Tải bản đầy đủ (.pdf) (208 trang)

Nghiên cứu hoàn thiện chính sách khuyến ngư nhằm phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển Bắc Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.91 MB, 208 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN HỮU THỌ

NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH
KHUYẾN NGƯ NHẰM PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG
THỦY SẢN VÙNG VEN BIỂN BẮC BỘ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


MỤC LỤC
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục chữ viết tắt

vi

Danh mục bảng



vii

Danh mục đồ thị

x

Trích yếu luận án

xi

Thesis abstract

xiii

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1

1.1

Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu

4


1.3

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4

1.4

Những đóng góp mới của luận án

5

PHẦN 2 TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH
KHUYẾN NGƯ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÙNG VEN BIỂN

6

Cơ sở lý luận về hoàn thiện chính sách khuyến ngƣ nuôi trồng thủy sản
vùng ven biển

6

2.1.1

Một số khái niệm

6

2.1.2


Vai trò của chính sách khuyến ngƣ nuôi trồng thủy sản vùng ven biển

10

2.1.3

Đặc điểm của nghiên cứu hoàn thiện chính sách khuyến ngƣ nuôi trồng
thủy sản vùng ven biển

12

Mục đích nghiên cứu hoàn thiện chính sách khuyến ngƣ nuôi trồng thủy
sản vùng ven biển

13

Nội dung nghiên cứu hoàn thiện chính sách khuyến ngƣ nuôi trồng thủy
sản vùng ven biển

15

Các yếu tố ảnh hƣởng đến chính sách khuyến ngƣ nuôi trồng thủy sản
vùng ven biển

18

Thực tiễn về hoàn thiện chính sách khuyến ngƣ nuôi trồng thủy sản vùng
ven biển


22

Mô hình khuyến ngƣ và xu hƣớng hoàn thiện chính sách khuyến ngƣ trên
thế giới

22

Kinh nghiệm hoàn thiện một số vấn đề trong chính sách khuyến ngƣ ở
một số nƣớc trên thế giới

26

2.1

2.1.4
2.1.5
2.1.6
2.2
2.2.1
2.2.2

iii


2.2.3

Khái quát về hệ thống chính sách khuyến ngƣ ở Việt Nam

32


2.2.4

Bài học kinh nghiệm cho nghiên cứu hoàn thiện chính sách khuyến ngƣ
nuôi trồng thủy sản vùng ven biển Bắc Bộ

38

PHẦN 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

41

3.1

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

41

3.1.1

Vị trí địa lý

41

3.1.2

Đặc điểm tự nhiên

41

3.1.3


Đặc điểm kinh tế - xã hội

43

3.1.4

Đặc điểm nuôi trồng thủy sản vùng ven biển

44

3.2

Phƣơng pháp tiếp cận và khung phân tích

47

3.2.1

Phƣơng pháp tiếp cận

47

3.2.2

Khung phân tích

50

3.3


Phƣơng pháp nghiên cứu

52

3.3.1

Phƣơng pháp thu thập thông tin

52

3.3.2

Phƣơng pháp phân tích số liệu

55

3.4

Hệ thống chỉ tiêu phân tích

60

3.4.1

Phân tổ thống kê số liệu điều tra

60

3.4.2


Một số chỉ tiêu phân tích

60

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH
KHUYẾN NGƯ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÙNG VEN BIỂN
BẮC BỘ

64

Hoạch định chính sách khuyến ngƣ nuôi trồng thủy sản vùng ven biển
Bắc Bộ

64

4.1.1

Tình hình ban hành chính sách khuyến ngƣ

64

4.1.2

Mục tiêu, đối tƣợng thụ hƣởng chính sách khuyến ngƣ

68

4.1.3


Nội dung cơ bản của chính sách khuyến ngƣ

69

4.2.

Tổ chức triển khai chính sách khuyến ngƣ nuôi trồng thủy sản vùng ven
biển Bắc Bộ

72

4.2.1

Quản lý nhà nƣớc về khuyến ngƣ

72

4.2.2

Chủ thể tổ chức các hoạt động khuyến ngƣ

73

4.2.3

Loại hình hoạt động khuyến ngƣ

76

4.2.4


Kinh phí cho khuyến ngƣ

77

4.2.5

Tuyên truyền, kiểm tra và giám sát hoạt động khuyến ngƣ

79

4.3

Kết quả triển khai và tác động của chính sách khuyến ngƣ đến nuôi trồng
thủy sản vùng ven biển Bắc Bộ

81

Hoạt động thông tin tuyên truyền

81

4.1

4.3.1

iv


4.3.2


Hoạt động tập huấn, đào tạo

84

4.3.3

Hoạt động xây dựng và thăm quan mô hình

89

4.3.4

Hoạt động tƣ vấn khuyến ngƣ: với hình thức cán bộ đến tƣ vấn

94

4.3.5

Hoạt động tƣ vấn khuyến ngƣ: với hình thức hộ đi tƣ vấn cán bộ

97

4.3.6

Đánh giá tổng hợp kết quả triển khai và tác động của chính sách

100

4.4.


Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến chính sách khuyến ngƣ nuôi trồng thủy
sản vùng ven biển Bắc Bộ
106

4.4.1

Yếu tố ảnh hƣởng đến hoạch định chính sách

106

4.4.2

Yếu tố ảnh hƣởng đến tổ chức triển khai chính sách

110

4.5

Đánh giá chung về thực trạng chính sách khuyến ngƣ nuôi trồng thủy sản
vùng ven biển Bắc Bộ
120

4.5.1

Mức độ cần hoàn thiện của chính sách

120

4.5.2


Những bất cập và hạn chế

123

4.5.3

Nguyên nhân của những bất cập và hạn chế

125

PHẦN 5 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH KHUYẾN NGƯ NHẰM
PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÙNG VEN BIỂN BẮC BỘ 127
5.1

Bối cảnh phát triển liên quan đến khuyến ngƣ nuôi trồng thủy sản vùng
ven biển Bắc Bộ
127

5.1.1

Bối cảnh thế giới

127

5.1.2

Bối cảnh trong nƣớc và khu vực ven biển Bắc Bộ

128


5.2

Quan điểm, định hƣớng về khuyến ngƣ và chính sách khuyến ngƣ nuôi
trồng thủy sản ven biển Bắc Bộ
129

5.2.1

Quan điểm

129

5.2.2

Định hƣớng

130

5.3

Một số giải pháp hoàn thiện chính sách khuyến ngƣ nhằm phát triển nuôi
trồng thủy sản vùng ven biển Bắc Bộ
133

5.3.1

Nhóm giải pháp cho hoạch định chính sách

133


5.3.2

Nhóm giải pháp cho tổ chức triển khai chính sách

141

PHẦN 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

148

6.1

Kết luận

148

6.2

Kiến nghị

149

Danh mục công trình đã công bố

151

Tài liệu tham khảo

152


Phụ lục

162

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CNTT

Công nghệ thông tin

ĐVT

Đơn vị tính

FAO

Tổ chức Nông Lƣơng của Liên hiệp quốc
(Food and Agriculture Organization of the United Nations)

GDP

Tổng sản phẩm trong nƣớc

(Gross domestic product)

HTX

Hợp tác xã

KN

Khuyến ngƣ

KNĐB

Khuyến ngƣ đặc biệt

KNQG

Khuyến nông quốc gia

KT-XH

Kinh tế - xã hội



Nghị định

NGO

Tổ chức phi chính phủ
(Non - governmental organization)


NN

Nông nghiệp

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

PTNT

Phát triển nông thôn



Quyết định

TB

Trung bình

UBND

Ủy ban nhân dân

UNDP

Chƣơng trình Phát triển Liên hiệp quốc
(United Nations Development Programme)


XĐGN

Xóa đói giảm nghèo

vi


DANH MỤC BẢNG

TT

Tên bảng

Trang

2.1

Diện tích nuôi trồng thủy sản mặn, lợ toàn quốc

33

2.2

Ngân sách địa phƣơng chi cho khuyến nông, khuyến lâm và khuyến ngƣ
ở các tỉnh ven biển Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015

35

3.1


Diện tích nuôi trồng thủy sản ven biển Bắc Bộ năm 2014

45

3.2

Sản lƣợng thủy sản nuôi ven biển Bắc Bộ năm 2014

46

3.3

Chọn địa điểm điều tra thu thập thông tin sơ cấp

52

3.4

Số lƣợng phiếu điều tra phân theo đối tƣợng

54

3.5

Cách xác định điểm đánh giá trung bình về chính sách

58

3.6


Tiêu chí và mục tiêu phân tổ số liệu điều tra

60

4.1

Chính sách Trung ƣơng có liên quan đến khuyến ngƣ nuôi trồng thủy sản
vùng ven biển Bắc Bộ

65

Ý kiến đánh giá của cán bộ Trung ƣơng và tỉnh về mức độ ổn định, kịp
thời và đồng bộ của chính sách khuyến ngƣ

67

Ý kiến đánh giá của cán bộ Trung ƣơng và tỉnh về mục tiêu và đối tƣợng
thụ hƣởng chính sách khuyến ngƣ

68

Ý kiến đánh giá của cán bộ Trung ƣơng và tỉnh về các quy định trong chính
sách khuyến ngƣ nuôi trồng thủy sản ven biển Bắc Bộ

71

Ý kiến đánh giá của cán bộ Trung ƣơng và tỉnh về thu hút tƣ nhân vào các
hoạt động khuyến ngƣ nuôi trồng thủy sản ven biển Bắc Bộ

76


Ý kiến cán bộ Trung ƣơng và tỉnh về quy trình lựa chọn dự án, hoạt động
khuyến ngƣ nuôi trồng thủy sản vùng ven biển Bắc Bộ

77

Ngân sách cho khuyến ngƣ nuôi trồng thủy sản ven biển Bắc Bộ trung
bình 1 năm giai đoạn 2012 - 2014

78

4.8

Mức độ hiểu biết của ngƣ dân về một nội dung trong chính sách khuyến ngƣ

79

4.9

Ý kiến đánh giá của cán bộ Trung ƣơng và tỉnh về công tác kiểm tra,
khen thƣởng trong lĩnh vực khuyến ngƣ ven biển Bắc Bộ

80

Kết quả tuyên truyền trung bình 1 năm giai đoạn 2012 - 2014

81

4.2


4.3

4.4

4.5

4.6

4.7

4.10

vii


4.11

Tỷ lệ áp dụng và hiệu quả kinh tế của thông tin đại chúng

83

4.12

Kết quả tập huấn, đào tạo trung bình 1 năm giai đoạn 2012 - 2014

84

4.13

Mức độ tham gia các lớp tập huấn trung bình 1 năm của các hộ nuôi

trồng thủy sản giai đoạn 2012 - 2014

85

4.14

Các đơn vị tổ chức tập huấn đào tạo cho hộ thủy sản (%)

86

4.15

Tỷ lệ áp dụng và hiệu quả kinh tế của tập huấn (%)

88

4.16

Kết quả xây dựng và thăm quan mô hình trung bình 1 năm giai đoạn
2012 - 2014

89

Mức độ tham gia các chuyến thăm quan trung bình 1 năm giai đoạn
2012 - 2014

90

4.18


Các đơn vị tổ chức thăm quan học tập cho hộ thủy sản

91

4.19

Tỷ lệ hộ bỏ thêm tiền khi đi thăm quan học tập

92

4.20

Tỷ lệ áp dụng và hiệu quả kinh tế của thăm quan

93

4.21

Mức độ tiếp cận với dịch vụ tƣ vấn trong năm của hộ nuôi trồng thủy sản
giai đoạn 2012 - 2014

94

4.22

Các tổ chức đến nhà hoặc vùng nuôi tƣ vấn cho hộ thủy sản

95

4.23


Tỷ lệ áp dụng và hiệu quả kinh tế của hình thức cán bộ đến nhà hoặc
vùng nuôi để tƣ vấn cho hộ

97

Mức độ hộ nuôi trồng thủy sản tự đi tƣ vấn cán bộ trung bình 1 năm giai
đoạn 2012 - 2014

98

4.25

Các tổ chức và cá nhân hộ thủy sản hay đến tƣ vấn

99

4.26

Tỷ lệ áp dụng và hiệu quả kinh tế của hình thức đi tƣ vấn cán bộ

100

4.27

Sự tham gia của các chủ thể trong tổ chức các hoạt động khuyến ngƣ
nuôi trồng thủy sản vùng ven biển Bắc Bộ

102


4.28

Tác động của khuyến ngƣ đến hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản

105

4.29

Điểm đánh giá của hộ về mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin do khuyến
ngƣ cung cấp so với nhu cầu thực tế nuôi trồng thủy sản

105

Ý kiến đánh giá của cán bộ Trung ƣơng và tỉnh về quy trình và sự tham
gia của các chủ thể vào quy trình xây dựng chính sách

108

4.17

4.24

4.30

viii


Ý kiến đánh giá của cán bộ Trung ƣơng và tỉnh về lực lƣợng cán bộ tham
gia xây dựng chính sách khuyến ngƣ


109

Ý kiến cán bộ Trung ƣơng và tỉnh về kinh phí cho xây dựng chính sách
khuyến ngƣ

110

Ý kiến đánh giá của cán bộ Trung ƣơng và tỉnh về sự phối hợp giữa các
đơn vị trong triển khai chính sách khuyến ngƣ

111

Ý kiến đánh giá của cán bộ và ngƣ dân về số lƣợng và trình độ cán bộ
thực hiện chính sách khuyến ngƣ ở ven biển Bắc Bộ

112

4.35

Mức phụ cấp cho cán bộ khuyến ngƣ cấp xã vùng ven biển

113

4.36

Ý kiến đánh giá của cán bộ về chính sách đối với cán bộ khuyến ngƣ
nuôi trồng thủy sản vùng ven biển Bắc Bộ

114


4.31

4.32

4.33

4.34

4.37

Mức hỗ trợ tiền ăn và tiền đi lại cho ngƣ dân khi tham gia các buổi tập
huấn, đào tạo (tính trung bình mỗi lớp 1 ngày)

4.38

115

Ý kiến của cán bộ Trung ƣơng và tỉnh về kinh phí từ ngân sách cho
khuyến ngƣ nuôi trồng thủy sản vùng ven biển Bắc Bộ

115

Điểm đánh giá của hộ nuôi trồng thủy sản về mức kinh phí hỗ trợ cho
khuyến ngƣ ở vùng ven biển Bắc Bộ hiện nay

116

4.40

Một số đặc điểm hộ nuôi trồng thủy sản vùng ven biển Bắc Bộ


117

4.41

Mức đầu tƣ và hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản mặn lợ ở vùng ven
biển Bắc Bộ năm 2014

118

Kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số chính sách khuyến ngƣ có liên quan
trực tiếp đến nuôi trồng thủy sản vùng ven biển Bắc Bộ

122

Dự báo diện tích và số hộ nuôi trồng thủy sản vùng ven biển Bắc Bộ đến
năm 2020

131

Kết quả phân tích SWOT cho khuyến ngƣ nuôi trồng thủy sản vùng ven
biển Bắc Bộ

132

4.39

4.42

5.1


5.2

ix


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Tên đồ thị

TT

Trang

4.1

Nội dung thông tin trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng

82

4.2

Địa điểm tập huấn cho các hộ nuôi trồng thủy sản ven biển

85

4.3

Nội dung thông tin của các lớp tập huấn đào tạo

87


4.4

Nơi thăm quan của các hộ nuôi trồng thủy sản ven biển

90

4.5

Nội dung các chuyến thăm quan của hộ

92

4.6

Nội dung thông tin của hình thức cán bộ đến tƣ vấn

96

4.7

Loại thông tin khi cán hộ đi tƣ vấn cán bộ khuyến ngƣ

99

4.8

Tỷ lệ hộ tiếp cận với khuyến ngƣ

101


4.9

Tỷ lệ hộ tiếp cận với các loại thông tin khuyến ngƣ

102

4.10

Tỷ lệ hộ áp dụng kiến thức khuyến ngƣ vào nuôi trồng thủy sản

103

4.11

Lý do ngƣ dân đã tiếp cận với khuyến ngƣ nhƣng không áp dụng vào

4.12

thực tiễn nuôi trồng

104

Tốc độ tăng GDP của Việt Nam, 2010 - 2014

119

DANH MỤC SƠ ĐỒ
TT


Tên sơ đồ

Trang

2.1

Yếu tố cơ bản ảnh hƣởng đến chính sách khuyến ngƣ

19

2.2

Mối quan hệ giữa phát triển nuôi trồng thủy sản và mô hình khuyến ngƣ

26

3.1

Mô hình chu trình chính sách khuyến ngƣ dạng đƣờng thẳng

47

3.2

Mối quan hệ giữa khuyến ngƣ với phát triển nuôi trồng thủy sản

49

3.3


Khung phân tích hoàn thiện chính sách khuyến ngƣ

51

3.4

Mô phỏng cách xác định tác động khi áp dụng khuyến ngƣ

56

x


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả:

Nguyễn Hữu Thọ

Tên luận án:

Nghiên cứu hoàn thiện chính sách khuyến ngƣ nhằm phát triển
nuôi trồng thủy sản vùng ven biển Bắc Bộ

Chuyên ngành:

Kinh tế nông nghiệp; Mã số: 62.62.01.15

Cơ sở đào tạo:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam


Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách khuyến ngƣ
nhằm tạo tạo điều kiện tốt hơn cho khuyến ngƣ hoạt động, thông qua đó góp phần thúc
đẩy phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển Bắc Bộ.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Số liệu phục vụ nghiên cứu chủ yếu đƣợc lấy từ các báo cáo và công trình
nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc đã công bố và số liệu điều tra
thực tế. Nghiên cứu đã điều tra thực tế 3 nhóm đối tƣợng, gồm: (i) 22 cán bộ đại diện
cho đối tƣợng hoạch định và tổ chức triển khai chính sách cấp Trung ƣơng và tỉnh; (ii)
28 cán bộ đại diện cho đối tƣợng tổ chức triển khai chính sách cấp huyện và xã; (iii) 420
hộ nuôi trồng thủy sản mặn lợ đại diện cho đối tƣợng thụ hƣởng chính sách. Toàn bộ số
hộ, cán bộ cấp huyện và xã đƣợc lựa chọn tại 7 huyện ven biển của cả 5 tỉnh ven biển
Bắc Bộ. Những tỉnh có ít diện tích NTTS mặn lợ là Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình
chọn điều tra tại một huyện; những tỉnh có nhiều diện tích NTTS là Quảng Ninh và Hải
Phòng chọn điều tra tại hai huyện. Thời gian điều tra từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2015.
Số liệu điều tra đƣợc xử lý bằng phần mềm Excel. Phƣơng pháp phân tích số liệu đƣợc
sử dụng là: thống kê kinh tế, đánh giá tác động chính sách, cho điểm, dự báo và SWOT.
Kết quả chính và kết luận
Luận án đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ đƣợc cơ sở lý luận và phƣơng pháp
nghiên cứu cho nghiên cứu hoàn thiện chính sách khuyến ngƣ NTTS vùng ven biển.
Cùng với đó, luận án là đã tổng kết đƣợc các mô hình khuyến ngƣ, chính sách khuyến
ngƣ ở một số nƣớc và một số hoạt động khuyến ngƣ đã thực hiện ở trong nƣớc để làm
bài học cho hoàn thiện chính sách khuyến ngƣ NTTS vùng ven biển Bắc Bộ.
Qua phân tích, đánh giá công tác hoạch định, tổ chức triển khai và tác động của
chính sách khuyến ngƣ đến NTTS vùng ven biển Bắc Bộ cho thấy, trong giai đoạn vừa

xi



qua, chính sách khuyến ngƣ đã tạo dựng hành lang pháp lý và những hỗ trợ cần thiết
cho hoạt động khuyến ngƣ. Theo kết quả điều tra, chính sách khuyến ngƣ đã tạo điều
kiện cho 100% hộ tiếp cận đƣợc với thông tin khuyến ngƣ qua hình thức tuyên truyền
trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ tivi, đài phát thanh, đài truyền thanh và
internet. Ngoài ra, trong số đó còn có từ 12,8% đến 35,3% hộ đƣợc tiếp cận thêm với
các hoạt động khuyến ngƣ mang tính chuyên sâu nhƣ tập huấn đào tạo, thăm quan hay
tƣ vấn khuyến ngƣ. Chính sách khuyến ngƣ đã có những tác động tốt đến NTTS, làm
cho lãi từ NTTS của các hộ tăng thêm. Trong tổng số những hộ đã tiếp cận với khuyến
ngƣ, có 13,8% đến 62,0% hộ áp dụng có hiệu quả, lãi nuôi trồng của họ có thể tăng
thêm từ 4,2% đến 5,8% tùy từng hoạt động khuyến ngƣ, đạt trung bình là 4,9%. Cụ thể,
trong số 420 hộ điều tra, có 83 hộ đã tiếp cận với khuyến ngƣ và áp dụng có lãi, đạt tỷ lệ
19,7%; tổng mức lãi tăng thêm do áp dụng thành công khuyến ngƣ của 83 hộ này đạt
khoảng 583,3 triệu đồng, tƣơng đƣơng 6,9 triệu đồng/hộ/năm. Nếu tính trung bình cho
toàn thể các hộ đã điều tra, mỗi hộ đang có khoảng 1,38 triệu đồng/năm tiền lãi tăng
thêm do áp dụng khuyến ngƣ.
Tuy nhiên, trong hoạch định chính sách và tổ chức triển khai chính sách khuyến
ngƣ NTTS vùng ven biển Bắc Bộ đang xuất hiện một số bất cập và hạn chế làm cho tỷ
lệ hộ tiếp cận với khuyến ngƣ nhƣng không áp dụng hoặc áp dụng không hiệu quả còn
cao (từ 38% đến 86,2%, tùy từng hoạt động khuyến ngƣ), mức độ tác động đến NNTS
còn thấp (chỉ làm tăng 4,9% lãi NTTS).
Để xử lý những bất cập và hạn chế đang nảy sinh trong chính sách khuyến ngƣ
NTTS vùng ven biển Bắc Bộ, luận án đã đề xuất 2 nhóm giải pháp. Thứ nhất, cho hoạch
định chính sách có 5 giải pháp, nhƣ: điều chỉnh đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà
nƣớc về khuyến ngƣ; thu hút khu vực tƣ nhân tham gia tổ chức các hoạt động khuyến
ngƣ; điều chỉnh định mức hỗ trợ cho một số hoạt động khuyến ngƣ và cơ chế tài chính
cho khuyến ngƣ. Thứ hai, cho tổ chức triển khai chính sách có 4 giải pháp, nhƣ: thiết
lập liên kết vùng; tổ chức khuyến ngƣ theo nhóm đối tƣợng; tăng cƣờng kiểm tra và
giám sát. Hiện thực hóa đƣợc các giải pháp này, luận án kiến nghị sửa đổi, bổ sung 1
nghị định, 3 thông tƣ và 1 quyết định; ban hành mới 1 thông tƣ. Ngoài ra cũng đề xuất
chính quyền các tỉnh ban hành một số quyết định, hƣớng dẫn để điều chỉnh cách thức tổ

chức triển khai chính sách khuyến ngƣ cho phù hợp với đặc thù của từng địa phƣơng.

xii


THESIS ABSTRACT
PhD candidate:

Nguyen Huu Tho

Thesis title:

Study

on

improving

fishery

extension

policies

toward

aquacultural development in the coastal zone of Northern
Vietnam
Major:


Agricultural Economics; Code: 62.62.01.15

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Analysing the present situation and suggesting solutions to improve the fishery
extension policies to create a better conditions for fishery extension activities; thereby
contributing to the development of aquaculture sector in the Northern coastal zone of
Vietnam.
Materials and Methods
Data used in the thesis includes: secondary data and primary data from a survey
conducted by the author. The thesis research surveyed: (i) 22 staffs who are in charge of
policy making and policy implementation at the central government and province level;
(ii) 28 staffs who are in charge of policy implementation at the district and commune
level; (iii) 420 saline and brackish aquacultural households, who are beneficiaries of
fishery extension policies. The survey samples were selected in 7 districts at 5 provinces
located in the Northern coastal zone of Vietnam; of these provinces, 1 district was
selected for each province: Thai Binh, Nam Dinh and Ninh Binh where aquacultural
areas are small; and 2 districts for each province: Quang Ninh and Hai Phong where
they have large areas of aquaculture. The survey was carried out from April to May of
2015. Excel software was applied to process data. Main methods used to analyse data
were: economic statistics analysis, policy impact assessment, point scale analysis, and
economic forecast.
Main findings and conclusions
The thesis systematizes and clarifies theoretical issues and research methods
which contributes to the study of improving fishery extension policies for aquaculture in
the coastal zone. Besides, fishery extension models and policies around the world were
also reviewed with the aim to bring out valuable experiences for improving fishery
extension policies for developing aquacultural sector in the coastal zone.

xiii



The analyses and assessments of policy-making, policy implementing processes
and results of policies for aquaculture in the Northern coastal zone of Vietnam, It is
pointed out that

fishery extension policies have created a legal framework for

organising and performing fishery extension activities. There were 100% of surveyed
households accessible to fishery extension information through the mass media (such as
television, radio, telephone and internet). In addition, there were 12.8 percent to 35.3
percent of these households getting access to specific fishery extension activities (such
as training courses, field trips or advisory activities). Fishery extension policies had
positive influences on households’ aquacultural activities, which in turn contributed to
increasing their profit from aquaculture. Around 13.8% to 62% households could get
access to fishery extension information that could be applied efficiently, where the
profit of aquacultural activities could be increased from 4.2 percent to 5.8 percent (on
average around 4.9%). Of 420 interviewed households, 83 households accessed
extension activities and applied them efficiently, which amounted around 19,7%; they
could get 583.3 million VND more because of the aquaculture profit increase
(equivalent to 6.9 million VND/household/year). Among all the interviewed
households, it is estimated that there was a profit increase of 1.38 million
VND/household/year on average thanks to the fishery extension application.
However, there were still some limitations and constraints on content and
implementation aspects of the policies. The percentage of farmers who had access to
extension activities and yet did not apply them or applied them inefficiently is very high
(about 38% to 86.2% of the households), resulting in low impacts on aquaculture
(increasing profit by only 4,9%).
The thesis suggests 2 solution groups to improve the fishery extension policies
for aquaculture in the Northern coastal zone of Vietnam. Group 1, for policy making

process contains 5 solutions such as re-identifying roles and functions of state and
private sectors, and changing financial mechanisms. Group 2, for implementation of the
policies is composed of 4 solutions such as setting up regional linkages, implementing
fishery extension activities by target groups and strengthening supervision and
inspection of fishery extension activities. To implement these solutions, the thesis also
recommends that 01 decree and 03 circulars and 01 decision should be amended, and 01
new circular be promulgated. In addition, provincial authorities are advised to issue
some decisions and guidelines aimed to adjust the policy implementation process in
accordance with the characteristics of each province.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Vai trò của thủy sản nuôi trồng ngày càng trở nên quan trọng và chiếm ƣu
thế hơn so với thủy sản khai thác. Nếu nhƣ năm 1990, tỷ trọng sản lƣợng thủy
sản nuôi trồng chỉ chiếm 18% trong tổng sản lƣợng thủy sản tiêu dùng và xuất
khẩu của cả nƣớc thì đến năm 2015 đã lên tới 54% (Tổng cục Thống kê, 2016).
Để đáp ứng nhu cầu này, Việt Nam ngày càng chú trọng phát triển nuôi trồng
thủy sản (NTTS), trong đó có NTTS ở vùng ven biển Bắc Bộ. Hiện nay, tổng
diện tích NTTS mặn lợ ở vùng ven biển Bắc Bộ khoảng 40 nghìn ha và khoảng
16 nghìn lồng bè, phân bố dọc ven biển 5 tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh, Hải
Phòng, Thái Bình, Nam Định đến Ninh Bình (Tổng cục Thủy sản, 2013).
Để hỗ trợ phát triển NTTS, Việt Nam đã sử dụng nhiều giải pháp khác
nhau, trong đó có sử dụng chính sách khuyến ngƣ. Chính sách khuyến ngƣ đƣợc
xem là một trong những công cụ tạo khuôn khổ pháp lý và cung cấp những hỗ trợ
cần thiết để chuyển giao khoa học, kỹ thuật và cung cấp thông tin cho hộ gia đình
giúp họ nâng cao hiệu quả nuôi trồng, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu.
Thời gian qua, chính sách khuyến ngƣ đã làm thay đổi sâu sắc về phƣơng thức

sản xuất thủy sản, góp phần tăng thu nhập cho ngƣ dân, tạo nguồn thu ngoại tệ
đáng kể cho đất nƣớc (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2014).
Nuôi trồng thủy sản ven biển Bắc Bộ có nhiều điểm khác biệt. Nếu so với
nuôi trồng nƣớc ngọt, hình thức NTTS mặn lợ ven biển Bắc Bộ có mức đầu tƣ
lớn hơn, áp dụng khoa học kỹ thuật nhiều hơn. Nếu so với cùng hình thức nuôi
trồng ở 3 vùng ven biển khác, mức độ đầu tƣ, năng suất nuôi trồng ở vùng ven
biển Bắc Bộ lại thấp hơn. Theo số liệu của Tổng cục Thủy sản (2013), năng suất
tôm sú vùng ven biển Bắc Bộ chỉ đạt 0,3 tấn/ha, trong khi năng suất các vùng ven
biển khác đạt từ 0,53 đến 0,6 tấn/ha; cùng một đối tƣợng nuôi, ở các vùng ven
biển khác nuôi đƣợc quanh năm còn vùng ven biển Bắc Bộ chỉ nuôi theo mùa.
Chính vì có nhiều khác biệt về đặc điểm nuôi trồng, trong khi chính sách khuyến
ngƣ hiện hành có phạm vi điều chỉnh rộng với nhiều nội dung chung chung nên
khi triển khai chính sách khuyến ngƣ cho NTTS vùng ven biển Bắc Bộ đã làm
nảy sinh nhiều bất cập. Theo Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngƣ Hải Phòng
(2014), hiện nay chế độ ƣu đãi cho cán bộ còn thấp, trang thiết bị phục vụ hoạt
động còn thiếu thốn, cơ chế chính sách chƣa phù hợp nên rất khó triển khai các
hoạt động khuyến ngƣ nhất là trong điều kiện đi lại vùng ven biển vất vả. Hải
1


Phòng là đơn vị có mức đầu tƣ cho khuyến ngƣ lớn (26 tỷ đồng/năm, gồm cho cả
khuyến nông) mà còn gặp nhiều khó khăn, các địa phƣơng khác nhƣ Quảng
Ninh, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình có mức đầu tƣ thấp (từ 5 - 9 tỷ
đồng/năm) chắc chắn còn gặp nhiều khó khăn hơn.
Trong giai đoạn tới, quan điểm và định hƣớng của Nhà nƣớc về khuyến
ngƣ sẽ có những thay đổi, chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa hàng năm sang hoạt
động theo chƣơng trình và dự án vận hành theo định hƣớng của cơ chế thị trƣờng
(QĐ 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013); tăng cƣờng xã hội hóa công tác khuyến ngƣ
để thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, hƣớng dẫn và trao đổi thông tin khuyến
ngƣ đến ngƣời sản xuất (QĐ 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010). Hơn nữa, chính

sách khuyến ngƣ thuộc nhóm chính sách có kèm theo nguồn lực thực hiện. Trong
giai đoạn 2011 - 2015, ngân sách nhà nƣớc đã đầu tƣ khoảng 821 tỷ đồng/năm
cho khuyến nông, khuyến lâm và khuyến ngƣ (Trung tâm KNQG, 2015). Vì thế,
việc hoàn thiện chính sách khuyến ngƣ không chỉ góp phần nâng nâng cao hiệu
quả NTTS, hiện thực hóa chủ trƣơng của Nhà nƣớc, mà còn góp phần nâng cao
hiệu quả đầu tƣ công trong lĩnh vực ngƣ nghiệp.
Thời gian qua, đã có một số công trình nghiên cứu khoa học có nội dung
liên quan đến chính sách khuyến ngƣ và hoàn thiện chính sách khuyến ngƣ.
Trong các nghiên cứu này, các học giả đã luận giải đƣợc một số vấn đề lý luận
cũng nhƣ đã tiến hành đánh giá thực tiễn và đề xuất giải pháp hoàn thiện chính
sách khuyến ngƣ ở từng góc độ và phạm vi khác nhau, điển hình nhƣ: (i) Trong
nghiên cứu về thực trạng áp dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp nhìn từ
phía nông dân, Trần Công Thắng và cs. (2013) đã xem khuyến ngƣ là hoạt động
chủ đạo trong chuyển giao khoa học công nghệ trong nông nghiệp để từ đó hệ
thống hóa vấn đề lý luận, đánh giá đƣợc thực trạng và đề xuất giải pháp cải thiện
hệ thống khuyến ngƣ. Tuy nhiên, nghiên cứu chƣa tập trung nhiều đến đánh giá
khâu hoạch định chính sách nên giải pháp đƣa ra chƣa toàn diện. (ii) Trong
nghiên cứu nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông cho đồng bào dân tộc thiểu
số khu vực miền núi miền Bắc Việt Nam, Hoàng Vũ Quang và cs. (2012) đã
phản ánh đƣợc hiệu quả của hoạt động khuyến ngƣ cho đồng bào dân tộc miền
núi trên cơ sở đánh giá khâu triển khai chính sách và tác động chính sách. Tuy
nhiên, nếu tiếp cận phân tích theo chu trình chính sách thì nghiên cứu còn thiếu
vắng nội dung phân tích hoạch định chính sách. (iii) Trong nghiên cứu thực trạng
và giải pháp nâng cao hiệu quả dịch vụ khuyến nông ở Việt Nam, Nguyễn Hữu
Thọ và cs. (2012) đã chỉ ra đƣợc cơ sở lý luận và đánh giá ảnh hƣởng của dịch vụ
khuyến nông đến phát triển nông nghiệp ở Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ
2


đề cập một cách chung chung, chƣa cụ thể cho khuyến ngƣ NTTS và đặc biệt là

cho vùng ven biển Bắc Bộ. (iv) Trong nghiên cứu nâng cao hiệu quả công tác
khuyến nông ở Nghệ An, Nguyễn Tuấn Sơn (2010) đã nghiên cứu về hiệu quả
công tác khuyến nông và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
khuyến nông cho Nghệ An. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu này là mới tập
trung đƣợc tính hiệu quả của chính sách, chƣa phân tích đƣợc các yếu tố khác
nhƣ tính đồng bộ, tính phù hợp của chính sách; hơn nữa chỉ mới nghiên cứu cho
1 tỉnh. (v) Trong nghiên cứu chính sách khuyến khích, thúc đẩy nghiên cứu và
ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, Phạm Bảo Dƣơng và cs.
(2009) đã phản ảnh một cách tổng quát về thực trạng hệ thống chính sách liên
quan đến khuyến nông. Tuy nhiên, nghiên cứu chƣa phân tích sâu chính sách
khuyến ngƣ, bởi vì trong nghiên cứu này, chính sách khuyến ngƣ mới đƣợc xem
là một bộ phận cấu thành của chính sách nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật
trong nông nghiệp. (vi) Trong nghiên cứu cơ sở khoa học của sự hình thành và
phát triển thể chế hệ thống dịch vụ nông nghiệp và nông thôn, Đào Thế Anh và
cs. (2008) đã hệ thống hóa, phân loại đƣợc các loại dịch vụ nông nghiệp, trong đó
khuyến ngƣ là một trong 8 loại dịch vụ nông nghiệp. Tuy nhiên, việc đánh giá
thực trạng chính sách khuyến ngƣ còn rất ít, chƣa cụ thể.
Qua việc tổng quan một số công trình nghiên cứu cho thấy, các nghiên
cứu về khuyến ngƣ và chính sách khuyến ngƣ đã đƣợc tiến hành tƣơng đối đa
dạng cả về nội dung và phạm vi nghiên cứu, tuy nhiên còn thiếu vắng trên một số
khía cạnh, cụ thể: Về lĩnh vực, phần lớn các nghiên cứu mới tập trung cho hoạt
động khuyến nông mang nghĩa rộng, chƣa nghiên cứu chuyên sâu cho khuyến
ngƣ NTTS. Về nội dung, phần lớn các nghiên cứu mới nghiên cứu và đề xuất giải
pháp điều chỉnh chính sách ở từng góc độ đơn lẻ, chƣa thực hiện một cách đồng
bộ theo chu trình chính sách từ hoạch định đến tổ chức triển khai và đánh giá tác
động chính sách. Về không gian, đã có nghiên cứu về khuyến ngƣ trên phạm vi
toàn quốc, phạm vi từng tỉnh hoặc cho vùng miền núi, nhƣng chƣa có nghiên cứu
khuyến ngƣ cho vùng ven biển Bắc Bộ.
Từ việc khái quát thực tiễn và đánh giá sơ lƣợc một số công trình
nghiên cứu liên quan, một số câu hỏi nghiên cứu đƣợc đặt ra:

(1) Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu cho nghiên cứu hoàn thiện
chính sách khuyến ngƣ NTTS vùng ven biển là gì?
(2) Kết quả hoạch định và tổ chức triển khai chính sách khuyến ngƣ
NTTS vùng ven biển Bắc Bộ hiện nay nhƣ thế nào, nó có tác động
làm tăng hiệu quả kinh tế NTTS của các hộ không?
3


(3) Những yếu tố ảnh hƣởng và các bất cập nảy sinh trong hoạch định và
trong tổ chức triển khai chính sách khuyến ngƣ NTTS vùng ven biển
Bắc Bộ hiện nay là gì?
(4) Để hoàn thiện chính sách khuyến ngƣ nhằm góp phần thúc đẩy phát
triển NTTS ở vùng ven biển Bắc Bộ cần những giải pháp gì?
Xuất phát từ những câu hỏi nghiên cứu đã nêu, việc tổ chức thực hiện
đề tài luận án là có ý nghĩa. Kết quả của đề tài không chỉ góp phần thúc đẩy
phát triển NTTS vùng ven biển Bắc Bộ mà còn là cơ sở, là kinh nghiệm cho
nghiên cứu hoàn thiện chính sách khuyến ngƣ NTTS ở các vùng ven biển khác
trong cả nƣớc.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách khuyến
ngƣ nhằm góp phần thúc đẩy phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển Bắc
Bộ trong giai đoạn tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa và phát triển một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoàn
thiện chính sách khuyến ngƣ nuôi trồng thủy sản vùng ven biển;
- Đánh giá thực trạng hoạch định, tổ chức triển khai, mức độ tác động và
các yếu tố ảnh hƣởng đến chính sách khuyến ngƣ nuôi trồng thủy sản vùng ven
biển Bắc Bộ;
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách khuyến ngƣ nhằm phát triển

nuôi trồng thủy sản vùng ven biển Bắc Bộ trong giai đoạn tới.
1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là các vấn đề về khuyến ngƣ và chính sách khuyến
ngƣ nuôi trồng thủy sản vùng ven biển Bắc Bộ.
Đối tƣợng thu thập số liệu sơ cấp phục vụ nghiên cứu là các hộ NTTS và
cán bộ 4 cấp từ xã đến Trung ƣơng có liên quan đến hoạch định và triển khai
chính sách khuyến ngƣ NTTS vùng ven biển Bắc Bộ.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Là vùng ven biển Bắc Bộ, gồm vùng ven biển của 5 tỉnh
là Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình.
4


- Về thời gian: Số liệu và thông tin phản ảnh kết quả nghiên cứu thực
trạng chính sách khuyến ngƣ chủ yếu lấy trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2015;
các kiến nghị điều chỉnh chính sách cho giai đoạn 2016 - 2020.
- Về nội dung: Luận án có những nội dung đã đƣợc tập trung nghiên cứu
sâu, nhƣng cũng có nội dung còn hạn chế, cụ thể: (i) Về chủ thể cung cấp dịch vụ
khuyến ngƣ, tập trung nghiên cứu sâu hệ thống khuyến ngƣ nhà nƣớc, khu vực tƣ
nhân cũng đƣợc nghiên cứu nhƣng chỉ đƣợc phản ánh thông qua kết quả tiếp
nhận từ phía ngƣ dân; (ii) Về hoạt động khuyến ngƣ, tập trung vào khuyến ngƣ
NTTS mặn lợ ở vùng ven biển, không nghiên cứu khuyến ngƣ khai thác thủy sản
hoặc khuyến ngƣ nuôi trồng nƣớc ngọt; (iii) Về tác động của chính sách khuyến
ngƣ, tập trung nghiên cứu sâu trên khía cạnh kinh tế, không nghiên cứu tác động
trên khía cạnh môi trƣờng và xã hội.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Những đóng góp mới của luận án về học thuật và lý luận, là: (i) đã hệ
thống hóa và làm sáng tỏ đƣợc khái niệm, đặc điểm, mục tiêu và nội dung nghiên
cứu cho nghiên cứu hoàn thiện chính sách khuyến ngƣ NTTS vùng ven biển; (ii)

đã xây dựng đƣợc phƣơng pháp tiếp cận, khung phân tích và phƣơng pháp phân
tích cho nghiên cứu hoàn thiện chính sách khuyến ngƣ NTTS vùng ven biển; (iii)
đã mô hình hóa đƣợc các đặc điểm của khuyến ngƣ theo từng giai đoạn phát triển
của nuôi trồng thủy sản, từ đó chỉ ra rằng, hoàn thiện chính sách khuyến ngƣ
không chỉ để giải quyết những bất cập trƣớc mắt mà còn định hƣớng cho khuyến
ngƣ vận hành theo mô hình khuyến ngƣ phù hợp với đặc điểm của nuôi trồng
thủy sản trong từng giai đoạn cụ thể.
Những đóng góp mới của luận án về thực tiễn, là: (i) đã thực hiện nghiên
cứu hoàn thiện chính sách khuyến ngƣ dựa trên một chu trình chính sách đầy đủ,
từ hoạch định chính sách, tổ chức triển khai chính sách, đánh giá tác động của
chính sách đến đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách; (ii) đã hoàn thiện chính
sách khuyến ngƣ cho một hoạt động thủy sản cụ thể, đó là nuôi trồng và cho một
vùng cụ thể, đó là vùng ven biển Bắc Bộ; (iii) đã hình thành nguồn thông tin mới
về thực trạng chính sách khuyến ngƣ và kết quả triển khai chính sách khuyến ngƣ
nuôi trồng thủy sản vùng ven biển Bắc Bộ để các cơ quan Trung ƣơng, chính
quyền địa phƣơng và các nhà nghiên cứu có thêm thông tin tham khảo.

5


PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH KHUYẾN NGƢ NUÔI TRỒNG
THỦY SẢN VÙNG VEN BIỂN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH KHUYẾN NGƢ
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÙNG VEN BIỂN
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khuyến ngư
Hiện nay, các thuật ngữ nhƣ khuyến nông, khuyến lâm và khuyến ngƣ đã
trở nên rất phổ biến. Tất cả các thuật ngữ này đƣợc bắt nguồn từ thuật ngữ
"khuyến" (trong tiếng Anh là Extension).

Thuật ngữ "khuyến" đƣợc sử dụng đầu tiên trong một chƣơng trình giáo
dục do Trƣờng Đại học Oxford và Trƣờng Đại học Cambridge (nƣớc Anh) biên
soạn vào năm 1867. Mục tiêu của chƣơng trình giáo dục này là nhằm thúc đẩy sự
mở rộng, nhân rộng các kết quả nghiên cứu ở trƣờng đại học ra cộng đồng dân cƣ
lân cận. Đến năm 1890, các hoạt động "khuyến" đầu tiên đƣợc triển khai và sau
này đã trở thành hoạt động chính khóa trong các trƣờng đại học ở Anh và Mỹ vào
năm 1914; sau đó nó đƣợc sử dụng chính thức trong phạm vi Bộ Nông nghiệp
Anh và các nƣớc châu Âu (Swanson and Rajalantin, 2010).
Do có sự trao đổi, giao lƣu của các nhà nghiên cứu, nhà lãnh đạo giữa các
nƣớc đang phát triển với các giáo sƣ, chuyên gia nông nghiệp tại một số trƣờng
đại học ở Anh và Mỹ nên thuật ngữ "khuyến" đƣợc giới thiệu sang các nƣớc
đang phát triển từ những năm 1950. Lúc này, khuyến nông đƣợc hiểu là việc
triển khai, mở rộng, cung cấp sự hiểu biết, thông tin khoa học và kỹ năng cho
ngƣời sản xuất bằng hình thức giáo dục không chính thức với mục đích để nâng
cao chất lƣợng cuộc sống của họ (Qamar, 2005).
Cùng với khái niệm này, còn có nhiều khái niệm khác về khuyến nông
nhƣ: Khuyến nông là sự chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học từ các
viện nghiên cứu nông nghiệp cho nông dân với phƣơng châm "giúp đỡ ngƣời ta
để họ tự giúp mình" (Jacobsen, 1996); Khuyến nông là một dịch vụ hay hệ thống
giúp đỡ nông dân thông qua hoạt động giáo dục nhằm nâng cao các phƣơng pháp
và kỹ thuật canh tác, tăng hiệu quả sản xuất và thu nhập, cải thiện mức sống của
nông dân (Axinn, 2005); Khuyến nông là quá trình hƣớng dẫn, giúp đỡ nông dân
6


nắm bắt và áp dụng đƣợc các thông tin về kinh tế, kỹ thuật, tổ chức, quản lý, thị
trƣờng vào sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp, công
nghiệp và dịch vụ nông thôn đáp ứng đƣợc nhu cầu của từng gia đình, cộng đồng
và cả xã hội (Đỗ Kim Chung, 2011).
Khi đề cập đến lĩnh vực nông nghiệp, thuật ngữ "nông nghiệp" thƣờng

đƣợc hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả nông nghiệp, lâm nghiệp và ngƣ nghiệp.
Do đó, khuyến ngƣ cũng có nội hàm giống nhƣ khuyến nông, nó chỉ khác là đã
đƣợc cụ thể hóa cho lĩnh vực thủy sản. Trong phạm vi luận án, có thể hiểu
khuyến ngƣ nhƣ sau: Khuyến ngư là hình thức giáo dục phi chính thức nhằm
nâng cao hiểu biết cho các chủ thể và khuyến khích họ áp dụng để nâng cao hiệu
quả các hoạt động thủy sản.
Chủ thể trong lĩnh vực thủy sản thƣờng gồm các cá nhân, hộ gia đình, tổ
hợp tác, HTX và doanh nghiệp. Hoạt động thủy sản có thể là nuôi trồng thủy sản,
khai thác thủy sản, chế biến, dịch vụ và kinh doanh thủy sản. Mỗi cách phân loại
hoạt động thủy sản sẽ có loại hình khuyến ngƣ tƣơng ứng, nhƣ: khuyến ngƣ nuôi
trồng thủy sản, khuyến ngƣ khai thác thủy sản hay khuyến ngƣ dịch vụ và chế
biến thủy sản. Trong phạm vi của luận án, chỉ tập trung nghiên cứu về khuyến
ngƣ nuôi trồng thủy sản.
2.1.1.2. Hoạt động khuyến ngư
Hoạt động khuyến ngƣ hay còn gọi là phƣơng pháp khuyến ngƣ. Theo Đỗ
Kim Chung (2011), hoạt động khuyến ngƣ là cách tổ chức tiến hành chuyển giao
thông tin khuyến ngƣ (thông tin về sản phẩm, công nghệ, thị trƣờng, tổ chức và
quản lý sản xuất...) tới ngƣ dân. Theo Swason (2010), hoạt động khuyến ngƣ là
hình thức giáo dục phi chính thức nhằm cung cấp thông tin mang tính thời điểm,
nội dung thông tin hƣớng ngay vào vấn đề nảy sinh của ngƣời học, trình tự học
không theo cấp bậc, đối tƣợng học không phân biệt tuổi tác và trình độ. Các hình
thức giáo dục phi chính thức trong khuyến ngƣ rất đa dạng, nhƣ: tuyên truyền
qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, tập huấn đào tạo, thăm quan mô hình,
tƣ vấn và dịch vụ. Theo Nghị định 02/2010/NĐ-CP, các hoạt động nhƣ tập huấn,
đào tạo, tuyên truyền, tƣ vấn và dịch vụ khuyến ngƣ đƣợc hiểu là các hoạt động
khuyến ngƣ. Nhƣ vậy có thể hiểu: hoạt động khuyến ngư là cách thức cung cấp
thông tin, chuyển giao khoa học kỹ thuật và hướng dẫn kỹ thuật cho các tác nhân
trong lĩnh vực thủy sản.

7



2.1.1.3. Chính sách khuyến ngư
Chính sách là một thuật ngữ đã đƣợc sử dụng rất phổ biến trong xã hội ở
nhiều lĩnh vực. Vì thế, hiện có nhiều khái niệm khác nhau về chính sách, nhƣ:
Chính sách là tập hợp các hành động của Chính phủ để điều hành một khía cạnh
của nền kinh tế, bao gồm các mục tiêu mà chính phủ mong muốn và cách thức để
đạt đƣợc mục tiêu đó (Ellis, 1992); Chính sách là phƣơng cách, đƣờng lối hoặc
phƣơng hƣớng dẫn dắt hành động trong việc phân bổ và sử dụng nguồn lực
(Phạm Vân Đình và cs., 2009); Chính sách là một quá trình hành động có mục
đích đƣợc theo đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn đề
mà họ quan tâm (Phạm Bảo Dƣơng, 2009); Chính sách là tập hợp những biện
pháp mà một chủ thể quyền lực hoặc chủ thể quản lý đƣa ra, đƣợc thể chế hóa
thành những quy định có giá trị pháp lý nhằm thực hiện chiến lƣợc phát triển của
hệ thống theo mục đích mà chủ thể quyền lực mong đợi (Vũ Cao Đàm, 2011);
Chính sách là sách lƣợc và các chủ trƣơng, biện pháp cụ thể để thực hiện đƣờng
lối và nhiệm vụ trong một thời kỳ lịch sử nhất định (Trung tâm Từ điển học,
2013); Chính sách là định hƣớng, là giải pháp của Nhà nƣớc để giải quyết vấn đề
của thực tiễn nhằm đạt đƣợc mục tiêu nhất định (Chính phủ, 2016).
Qua đó cho thấy, khó có một khái niệm duy nhất về chính sách cho phù
hợp với mọi đối tƣợng, mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, từ những khái niệm đã đề cập,
trong phạm vi nghiên cứu của luận án có thể hiểu: Chính sách khuyến ngư là tập
hợp các định hướng và giải pháp của Nhà nước để điều chỉnh hoạt động khuyến
ngư theo mục tiêu Nhà nước đã định trước".
Trong khái niệm này, Nhà nƣớc đƣợc hiểu là các cơ quan công quyền các
cấp từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Mục tiêu đã định trƣớc là cái mà Nhà nƣớc
đang muốn, đang kỳ vọng; nó còn đƣợc gọi là mục tiêu chính sách. Mục tiêu
chính sách có thể đƣợc nêu ra trong văn bản chính sách (mục tiêu công bố) hoặc
không đƣợc nêu ra trong văn bản chính sách (mục tiêu ngầm định). Mục tiêu
công bố hay mục tiêu ngầm định đều có ý nghĩa nhƣ nhau; các biện pháp, giải

pháp của chính sách đều buộc phải hƣớng theo để đạt đƣợc mục tiêu này.
Đặc trƣng nổi bật của chính sách là do cơ quan nhà nƣớc ban hành, có quy
tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung và đƣợc Nhà nƣớc bảo đảm thực
hiện. Hiện nay, các chính sách nói chung, chính sách khuyến ngƣ nói riêng đều
đƣợc thể hiện ở dạng các văn bản, nên còn đƣợc gọi là văn bản chính sách. Chính
sách hiện nay ở Việt Nam đƣợc xây dựng và ban hành theo Luật Ban hành văn
bản quy phạm pháp luật nên văn bản chính sách còn đƣợc gọi là văn bản quy
phạm pháp luật. Trong luận án, các thuật ngữ này cùng đƣợc sử dụng và có ý
nghĩa nhƣ nhau.
8


2.1.1.4. Hoàn thiện chính sách khuyến ngư
Thuận ngữ hoàn thiện đƣợc sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, trong
đó có lĩnh vực xây dựng cơ chế, chính sách. Theo Phạm Vân Đình và cs. (2009),
hoàn thiện chính sách là điều chỉnh các quy định và mức độ các quy định trong
các văn bản chính sách đã ban hành. Gần đây, Đảng ta đã ban hành hai nghị
quyết quan trọng mà trọng tâm là hoàn thiện chính sách đó là Nghị quyết số 48NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lƣợc xây dựng và
hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hƣớng đến năm
2020 và Nghị quyết 21 - NQ/TW ngày 30 tháng 1 năm 2008 của Ban chấp hành
Trung ƣơng Đảng hóa X về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng định
hƣớng xã hội chủ nghĩa. Trong hai nghị quyết này, hoàn thiện chính sách đƣợc
hiểu là sự điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một hoặc một số chủ trƣơng, biện pháp để
chủ thể quyền lực đạt đƣợc mục tiêu một cách thuận lợi hơn.
Qua đó có thể hiểu, hoàn thiện chính sách khuyến ngư là việc điều chỉnh,
sửa đổi, bổ sung một hoặc một số định hướng, giải pháp của Nhà nước về khuyến
ngư để khuyến ngư đạt được mục tiêu một cách thuận lợi hơn. Hiện nay, các
chính sách đều đƣợc văn bản hóa, vì thế về mặt hình thức có thể hiểu: "Hoàn
thiện chính sách khuyến ngư là việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một hoặc một số
số quy định và mức độ của các quy định trong hệ thống văn bản chính sách để

khuyến ngư đạt được mục tiêu một cách thuận lợi hơn". Trong đó, "những quy
định" thể hiện nội dung các định hƣớng và giải pháp của Nhà nƣớc; còn "mức độ
những quy định" thể hiện mức độ can thiệp của Nhà nƣớc trong từng giải pháp.
Nhà nƣớc căn cứ vào tính đa dạng của NTTS và quan điểm xây dựng
chính sách trong từng thời kỳ để ban hành chính sách khuyến ngƣ có phạm vi
chung hay cụ thể cho từng vùng, từng hoạt động thủy sản. Trong phạm vi luận
án, hoàn thiện chính sách khuyến ngƣ nhằm phát triển NTTS vùng ven biển đƣợc
hiểu là: (i) hoàn thiện cho một hoạt động thủy sản cụ thể, đó là hoạt động nuôi
trồng; (ii) hoàn thiện cho một vùng cụ thể, đó là vùng ven biển. (iii) hoàn thiện vì
một mục tiêu cụ thể, đó là nhằm phát triển nuôi trồng thủy sản.
2.1.1.5. Nuôi trồng thủy sản vùng ven biển
Thủy sản là thuật ngữ chỉ chung về những nguồn lợi, sản vật đem lại cho
con ngƣời từ môi trƣờng nƣớc đƣợc con ngƣời khai thác hoặc nuôi trồng. Trong
môi trƣờng nƣớc có nhiều loài động vật, thực vật sinh sống; chúng phân bố trên
diện rộng với mật độ thấp, nếu chỉ dựa vào khai thác tự nhiên thì sản lƣợng

9


không cao, không chủ động. Do đó, con ngƣời đã dựa vào đặc điểm tự nhiên của
từng loài rồi khoanh vùng và tác động thông qua các yếu tố nhƣ thức ăn, kiểm
soát dịch bệnh để có đƣợc sản lƣợng nhiều hơn, chủ động hơn. Các hoạt động
này tạo thành một lĩnh vực gọi là nuôi trồng, trong đó "nuôi" thể hiện đối với
động vật (tôm, cá, cua) và "trồng" thể hiện đối với thực vật (rong, tảo, san hô, cỏ
biển). Nhƣ vậy, nuôi trồng thủy sản là một loại hình, lĩnh vực sản xuất đƣợc hình
thành dựa trên cơ sở thuần hóa, chế ngự và chăm sóc các loài động, thực vật có
giá trị kinh tế sống trong môi trƣờng nƣớc.
Vùng ven biển là nơi tiếp giáp giữa biển và đất liền, vùng ven biển rất đa
dạng về hình dạng, về chức năng và rất khó khoanh định ranh giới một cách rõ
ràng. Theo Viện Tái thiết Nông thôn quốc tế Philipines (2000) cho rằng, vùng

ven biển là vùng đất chịu ảnh hƣởng của biển, phạm vi tùy ý phụ thuộc vào mực
thủy triểu. Theo Đỗ Hoài Nam (2003), vùng ven biển là dải đất dọc đƣờng bờ
biển, bao gồm phần kéo dài của biển đến ranh giới ảnh hƣởng của thủy triều vào
đất liền. Theo Chính phủ (2009), vùng ven biển là vùng chuyển tiếp giữa lục địa
và biển, bao gồm vùng biển ven bờ và vùng đất ven biển đƣợc xác định theo ranh
giới hành chính để quản lý.
Qua khái niệm về nuôi trồng thủy sản và vùng ven biển nhƣ đã đề cập,
trong nghiên cứu này có thể hiểu, nuôi trồng thủy sản vùng ven biển là hoạt động
thuần hóa, chế ngự và chăm sóc các đối tượng thủy sản trong môi trường nước
mặn, lợ ở vùng tiếp giáp giữa biển và đất liền.
2.1.2. Vai trò của chính sách khuyến ngƣ nuôi trồng thủy sản vùng ven biển
Chính sách nông nghiệp nói chung, chính sách khuyến ngƣ nói riêng có
vai trò quan trọng trong phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản. Trong đó, chính
sách khuyến ngƣ NTTS vùng ven biển có một số vai trò chủ đạo sau:
Thứ nhất, là công cụ giúp Nhà nước quản lý hoạt động khuyến ngư. Nhà
nƣớc quản lý các hoạt động xã hội bằng chính sách và pháp luật. Theo Phạm Vân
Đình và cs. (2009) và Vũ Cao Đàm (2011), chính sách là công cụ để Nhà nƣớc
quản lý, bất kể là quản lý kinh tế, quản lý xã hội hay quản lý bất kỳ lĩnh vực nào
khác. Thông qua chính sách, Chính phủ điều hành, phát triển toàn diện các ngành
kinh tế của Đất nƣớc. Theo đó, Nhà nƣớc thông qua chính sách khuyến ngƣ để
quản lý hoạt động khuyến ngƣ.

10


Thứ hai, tạo khuôn khổ pháp lý và cung cấp những hỗ trợ cần thiết cho
hoạt động khuyến ngư. Hoạt động khuyến ngƣ đƣợc xem là một loại dịch vụ
trong sản xuất nông nghiệp, trong đó các tác nhân cung cấp dịch vụ và sử dụng
dịch vụ rất đa dạng. Tác nhân cung cấp dịch vụ có thể là Nhà nƣớc, các tổ chức
phi chính phủ, khu vực tƣ nhân. Tác nhân sử dụng dịch vụ có thể là cá nhân, hộ

gia đình, tổ hợp tác hoặc doanh nghiệp. Theo Đào Thế Anh và cs. (2008), mối
quan hệ giữa bên cung cấp và bên sử dụng dịch vụ rất đa dạng. Có trƣờng hợp
ngƣời sử dụng dịch vụ cũng là ngƣời chi trả tiền dịch vụ, nhƣng cũng có trƣờng
hợp ngƣời sử dụng dịch vụ không phải là ngƣời chi trả dịch vụ vì có thể do Nhà
nƣớc hoặc một tổ chức nào đó hỗ trợ. Trƣớc tính đa dạng của vấn đề, để khuyến
ngƣ hoạt động hiệu quả, Nhà nƣớc thông qua chính sách khuyến ngƣ đƣa ra
những quy định mang tính bắt buộc để các chủ thể cung cấp cũng nhƣ chủ thể
tiếp nhận dịch vụ khuyến ngƣ phải tuân thủ hoạt động.
Thứ ba, là công cụ định hướng phát triển NTTS trong từng giai đoạn.
Trong từng giai đoạn khác nhau, mỗi đối tƣợng thủy sản sẽ có vai trò và mức độ
ảnh hƣởng khác nhau đến toàn ngành thủy sản. Vì thế, Nhà nƣớc sẽ thông qua
chính sách khuyến ngƣ để điều chỉnh mở rộng hay thu hẹp sự phát triển của
nhƣng đối tƣợng cụ thể, thông qua việc tập trung nhiều hơn hoặc ít hơn hoạt
động khuyến ngƣ cho những đối tƣợng đó. Ví dụ, trong giai đoạn đầu năm 2000
ở miền Bắc Việt Nam, tôm sú là đối tƣợng nuôi trồng mới mang lại hiệu quả cao,
nên khi đó chính sách khuyến ngƣ đã điều chỉnh để tập trung nhiều thông tin hơn
cho tôm sú, đƣa những mô hình nuôi tôm sú từ miền Trung và miền Nam ra miền
Bắc. Hoặc hiện nay, theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (2014), xu thế phát
triển của nông sản thế giới là phải theo chuỗi giá trị và hƣớng theo tín hiệu thị
trƣờng, vì thế các hoạt động khuyến ngƣ cũng phải thay đổi nội dung để định
hƣớng cho thủy sản phát triển theo chuỗi giá trị và theo thị trƣờng.
Thứ tư, là công cụ hỗ trợ của Nhà nước cho những chủ thể NTTS yếu thế.
Trong xã hội, khoảng chênh lệch về thu nhập của bộ phận cƣ dân giàu nhất và
nghèo nhất luôn luôn tồn tại và có xu hƣớng nới rộng. Vì vậy, Chính phủ phải sử
dụng chính sách để hỗ trợ bộ phận dân cƣ nghèo, giảm sự bất công trong xã hội
(Phạm Vân Đình và cs., 2009). Trong NTTS vùng ven biển cũng vậy, không chỉ
do sự vận động của xã hội mà còn do ảnh hƣởng của thiên nhiên và dịch bệnh
nên trong bất kỳ giai đoạn nào NTTS vùng ven biển cũng có những hộ yếu thế
hơn và những vùng kém phát triển hơn. Khi đó, chính sách khuyến ngƣ đƣợc sử


11


dụng nhƣ một công cụ để Nhà nƣớc giúp đỡ những hộ yếu thế, những vùng kém
phát triển nâng cao hiệu quả nuôi trồng. Sự hỗ trợ thƣờng thông qua việc tăng
định mức độ hỗ trợ để khuyến khích ngƣ dân tiếp cận nhiều hơn các dịch vụ
khuyến ngƣ; tăng kinh phí để các cơ quan, cá nhân tổ chức nhiều hơn hoạt động
khuyến ngƣ cho từng nhóm đối tƣợng cần hỗ trợ, những vùng cần hỗ trợ.
2.1.3. Đặc điểm của nghiên cứu hoàn thiện chính sách khuyến ngƣ nuôi
trồng thủy sản vùng ven biển
Nhìn chung, nghiên cứu hoàn thiện chính sách khuyến ngƣ NTTS vùng
ven biển cũng có bản chất nhƣ các nghiên cứu hoàn thiện chính sách khác. Tuy
nhiên, do có sự khác nhau về đối tƣợng và phạm vi nên nghiên cứu hoàn thiện
chính sách khuyến ngƣ NTTS vùng ven biển có một số đặc điểm cơ bản nhƣ sau:
- Hoàn thiện cho một hoạt động cụ thể: Ngành thủy sản là ngành sản xuất
có tính hỗn hợp, gồm nhiều ngành khác nhau nhƣ khai thác, nuôi trồng, chế biến
và dịch vụ thủy sản. Tùy từng giai đoạn, mỗi quốc gia sẽ lựa chọn cách thức ban
hành chính sách khuyến ngƣ khác nhau, có thể ban hành chung cho toàn ngành
thủy sản hoặc cho một số hoạt động thủy sản cụ thể (Nguyễn Hữu Thọ và cs.,
2012). Trong trƣờng hợp này, nghiên cứu hoàn thiện chính sách khuyến ngƣ cho
NTTS vùng ven biển là nghiên cứu hoàn thiện chính sách cho một hoạt động cụ
thể, đó là hoạt động NTTS. Nuôi trồng thủy sản có nhiều đặc điểm riêng nên nhu
cầu về khoa học, kỹ thuật và thông tin khuyến ngƣ cũng khác. Vì thế, khi hoàn
thiện chính sách khuyến ngƣ cần lƣu ý sự khác biệt này để xây dựng các quy
định cho phù hợp và hiệu quả.
- Hoàn thiện cho một vùng cụ thể: Nuôi trồng thủy sản thƣờng đƣợc tổ
chức ở nhiều vùng khác nhau, có thể ở các vùng nƣớc ngọt nằm sâu trong nội
địa; nhƣng có thể là nuôi nƣớc mặn, lợ ở vùng ven biển. Do vậy, nghiên cứu
hoàn thiện chính sách khuyến ngƣ NTTS vùng ven biển là nghiên cứu hoàn thiện
chính sách cho một vùng cụ thể, đó là vùng ven biển.

- Nội dung hoàn thiện đa dạng và phức tạp: Nuôi trồng thủy sản vùng ven
biển rất đa dạng, đa dạng cả về chủ thể nuôi trồng, đối tƣợng loài nuôi trồng và
hình thức nuôi trồng. Cùng trên một không gian nhất định nhƣng nuôi đƣợc
nhiều đối tƣợng khác nhau nhƣ tôm sú, tôm thẻ, nhuyễn thể hoặc cá trong các
lồng bè. Cùng một đối tƣợng nuôi, nhƣng có những hộ đầu tƣ quy mô lớn nhƣng
có nhiều hộ đầu tƣ quy mô nhỏ. Đặc điểm của chủ thể nuôi cũng đa dạng. Có
những hộ sinh sống ngay ở vùng nuôi nhƣng có những hộ cách vùng nuôi trồng
12


×