Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Đánh giá hiện trạng và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do bao bì hóa chất bảo vệ thực vật trên địa bàn xã la hiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (794.3 KB, 65 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

VƢƠNG THỊ HỒNG NHUNG
Tên đề tài:
"ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ NGUY CƠ GÂY Ô NHIỄM MÔI
TRƢỜNG DO BAO BÌ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LA HIÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trƣờng

Khoa

: Môi trƣờng

Khoá học

: 2011 - 2015

Thái Nguyên - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

VƢƠNG THỊ HỒNG NHUNG
Tên đề tài:
"ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ NGUY CƠ GÂY Ô NHIỄM MÔI
TRƢỜNG DO BAO BÌ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LA HIÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Khoa học môi trƣờng
Khoa
: Môi trƣờng
Lớp
: K43 - KHMT - N02
Khoá học
: 2011 - 2015
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Huệ

Thái Nguyên - 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp này được hình thành là kết quả của gần 4 năm học
tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên với sự dạy bảo, truyền đạt và

hướng dẫn tận tình của các Thầy Cô, sự giúp đỡ của bạn bè, sự cổ vũ, động
viên của những người thân trong gia đình.
Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Huệ đã tận tình giúp đỡ,
hướng dẫn trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp cũng như trong
cả quá trình học tập tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy Cô trong khoa Môi trường, trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tâm truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm
quý báu trong suốt quá trình học tập, giúp em hoàn thành tốt Khóa Luận Tốt
Nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn anh Ngọ và các cán bộ xã La Hiên, huyện Võ
Nhai, thành phố Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp nhiều tài liệu quý
báu cho quá trình khảo sát, nghiên cứu và hoàn thành Khóa Luận Tốt Nghiệp.
Em xin cảm ơn những nông hộ tại xã La Hiên đã tận tình giúp đỡ và
cung cấp thông tin cho quá trình khảo sát, điều tra ở địa phương.
Cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên và giúp đỡ em trong chặng
đường học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn Thầy Cô nhận xét và đóng góp ý kiến quý báu
cho Khóa Luận Tốt Nghiệp này.
Vì thời gian hạn hẹp và trình độ hiểu biết còn hạn chế, nên Khóa Luận
Tốt Nghiệp của em sẽ còn nhiều thiếu xót. Em rất mong được sự thông cảm,
đóng góp ý kiến và sửa đổi của quý Thầy Cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Sinh viên
Vƣơng Thị Hồng Nhung


ii

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

BHN

Bột hòa nước

BHYT

Bảo hiểm y tế

BR

Bột rắc

BTN

Bột thấm nước

BVTV

Bảo vệ thực vật

CLB

Câu lạc bộ

CNQSD

Chứng nhận quyền sử dụng

DD


Dung Dịch

DDT

Diclo-diphenyl-tricloetan

H

Hạt

HCBVTV

Hóa chất bảo vệ thực vật

HĐND

Hội đồng nhân dân

HP

Huyền phù

HTX

Hợp tác xã

IPM

Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp


KHCN

Khoa học công nghệ

NCC

Người có công

ND

Nhủ Dầu

P

Pelleted (dạng viên)

TCYTTG

Tổ chức y tế thế giới

THCS

Trung học cơ sở

UBND

Ủy ban nhân dân


1


PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là nước sản xuất nông nghiệp, khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm
của Việt Nam thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng nhưng cũng thuận lợi
cho sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, cỏ dại gây hại mùa màng. Do vậy,
việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) để phòng trừ sâu bệnh hại,
dịch bệnh bảo vệ mùa màng, giữ vững an ninh lương thực quốc gia vẫn là một
biện pháp quan trọng và chủ yếu.
Ngoài mặt tích cực là tiêu diệt các sinh vật gây hại cho mùa màng, hóa
chất BVTV còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như: phá vỡ cân bằng hệ
sinh thái đồng ruộng, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe
người tiêu dùng và cả cho người sản xuất. Hơn nữa, những người thường sử
dụng thuốc BVTV là nông dân nên nhận thức về ảnh hưởng của hóa chất
BVTV đến sức khỏe con người, hệ sinh thái, đến môi trường còn nhiều hạn
chế. Do đó người dân thường sử dụng quá liều quy định để đảm bảo hiệu quả
diệt trừ sâu hại mà chưa quan tâm đến vấn đề môi trường. Không chỉ có vậy,
việc thải bỏ chất thải hóa chất BVTV cũng là điều đáng quan tâm bởi đây
cũng là một trong những chất thải nguy hại nhưng thay vì được thu gom, xử
lý thích hợp thì chúng được vứt mọi nơi, góp phần làm ô nhiễm môi trường.
Việc nuôi gia cầm, gia súc bằng thức ăn có dư lượng thuốc BVTV cao tích
luỹ ở mô mỡ, cũng là một con đường có thể tấn công vào môi trường sống.
Do điều kiện nghiên cứu độc học và độc học môi trường còn có nhiều hạn
chế, nên có nhiều trường hợp ngộ độc hoặc nhiễm độc hoá chất độc, hóa chất
BVTV đã không cứu chữa được. Thực trạng này đã, đang và ngày càng trở
thành một vấn đề bức xúc cho các nhà quản lý và các nhà khoa học Việt Nam.


2

Xã La Hiên nằm trong khu vực có đất nông nghiệp nhiều của huyện Võ
Nhai, do điều kiện thuận lợi, nguồn nước dồi dào đã tạo điều kiện cho nền
nông nghiệp phát triển mạnh. Tuy nhiên, do nhận thức về bảo vệ môi trường
của người dân xã La Hiên còn thấp, người dân cũng ít được tuyên truyền về
bảo vệ môi trường trong hướng dẫn và sử dụng hóa chất BVTV. Vì vậy, việc
sử dụng hóa chất BVTV tràn lan, quá liều đang diễn ra hết sức bình thường
tại xã La Hiên. Người dân thường xuyên sử dụng nước của các kênh, mương
rồi thải bỏ trực tiếp vỏ chai, lọ, bao bì thuốc BVTV trên sông làm nguồn nước
bị ô nhiễm. Trước tình hình đó, yêu cầu có một khảo sát, nghiên cứu cụ thể về
hiện trạng ô nhiễm môi trường do sử dụng hóa chất BVTV, đồng thời đề xuất
các giải pháp nhằm giảm thiểu các ảnh hưởng này, dưới sự hướng dẫn của cô
giáo: và đó là lý do em tiến hành đề tài: ‘‘ Đánh giá hiện trạng và nguy cơ
gây ô nhiễm môi trường do bao bì hóa chất bảo vệ thực vật trên địa bàn xã
La Hiên”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sử dụng hóa chất
BVTV và nguy cơ gây ô nhiễm do bao bì hóa chất BVTV trên địa bàn xã La
Hiên. Từ đó đề xuất các giải pháp tổng hợp để quản lý và sử dụng hóa chất
BVTV có hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường và con người.
- Hiểu được hiện trạng và những thay đổi sau một thời gian dài sử dụng
thuốc BVTV của cộng đồng nông thôn xã La Hiên.
- Đánh giá sơ bộ tình trạng sức khỏe của người dân khi sử dụng thuốc
BVTV trên địa bàn xã La Hiên.
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị giúp người dân sử dụng thuốc
BVTV một cách hiệu quả
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Thông tin số liệu thu thập phải trung thực, khách quan, chính xác.



3
- Đánh giá được tình hình sử dụng hóa chất BVTV của nông hộ.
- Đánh giá được nguy cơ gây ô nhiễm do bao bì hóa chất BVTV tại xã
La Hiên.
- Đề xuất giải pháp hạn chế tối đa tác hại của hóa chất BVTV đến môi
trường và con người.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Đề tài được thực hiện trên cơ sở các dữ liệu thu thập được từ quá trình
thu thập tài liệu, số liệu từ các nguồn có sẵn và khảo sát thực tế, phỏng vấn
trực tiếp người phân phối và sử dụng hóa chất BVTV tại xã La Hiên để đánh
giá tình hình sử dụng hóa chất BVTV. Các biện pháp quản lý và xử lý chất
thải trong phân phối và sử dụng hóa chất BVTV tại La Hiên được đề xuất dựa
trên cơ sở các nghiên cứu, các quy định về quản lý và xử lý chất thải từ hóa
chất BVTV. Từ đó tổng hợp, lựa chọn và đề xuất các giải pháp phù hợp với
điều kiện của xã La Hiên.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Đề tài mang tính thực tiễn cao vì nó đáp ứng yêu cầu cần có một đánh
giá về hiện trạng và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ nguồn hóa chất
BVTV và đề xuất các các biện pháp quản lý và xử lý chất thải từ quá trình
phân phối và sử dụng hóa chất BVTV thích hợp cho La Hiên, góp phần hạn
chế ảnh hưởng của hóa chất BVTV đến môi trường.


4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Khái niệm về HCBVTV
Hóa chất dùng trong công tác BVTV đều được mang tên chung là thuốc

BVTV hay nông dược. Theo Điều lệ quản lý thuốc BVTV (Ban hành kèm theo
Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ) thuốc BVTV là
chế phẩm có nguồn gốc từ hóa chất, thực vật, động vật, vi sinh vật và các chế
phẩm khác dùng để phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật. [6]
Theo PGs. Ts Trần Văn Hai: Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hay nông
dược là những chất độc có nguồn gốc từ tự nhiên hay hóa chất tổng hợp được
dùng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hoại của những sinh
vật gây hại đến tài nguyên thực vật. Những sinh vật gây hại chính gồm sâu
hại, bệnh hại, cỏ dại, chuột và các tác nhân khác. [12]
Thuốc BVTV là yếu tố bảo vệ cây trồng hay những sản phẩm bảo vệ
mùa màng (chủ yếu là hóa chất) là những chất được tạo ra để chống lại hoặc
tiêu diệt loài gay hại hay các vật mang mầm bệh vi khuẩn hay virut. Chúng
cũng gồm các chất để đấu tranh với các loài sống cạnh tranh với cây trồng. [3]
Thuốc BVTV là những chất độc có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp,
được dùng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hại của những
sinh vật gây hại (côn trùng, nhện, tuyến trùng, chuột, chim, thú rừng, nấm, vi
khuẩn, rong rêu, cỏ dại, …) [2]
Chủng loại hóa chất BVTV đang sử dụng ở Việt Nam rất đa dạng. Hiện
nay, nhiều nhất vẫn là hợp chất lân hữu cơ, Chlor hữu cơ, nhóm độc từ Ia, Ib,
đến II và III, sau đó là các nhóm carbamat và pyrethroid. [1]
Theo thông tư 36/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn thì danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng có
1.201 hoạt chất với 3.107 tên thương phẩm, danh mục thuốc BVTV hạn chế


5
sử dụng có 16 hoạt chất với 29 tên thương phẩm, danh mục thuốc BVTV cấm
sử dụng có 29 hoạt chất khác nhau. [5]
2.1.2. Phân loại HCBVTV
2.1.2.1. Phân loại theo công dụng

Theo tài liệu của Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, ta có thể phân loại hóa chất BVTV thành 4 loại chính dựa vào
công dụng như sau:
Bảng 2.1. Phân loại hóa chất BVTV theo công dụng
STT

Công dụng

Thành phần chính
- Hợp chất hữu cơ clo (hydrocloruacacbon)

1

Thuốc trừ sâu - Hợp chất hữu cơ phospho (este axit phosphoric)
bệnh

- Hợp chất carbamic
- Hợp chất sinh học

Thuốc diệt cỏ
2

và kích thích
sinh trưởng

- Hợp chất chứa phenol
- Hợp chất của axit propyonic
- Dẫn xuất của cacbamat
- Triazin
- Hợp chất chứa đồng


3

Thuốc diệt nấm

- Hợp chất chứa lưu huỳnh
- Hợp chất chứa thủy ngân
- Một số loại khác

4

Thuốc diệt côn - Photphua kẽm
trùng

- Warfarin
(Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs [3])

2.1.2.2. Phân loại theo nguồn gốc sản xuất và cấu trúc hóa học
Hóa chất BVTV có nguồn gốc hữu cơ
- Nhóm các chất trừ sâu có chứa Clo: DDT, Clodan


6
- Nhóm các chất trừ sâu có chứa phốt pho: Wophatox, Diazinon,
Malathion, Monitor...
- Nhóm các hợp chất cacbamat: Sevin, Furadan, Mipcin, Bassa
- Các chất trừ sâu thuỷ ngân hữu cơ
- Các dẫn xuất của hợp chất nitơ
- Các dẫn xuất của urê
- Các dẫn xuất của axít propionic

- Các dẫn xuất của axít xyanhydric
Hóa chất BVTV có nguồn gốc vô cơ
- Các hợp chất chứa đồng
- Các hợp chất chứa lưu huỳnh
- Các hợp chất chứa thuỷ ngân
- Một số loại khác
- Các chất trừ sâu có nguồn gốc thực vật là ancaloid, thực vật có chứa
nicotin, anabazin, pyrethroid. [13]
2.1.2.3. Phân loại nhóm độc theo tổ chức Y tế Thế giới
Các chuyên gia về độc học đã nghiên cứu ảnh hưởng của chất độc lên
cơ thể động vật ở cạn (chuột nhà) và đã đưa ra 5 nhóm độc theo tác động của
độc tố tới cơ thể qua miệng và da như sau.
Bảng 2.2. Phân loại nhóm độc theo mức độ độc
(LD50 mg/kg chuột nhà)
Mức độ độc
I.a. Độc mạnh
I.b. Độc
II. Độc trung bình
III. Độc ít
IV. Độc rất nhẹ

Qua miệng
Thể rắn
≤5
5- 50
50- 500
500- 2000
>2000

Thể lỏng

≤20
20- 200
200- 2000
2000- 3000

Qua da
Thể rắn
≤10
10- 100
100- 1000
>1000

Thể lỏng
≤40
40- 400
400- 4000
>4000

>3000
(Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs [3])


7
Ghi chú: LD50 là ký hiệu chỉ độ độc cấp tính của thuốc qua đường
miệng hoặc qua da. Trị số của nó là liều gây chết trung bình được tính bằng
miligam (mg) hoạt chất có thể gây chết 50% số động vật thí nghiệm (tính
bằng kg) khi tổng lượng thể trọng của số động vật trên bị cho uống hết hoặc
bị phết vào da. Giá trị LD50 càng nhỏ thì hoá chất đó càng độc.
Có thể nhận biết tính độc của hóa chất bảo vệ thực vật theo dấu hiệu
màu trên bao bì thuốc như sau:

- Vạch màu đỏ trên bao bì là thuốc độc nhóm I, thuộc loại rất độc và độc.
- Vạch màu vàng trên bao bì là thuốc độc nhóm II, thuộc loại độc trung bình.
- Vạch màu xanh da trời trên bao bì là thuốc độc nhóm III, thuộc loại ít độc.
- Vạch màu xanh lá cây trên bao bì là thuốc độc nhóm IV, thuộc loại
độc rất nhẹ.
Bảng 2.3. Bảng phân loại độ độc hóa chất BVTV ở Việt Nam và
các hiện tƣợng về độ độc cần ghi trên nhãn
Nhóm
độc
Nhóm
độc I
Nhóm
độc II

LD50 đối với chuột (mg/kg)
Vạch
Qua miệng
Qua da
Chữ đen Hình tƣợng (đen)
màu
Thể
Thể
Thể rắn
Thể rắn
lỏng
lỏng
Đầu lâu xương
Rất độc chéo trong hình

≤ 50


≤ 200

≤ 100

≤ 400

thoi vuông trắng
Chữ

thập

chéo

Độc cao trong hình thoi Vàng
vuông trắng
Đường

Nhóm

Đỏ

chéo

Nguy

không

liền


hiểm

trong hình thoi
vuông trắng

độc III
Cẩn thận

nét

Xanh
nước
biển

Không biểu tương Xanh
lá cây

> 50 –

> 200 - > 100 - > 400 -

500

2.000

500 -

>2.000 -

2.000


3.000

1.000

4.000

> 1.000 > 4.000

> 2.000 > 3.000 > 1.000 > 4.000

(Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs [3])


8
2.1.2.4. Phân loại theo dạng hóa chất
Bảng 2.4. Phân loại theo dạng hóa chất BVTV
Dạng

Chữ

thuốc

viết tắt

Nhũ
dầu

Dung
dịch


ND

DD

phù
Hạt

Viên

BTN

bột

Thuốc ở thể lỏng, trong suốt

Basudin 40 EC

Dễ bắt lửa, cháy nổ

Bonanza 100 DD

Hòa tan đều trong nước

Baythroid 5 SL

Không chứa chất hóa sữa

Viappla 10 BTN


Dạng bột mịn, phân tán trong

Vialphos 80 BHN

nước thành dung dịch huyền

Copper-zinc 85 WP

phù.

Padan 95 SP
HP

H

P

Thuốc
phun

Tilt 250 ND

Glyphadex 360 AS

nước
Huyền

Ghi chú

DC-Trons Plus 98.8 EC


Bột
hòa

Ví dụ

BR

Appencarb super 50 FL

Lắc đều trước khi sử dụng

Carban 50 SC
Basudin 10 H

Chủ yếu rãi vào đất

Regent 0.3 G
Orthene 97 Pellet

Chủ yếu rãi vào đất, làm bả

Deadline 4% Pellet

mồi

Karphos 2 D

Dạng bột mịn, không tan
trong nước

Rắc trực tiếp

(Nguồn: Tài liệu tập huấn khuyến nông, 2012 [9])


9

2.1.2.5. Phân loại theo độ bền vững
Các hoá chất BVTV có độ bền vững rất khác nhau, nhiều chất có thể
lưu đọng trong môi trường đất, nước, không khí và trong cơ thể động, thực
vật. Do vậy các hoá chất BVTV có thể gây những tác động trực tiếp hoặc gián
tiếp đến sức khoẻ con người. Dựa vào độ bền vững của chúng, có thể sắp xếp
chúng vào các nhóm sau:
- Nhóm chất không bền vững: Nhóm này gồm các hợp chất phốt pho
hữu cơ, cacbamat. Các hợp chất nằm trong nhóm này có độ bền vững kéo dài
trong vòng từ 1- 12 tuần.
- Nhóm chất bền vững trung bình: Các hợp chất nhóm này có độ bền
vững từ 1- 18 tháng. Điển hình là thuốc diệt cỏ 2,4D (thuộc loại hợp chất có
chưa Clo).
- Nhóm chất bền vững: các hợp chất nhóm này có độ bền vững từ 2- 5
năm. Thuộc nhóm này là các loại thuốc trừ sâu đã bị cấm sử dụng ở Việt Nam
là DDT, 666 (HCH),.. Đó là các hợp chất Clo bền vững.
- Nhóm chất rất bền vững: Đó là các hợp chất kim loại hữu cơ, loại chất
này có chứa các kim loại nặng như: Thuỷ ngân (Hg), Asen (As)... Các kim
loại nặng Hg và As không bị phân huỷ theo thời gian, chúng đã bị cấm sử
dụng ở Việt Nam. [8]
2.1.2.6. Phân loại theo tác dụng của hóa chất BVTV
- Hóa chất BVTV tác dụng tiếp xúc: Cách thông thường để kiểm soát
sâu hại là phun thuốc BVTV lên sâu hại hoặc lên bề mặt đối tượng cần bảo vệ
có sâu đi qua với một lượng đủ thấm qua lớp vỏ cơ thể sâu hại. Thuốc có tác

dụng như vậy gọi là thuốc có tác dụng tiếp xúc.
- Hóa chất BVTV tác dụng vị độc: Thuốc có tác dụng vị độc được sử
dụng ở dạng phun, bột rắc hay mồi độc và được dùng để diệt các loài có hại


10
qua đường miệng của chúng. Các loài có hại ăn phải thuốc cùng với thức ăn
qua miệng.
- Hóa chất BVTV tác dụng nội hấp: Một vài loại côn trùng như ve,
rệp,...hút nhựa bằng miệng. Chúng dùng miệng nhỏ hình kim cắm vào cây
trồng và hút nhựa. Loài côn trùng này rất khó diệt bằng loại thuốc có tác dụng
tiếp xúc. Nhờ cách gây độc vào nguồn thức ăn của chúng là nhựa cây, chúng
ta có thể đưa thuốc vào cơ thể côn trùng đó. Đó là cách gây tác dụng nội hấp.
- Hóa chất BVTV tác dụng xông hơi: Để loại trừ một số sâu hại ngũ
cốc, bột mì, chúng ta phải áp dụng biện pháp xông hơi. Thuốc xông hơi được
đưa vào khu vực cần xử lý ở dạng rắn, lỏng hoặc dạng khí. Thuốc lan toả
khắp không gian có sâu hại và diệt sâu hại qua đường hô hấp. [9]
2.1.3. Con đường phát tán của HCBVTV
2.1.3.1. Sự phát tán trong môi trường

Hình 2.1. Con đƣờng phát tán hóa chất BVTV trong môi trƣờng [4]


11
Hóa chất BVTV khi phun rải lên nông sản, lúa, hoa màu, cây ăn trái,…
chịu tác động của nhiều yếu tố môi trường làm giảm hiệu lực và thất thoát. Một
phần thuốc bị phân hủy do tác động của các yếu tố vô sinh (độ ẩm, ánh sáng,
oxy,…) Và yếu tố sinh học như tác động của vi sinh vật trong đất, thực vật và
đi vào môi trường, một phần bị tồn lưu trong cơ thể sinh vật, sâu hại. Con
đường phát tán hóa chất BVTV trong môi trường được trình bày như hình vẽ

trên.
Hóa chất BVTV khi được phun hay rải trên đối tượng một phần sẽ
được đưa vào cơ thể động, thực vật. Qua quá trình hấp thu, sinh trưởng, phát
triển hay qua chuỗi thức ăn, hóa chất BVTV sẽ được tích tụ trong nông phẩm
hay tích lũy, khuếch đại sinh học. Một phần khác hóa chất BVTV sẽ rơi vãi
ngoài đối tượng, sẽ bay hơi vào môi trường hay bị cuốn trôi theo nước mưa,
đi vào môi trường đất, nước, không khí, ... gây ô nhiễm môi trường.
Môi trường thành phần như đất, nước, không khí là một hệ thống hoàn
chỉnh có sự tương tác và tương hỗ lẫn nhau. Sự ô nhiễm của môi trường này
sẽ tác động đến môi trường xung quanh và ngược lại. Hóa chất BVTV có thể
đi vào môi trường nước bằng nhiều con đường khác nhau.


12

Hình 2.2. Chu trình hóa chất BVTV trong hệ sinh thái Nông nghiệp [4]
2.1.3.2. Con đường xâm nhập vào cơ thể người
Thông thường, các loại hóa chất BVTV xâm nhập vào cơ thể con người
và động vật chủ yếu từ 3 con đường sau:
- Hấp thụ xuyên qua các lỗ chân lông ngoài da;
- Đi vào thực quản theo thức ăn hoặc nước uống;
- Đi vào khí quản qua đường hô hấp.
Các triệu chứng khi nhiễm hóa chất BVTV:
- Hội chứng về thần kinh: Rối loạn thần kinh trung ương, nhức đầu,
mất ngủ, giảm trí nhớ. Rối loạn thần kinh thực vật như ra mồ hôi. Ở mức độ
nặng hơn có thể gây tổn thương thần kinh ngoại biên dẫn đến tê liệt, nặng hơn
nữa có thể gây tổn thương não bộ, hội chứng nhiễm độc não thường gặp nhất
là do thủy ngân hữu cơ sau đó là đến lân hữu cơ và Clo hữu cơ.
- Hội chứng về tim mạch: Co thắt ngoại vi, nhiễm độc cơ tim, rối loạn nhịp
tim, nặng là suy tim, thường là do nhiễm độc lân hữu cơ, clo hữu cơ và Nicotin.



13
- Hội chứng hô hấp: Viêm đường hô hấp, thở khò khè, viêm phổi, nặng
hơn có thể suy hô hấp cấp, ngừng thở, thường là do nhiễm độc lân hữu cơ, clo
hữu cơ.
- Hội chứng tiêu hóa – gan mật: Viêm dạ dày, viêm gan, mật, co thắt đường
mật, thường là do nhiễm độc clo hữu cơ, carbamat, thuốc vô cơ chứa Cu, S.
- Hội chứng về máu: Thiếu máu, giảm bạch cầu, xuất huyết, thường là
do nhiễm độc Clo, lan hữu cơ, carbamat. Ngoài ra trong máu có sự thay đồi hoạt
tính của một số men như men Axetyl cholinesteza do nhiễm độc lan hữu cơ. Hơn
nữa, có thể thay đổi đường máu, tăng nồng độ axit pyruvic trong máu.
Ngoài 5 hội chứng kể trên, nhiễm độc do thuốc BVTV còn có thể gây
ra tổn thương đến hệ tiết niệu, nội tiết và tuyến giáp. [13]
Biểu hiện tác động gây bệnh của thuốc BVTV trên người và động vật

Nhiễm
độc

Dị
ứng

Di
truyền

h


Bán


Cấp

n

cấp

tính

tín

tính

h

i

Sinh bào
non

i
Độc

ễ bào
m thai

Độc

Độc

sinh


đột

học

biến r

t

U

U

lành

ác

u

y ngƣời và động vật
Hình 2.3. Tác hại củađhóa chất BVTV đối với con
ộ về hóa chất BVTV trên Thế
ề giới và Việt Nam
2.2. Tình hình nghiên cứu
c về hóa chất BVTV trên nThế giới
2.2.1. Tình hình nghiên cứu
Trên thế giới, khi ngành nông nghiệp ra đời thì con người cũng đã biết
tìm những hóa chất để có thể bảo vệ cây trồng, chống lại côn trùng, sâu hại gây



14
bệnh và cỏ dại. Tuy nhiên, mãi đến khi vấn đề môi trường được nhân loại chú ý
thì cùng lúc đó ảnh hưởng hóa chất BVTV đến môi trường mới được quan tâm.
Theo công ước Stockholm về các độc chất hữu cơ bền vững, thì có đến 10
trong 12 hóa chất hữu cơ bền vững mang độc tính cao là hóa chất BVTV.
Trong vòng đàm phán thương mại 1994 tại Urugoay, Tổ chức Thương
mại Thế giới đã đặt ra mục tiêu giảm giá lương thực trên toàn cầu. Mục tiêu
này đã đạt được nhờ cắt giảm xuất khẩu lương thực trợ giá từ các nước phát
triển và hỗ trợ sản xuất nông nghiệp tại các nước đang phát triển. Sự hạn chế
xuất khẩu lương thực của các nước phát triển đã dẫn đến dư thừa sản lượng và
giảm giá lương thực tại các nước này, đặc biệt là ở Tây Âu, khiến nhiều diện
tích canh tác bị bỏ hoang. Thu nhập giảm sút đã ảnh hưởng lớn đến sức mua
của nông dân ở những thị trường nông hóa chính trên thế giới. Điều này dẫn
tới lượng thuốc BVTV tiêu thụ hàng năm đã giảm dần.
Nhưng kể từ năm 2006, lượng sản xuất và tiêu thụ hóa chất BVTV lại
không ngừng tăng lên trên khắp thế giới. Và cũng chính vì việc sử dụng hóa
chất ngày càng tăng đã gây ra nhiều hậu quả ảnh hưởng đến môi trường xung
quanh, tiêu diệt nhiều sinh vật trên đồng ruộng, tiêu diệt sâu bọ có ích, làm ô
nhiễm nguồn nước sinh hoạt ảnh hưởng đến sức khỏe con người rất nhiều.
Trên thế giới mỗi năm có khoảng 3 triệu ca nhiễm độc nghiêm trọng liên quan
đến HCBVTV, gây ra 220.000 ca tử vong.
Năm 2006, theo thống kê của Tổ chức y tế Thế giới cho thấy có
khoảng 25 triệu lao động trong ngành nông nghiệp bị nhiễm độc HCBVTV
mỗi năm, có đến 1,3 tỷ lao động trong ngành nông nghiệp và có thể hàng triệu
ca nhiễm độc HCBVTV vẫn đang xảy ra hàng năm.
Năm 2000, Bộ y tế Braxin ước tính trong một năm nước này có
300.000 ca nhiễm độc và 5.000 ca tử vong do HCBVTV, ở Inđônêxia 21%
trong số các ca liên quan đến HCBVTV có những dấu hiệu hay triệu chứng về
tâm thần, hô hấp và tiêu hoá. Kết quả cho biết được độc hại HCBVTV không



15
chỉ ở một vài nước mà nhiều nơi trên thế giới đều bị và nhất là các nước có
nền sản xuất nông nghiệp là chính. Nông dân lạm dụng HCBVTV không chỉ
ảnh hưởng đến môi trường còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây ra
bệnh nguy hiểm cho con người như bệnh ung thư, ngộ độc tử vong.
Năm 2002, Fred Whitford, điều phối viên của chương trình này đã viết
cuốn sách Tài liệu hoàn chỉnh về quản lý hóa chất BVTV. Tác giả cho rằng
cần có chính sách dứt khoát và các yêu cầu xem xét một sản phẩm thuốc trừ
sâu trước khi bước vào thị trường, với nhãn mác rõ ràng và chính xác, và với
người tiêu dùng có nhận thức tốt. Tuy nhiên, thuốc trừ sâu cũng đóng một vai
trò quan trọng trong việc duy trì cuộc sống của chúng ta, bởi chính chúng
giúp con người bảo vệ cây trồng, nguồn lương thực, thực phẩm của nhân loại.
Cuốn sách mô tả tiến trình mà theo đó công nghiệp và các Cơ quan Bảo vệ
Môi trường Hoa Kỳ đạt được một sự đồng thuận về các nguy cơ mà thuốc trừ
sâu gây cho con người, động vật hoang dã và nước.
Ở Ontario, Canada, theo nghiên cứu về sự nhiễm độc môi trường do sử
dụng các chất hóa học đã được Frank et al tiến hành từ năm 1982 tại 11 vùng
nông nghiệp đầu nguồn Ontario. Có ít nhất 81 loại thuốc trừ sâu khác nhau đã
được sử dụng trong nông nghiệp dọc theo hành lang an toàn (của các con
sông) và nhiều loại thuốc được sử dụng gần nhà. Trung bình, 39% của bề mặt
đất nhận 8,3kg/ha/năm. Việc sử dụng nồng độ cao thuốc trừ sâu ở vùng này
đã gây ra ô nhiễm bề mặt nguồn nước tại vùng nghiên cứu. Thuốc diệt cỏ
atrazine có mặt trong 93% các mẫu nước (với mức sử dụng 2,2kg/ha/năm).
Mặc dù DDT đã bị cấm sử dụng từ năm 1972 nhưng vẫn tìm thấy nó trong
41% các mẫu nước.
Năm 1993 do hai nhà khoa học Thụy Điển là Torsttensson và Castillo
đã nghiên cứu và đề xuất mô hình đệm sinh học. Đây là công trình xây dựng
đơn giản và rẻ tiền, được áp dụng rộng rãi như là một biện pháp bảo vệ nguồn
nước mặt và nước ngầm.



16
2.2.2. Tình hình nghiên cứu về hóa chất BVTV tại Việt Nam
Tại Việt Nam, tuy trình độ khoa học kỹ thuật cũng như điều kiện
nghiên cứu về rủi ro chưa được đáp ứng đầy đủ nhưng cũng đã có một số
nghiên cứu, đánh giá về ảnh hưởng hóa chất BVTV đến môi trường và sức
khỏe con người và xây dựng các biện pháp để hạn chế ảnh hưởng hóa chất
BVTV đến môi trường và con người.
Vẫn còn nhiều tồn tại và bất cập từ việc quản lý đến sử dụng hóa chất
BVTV tại Việt Nam. Đó là ý kiến được nhiều chuyên gia khẳng định tại Diễn
đàn Phát triển Nông nghiệp sáng tạo gắn với bảo vệ môi trường diễn ra tại Hà
Nội cuối tuần qua.Theo PGS Nguyễn Kim Vân, danh mục hóa chất BVTV
được phép sử dụng đến năm 2013 đã lên tới 1.643 hoạt chất, trong khi, các
nước trong khu vực chỉ có khoảng từ 400 đến 600 loại hoạt chất, như Trung
Quốc 630 loại, Thái Lan, Malaysia 400-600 loại. [14]
Tại hội nghị triển khai tái cơ cấu ngành trồng trọt diễn ra tháng 9 năm
2013, ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn) cho rằng, trở ngại nhất hiện nay là thói quen canh tác
của người nông dân dựa vào hóa chất BVTV là chính. Còn theo các chuyên
gia quốc tế có đến 80% lượng thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam đang được
sử dụng không đúng cách, không cần thiết và rất lãng phí.
Năm 2008, Hệ thống hành động chống thuốc trừ sâu khu vực châu Á
Thái Bình Dương PAN đã tiến hành phỏng vấn hơn 1.000 nông dân ở 8 quốc
gia châu Á (trong đó có Việt Nam) và kết quả này được thể hiện trong báo
cáo dài 156 trang với tựa đề Các cộng đồng lâm nguy: báo cáo khu vực châu
Á về việc dùng thuốc trừ sâu đặc biệt nguy hiểm, trong đó nêu đến 66% thành
phần chính của các loại này đang dùng ở châu Á nằm trong danh mục “rất
nguy hiểm”.
Theo các chuyên gia, 80% hóa chất BVTV mà nông dân phun lên cây

trồng không đúng đối tượng và gây ô nhiễm, lãng phí. Đây là thông tin được


17
ông Nguyễn Xuân Hồng – Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật đưa ra tại Hội
nghị toàn quốc triển khai thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt, do Bộ Nông
nghiệp – Phát triển Nông thôn tổ chức ngày 23/9/2012. Theo ông Nguyễn
Xuân Hồng: Hiện nay, trên thị trường, thuốc bảo vệ thực vật rất sẵn. Khi có
một đối tượng dịch bệnh xuất hiện, nông dân nghĩ ngay tới việc có thuốc gì để
trị bệnh này. Điều này thể hiện rõ là thói quen sử dụng hóa chất BVTV đã rất
lớn. Các biện pháp khác như biện pháp sinh học, canh tác kỹ thuật… ở nhiều
nơi chưa được quan tâm đúng mức. Việc lạm dụng hóa chất BVTV đã dẫn
đến tình trạng tăng chi phí sản xuất. Theo đó, Việt Nam có thể cắt giảm 50%
lượng hóa chất BVTV mà không lo ảnh hưởng gì tới mùa màng. [14]
Ông Phạm Đồng Quảng – Cục trồng trọt cho biết, theo khuyến cáo của
Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc thì việc sản xuất lúa của nước ta đang sử
dụng quá nhiều phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Lượng phân bón của Việt
Nam gấp 1,56 lần so với Trung Quốc và gấp 1,5 lần so với Thái Lan. Chi phí
cho mỗi ha lúa của Việt Nam lên tới 502 USD, trong khi các nước khác chỉ
bằng ½ số này. Tổn thất sau thu hoạch của nước ta vẫn còn rất lớn, chiếm
khoảng 13,7%, trong đó tập trung ở khâu sấy và xay xát. [14]
Nước thải thuốc trừ sâu là một trong số các nguồn thải độc hại, khó xử
lý bởi thành phần nước thải chứa các hợp chất hữu cơ mạch vòng nhóm clo,
nhóm P khó phân hủy sinh học. Năm 2008, PGs.Ts. Nguyễn Văn Phước cùng
nhóm nghiên cứu Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh đã nghiên cứu và đưa
ra một mô hình xử lý mới bằng cách đưa nước thải qua bể lọc sinh học kị khí
với vật liệu đệm là sơ dừa. Chỉ tiêu cần chú ý của nước thải khi qua bể lọc này
là chỉ tiêu về COD, pH. Sau đó nước thải được tiếp tục đưa qua bể bùn hoạt
tính rồi bùn sinh học hiếu khí và cuối cùng là bể oxy hóa. Tại đây tiếp tục
dùng hệ chất fenton để oxy hóa mẫu nước thải sau keo tụ, xác định lượng

FeSO4 và H2O2 thích hợp. Kết quả cho thấy nước thải qua bể lọc kỵ khí độ pH
biến động, COD giảm dần. Điều này chứng tỏ sinh vật đã thích nghi dần và có


18
hiệu quả. Đặc biệt quá trình kiềm hóa giảm 30-50% COD, quá trình sinh học
xử lý 94,8% COD còn lại. Tiếp đến quá trình hóa học xử lý triệt để các chất ô
nhiễm, nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn nước thải. [14]
Ngày 21/10/2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số
1946 về việc phê duyệt Kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do
hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên phạm vi cả nước. Sau 3 năm triển khai,
cơ chế chính sách từng bước được xây dựng và hoàn thiện.
2.3. Cơ sở pháp lý
Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 số 55/2014/QH13, có hiệu lực thi
hành vào ngày 01 tháng 01 năm 2015.
Luật Bảo vệ và kiểm định thực vật ban hành ngày 06/12/2013
Nghị định 58/2002/NĐ-CP Ban hành điều lệ bảo vệ thực vật, điều lệ
kiểm dịch thực vật và điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật
Nghị định số 26/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 03 năm 2003 của Chính
Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính ttrong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch
thực vật.
Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19/07/2013 quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
Nghị định 116/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo
vệ và kiểm định thực vật
Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Thông tư 12/2011/TT-BTNMT hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ
tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại
Thông tư 03/2013/TT-BNNPTNT ngày 11/01/2013 của Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
Thông tư 14/2013/TT-BNNPTNT ngày 25/02/2013 quy định cấp Giấy
chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.


19
Thông tư số 21/2013/TT-BNNPTNT về việc Ban hành Danh mục
thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở
Việt Nam.
Thông tư số 43/2013/TT-BTNMT quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về giới hạn cho phép của hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu theo mục đích
sử dụng đất, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/02/2014
Quyết định số 89/2006/QĐ-BNN ngày 02 tháng 10 năm 2006 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy định về
Quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
Quyết định 63/2007/QĐ-BNN ngày 02/7/2007 của Bộ trưởng Bộ
NN&PTNT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về quản lý
thuốc BVTV ban hành kèm theo Quyết định 89/2006/QĐ-BNN ngày
02/10/2006 của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT.
QCVN 54:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng xử
lý hóa chất bảo vệ thực vật hữu cơ khó phân hủy tồn lưu theo mục đích sử
dụng đất.
QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn các
thông số chất lượng nước mặt.

PHẦN 3
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
- Nông hộ sử dụng hóa chất BVTV

- Các cơ sở buôn bán hóa chất BVTV


20
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: đề tài tập trung đánh giá hiện trạng và
nguy cơ gây ô nhiễm do bao bì hóa chất BVTV trên địa bàn xã La Hiên,
huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
Địa điểm nghiên cứu: xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
Thời gian nghiên cứu: từ ngày 18/08/2014 đến ngày 15/12/2014
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của xã La Hiên, huyện
Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
- Tình hình sử dụng hóa chất BVTV trong sản xuất nông nghiệp trên
địa bàn xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
- Đánh giá tình hình xử lý bao bì hóa chất BVTV của người dân sau sử
dụng và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường tại vùng nghiên cứu
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng
thuốc BVTV sau sử dụng tại vùng nghiên cứu.
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp kế thừa và thu thập số liệu thứ cấp
Kế thừa các kết quả nghiên cứu đã được công nhận liên quan đến đề tài
mình đang thực hiện.
Kế thừa có chọn lọc các tài liệu, tư liệu đã nghiên cứu đã được công
nhận liên quan đến đề tài mình đang thực hiện.
Thu thập số liệu thứ cấp từ địa phương và các ngành liên quan đến đề
tài của bản thân.
3.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Tiến hành khảo sát trực tiếp bằng cách quan sát, chụp ảnh, ghi chép
cách người dân sử dụng hóa chất BVTV, xử lý bao bì sau khi sử dụng và số

lượng bao bì hóa chất BVTV còn lại trên cánh đồng, đường làng, ngõ xóm
của các xóm gồm: xóm Trúc Mai, xóm Làng Lai, xóm La Đồng, xóm Hiên


21
Bình, xóm Hiên Minh, xóm Xuân Hòa, xóm Phố, xóm Cây Bòng, xóm Làng
Giai, xóm Khuân Vạc, xóm Khuôn Ngục, xóm Đồng Đình, xóm Hang Hon,
xóm Đồng Dong, xóm Làng Kèn, xóm Cây Thị.
3.4.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn
Tiến hành phỏng vấn đối với các đối tượng sau: Cán bộ khuyến nông xã,
các chủ cửa hàng bán hóa chất BVTV trên địa bàn xã và người dân địa phương.
Việc phỏng vấn đối với đối tượng là người dân địa phương được tiến hành
tại các xóm trong xã La Hiên. Tất cả gồm 100 phiếu phỏng vấn được chia cho
16 xóm: xóm Trúc Mai, xóm Làng Lai, xóm La Đồng, xóm Hiên Bình, xóm
Hiên Minh, xóm Xuân Hòa, xóm Phố, xóm Cây Bòng, xóm Làng Giai, xóm
Khuân Vạc, xóm Khuôn Ngục, xóm Đồng Đình, xóm Hang Hon, xóm Đồng
Dong, xóm Làng Kèn, xóm Cây Thị. Những hộ dân được phỏng vấn trên địa
bàn xã được chọn ngẫu nhiên là những người thường xuyên làm ruộng và tiếp
xúc trực tiếp với hóa chất BVTV.
Câu hỏi phỏng vấn xoay quanh những vấn đề chính trong nội dung nghiên cứu.
3.4.4. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Từ số liệu về tình hình sử dụng và thải bỏ bao bì hóa chất BVTV của
người dân trong những năm gần đây sẽ so sánh, đánh giá xu hướng, diễn biến
tình hình sử dụng hóa chất BVTV của người dân tại địa phương.
Tổng hợp phiếu điều tra phỏng vấn từ nông hộ trên địa bàn xã La Hiên
để đưa ra kết quả khách quan cho việc đánh giá hiện trạng và nguy cơ gây ô
nhiễm do bao bì hóa chất BVTV. Từ đó là cơ sở để đề ra giải pháp quản lý và
xử lý thích hợp để bảo vệ môi trường.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Địa hình, địa mạo
a. Vị trí địa lý


×