Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Đánh giá hiện trạng thu gom và xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn xã Pa Tần huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (971.31 KB, 65 trang )

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

BÙI VĂN THÀNH
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THU GOM, XỬ LÝ BAO BÌ THUỐC BẢO VỆ
THỰC VẬT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PA TẦN, HUYỆN SÌN HỒ, TỈNH LAI CHÂU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học Môi trƣờng

Lớp

: K43 – KHMT N03

Khoa

: Môi trƣờng

Khóa học


: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015


i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

BÙI VĂN THÀNH
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THU GOM, XỬ LÝ BAO BÌ THUỐC BẢO VỆ
THỰC VẬT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PA TẦN, HUYỆN SÌN HỒ, TỈNH LAI CHÂU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học Môi trƣờng

Lớp

: K43 – KHMT N03


Khoa

: Môi trƣờng

Khóa học

: 2011 - 2015

Giảng viên hƣớng dẫn

: Th.s Nguyễn Duy Hải

Thái Nguyên, năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng của quá trình đào tạo tại các
trường Đại học. Đây là thời gian giúp cho mỗi sinh viên làm quen với công tác
nghiên cứu khoa học, củng cố những kiến thức lý thuyết và vận dụng những kiến
thức đó vào thực tế. Thực tập tốt nghiệp là kết quả của quá trình tiếp thu kiến thức
thực tế, qua đó giúp cho sinh viên tích lũy kinh nghiệm để phục vụ cho quá trình
công tác sau này.
Để đạt được mục tiêu trên, được sự nhất trí của khoa Môi Trường, Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng
thu gom và xƣ̉ lí bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn xã Pa Tần, huyện Sìn
Hồ, tỉnh Lai Châu”.
Để hoàn thành đề tài này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy,
cô giáo trong khoa Môi trường, đặc biệt là thầ y giáo hướn g dẫn Th.s Nguyễn Duy

Hải, UBND xã Pa Tần và bà con nhân dân trong xã đã tạo điều kiện cho em trong
quá trình thực hiện khóa luận. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả sự giúp đỡ
quý báu đó.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian có hạn, kiến thức bản thân
còn hạn chế. Vì vậy không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến
đóng góp của các thầy, cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng 05 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Bùi Văn Thành


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1: Bảng phân loại độ độc của thuốc trừ dịch hại .................................. 6
Bảng 2.2: Phân loại nhóm độc của thuốc trừ dịch hại ...................................... 7
Bảng 2.3: Bảng phân loại độ độc thuốc BVTV ở Việt Nam và các hiện tượng
về độ độc cần ghi trên nhãn............................................................................... 8
Bảng 4.1: Tình hình sản xuất nông nghiệp xã Pa Tần năm 2014 ................... 22
Bảng 4.2: Tình hình sử dụng thuốc BVTV của người dân ở địa phương năm 2014
......................................................................................................... 25
Bảng 4.3: Các loại thuốc BVTV được sử dụng phổ biến ở địa phương năm 2014
......................................................................................................... 27
Băng 4.4: Kết quả điều tra các đại lý, cửa hàng kinh doanh...................... 28
thuốc BVTV ở địa phương ............................................................................ 28
Bảng 4.5: Kết quả điều tra, phỏng vấn người dân về cách pha HCBVTV ..... 29

Bảng 4.6: Kết quả điều tra, phỏng vấn người dân về sử dụng bảo hộ lao động
......................................................................................................... 31
Bảng 4.7. Kết quả điều tra, phỏng vấn người dân về cách xử lý bao bì thuốc
BVTV sau khi sử dụng .................................................................... 32
Bảng 4.8: Các loại phương tiện thu gom bao bì thuốc BVTV ở địa phương . 36
Bảng 4.9. Kết quả điều tra, phỏng vấn về thái độ của người dân đối với hành
vi vứt bao bì thuốc BVTV bừa bãi .................................................. 39
Bảng 4.10: Kết quả khảo sát ý kiến của người dân về cải thiện chất lượng
môi trường ở địa phương ................................................................. 40
Bảng 4.11: Kết quả điều tra, phỏng vấn người dân về công tác thu gom và xử
lý bao bì thuốc BVTV ở địa phương ............................................... 42


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 4.1: Biểu đồ thói quen lựa chọn thuốc BVTV của người dân ở địa
phương ................................................................................................ 26
Hình 4.2: Sơ đồ mô hình cộng đồng thu gom, xử lý rác thải bao bì thuốc
BVTV an toàn ở địa phương .............................................................. 35
Hình 4.3: Biểu đồ nhận thức của người nông dân về tác hại của việc vứt bỏ
bao bì thuốc BVTV ............................................................................ 39
Hình 4.4: Biểu đồ ý kiến của người dân trên địa bàn xã Pa Tần về việc xử lý
và tái chế bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng ................................. 41


iv


DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

Ý NGHĨA

BVTV

Bảo vệ thực vật

HCBVTV

Hóa chất bảo vệ thực vật

KHCN

Khoa học công nghệ

UBND

Uỷ ban nhân dân

WHO

The World Health Organization (Tổ chức Y Tế thế giới)

CTNH

Chất thải nguy hại

HND


Hội nông dân

BNNPTNT

Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn


v

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH.....................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT .................................................................... iv
MỤC LỤC ............................................................................................................................. v
PHẦN 1: MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề ...................................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ........................................................................................ 1
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 1
1.2.2. Yêu cầu nghiên cứu ..................................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập, nghiên cứu khoa học ............................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn .......................................................................................................... 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ........................................................ 3
2.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................................... 3
2.1.1. Tổng quan về thuốc BVTV .......................................................................................... 3
2.2. Cơ sở pháp lý ................................................................................................................ 12
2.3. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................................. 13

2.3.1. Hiện trạng ô nhiễm môi trường do rác thải bao bì thuốc BVTV ở trên thế giới và ở
Việt Nam .............................................................................................................................. 13
2.3.2. Tổng quan về công nghệ xử lý bao bì thuố c BVTV trên thế giới và Việt Nam
................ 14
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 17
3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................... 17
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................................. 17
3.3 Nội dung nghiên cứu ...................................................................................................... 17
3.3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai
Châu ..................................................................................................................................... 17
3.3.2. Đánh giá hiện trạng công tác thu gom và xử lý bao bì thuốc BVTV ở địa phương .. 17
3.3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môi trường ở địa phương ....... 18


vi

3.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 18
3.4.1. Phương pháp kế thừa ................................................................................................. 18
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ........................................................................ 18
3.4.3. Phương pháp điều tra xã hội học ............................................................................... 19
3.4.4. Phương pháp phân tích tổng hợp và xử lý số liệu...................................................... 19
3.4.5. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia ............................................................... 19
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................... 20
4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu
............................................................................................................................................. 20
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................................... 20
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội........................................................................................... 22
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tê- xã hội và môi trường ...................... 24
4.2. Đánh giá hiện trạng công tác thu gom và xử lý bao bì thuốc BVTV ở địa phương ..... 24
4.2.1. Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV ở địa phương ......................................................... 24

4.2.2. Đánh giá hiện trạng công tác thu gom và xử lý bao bì thuốc BVTV trên địa bàn xã
Pa Tần .................................................................................................................................. 33
4.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môi trường ở địa phương.................. 42
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 47
5.1. Kết luận ......................................................................................................................... 47
5.2. Kiến nghị....................................................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 49

PHỤ LỤC


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT), hiện nay Việt
Nam đang là một trong số những quốc gia có lượng tiêu thụ thuốc BVTV rất lớn,
việc lạm dụng loại hóa chất độc hại này đã và đang gây nhiều hậu quả gây tác động
xấu đến môi trường cũng như sức khỏe cộng đồng trong hiện tại và tương lai.
Ô nhiễm môi trường do rác thải bao bì thuốc BVTV ở nhiều vùng nông thôn
Việt Nam hiện đã và đang đến mức báo động. Do thói quen, sau khi sử dụng thuốc
BVTV, bản thân người nông dân thường vứt bao bì, chai, lọ chứa thuốc BVTV
ngay trên đồng ruộng hoặc bỏ xuống ao, sông, kênh rạch mà không có hình thức thu
gom và tiêu hủy hợp lý.
Phần lớn các loại rác từ bao bì thuốc BVTV là những chất rắn, rất khó phân
hủy trong điều kiện tự nhiên. Đó là các loại vỏ chai nhựa, chai thủy tinh, bao bì
nylon… Do đó, khi nông dân vứt bừa bãi hay chôn, chúng sẽ tồn tại trong môi
trường một thời gian dài. Những hóa chất và chai, lọ thuốc bảo vệ thực vật này sẽ
thúc đẩy nhanh quá trình suy thoái và gây ô nhiễm môi trường.

Trước nhu cầu sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất ngày càng tăng, lượng rác
thải từ thuốc BVTV cũng ngày một nhiều, nên việc thu gom tập trung và xử lý rác
thải độc hại từ thuốc BVTV đã và đang trở thành vấn đề bức xúc.
Xuất phát từ tình hình thực tế đó, nhận được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm
Khoa Môi Trường, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Th.s Nguyễn Duy Hải, tôi tiến
hành thực hiện đề tài "Đánh giá hiện trạng công tác thu gom và xử lý bao bì
thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu."
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1.1. Mục tiêu chung
Việc nghiên cứu và thực hiện đề tài nhằm củng cố kiến thức, trang bị thêm cho
bản thân những kiến thức thực tiễn cần thiết, đồng thời rút kinh nghiệm thực tế phục
vụ cho công tác chuyên môn sau này.


2

1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu, điều tra đánh giá công tác thu gom và xử lý bao bì thuốc BVTV
trên địa bàn xã Pa Tần.
- Đánh giá nhận thức của cộng đồng về công tác quản lý, thu gom và xử lý
bao bì thuốc BVTV trên địa bàn xã Pa Tần.
- Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm do bao bì thuốc BVTV, nâng cao
nhận thức cộng đồng cũng như nâng cao chất lượng công tác quản lý thu gom, xử lý
bao bì thuốc BVTV góp phần bảo vệ môi trường khu vực xã Pa Tần.
1.2.2. Yêu cầu nghiên cứu
- Thu thập tài liệu, số liệu một cách khách quan, trung thực, chính xác.
- Tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng thu gom và xử lý bao bì
thuốc BVTV trên địa bàn theo bộ câu hỏi phiếu điều tra kết hợp phỏng vấn nhanh.
- Các giải pháp đưa ra phải có ý nghĩa thực tiễn và phù hợp với tình hình của

địa phương.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập, nghiên cứu khoa học
- Vận dụng các kiến thức đã học tập làm quen với thực tế.
- Củng cố kiến thức cơ sở cũng như kiến thức chuyên ngành, tạo điều kiện
tốt hơn để phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường sau này.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá được hiện trạng công tác thu gom và xử lý bao bì thuốc BVTV
trên địa bàn khu vực xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
- Tạo cơ sở đề xuất được các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng
cao chất lượng công tác quản lý, thu gom và xử lý rác thải bao bì thuốc BVTV trên
địa bàn xã Pa Tần.
- Nâng cao nhận thức cộng đồng, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi
trường cho người dân địa phương.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Tổng quan về thuốc BVTV
2.1.1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan:
- Khái niệm về môi trường
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con
người và có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người
và sinh vật.
- Khái niệm về hóa chất BVTV
Là danh từ chung dùng để chỉ một chất hoặc một hợp chất bất kỳ có tác

dụng dự phòng, tiêu diệt hoặc kiểm soát các sinh vật gây hại kể cả các Vector gây
bệnh cho người và động vật, các loại côn trùng hay động vật có hại trong quá trình
sản xuất, chế biến, dự trữ, xuất khẩu, tiếp thị lương thực, sản phẩm trong nông
nghiệp, sản phẩm của gỗ, thức ăn gia súc hoặc phòng chống các loại côn trùng, ký
sinh trùng (Trần Văn hải, 2008) [7].
- Khái niệm về thuốc BVTV:
Thuốc bảo vệ thực vật là những chất độc có nguồn gốc tự nhiên hay tổng
hợp, được dùng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hại của những
sinh vật gây hại (côn trùng, nhện, tuyến trùng, chuột, chim, thú rừng, nấm, vi khuẩn,
rong rêu, cỏ dại, …) (TT 03/2013 – TT/BNNPTNT).
- Khái niệm về chất độc
Chất độc: Là những chất khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật một lượng nhỏ
cũng có thể gây biến đổi sâu sắc về cấu trúc hay chức năng trong cơ thể sinh vật,
phá hủy nghiêm trọng những chức năng của cơ thể, làm cho sinh vật bị ngộ độc
hoặc bị chết (Trần Oánh và cs, 2007) [19].
- Khái niệm về độc tính
Độc tính: Là khả năng gây độc của một chất đối với cơ thể sinh vật ở một
lượng nhất định của chất độc đó( Trần Oánh và cs, 2007) [19]. Theo từ điển Bách


4

Khoa Việt Nam: Độc tính là tính gây độc của một chất đối với cơ thể sinh vật. Độc
tính được chia ra các dạng:
 Độc cấp tính: chất độc xâm nhập vào cơ thể sinh vật gây nhiễm độc tức thì,
ký hiệu LD50 (Letal Dosis 50), biểu thị lượng chất độc (mg) đối với 1kg trọng lượng
cơ thể có thể gây chết 50% cá thể vật thí nghiệm( thường là chuột hoặc thỏ). Nếu
chất độc lần với không khí (hơi độc hay ở trong nước) thì được ký hiệu LC50 ( Letal
Concentration 50) biểu thị lượng chất độc (mg) trong một m3 không khí hoặc một lit
nước có thể gây chết 50% cá thể thí nghiệm. LD50 và LC50 càng thấp chứng tỏ độ

độc cấp tính càng cao.
 Độc mãn tính(độc trường diễn): Chỉ khả năng tích lũy chất độc trong cơ
thể, khả năng gây đột biến, gây ung thư hoặc quái thai, dị dạng.
- Khái niệm về ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không
phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng tới con người và sinh vật [22].
2.1.1.2. Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên thế giới và Việt Nam
a. Trên thế giới
Chỉ trong thời gian hơn nửa thế kỷ qua, nhất là những năm 1980 cho đến
nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành KHCN, thuốc BVTV cũng được
phát minh và sử dụng ngày càng nhiều và đã đem lại những lợi ích kinh tế to lớn.
Tới nay đã có hàng ngàn chất được sáng chế và sử dụng làm thuốc BVTV.
Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới (WHO), năm 1972 toàn thế giới sử
dụng lượng thuốc BVTV trị giá 7,7 tỷ USD, năm 1985 khoảng 16 tỷ USD, đến năm
1990 sử dụng trên 3 triệu tấn hoạt chất thuốc BVTV, trị giá khoảng 25 tỷ USD.
Trong đó thuốc trừ cỏ chiếm 46%, thuốc trừ sâu chiếm 31%, thuốc trừ bệnh 18%,
và 5% là các thuốc khác. Khoảng 80% thuốc BVTV sản xuất ra được sử dụng ở các
nước phát triển. Tuy vậy, tốc độ sử dụng thuốc BVTV ở các nước đang phát triển
tăng 7-8%/năm, nhanh hơn các nước phát triển (2-4%/năm). Trong đó chủ yếu là
các thuốc trừ sâu (chiếm 70%) (Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2006)[9] .


5

Sản lượng HCBVTV thế giới tăng lên theo thời gian, năm 1955 thế giới sản
xuất ra gần 400 nghìn tấn, thập niên 90 của thế kỷ XX sản xuất ra hơn 3 triệu tấn
mỗi năm. Đến nay thế giới sản xuất khoảng 4,4 triệu tấn/năm với 2.537 loại
HCBVTV .
Tuy vậy, mức đầu tư và cơ cấu tiêu thụ các nhóm HCBVTV tuỳ thuộc trình
độ phát triển và đặc điểm canh tác của từng nước .

b. Ở Việt Nam
Theo thống kê, số tiền mỗi năm nước ta bỏ ra để nhập khẩu thuốc BVTV về
cũng không hề nhỏ, năm 2013 lên đến 700 triệu USD. Nếu đem so sánh với giá trị
thu về do xuất khẩu chè của cả năm thì số tiền này lớn hơn gấp 3 lần. Còn cộng cả
tiền nhập khẩu thuốc BVTV, phân bón, lúa giống thì cũng gần bằng tiền thu về do
xuất khẩu gạo. Như thế, sự đánh đổi này có là quá đắt?
Từ những năm 1980, các nước trên thế giới đã nhận ra sự nguy hại khi lạm
dụng thuốc BVTV và trong 20 năm qua liên tục giảm sử dụng lượng hóa chất này
(Thụy Điển giảm 60% lượng thuốc, Đan Mạch, Hà Lan cũng giảm 50%), thì nước
ta lại đang đi ngược lại. Việc cắt giảm số lượng thuốc BVTV, kiểm soát chặt chẽ từ
nhập khẩu đến kinh doanh, sử dụng mặt hàng này là việc làm cấp bách và hoàn toàn
nằm trong tầm tay của các cơ quan chức năng nếu thực sự quyết tâm vào cuộc.
Trong những năm gần đây, thuốc BVTV được sử dụng tăng lên đáng kể, cả về
số lượng lẫn chủng loại. Theo báo cáo của Bộ thương mại thì hàng năm, mức tiêu
thụ thuốc BVTV trong nước khoảng 1,5 triệu tấn, không kể một số lượng không
nhỏ được nhập cảng lậu qua đường biên giới mà chính quyền không thể kiểm
soát được.
Việc sử dụng thuốc BVTV ngày càng nhiều, đồng thời với lợi ích mang lại
cũng đã thể hiện những hậu quả xấu đối với con người và môi trường sinh thái, đi
ngược lại nỗ lực nhằm xây dựng một nền nông nghiệp sạch và bền vững.
Hiện nay số lượng và chủng loại HCBVTV sử dụng ở nước ta tương đối cao
so với các nước trong khu vực.


6

Những hoá chất có độc tính cao đã từng bước được loại ra khỏi thị trường và
thay vào đó là các loại HCBVTV ít độc hại hơn đối với môi trường và sức khoẻ
cộng đồng.
2.1.1.3. Tính độc của thuốc BVTV

Chủng loại thuốc BVTV đang sử dụng ở Việt Nam rất đa dạng. Hiện nay,
nhiều nhất vẫn là hợp chất lân hữu cơ, Chlor hữu cơ, nhóm độc từ Ia, Ib, đến II và
III, sau đó là các nhóm carbamat và pyrethroid (Lê Huy Bá 2008, Độc chất môi
trường )[6]
Theo thông tư 36/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn thì danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng có 1.201 hoạt chất với
3.107 tên thương phẩm, danh mục thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng có 16 hoạt
chất với 29 tên thương phẩm, danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng có 29
hoạt chất khác nhau .
Các nhà sản xuất thuốc BVTV luôn ghi rõ độc tính của từng loại, đơn vị đo
lường được biểu thị dưới dạng LD50 (Lethal Dose 50) và tính bằng mg/kg cơ thể.
Các loại thuốc BVTV được chia mức độ độc như sau:
Bảng 2.1: Bảng phân loại độ độc của thuốc trừ dịch hại
Trị số LD50 của thuốc (mg/kg)
Dạng lỏng
Qua miệng
Rất độc
Độc
Độc trung bình

Dạng rắn

Qua da

Qua miệng

Qua da

≤ 20


≤ 40

≤5

≤ 10

20 – 200

40 – 400

5 – 50

10 – 100

200 – 2000

400 – 4000

50 – 500

100 – 1000

Ít độc
> 2000
> 4000
> 500
> 1000
(Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs, giáo trình sử dụng thuốc BVTV)[10]



7

Bảng 2.2: Phân loại nhóm độc của thuốc trừ dịch hại
Nhóm độc
Nguy hiểm

Báo động

Cảnh báo

Cảnh báo

(I)

(II)

(III)

(IV)

< 50

50 – 500

500– 5.000

> 5.000

< 200


200–2.000

2.000-20.000

>20.000

<2

0,2 – 2

2 - 20

> 20

Gây hại niêm

Đục màng

mạc, đục

sừng mắt và

màng, sừng

gây ngứa

mắt kéo dài >

niêm mạc 7


7 ngày

ngày

Mẩn ngứa da

Mẩn ngứa 72

Mẩn ngứa

Phản ứng

kéo dài

giờ

nhẹ 72 giờ

nhẹ 72 giờ

LD50 qua miệng
(mg/kg)
LD50 qua da
(mg/kg)
LD50 qua hô hấp
(mg/l)

Phản ứng niêm mạc
mắt


Phản ứng da

Gây ngứa
niêm mạc

Không gây
ngứa niêm
mạc

(Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs, giáo trình sử dụng thuốc BVTV)[10]
Trong đó:
LD50. Liều chất độc cần thiết giết chết 50% chuột thực nghiệm, giá trị LD50
càng nhỏ, chứng tỏ chất độc đó càng mạnh.


Liều 5mg/kg thể trọng tương đương một số giọt uống hay nhỏ mắt



Liều 5-50mg/kg thể trọng tương đương một thìa cà phê



Liều 50-500mg/kg thể trọng tương đương hai thìa súp


8

Bảng 2.3: Bảng phân loại độ độc thuốc BVTV ở Việt Nam và các hiện tƣợng
về độ độc cần ghi trên nhãn

LD50 đối với chuột (mg/kg)
Nhóm
độc

Chữ
đen

Nhóm
Rất độc
độc I

Hình tƣợng Vạch
(đen)
màu
Đầu
lâu
xương chéo
trong hình
thoi vuông
trắng

Đỏ

Qua miệng

Qua da
Thể
Thể rắn Thể lỏng Thể rắn
lỏng


≤ 50

≤ 200

≤ 100

≤ 400

>200–
2.000

> 100 –
1.000

> 400 –
4.000

500 –
2.000

>2.000 –
3.000

> 1.000

> 4.000

> 2.000

> 3.000


> 1.000

> 4.000

Chữ
thập
Nhóm
chéo trong
Độc cao
Vàng >50- 500
độc II
hình
thoi
vuông trắng

Nguy
hiểm
Nhóm
độc III

Đường chéo
không liền
Xanh
nét
trong
nước
hình
thoi
biển

vuông trắng

Không biểu
tương
Xanh
Cẩn thận
lá cây

(Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs, giáo trình sử dụng thuốc BVTV)[10]


9

Bảng 2.4: Phân loại độc tính thuốc BVTV của Tổ chức Y tế thế giới và Tổ chức
Nông lƣơng thế giới
LD50 (chuột) (mg/kg thể trọng)
Loại độc

Đƣờng miệng

Đƣờng da

Chất rắn

Chất lỏng

Chất rắn

Chất lỏng


Ia: Cực độc

≥5

≥20

≥10

≥40

Ib: Rất độc

5 - 50

20 - 200

10 - 100

40 – 400

II: Độc vừa

50 - 500

200 - 2000

100 - 1000

400 – 4000


III: Độc nhẹ

≥500

≥2000

≥1000

≥4000

IV: Loại sản phẩm không gây độc khi sử dụng bình thường
(Nguồn : Nguyễn Trần Oánh và cs, giáo trình sử dụng thuốc BVTV)[10]
2.1.1.4. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường, sản xuất nông nghiệp và
con người
a. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường đất
Thuốc BVTV (chủ yếu là nhóm lân hữu cơ) xâm nhập vào môi trường đất
làm cho tính chất cơ lý của đất giảm sút (đất cứng), cũng giống như tác hại của phân
bón hoá học dư thừa trong đất. Do khả năng diệt khuẩn cao nên thuốc BVTV đồng
thời cũng diệt nhiều vi sinh vật có lợi trong đất, làm hoạt tính sinh học trong đất
giảm. Hệ VSV sống trong đất (nấm, vi khuẩn, các loài côn trùng, ve bét, giun đất...)
có khả năng phân giải xác, tàn dư động thực vật làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, tạo
điều kiện cho cây phát triển tốt và duy trì độ màu mỡ của đất. Thuốc BVTV khi
xâm nhập vào đất sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của VSV đất làm cho đất bị chai
cứng, cây không hút được dinh dưỡng, do đó dẫn đến hiện tượng cây còi cọc, đất bị
thoái hóa...
b. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường nước
Thuốc BVTV vào nước gây ô nhiễm môi trường nước gồm cả nước mặt và
nước ngầm, suy thoái chất lượng nguồn nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt
động sống của các sinh vật thủy sinh.
Thuốc BVTV xâm nhập vào môi trường nước theo rất nhiều cách :



10

+ Khi sử dụng cho đất chúng sẽ thấm vào nước thông qua môi trường đất
+ Khi sử dụng trực tiếp thuốc BVTV để diệt côn trùng trong nước
+ Nước chảy qua các vùng đất có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
+ Do nước thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất thuốcBVTV
c. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường không khí
Thuốc BVTV xâm nhập vào môi trường không khí gây mùi khó chịu khiến
cho không khí bị ô nhiễm. Các tác nhân bên ngoài như gió sẽ thúc đẩy quá trình
khếch tán của thuốc làm ô nhiễm không khí cả một vùng rộng lớn. Ô nhiễm không
khí do thuốc BVTV sẽ tác động xấu đến sức khỏe con người và các động vật
Thuốc bảo vệ thực vật xâm nhập vào môi trường không khí theo nhiều nguồn
khác nhau:
+ Khi phun vãi thuốc sẽ xâm nhập vào không khí theo từng đợt dưới dạng
bụi, hơi. Tốc độ xâm nhập vào không khí tùy loại hóa chất, tùy theo cách sử dụng
và tùy theo điều kiện thời tiết.
+ Do ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết như gió, bão, mưa...bào mòn và
tung các bụi đất có chứa thuốc BVTV vào không khí.
+ Do tai nạn hoặc do sự thiếu thận trọng gây rò rỉ hóa chất trong quá trình
sản xuất, vận chuyển thuốc BVTV (Nguyễn Thị Dư Loan, (2004))[8].
d. Ảnh hưởng tiêu cực của thuốc BVTV đến sản xuất nông nghiệp
Thuốc BVTV xâm nhập, dịch chuyển và tồn tại ở các bộ phận của cây trồng,
ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng như sau:
+ Thuốc BVTV làm cho năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất tăng.
+ Rút ngắn thời gian sinh trưởng như: ra hoa sớm, quả chín sớm.
+ Tăng sức chống chịu với điều kiện bất lợi như: chống rét, chống hạn,
chống đổ, chống chịu bệnh...
Bên cạnh đó dùng thuốc BVTV cũng có ảnh hưởng xấu đến cây trồng khi sử

dụng thuốc không đúng:
+ Làm giảm tỷ lệ nảy mầm, rễ không phát triển, cây còi cọc, màu lá biến đổi,
cây chết non.


11

+ Lá bị cháy, bị thủng, lá non và ngọn cây bị biến dạng, hoa quả bị rụng
nhiều, quả nhỏ, chín muộn...
+ Giảm khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi.
e. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến con người
Con số mỗi năm có 15.000 người mắc căn bệnh ung thư mà Bộ Y tế đưa ra
khiến nhiều người không khỏi giật mình và lo ngại. Và không sai nếu cho rằng,
trong số hàng ngàn người nhiễm căn bệnh nan y này, một phần không nhỏ mắc
bệnh là do hàng ngày họ tiếp xúc các hóa chất BVTV và sử dụng các thực phẩm còn
tồn dư hóa chất gây độc. Số liệu điều tra của Trung tâm phát triển nông nghiệp bền
vững cũng đã chứng minh: cả nước có khoảng 15-20 triệu người thường xuyên tiếp
xúc với thuốc BVTV thì có đến 70% trong số này có triệu chứng ngộ độc. Ngộ độc
thuốc BVTV là 1 trong 10 nguyên nhân gây tử vong cao nhất tại các bệnh viện
Nhìn chung các loại thuốc BVTV đều độc với người và động vật máu nóng.
Thuốc có thể xâm nhập vào cơ thể người qua nhiều con đường khác nhau như: Tiếp
xúc qua da, ăn hoặc hít phải thuốc do trực tiếp hay qua nông sản, môi trường bị ô
nhiễm... Mật độ gây độc cho cơ thể người và động vật máu nóng thể hiện ở 2 cấp độ
khác nhau:
- Độ độc cấp tính: Xảy ra khi chất độc xâm nhập vào cơ thể với liều lượng
lớn, phá hủy mạnh các chức năng sống, được thể hiện bằng các triệu chứng rõ ràng,
gây nhiễm độc tức thời gọi là nhiễm độc cấp tính.
- Độ độc mãn tính: Xảy ra khi chất độc xâm nhập vào cơ thể với liều lượng
nhỏ, nhiều lần, trong thời gian dài, được tích lũy lại trong cơ thể sinh vật (tích lũy
hóa học hay chức năng), những triệu chứng thể hiện chậm, lâu dài, gây tổn thương

cho các cơ quan của cơ thể, làm cho sinh vật bị ốm, yếu (ảnh hưởng đến sức khỏe
của sinh vật, gây đột biến, ung thư, quái thai, thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển
của thế hệ sau) và có thể dẫn đến tử vong (Nguyễn Trần Oánh và cs, 2007)[10].
Các biểu hiện nhiễm độc sau ngày làm việc khá phổ biến: đau đầu, chóng
mặt, mệt mỏi, lợm giọng, buồn nôn, chán ăn, …


12

2.2. Cơ sở pháp lý
- Căn cứ Quyết định 145/2003/QDD-BNN-BVTV về quy định thủ tục thẩm
định sản xuất, gia công, đăng ký, xuất khẩu, nhập khẩu, buôn bán, lưu trữ, tiêu hủy,
nhãn thuốc, bao bì đóng gói, hội thảo, quảng cáo thuốc BVTV.
- Căn cứ Quyết định số 89/2006/QĐ-BNN ngày 02/10/2006 về việc ban hành
về quy định về quản lý thuốc BVTV.
- Căn cứ Quyết định 63/2007/QĐ-BNN của bộ NN&PTNT về việc sủa đổi,
bổ sung một số điều của quy định về quản lý thuốc BVTV ban hành theo quyết định
89/2006/QĐ-BNN ngày 02/10/2006 của bộ trưởng bộ NN&PTNT.
- Căn cứ Nghị định 58 ban hành năm 2002 về “Hướng dẫn thi hành pháp
lệnh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật”.
- Căn cứ Nghị định 26/2003/NĐ-CP “Quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ và kểm dịch thực vật”.
- Căn cứ Thông tư số 38/2010/TT-BNN-BNNPTNT ngày 28/06/2010 của bộ
NN&PTNT về việc quy định về quản lý thuốc BVTV và công văn số 1538/BVTVQLT ngày 08/09/2010 hướng dẫn thi hành thông tư số 38/2010/TT-BNNPTNT.
- Căn cứ Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT Quy định về quản lý chất thải
nguy hại.
- Căn cứ Thông tư 36/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 về việc ban
hành Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử
dụng ở Việt Nam.
- Căn cứ Thông tư số 10/2012/TT-BNNPTNT ngày 22/02/2012 Về việc ban

hành danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở
Việt Nam.
- Căn cứ Thông tư 03/2013/TT-BNNPTNT quản lý thuốc BVTV.


13

2.3. Cơ sở thực tiễn
2.3.1. Hiện trạng ô nhiễm môi trường do rác thải bao bì thuốc BVTV ở trên thế
giới và ở Việt Nam
2.3.1.1. Hiện trạng ô nhiễm môi trường do rác thải bao bì thuốc BVTV trên thế giới
Ô nhiễm môi trường do bao bì thuốc BVTV và phân bón hoá học là hiện
tượng phổ biến trong các vùng nông nghiệp thâm canh trên thế giới. Trong quá trình
sử dụng thuốc BVTV và phân bón hoá học, một lượng đáng kể bao bì thuốc BVTV
không qua xử lý được thải bỏ vào môi trường. Thuốc và phân không được cây trồng
tiếp nhận. Chúng sẽ lan truyền và và tích lũy trong đất, nước và các sản phẩm nông
nghiệp dưới dạng dư lượng phân bón và thuốc BVTV.
Tác động tiêu cực khác của sự ô nhiễm thuốc BVTV và phân bón là làm suy
thoái chất lượng môi trường khu vực canh tác nông nghiệp như phú dưỡng đất,
nước, ô nhiễm đất, nước, giảm tính đa dạng sinh học của khu vực nông thôn,
suy giảm các loài thiên địch, tăng khả năng chống chịu của sâu bệnh đối với
thuốc BVTV.
2.3.1.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường do rác thải bao bì thuốc BVTV ở Việt Nam
Theo thống kê của Viện Môi trường Nông nghiệp Việt Nam, mỗi năm tại các
khu vực nông thôn ở nước ta phát sinh trên 13 triệu rác thải nông nghiệp. Trong số
đó có khoảng 1,3 triệu mét khối nước thải và có tới 7.500 tấn vỏ bao thuốc BVTV
như các loại chai lọ đựng thuốc, các gói đựng thuốc BVTV, … Các loại chất thải
này hầu hết được thải trực tiếp ra môi trường xung quanh gây ô nhiễm môi trường.
Hiện trạng dễ nhìn nhận là ở vùng nông thôn, các rác thải từ thuốc BVTV
sau khi sử dụng để phun cho cây trồng không được xử lý đúng quy cách, đang lan

tràn ra các kênh mương, ao, hồ và các bờ sông ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi
trường. Đó còn chưa kể đến chỉ vì lợi nhuận của một bộ phận người vô tình hay cố
ý đang “đầu độc” môi trường hàng ngày, hàng giờ, …
Hiện nay, phần lớn bao bì thuốc BVTV sau sử dụng không được phân loại,
thu gom và xử lý đúng kỹ thuật mà được vứt bừa bãi ra ngoài môi trường. Lượng
rác thải này tồn đọng tại các kênh, mương, ao, hồ, sông, suối khá lớn và phổ biến,


14

dẫn đến ô nhiễm môi trường nước mặt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cộng đồng dân
cư, gia tăng gánh nặng bệnh tật. Thậm chí có những nơi rác thải bao bì thuốc BVTV
tràn ngập tại các kênh mương hoặc tại các nơi đất trống, điều này không những ảnh
hưởng trực tiếp tới môi trường mà còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, đến
môi trường sống của người dân. Cũng chính vì vấn đề rác thải thuốc BVTV thải vào
môi trường ngày càng nhiều mà không qua xử lý, vì thế Nước ta hiện đang đối mặt
với nhiều thách thức suy thoái về môi trường.
2.3.1.3. Ảnh hưởng của rác thải bao bì thuốc BVTV đến môi trường và con người
Việc lạm dụng quá mức thuốc BVTV là một trong những nguyên nhân lớn
gây nên tình trạng ô nhiễm và suy thoái đất sản xuất nông nghiệp cũng như hệ sinh
thái tự nhiên của đồng ruộng, làm cho đất sản xuất ngày càng nghèo kiệt dinh
dưỡng. Những loại thuốc trừ sâu có tàn dư độc cao không những tiêu diệt côn trùng
có lợi trong môi trường mà còn làm ô nhiễm nguồn nước, đất, gây hại cho sức khỏe
con người.
- Gây ô nhiễm từ nguồn thuốc còn bám dính lại trên vỏ bao
- Gây ảnh hưởng đên sức khoẻ con người do bị xây xát, thương tích khi tiếp
xúc với bao bì đặc biệt là các dạng chai thuỷ tinh.
- Gây ô nhiễm môi trường từ các dạng bao, túi Polyethylen hay các chất hữu
cơ khó phân giải khác tích tụ lại.
2.3.2. Tổng quan về công nghệ xử lý bao bì thuố c BVTV trên thế giới và Việt Nam

2.3.2.1. Trên thế giới
- Phương pháp hấp phụ
Là việc sử dụng các chất hấp phụ có nguồn gốc tự nhiên hoặc các chất hấp phụ
tổng hợp khác để hấp phụ các thuốc BVTV sau khi chúng được hoà tan vào nước.
Các loại chất hấp phụ bao gồm: than hoạt tính, silicagel, nhựa tổng hợp có khả năng
trao đổi ion, cacbon sunfua, than nâu, than bùn, than cốc, dolomit, cao lanh, tro và
các dung dịch hấp phụ lỏng.


15

- Phương pháp oxy hoá khử
Có hai loại phản ứng oxy hoá khử là oxy hoá trong môi trường axit và oxy
hoá trong môi trường kiềm. Mục đích của quá trình oxy hoá khử là dùng các chất có
tính oxy hoá để phá vỡ một số liên kết nhất định, chuyển hoá chất có độc tính cao
thành chất có độc tính thấp hơn hoặc không độc. Các tác nhân oxy hóa thường được
dùng là: Chlorine, Ozone, Potassium permanganate (KMnO4), Dihydro dioxit (H2O2)
- Phương pháp thuỷ phân
Để xử lý các bao bì chứa thuốc thuộc nhóm Lân hữu cơ, Carbamate và
Pyrethroids bằng cách sử dụng Na2CO3 hoặc NaOH để xử lý thuốc khi đã hoà tan
trong nước.
- Lò đốt nhiệt độ cao
Đây là một trong những công nghệ được nghiên cứu đầy đủ nhất và ứng
dụng rộng rãi nhất ở nhiều nước đặc biệt là các nước công nghiệp phát triển để tiêu
huỷ nhiều loại thuốc và bao bì chứa các chất thuộc nhóm clo hữu cơ khó phân giải
(POPs) như thuốc trừ sâu clo hữu cơ, PCBs, các loại chất nổ.
- Biện pháp bao vây, ngăn chặn cách ly, chôn lấp
Đây là phương pháp được sử dụng trong trường hợp bao bì thuốc BVTV có
lẫn thuốc clo hữu cơ bền vững như DDT hoặc sử dụng khi thuốc tồn đọng có chứa
các kim loại nặng nguy hiểm.

- Xử lý sinh học
Sử dụng hệ VSV đặc hiệu để phân hủy các hoạt chất thuốc BVTV thành các
chất không độc. Quá trình xử lý sinh học có thể diễn ra trong hai điều kiện là hiếu
khí và hiếm khí, tùy từng điều kiện và chủng loại vỏ bao bì thuốc BVTV.
2.3.2.2. Một số công nghệ được áp dụng xử lý bao bì thuố c BVTV tại Việt Nam
- Công nghệ thiêu đốt
Hiện tại ở nước ta, chỉ có một số ít những công ty có hệ thống lò đốt đáp ứng
đủ điều kiện đốt thuốc bảo vệ thực vật an toàn.


16

- Công nghệ Na-tech
Đây là phương pháp sử dụng Na kim loại để khử các thuốc Clor hữu cơ.
- Xử lý sinh học
Đây cũng là hướng cần nghiên cứu và ứng dụng ở nước ta. Trong các năm
qua, một số cơ quan nghiên cứu đã thử nghiệm sử dụng vi sinh vật đặc hiệu phân
huỷ DDT. Song cho đến nay vẫn chưa có báo cáo kết quả nào có khả năng ứng
dụng trong thực tiễn.
- Chôn lấp
Ở nước ta, việc chôn lấp bao bì thuốc BVTV cũng đã được nghiên cứu ứng
dụng ở nhiều cấp độ khác nhau ở hầu khắp các địa phương. Song, hầu hết đây là
giải pháp tình thế. Phần nhiều là các bể xây xi măng chưa đảm bảo tiêu chuẩn chôn
lấp thuốc BVTV. Hầu hết loại các bao bì thuốc BVTV chôn lấp này cần phải xử lý
triệt để bằng các phương pháp khác để tránh ô nhiễm ra môi trường (Nguyễn
Trường Thành , 2007)[8].
- Công nghệ sử dụng tác nhân oxy hoá mạnh (tác nhân Fenton)
Tác nhân Fenton (Fe2+ + H2O2) là một trong các hệ oxy hoá mạnh nhất
đang được nghiên cứu và đưa vào ứng dụng để xử lý các HCBVTV và rất có hiệu
quả trên nhiều loại hợp chất hữu cơ khác nhau trong đó có POPs.

- Công nghệ sử dụng tác nhân kiềm hóa
Hầu hết các thuốc BVTV đều có tính axit, tan mạnh trong nước. Sử dụng tác
nhân Ca(OH)2 sẽ xảy ra phản ứng trao đổi nhóm thuỷ phân trong một số thuốc
được thay thế bằng OH và độ độc có thể giảm đi nhiều.


17

PHẦN 3
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Rác thải bao bì thuốc BVTV trên địa bàn xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
- Công tác thu gom và xử lý bao bì thuốc BVTV trên địa bàn xã Pa Tần, huyện
Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm thực hiện: Địa bàn khu vực xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
- Thời gian thực hiện: từ tháng 03/2015 đến tháng 05/2015.
3.3 Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ,
tỉnh Lai Châu
- Điều kiện tự nhiên
- Điều kiện kinh tế - xã hội
- Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tê - xã hội và môi trường
3.3.2. Đánh giá hiện trạng công tác thu gom và xử lý bao bì thuốc BVTV ở
địa phương
3.3.2.1. Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV ở địa phương
- Tình hình sử dụng thuốc BVTV ở địa phương năm 2014
- Hệ thống cung ứng thuốc BVTV trên địa bàn xã
- Một số bất cập trong quá trình sử dụng, thu gom và xử lý bao bì thuốc
BVTV ở địa phương

+ Vấn đề lựa chọn loại thuốc BVTV
+ Pha chế thuốc chưa đúng kỹ thuật
+ Dụng cụ phun xịt chưa tốt
+ Sử dụng thuốc chưa theo nguyên tắc 4 đúng
+Chưa quan tâm đến an toàn sử dụng thuốc BVTV cho người phun thuốc,
người sử dụng nông sản và môi trường


×