Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư máy móc thiết bị ngành xây dựng tại BIDV Hòa Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (699.11 KB, 110 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA ĐẦU TƯ

CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài:

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
MÁY MÓC THIẾT BỊ NGÀNH XÂY DỰNG
TẠI BIDV HÒA BÌNH

Giảng viên hướng dẫn

: TS. Trần Thị Mai Hương

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Liền

Mã sinh viên

: 11122106

Lớp

: Kinh tế đầu tư 54A

Hà Nội - 2016


Chuyên đề thực tập



GVHD: Trần Thị Mai Hương

LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:

Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Khoa đầu tư

Họ và tên sinh viên
Lớp

:Nguyễn Thị Liền
:Kinh tế đầu tư 54A

MSV
:11122106
Chuyên ngành :Kinh tế đầu tư

Sau thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam –
chi nhánh Hòa Bình, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài:
“Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư máy móc thiết bị ngành xây dựng
tại BIDV Hòa Bình”.
Em xin cam đoan chuyên đề này là công trình nghiên cứu của riêng em dưới sự
hướng dẫn của TS. Trần Thị Mai Hương trong thời gian em thực tập tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hòa Bình.
Nếu có bất kỳ sự sao chép nào từ các luận văn khác em xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2016
Sinh viên thực hiện


Nguyễn Thị Liền

LỜI CẢM ƠN

Nguyễn Thị Liền

Kinh tế đầu tư 54A


Chuyên đề thực tập

GVHD: Trần Thị Mai Hương

Sau thời gian học tập học tập tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân và 4 tháng
đi thực tập tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Hòa
Bình em đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho bản thân
để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp “Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư
máy móc thiết bị ngành xây dựng tại BIDV Hòa Bình”.
Trước tiên em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo của Trường Đại học
Kinh tế quốc dân đã truyền đạt cho em nhiều kiến thức bổ ích, đặc biệt em xin cảm
ơn TS. Trần Thị Mai Hương là người trực tiếp hướng dẫn em thực hiện chuyên đề
giúp em hoàn thiện chuyên đề được hoàn chỉnh hơn.
Em cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn Ban giám đốc cùng anh chị tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Hòa Bình đã tạo điều kiện
thuận lợi và cung cấp các tài liệu cần thiết giúp em thực hiện tốt chuyên đề này.
Mặc dù đã cố gắng nhưng chắc chắn chuyên đề sẽ không tránh khỏi những
thiếu sót. Em mong thầy cô thông cảm và góp ý cho em, sự chỉ bảo và góp ý của
thầy cô là nguồn động viên rất lớn giúp em hoàn thành tốt hơn công việc sau này.
Xin chúc các thầy cô giáo, cô chú và các anh chị của BIDV Hòa Bình thật

nhiều sức khỏe và thành công.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2016.

Nguyễn Thị Liền

Kinh tế đầu tư 54A


Chuyên đề thực tập

GVHD: Trần Thị Mai Hương

MỤC LỤC

Nguyễn Thị Liền

Kinh tế đầu tư 54A


Chuyên đề thực tập

GVHD: Trần Thị Mai Hương

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BIDV Hòa Bình: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Hoà Bình
BIDV

: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam


NHNN

: Ngân hàng nhà nước

NHTM

: Ngân hàng thương mại

QHKH

: Quan hệ khách hàng

QLRR

: Quản lý rủi ro

QTTD

: Quản trị tín dụng

UBND

: Ủy ban nhân dân

TMCP

: Thương mại cổ phần

MTV


: Một thành viên

TSĐB

: Tài sản đảm bảo

PGD

: Phòng giao dịch

CBTD

: Cán bộ tín dụng

CBTĐ

: Cán bộ thẩm định

MMTB

: Máy móc thiết bị

Nguyễn Thị Liền

Kinh tế đầu tư 54A


Chuyên đề thực tập

GVHD: Trần Thị Mai Hương


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
BIỂU ĐỒ:
Biểu đồ 1.1: Tỷ trọng số lượng và dư nợ dự án đầu tư máy móc thiết bị ngành xây
dựng so với tổng dự án được duyệt và tổng dư nợ cho vay trung, dài
hạn của BIDV Hòa Bình giai đoạn 2011-2015...Error: Reference source
not found
SƠ ĐỒ:
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của BIDV Hòa Bình. .Error: Reference source not
found
Sơ đồ 1.2: Qui trình thẩm định dự án tại BIDV Hòa Bình.. .Error: Reference source
not found

Nguyễn Thị Liền

Kinh tế đầu tư 54A


Chuyên đề thực tập

GVHD: Trần Thị
1 Mai Hương

LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm qua, thực hiện đường lối chính sách do Đảng và Nhà nước
đề ra nền kinh tế Việt Nam đã có sự chuyển biến sâu sắc theo hướng ngày càng phát
triển và năng động. Trong sự phát triển đó hoạt động tín dụng của các ngân hàng
thương mại đóng một vai trò hết sức quan trọng và là nguồn động lực cho sự phát
triển của nền kinh tế.
Là một thành viên trong hệ thống Ngân hàng, Ngân hàng TMCP Đầu tư và

Phát triển Việt Nam nói chung cũng như chi nhánh Hòa Bình nói riêng đã góp phần
tích cực trong việc phát triển kinh tế của đất nước, trong đó phải kể đến vai trò vô
cùng quan trọng của hoạt động tín dụng cho vay các dư án đầu tư, mà nòng cốt là
hoạt động thẩm định.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của Đảng, Nhà nước và
tỉnh Hòa Bình đòi hỏi ngày càng cần triển khai nhiều dự án đầu tư xây dựng với
nguồn vốn trong và ngoài nước thuộc mọi thành phần kinh tế. Nguồn vốn vay theo
dự án đầu tư ngày càng quan trọng đã đặt ra thách thức về sự an toàn và hiệu quả
của nguồn vốn vay theo dự án. Do các dự án đầu tư đặc biệt là các dự án đầu tư
ngành xây dựng của tỉnh Hòa Bình hiện nay thường đòi hỏi số vốn lớn, thời gian
kéo dài kèm theo đó là rủi ro lớn nên thẩm định dự án đầu tư là khâu quan trọng,
quyết định chất lượng cho vay theo dự án của ngân hàng, đảm bảo lợi nhuận và sự
an toàn cho ngân hàng.
Mặt khác, trong đầu tư ngành xây dựng thì đầu tư về máy móc thiết bị
chiếm tỷ trong lớn trong tổng mức đầu tư và đóng vai trò quan trọng, quyết
định sự thành công cũng như chất lượng dự án xây dựng. Vì vậy trong thời gian
thực tập tại TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Hòa Bình em đã
chọn đề tài “Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư máy móc thiết bị
ngành xây dựng tại BIDV Hòa Bình”. Với những kiến thức tích lũy được
trong thời gian học tập tại trường và thời gian thực tập tại ngân hàng em mong
muốn sẽ đóng góp một phần công sức để hoàn thiện công tác thẩm định dự án

Nguyễn Thị Liền

Kinh tế đầu tư 54A


Chuyên đề thực tập

GVHD: Trần Thị

2 Mai Hương

đầu tư máy móc thiết bị nành xây dựng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam - chi nhánh Hòa Bình.
Chuyên đề thực tập gồm hai chương với nội dung như sau:
Chương 1: Thực trạng công tác thẩm định dự án máy móc thiết bị ngành xây
dựng tại BIDV Hòa Bình.
Chương 2: Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án máy móc
thiết bị ngành xây dựng tại BIDV Hòa Bình.

Nguyễn Thị Liền

Kinh tế đầu tư 54A


Chuyên đề thực tập

GVHD: Trần Thị
3 Mai Hương

CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
MÁY MÓC THIẾT BỊ NGÀNH XÂY DỰNG TẠI NGÂN
HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH
HÒA BÌNH
1.1. Giới thiệu về BIDV Hòa Bình
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và
phát triển Việt Nam (BIDV)
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập theo Quyết
định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính Phủ. Trong quá trình hoạt

động và trưởng thành, Ngân hàng được mang các tên gọi khác nhau phù hợp với
từng thời kỳ xây dựng và phát triển của đất nước. Đó là:
 Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/4/1957
 Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam từ ngày 24/6/1981
 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990
 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 27/04/2012
Lịch sử xây dựng, trưởng thành của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam là một chặng đường đầy gian nan thử thách nhưng cũng rất đỗi tự hào gắn
với từng thời kỳ lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và xây dựng đất nước của
dân tộc Việt Nam.
Hoà mình trong dòng chảy của dân tộc, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam đã góp phần vào việc khôi phục, phục hồi kinh tế sau chiến tranh,
thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1957 – 1965); Thực hiện hai nhiệm vụ
chiến lược xây dựng CNXH, chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền
Bắc, chi viện cho miền Nam, đấu tranh thống nhất đất nước (1965- 1975); Xây
dựng và phát triển kinh tế đất nước (1975-1989) và Thực hiện công cuộc đổi mới
hoạt động ngân hàng phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước (1990 –
nay). Dù ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, các thế hệ cán bộ nhân viên
Nguyễn Thị Liền

Kinh tế đầu tư 54A


Chuyên đề thực tập

GVHD: Trần Thị
4 Mai Hương

BIDV cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình – là người lính xung kích của
Đảng trên mặt trận tài chính tiền tệ, phục vụ đầu tư phát triển của đất nước. Sau

59 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay mạng lưới ngân hàng: BIDVđã có
118 chi nhánh và trên 500 điểm mạng lưới, hàng nghìn ATM/POS tại 63
tỉnh/thành phố trên toàn quốc. Mạng lưới phi ngân hàng: Gồm các Công ty
Chứng khoán Đầu tư (BSC), Công ty Cho thuê tài chính, Công ty Bảo hiểm Đầu
tư (BIC) với 20 chi nhánh trong cả nước…Hiện diện thương mại tại nước ngoài:
Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc...Các liên doanh với nước ngoài: Ngân
hàng Liên doanh VID-Public (đối tác Malaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào
-Việt (với đối tác Lào) Ngân hàng Liên doanh Việt Nga - VRB (với đối tác ),
Công ty Liên doanh Tháp BIDV (đối tác Singapore), Liên doanh quản lý đầu tư
BIDV - Việt Nam Partners (đối tác Mỹ)
Ghi nhận những đóng góp của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam qua các thời kỳ, Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã tặng BIDV nhiều
danh hiệu và phần thưởng cao qúy: Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Ba;
Huân chương Lao động Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; Danh hiệu Anh hùng lao động
thời kỳ đổi mới, Huân chương Hồ Chí Minh.
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của BIDV Hòa Bình
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Hòa Bình có trụ sở tại đường Lê
Thánh Tông, phường Hữu Nghị, Thành phố Hoà Bình, tỉnh Hòa Bình. Là một
chi nhánh cấp tỉnh của BIDV, được thành lập ngày 04/05/1976 với tên gọi là
Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Công trình Thủy điện Sông Đà và có đặc điểm
riêng là một Ngân hàng quản lý công trình trọng điểm của Nhà nước, Chi
nhánh được giao nhiệm vụ cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho công trình
thủy điện Hòa Bình.
Bước sang thời kỳ đổi mới khi công trình thủy điện hoàn thành và đưa vào sử
dụng (20/12/1994), hoạt động của BIDV Hòa Bình đã thực sự chuyển hướng;
chuyển hẳn sang hoạt động kinh doanh mà chủ yếu là phục vụ cho nền kinh tế tỉnh
nhà. BIDV Hòa Bình đã được BVQI cấp chứng chỉ ISO 9001 từ năm 2003 đến nay,
BIDV Hòa Bình đã triển khai hoàn chỉnh hệ thống quản lý theo đề tài hiện đại hóa

Nguyễn Thị Liền


Kinh tế đầu tư 54A


Chuyên đề thực tập

GVHD: Trần Thị
5 Mai Hương

Ngân hàng. Ngày 03/09/2008, theo quyết định số 630/QĐ – HĐQT, BIDV Hòa
Bình cũng như các chi nhánh, phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm khác đều chuyển
đổi mô hình tổ chức theo TA2.
Mạng lưới hoạt động của BIDV Hòa Bình gồm 01 Hội sở chi nhánh và 05
Phòng Giao dịch.
Bảng 1.1: Mạng lưới hoạt động của BIDV Hòa Bình
TT
1
2
3
4
5
6

Mạng lưới
Hội sở chi nhánh
Phòng GD Sông Đà
Phòng GD Phương Lâm
Phòng GD Trần Hưng Đạo
Phòng GD Lương Sơn
Phòng GD Cao Phong


Địa chỉ
Đ. Lê Thánh Tông – P. Hữu Nghị - TP Hòa Bình
Số 33 – Đ.Lý Nam Đế - P.Tân Thịnh – TP Hòa Bình
Đ. Cù Chính Lan – P.Phương Lâm – TP Hòa Bình
Đ. Trần Hưng Đạo – P.Phương Lâm – TP Hòa Bình
Quốc lộ 6 – TT Lương Sơn – H.Lương Sơn
Quốc lộ 6 – TT Cao Phong – H.Cao phong

1.1.3. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của BIDV Hòa Bình
Tháng 9/2008, BIDV đã chính thức vận hành mô hình tổ chức mới tại trụ sở
chính và cụ thể hóa triển khai chuyển đổi mô hình tại các chi nhánh vận hành từ
01/10/2008.
Công tác chuyển đổi vận hành mô hình tổ chức mới nhằm cơ bản đáp ứng
được các yêu cầu:
- Thực hiện mục tiêu chuyển đổi từ mô hình ngân hàng truyền thống sang
mô hình ngân hàng hiện đại, đa năng, định hướng mở rộng hoạt động bán lẻ. tạo
nền tảng cho việc tập trung hóa hoạt động và tăng cường quản lý tập trung tại trụ
sở chính.
- Tạo ra được sự phân tách về mặt tổ chức giữa khối kinh doanh và các khối
QLRR/Tác nghiệp/Hỗ trợ.
- Tạo được cơ cấu tổ chức hướng theo thông lệ quốc tế nhằm đáp ứng yêu cầu
quản trị rủi ro; phần lớn các nghiệp vụ, nhất là nghiệp vụ cấp tín dụng đã được kiểm
soát qua 3 khâu: đề xuất – QLRR/phê duyệt – tác nghiệp.
Việc thực hiện chuyển đổi đã có lộ trình, bước đi tương đối phù hợp với khả

Nguyễn Thị Liền

Kinh tế đầu tư 54A



Chuyên đề thực tập

GVHD: Trần Thị
6 Mai Hương

năng điều kiện thực tế, phát huy được thế mạnh truyền thống của BIDV, thúc đẩy
triển khai các nghiệp vụ, sản phẩm mới cũng như thực hiện các nguyên tắc, đề xuất
cốt lõi của tư vấn dự án.
Theo mô hình tổ chức mới, BIDV Hòa Bình được sắp xếp, điều chỉnh chức
năng, nhiệm vụ các phòng/tổ theo mô hình mẫu được thiết kế gồm 5 khối:
- Khối QHKH gồm: Phòng QHKH I, II và Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân
- Khối QLRR gồm: Phòng QLRR
- Khối tác nghiệp gồm: Phòng quản trị tín dụng, Phòng giao dịch khách
hang cá nhân, Phòng giao dịch khách hang doanh nghiệp, Phòng quản lý tiền tệ
kho quỹ,
- Khối quản lý nội bộ gồm: Phòng tài chính – kế toán, Phòng tổ chức – nhân
sự, Phòng kế hoạch- Tổng hợp, tổ điện toán
- Khối trực thuộc gồm: Các phòng giao dịch, các quỹ tiết kiệm

Nguyễn Thị Liền

Kinh tế đầu tư 54A


Chuyên đề thực tập

GVHD: Trần Thị
7 Mai Hương


Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của BIDV Hòa Bình

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM
ĐỐC QHKH

KHỐI GD
TRỰC THUỘC

PHÓ GIÁM ĐỐC
TÁC NGHIỆP

KHỐI
QLKH

KHỐI
QUẢN LÝ
NỘI BỘ

PHÒNG
QLRR

KHỐI TÁC
NGHIỆP

PHÒNG
GDPL

PHÒNG

KHDN

PHÒNG
TCKT

PHÒNG GDKH

PHÒNG
GDSĐ

PHÒNG
KHCN

PHÒNG
KHTH

PHÒNG QTTD

PHÒNG
TCHC

TỔ QUẢN LÝ
& DV KHO
QUỸ

PHÒNG
GD THĐ

PHÒNG
GDLS


PHÒNG
GDCP

Nguyễn Thị Liền

Kinh tế đầu tư 54A


Chuyên đề thực tập

GVHD: Trần Thị
8 Mai Hương

- Điều hành hoạt động của BIDV Hòa Bình là Giám đốc chi nhánh.
- Giúp việc Giám đốc điều hành chi nhánh có 02 Phó Giám đốc, hoạt động
theo sự phân công, uỷ quyền của Giám đốc chi nhánh theo quy định.
- Các phòng ban BIDV Hòa Bình được tố chức thành các khối với sự phân
công nhiệm vụ quản lý của ban lãnh đạo như sau: Giám đốc phụ trách khối Quản lý
nội bộ và Khối QLRR; Phó giám đốc quan hệ khách hàng phụ trách Khối QHKH và
Khối trực thuộc; Phó giám đốc tác nghiệp phụ trách Khối tác nghiệp.
1.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Hòa Bình.
1.1.4.1. Hoạt động huy động vốn:
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hoà Bình bước
vào thời kỳ đổi mới hội nhập kinh tế quốc tế và chuyển đổi mô hình thành một
Ngân hàng bán lẻ tân tiến hiện đại. BIDV Hoà Bình từng bước khẳng định mình
trong việc tiếp cận và huy động vốn trên địa bàn tỉnh Hoà Bình. Với chính sách phù
hợp phân đoạn thị trường và phân loại khách hàng, thực hiện đa dạng hoá các loại
hình sản phẩm huy động vốn. BIDV Hoà Bình đã từng bước xây dựng nguồn vốn
ổn định để đảm bảo phục vụ hoạt động sản xuất kinh cho các thành phần kinh tế

trên địa bàn tỉnh.
Với nỗ lực trong công tác huy động vốn tuy nhiên nguồn vốn BIDV Hoà Bình
huy động được vẫn còn ở mức độ khiêm tốn bởi lẽ Hoà Bình cũng là một tỉnh miền núi
nghèo của khu vực Tây Bắc. Khách hàng gửi tiền với số lượng lớn còn hạn chế. Tuy
nhiên có thể thấy quy mô huy động của BIDV Hoà Bình ngày càng tăng.

Nguyễn Thị Liền

Kinh tế đầu tư 54A


Chuyên đề thực tập

GVHD: Trần Thị
9 Mai Hương

Bảng 1.2: Huy động vốn của BIDV Hòa Bình giai đoạn 2011-2015:
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Tổng vốn huy động
Phân theo thời gian
Huy động vốn không kỳ hạn
Huy động vốn có kỳ hạn
Phân theo loại tiền tệ
Huy động vốn VNĐ
Huy động vốn ngoại tệ quy đổi
Phân theo đối tượng
Huy động vốn tổ chức kinh tế
Huy động vốn dân cư


Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

2011
743,56

2012
1.044,90

2013
2014
2015
1.145,77 1.356,83 1.535,30

68,57
674,99

87,69
957,41

102,87
170,99
232,76

1.042,90 1.185,83 1.302,53

713,30
30,26

1.012,24
32,66

1.110,87 1.321,48 1.501,84
34,90
35,35
33,45

185,89
260,75
318,67
279,93
312,92
557,67
784,15
827,10 1.076,90 1.222,38
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm BIDV Hòa Bình

Lượng vốn được huy động tăng tương đối ổn định qua từng năm hoạt động.
Từ năm 2011 - 2015, nguồn vốn huy động tăng 791,74 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng
huy động vốn bình quân đạt 20%. Trong đó tăng trưởng năm 2012 lớn nhất (tăng
40% so với năm 2011) do sự phát triển kinh tế mạnh của tỉnh khi nhiều nhà máy,
khu công nghiệp lớn được đưa vào hoạt động và thu được lợi nhuận (KCN Lương
Sơn, Nhà máy Gạch Tuynel Đại Hưng, Nhà máy gạch Hồng Sơn ...). Các năm gần
đây tốc độ tăng trưởng huy động vốn được giữ ổn định ở mức 15%, năm 2015 đạt:

1.535,30 tỷ đồng tăng so với năm 2014 là 178,47 tỷ đồng, tốc độ tăng tương ứng
là: 13,15%. Năm 2014 đạt 1.356,83 tỷ đồng tăng so với năm 2013 là: 211,06 tỷ
đồng, tốc độ tăng tương ứng là: 18,42%.
Giai đoạn từ năm 2011 – 2015 nguồn vốn huy động không có kỳ hạn tăng
trưởng 164,19 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng 239,45%. Trong khi đó
nguồn vốn huy động có kỳ hạn tăng trưởng 627,54 tỷ đồng tương ứng với tốc độ
tăng trưởng 92,97%. Như vậy, có thể nhận xét rằng tốc độ tăng trưởng huy động
vốn không có kỳ hạn tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động
nhưng đã có xu hướng tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng huy động vốn có

Nguyễn Thị Liền

Kinh tế đầu tư 54A


Chuyên đề thực tập

GVHD: Trần 10
Thị Mai Hương

kỳ hạn.
Căn cứ vào cơ cấu huy động vốn theo loại tiền tệ ta có thể nhận thấy rằng
nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất là loại tiền VNĐ, tỷ trọng này ngày
càng có xu hướng tăng theo thời gian. Trái ngược với diễn biến tăng trưởng của huy
động vốn VND, thì huy động vốn bằng ngoại tệ có sự ổn định ít biến động do giai
đoạn 2011 – 2015 tỷ giá luôn duy trì ở mức ổn định tại điều kiện sức hấp dẫn nắm
giữ đồng nội tệ.
Ngoài ra, xét theo đối tượng huy động, nguồn vốn huy động của BIDV Hòa
Bình được tạo thành từ 2 cấu phần: Huy động vốn từ các Tổ chức kinh tế và Huy
động vốn từ các doanh nghiệp, Huy động vốn từ cá nhân, hộ gia đình (hay còn gọi

là Huy động vốn bán lẻ hoặc Huy động vốn dân cư). Trong đó, Nguồn vốn huy
động từ các cá nhân, hộ gia đình luôn chiếm tỷ trọng lớn, trên 70% và tỷ trọng năm
2014 tăng so với năm 2013 (79% so với 72%). Trong thời gian gần đây, BIDV Hòa
Bình đã chú trọng hơn tới Nguồn vốn huy động từ cá nhân, hộ gia đình (hay còn gọi
là Nguồn vốn bán lẻ) vì đây là Nguồn vốn ổn định. Do đó, Nguồn vốn bán lẻ năm
2015 chiếm tỷ trọng lớn hơn năm 2014, tốc độ tăng trưởng đều tăng qua các năm
(30,2% năm 2013; 13.5% năm 2014). Để đạt được kết quả như vậy, BIDV Hòa
Bình đã tập trung vào hoạt động huy động vốn bán lẻ thông qua nhiều sản phẩm
tiền gửi với các tính năng ưu việt thỏa mãn nhu cầu khách hàng, thường xuyên có
các chương trình Tiết kiệm dự thưởng thu hút được đông đảo khách hàng cá nhân
quan tâm và tham gia sử dụng sản phẩm.
1.1.4.2. Hoạt động tín dụng:
Từ mục tiêu chính khi thành lập là cấp phát vốn cho Công trình Thuỷ điện
Sông Đà, bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế BIDV Hoà Bình đã chuyển hướng sang
phục vụ cho phát triển kinh tế tỉnh nói chung. Với kinh nghiệm tích luỹ được BIDV
Hoà Bình từng bước khẳng định nguồn vốn của mình phục vụ cho những Công
trình trọng điểm của tình và là một trong những kênh phân phối hiệu quả cho sự
phát triển kinh tế tỉnh.

Nguyễn Thị Liền

Kinh tế đầu tư 54A


Chuyên đề thực tập

GVHD: Trần 11
Thị Mai Hương

Bước sang thời kỳ mới, với định hướng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và

Phát triển Việt Nam, BIDV Hoà Bình càng thể hiện vai trò tiên phong trên địa bàn
tỉnh trong việc triển khai các gói hỗ trợ kinh tế nhằm thúc đẩy kinh tế, kiềm chế lạm
phát. Như các gói hỗ trợ lãi suất cho các Doanh nghiệp, thực hiện ưu đãi bình ổn
vốn, ưu đãi doanh nghiệp sản xuất nông sản, doanh nghiệp xuất khẩu , gói ưu đãi
mua nhà, mua ô tô cho các cá nhân hộ gia đình….
Bảng 1.3: Cơ cấu dư nợ tín dụng của BIDV Hòa Bình giai đoạn 2011-2015
phân theo đối tượng cho vay và ngành nghề kinh tế
ĐVT: Tỷ đồng,%
Chỉ tiêu
Tổng dư
nợ

Năm 2011
Tỷ
Số tiền
trọng

Năm 2012
Tỷ
Số tiền
trọng

Năm 2013
Tỷ
Số tiền
trọng

Năm 2014
Tỷ
Số tiền

trọng

Năm 2015
Tỷ
Số tiền
trọng

1.423,08

1.516,97

1.504,93

1.682,31

100%

2.015,66

100%

91%

1.427,90

85%

1.617,70

80%


9%

254,42

15%

397,96

20%

100%

100%

100%

Phân theo đối tượng cho vay
Doanh
nghiệp
Cá nhân,
hộ gia đình
Xây dựng
Vật liệu
xây dựng
Nông, lâm
nghiệp
Thủy điện
Thương
mại

Khác

1.380,4

1.374,3

1.280,76

90%

142,32

10%

536,02

37,8%

Phân theo ngành nghế kinh tế
545,37
36%
509,09 33,8%

559,73

33,3%

781,21

38,8%


330,86

23,2%

336,29

22,2%

389,27

25,9%

416,31

24,7%

385,46

19,1%

65,02

4,6%

75,06

4,9%

77,42


5,1%

34,75

2,1%

28,93

1,4%

208,89

14,7%

216,35

14,3%

257,44

17,1%

263,35

15,7%

240,25

11,9%


239,67

16,8%

296,40

19,5%

201,61

13,4%

249,62

14,8%

365,09

18,1%

42,62

2,9%

47,5

3,1%

70,10


4,7%

158,55

9,4%

214,72

10,7%

5
136,52

91%

3

9%

130,60

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm BIDV Hòa Bình
Chỉ tiêu dư nợ tín dụng cuối kỳ của BIDV Hòa Bình luôn bám sát với mục
tiêu tăng trưởng tín dụng của NHNN cũng như của Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam đề ra. Ví dụ: Năm 2015 định hướng tăng trưởng tín dụng của
NHNN đề ra là từ 12-14% tuy nhiên BIDV Hòa Bình đã đạt mức tăng trưởng vượt bậc.
Tính đến thời điểm 31/12/2015 dư nợ tín dụng cuối kỳ đạt 2.015, 66 tỷ đồng tăng so

Nguyễn Thị Liền


Kinh tế đầu tư 54A


Chuyên đề thực tập

GVHD: Trần 12
Thị Mai Hương

với năm 2014 là 333,35 tỷ đồng, tốc độ tăng tương ứng là: 19,81% hoàn thành 100%
kế hoạch BIDV đã đề ra.
Quy mô dư nợ tín dụng bán lẻ năm 2015 đạt 397,96 tỷ đồng tăng so với năm
2011 là: 255,64 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng 179,6%. Qua bảng cơ cấu dư nợ có thể
thấy hoạt động cho vay của BIDV Hoà Bình đang dần chuyển hướng sang tập trung
vào cho vay đối với đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình theo đúng định
hướng trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu của BIDV.
Quả cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế của BIDV Hòa Bình ta có thể thấy dư nợ
cho vay đối với ngành xây lắp luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong dư nợ cho vay.
Tuy nhiên lại chỉ tập trung chủ yếu ở một số khách hàng như: Công ty CP Đầu tư
XD NL và TM Hoàng Sơn: 282,69 tỷ đồng; Công ty CP SOMECO Sông Đà:
147,26 tỷ đồng; Công ty CP XD 565: 126,04 tỷ đồng; Công ty CP ĐT Đô Thị và
KCN Sông Đà 7; 53,39 tỷ; Công ty TNHH XD DV Huy Hà: 35,91 tỷ. 05 khách
hàng này chiếm đến 82,6% dư nợ cho vay xây lắp.
Ngành chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong bảng cơ cấu dư nợ theo ngành nghề
kinh tế của BIDV Hòa Bình là ngành công nghiệp chế biến (19,1%) chủ yếu là các
doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất xi măng và sản xuất vật liệu xây dựng (gạch,
đá). Gồm một số khách hàng như: Công ty TNHH Xi măng Vĩnh Sơn: 319,05 tỷ;
Công ty CP SX Đá XD Lương Sơn: 8,6 tỷ; Công ty TNHH TM Nam Phương: 6,88
tỷ. Đây là ngành kinh doanh tương đối ổn định chủ yếu là cho vay với kỳ hạn
trung dài hạn.

Ngành chiếm tỷ trọng cao thứ 3 trong bảng cơ cấu dư nợ theo ngành
nghề kinh tế của BIDV Hòa Bình là ngành kinh doanh thương mại (18,1%)
và liên tục có các bước tăng trưởng trong những năm gần đây. Đây là ngành
nghề mà BIDV Hòa Bình tập trung vào phát triển trong tương lai vì tính ổn
định và thu hồi vốn nhanh.
Bảng 1.4: Cơ cấu dư nợ tín dụng của BIDV Hòa Bình giai đoạn 2011-2015
phân theo kỳ hạn cho vay và nhóm nợ

Nguyễn Thị Liền

Kinh tế đầu tư 54A


Chuyên đề thực tập

GVHD: Trần 13
Thị Mai Hương

ĐVT: Tỷ đồng,%
Chỉ
tiêu
Tổng
dư nợ

Năm 2011
Tỷ
Số tiền
trọng

Năm 2012

Tỷ
Số tiền
trọng

Năm 2013
Tỷ
Số tiền
trọng

Năm 2014
Tỷ
Số tiền
trọng

Năm 2015
Tỷ
Số tiền
trọng

1.423,08

1.516,97

1.504,93

1.682,31

100%

2.015,66


100%

100%

100%

100%

Phân theo kỳ hạn cho vay
Ngắn
hạn
Trung,
dài hạn
Nhóm I
Nhóm
II
Nợ xấu

624,37

44%

743,32

49%

767,16

51%


921,70

55%

1.122,34

56%

798,71

56%

773,65

51%

737,77

49%

760,61

45%

893,31

44%

1.309,55


92%

1.367,58

1.593,46

94,7%

1.822,02

90,4%

89,36

6,3%

125,02

8.2%

117,54

7,8%

62,87

3,7%

158,17


7,8%

24,17

1,7%

24,37

1.6%

62,11

4,1%

25,98

1,5%

35,47

1,8%

Phân theo nhóm nợ
90.2% 1.325,27 88,1%

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm BIDV Hòa Bình
- Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn cho vay:
Dư nợ tín dụng ngắn hạn có xu hướng tăng qua các năm. Tỷ trọng dư nợ
ngắn hạn/Tổng dư nợ năm 2011 là 44%, năm 2013 là 51%, đến năm 2015 là

56%. Dư nợ tín dụng ngắn hạn dần chiếm tỷ trọng lớn hơn trong Tổng dư nợ
tại BIDV Hòa Bình. Điều này cho thấy BIDV Hòa Bình tập trung tài trợ các
nhu cầu vốn ngắn hạn như vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Tín dụng Ngắn
hạn tuy ít rủi ro hơn nhưng mang lại lợi nhuận thấp hơn. Do đó chi nhánh cần
cân đối về nguồn vốn, khả năng quản trị để nâng cao mức dư nợ trung dài hạn
nhằm gia tăng lợi nhuận.
- Cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ:
Song song với việc tăng trưởng quy mô Tín dụng, BIDV Hòa Bình cũng
không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng thể hiện ở nợ nhóm I tăng qua các năm,
còn Nợ nhóm II và Nợ xấu giảm qua các năm và chiếm tỷ trọng rất nhỏ.
Để có được kết quả khả quan trên là do công tác quản lý chất lượng tín dụng
và công tác xử lý nợ xấu tiếp tục được phát huy và chú trọng, toàn chi nhánh đã nỗ
lực vừa kiểm soát không để phát sinh nợ xấu vừa giảm nợ xấu hiện hữu.

Nguyễn Thị Liền

Kinh tế đầu tư 54A


Chuyên đề thực tập

GVHD: Trần 14
Thị Mai Hương

Bảng 1.5: Cơ cấu dư nợ tín dụng của BIDV Hòa Bình giai đoạn 2011-2015
phân theo tuổi nợ
ĐVT: Tỷ đồng,%
Chỉ
tiêu
Tổng

dư nợ

Năm 2011
Tỷ
Số tiền
trọng

Năm 2012
Tỷ
Số tiền
trọng

Năm 2013
Tỷ
Số tiền
trọng

Năm 2014
Tỷ
Số tiền
trọng

Năm 2015
Tỷ
Số tiền
trọng

1.423,08

1.516,97


1.504,93

1.682,31

100%

2.015,66

100%

100%

100%

100%

Phân theo tuổi nợ
Trong
hạn
Quá
hạn

1.297,66
125,42

91,2% 1.486,23 97,9%
8.8%

30,74


1.451,15

96,4%

1.666,49

99,1%

2.005,46

99,5%

53,78

3,6%

15,82

0,9%

10,2

0,5%

2,1%

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm BIDV Hòa Bình
Tỷ lệ nợ quá hạn 5 năm trở lại đây ở mức rất thấp. Điều này có thể thấy rằng
trong giai đoạn từ năm 2011-2015 BIDV Hòa Bình đã chủ động hơn trong việc xác

định nhu cầu của khách hàng giữa thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh và phương
án khách hàng lập. Đảm bảo bám sát dòng tiền của khách hàng tương đối sát với
lịch trả nợ của Ngân hàng.
1.1.4.3. Hoạt động dịch vụ:
Dịch vụ ngày càng trở thành một lĩnh vực kinh doanh thế mạnh của BIDV
Hòa Bình. Với nhận thức thu nhập từ hoạt động dịch vụ là nguồn thu nhập an toàn
và hiệu quả đối với ngân hàng, trong những năm gần đây, BIDV Hòa Bình đã có
nhiều biện pháp, giải pháp chỉ đạo điều hành để tăng trưởng dịch vụ, đồng thời đã
quan tâm chú trọng và có chính sách đầu tư cho dịch vụ, từng bước nâng cao tỷ
trọng thu dịch vụ trong tổng thu nhập của ngân hàng.
Bảng 1.6: Thu dịch vụ ròng của BIDV Hòa Bình giai đoạn 2011 – 2015
ĐVT: Tỷ đồng,%
Chỉ tiêu
Dịch vụ

Năm 2011
Năm 2012
Số
Tỷ
Số
Tỷ
tiền trọng tiền trọng
2,16 34,1% 2,33 34%

Nguyễn Thị Liền

Năm 2013
Số
Tỷ
tiền trọng

2,35 31,4%

Kinh tế đầu tư 54A

Năm 2014
Số
Tỷ
tiền trọng
2,79 29,3%

Năm 2015
Số
Tỷ
tiền
trọng
3,39 27,1%


Chuyên đề thực tập

thanh toán
Dịch vụ
bảo lãnh
Các loại
dịch vụ
khác
Tổng cộng

GVHD: Trần 15
Thị Mai Hương


2,88 45,4% 3,08 44,9% 3,53

47,2%

4,41

46,4%

6,65

53,2%

1,30 20,5% 1.45 21,1%

1,6

21,4%

2,31

24,3%

2,47

19,7%

100% 7,48

100%


9,51

100%

12,51

100%

6,34 100%

6.8
6

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm BIDV Hòa Bình
Thu dịch vụ chủ yếu tập trung vào các dịch vụ truyền thống như dịch vụ thanh
toán, dịch vụ bảo lãnh. Các loại dịch vụ khác (Ngân quỹ, phí tín dụng, bảo hiểm
….) có gia tăng về số lượng cũng như chất lượng dịch vụ dẫn đến lượng tiền thu
tăng lên qua các năm nhưng tỷ trọng trong tổng thu hoạt động dịch vụ không có
nhiều biến động
1.1.4.4. Kết quả hoạt động kinh doanh:
BIDV Hòa Bình luôn xác định tăng trưởng quy mô gắn liền với hiệu quả và
chất lượng của hoạt động. Kết quả đạt được như sau:

Nguyễn Thị Liền

Kinh tế đầu tư 54A


Chuyên đề thực tập


GVHD: Trần 16
Thị Mai Hương

Bảng 1.7: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Hòa Bình năm 2011 – 2015
ĐVT: tỷ đồng
Stt
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
1 Tổng tài sản
1.087,95 1.283,49 1.556,29 1.749,40
2.068,28
Tổng thu thuần từ hoạt
2
27,05
57,27
96,8
114,3
126,6
động KD
Thu nhập lãi thuần
25
48,6
79,4
84,3
100
Thu thuần từ dịch vụ
2
7,7
15,7

23,7
26
Lãi thuần từ hoạt động
0,05
0,99
1,7
6,2
1,8
KD ngoại hối
Thu nhập từ hoạt động
(0,02)
0,01
0,09
(1,23)
khác
3 Chi phí hoạt động
(10,45)
(16)
(19,7)
(24,6)
(33,9)
Lãi từ hoạt động KD
4
16,6
41,27
77,1
89,7
92,7
trước trích DPRR
Chi phí DPRR tín dụng

(6,5)
(11)
(32)
(20,5)
(15)
5 Lợi nhuận trước thuế
10,1
30,27
45,1
69,2
77,7
6 Lợi nhuận sau thuế
7,3
21,8
32,5
49,8
55,9
7 ROA
0,46%
0,89%
1,1%
1,6%
1,3%
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm BIDV Hòa Bình
Từ năm 2011 - 2015, tổng tài sản liên tục tăng thể hiện sự tăng trưởng quy mô
hoạt động của BIDV Hòa Bình (trên 12%/năm). Năm 2014 tổng tài sản tăng 193.11
tỷ đồng, tương đương tăng trưởng 12% so với năm 2013. Năm 2015 tổng tài sản
tăng 318.88 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng là 18% so với năm 2014.
Cùng với sự tăng trưởng tài sản, Lợi nhuận trước thuế năm sau cũng tăng so
với năm trước. Nếu như năm 2011 lợi nhuận trước thuế đạt 10.1 tỷ đồng, năm 2012

lợi nhuận trước thuế là 30,27 tỷ đồng, tăng trưởng 200%. Lợi nhuận tăng liên tục
qua các năm, đến năm 2015, lợi nhuận trước thuế đạt 77,7 tỷ đồng, tăng trưởng
12.3% so với năm 2014 (gấp hơn 7 lần lợi nhuận năm 2011), vượt kế hoạch đề ra.
Tốc độ tăng trưởng về Lợi nhuận trước thuế năm 2015 có sự sụt giảm so với
năm 2014 do gặp nhiều khó khăn trong môi trường kinh doanh. Song với sự nỗ lực

Nguyễn Thị Liền

Kinh tế đầu tư 54A


Chuyên đề thực tập

GVHD: Trần 17
Thị Mai Hương

của toàn bộ tập thể cán bộ nhân viên, BIDV Hòa Bình vẫn đảm bảo tăng trưởng quy
mô, đảm bảo chất lượng tài sản, hiệu quả hoạt động kinh doanh và an toàn trong
hoạt động.

1.2. Thực trạng thẩm định dự án đầu tư máy móc thiết bị ngành xây
dựng tại BIDV Hòa Bình
1.2.1. Đặc điểm dự án đầu tư máy móc thiết bị ngành xây dựng được thẩm
định tại BIDV Hòa Bình

1.2.1.1. Khái quát về máy móc thiết bị ngành xây dựng
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang phát triển bùng nổ như hiện nay,
có thể nói ngành xây dựng đang trong giai đoạn phát triển cao và có triển vọng tiếp
tục phát triển mạnh trong thời gian tới. Máy móc thiết bị là một trong hai nhân tố
mang tính quyết định đối với các đơn vị hoạt động trong ngành xây dựng, việc đầu

tư máy móc thiết bị nhằm nâng cao năng lực của các đơn vị hoạt động trong ngành
xây dựng, đáp ứng yêu cầu của thị trường là hết sức quan trọng và cần thiết. Sở dĩ
nói như vậy là do năng lực hoạt động của loại hình doanh nghiệp này phụ thuộc vào
02 yếu tố, đó là: con người và máy móc thiết bị. Nếu một trong hai tiêu chí trên mà
không đạt thì năng lực thực hiện của đơn vị sẽ không đạt. Tuy nhiên, hai yếu tố này
lại có mối quan hệ chặt chẽ và các sự tác động qua lại với nhau, công nghệ kỹ thuật
của máy móc thiết bị phải phù hợp với nguồn nhân lực vận hành thì mới phát huy
tối đa hiệu quả, phù hợp được đánh giá trên các góc độ: phù hợp về qui mô (số
lượng và chất lượng), phù hợp về công nghệ, phù hợp về mục tiêu hoạt động….
Ví dụ: Dự án đầu tư hệ thống cần rót bê tông chuyển tiếp, mới 100%, nhập
khẩu từ Thái Lan, nhằm nâng cao năng lực sản xuất thi công cho Công ty CP Xây
dựng Phục hưng Holding. Tổng mức đầu tư 22.772.072.000 đồng, trong đó: vốn vay
ngân hàng 7.287.063.040 đồng chiếm 32% tổng mức đầu tư, vốn tự có
15.485.008.960 đồng chiếm 68% tổng mức đầu tư. Địa điểm đầu tư tại các công
trình Công ty đang thi công trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận, như: công trình
CT2 Trung Văn – Hà Nội, công trình Ký túc xá Đại học Hùng Vương – Phú Thọ,…

1.2.1.2. Đặc điểm các dự án đầu tư máy móc thiết bị ngành xây dựng

Nguyễn Thị Liền

Kinh tế đầu tư 54A


Chuyên đề thực tập

GVHD: Trần 18
Thị Mai Hương

được thẩm định tại BIDV Hòa Bình

Các dự án đầu tư máy móc thiết bị ngành xây dựng được thẩm định tại chi nhánh
gồm những dự án đầu tư mua sắm máy móc thiết bị mới hoặc đã qua sử dụng, dự án
cải tạo nâng cấp máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động thi công xây lắp.
Đặc điểm các dự án này gồm:
- Về Chủ đầu tư: Đặc điểm trước nhất của các dự án này là về Chủ đầu tư, Chủ
đầu tư phải là các đơn vị hoạt động trong ngành xây dựng. Điều này không có nghĩa
chỉ đơn giản là ngành nghề kinh doanh trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
của doanh nghiệp là hoạt động thi công xây lắp. Mà chi tiết hơn là tư cách pháp lý
của Chủ đầu tư (đủ điều kiện pháp lý hoạt động trong ngành xây dựng), năng lực kỹ
thuật hiện tại của Chủ đầu tư (thường là Chủ đầu tư có năng lực và danh mục tài sản
cố định là máy móc thiết bị lớn, dự án đầu tư có tính kế thừa và phát triển trên cơ sở
nền máy móc thiết bị hiện tại), chiến lược kinh doanh của Chủ đầu tư trong thời
gian tới (Chủ đầu tư phải có chiến lược kinh doanh cụ thể, rõ ràng và có tính khả thi
cao trong thời gian tới), năng lực về tài chính phải lành mạnh (đảm bảo khả năng
vốn tự có tham gia vào dự án).
Một số khách hàng đáp ứng đủ các điều kiện, đã và đang vay vốn tại chi nhánh
để đầu tư vào MMTB ngành xây dựng: công ty CP SOMECO Sông Đà, công ty CP
vật tư và xây dựng Hòa Bình, công ty CP đầu tư và xây dựng công trình 222, công
ty CP xây dựng 565 ...
- Về vốn đầu tư: Vốn đầu tư của dự án bao gồm toàn bộ số vốn cần thiết để
thiết lập và đưa dự án vào hoạt động. Do đặc tính kỹ thuật của ngành xây dựng rất
phức tạp, kéo theo sự đa dạng về máy móc thiết bị cần phải trang bị, với mỗi lĩnh
vực nhỏ trong ngành lại yêu cầu các loại máy móc đặc thù riêng, ví dụ: đối với một
đơn vị hoạt động trong ngành xây dựng, ngoài một số máy móc phổ biến mà hầu
hết các đơn vị phải có như: xe tải, xe ô tô cẩu, trạm trộn bê tông…. với mỗi lĩnh vực
đặc thù cần các máy móc đặc thù kèm theo như: khi thi công các công trình xây
dựng dân dụng như nhà ở, văn phòng cần các loại máy móc như: xe ô tô cẩu tự
hành, cần rót bê tông …, khi thi công các công trình đường bộ cần: xe lu rung, máy

Nguyễn Thị Liền


Kinh tế đầu tư 54A


Chuyên đề thực tập

GVHD: Trần 19
Thị Mai Hương

xúc đào…, khi thi công cầu cần: búa máy đóng cọc, giàn khoan cọc nhồi, máy đào
bánh xích….. Bên cạnh đó, giá thành của các loại máy móc thiết bị ngành xây dựng
thường cao. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng, để phát
triển nâng cao năng lực đấu thầu và thi công thì doanh nghiệp phải không ngừng
nâng cao năng lực máy móc thiết bị. Vì những lý do trên, khi thực hiện đầu tư máy
móc thiết bị ngành xây dựng vốn đầu tư bỏ ra rất lớn.
Nguồn vốn thực hiện dự án thường là vốn vay ngân hàng và vốn tự có. Trong
đó, vốn vay ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn. Mặc dù vốn tự có của doanh nghiệp khi
tham gia vào dự án có tỷ trọng nhỏ hơn so với vốn vay ngân hàng, song so với mặt
bằng chung nguồn vốn này cũng có khối lượng lớn. Để đảm bảo cho tiến độ thực
hiện đầu tư của dự án, vừa để tránh ứ đọng vốn, các nguồn vốn thực hiện dự án cần
được đảm bảo chắc chắn không chỉ về mặt số lượng mà còn cả về tiến độ giải ngân.
Để tránh trường hợp vốn tự có tham gia vào dự án không đảm bảo theo tiến độ, có
thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả của dự án, trong quá trình thẩm định
dự án cần phải xem xét kỹ đảm bảo đủ nguồn vốn về khối lượng cũng như tiến độ
giải ngân vốn thực hiện dự án.
Ví dụ: Dự án đầu tư máy móc thiết bị để xây dựng các công trình năm

2015 của Công ty CP SOMECO Sông Đà:
Tổng mức đầu tư: 62.580 triệu đồng. Trong đó:
- Vốn vay:


40.000 triệu đồng (~ 63,92%TMĐT)

- Vốn tự có:

22.580 triệu đồng (~ 36,08%TMĐT)

Toàn bộ nguồn vốn tự được lấy từ nguồn vốn đầu tư phát triển của Công ty,
vốn vay là vay BIDV Hòa Bình
- Đặc tính kỹ thuật: Các dự án đầu tư máy móc thiết bị ngành xây dựng đòi
hỏi cao về kỹ thuật đối với Chủ đầu tư, do đây là ngành có đặc tính kỹ thuật phức
tạp, không ngừng cải tiến công nghệ. Chủ đầu tư phải có năng lực và kinh nghiệm
trong việc đánh giá đặc tính kỹ thuật, đảm bảo đầu tư máy móc thiết bị có công
nghệ tiên tiến, đồng bộ với công nghệ kỹ thuật hiện tại của đơn vị, phù hợp với
chiến lược phát triển của ngành nói chung và doanh nghiệp nói riêng, và có khả

Nguyễn Thị Liền

Kinh tế đầu tư 54A


×