Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông việt nam chi nhánh nghệ an (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.21 KB, 2 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Đề tài: Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam – Chi nhánh Nghệ An
Tác giả luận văn:

Lê Văn Thông

Khóa: 2014A

Người hướng dẫn: TS. Dương Mạnh Cường
Từ khóa (Keyword): Dịch vụ phi tín dụng, Ngân hàng thương mại.
Nội dung tóm tắt:
1. Lý do chọn đề tài:
Dịch vụ phi tín dụng (DVPTD) của ngày càng thể hiện vai trò rất quan trọng,
quyết định sự tồn tại của một ngân hàng thương mại (NHTM) trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế. Phát triển DVPTD cũng là cách thức có hiệu quả nhất để thay đổi cơ
cấu kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nhất là trong điều kiện các dịch vụ
tín dụng đang tiềm ẩn nhiều rủi ro như thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, để phát triển
DVPTD tại các NHTM nói chung và tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam (Agribank) Chi nhánh Nghệ An nói riêng cũng không đơn giản. Thực
tế, tại Agribank - Chi nhánh Nghệ An thu từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng rất nhỏ,
khoảng 5 - 7% tổng thu nhập. Mặt khác, nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách
hàng ngày càng lớn và đòi hỏi nhiều hơn về tính tiện ích của các DVPTD. Xuất phát từ
những lý do trên, là cán bộ của Agribank - Chi nhánh Nghệ An qua thực tiễn công tác,
nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển dịch vụ phi tín dụng tới sự phát
triển của ngân hàng. Tôi đã chọn đề tài “Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Nghệ An” làm đề
tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ nhằm đáp ứng nhu cầu của thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
-


Mục đích nghiên cứu: Góp phần thúc đẩy phát triển dịch vụ Phi tín dụng tại
Agribank - Chi nhánh Nghệ An.

-

Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DVPTD.

-

Phạm vi nghiên cứu: Phát triển DVPTD tại Agribank - Chi nhánh Nghệ An,
trong đó chú trọng đến chiến lược phát triển và các giải pháp của Chi nhánh đã
áp dụng để phát triển dịch vụ trong giai đoạn 2012-2015.
1/2


3. Tóm tắt các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả.
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ phi tín dụng của NHTM
Trong chương 1 tác giả tập trung làm rõ cơ sở lý luận về DVPTD cũng như công
tác phát triển dịch vụ, những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DVPTD.
Chương 2: Thực trạng phát triển DVPTD tại Agribank -Chi nhánh Nghệ An
Chương 2 cũng tập trung làm rõ những nội dung về các giải pháp mà Agribank Chi nhánh Nghệ An đã thực hiện. Những kết quả, tồn tại và nguyên nhân trong công
tác phát triển DVPTD trong giai đoạn 2012-2015.
Chương 3: Giải pháp phát triển DVPTD tại Agribank - Chi nhánh Nghệ An
Dựa trên việc phân tích những tồn tại, vướng mắc trong công tác phát triển
DVPTD tại chương 2, tác giả đã đề xuất 8 giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại để
từ đó nâng cao hiệu quả công tác phát triển DVPTD tại Agribank Chi nhánh Nghệ An.
Đóng góp mới của tác giả
- Góp phần phân tích rõ về lý luận, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình
phát triển DVPTD tại Agribank - Chi nhánh Nghệ An.
- Đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm phát triển tốt DVPTD tại Agribank –

Chi nhánh Nghệ An trong thời gian tới.
4. Phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử, kết hợp với sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh.
Trong đó phương pháp phân tích định tính là chủ đạo do chuỗi thời gian của số liệu
quá ngắn (04 năm), không đủ để áp dụng các phương pháp định lượng.
5. Kết luận.
DVPTD đóng một vai trò rất lớn đối với các NHTM, nhất là trong giai đoạn
hiện nay. Nó góp phần đa dạng hóa danh mục sản phẩm dịch vụ và làm tăng doanh thu
cho ngân hàng. Do đó, việc tìm ra các nguyên nhân tồn tại và đề xuất các giải pháp
khắc phục là hết sức cần thiết cho quá trình phát triển DVPTD trong thời gian tới.
2/2



×