Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay vốn tín dụng xuất khẩu của nhà nước tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (860.41 KB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
–––––––––––––––––––––––––––

LƢƠNG VĂN THẠNH

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY
VỐN TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ NƢỚC
TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. DƢƠNG MẠNH CƢỜNG

.

HÀ NỘI – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà nội, ngày


tháng 3 năm 2016

Tác giả luận văn

Lƣơng Văn Thạnh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài Luận văn, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ, những ý kiến đóng góp, chỉ bảo quý báu của nhiều tập thể, cá nhân trong và
ngoài nhà trường.
Trước hết tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo Viện Kinh tế &
Quản lý, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi được học tập
và nghiên cứu các nội dung trong chương trình đào tạo Thạc sỹ.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn chu đáo, tận tình của Thầy giáo TS.
Dương Mạnh Cường, là người trực tiếp hướng dẫn khoa học cho tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu và viết luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, các cán bộ tín dụng thực hiện
nghiệp vụ cho vay vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước- Chi nhánh NHPT Quảng
Ninh, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu đã cung cấp thông tin,
tài liệu và hợp tác với tôi trong quá trình thực hiện Luận văn.
Ngoài ra, tôi cũng nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, sự động viên và tạo mọi
điều kiện về vật chất và tinh thần của của gia đình, bạn bè, người thân. Với tấm lòng
chân thành, tôi xin cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó!
Do thời gian nghiên cứu có hạn, Luận văn của tôi chắc hẳn không thể tránh
khỏi những sơ suất, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô
giáo cùng toàn thể bạn đọc.
Xin trân trọng cảm ơn!

Hà nội, ngày

tháng 3 năm 2016

Tác giả Luận văn

Lƣơng Văn Thạnh

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ................................................................. viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài .......................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................2
3. Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................................3
4. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................3
5. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu .........................................................3
6. Đóng góp mới của đề tài ...................................................................................3
7. Bố cục của luận văn ..........................................................................................4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VỐN TDXK .......................5
1.1 Vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nƣớc .........................................................5
1.1.1 Khái niệm ..................................................................................................5
112


i tr

113

tr n

114

qu t

tn

n

u t

ov
quố t p

u .................................................................5

vốn tín d n
i tu n t

u t

tron

u ........................................6
o t ộn t n


n

u t

u ..7

1.2. Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế ...................................................9
1.2.1 Xu t kh u góp phần chuyển dị

ơ

u kinh t , t ú

y s n xu t phát

triển .....................................................................................................................9
1.2.2 Xu t kh u t o nguồn vốn ngo i tệ cho nền kinh t ...................................9
1.2.3 Xu t kh u ó t

ộng tích cự

n gi i quy t ôn ăn việc làm và c i

thiện ời sống nhân dân ...................................................................................10
1.2.4 Xu t kh u là ơ sở mở rộn và t ú

y các quan hệ kinh t

ối ngo i 10


1.3. Các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng hoá............................................10

iii


1.3.1. Lợi th c nh tranh quốc gia ...................................................................10
1.3.2. Chính sách ngo i t

ơn .......................................................................11

1.3.3. Chính sách tài chính ...............................................................................11
1.3.4. Các y u tố khác ......................................................................................12
1.4. Hiệu quả kinh tế cho vay vốn tín dụng xuất khẩu ....................................13
141

i niệm ................................................................................................13
n

1.4.2

n tố n

ởn t i iệu qu kinh t cho vay vốn tín d ng

xu t kh u ..........................................................................................................14
1.5. Kinh nghiệm cho vay vốn tín dụng xuất khẩu ở một số nước trên thế giới ..17
151

n àn


u t nhập kh u Hàn uố - Keximbank ..............................17

152

n àn

u t nhập kh u

i

n

im

n

i .........................19

1.5.3. Ngân hàng xu t nhập kh u Malaysia .....................................................21
154

n àn

u t nhập kh u run

uố – China eximbank ..................22

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CHO VAY VỐN VỐN TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG NINH.......... 28

2.1. Giới thiệu chung về Quảng Ninh ................................................................28
211

iều kiện tự nhiên: .................................................................................28

212

iều kiện kinh t - xã hội: .......................................................................29

213

iều kiện nguồn nhân lực thực hiện công tác TDXK t i Chi nhánh

NHPT Qu ng Ninh: ..........................................................................................30
214

n

i

un n u ầu, kh năn về u

ộng sử d ng và qu n lý cho

vay vốn tín d ng xu t kh u t i Qu ng Ninh: hiệu qu kinh t cho vay vốn tín
d ng xu t kh u t i Chi nhánh NHPT Qu n

in

i i o n 2010-2014 ........35


2.2. Hiệu quả và tác động của vốn vay tín dụng xuất khẩu đối với tỉnh
Quảng Ninh .........................................................................................................52
2.3.1. Những m t ã

t

ợc ..........................................................................55

2.3.2 Những m t còn h n ch , tồn t i: .............................................................55
TÓM TẮT CHƢƠNG II.........................................................................................61
Chƣơng 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY

iv


VỐN TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ NƢỚC TẠI CHI NHÁNH NGÂN
HÀNG PHÁT TRIỂN QUẢNG NINH ..................................................................62
3.1. Quan điểm định hướng mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả cho vay vốn tín
dụng xuất khẩu tại Ngân hàng phát triển Việt Nam- Chi nhánh Quảng Ninh .62
311
312

u n iểm c

n và

u n iểm ịn

àn


ối v i tín d ng xu t kh u: ............62

ng qu n lý cho vay vốn TDXK t i Chi nhánh

Ngân hàng Phát triển Qu ng Ninh ................................................................62
3.2. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động cho vay vốn tín dụng xuất
khẩu tại Ngân hàng Phát triển- Chi nhánh Quảng Ninh ...................................64
3.2.1 Nâng cao hiệu lực c
kh u c

àn

, chính sách qu n lý, n n
àn

vốn tín d ng xu t kh u c
n

c về vốn tín d ng xu t

c ...........................................................................................64

3.2.2 Hoàn thiện ơ

3.2.3

ơ qu n qu n lý n à n

o


n t

o

t l ợn t

m ịn

c ..............................................................65

tn

n

u t

u ......................................66

3 2 4 ào t o nguồn nhân lực ..........................................................................66
3.2.5 ăn tr ởn

i ôi v i an toàn vốn và phát triển bền vững ...................67

3.3 Một số kiến nghị ............................................................................................68
3.3.1. Ki n nghị v i Chính ph .........................................................................68
332

i nn ịv i


n àn

t triển iệt

m.......................................70

3.3.3. Ki n nghị v i UBND tỉnh Qu ng Ninh và Chi nhánh NHPT Qu ng Ninh... 72
KẾT LUẬN ..............................................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................76

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

NHPT

: Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Chi nhánh NHPT Quảng Ninh

: Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh
Quảng Ninh.

NHTM

: Ngân hàng thương mại.

TDXK


: Tín dụng xuất khẩu

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2. : Kết quả huy động vốn

- 2014 ..........................................................33

Bảng . : Kết quả hoạt động các nghiệp vụ tín dụng ...............................................34
Bảng . : Doanh số cho vay xuất khẩu

- 2014 ................................................36

Bảng . : Doanh số cho vay theo m t hàng

- 2014 ........................................38

Bảng . : Doanh số cho vay theo th trường xuất khẩu

- 2014 .......................40

Bảng . : Nợ quá hạn và lãi phải thu ........................................................................42
Bảng . : Hiệu quả doanh thu và số lao động theo ngành hàng ............................... 43
Bảng .8: Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - Công ty TNHH MTV đóng tàu Hạ
Long - Tập đoàn Vinashin (nay là SBIC) ..............................................45
Bảng

.9: Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế Công ty cổ phần thuỷ sản Phú

Minh Hưng .................................................................................. 46

Bảng . : Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - Công ty cổ phần ................................ 47
Bảng . : Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - Công ty cổ phần chế biến lâm sản
Quảng Ninh ............................................................................................48
Bảng . : Tăng trưởng GDP toàn tỉnh ....................................................................52
Bảng . : Tỷ trọng GDP toàn tỉnh theo nhóm ngành .............................................52
Bảng . : Tăng trường kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh ...........................................52
Bảng . : Số lao động bình quân theo ngành .........................................................53

vii


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ . : Bộ máy tổ chức Chi nhánh NHPT Quảng Ninh ......................................31
Biểu đồ . : Doanh số cho vay vốn TDXK

-2014 ............................................37

Biểu đồ . : Doanh số cho vay vốn TDXK theo m t hàng

- 2014 ..................38

Biểu đồ . : Doanh số cho vay theo th trường xuất khẩu

- 2014 ...................40

Biểu đồ . : Nợ quá hạn và lãi phải thu các năm

- 2014 .................................42


Biểu đồ . : Tỉ lệ lao động các DN vay vốn TDXK trong tổng số LĐ ....................54

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, xuất khẩu đã có
những bước phát triển đáng kể và thể hiện rõ v trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế
nói chung. Xuất khẩu là một trong những nhân tố chủ yếu thúc đẩy sự tăng trưởng
và phát triển của một nền kinh tế. Phát triển xuất khẩu là một mục tiêu quan trọng
nhằm thúc đẩy tăng trưởng phát triển kinh tế, góp phần tăng trưởng GDP, tạo
nguồn thu ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán, tạo công ăn việc làm cho người
lao động….
Nhận thức rõ về tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu, trong những năm
qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách h trợ các doanh nghiệp xuất
khẩu trong nước có khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế, trong đó có chính sách
tín dụng xuất khẩu được thực hiện thông qua hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt
Nam. M c dù chính sách tín dụng xuất trong thời gian qua đã đạt được một số thành
tựu đáng kể song cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Để tiếp tục giữ vững và gia tăng tốc độ
tăng trưởng xuất khẩu đ t ra yêu cầu phải nhanh chóng hoàn thiện hệ thống chính
sách tín dụng xuất khẩu đồng bộ để trợ giúp các hoạt động xuất khẩu, đồng thời
phải có những chuyển biến mạnh mẽ từ cơ chế điều hành, mô hình tổ chức thực
hiện đến các hoạt động cụ thể sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng vẫn đảm
bảo được tính chất h trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu nhất là khi Việt Nam đã
là thành viên của WTO.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện chính sách tín dụng đầu tư và tín
dụng xuất khẩu theo nguyên tắc vừa đảm bảo lợi ích quốc gia, vừa phù hợp với các
cam kết hội nhập, đảm bảo có hiệu quả kinh tế theo yêu cầu của Chính phủ, đáp ứng

yêu cầu thực hiện các nguyên tắc và cam kết quốc tế. Với tư cách là đơn v trực
thuộc Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng phát triển (NHPT)
Quảng Ninh có nhiệm vụ thực hiện các chính sách Tín dụng đầu tư phát triển và Tín
dụng xuất khẩu của Nhà nước trên đ a bàn tỉnh Quảng Ninh. Nhiều năm qua, Chi
nhánh NHPT Quảng Ninh đã góp phần tích cực đối với hoạt động xuất khẩu của

1


tỉnh Quảng Ninh. Trong bối cảnh tình hình quốc tế, trong nước đang có rất nhiều
khó khăn, các doanh nghiệp vay vốn tín dụng xuất khẩu cũng b ảnh hưởng chung
của nền kinh tế, lâm vào khó khăn tài chính, để phát sinh nợ quá hạn tại Chi nhánh
NHPT Quảng Ninh, k o theo công tác cho vay vốn tín dụng xuất khẩu của Chi
nhánh cũng khó khăn hơn. Nâng cao hiệu quả kinh tế cho vay vốn tín dụng xuất
khẩu là đòi hỏi hết sức cấp thiết hiện nay và trong thời gian tới của các đơn v trong
hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam, trong đó có Chi nhánh Ngân hàng Phát
triển Quảng Ninh. Là một cán bộ hiện đang thực hiện công tác quản lý cho vay vốn
tín dụng xuất khẩu, tôi mong muốn vận dụng các kiến thức đã được tiếp thu, cùng
với những trải nghiệm thực tế để tìm kiếm thêm các giải pháp nhằm góp phần nhỏ
b của mình thực hiện tốt nhiệm vụ được đảm nhận và nâng cao hiệu quả kinh tế
cho vay vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển
Quảng Ninh. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay
vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nƣớc tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Chi
nhánh Quảng Ninh” làm nội dung nghiên cứu của luận văn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
+ Mục tiêu chung:
Luận văn hệ thống những vấn đề lý luận về tín dụng xuất khẩu, kinh nghiệm
thực hiện tín dụng xuất khẩu của một số quốc gia trên thế giới, phân tích, đánh giá
thực trạng hiệu quả kinh tế cho vay vốn tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển
Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ninh, những kết quả đạt được, những hạn chế và

nguyên nhân. Trên cơ sở đó, luận văn mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả kinh tế cho vay vốn tín dụng xuất khẩu tại Chi nhánh NHPT Quảng
Ninh.
+ Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa lí luận và thực tiễn về Ngân hàng Phát triển Việt Nam, vốn tín
dụng xuất khẩu, hiệu quả kinh tế cho vay vốn tín dụng xuất khẩu;
- Phân tích, đánh giá của thực trạng hiệu quả kinh tế cho vay vốn tín dụng
xuất khẩu tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh từ năm

2

10 đến

4;


- Đề ra đ nh hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho vay vốn tín
dụng xuất khẩu tại Chi nhánh NHPT Quảng Ninh trong những năm tiếp theo.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Trong đề tài này tác giả nghiên cứu hoạt động cho vay tín dụng xuất khẩu tại
Chi nhánh NHPT Quảng Ninh giai đoạn

10-2014 và tìm giải pháp nâng cao hiệu

quả kinh tế cho vay vốn tín dụng xuất khẩu tại Chi nhánh NHPT Quảng Ninh thời
gian tới.
4. Phạm vi nghiên cứu
+ Không gian: Liên quan đến hoạt động cho vay vốn tín dụng xuất khẩu của
Ngân hàng Phát triển – Chi nhánh Quảng Ninh, hiệu quả kinh tế của một số khách
hàng vay vốn tín dụng xuất khẩu trên đ a bàn, và hiệu quả kinh tế cho vay vốn tín

dụng xuất khẩu đối với tỉnh Quảng Ninh.
+ Thời gian: nghiên cứu, khảo sát số liệu của một số năm từ năm
năm

10 đến

4.
+ Nội dung: Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động cho vay vốn

tín dụng xuất khẩu tại Chi nhánh NHPT Quảng Ninh, các yếu tố ảnh hưởng đến
hiệu quả kinh tế cho vay vốn tín dụng xuất khẩu của Chi nhánh NHPT Quảng Ninh
và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho vay vốn tín dụng
xuất khẩu trên đ a bàn tỉnh Quảng Ninh.
5. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu
Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, là
tài liệu giúp Ngân hàng Phát triển- Chi nhánh Quảng Ninh (Chi nhánh NHPT
Quảng Ninh) xây dựng kế hoạch, giải pháp cho vay vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà
nước có hiệu quả kinh tế hơn, có căn cứ khoa học.
6. Đóng góp mới của đề tài
Luận văn nghiên cứu khá toàn diện, có hệ thống, đưa ra những giải pháp chủ
yếu, có ý nghĩa thiết thực cho công tác cho vay vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà
nước tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh và đối với các Chi nhánh
Ngân hàng Phát triển khác có điều kiện tương tự.

3


7. Bố cục của luận văn
Mở đầu
Chương : Cơ sở lý luận và thực tiễn về vốn TDXK

Chương : Kết quả và thực trạng hoạt động cho vay vốn tín dụng xuất khẩu
tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ninh
Chương 3: Các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động cho vay vốn tín dụng
xuất khẩu của Nhà nước.
Kết luận

4


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VỐN TDXK
1.1 Vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nƣớc
1.1.1 Khái niệm
Vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước là một chính sách tài chính của Nhà
nước dành cho hoạt động xuất khẩu, đó là khoản tín dụng cho các nhà xuất khẩu
ho c nhập khẩu nước ngoài vay để chi trả các chi phí phát sinh trong quá trình sản
xuất kinh doanh, giúp các doanh nghiệp xuất khẩu hoàn thành các hợp đồng xuất
khẩu đã ký, các doanh nghiệp nhập khẩu thanh toán được lô hàng do nhà xuất khẩu
Việt Nam thực hiện. Vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước được cung cấp qua
Ngân hàng Phát triển Việt Nam, với mục tiêu là tài trợ có hiệu quả cho hoạt động
xuất khẩu theo đ nh hướng của Chính phủ phù hợp với điều kiện kinh tế trong từng
thời kỳ nên tín dụng xuất khẩu là hình thức tài trợ cho người bán ho c người mua
hàng hoá xuất khẩu từ Việt Nam.
i tr

1.1.2.
m t àn

n


tn
n

u t

n

u t
u

u t h u
u iúp o n n

iệp p

t triển và

u n

n ữn

i nl ợ

Vốn Tín dụng xuất khẩu tài trợ cho các m t hàng xuất khẩu chiến lược như
gạo, cà phê, chè, hạt tiêu, điều, thủy sản, hàng thủ công mỹ nghệ, đồ g , tàu biển...
Những m t hàng này đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn, thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu
và tăng trưởng kinh tế, giúp doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu mở rộng sản xuất
kinh doanh, tăng sức cạnh tranh trên th trường.
- Tn


n

u t

u

i s và i m t iểu r i ro tron

o t ộn t

ơn

m i quố t
Tính chất phức tạp và tính bất ổn trong thương mại quốc tế khiến các nhà
xuất khẩu thường g p nhiều rủi ro hơn kinh doanh nội đ a. Các rủi ro có thể phát
sinh ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình xuất khẩu do các nguyên nhân rủi ro về
chính tr , sự mâu thuẫn của các hệ thống pháp luật, khác biệt trong tập quán thương
mại, những quy đ nh quản lý ngoại hối...Rủi ro xảy ra gây thiệt hại cho nhà xuất

5


khẩu. Với việc thiết lập và phát triển hệ thống tài trợ xuất khẩu, các nhà xuất khẩu
và các ngân hàng cấp tín dụng xuất khẩu chuyển giao một phần rủi ro ho c giảm
thiểu rủi ro thông qua việc mua bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh tín dụng xuất
khẩu.
1.1.3.

tr n


ho v

v ntn

n

u t h u

Cho vay vốn tín dụng xuất khẩu là việc Ngân hàng Phát triển Việt Nam cung
cấp vốn tín dụng xuất khẩu có thời hạn cho bên vay để bên vay vốn s dụng hiệu
quả, thực hiện được hợp đồng xuất khẩu đã ký ho c mua hàng hoá của Việt Nam và
phải hoàn trả nợ gốc và lãi phát sinh sau một thời gian nhất đ nh; Cho vay vốn tín
dụng xuất khẩu phản ánh tính chất h trợ của Nhà nước đó là:
n t, Các hợp đồng xuất khẩu, hợp đồng nhập khẩu khi vay vốn phải
được Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm đ nh phương án tài chính, phương án trả
nợ vốn vay. Bên vay phải s dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ gốc và lãi vay đầy
đủ, đúng thời hạn theo Hợp đồng tín dụng. Chính phủ s dụng công cụ tín dụng xuất
khẩu nhằm h trợ tài chính cho các doanh nghiệp để giảm chi phí, hạ giá thành, nâng
cao năng suất chất lượng sản phẩm, từ đó nâng sức cạnh tranh trên th trường quốc tế.
Lãi suất cho vay ưu đãi và tăng với tỷ lệ thấp hơn mức độ rủi ro nên đảm bảo tính
chất h trợ cho các khoản vay lớn. Điều này phân biệt giữa tín dụng xuất khẩu của
Nhà nước và tín dụng thương mại vì các Ngân hàng Thương mại đều hoạt động trên
cơ sở thu lợi từ việc cho vay và rủi ro càng cao thì lãi suất áp dụng càng cao.
i, danh mục m t hàng vay vốn tín dụng xuất khẩu do Chính phủ quy
đ nh. Việt Nam xác đ nh những m t hàng chiến lược trong từng thời kỳ phát triển
kinh tế và s dụng nhiều biện pháp đồng bộ nhằm thúc đẩy xuất khẩu m t hàng đó.
Do đó, đối tượng cho vay tín dụng xuất khẩu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
hạn chế hơn các Ngân hàng Thương mại. Như vậy, hoạt động cho vay của Ngân
hàng Phát triển Việt Nam không cạnh tranh với các Ngân hàng Thương mại mà
cùng với Ngân hàng thương mại thúc đẩy xuất khẩu phát triển.

, cơ chế cho vay ưu đãi về lãi suất vì Nhà nước sẽ cấp bù chênh lệch
lãi suất ho c NHPT được huy động nguồn vốn có lãi suất thấp hơn lãi suất th

6


trường. Các NHTM thường ngần ngại khi cho vay với các phương án sản xuất có
thời hạn vay dài vì rủi ro cao và không tương thích với kỳ hạn huy động thường có
của họ. Vốn TDXK của Nhà nước s n sàng tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoàn trả
nợ theo đúng chu kỳ sinh lợi ho c kỳ thu tiền của hợp đồng xuất khẩu nên sẽ thay
NHTM cho vay các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn trong thời gian dài hơn (đối với
một số m t hàng đ c biệt như tàu biển, …).
t , ưu đãi về đảm bảo tiền vay: Khi vay vốn tại các Ngân hàng Thương
mại, các doanh nghiệp thường phải thế chấp tài sản với mức có thể bằng ho c lớn
hơn giá tr khoản vay. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ tài sản
để thế chấp khi vay vốn Ngân hàng thương mại vì vậy tín dụng ưu đãi của Nhà
nước có cơ chế riêng về bảo đảm tiền vay với một mức tài sản thế chấp tối thiểu
ngoài tài sản hình thành từ vốn vay.
1.1.4

á qu t

qu

t ph i tu n th tron ho t

n tn

n


u t h u

* Các nguyên tắc và trợ cấp theo quy đ nh của Tổ chức thương mại thế giới
(WTO): Hiệp đ nh về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SMC):
Theo Hiệp đ nh, một trợ cấp được cho là tồn tại nếu nó đóng góp về m t tài
chính của Chính phủ (chuyển giao vốn trực tiếp, chuyển giao vốn ho c nghĩa vụ nợ
trực tiếp có tiềm năng xảy ra, trợ cấp qua thuế, cung cấp các hàng hoá ho c d ch
vụ,...) ho c bất kỳ hình thức h trợ thu nhập hay trợ giá nào theo nội dung Điều
XVI của Hiệp đ nh G TT năm 99 , dẫn đến việc xuất hiện các lợi ích từ hành
động đó. Như vậy, nếu việc trợ cấp không mang tính cụ thể (trợ cấp chung cho cả
nền kinh tế) thì hành động đó không ch u sự điều chỉnh của hiệp đ nh SMC.
Có ba loại trợ cấp gồm:
- Những loại trợ cấp b cấm: Trợ cấp tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động xuất
khẩu và trợ cấp trong nước và mức độ s dụng hàng hoá trong nước so với hàng hoá
nhập khẩu.
- Những trợ cấp có thể b kiện: Là hình thức trợ cấp làm tổn thương ngành
sản xuất của một nước thành viên khác, tổn hại nghiêm trọng lợi ích của một nước
thành viên khác.

7


- Trợ cấp không b kiện: là những hình thức trợ cấp không cụ thể ho c những
hình thức trợ cấp cụ thể liên quan đến: H trợ hoạt động nghiên cứu ngành và hoạt
động triển khai trong giai đoạn tiền cạnh tranh; H trợ những vùng khó khăn; H
trợ việc cải thiện cơ sở vật chất hiện có để đáp ứng được những yêu cầu mới về môi
trường nêu trong các luật các quy đ nh.
Đồng thời WTO thừa nhận hai tổ chức đã đưa ra hướng dẫn thực hiện chung
là OECD và Liên minh Berne.
* Hiệp đ nh về tín dụng xuất khẩu của OECD: cung cấp khung cho việc tài

trợ tín dụng xuất khẩu. Thoả thuận về tín dụng xuất khẩu chủ yếu khuyến khích sự
cạnh tranh giữa các thành viên thông qua chất lượng và giá cả hàng hoá chứ không
phải thông qua cung cấp tín dụng ưu đãi. Phạm vi áp dụng thoả thuận: Tài trợ chính
thức được cung cấp bởi cơ quan làm thay cho Chính phủ Chính phủ liên quan đến
tín dụng xuất khẩu b điều chỉnh, áp dụng cho tín dụng tài trợ xuất khẩu chính thức
với thời hạn hoàn trả từ
trả ít hơn

năm trở lên (đối với hình thức tín dụng có thời hạn hoàn

năm của các tổ chức tín dụng xuất khẩu của các thành viên có thể tham

gia vào Liên minh Berne).
Thoả thuận cũng đề cập đến các điều kiện tài trợ chính thức dưới hình thức
viện trợ có ràng buộc, các trường hợp này có thể kết hợp với tài trợ xuất khẩu chính
thức. Những hình thức tài trợ chính thức dưới dạng tín dụng tài trợ trực tiếp, tái tài
trợ và h trợ lãi suất là h trợ tài chính chính thức; các hình thức bảo hiểm xuất khẩu,
bảo lãnh chính là bảo hiểm thuần tuý (hầu hết sự tài trợ cho tín dụng xuất khẩu đối với
nông nghiệp đều dưới hình thức này).
Thoả thuận liên quan đến các lĩnh vực đóng tàu, các dự án năng lượng hạt
nhân, hàng không dân sự, các dự án năng lượng tái tạo và các dự án nước được quy
đ nh những điều khoản riêng, áp dụng lãi suất và thời gian đ c biệt. Điều khoản
riêng cho các dự án đầu tư nước ngoài cũng được quy đ nh.
* Liên minh Berne (Liên minh quốc tế của các nhà bảo hiểm tín dụng và đầu
tư): Liên minh Berne thành lập năm 9

với mục đích chính là đạt được sự chấp

8



thuận của thế giới về những quy tắc đúng đắn của bảo hiểm xuất khẩu và thiết lập
duy trì các quy tắc trong tín dụng thương mại quốc tế. Nhiều tổ chức tín dụng xuất
khẩu đã liên kết với nhau qua liên minh này thông qua sự đàm phán và thoả thuận
liên quan tới các điều khoản hoàn trả, yêu cầu về báo cáo và thông tin trao đổi. Các
thoả thuận chung của liên minh gồm

lĩnh vực về hàng hoá và d ch vụ, trong đó

liên quan tới: Thời điểm nhận nợ, thời hạn tín dụng, phương thức trả bằng tiền m t;
phương thức thanh toán dần.
1.2. Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế
Xuất khẩu là việc hàng hoá và d ch vụ sản xuất trong nước được đem đi tiêu
thụ ở nước ngoài. Xuất khẩu là một hoạt động kinh tế đối ngoại cơ bản của m i
quốc gia. Xuất khẩu có vai trò quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nền
kinh tế, cụ thể:
1.2.1 Xu t h u óp phần hu ển ị h ơ

u inh t , thú

s n u t phát

triển
Thông qua hoạt động xuất khẩu, các quốc gia hướng sự chuyển d ch cơ cấu
kinh tế theo mục tiêu đã vạch ra. Các ngành sản xuất hàng xuất khẩu tạo điều kiện
cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi, gia tăng nhu cầu sản xuất, kinh
doanh ở những ngành liên quan khác. Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng
cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Thông qua
cạnh tranh trong xuất khẩu, các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến sản xuất,
tìm ra những cách thức kinh doanh sao cho có hiệu quả, giảm chi phí và tăng năng

suất. Xuất khẩu tạo khả năng mở rộng th trường tiêu thụ ngoài nước, giúp cho sản
xuất trong nước ổn đ nh và kinh tế phát triển. Xuất khẩu làm tăng GDP, làm gia
tăng nguồn thu nhập quốc dân, từ đó tác động làm tăng tiêu dùng nội đ a. Quan
trọng hơn cả, xuất khẩu tác động trực tiếp đến sản xuất làm cho quy mô và tốc độ
sản xuất tăng lên, các ngành nghề cũ được khôi phục, ngành nghề mới ra đời, sự
phân công lao động mới đòi hỏi lao động được s dụng nhiều hơn, năng suất lao
động cao và đời sống nhân dân được cải thiện.
1.2.2 Xu t h u t o n uồn v n n o i tệ ho nền inh t
Nguồn vốn ngoại tệ chủ yếu từ các nguồn: xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, vay
vốn, viện trợ, thu từ hoạt động du l ch, các d ch vụ có thu ngoại tệ, xuất khẩu lao

9


động ... Trong đó nguồn ngoại tệ thu về từ hoạt động xuất khẩu là nguồn chủ yếu để
đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho nền kinh tế.
1.2.3 Xu t h u ó tá
ời s n nh n

n t h ự

n i i qu t ôn ăn việ làm và

i thiện

n

Xuất khẩu phát triển sẽ tạo thêm công ăn việc làm trong nền kinh tế, nhất là
trong ngành sản xuất cho hàng hoá xuất khẩu. Xuất khẩu làm gia tăng đầu tư trong
ngành sản xuất hàng hoá xuất khẩu. Chính các ngành sản xuất hàng xuất khẩu thu

hút hàng triệu lao động vào làm việc với thu nhập không thấp, từ đó góp phần cải
thiện đời sống người lao động.
1.2.4 Xu t h u là ơ sở mở r n và thú

á qu n hệ inh t

in o i

Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại lẫn nhau.
Chẳng hạn, hoạt động xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, mở rộng vận tải
trong nước với bạn bè quốc tế. M t khác, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại này
lại tạo điều kiện mở rộng hoạt động xuất khẩu.
1.3. Các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng hoá
Quá trình xuất khẩu hàng hoá của một quốc gia phụ thuộc vào các yếu tố cơ
bản sau:
1.3 1 Lợi th

nh tr nh qu

i

Trong thế giới tự do hóa thương mại, chiến lược phát triển kinh tế của từng
ngành kinh tế, từng quốc gia cần tập trung vào việc tạo ra, duy trì và phát triển lợi
thế cạnh tranh của quốc gia phù hợp với đ c điểm riêng, trình độ phát triển của th
trường, nền kinh tế và từng ngành kinh tế. Lợi thế cạnh tranh quốc gia là kết quả
tổng hợp của lợi thế cạnh tranh của những ngành kinh tế chủ lực cấu thành nền kinh
tế. Ở nhiều nước đang phát triển như Việt Nam, các nguồn lực tự nhiên và lao động
rẻ có thể tận dụng để nâng cao lợi thế cạnh tranh quốc gia trong giai đoạn phát triển
ban đầu. Lợi thế của Việt Nam hiện nay là xuất khẩu các nguồn tài nguyên thiên
nhiên như dầu mỏ, than, khoáng sản, nông lâm, thủy hải sản. Xuất khẩu thời gian

qua chủ yếu dựa vào khai thác lợi thế so sánh s n có mà chưa khai thác được lợi thế
cạnh tranh thông qua việc xây dựng các ngành công nghiệp có mối liên kết ch t chẽ
với nhau để hình thành chu i giá tr gia tăng xuất khẩu lớn hơn.

10


1.3.2. Chính sách ngo i th ơn
Nhiệm vụ cơ bản của chính sách ngoại thương là tạo điều kiện thuận lợi cho
doanh nghiệp được tự do kinh doanh trên th trường trong nước và ngoài nước nhằm
tăng trưởng kinh tế quốc dân theo đ nh hướng đã vạch ra. Chính sách ngoại thương
của các nước đều gồm hai xu hướng: bảo hộ và tự do buôn bán. Ở Việt Nam, Nhà
nước có chính sách khuyến khích mạnh mẽ mọi thành phần kinh tế tham gia sản
xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa và d ch vụ. Nâng cao năng lực cạnh
tranh, phát triển những sản phẩm hàng hóa d ch vụ có khả năng cạnh tranh trên th
trường quốc tế; giảm mạnh xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế, tăng nhanh tỷ trọng
sản phẩm chế biến và tỷ lệ nội đ a hóa trong sản phẩm; nâng dần tỷ trọng sản phẩm
có hàm lượng trí tuệ, hàm lượng công nghệ cao; Khuyến khích s dụng thiết b ,
hàng hóa sản xuất trong nước; Tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, tiến tới cân bằng
xuất nhập; Thực hiện chính sách bảo hộ có lựa chọn, có thời hạn đối với sản phẩm
sản xuất trong nước.
1.3.3. Chính sách tài chính
Chính sách tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với việc tăng năng lực sản
xuất và xuất khẩu của một quốc gia. Có một số chính sách tài chính h trợ xuất
khẩu cơ bản sau:
- Tín dụng tài trợ xuất khẩu: thành lập Ngân hàng xuất nhập khẩu trợ giúp và
khuyến khích xuất khẩu thông qua công cụ lãi suất và các công cụ khác. Ở Việt
Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam được giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động
tín dụng theo chính sách khuyến khích xuất khẩu. Việc khuyến khích xuất khẩu
thực hiện bởi nhiều công cụ khác nhau, trong đó, lãi suất là một công cụ truyền

thống và mang lại hiệu quả rõ rệt. Để khuyến khích xuất khẩu thông qua lãi suất,
mức lãi suất tài trợ xuất khẩu thường thấp hơn lãi suất th trường, phần chênh lệch
sẽ được Chính phủ cấp bù.
- Tài trợ xuất khẩu: là những ưu đãi mà Chính phủ một nước dành cho các
doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, như: Chính phủ trực tiếp cấp
vốn, cho vay, góp cổ phần, đảm bảo tín dụng; Chính phủ không thu các khoản thu

11


mà doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu phải nộp; Chính phủ cung cấp hàng hóa,
d ch vụ ho c mua hàng vào; Chính phủ góp tiền vào một cơ chế tài trợ, hay giao cho
một cơ quan thực thi một hay nhiều công việc trên đây... Có hai hình thức tài trợ: tài
trợ trực tiếp và tài trợ gián tiếp. Tài trợ trực tiếp là việc Nhà nước trực tiếp dành cho
doanh nghiệp những thuận lợi khi xuất khẩu như trực tiếp cấp tiền (cấp vốn, cho
vay ưu đãi, đóng góp cổ phần) ho c Chính phủ bảo lãnh các khoản vay. Tài trợ gián
tiếp là Nhà nước h trợ các doanh nghiệp gia tăng xuất khẩu bằng cách: giới thiệu,
triển lãm, quảng cáo, tạo điều kiện thuận lợi cho các giao d ch xuất khẩu, giúp đỡ
kỹ thuật, đào tạo chuyên gia,…
- Chính sách về tỷ giá hối đoái: tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái
là nhân tố quan trọng trong xuất khẩu. Để đẩy mạnh và khuyến khích xuất khẩu
nhiều quốc gia thực hiệc việc phá giá đồng tiền của nước mình (giảm giá đồng tiền)
làm cho tỷ giá hối đoái thực tế giảm.
- Thuế xuất khẩu và các ưu đãi về thuế: để đẩy mạnh xuất khẩu, các nước
đánh thuế xuất khẩu cao vào những sản phẩm không chế biến và thấp hơn ho c
không đánh thuế vào các sản phẩm đã chế biến. Việc đánh thuế như vậy có thể tăng
thêm giá tr gia tăng đối với nguyên liệu xuất khẩu, từ đó tạo thêm công ăn việc làm
và thu nhập cho nền kinh tế. Ngoài ra, các nước có chính sách ưu tiên về thuế đối
với các đầu vào nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. Hầu hết các nguyên liệu và
bán thành phẩm phục vụ cho xuất khẩu đều không đánh thuế nhập khẩu ho c đánh

thuế rất thấp. Để khuyến khích xuất khẩu, Nhà nước quy đ nh việc miễn giảm và
hoàn lại thuế cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản xuất hàng xuất khẩu.
1.3.4

á

ut



- Môi tr ờn
p

p luật

n

in t , môi tr ờn văn ó - ã ội, môi tr ờn
n à n ập

n trị -

u

M i quốc gia có những phong tục, tập quán, những quy tắc, truyền thống văn
hóa, những điều cấm kỵ riêng mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần biết. Ngoài
ra, doanh nghiệp xuất khẩu cần chú ý về thái độ của Chính phủ nước nhập khẩu đối
với việc mua hàng ngoại; sự ổn đ nh chính tr ; những hạn chế về ngoại tệ; bộ máy
nhà nước, ....


12


- Y u tố

n tr n

Cạnh tranh trên th trường quốc tế rất gay gắt, vẫn còn nhiều hàng rào cản
trở thương mại được dựng lên để bảo hộ th trường trong nước khỏi sự cạnh tranh
của nước ngoài. Ở Việt Nam, hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh nhiệm
hoạt động quốc tế ít nên sức cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu thấp so với các nước
khác.
1.4. Hiệu quả kinh tế cho vay vốn tín dụng xuất khẩu
1.4.1. Khái niệm
* Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (ho c quá trình) kinh tế là một phạm
trù kinh tế phản ánh trình độ s dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền
vốn) để đạt được mục tiêu xác đ nh. Từ khái niệm khái quát này, có thể hình thành
công thức biễu diễn khái quát phạm trù hiệu quả kinh tế như sau:
H = K/C (1)
Với H là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (quá trình) kinh tế nào đó; K
là kết quả thu được từ hiện tượng (quá trình) kinh tế đó và C là chi phí toàn bộ để
đạt được kết quả đó. Và như thế cũng có thể khái niệm ngắn gọn: hiệu quả kinh tế
phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế và được xác đ nh bởi tỷ số giữa kết quả đạt
được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Quan điểm này đã đánh giá được tốt nhất trình độ s dụng các nguồn lực ở
mọi điều kiện “động” của hoạt động kinh tế. Theo quan niệm như thế hoàn toàn có
thể tính toán được hiệu quả kinh tế trong sự vận động và biến đổi không ngừng của
các hoạt động kinh tế, không phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến động khác nhau
của chúng.
* Hiệu quả kinh tế cho vay vốn tín dụng xuất khẩu chính là hiệu quả tín

dụng xuất khẩu, nó phản ánh chất lượng của các hoạt động cho vay vốn tín dụng
xuất khẩu. Đó là khả năng cung ứng vốn tín dụng xuất khẩu phù hợp với yêu cầu
phát triển của các mục tiêu kinh tế xã hội và nhu cầu của khách hàng đảm bảo
nguyên tắc hoàn trả nợ vay đúng hạn, trả đầy đủ lãi phát sinh để Ngân hàng phát
triển thực hiện được những mục tiêu phát triển xuất khẩu của Chính phủ. Trên cơ sở
đó đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của Hệ thống Ngân hàng Phát triển

13


Việt Nam - tổ chức được Chính phủ giao thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu
của Nhà nước hiện nay.
Hiệu quả kinh tế cho vay vốn tín dụng xuất khẩu là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp
phản ánh khả năng thích nghi của tín dụng xuất khẩu với sự thay đổi của các nhân
tố chủ quan (khả năng quản lý, trình độ của đội ngũ cán bộ viên chức Ngân hàng
Phát triển Việt Nam, …) và các nhân tố khách quan (cơ chế chính sách, mức độ an
toàn vốn tín dụng, sự phát triển kinh tế xã hội,…). Do đó hiệu quả kinh tế cho vay
vốn tín dụng xuất khẩu là kết quả của mối quan hệ biện chứng giữa Chính phủ Ngân hàng Phát triển – khách hàng vay vốn - Nền kinh tế xã hội. Cho nên khi đánh
giá hiệu quả kính tế cho vay vốn tín dụng xuất khẩu cần phải xem x t cả ba phía
ngân hàng, khách hàng và sự phát triển nền kinh tế theo yêu cầu của Chính phủ.
Hiệu quả kinh tế cho vay tín dụng xuất khẩu phải đảm bảo nguyên tắc an toàn vốn.
1.4.2. á nh n t
*

nh h ởn t i hiệu qu

n s

u t


u và

n

n

inh t

ho v

u t

u

v ntn

n

u t h u

n p

Sự thay đổi trong chiến lược xuất khẩu sẽ làm thay đổi chính sách Tín dụng
xuất khẩu. Để thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thì chính sách cho vay tín
dụng xuất khẩu của Nhà nước phải phù hợp với chiến lược xuất khẩu trong từng
thời kỳ. Chính sách tín dụng xuất khẩu phải phát huy được hiệu quả là đòn bẩy thúc
đẩy xuất khẩu những m t hàng chiến lược của Nhà nước. Chính sách tín dụng xuất
khẩu phù hợp với chính sách xuất khẩu sẽ h trợ cho hoạt động sản xuất m t hàng
xuất khẩu chiến lược của Chính phủ, làm cho hoạt động này mang lại hiệu quả kinh
tế cao nhất cho cả Ngân hàng, doanh nghiệp vay vốn và nền kinh tế đất nước.

*
àn

ôn t

t ự t i

t triển iệt

m,

n s

ov

vốn t n

n

u t

u

n

t ể:

- Khả năng đáp ứng các loại hình tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại Ngân
hàng Phát triển Việt Nam.
- Cơ sở vật chất, nguồn vốn để thực hiện các nghiệp vụ cho vay vốn tín dụng

xuất khẩu có ổn đ nh để đảm bảo phục vụ nhu cầu và sự tăng trưởng bền vững của
các nghiệp vụ không

14


- Mạng lưới thông tin, thu thập và x lý thông tin về nhà xuất khẩu, nhà nhập
khẩu, th trường, m t hàng xuất khẩu, những biến động về chính tr , xã hội của các
nước này....
- Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực thực hiện các nghiệp vụ có đáp ứng
yêu cầu cho vay vốn tín dụng xuất khẩu hay không.
*
p

iểm in t -

n trị - ã ội và n uồn lự

u t

u



ơn
Đây là nhân tố khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế cho vay

vốn tín dụng xuất khẩu. Nếu tình hình kinh tế phát triển, chính tr - xã hội ổn đ nh
và nguồn lực xuất khẩu của đ a phương dồi dào thì Ngân hàng Phát triển sẽ có khả
năng tăng trưởng hoạt động cho vay tín dụng xuất khẩu với những khách hàng có

năng lực tài chính và năng lực xuất khẩu tốt, s dụng vốn hiệu quả, trả được nợ gốc
và lãi đầy đủ, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế công tác cho vay vốn tín dụng xuất
khẩu. Nếu nền kinh tế trì trệ, chính tr - xã hội không ổn đ nh, đ c biệt nguồn lực
xuất khẩu không có ho c hạn chế thì dù có n lực đến mấy Ngân hàng cũng khó có
thể cho vay vốn được với những khách hàng tốt ho c cho vay vốn đảm bảo phát huy
hiệu quả kinh tế.
*

u ầu v

vốn

hàng

Bất cứ ngân hàng nào muốn nâng cao hiệu quả kinh tế cho vay phải có phát
sinh hoạt động cho vay, phụ thuộc trực tiếp vào nhu cầu vay vốn của khách hàng.
Có trường hợp khách hàng thuộc đối tượng vay vốn tín dụng xuất khẩu nhưng lại
không có nhu cầu vay vốn tại NHPT mà vay vốn tại NHTM với nhiều lý do (quan
hệ lâu năm với NHTM, thuận tiện trong thanh toán, thuận tiện trong các quan hệ
vay vốn đầu tư khác ngoài vay phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu...). Vốn tín dụng
xuất khẩu là vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu, không chỉ
NHPT tài trợ mà các NHTM cũng tài trợ vốn cho các doanh nghiệp sản xuất hàng
xuất khẩu dù lãi suất không ưu đãi, nhưng thủ tục và các d ch vụ phục vụ đi kèm rất
thuận lợi, trong khi đó NHPT chưa có bất kỳ d ch vụ nào đi kèm h trợ cho công tác
xuất khẩu của khách hàng.

15


* Thông tin khách hàng

Quyết đ nh cho vay phải dựa trên thông tin về khách hàng vay vốn. Thẩm
đ nh khách hàng là yêu cầu trước tiên và quan trọng nhất trong quan hệ tín dụng.
Bên cạnh những thông tin thu thập từ các nguồn khác (Ngân hàng nhà nước, các
bạn hàng liên quan, các tổ chức cá nhân liên quan đến khách hàng vay vốn) thì
NHPT phải xem x t Báo cáo tài chính của khách hàng, phân tích, đánh giá, nhận
x t, đối chiếu những dữ liệu liên quan tác động lẫn nhau trong quá khứ, hiện tại,
tương lai của khách hàng với điều kiện báo cáo tài chính đủ độ tin cậy. Đây là một
nhân tố quan trọng trong việc quyết đ nh có cho vay vốn tín dụng xuất khẩu hay
không. Nếu phương án không hiệu quả, tình hình tài chính không lành mạnh thì
NHPT không thể quyết đ nh cho vay. Tuy nhiên, NHPT có thể xem x t quyết đ nh
cho vay đối với những khách hàng có những chỉ tiêu tài chính chưa hoàn toàn đảm
bảo nhưng có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, từ chối cho vay những
phương án không hiệu quả.
* ài s n

m

o tiền v

Tài sản đảm bảo tiền vay đối với khoản vay nhằm hạn chế rủi ro trong quá
trình vay vốn nếu xảy ra. Nếu tài sản đảm bảo tiền vay có giá tr và có tính thanh
khoản trên th trường với giá tr mới thu về sau khi phát mãi lớn hơn giá tr khoản
vay sẽ đảm bảo thu hồi nợ cho Ngân hàng Phát triển.
*

n àn p

i




ộ lập tron qu t ịn

o v



ịu tr

n iệm về qu t ịn nà
Đại bộ phận nguồn vốn cho vay tín dụng xuất khẩu đều xuất phát từ nguồn
vốn huy động, do vậy NHPT phải có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ, đúng hạn chính
xác lãi và số vốn huy động. Sự độc lập trong quyết đ nh cho vay của NHPT sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận vốn vay, đồng thời NHPT có trách
nhiệm với quyết đ nh cho vay để theo sát đồng vốn.
* Hiệu qu

in t

ov

n là i m t iểu r i ro

Môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý, điều kiện kinh tế xã hội trong và
ngoài nước là các yếu tố khách quan có thể gây ra rủi ro tín dụng; Các yếu tố chủ

16



×