh đạo và các
công nhân viên trong nhà máy khai thác và chế biến đá Marble, các bạn bè
đồng nghiệp và người thân trong gia đình đã động viên khuyến khích và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn thành đề tài này.
Trong quá trình thực hiện đề tài mặc dù đã cố gắng nhưng do thời gian và
năng lực còn hạn chế nên đề tài của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và bạn bè đồng
nghiệp để đề tài này của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Yên Bái, ngày 01 tháng 01 năm 2015

Sinh viên

Vũ Linh Phƣơng


ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1:

Các biện pháp xử lý nước sinh hoạt tại hộ gia đình (%) ............. 16

Bảng 4.1:

Nhiệt độ trung bình của các tháng trong năm 2012 tại xã Tân
Lĩnh .............................................................................................. 23

Bảng 4.2:

Hiện trạng sử dụng đất tại xã Tân Lĩnh năm 2012 ...................... 24

Bảng 4.3:

Lao động và phân bố lao động trong địa bàn xã Tân Lĩnh,
huyện Lục Yên............................................................................. 28

Bảng 4.4:

Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa học trong nước mặt tại
nhà máy khai thác và chế biến đá Marble năm 2014 .................. 36


Bảng 4.5:

Kết quả phân tích một số chỉ tiêu sinh hóa trong nước mặt tại
nhà máy khai thác và chế biến đá Marble năm 2014 .................. 37

Bảng 4.6:

Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa học trong nước ngầm tại
nhà máy khai thác và chế biến đá Marble năm 2014 .................. 38

Bảng 4.7:

Kết quả phân tích một số chỉ tiêu sinh hóa trong nước ngầm
tại nhà máy khai thác và chế biến đá Marble năm 2014 ............. 39

Bảng 4.8:

Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa học trong nước thải tại
nhà máy khai thác và chế biến đá Marble năm 2014 .................. 40

Bảng 4.9:

Kết quả phân tích một số chỉ tiêu sinh hóa trong mẫu nước
thải tại nhà máy khai thác và chế biến đá Marble năm 2014 ...... 41

Bảng 4.10:

Kết quả phân tích môi trường nước mặt của các năm 2011,
2012, 2013, 2014 ......................................................................... 43


Bảng 4.11: Kết quả phân tích các yếu tố sinh hóa trong nước mặt tại nhà
máy khai thác và chế biến đá Marble qua các năm 2011, 2012,
2013, 2014 ................................................................................... 44
Bảng 4.12: Kết quả phân tích môi trường nước ngầm của các năm 2011,
2012, 2013, 2014 ......................................................................... 45


iii
Bảng 4.13:

Kết quả phân tích một số chỉ tiêu sinh hóa trong nước ngầm tại nhà
máy khai thác và chế biến đá Marble qua các năm 2011, 2012,
2013, 2014 .................................................................................... 46

Bảng 4.14: Kết quả phân tích môi trường nước thải của các năm 2011,
2012, 2013, 2014 ......................................................................... 47
Bảng 4.15: Kết quả phân tích các yếu tố sinh hóa trong nước thải tại nhà
máy khai thác và chế biến đá Marble qua các năm 2011, 2012,
2013, 2014 ................................................................................... 48
Bảng 4.16: Các nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho người dân .................... 49
Bảng 4.17: Các mức độ ô nhiễm của nước ngầm .......................................... 50
Bảng 4.18: Nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước.............................................. 50


iv
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 4.1:


Biểu đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất tại xã Tân Lĩnh, huyện
Lục Yên, tỉnh Yên Bái năm 2012 ............................................... 24

Hình 4.2:

Hàm lượng Fe trong các mẫu nước mặt ..................................... 37

Hình 4.3:

Hàm lượng TSS trong các mẫu nước mặt .................................. 37

Hình 4.4 :

Hàm lượng Mn trong các mẫu nước ngầm................................. 39

Hình 4.5:

Hàm lượng Fe trong các mẫu nước ngầm .................................. 39

Hình 4.6:

Hàm lượng TSS trong các mẫu nước thải .................................. 41

Hình 4.7:

Giá trị COD trong các mẫu nước thải......................................... 42

Hình 4.8:

Giá trị BOD5 trong các mẫu nước thải ....................................... 42


Hình 4.9:

Hàm lượng COD trong mẫu nước mặt giữa các năm................. 44

Hình 4.10: Hàm lượng BOD5 trong mẫu nước mặt giữa các năm ............... 44
Hình 4.11: Hàm lượng Mn trong mẫu nước ngầm giữa các năm................. 46


v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATLĐ

: An toàn lao động

BOD

: Nhu cầu oxy sinh hóa

COD

: Nhu cầu oxy hóa học

BTNMT

: Bộ tài nguyên môi trường

BVMT

: Bảo vệ môi trường


DO

: lượng oxy hòa tan trong nước

KPHĐ

: Không phát hiện được

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

QLMT

: Quản lý môi trường

TCCP

: Tiêu chuẩn cho phép

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TCVS

: Tiêu chuẩn vệ sinh

TNMT


: Tài nguyên môi trường

TSS

: Tổng chất rắn lơ lửng

UBND

: Ủy ban nhân dân

UNICEP

: Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc

VLXD

: Vật liệu xây dựng

VSMT

: Vệ sinh môi trường


vi
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v

MỤC LỤC ........................................................................................................ vi
PHẦN 1: MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích, yêu cầu ...................................................................................... 2
1.2.1. Mục đích của đề tài ................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................. 2
1.2.3. Yêu cầu .................................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học....................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học về đề tài ............................................................................ 4
2.1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 4
2.1.2. Cơ sở pháp lý........................................................................................... 5
2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước ............................................. 6
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .......................................................... 6
2.2.2. Tình hình nghiên cứu khai thác đá ở Việt Nam ...................................... 8
2.3. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 10
2.3.1. Tài nguyên nước ở Việt Nam ................................................................ 10
2.3.2. Thực trạng tài nguyên nước của tỉnh Yên Bái ...................................... 12
2.3.3. Chất lượng nước sinh hoạt ở nông thôn Việt Nam ............................... 14
2.3.4. Các giải pháp xử lý nước sinh hoạt ....................................................... 15


vii
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 18
3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ......................................... 18
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 18
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 18

3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 18
3.2.1. Điều kiện tự nhiên của xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái .... 18
3.2.2. Điều kiện kinh tế- xã hội của xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái . 18
3.2.3. Đôi nét về nhà máy khai thác và chế biến đá Marble ........................... 18
3.2.4. Hiện trạng môi trường nước của nhà máy khai thác và chế biến đá
Marble ............................................................................................................. 18
3.2.5. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá tới môi trường và đời
sống người dân tại xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. .................... 19
3.2.6. Đề xuất giải pháp xử lý nâng cao hiệu quả công tác quản lý và giảm
thiểu ô nhiễm môi trường. ............................................................................... 19
3.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 19
3.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu, thông tin thứ cấp ..................... 19
3.3.2. Phương pháp phỏng vấn người dân về hiện trạng môi trường nước .... 19
3.3.3. Phương pháp khảo sát thực địa ............................................................. 20
3.3.4. Phương pháp tổng hợp so sánh và dự báo dựa trên số liệu thu thập được .. 20
3.3.5. Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm ................ 20
3.3.6. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 21
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 22
4.1. Điều kiện tự nhiên của xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái ....... 22
4.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 22
4.1.2. Địa hình ................................................................................................. 22
4.1.3. Điều kiện khí tượng thủy văn ................................................................ 22


viii
4.1.4. Các nguồn tài nguyên ............................................................................ 23
4.2. Điều kiện kinh tế- xã hội của xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.. 25
4.2.1. Thực trạng phát triển các ngành ............................................................ 26
4.2.2 Dân số, lao động và việc làm ................................................................. 28
4.2.3. Cơ sở hạ tầng ......................................................................................... 29

4.2.4. Văn hóa- xã hội ..................................................................................... 30
4.3. Đôi nét về nhà máy khai thác và chế biến đá Marble .............................. 33
4.3.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 33
4.3.2. Địa hình ................................................................................................. 33
4.3.3. Phương pháp khai thác .......................................................................... 33
4.4. Hiện trạng chất lượng môi trường nước tại khu vực nghiên cứu............. 36
4.4.1. Chất lượng môi trường nước mặt tại nhà máy khai thác và chế biến đá
Marble ............................................................................................................. 36
4.4.2. Chất lượng môi trường nước ngầm tại nhà máy khai thác và chế biến đá
Marble ............................................................................................................. 38
4.4.3. Chất lượng môi trường nước thải của nhà máy chế biến và khai thác đá
Marble ............................................................................................................. 40
4.5. Đánh giá chất lượng môi trường nước qua các năm của nhà máy khai thác
và chế biến đá Marble ..................................................................................... 42
4.5.1. Diễn biến chất lượng môi trường nước mặt của nhà máy khai thác và
chế biến đá Marble từ năm 2011-2014 ........................................................... 43
4.5.2. Diễn biến chất lượng môi trường nước ngầm của nhà máy khai thác và
chế biến đá Marble từ năm 2011-2014 ........................................................... 45
4.5.3. Diễn biến chất lượng môi trường nước thải của nhà máy khai thác và
chế biến đá Marble từ năm 2011-2014 ........................................................... 47
4.5.4. Tình hình sử dụng nguồn nước của người dân xung quanh nhà máy khai
thác và chế biến đá Marble.............................................................................. 48


ix
4.6. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá tới môi trường sống của
người dân tại xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái .............................. 50
4.7. Đề xuất giải pháp...................................................................................... 51
4.7.1. Giải pháp về thể chế, chính sách ........................................................... 51
4.7.2. Giải pháp quản lý .................................................................................. 52

4.7.3. Giải pháp công nghệ kỹ thuật................................................................ 52
4.7.4. Giải pháp tuyên truyền giáo dục ........................................................... 53
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................... 54
5.1. Kết luận .................................................................................................... 54
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 57
I. Tài liệu tiếng Việt ........................................................................................ 57
II. Tài liệu trên mạng ....................................................................................... 57


1
PHẦN 1:
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Yên Bái là một trong số ít tỉnh được đánh giá là có tiềm năng to lớn về
đá hoa làm ốp lát và làm bột carbonat calci (Nguyễn Linh Ngọc, 2012)[6]. Để
quy hoạch và phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới, tỉnh Yên Bái đã
chú trọng việc phát triển công nghiệp khai khoáng, trong đó là các mỏ đá hoa
trắng là loại hình khoáng sản đang được khuyến khích mọi thành phần kinh tế
đầu tư khai thác, sử dụng nhằm phát huy thế mạnh nguồn nguyên liệu sẵn có
của tỉnh (Cổng thông tin điện tử tỉnh Yên Bái, 2010)[14].
Cùng với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, hoạt động
khai thác đá hoa ngày càng được quan tâm và phát triển mạnh mẽ. Mỏ đá hoa
của nhà máy khai thác và chế biến đá Marble là một trong những khu vực khai
thác của tỉnh Yên Bái nằm trên khu vực xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên
Bái. Nhà máy khai thác và chế biến đá Marble đã có những đóng góp đáng kể
cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái nói chung và huyện Lục Yên
nói riêng (Phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Lục Yên, 2010)[7]. Tuy
nhiên bên cạnh những lợi ích về kinh tế xã hội, mang lại cho người dân trên địa
bàn huyện có được công ăn việc làm và thu nhập ổn định thì hoạt động khai thác

của công ty đã và đang gây ra những vấn đề lo ngại về môi trường, nó ảnh
hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người dân. Đó chính là nguồn nước tại khu vực
đang bị đe dọa bởi hoạt động khai thác đá của nhà máy chế biến và khai thác đã
Marble.
Xuất phát từ những vấn đề cấp bách trên, từ nhu cầu thực tế và nguyện
vọng của bản thân, được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ
nhiệm Khoa môi trường, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Giảng viên – Th.S
Nguyễn Minh Cảnh, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá ảnh hưởng


2
hoạt động khai thác đá trắng của nhà máy khai thác và chế biến đá Marble tới
chất lượng nước sinh hoạt tại xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái”.
1.2. Mục đích, yêu cầu
1.2.1. Mục đích của đề tài
- Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá trắng của nhà máy
khai thác và chế biến đá Marble.
- Đánh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá trắng của nhà máy khai
thác và chế biến đá Marble tới chất lượng nước sinh hoạt và đề xuất giải pháp
nhằm giảm thiểu tác động của hoạt động này tới môi trường tại khu vực
nghiên cứu.
1.2.2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá thực trạng khai thác đã trắng tại xã Tân Lĩnh, huyện Lục
yên, tỉnh Yên bái.
- Xác định một số yếu tố của hoạt động khai thác đá trắng ảnh hưởng
tới môi trường khu vực xung quanh (đặc biệt là môi trường nước).
- Đề xuất giải pháp quản lý cho đơn vị tổ chức khai thác và địa phương
nhằm giảm thiểu các tác động của hoạt động khai thác đá trắng tới môi trường
và con người.
1.2.3. Yêu cầu

- Phản ánh đầy đủ, đúng đắn thực trạng khai thác đá trắng tại nhà máy
khai thác và chế biến đá Marble và ảnh hưởng tới khu vực phát tán ô nhiễm.
- Các mẫu nước phải được lấy trong khu vực chịu tác động của hoạt
động khai thác đá trắng tại địa bàn nghiên cứu.
- Các biện pháp được đề xuất phải mang tính khả thi và phù hợp với
điều kiện kinh tế của cơ sở.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Áp dụng kiến thức đã học của nhà trường vào thực tế.
- Nâng cao hiểu biết thêm về kiến thức thực tế.


3
- Tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường.
- Bổ sung tư liệu cho học tập.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đưa được các tác động của hoạt động khai thác đá tới môi trường
nước, để từ đó giúp cho đơn vị tổ chức khai thác có các biện pháp quản lý,
ngăn ngừa, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường nước, cảnh quan và
con người.
- Tạo số liệu làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch cho xây dựng chính
sách về bảo vệ môi trường và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
- Nâng cao nhận thức, tuyên truyền vào giáo dục về bảo vệ môi trường
cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khai khoáng.
- Nâng cao chất lượng nước phục vụ cho người dân trên địa bàn xã
Tân Lĩnh.


4
PHẦN 2:

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học về đề tài
2.1.1. Cơ sở lý luận
2.1.1.1. Một số khái niệm về tài nguyên nước
Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự
sống và môi trường. Không có nước, cuộc sống trên Trái Đất không thể tồn
tại được. Nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển bền vững của đất nước.
Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền và hải đảo.
Nước ngầm là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới mặt đất.
Nước sinh hoạt là nước có thể dung cho ăn, uống, vệ sinh của con người.
Nước sạch là nước đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Nước không có màu.
+ Không có mùi vị lạ, không có tạp chất.
+ Không chứa chất tan có hại.
+ Không có mầm mống gây bệnh[9].
2.1.1.2. Khái niệm về ô nhiễm nước
Ô nhiễm nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước
ngầm…bị tác động của con người làm nhiễm các chất có thể gây hại cho con
người và cuộc sống của các sinh vật trong tự nhiên.
Như vậy, ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước
không đáp ứng được cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu
chuẩn cho phép và có ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật.
Nguồn gây ô nhiễm có thể là tự nhiên hoặc nhân tạo. Ô nhiễm nước có
nguồn gốc tự nhiên do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường
nước các chất bẩn, các sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng. Ô nhiễm


5
nhân tạo chủ yếu do các quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng
lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, giao

thông và môi trường nước [9].
2.1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội nước
CHXHCNVN khóa XI kỳ họp thứ 8 ngày 01/07/2006;
- Luật Tài nguyên nước đã được Quốc hội nước CHXHCNVN thông
qua ngày 21/06/2012;
- Luật khoáng sản số 06/2011/QH được Quốc hội nước CHXHCNVN
khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17/11/2010;
- Nghị định 21/2008/ NĐ - CP sửa đổi bổ sung nghị định 08/2006/NĐ CP về việc quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của luật BVMT;
- Nghị quyết số 41 - NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị và
BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước;
- Quyết định số 7869/2009/QĐ - BTNMT ngày 24 tháng 04 năm 2009
của Bộ tài nguyên và môi trường về công tác kiểm tra tình hình thực hiện
công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt động khai thác khoáng sản;
- Quyết định số 35/2002/QĐ - BKHCN ngày 5/6/2000 của Bộ Khoa
học công nghệ về việc ban hành tiêu chuẩn môi trường Việt Nam (31 tiêu
chuẩn);
- Quyết định số 34/2004/QĐ - BKHCN ngày 09/10/2004 của Bộ Khoa
học công nghệ về việc ban hành tiêu chuẩn Việt Nam;
- Quyết định số 22/2006/QĐ - BTNMT ngày 18/12/2006 của BTNMT
về việc bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam (5 tiêu chuẩn);
- Quyết định số 16/2008/QĐ - BTNMT ngày 31/12/2006 của BTNMT
về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường;
Một số TCVN, QCVN liên quan tới chất lượng nước;


6
- TCVN 5992:1995 (ISO 5667 - 2:1991) - Chất lượng nước - Lấy mẫu.
Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu;
- TCVN 5993:1995 (ISO 667 - 3:1985)- Chất lượng nước - Lấy mẫu.

Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu;
- TCVN 5994:1995 (ISO 5667 - 4:1987) - Chất lượng nước - Lấy mẫu.
Hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo;
- TCVN 5996:1995 (ISO 5667 - 6:1990) - Chất lượng nước - Lấy mẫu.
Hướng dẫn lấy mẫu ở sông suối;
- QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
nước mặt;
- QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
nước ngầm;
- QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải
công nghiệp;
2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nƣớc
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
2.2.1.1. Hoạt động khai thác đá trên thế giới
Hoạt động khai thác khoáng sản nói chung và hoạt động khai thác đá
nói riêng đã và đang phát triển nhất thế giới. Nhất là trong giai đoạn hiện nay
khi mà nhu cầu sử dụng đá hoa cương ở các nước ngày càng tăng. Đá hoa
được ứng dụng trong trang trí nội thất mà không có một loại vật liệu nào có
thể thay thế. Từ xa xưa con người đã biết sử dụng đá hoa xây dựng nên những
lâu đài, điện ngọc để lại những giá trị vĩnh hằng về vật liệu kiến trúc.
Ngày nay với sự phát triển của công nghệ khai thác cùng với bàn tay,
khối óc con người đã tìm và khai thác được những mỏ đá hoa trắng từ khắp
mọi nơi trên thế giới. Phần lớn đá thiên nhiên được khai thác ở Iran, Italia,


7
Tây ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Mexico, Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp,
Canada, Pháp và Brazil…
Hiện nay trên thế giới nổi tiếng nhất là đá hoa trắng của vùng Carrace Italia, đây là một loại đá trang trí, nó nổi tiếng không phải chỉ vì sự sáng bóng
mà còn vì hình vân và màu sắc của nó. Có các loại đá trắng, đen, ghi, đỏ,

xanh lá cây, vàng và xanh da trời. Hầu hết người ta khai thác đá hoa này ở
những mỏ đá lộ thiên, phương pháp tiến hành rất đơn giản. Người ta lấy
những khối đá ra rồi cưa chúng bằng dây xoắn, đây là dây thép dài ít nhất
1500m, nó quay quanh một cái ròng rọc mà người ta đã đưa vào trong giếng
mỏ có đường kính một vài đêximét và chiều sâu của giếng tương ứng với độ
dày của khối đá lấy được. Tốc độ cưa thay đổi từ 5-30cm/h. Nó phụ thuộc vào
độ cứng của đá và chất mài được phụt ra trong rãnh. Dây xoắn cưa ngang hay
thẳng đứng, tiếp đó những khối đá được cắt ra theo kích thước và hình dạng
đã định trước. Hàng năm Italia sản xuất ra hàng trăm triệu m3 đá hoa các loại
phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang các nước khác trên toàn
thế giới.
Hoạt động khai thác đá trên thế giới ngày càng phát triển mạnh đem lại
lợi ích kinh tế khác cao, tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người trên toàn
thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích mà hoạt động khai thác đá đem lại thì
hoạt động khai thác đá đã và đang gây ra những hậu quả nặng nề làm ô nhiễm
môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe người dân. Quá trình nổ mìn, khoan cắt và
vận chuyển đá đã tạo ra một lượng bụi lớn và gây nên những chấn động mạnh
làm thay đổi cảnh quan, mất đa dạng sinh học. Trên thế giới hàng năm ngành
khai thác đá trắng đã xảy ra hàng trăm vụ sập mỏ đá do khai thác trái phép và
do công nghệ không đảm bảo an toàn cho công nhân khu vực khai thác cướp
đi sinh mạng của hàng trăm người [15].


8
2.2.1.2. Ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác đá trên thế giới
Khai thác đá hiện nay là ngành công nghiệp mang lại lợi ích kinh tế
cao, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của mỗi quốc
gia, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Tuy nhiên, hậu quả của hoạt động khai thác đá lại là vấn đề đang được quan
tâm trong những năm gần đây (vấn đề ô nhiễm môi trường do khai thác, chế

biến đá và tình trạng khai thác trái phép tại nhiều nước có trữ lượng đá lớn
trên thế giới). Khai thác đá tạo ra một lượng bụi rất lớn, lớn hơn gấp nhiều lần
sao với quy chuẩn cho phép , thậm chí có những nơi nồng độ bụi cao gấp 10
lần tiêu chuẩn cho phép. Bên cạnh đó, tại các mỏ khai thác còn tạo ra một
lượng lớn khí độc hại như CO2, SO2… đây là những chất rất độc hại đối với
môi trường và những người lao động tại chính cơ sở khai thác và sản xuất đá.
Một số khu vực khai thác do công nghệ khai thác chủ yếu là công nghệ thủ
công, không được trang bị những thiết bị tiên tiến trong quá trình khai thác và
chế biến đá đều phát sinh ra một lượng bụi rất lớn làm ô nhiễm môi trường
ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân xung quanh khu vực khai thác.
Như vậy hoạt động khai thác đá trên thế giới đang diễn ra rất mạnh
trong những năm gần đây, cung cấp phần lớn các nguyên liệu phục vụ cho
nhu cầu của con người. Cùng với sản lượng khai thác ngày càng tăng, thì
ngành công nghiệp khai thác đá trên toàn thế giới cũng đang phải gánh chịu
những hậu quả nặng nề của hoạt động khai thác đá để lại, trong đó đáng nói
nhất là vẫn đề ô nhiễm môi trường.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu khai thác đá ở Việt Nam
2.2.2.1. Hoạt động khai thác đá ở Việt Nam
Theo báo cáo của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, đá hoa
trắng là khoáng sản được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Kết quả
điều tra thăm dò cho thấy, đá hoa trắng phân bố khá rộng rãi trên lãnh thổ


9
Việt Nam song tập trung trữ lượng lớn ở một số địa phương như Yên Bái,
Nghệ An, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang…
Theo thống kê, hiện nay trên phạm vi cả nước có 97 giấy phép khai
thác đá đang hoạt động. Trong đó có 47 giấy phép thăm dò với trữ lượng dự
bảo 17,7 triệu m3 đá ốp lát, 624 triệu tấn đá bột và 50 gấy phép khai thác với
trữ lượng đã cấp phép là 161 triệu m3 đá làm ốp lát, 428 triệu tấn đá làm bột

carbonat canxi. Công suất khai thác hàng năm đối với đá ốp lát là 5,8 triệu m3
và 16 triệu tấn đá bột.
Hoạt động khai thác, chế biến đá hoa tại các địa phương đã góp phần
phát triển kinh tế xã hội, tạo được công ăn việc làm và thu nhập cho một bộ
phận người dân địa phương. Hoạt động đầu tư của nhiều doanh nghiệp đã tạo
được uy tín và thương hiệu riêng tại thị trường trong nước và một số khu vực
trên thế giới. Tuy nhiên, ngành công nghiệp khai thác đá hoa trắng còn gặp
phải không ít khó khăn khi thiếu chế tài chặt chẽ đối với việc hành nghề thăm
dò khoáng sản dẫn đến nhiều tổ chức, cá nhân thiếu năng lực và kinh nghiệm
vẫn được thuê thăm dò. Do đó, nhiều mỏ đi vào khai thác không như kết quả
đánh giá trữ lượng dẫn tới chủ đầu tư thua lỗ, kinh doanh không hiệu quả. Với
số lượng giấy phép hoạt động khoáng sản đã cấp và sẽ cấp cho thấy, sau năm
2012 có khoảng 100 doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực này tập trung chủ
yếu ở 3-4 vùng mỏ, như vậy có thể có hiện tượng khai thác tràn lan, lãng phí
tài nguyên, tranh dành diện tích, mất an ninh trật tự và đặc biệt ảnh hưởng tới
cảnh quan môi trường và cơ sở hạ tầng không thể đáp ứng. Số lượng cơ sở
khai thác đá hoa khá lớn. Tuy nhiên lại có quy mô nhỏ, phân tán, thiết bị công
nghệ còn lạc hậu nên chưa sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên. Tại các mỏ khai
thác đá ốp lát, thực tế chỉ thu hồi 20-30% khối lượng đá thành phẩm còn lại
70-80% chưa có nhu cầu sử dụng, phải để lại tại mỏ cho thấy sự lãng phí và là
nguồn gốc tiềm ẩn nguy cơ sạt lở, mất an toàn trong khai thác.


10
2.2.2.2. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá đến môi trường tại Việt Nam
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của cả nước,
các hoạt động khai thác khoáng sản của nước ta đã và đang góp phần to lớn
vào công cuộc đổi mới đất nước. Tuy nhiên, các hoạt động khai thác khoáng
sản, đặc biệt là khai thác đá vẫn luôn là mối hiểm họa ảnh hưởng không nhỏ
tới môi trường.

Trong quá trình khai thác mỏ, con người đã làm thay đổi môi trường
xung quanh, làm phá vỡ cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường.
Tác động tới môi trường không khí và nước: Hoạt động khai thác đá
thường xuyên sinh ra một lượng bụi lớn có nguồn gốc chủ yếu từ hoạt động
nổ mìn, khoan cắt đá, từ quá trình vận chuyển đá về bãi tập kết và các chất
thải rắn, chất thải sinh hoạt, các bụi không được quản lý, xử lý chặt chẽ tham
gia vào thành phần nước mưa, nước chảy tràn cung cấp cho nguồn nước tự
nhiên là những tác động tiêu cực tới môi trường, gây ô nhiễm môi trường
nước và không khí xung quanh khu vực mỏ khai thác.
Tác động tới các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác: Hoạt động khai
thác đá làm thay đổi cảnh quan môi trường, mất cân bằng sinh thái, làm thoái
hóa lớp đất mặt, gây sạt lở mất an toàn lao động và trong quá trình khai thác
đá còn tạo ra tiếng ồn và những chấn động lớn gây ảnh hưởng tới sức khỏe
của người dân xung quanh khu vực khai thác.
2.3. Cơ sở thực tiễn
2.3.1. Tài nguyên nước ở Việt Nam
Ở Việt Nam, tài nguyên nước mặt (dòng chảy sông ngòi) tương đối
phong phú, có mạng lưới sông suối khá dày đặc với 2.360 con sông có dòng
chảy quanh năm (với độ dài mỗi con sông hơn 10km) bao gồm 9 hệ thống
sông lớn có diện tích lưu vực từ 10.000 km2 trở lên, 166 con sông có diện tích
dưới 10.000km2. Việt Nam là một quốc gia có lượng mưa trung bình năm khá


11
lớn trên 2000mm. Ba phần tư lãnh thổ là đồi núi với độ che phủ rừng hiện có
khoảng 39%, mạng lưới sông, suối, đầm, ao, hồ, kênh mương khá dày và có
mức nước quanh năm.
Tổng lượng sông ngòi trung bình hàng năm của nước ta bằng khoảng
847 km2, trong đó tổng lượng ngoài vùng chảy là 507 km3 chiếm 60% và
dòng chảy nội địa là 340 km3, chiếm 40%. Tài nguyên nước mặt của nước ta

tương đối phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sông
trên thế giới, trong khi đó diện tích đất liền nước ta chiếm khoảng 1,35% của
thế giới. Tuy nhiên tài nguyên nước mặt biến đổi mạnh mẽ theo thời gian (dao
động giữa các năm và phân bố không đồng đều trong năm) và còn phân bố
không đồng đều giữa các hệ thống sông và các vùng.
Tổng lượng dòng chảy hàng năm của sông Mê Kông bằng khoảng 500
km3, chiếm tới 59% tổng lượng dòng chảy năm của các sông trong nước, sau
đố đến hệ hống sông Hồng 126,5 km3 (14,9%), hệ thống sông Đồng Nai 36,3
km3 (4,3%), sông Mã, Cả, Thu Bồn có tổng lượng dòng chảy sấp xỉ nhau,
khoảng trên dưới 20 km3 (2,3-2,6%), hệ thống các sông Kỳ Cùng, Thái Bình
và sông Ba cũng sấp xỉ nhau, khoảng 9 km3 (1%), các sông còn lại là 94,5
km3 (11,1%).
Một đặc điểm quan trọng của tài nguyên nước sông của nước ta là phần
lớn nước sông (khoảng 60%) lại được hình thành trên lưu vực nằm ở nước
ngoài, trong đó hệ thống sông Mê Kông chiếm nhiều nhất (447 km3, 88%).
Nếu chỉ xét thành phần lượng nước sông được hình thành trong lãnh thổ nước
ta, thì hệ thống sông Hồng có tổng lượng dòng chảy lớn nhất (81,3 km3)
chiếm 23,9% sau đó đến hệ thống sông Mê Kông (53 km3, 15,6%), hệ thống
sông Đồng Nai (32,8 km3, 9,6 %).
Tuy nhiên, lượng nước mặt có thể khai thác không khả quan, một mặt
khả năng sử dụng lượng nước chảy từ ngoài lãnh thổ vào là rất bấp bênh,


12
thiếu chủ động và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, mặt khác nếu xét lượng nước
cho phép sử dụng không được vượt quá 30% lượng nước đến ta thấy nhiều
nơi không đủ nước dùng. Ví dụ, lượng nước cần trong tháng II - IV của đồng
bằng Bắc Bộ chiếm tới 43 - 45%, cá biệt là Phả Lại chiếm 690112% lượng
nước đến… Trong vài thập niên đầu thế kỷ mới, nguy cơ thiếu nước sẽ đến
với Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả châu thổ Sông Hồng.

2.3.2. Thực trạng tài nguyên nước của tỉnh Yên Bái
Yên Bái là tỉnh có nguồn nước khá phong phú bao gồm nguồn nước
mưa, nước mặt và nguồn nước ngầm.
- Về nguồn nước mưa: Mưa cũng phân bố theo mùa, mùa mưa trên các
lưu vực sông của Yên Bái kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa trong
mùa mưa chiếm tới 80 - 85% lượng mưa cả năm. Đặc biệt 3 tháng có cường
độ mưa cũng như lượng mưa lớn nhất là các tháng 6,7,8 chiếm 45 - 55%
lượng mưa cả năm.
Những tháng mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa chỉ
chiếm 15- 20% lượng mưa cả năm. Các tháng 12, 1, 2 là những tháng khô hạn
nhất, thường xảy ra tình trạng thiếu nước vào các tháng này.
Trong mùa mưa lũ, những trận mưa kéo dài và cường độ mưa lớn kèm
theo gió xoáy và đôi khi có cả mưa đá gây lũ lụt, ngập úng nhiều khi gây lũ
cuốn, lũ ống, phá hoại mùa màng, tính mạng, tài sản của nhân dân ở các vùng
ven sông suối.
- Về nguồn nước mặt: Yên Bái có 2 hệ thống sông chính là sông Hồng
và sông Chảy, đều chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Ngoài hai con
sông chính còn có khoảng 200 ngòi, suối lớn nhỏ cùng hệ thống hồ, đầm.
Sông Thao bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc). Chiều dài chảy qua tỉnh
là 115 km. Các phụ lưu của Sông Hồng trên địa bàn tỉnh có tới 50 ngòi, có tổng
diện tích lưu vực là 2.700 km2 . Lớn nhất là ngòi Thia, diện tích lưu vực 1.570


13
km2 , sau đó là ngòi Hút (632 km2), ngòi Lao (519 km2), ngòi Lâu (250 km2)…
Những ngòi này cùng với các phụ lưu khe suối là nguồn nước chủ yếu phục vụ
cho sản xuất nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt cho người dân.
Sông Chảy bắt nguồn từ vùng núi Tây Côn Lĩnh (Trung Quốc), với 32
phụ lưu, diện tích lưu vực 2.200 km2 với lượng nước đổ vào trung bình là 5,3
tỷ m3 nước/năm. Đoạn chảy qua địa phận tỉnh Yên Bái có chiều dài 95km, tại

đây đã xây dựng hồ chứa nước Thác Bà, Yên Bái. Hồ Thác Bà là một trong
ba hồ nhân tạo lớn nhất Việt Nam với diện tích 23.400 ha, bao gồm 19.050 ha
diện tích mặt nước và 1.331 đồi đảo lớn nhỏ. Hồ có sức chứa 2,9 tỷ m3 nước
là điều kiện thích hợp để phát triển nguồn sinh vật thủy sinh và là nguồn năng
lực phuc vụ cho hoạt động của nhà máy thủy điện Thác Bà - công trình thủy
điện đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam. Các phụ lưu của sông Chảy trến đất Yên
Bái có tới 23 ngòi với tổng diện tích phụ lưu 1.350 km2.
Suối Nậm Kim có tổng diện tích lưu vực 600 km2 là 9 nhánh của hệ
thống sông Đà, có độ dốc lớn nên có khả năng phát triển thủy điện.
Hệ thống ao, hồ với diện tích 20.913 ha, là tiềm năng để phát triển các
ngành du lịch và thủy sản.
- Về nguồn nước ngầm: Theo các tài liệu địa chất thủy văn, nguồn nước
ngầm và nước khoáng của tình Yên Bái phân bố ở độ sâu từ 20 - 200m dưới
lòng đất. Nước khoáng nóng phân bố chủ yếu ở vùng phía Tây thuộc các vùng
Văn Chấn, Trạm Tấu và thị xã Nghĩa Lộ với nhiệt độ trên 400C , hàm lượng
khoáng hóa 1 - 5 gam/lít có khả năng chữa bệnh khi đã được xử lý độc tố.
Yên Bái là một tỉnh có lượng mưa trung bình, hàng năm có lượng mưa
bình quân trong toàn tỉnh là 1864 mm, với tổng lượng nước mưa là 13 tỷ m3
nhưng lượng mưa phân bố không đều theo thời gian và không gian. Theo
thống kê của cơ quan khí tượng thủy văn thì tổng lượng mưa trung bình của


14
10 năm trở lại đây ở trạm Yên Bái là 1751,7mm; ở trạm Lục Yên là 1804,2
mm; ở Mù Cang Chải là 1745,4 mm…[13].
Hiện nay nguồn nước mặt của tỉnh Yên Bái đang có dấu hiệu bị ô
nhiễm, hàm lượng BOD (nhu cầu oxy sinh hóa) và hàm lượng COD (nhu cầu
oxy hóa học) đã vượt tiêu chuẩn cho phép theo tiêu chuẩn dành cho nước sinh
hoạt, còn chất lượng nước ngầm trên địa bàn tỉnh nhìn chung là tốt.
Tại một số địa điểm ở sông Hồng và sông Chảy đã có dấu hiệu ô nhiễm chất

hữu cơ, dầu mỡ và hóa chất bảo vệ thực vật. Một trong những nguyên nhân
dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt ở Yên Bái là do ngành công
nghiệp cơ khí, chế tạo, công nghiệp vật liệu xây dựng và các ngành dịch vụ
phát triển mạnh, nhưng các biện pháp xử lý ô nhiễm bảo vệ môi trường không
hiệu quả và nhiều nơi không có các biện pháp bảo vệ môi trường. Phần lớn
rác thải sản xuất chưa qua xử lý được thải trực tiếp ra môi trường [14].
2.3.3. Chất lượng nước sinh hoạt ở nông thôn Việt Nam
Nông thôn Việt Nam đang sử dụng nguồn nước sinh hoạt từ nhiều hình
thức khác nhau như giếng đào, giếng khoan, nước mưa hay bể lọc nước. Phần
lớn nguồn nước dung cho sinh hoạt của người dân đều chưa được đảm bảo vệ
sinh an toàn.
- Nước mưa: Rơi từ trên cao xuống qua lớp không khí chứa nhiều bụi
bẩn, vi khuẩn và các chất độc hại như khí độc, hơi axit, hơi bụi chì. Nếu chảy
qua mái nhà và máng hứng cuốn theo nhiều chất bẩn khác trở thành nước
không đảm bảo vệ sinh, có thể gây hại cho người sử dụng, nhất là những cơn
mưa đầu mùa.
- Nước giếng đào: Là giếng khai thác nước ngầm ở tầng nông, nằm
dưới mặt đất từ 5-10m, nguồn nước này có nhiều khoáng chất nhưng dễ bị ô
nhiễm bởi nguồn nước mặt và các yếu tố bên ngoài. Nước giếng khoan được
khai thác ở tầng nông khoảng 60m, ở tầng sâu khoảng 250m. Nguồn nước này


×