Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

22 Nâng cao hiệu quả nghiệp vụ tín dụng xuất khẩu của nhà nước tại Ngân hàng phát triển Việt Nam - Sở giao dịch II giai đoạn 2006 - 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.19 KB, 71 trang )

1





CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU
CỦA NHÀ NƯỚC
--&--
2
1.1 TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ NƯỚC
1.1.1 Khái niệm tín dụng xuất khẩu và tổ chức thực hiện tín dụng xuất khẩu
của Nhà Nước.
1.1.1.1 Khái niệm tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
Phát triển xuất khẩu là một trong những mục tiêu quan trọng nhằm thúc đẩy
tăng trưởng phát triển kinh tế. Phát triển xuất khẩu góp phần tăng trưởng GDP tạo
nguồn thu ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán, tạo công ăn việc làm cho người
lao động….Chính vì vậy, Chính phủ của bất kỳ quốc gia nào cũng xây dựng riêng
một chiến lược, chính sách hỗ trợ cho xuất khẩu như: tín dụng xuất khẩu của Nhà
nước, thưởng xuất khẩu, giảm thuế…
Tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, hiểu theo nghóa rộng là các biện pháp hỗ trợ
về mặt tài chính đối với các hoạt động xuất khẩu. Nếu hiểu theo nghóa hẹp, tín
dụng xuất khẩu của Nhà nước là hỗ trợ về mặt tài chính đối với nhà xuất khẩu, nhà
nhập khẩu.
Tín dụng xuất khẩu của Nhà nước là một nhánh của tín dụng đầu tư phát triển
Nhà nước. Đây là biện pháp hỗ trợ của Nhà nước dành cho các doanh nghiệp có
hoạt động xuất khẩu nhằm mục tiêu tăng khả năng cạnh tranh hàng hoá nội đòa trên
thò trường thế giới.
Tín dụng xuất khẩu của Nhà nước bao gồm các hình thức: Thứ nhất, Bảo lãnh tín
dụng xuất khẩu hoặc bảo hiểm tín dụng xuất khẩu; Thứ hai, Hỗ trợ tài chính: cho


vay, tài trợ, tài trợ trực tiếp, hỗ trợ lãi suất, hoặc kết hợp các hình thức trên.
1.1.1.2 Tổ chức thực hiện tín dụng xuất khẩu của Nhà Nước
Một tổ chức cung cấp tất cả hoặc một phần những dòch vụ nói trên được gọi là
Cơ quan tín dụng xuất khẩu (ECA: Export Credit Agency). Tổ chức này thuộc sở
3
hữu Chính Phủ hoặc do Chính phủ kiểm soát. Cơ quan tín dụng xuất khẩu chính
thức hoạt động dựa trên nguồn ngân sách của Chính Phủ.
ECA thực hiện rất nhiều chính sách tín dụng xuất khẩu trong lónh vực mậu dòch
thương mại, tài chính, công nghiệp… Ngoài ra ECA được coi là một trung tâm cung
cấp thông tin, duy trì cập nhật thông tin liên quan đến thương mại mậu dòch và tổ
chức xuất khẩu; tổ chức này có thể tư vấn cho các nhà xuất khẩu và các ngân hàng
rất nhiều khía cạnh về xuất khẩu cũng như tình hình thực tế về tài chính quốc tế.
Các ECA được chia làm 2 loại cơ bản: một ECA cung cấp cả dòch vụ tài chính
và bảo hiểm, một ECA khác cung cấp 2 dòch vụ này theo 2 cơ quan tách biệt.
Các mô hình ECA
Mô hình hợp nhất Mô hình tách biệt
Mỹ
EXIM: cho vay, bảo
hiểm, bảo lãnh
Hàn Quốc
KEXIM: cho vay, bảo lãnh
KEIC: bảo hiểm
Canada
EDC: cho vay, bảo
hiểm, bảo lãnh
Nhật Bản
JBIC: cho vay, bảo lãnh
NEXI: bảo hiểm
Anh
ECGD: hỗ trợ lãi suất,

bảo hiểm, bảo lãnh
Pháp
NATEXIS: cho vay, bảo lãnh, hỗ
trợ lãi suất
COFACE: bảo hiểm
c
EFIC: cho vay, bảo
hiểm, bảo lãnh
Đức
KFW: cho vay, bảo lãnh
HERMES: bảo hiểm, bảo lãnh
Đài Loan
EIBT: cho vay, bảo
hiểm, bảo lãnh
Trung Quốc
EIBC: cho vay, bảo lãnh
SINOSURE: bảo hiểm
Riêng ở Việt Nam hoạt động tín dụng xuất khẩu của Nhà Nước chỉ mới triển
khai dưới hình thức cho vay, bảo lãnh. Trong đó chủ yếu là hoạt động cho vay,
4
Ngân hàng Phát triển Việt Nam là tổ chức thuộc sở hữu Chính Phủ được giao thực
hiện nhiệm vụ này.
1.1.2 Vai trò tín dụng xuất khẩu của Nhà nước:
Tín dụng xuất khẩu của Nhà nước là một hình thức của tín dụng Nhà nước. Do
mang đặc thù hỗ trợ vốn để tăng cường sức cạnh tranh hàng hoá xuất khẩu nên tín
dụng xuất khẩu của Nhà nước có vai trò chủ yếu sau:
+ Thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cả nước: Các doanh nghiệp xuất
khẩu có cơ hội tiếp cận được nguồn vốn sản xuất với ưu đãi về chi phí sử dụng vốn,
thời hạn vay, tài sản bảo đảm thấp…do đó họ sẽ yên tâm sản xuất, tập trung vào
nghiên cứu phát triển sản phẩm (hàng hóa xuất khẩu). Sản phẩm làm ra chất lượng

được cải thiện, khả năng cạnh tranh cao hơn và cơ hội được thò trường nước ngoài
chấp nhận sẽ nhiều hơn. Nhờ đó, kim ngạch xuất khẩu doanh nghiệp tăng trưởng
cao hơn và qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
+ Cải thiện cán cân thương mại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Hiện nay
cán cân thương mại nước ta luôn trong tình trạng thâm hụt, nhập khẩu nhiều hơn
xuất khẩu và đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng GDP cả nước. Do đó khi tăng
trưởng kim ngạch xuất khẩu cao hơn tăng trưởng nhập khẩu sẽ hạn chế thâm hụt
cán cân thương mại góp phần cải thiện tốc độ tăng trưởng GDP cả nước.
+ Góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động: bằng cách cung ứng
vốn kòp thời cho hoạt động sản xuất, hàng trăm nghìn lao động được giải quyết
công ăn việc làm, cuộc sống ổn đònh , an ninh xã hội được đảm bảo.
1.1.3 Một số điểm khác biệt giữa tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và hình
thức tín dụng xuất khẩu khác
5
Tín dụng xuất khẩu của Nhà nước Tín dụng xuất khẩu khác
- Tín dụng nhà nước - Tín dụng ngân hàng
- Đối tượng: doanh nghiệp, tổ chức
xuất khẩu những mặt hàng thuộc danh
mục khuyến khích phát triển Nhà
nước trong từng giai đoạn phát triển
kinh tế.
- Đối tượng: doanh nghiệp, tổ chức kinh tế
có hoạt động xuất khẩu
- Lãi suất: lãi suất trái phiếu Chính
phủ + phí quản lý
- Lãi suất: lãi suất huy động thò trường +
phí huy động, phí quản lý + lợi nhuận
- Tài sản đảm bảo: tỷ lệ tài sản đảm
bảo thấp
- Tài sản đảm bảo: thường lớn hơn mức

vốn vay
1.1.4 Quy đònh quốc tế về tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
1.1.4.1 Khuôn khổ pháp lý quốc tế
Tín dụng xuất khẩu của Nhà nước đóng một vai trò quan trọng trong trao đổi
thương mại quốc tế, là một công cụ cơ bản của chính sách thương mại quốc gia,
nhưng nếu được cấp phát một cách thiếu điều tiết, thiếu hài hòa thì sẽ tạo ra những
tác động làm sai lệch cạnh tranh trên thò trường. Năm 2005 giá trò các trao đổi
thương mại được hưởng sự hỗ trợ của Nhà nước dưới dạng này đạt mức 65 tỷ USD.
Ngoài các nước thuộc liên minh châu u, khuôn khổ pháp lý quốc tế áp dụng
cho tín dụng xuất khẩu chủ yếu bao gồm các Quy đònh của WTO nhấn mạnh đến
khía cạnh trợ cấp và các quy đònh của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD
nhấn mạnh đến mục tiêu đảm bảo cạnh tranh bình đẳng. Hai nhóm quy đònh của hai
tổ chức này là tương thích với nhau.
6
Ngoài các quy đònh thuần tuý pháp lý nêu trên, còn phải kể đến các quy đònh
khác có giá trò pháp lý thấp hơn được xây dựng trong khuôn khổ Liên minh Bern.
Liên minh này có quy chế là một hiệp hội không có thẩm quyền ban hành quy đònh,
chủ yếu là nơi để các thành viên thường xuyên gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm và
cam kết tuân thủ các nguyên tắc hoạt động chung.
1.1.4.2 Tín dụng xuất khẩu trong khuôn khổ WTO
Các văn bản của WTO không trực tiếp quy đònh về vấn đề tín dụng xuất khẩu;
một trong những vai trò của tổ chức này là xử lý những rào cản đối với thương mại;
vấn đề tín dụng xuất khẩu chỉ được nêu như một ví dụ trong nội dung Hiệp đònh về
trợ cấp và các biện pháp bù trừ (Hiệp đònh SMC)
Điều 1, Hiệp đònh SMC đưa ra đònh nghóa về khái niệm trợ cấp và Điều 3 đưa ra
đònh nghóa về khái niệm hình thức trợ cấp cho xuất khẩu bò cấm. Ngoài những đònh
nghóa chung này ra, Hiệp đònh SMC tại Phụ lục 1, liệt kê các trường hợp trợ cấp
cho xuất khẩu bò cấm.
Trong danh mục các hình thức trợ cấp cho xuất khẩu bò cấm này, hình thức tín
dụng xuất khẩu có hỗ trợ của Nhà nước được đề cập đến tại 2 điểm:

Điểm (j): Đó là trường hợp trợ cấp thể hiện dưới hình thức “chương trình bảo
lãnh, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, chương trình bảo lãnh, bảo hiểm nhằm đối phó
với tình hình tăng chi phí sản xuất sản phẩm xuất khẩu, hoặc các chương trình đối
phó với những rủi ro hối đoái do Nhà nước (hoặc các tổ chức chòu sự kiểm soát của
Nhà nước) xây dựng và áp dụng với mức lãi suất thấp không đủ để bù đắp những chi
phí bỏ ra để thực hiện các chương trình này.
Điểm (j) Quy đònh về các chương trình bảo lãnh tín dụng xuất khẩu do Nhà nước
xây dựng, quản lý và thực hiện hoặc giao cho một cơ quan, tổ chức khác quản lý
7
(như trường hợp của Coface ở Pháp). Các chương trình này phải được quản lý và
thực hiện trên cơ sở đảm bảo cân bằng tài chính, tức là lãi suất thu được không
được thấp hơn chi phí quản lý và các khoản chi phí khác về dài hạn.
Điểm (k) “Nhà nước (hoặc cơ quan, tổ chức chòu sự kiểm soát của Nhà nước
và/hoặc hoạt động dưới sự chỉ đạo của Nhà nước) cấp Tín dụng xuất khẩu với lãi
suất cho vay thấp hơn lãi suất tiền gửi áp dụng để huy động vốn dùng cho việc cấp
Tín dụng xuất khẩu đó (hoặc lãi suất mà Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức đó đáng lẽ
phải trả nếu đi vay vốn trên thò trường quốc tế với cùng thời han và điều kiện vay và
sử dụng cùng một đồng tiền như Tín dụng xuất khẩu), hoặc chòu một phần hoặc toàn
bộ những chi phí mà nhà xuất khẩu hoặc tổ chức tài chính phải chòu để huy động
được vốn tín dụng, trong trường hợp các hoạt động này nhằm phục vụ cho việc đảm
bảo một lợi thế quan trọng xét trên bình diện điều kiện cấp Tín dụng xuất khẩu”
Điểm (k) đoạn 1, quy đònh về vấn đề tín dụng xuất khẩu có sự hỗ trợ (trực tiếp
hoặc gián tiếp) của Nhà nước mà tỷ lệ lãi suất không được thấp hơn chi phí vốn mà
tổ chức tín dụng đó phải bỏ ra, hoặc không được thấp hơn tỷ lệ lãi suất áp dụng trên
thò trường vốn đối với hình thức tín dụng tương đương. Bên cạnh đó, đoạn 2 điểm
(k) quy đònh trường hợp tín dụng xuất khẩu tuân thủ theo quy đònh về lãi suất trong
thoả thuận của OECD thì không bò coi là một hình thức trợ cấp cho xuất khẩu bò
cấm.
1.1.4.3 Tín dụng xuất khẩu trong khuôn khổ OECD
OECD được thành lập 14/12/1960 với 20 nước thành viên ban đầu và hiện nay

mở rộng ra 30 nước thành viên. OECD đi theo nguyên tắc về dân chủ và kinh tế thò
trường nhằm: Hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững; Phát triển việc làm; Nâng cao
8
mức sống; Duy trì ổn đònh tài chính; Trợ giúp các nước khác trong việc phát triển
kinh tế; Đóng góp vào tăng trưởng thương mại thế giới.
OECD hoạt động dưới hình thức các y ban với một ban Thư ký thường trực
chuyên giúp việc cho các y ban. Qua quá trình thương lượng, trao đổi, các nước
thành viên thông qua các thoả thuận, thể hiện dưới các Hiệp đònh, Hiệp ước,
Khuyến nghò của hội đồng OECD, Tuyên bố hành động dưới một hình thức khác
(Ví dụ: Thỏa thuận về Tín dụng xuất khẩu, là một thỏa thuận không lập thành văn
bản). Dù tính chất pháp lý và hiệu lực ràng buộc của các văn bản này có mức độ
khác nhau, các văn bản này đều là các thoả thuận liên Chính Phủ, đánh dấu sự cam
kết mạnh mẽ của mỗi Chính Phủ thành viên trong việc tuân thủ các quy đònh của
Thoả thuận đó.
Các nội dung thảo luận về tín dung xuất khẩu chủ yếu thuộc thẩm quyền của Vụ
Thương mại và Nông nghiệp là Vụ giữ chức năng thư ký cho Nhóm công tác tín
dụng và bảo lãnh tín dụng xuất khẩu có sự hỗ trợ của Nhà nước (ECG) và
nhóm các nước thành viên của Thỏa thuận về tín dụng xuất khẩu của Nhà
nước.
Nhóm công tác tín dụng và bảo lãnh tín dụng xuất khẩu có sự hỗ trợ của Nhà
nước (ECG) có mục tiêu:
- Phân tích các chính sách được áp dụng trong lónh vực tín dụng và bảo lãnh
tín dụng xuất khẩu
- Xác đònh những vấn đề nảy sinh
- Giải quyết hoặc hạn chế các vấn đề này dựa trên những trao đổi đa phương
Nhóm các nước thành viên tham gia thỏa thuận nhằm thực hiện mục tiêu chung
là khuyến khích cạnh tranh giữa các nhà xuất khẩu dựa trên cơ sở chất lượng và giá
9
cả hàng hóa, dòch vụ xuất khẩu, chứ không dựa trên các ưu đãi tín dụng xuất khẩu có
sự hỗ trợ của Nhà Nước.

1.1.4.4 Tín dụng xuất khẩu trong khuôn khổ Liên minh Bern
Liên minh Bern có 52 thành viên đại diện cho 43 nước, là tổ chức quốc tế có sự
tham gia của đònh chế Nhà nước và tư nhân cung cấp tín dụng xuất khẩu, bảo hiểm
tín dụng và bảo hiểm đầu tư nhằm tạo thuận lợi cho sự phát triển của thương mại
quốc tế và đầu tư nước ngoài. Để thực hiện mục tiêu này, Liên minh tập trung xây
dựng nguyên tắc thống nhất về cấp tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh tín dụng xuất
khẩu, bảo lãnh đầu tư trên phạm vi quốc tế.
1.2 CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HIỆN NAY
1.2.1 Khái quát về Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Ngân hàng Phát triển Việt Nam được thành lập theo Quyết đònh 108/2006/QĐ-
TTg ngày 19/05/2006 của Thủ tướng Chính Phủ trên cơ sở sắp xếp lại Quỹ hỗ trợ
phát triển, tên giao dòch quốc tế là The VietNam Development Bank (viết tắt là
VDB).
Ngân hàng Phát triển Việt Nam có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con
dấu, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, các ngân
hàng thương mại trong và ngoài nước, được tham gia hệ thống thanh toán với các
ngân hàng và cung cấp dòch vụ thanh toán theo quy đònh của pháp luật. Ngân hàng
Phát triển thừa kế mọi quyền lợi, trách nhiệm từ Quỹ hỗ trợ phát triển.
Hoạt động của Ngân hàng Phát triển không vì mục đích lợi nhuận, tỷ lệ dự trữ
bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được Chính phủ bảo
đảm khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp Ngân sách nhà
10
nước theo quy đònh của pháp luật. Tính đến thời điểm hiện nay, vốn điều lệ của
Ngân hàng Phát triển Việt Nam là 10.000 tỷ đồng.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ như:
- Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện
chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo quy
đònh của Chính Phủ.
- Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển gồm: cho vay đầu tư phát triển,

hỗ trợ sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư.
- Thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu gồm: cho vay xuất khẩu,bảo lãnh tín
dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
- Nhận uỷ thác quản lý nguồn vốn ODA được Chính phủ cho vay lại; nhận uỷ
thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và
ngoài nước thông qua hợp đồng nhận uỷ thác
- Cung cấp dòch vụ thanh toán cho các khách hàng và tham gia hệ thống thanh
toán trong nước và quốc tế phục vụ các hoạt động của Ngân hàng Phát triển.
- Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lónh vực tín dụng đầu tư phát triển
quốc tế và tín dụng xuất khẩu.
1.2.2 Nội dung chính sách tín dụng xuất khẩu
Quá trình phát triển chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu Việt Nam đến nay có
thể chia thành hai giai đoạn sau:
1.2.2.1 Giai đoạn trước khi gia nhập WTO: 2001 - 2006
Chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu giai đoạn này thực hiện theo Quyết đònh
133/2001/QĐ-TTg ngày 10/09/2001 của Thủ tướng về quy chế tín dụng hỗ trợ xuất
khẩu và có hiệu lực từ ngày 25/09/2001.
11
Những quy đònh cơ bản chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu theo Quyết đònh
133/2001/QĐ-TTg ngày 10/09/2001
Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu trung và dài hạn Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu ngắn hạn
1. Hình thức tín dụng:
+ Cho vay đầu tư trung và dài hạn
+ Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư
+ Bảo lãnh tín dụng đầu tư
+ Cho vay ngắn hạn
+ Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực
hiện hợp đồng
2. Đối tượng
+ Những đơn vò có dự án sản xuất, chế biến,

gia công hàng xuất khẩu mà phương án tiêu
thụ sản phẩm của dự án đạt kim ngạch xuất
khẩu ít nhất bằng 30% doanh thu hàng năm
+ Những đơn vò có nhu cầu vay vốn để góp
vốn đầu tư vào các dự án liên doanh sản xuất,
chế biến, gia công hàng xuất khẩu của doanh
nghiệp Việt Nam mà phương án tiêu thụ sản
phẩm của dự án liên doanh đạt kim ngạch
xuất khẩu ít nhất bằng 80% doanh thu hàng
năm.
+ Các đơn vò sản xuất, chế biến, kinh
doanh các mặt hàng thuộc chương
trình ưu tiên khuyến khích xuất khẩu
do Thủ tướng Chính Phủ quy đònh
hàng năm hoặc trong từng thời kỳ
+ Các hợp đồng xuất khẩu vào thò
trường mới hoặc để duy trì thò trường
truyền thống theo quy đònh của Thủ
tướng Chính Phủ
+ Các đơn vò có dự án trung dài hạn
được hỗ trợ xuất khẩu, được vay vốn
ngắn hạn trong năm đầu tiên ký hợp
đồng xuất khẩu kể từ khi dự án hoàn
thành đưa vào sản xuất.
3. Lãi suất, phí bảo lãnh
12
- Cho vay đầu tư trung dài hạn: Lãi suất cho
vay được áp dụng theo lãi suất tín dụng đầu
tư phát triển của Nhà nước.
- Bảo lãnh tín dụng đầu tư: phí bảo lãnh bằng

0,3%/năm tính trên số tiền đang bảo lãnh

- Cho vay vốn ngắn hạn: Lãi suất cho
vay bằng 80% lãi suất tín dụng đầu tư
phát triển của Nhà nước tại thời điểm
ký hợp đồng tín dụng và được giữ cố
đònh trong suốt thời hạn vay vốn.
- Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực
hiện hợp đồng:được miễn phí bảo lãnh
4. Mức vốn cho vay, mức hỗ trợ sau đầu tư, mức bảo lãnh
- Cho vay đầu tư trung dài hạn:
+ Dự án nhóm A thực hiện theo Quyết đònh
của Thủ tướng Chính Phủ.
+ Dự án nhóm B, C thực hiện theo quyết
đònh đầu tư của các cấp có thẩm quyền nhưng
tối đa không quá 90% vốn đầu tư của dự án
Mức cho vay hàng năm thực hiện theo tiến
độ dự án.
- Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư: Mức hỗ trợ lãi
suất sau đầu tư đối với từng dự án bằng chênh
lệch giữa lãi suất vay vốn của tổ chức tín
dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại thời
điểm rút vốn vay.
- Bảo lãnh tín dụng đầu tư: Mức bảo lãnh cho
từng dự án tối đa bằng 100% số vốn vay của
- Cho vay vốn ngắn hạn:
+ Cho vay trước khi giao hàng:
Mức cho vay không quá 80% giá trò
L/C hoặc không quá 70% giá trò hợp
đồng xuất khẩu. Đối với những mặt

hàng xuất khẩu theo hạn ngạch thì
mức cho vay tối đa bằng giá trò hàng
hóa còn lại trong hạn ngạch tính đến
thời điểm vay vốn.
+ Cho vay sau khi giao hàng:
Tối đa bằng 90% giá trò hối phiếu
hơp lệ.
- Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực
hiện hợp đồng: tối đa không quá 3%
giá dự thầu (đối với bảo lãnh dự thầu),
13
các tổ chức tín dụng trong phạm vi tổng số
vốn đầu tư theo quy đònh của pháp luật
10% giá trò hợp đồng (đối với bảo lãnh
thực hiện hợp đồng.)
5. Bảo đảm tiền vay

- Cho vay đầu tư trung và dài hạn: Chủ đầu
tư được dùng tài sản hình thành từ vốn vay để
bảo đảm tiền vay. Khi chưa trả hết nợ, chủ
đầu tư không được chuyển nhượng, bán, cho,
tặng, thế chấp, cầm cố, hoặc bảo đảm cho
bảo lãnh để vay vốn nơi khác
- Cho vay ngắn hạn:
+ Cho vay trước khi giao hàng, đơn vò
vay vốn phải có tài sản cầm cố, thế
chấp giá trò tối thiểu 30% số vốn vay
+ Cho vay sau khi giao hàng: đơn vò
phải xuất trình hối phiếu hợp lệ kèm
theo bộ chứng từ xuất để chứng minh

cho việc vay vốn.
1.2.2.2 Giai đoạn sau khi gia nhập WTO: từ năm 2007 đến nay
Việt Nam bắt đầu gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào cuối năm
2006. Là một thành viên của Tổ chức thương mại thế giới, Việt Nam buộc phải tuân
thủ chặt chẽ quy đònh “Tín dụng xuất khẩu trong khuôn khổ WTO”. Chính vì lẻ đó,
Chính Phủ đã có những thay đổi chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu phù hợp với
thông lệ quốc tế. Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu trước kia nay được gọi là chính sách tín
dụng xuất khẩu của Nhà nước và được thực hiện theo Nghò đònh số 151/NĐ-CP ngày
20/11/2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
Sau đây là những nội dung cơ bản chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
đang triển khai hiện nay, được quy đònh chi tiết tại Quyết đònh số 39/QĐ-HĐQL
ngày 31/08/2007 của Hội đồng quản lý về quy chế quản lý vốn tín dụng xuất khẩu
14
của Nhà Nước (Phụ lục) và Quyết đònh số 42/QĐ-HĐQL ngày 17/09/2007 của Hội
đồng quản lý về quy chế bảo đảm tiền vay của NHPTVN.
a. Nhà xuất khẩu vay:
- Đối tượng cho vay:Khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong nước có
hợp đồng xuất khẩu hàng hóa nằm trong danh mục mặt hàng vay vốn tín dụng xuất
khẩu.
- Điều kiện cho vay:
+ Khách hàng có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phương
án sản xuất kinh doanh được NHPT thẩm đònh và chấp thuận
+ Thực hiện các quy đònh về bảo đảm tiền vay theo quy đònh của Chính Phủ và
Quy chế bảo đảm tiền vay của NHPT.
- Mức vốn cho vay: Mức vốn cho vay tối đa bằng 85% giá trò hợp đồng xuất khẩu
đã ký hoặc giá trò L/C đối với cho vay trước khi giao hàng hoặc giá trò hối phiếu
hợp lệ đối với cho vay sau khi giao hàng.
- Thời hạn cho vay: Tối đa không quá 12 tháng. Trường hợp cho vay trên 12
tháng, thực hiện theo quyết đònh của Chính Phủ hoặc Bộ Tài Chính.
- Đồng tiền cho vay: Đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi

- Lãi suất cho vay:Lãi suất cho vay xuất khẩu thực hiện theo quy đònh của Bộ
trưởng Bộ Tài Chính
- Phương thức cho vay
+ Cho vay từng lần
+ Cho vay theo hạn mức: áp dụng với doanh nghiệp thỏa điều kiện :
ü Hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi liên tục 2 năm gần nhất
ü Có hoạt động xuất khẩu thường xuyên
15
ü Có quan hệ uy tín với NHPTVN
- Đảm bảo tiền vay
+ Cho vay có bảo đảm: Khách hàng vay vốn có bảo đảm bằng tài sản cầm cố,
thế chấp có giá trò tối thiểu bằng 15% số vốn vay hoặc bảo lãnh của tổ chức tín
dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam với mức bảo lãnh tương đương 100% số vốn
vay.
+ Cho vay không có bảo đảm: NHPT cho vay không có bảo đảm bằng tài sản
cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh đối với khách hàng:
ü Có uy tín trong quan hệ tín dụng với NHPT và với các tổ chức tín dụng.
ü Có kết quả sản xuất kinh doanh có lãi trong 2 năm liền kề thời điểm xem
xét cho vay.
ü Có văn bản cam kết thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tài sản theo yêu
cầu của NHPT trong trường hợp Khách hàng sử dụng vốn vay không đúng
cam kết theo hợp đồng tín dụng mà không trả nợ trước hạn cho NHPT.
- Hồ sơ đề nghò vay : xem chi tiết Phụ lục
b. Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu
- Điều kiện bảo lãnh
+ Khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong nước có hợp đồng xuất
khẩu hàng hóa nằm trong Danh mục hàng hóa vay vốn tín dụng xuất khẩu nhưng
không vay vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và có nhu cầu bảo lãnh để vay vốn
của các tổ chức tín dụng khác.
+ Khách hàng có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phương

án sản xuất kinh doanh khả thi được NHPT thẩm đònh và chấp thuận bảo lãnh
+ Khách hàng có văn bản đề nghò bảo lãnh của tổ chức tín dụng cho vay vốn
16
+ Thực hiện các quy đònh về bảo đảm tiền vay tại Quy chế bảo đảm tiền vay
của NHPT.
- Mức bảo lãnh: Mức bảo lãnh theo mức vốn vay của nhà xuất khẩu, nhưng
không quá 85% giá trò hợp đồng xuất khẩu hoặc giá trò L/C
- Thời hạn bảo lãnh: Tối đa không quá 12 tháng
- Đồng tiền, phí bảo lãnh
+ Đồng tiền bảo lãnh là đồng Việt Nam
+ Khách hàng được bảo lãnh trả phí bảo lãnh bằng 1%/năm trên số dư tín dụng
được bảo lãnh
- Hồ sơ đề nghò bảo lãnh xem chi tiết Phụ lục
c. Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng
- Điều kiện bảo lãnh
+ Khách hàng tham gia dự thầu hoặc thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa
nằm trong danh mục mặt hàng vay vốn tín dụng xuất khẩu, có nhu cầu bảo lãnh dự
thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
+ Khách hàng có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có tài liệu
hợp pháp chứng minh yêu cầu của phía nước ngoài về bảo lãnh dự thầu hoặc bảo
lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu
+ Khách hàng được bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng phải có
năng lực tài chính và năng lực kinh doanh để tham gia dự thầu hoặc thực hiện hợp
đồng xuất khẩu được NHPT thẩm đònh và chấp thuận bảo lãnh
- Mức bảo lãnh
+ Mức bảo lãnh tối đa không quá 3% giá dự thầu đối với bảo lãnh dự thầu.
17
+ Mức bảo lãnh đối đa không quá 15% giá trò hợp đồng xuất khẩu đối với bảo
lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
- Thời hạn bảo lãnh: Việc xác đònh thời hạn bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực

hiện hợp đồng được căn cứ vào thời hạn thực hiện nghóa vụ của Khách hàng ghi
trong hồ sơ mời thầu hoặc hợp đồng xuất khẩu.
- Đồng tiền bảo lãnh, phí bảo lãnh
+ Đồng tiền bảo lãnh là đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi
+ Khách hàng được bảo lãnh phải trả phí bảo lãnh là 0.5%/năm trên giá trò bảo
lãnh nhưng tối đa bằng 100 triệu đồng/1 hợp đồng bảo lãnh
- Hồ sơ đề nghò bảo lãnh: xem chi tiết Phụ lục
d. Cho vay nhà nhập khẩu
- Điều kiện cho vay
+ Khách hàng (nhà nhập khẩu nước ngoài) mua hàng hóa do Việt Nam sản xuất
năm trong danh mục hàng hóa vay vốn tín dụng xuất khẩu.
+ Khách hàng có năng lực, pháp luật hành vi dân sự đầy đủ; có phương án sản
xuất kinh doanh và khả năng trả nợ, được NHPT thẩm đònh và chấp thuận.
+ Khách hàng được Chính Phủ hoặc Ngân hàng trung ương của nước bên Khách
hàng bảo lãnh vay vốn.
- Đồng tiền cho va: Đồng tiền cho vay là đồng Việt Nam và ngoại tệ tự do
chuyển đổi
- Mức vốn cho vay: Mức vốn cho vay tối đa 85% giá trò hợp đồng xuất khẩu hoặc
giá trò L/C đối với cho vay trước khi giao hàng hoặc trò giá hối phiếu hợp lệ đối với
cho vay sau khi giao hàng
18
- Thời hạn cho vay: Tối đa không quá 12 tháng. Trường hợp cho vay trên 12
tháng, thực hiện theo quyết đònh của Chính Phủ hoặc Bộ Tài Chính.
- Hồ sơ đề nghò vay: xem chi tiết Phụ lục
1.2.3 Quy trình nghiệp vụ cho vay đối với nhà xuất khẩu
1.2.3.1 Hồ sơ vay vốn: xem chi tiết Phụ lục
1.2.3.2 Thẩm đònh hồ sơ:
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Ngân hàng sẽ tiến hàng thẩm đònh hồ sơ vay vốn của
Khách hàng. Nội dung thẩm đònh gồm:
- Thẩm đònh tính đầy đủ,hợp pháp, hợp lệ của bộ hồ sơ vay vốn.

- Kiểm tra năng lực pháp luật, năng lực sản xuất kinh doanh của khách hàng.
- Thẩm đònh tình hình tài chính, uy tín của Khách hàng đối với Ngân hàng phát
triển và các tổ chức tín dụng khác.
- Thẩm đònh tính khả thi và hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh của
Khách hàng.
- Thẩm đònh tài sản bảo đảm tiền vay.
1.2.3.3 Xác đònh mức vốn cho vay, hạn mức cho vay, thời hạn vay
a. Mức vốn cho vay
* Cho vay từng lần: Mức vốn cho vay tối đa bằng 85% giá trò hợp đồng xuất
khẩu đã ký hoặc giá trò L/C đối với cho vay trước khi giao hàng hoặc giá trò hối
phiếu hợp lệ/ bộ chứng từ hoàn hảo đối với cho vay sau khi giao hàng.
* Đối với cho vay theo hạn mức: Tổng mức vốn cho vay trong kỳ không vượt quá
85% dự kiến tổng doanh thu xuất khẩu của mặt hàng đề nghò vay vốn.
b. Hạn mức cho vay
19
Ngân hàng sẽ căn cứ vào kết quả phân tích tình hình tài chính và hiệu quả
phương án sản xuất kinh doanh của Khách hàng sẽ xác đònh hạn mức tín dụng phù
hợp. Công thức xác đònh hạn mức cho vay:
Hạn mức cho vay xuất khẩu = (Chi phí sản xuất hàng xuất khẩu cần thiết/ vòng
quay vốn lưu động của mặt hàng xuất khẩu) – vốn tự có tham gia vào xuất khẩu
mặt hàng vay vốn – các khoản huy động khác dành cho xuất khẩu mặt hàng vay
vốn.
c. Thời hạn vay vốn
v Đối với cho vay từng lần:
Thời hạn cho vay không vượt quá 12 tháng và được xác đònh trên cơ sở:
- Thời gian giao hàng, thanh toán của hợp đồng xuất khẩu/ hợp đồng uỷ thác
xuất khẩu/ đơn hàng xuất khẩu hoặc L/C
- Chu kỳ sản xuất kinh doanh (thu mua, dự trữ, sản xuất kinh doanh, thanh toán)
của Khách hàng nhưng tối đa không vượt 12 tháng. Trường hợp các hợp đồng xuất
khẩu quy đònh giao hàng nhiều lần trong thời gian dài, Ngân hàng xem xét cho vay

từng phần tương ứng với các đợt giao hàng, thời gian cho vay phải phù hợp với chu
kỳ sản xuất kinh doanh của mặt hàng.
v Đối với cho vay theo hạn mức
- Thời hạn rút vốn của hạn mức được xác đònh trên cơ sở kế hoạch hoạt động
sản xuất kinh doanh, nhu cầu sử dụng hạn mức cho vay của Khách hàng, tối đa là
12 tháng.
- Thời hạn trả nợ gốc cho mỗi khoản rút vốn vay được xác đònh trên cơ sở thời
gian giao hàng, thanh toán của hợp đồng xuất khẩu; L/C hoặc bộ chứng từ hàng
xuất và chu kỳ sản xuất kinh doanh của Khách hàng, tối đa là 12 tháng.
20
1.2.3.4 Ký kết hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay
Sau khi thẩm đònh hồ sơ vay vốn, xác đònh mức vốn, thời gian cho vay Ngân
hàng sẽ tiến hành lập thông báo cho vay gửi đến Khách hàng. Trên cơ sở thông báo
cho vay Ngân hàng và Khách hàng sẽ tiến hành thủ tục ký kết hợp đồng tín dụng
và hợp đồng bảo đảm tiền vay.
1.2.3.5 Hồ sơ giải ngân
Khách hàng chỉ được giải ngân sau khi hoàn tất các thủ tục ký kết hợp đồng tín
dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay. Khi phát sinh nhu cầu giải ngân, tuỳ đối tượng
mục đích sử dụng vốn, Khách hàng tiến hành lập hồ sơ giải ngân sau:
a. Giải ngân vào tài khoản của Khách hàng:
- Bảng kê rút vốn vay kiêm khế ước nhận nợ theo mẫu.
* Áùp dụng trong trường hợp:
+ Tạm ứng vốn cho Khách hàng để tự thanh toán các khoản chi phí mà đơn
vò hoặc cá nhân cung ứng hàng hóa, dòch vụ cho Khách hàng không có tài khoản tại
các Ngân hàng.
+ Tạm ứng vốn cho Khách hàng để tự chi trả tiền nhân công; để mua ngoại
tệ ký quỹ L/C hoặc để trả tiền nhập khẩu nguyên vật liệu.
+ Tiền vay dùng để hoàn trả vốn Khách hàng đã ứng trước trong giai đoạn
thu mua nguyên vật liệu đối với các nguyên liệu phải thu mua dự trữ.
Ngân hàng sẽ căn cứ vào thời gian sử dụng vốn tạm ứng xác đònh thời gian hoàn

chứng từ.
b. Giải ngân vào tài khoản đơn vò thụ hưởng:
- Bảng kê rút vốn vay kiêm khế ước nhận nợ theo mẫu
21
- Chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn: hợp đồng cung ứng hàng hoá dòch
vụ (nếu có), Hoá đơn mua hàng hoá dòch vụ, phiếu nhập kho (nếu có) hoặc bảng kê
các hoá đơn hàng hoá.
1.2.3.6 Kiểm tra, giám sát sau giải ngân
a. Kiểm tra thông qua, chứng từ:
- Đònh kỳ Ngân hàng tiến hành đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh và tài
chính của Khách hàng thông qua các báo cáo tài chính.
- Trường hợp cấp tạm ứng, sau khi hoàn chứng từ, Ngân hàng kiểm tra ngay các
hoá đơn, bộ chứng từ nhập khẩu, khối lượng nguyên vật liệu thu mua có phù hợp
với số vốn vay đã tạm ứng.
- Đònh kỳ hàng tháng, hàng quý, Ngân hàng kiểm tra chứng từ chứng minh việc
xuất khẩu của Khách hàng, đảm bảo hàng xuất khẩu đúng đối tượng, giá trò lô hàng
xuất khẩu, phù hợp với số vốn đã cho vay.
b. Kiểm tra tại hiện trường
- Sau khi cấp vốn vay, Ngân hàng kiểm tra đònh kỳ hoặc đột xuất tại hiện trường
về: tiến độ thực hiện hợp đồng xuất khẩu, tình hình thu mua nguyên liệu, nhập kho
hàng hóa, đảm bảo sự phù hợp giữa các hoá đơn chứng từ thu mua với số lượng
hàng hóa đã thu mua và giá trò thực tế được hình thành từ vốn vay.
- Ngân hàng cho vay thường xuyên liên hệ với ngân hàng thanh toán phục vụ
Khách hàng để theo dõi việc mở và sửa đổi L/C (trường hợp Khách hàng vay vốn
theo hình thức L/C); theo dõi chặt chẽ tình hình sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu;
tình hình giao hàng; tình hình lập bộ chứng từ hàng xuất; nắm chắc thời điểm thanh
toán tiền hàng đảm bảo tiền vay chuyển trả ngay cho Ngân hàng.
22
- Đònh kỳ hoặc đột xuất Ngân hàng kiểm tra giám sát đánh giá về tình hình, thực
trạng tài sản bảo đảm tiền vay, những biến động về giá trò do tăng, giảm giá thò

trường.
- Trường hợp cho vay theo hạn mức, đònh kỳ hàng tháng Ngân hàng kiểm tra: số
lượng nguyên vật liệu thu mua trong tháng; tình hình xuất khẩu trong tháng, gồm:
số lượng, giá trò, chủng loại hàng xuất, tiến độ thanh toán tiền hàng của nhà nhập
khẩu; số lượng, giá trò nguyên vật liệu tồn kho tại thời điểm kiểm tra.
1.2.3.7 Thu hồi vốn vay
Căn cứ kỳhạn trả nợ gốc, lãi của khoản vay Ngân hàng lập thông báo trả nợ vay
(gốc và lãi) gửi Khách hàng trước thời điểm thu nợ 10 ngày.
Sau thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày đến hạn trả nợ, Khách hàng không trả
được nợ vay của kỳ hạn đó thì số nợ gốc và lãi chậm trả phải chòu lãi suất quá hạn
theo quy đònh.
1.2.3.8 Thanh lý hợp đồng tín dụng
Sau khi Khách hàng đã hoàn trả đầy đủ nợ vay theo hợp đồng tín dụng, Ngân
hàng sẽ tiến hàng ký kết Biên bản thanh lý hợp đồng tín dụng với Khách hàng
23
TÓM LƯC CHƯƠNG 1
Ở chương 1, luận văn giới thiệu những lý luận chung về tín dụng với những
khái niệm, bản chất, vai trò, chức năng của tín dụng nói chung, đặc biệt là tín dụng
xuất khẩu của nhà nước (một dạng tín dụng Nhà nước). Cùng với tín dụng ngân
hàng, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước trở thành một bộ phận quan trọng không thể
thiếu góp phần vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, phát triển kinh tế cả nước.
Với chủ trương đẩy mạnh phát triển xuất khẩu nâng cao sức cạnh tranh hàng
hóa Việt Nam trên thò trường quốc tế, thì ngoài việc tạo mọi điều kiện thuận lợi về
cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính Chính phủ đã có những biện pháp cụ thể hỗ
trợ doanh nghiệp xuất khẩu về vốn thông qua chính sách tín dụng xuất khẩu của
Nhà nước. Luận văn giới thiệu về khái niệm, vai trò, các hình thức tín dụng xuất
khẩu của Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Có thể thấy được chính sách này đã
tạo điều kiện thuận lợi doanh nghiệp tiếp cận vốn nhằm nâng cao năng lực sản
xuất xuất khẩu


24






CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ NƯỚC
TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM -
SỞ GIAO DỊCH II

--&--
25
2.1 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ – XÃ HỘI THÀNH PHỐ HỒ CHI MINH
2.1.1 Vò trí đòa lý
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong tọa độ đòa lý khoảng 10o 10’ – 10o 38’ vó độ
Bắc và 106o22’ – 106o54’kinh độ đông, ở phía Nam và thuộc khu vực Đông Nam
Bộ.
+ Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương
+ Phía Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh
+ Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và tiền Giang
+ Phía Đông Nam giáp tỉnh Bà Ròa – Vũng Tàu
+ Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai
+ Phía Nam giáp với Biển Đông có bờ biển dài 15km
Thành phố Hồ Chí Minh có tổng diện tích khoảng 2985 km2 với dân số khoảng
trên 8 triệu người. Thành phố được chia làm 24 quận, huyện
+ Quận : 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12, Tân Bình, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận,
Thủ Đức, Bình Tân, Tân Phú

+ Huyện: Bình Chánh, Nhà Bè, Hóc Môn, Củ Chi, Cần Giờ
2.1.2 Tình hình kinh tế – xã hội thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong bốn, tỉnh thành phố thuộc đòa bàn kinh tế
trọng điểm phía Nam, là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa
ngõ của cả nước với quốc tế qua hệ thống giao thông đường hàng không, đường
thủy, đường bộ. Sự phát triển kinh tế xã hội của TPHCM luôn gắn liền với sự
nghiệp đổi mới của đất nước. Việc xóa bỏ cơ chế bao cấp, phát triển nhiều thành
phần kinh tế kết hợp với những nỗ lực xây dựng cơ chế chính sách tập trung vào hệ
thống các công cụ quản lý kinh tế vó mô và khung pháp lý nhằm tạo điều kiện cho

×