Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp trong quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 96 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

CHẨU XUÂN QUYẾT

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
TRONG QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

THÁI NGUYÊN -2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

CHẨU XUÂN QUYẾT

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
TRONG QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
Ngành: Phát triển nông thôn
Mã số: 60.62.01.16

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS LÊ SỸ TRUNG


2. NCS. TRẦN THỊ BÍCH HỒNG

THÁI NGUYÊN -2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i

Tôi xin cam đoan đây là luận văn do tôi nghiên cứu và thực hiện.
Các số liệu và kết luận trình bày trong luận văn chƣa từng đƣợc công bố
ở các nghiên cứu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài luận văn của mình.
Thái Nguyên, ngày 02 tháng 12 năm 2015
Tác giả

Chẩu Xuân Quyết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ii

LỜI CẢM ƠN
Với tất cả sự kính trọng biết ơn sâu sắc nhất, Tác giả xin chân thành bày
tỏ lòng biết ơn của mình tới sự hƣớng dẫn tận tình, chu đáo của giáo viên
hƣớng dẫn PGS.TS. Lê Sỹ Trung, NCS. Trần Thị Bích Hồng và các thầy, cô

giáo Trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
Do những hạn chế về kiến thức, thời gian, kinh nghiệm và tài liệu tham
khảo nên thiếu sót và khuyết điểm là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, tác
giả rất mong nhận đƣợc sự góp ý, chỉ bảo của của quý thầy, cô và đồng
nghiệp, đó chính là sự giúp đỡ quý báu mà tác giả mong muốn nhất để cố
gắng hoàn thiện hơn trong quá trình nghiên cứu và công tác sau này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 02 tháng 12 năm 2015
Tác giả

Chẩu Xuân Quyết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iii

MỤC LỤC
LƠI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3
3. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 3

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài .............................................................................. 4
1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 8
1.2.1. Các mô hình quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi ở nƣớc ta
hiện nay ............................................................................................................. 8
1.2.2. Quá trình nghiên cứu, phát triển thủy lợi tỉnh Tuyên Quang và
Đánh giá kết quả quy hoạch hệ thống thủy lợi tỉnh Tuyên Quang ................. 18
Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 27
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 27
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu ....................................................................... 27
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 27
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 27
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 27
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 29
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội liên quan đến các công trình thủy lợi ... 29
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iv

3.2. Hiện trạng mô hình quản lý khai thác công trình thuỷ lợi của
Tuyên Quang .................................................................................................. 32
3.4. Đánh giá hiện trạng, định hƣớng hệ thống công trình thủy lợi trên
địa bàn tỉnh Tuyên Quang ............................................................................... 37
3.4.1. Đánh giá hiện trạng hệ thống thủy lợi tỉnh Tuyên Quang ................ 37
3.4.2. Định hƣớng quy hoạch hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn
tỉnh Tuyên Quang ............................................................................................ 45
3.4.3. Đánh giá tác động của hệ thống công trình thủy lợi đến phát

triển kinh tế, xã hội, môi trƣờng tại khu vực nghiên cứu................................ 54
3.5. Đánh giá các thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong quản
lý, khai thác (sử dụng) hệ thống công trình thủy lợi ....................................... 62
3.5.1. Đánh giá tình hình hoạt động của các Ban quản lý CTTL trên
địa bàn tỉnh Tuyên Quang ............................................................................... 62
3.5.2. Đánh giá các Ban quản lý CTTL trên địa bàn tỉnh qua thu thập
tài liệu sơ cấp ................................................................................................... 76
3.6. Đề xuất một số giải pháp trong quản lý khai thác và bảo vệ các công
trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang .................................................. 80
3.6.1. Về quản lý ......................................................................................... 80
3.6.2. Về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi ....................................... 81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 83
1. Kết luận ....................................................................................................... 83
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 86

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Diễn giải

ADB


Ngân hàng phát triển Châu Á

ATK

An toàn khu

Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ NV

Bộ Nội vụ

CTTL

Công trình thủy lợi

HTX

Hợp tác xã

KCN

Khu công nghiệp

QLKTCTTL

Quản lý khai thác công trình thủy lợi


Sở NN&PTNT

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

THT

Tổ hợp tác

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên

UBND

Ủy ban nhân dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các hình thức tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi
cấp tỉnh ............................................................................................ 12

Bảng 1.2: Số lƣợng và trình độ cán bộ trực tiếp quản lý KTCTTL ................ 15
Bảng 1.3: Số cán bộ, công nhân trực tiếp quản lý khai thác công trình
thủy lợi ở các vùng trong cả nƣớc (2008-2012) ............................. 16
Bảng 1.4: Số lƣợng các loại hình Tổ chức Hợp tác dùng nƣớc ...................... 17
Bảng 1.5: Số xã có tổ chức Hợp tác xã hoặc Tổ hợp tác hoạt động
hiệu quả .......................................................................................... 18
Bảng 3.1: Thống kê hiện trạng sử dụng đất tỉnh Tuyên Quang năm 2014 .... 30
Bảng 3.2. Diện tích tự nhiên và các đối tƣợng dùng nƣớc của khu vực
nghiên cứu ....................................................................................... 31
Bảng 3.3. Hiện trạng các công trình phục vụ tƣới trên địa bàn tỉnh Tuyên
Quang năm 2015 ............................................................................. 38
Bảng 3.4. Định hƣớng diện tích đất canh tác trên các lƣu vực đến năm
2015 và 2020 ................................................................................... 45
Bảng 3.5: Quy hoạch các công trình thủy lợi lƣu vực sông Lô đến năm
2015, định hƣớng đến năm 2020 .................................................... 48
Bảng 3.6: Quy hoạch các công trình thủy lợi lƣu vực sông Gâm đến năm
2015 và định hƣớng đến 2020 ........................................................ 49
Bảng 3.7: Quy hoạch các công trình thủy lợi lƣu vực sông Phó Đáy đến
năm 2015 và định hƣớng đến 2020................................................. 50
Bảng 3.8: Tổng hợp các công trình thủy lợi ƣu tiên đầu tƣ ............................ 51
Bảng 3.9: Bảng tổng hợp chiều dài kênh mƣơng kiên cố hóa đến 2015 ........ 53
Bảng 3.10: Bảng tổng hợp chiều dài kênh mƣơng kiên cố hóa giai đoạn
2016-2020 ....................................................................................... 54

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Sơ đồ 1.1:Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Nhà nƣớc về thủy lợi ....................... 9
Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi ................. 13
Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chức của Ban QLKTCTTL Tuyên Quang .................. 33
Sơ đồ 3.2: Mối liên hệ giữa các ban quản lý ................................................... 35

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền
kinh tế độc lập tự chủ, đƣa nƣớc ta cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp
theo hƣớng hiện đại vào năm 2020; muốn vậy trƣớc hết nông nghiệp và nông
thôn phải phát triển lên một trình độ mới bằng việc đổi mới cơ cấu cây trồng,
vật nuôi, tăng giá trị thu đƣợc trên một đơn vị diện tích, ứng dụng tiến bộ
khoa học và công nghệ; phát triển công nghiệp, dịch vụ, các làng nghề ở nông
thôn, tạo nhiều việc làm mới.
Để đáp ứng những mục tiêu đó, công tác thuỷ lợi phục vụ sản xuất
nông - lâm - ngƣ - diêm nghiệp và kinh tế nông thôn đang đứng trƣớc những
thời cơ và thách thức mới. Đó là việc đảm bảo nƣớc để ổn định khoảng 4 triệu
ha đất có điều kiện sản xuất lúa, giữ vững an ninh lƣơng thực với sản lƣợng
lƣơng thực có hạt khoảng 40 triệu tấn vào năm 2010; có các giải pháp thuỷ lợi
hiệu quả phục vụ cho 3 triệu ha cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm,
khoảng 1,2 triệu ha cây công nghiệp hàng năm; cung cấp nƣớc cho các cơ sở

sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề nông thôn, cung cấp nƣớc sạch
cho cƣ dân nông thôn; xây dựng các hệ thống cung cấp nƣớc để làm muối
chất lƣợng cao và nuôi trồng thuỷ, hải sản với qui mô lớn; xử lý nƣớc thải từ
các vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung, từ các làng nghề, từ các cơ sở sản xuất
công nghiệp dịch vụ ở nông thôn.
Do ảnh hƣởng của yếu tố địa hình nên tỉnh Tuyên Quang có hai
vùng khí hậu có nét riêng biệt: vùng phía Bắc có mùa đông kéo dài, nhiệt
độ thấp, mùa hè mƣa nhiều hơn; vùng phía Nam khí hậu đa dạng hơn,
mùa đông ngắn hơn, mùa hè nóng hơn và thƣờng có mƣa dông. Mƣa dông
với cƣờng độ lớn thƣờng gây ra những trận lụt kéo dài nhiều ngày, đôi khi
có cả lũ quét, gây nhiều tổn thất cho nhân dân địa phƣơng. Các hiện tƣợng
thời tiết khí hậu đặc biệt tuy ít xảy ra nhƣng những tác động của nó cũng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




2

gây ảnh hƣởng không nhỏ đến sản xuất đặc biệt là sản xuất nông nghiệp
và cuộc sống của nhân dân trong tỉnh.
Hiện nay tỉnh Tuyên Quang có 2.870 công trình thủy lợi, trong đó có
trên 2.700 công trình thủy lợi có năng lực tƣới từ 1 ha trở lên, đảm bảo tƣới
chắc cho 38.144 ha/44.707 ha lúa hai vụ. Cùng với hiện tƣợng biến đổi khí
hậu dẫn đến lƣợng mƣa giảm, phân bố không đều và sự thay đổi cơ cấu mùa
vụ, diện tích cây vụ 3 ngày càng tăng, hệ số quay vòng đất tăng lên dẫn đến
hiện nay lƣợng nƣớc cần dùng để tƣới cho 1ha tăng từ 1,2 đến 1,4 lần so với
giai đoạn 2006-2010 (theo kết quả tính toán phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch
xây dựng và phát triển thủy lợi tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2006 - 2010, định
hƣớng đến năm 2020 đƣợc phê duyệt tại Quyết định số 28/2012/QĐ-UBND

ngày 28/12/2012 của UBND tỉnh Tuyên Quang). Theo kết quả tính toán cân
bằng nƣớc nhìn chung nguồn nƣớc đến các công trình cơ bản đáp ứng yêu cầu
phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên do ảnh hƣởng tác động của biến đổi
khí hậu; tình hình khí tƣợng, thủy văn có những diễn biến bất thƣờng: lƣợng
mƣa, dòng chảy trong lƣu vực nhỏ hơn so với trung bình nhiều năm và phân
bố không đều; chủ yếu tập trung vào mấy tháng mùa lũ; các tháng còn lại rất
ít mƣa, hoặc lƣợng mƣa không đáng kể đã gây nên hiện tƣợng hạn hán vào
mùa khô trên diện rộng và lũ lụt vào mùa mƣa.
Trong năm 2014 nói chung và 6 tháng cuối năm 2014 nói riêng để đảm
bảo nƣớc phục vụ sản xuất nông nghiệp từ các công trình thủy lợi các địa
phƣơng, các ban quản lý công trình thủy lợi bằng các nguồn vốn tích cực sửa
chữa nâng cấp công trình thủy lợi, nạo vét, kiên cố hóa kênh mƣơng đảm bảo
các công trình từng bƣớc nâng cao năng lực, hiệu quả tƣới.
Xuất phát từ thực tế đó tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu đề xuất một số
giải pháp trong quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh
Tuyên Quang” nhằm góp phần đƣa ra đƣợc những giải pháp tích cực để quản
lý khai thác hiệu quả các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh, từng bƣớc nâng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3

cao đời sống kinh tế của ngƣời dân sản xuất nông nghiệp, thủy sản và những
ngành kinh tế khác sử dụng nƣớc từ công trình thủy lợi.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Nâng cao công tác quản lý, khai thác có hiệu quả công trình thủy lợi
trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

2.2. Mục tiêu cụ thể của đề tài
Nhằm đánh giá đƣợc thực trạng hệ thống công trình thủy lợi trên địa
bàn tỉnh Tuyên Quang về: Số lƣợng, quy mô, tổ chức quản lý, hiệu quả sử
dụng cũng nhƣ những thuận lợi khó khăn trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp
trong quản lý khai thác các công trình thủy lợi đạt hiệu quả góp phần phát
triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.
3. Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu:
Đề tài góp phần quan trọng trong việc làm rõ thực trạng các công trình
thủy lợi, đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học, sẽ góp phần thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Tuyên Quang bền vững. Vì vậy, đề tài có giá
trị thực tiễn, giải quyết vấn đề vừa mang tính cấp bách, vừa lâu dài, đồng thời
góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận, nhận thức sâu sắc hơn các vấn đề liên
quan đến quản lý, khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh
Tuyên Quang.
Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc
nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành
về quản lý khai thác công trình thủy lợi, giúp hệ thống các Ban quản lý công
trình thủy lợi cấp xã nhận thức rõ đƣợc vai trò, trách nhiệm trong việc quản
lý, khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




4

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Lý luận về thuỷ lợi và quản lý khai thác công trình thuỷ lợi
1.1.1.1. Một số khái niệm về thuỷ lợi, thuỷ nông, hệ thống, thuỷ nông, công
trình lấy nước, hệ thống kênh mương.
* Thuỷ lợi: Thủy lợi đƣợc hiểu là những hoạt động liên quan đến ý thức
con ngƣời trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc để phục vụ lợi
ích của mình. Những biện pháp khai thác nƣớc bao gồm khai thác nƣớc mặt
và nƣớc ngầm thông qua hệ thống bơm hoặc cung cấp nƣớc tự chảy. Thủy lợi
trong nông nghiệp là các hoạt động kinh tế - kỹ thuật liên quan đến tài nguyên
nƣớc đƣợc dùng trong nông nghiệp. Điểm quan trọng của thủy lợi trong nông
nghiệp là sử dụng hợp lý nguồn nƣớc để có năng suất cây trồng và năng suất
vật nuôi cao. Các nội dung của thuỷ lợi trong nông nghiệp bao gồm:
- Xây dựng hệ thống thủy lợi:
+ Tạo nguồn nƣớc thông qua việc xây đập làm hồ chứa hoặc xây dựng
trạm bơm.
+ Xây dựng trạm bơm tƣới và hệ thống kênh mƣơng dẫn nƣớc.
- Thực hiện việc tƣới và tiêu khoa học cho đồng ruộng. Làm tăng năng
suất cây trồng vật nuôi và phát triển các ngành kinh tế khác.
- Quản lý hệ thống thủy lợi (tùy thuộc vào điều kiện cụ thể và quy mô
phục vụ từng công trình mà áp dụng các biện pháp quản lý thích hợp nhằm
nâng cao hiệu quả công trình về mặt tƣới tiêu cũng nhƣ tính bền vững của
công trình). Cho đến nay chƣa có một quy định thống nhất về quy mô các
công trình thuỷ lợi. Theo quy mô phục vụ, mức vốn đầu tƣ, ngƣời ta thƣờng
phân chia thuỷ lợi thành 3 cấp: lớn, vừa và nhỏ [15].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




5


* Thủy nông: Hệ thống công trình thủy lợi phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp đƣợc gọi là thủy nông. Sản phẩm của công trình thủy nông là
nƣớc tƣới, nƣớc tƣới là yếu tố hàng đầu và không thể thiếu đối với xản xuất
nông nghiệp.
* Hệ thống thuỷ nông là tập hợp các công trình làm nhiệm vụ lấy nƣớc
từ nguồn nƣớc, dẫn vào đồng ruộng tƣới cho cây trồng và tiêu hết lƣợng nƣớc
thừa trên đồng ruộng, bao gồm công trình lấy nƣớc, hệ thống kênh mƣơng lấy
nƣớc tƣới tiêu và các công trình phục vụ trên hệ thống đó.
* Công trình lấy nƣớc: Nguồn nƣớc tƣới trong nông nghiệp có thể là
nƣớc sông ngòi, nƣớc trong các hồ chứa, nƣớc thải của các thành phố, các nhà
máy công nông nghiệp và nƣớc ngầm ở dƣới đất. Tuỳ theo nguồn nƣớc và các
điều kiện địa hình, thuỷ văn ở từng vùng mà các công trình lấy nƣớc có thể
xây dựng khác nhau, để phù hợp với khả năng lấy nƣớc, vận chuyển nƣớc về
khu tƣới và các địa điểm cần nƣớc khác. Ngƣời ta thƣờng gọi chúng là công
trình đầu mối của hệ thống tƣới [15].
* Hệ thống kênh mƣơng dẫn nƣớc bao gồm hệ thống tƣới và hệ thống
tiêu. Hệ thống tƣới làm nhiệm vụ vận chuyển nƣớc từ công trình đầu mối về
phân phối cho hệ thống điều tiết nƣớc mặt ruộng trên từng cánh đồng trong
khu vực tƣới. Hệ thống tiêu làm nhiệm vụ vận chuyển nƣớc thừa trên mặt
ruộng do tƣới hoặc do mƣa gây nên, ra khu vực chứa nƣớc. Theo tiêu chuẩn
thiết kế hệ thống kênh tƣới Việt Nam TCVN 4118- 85, hệ thống kênh tƣới
đƣợc phân ra nhƣ sau: - Kênh đầu mối: Dẫn nƣớc từ nguồn đến kênh cấp 1. Kênh cấp 1: Lấy nƣớc từ kênh đầu mối phân phối nƣớc cho kênh cấp 2. Kênh cấp 2: Lấy nƣớc từ kênh nhánh cấp 1 phân phối cho kênh nhánh cấp 3. Kênh cấp 3: Lấy nƣớc từ kênh nhánh cấp 2 phân phối cho cấp kênh cuối
cùng. - Kênh nhánh cấp 4: Còn là kênh nội đồng: Đây là cấp kênh tƣới cố
định cuối cùng trên đồng ruộng, phụ trách tƣới cho khoảnh ruộng, thửa ruộng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





6

1.1.1.2. Khái niệm về khai thác công trình thuỷ lợi:
Khai thác các công trình thuỷ lợi: Là một quá trình vận hành, sử dụng
và quản lý các công trình thuỷ nông nhằm đảm bảo cung cấp và tiêu thoát
nƣớc đúng kế hoạch tƣới tiêu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho khu
vực tƣới tiêu và xã hội [15].
1.1.1.3. Vai trò của ngành thủy lợi trong sản xuất nông nghiệp và trong nền
kinh tế quốc dân.
Hơn 60 năm qua, đồng hành cùng sự phát triển của đất nƣớc, ngành
thuỷ lợi đã để lại những ấn tƣợng sâu sắc thông qua hiệu quả đóng góp của
ngành cho các lĩnh vực nhƣ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp bằng việc tăng diện
tích đất đƣợc tƣới, tiêu, nƣớc cấp thuỷ sản, góp phần đảm bảo an ninh lƣơng
thực quốc gia và đƣa Việt Nam trở thành một trong những nƣớc xuất khẩu
gạo và thuỷ sản hàng đầu thế giới. Hiệu quả của thuỷ lợi không chỉ có những
kết quả tính đƣợc thông qua thu nhập, mà còn có những kết quả to lớn khác
cho cả cộng đồng. Đó là những tác động tích cực về mặt xã hội, môi trƣờng,
cuộc sống của nông dân và bộ mặt nông thôn mới, góp phần ổn định kinh tế
và đời sống cũng nhƣ nâng cao văn hoá xã hội của nhân dân.
Với các hệ thống thuỷ lợi hiện có, tổng năng lực thiết kế tƣới của các
hệ thống bảo đảm cho khoảng 90% diện tích đất canh tác. Về diện tích gieo
trồng đƣợc tƣới, theo báo cáo của các địa phƣơng, năm 2012, tổng diện tích
đất trồng lúa đƣợc tƣới, tạo nguồn nƣớc tƣới đạt 7 triệu ha, trong đó vụ Đông
Xuân: 2,99 triệu ha, vụ Hè Thu: 2,05 triệu ha; vụ Mùa: 2,02 triệu. Tỷ lệ diện
tích đƣợc tƣới bằng tự chảy chiếm gần 61%, còn lại là diện tích đƣợc phục vụ
tƣới bằng bơm dầu, bơm điện và hình thức khác. Hàng năm, các hệ thống
thuỷ lợi còn phục vụ tƣới cho 1,5 triệu ha rau màu, cây công nghiệp. Tạo
nguồn cho 1,3 triệu ha, ngăn mặn cho 0,87 triệu ha, cải tạo chua phèn 1,6
triệu ha. Tiêu nƣớc cho trên 1,72 triệu ha đất nông nghiệp và cấp khoảng 6 tỷ
m3 nƣớc phục vụ sinh hoạt và công nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




7

Hệ thống thuỷ lợi đã góp phần làm giá trị sản lƣợng nông nghiệp trên
một đơn vị diện tích đất canh tác tăng, tạo nên những cánh đồng 50 triệu
đồng/ha, thậm chí còn cao hơn nữa nhờ đƣợc tƣới, tiêu chủ động và đầu tƣ
ngày càng cao về giống và vật tƣ kỹ thuật. Ở Vùng đồng bằng sông Hồng, hệ
thống thuỷ lợi đã góp phần đảm bảo điều tiết lũ cho hạ du, làm cho các đợt lũ
giảm đi đáng kể. Những năm gặp điều kiện thời tiết hạn hán, hệ thống thuỷ lợi
cũng đã góp phần giảm thiểu đáng kể những vùng diện tích chịu hạn, góp
phần ổn định sản xuất, nâng cao sản lƣợng cây trồng cho ngƣời dân trong
vùng. Ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, các hệ thống thuỷ lợi Đồng Tháp
Mƣời, Ô Môn Xà No, Nam Măng Thít, Tứ Giác Long Xuyên, Tây sông Hậu,
Quản Lộ- Phụng Hiệp, Gò Công, hệ thống đê ngăn mặn ở Sóc Trăng, đập cao
su Trà Sƣ, Tha La đã chủ động một phần trong việc chống lũ, ngăn mặn, giữ
ngọt, mở rộng diện tích đất lúa thêm hàng nghìn ha gieo trồng [18].
Các hệ thống công trình thuỷ lợi còn tạo điều kiện phát triển đa dạng
hoá cây trồng nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng hiệu suất sử
dụng đất, phân bố lại nguồn nƣớc tự nhiên, cải tạo đất, cải tạo môi trƣờng
theo chiều hƣớng có lợi cho sản xuất và sinh hoạt, đã tạo điều kiện để định
canh, định cƣ, giảm nạn đốt rừng làm nƣơng của đồng bào miền núi. Bên
cạnh đó chăn nuôi cũng phát triển đa dạng phong phú theo hƣớng hiệu quả
kinh tế cao. Tạo điều kiện hình thành và phát triển các vùng chuyên canh cây
trồng, vật nuôi nhƣ lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông
Hồng, cao su và cà phê ở Miền Đông Nam bộ, Tây nguyên, chè ở trung du và
miền núi phía Bắc... Cây màu lƣơng thực, nhất là ngô đã tăng diện tích lên.

Cây công nghiệp hàng năm và lâu năm, cây ăn quả cũng đƣợc phát triển
nhanh cả về diện tích và sản lƣợng.
Nhiều hệ thống thuỷ lợi đã góp phần cải tạo môi trƣờng sinh thái, tạo
nên những cảnh quan đẹp phục vụ du lịch nhƣ hồ Suối Hai, Đồng Mô - Ngải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




8

Sơn, Đại Lải, Núi Cốc, Dầu Tiếng… Một số hệ thống thuỷ lợi đƣợc đầu tƣ đã
làm cho các vùng đất khô cằn trở thành những vùng đất trù phú, có điều kiện
để ngƣời dân sinh hoạt, canh tác, thể hiện rõ nét nhƣ các hệ thống thuỷ lợi các
tỉnh duyên hải miền Trung và vùng Đông Nam bộ nhƣ Dầu Tiếng (Tây Ninh),
hệ thống thuỷ lợi Sông Quao, Cà Giây (Bình Thuận)... Tỷ lệ dân cƣ nông thôn
đƣợc cấp nƣớc hợp vệ sinh ngày càng tăng, nhất là vùng sâu, vùng xa, miền
núi và vùng đồng bằng sông Cửu Long [18].
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Các mô hình quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi ở nước ta hiện nay
Để quản lý, vận hành tốt các hệ thống công trình thuỷ lợi hiện có phục
vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh kinh tế xã hội, trên phạm vi cả nƣớc đã có
một hệ thống tổ chức quản lý thuỷ lợi khép kín từ Trung ƣơng đến địa phƣơng
(thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc) và từ đầu mối đến mặt ruộng (thực
hiện nhiệm vụ quản lý công trình).
* Mô hình quản lý nhà nước
+ Mô hình quản lý nhà nƣớc cấp Trung ƣơng:
Thực hiện Chỉ thị số 1268/CT-BNN-TL ngày 12/5/2009 của Bộ NN &
PTNT về việc tăng cƣờng công tác quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi,
UBND các tỉnh thành phố (sau đây gọi tắt cấp tỉnh) trong cả nƣớc đã triển

khai thực hiện chủ trƣơng kiện toàn và củng cố các chi cục thủy lợi để thực
hiện tốt chức năng nhiệm vụ quản lý Nhà nƣớc theo quy định tại Thông tƣ
liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV ngày 15/5/2008 của liên Bộ Nội vụ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Về mô hình tổ chức bộ máy quản lý Nhà nƣớc cơ bản thống nhất, ở cấp
tỉnh có Chi cục Thủy lợi, ở các tỉnh không thành lập Chi cục phòng chống lụt
bão và quản lý đê điều thì Chi cục Thủy lợi kiêm nhiệm thêm chức năng
phòng chống lụt bão, quản lý đê điều (xem sơ đồ đồ1.1).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




9

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về thủy lợi
- Năm 1995, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN &
PTNT) đƣợc thành lập trên cơ sở sáp nhập Bộ Thuỷ lợi, Bộ Nông nghiệp và
Bộ Lâm nghiệp. Chức năng quản lý nhà nƣớc về thuỷ lợi cũng đƣợc sáp nhập
thành một trong các chức năng của Bộ NN & PTNT. Tổ chức bộ máy giúp Bộ
NN & PTNT thực hiện chức năng của cả Bộ Thuỷ lợi trƣớc kia là 2 Cục: Cục
Quản lý nƣớc và công trình thuỷ lợi (sau đổi tên thành Cục Thuỷ lợi) và Cục
Quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão.
- Đến năm 2004, chức năng quản lý nhà nƣớc về thuỷ lợi ở cấp Trung
ƣơng lại có sự thay đổi. Thực hiện Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày
11/11/2002 của Chính phủ, nội dung quản lý nhà nƣớc về tài nguyên nƣớc
đƣợc chuyển sang Cục Quản lý Tài nguyên nƣớc - Bộ Tài nguyên Môi trƣờng.
- Từ tháng 03/2010 đến nay, chức năng quản lý Nhà nƣớc về quản lý
khai thác công trình thủy lợi đƣợc giao cho Tổng cục Thủy lợi trực thuộc Bộ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





10

NN&PTNT. Tổng cục Thủy lợi thành lập Vụ Quản lý công trình thủy lợi để
tham mƣu cho Tổng cục thực hiện chức năng này.
Sự thay đổi về chức năng nhiệm vụ và bộ máy tổ chức thực hiện chức
năng quản lý nhà nƣớc về thuỷ lợi trong đó có quản lý khai thác công trình
thủy lợi ở Trung ƣơng kéo theo sự thay đổi về tổ chức quản lý nhà nƣớc về
thuỷ lợi ở địa phƣơng từ tỉnh đến huyện và xã.
+ Mô hình quản lý nhà nước cấp tỉnh:
- Trƣớc năm 2008, ở cấp tỉnh, chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy
quản lý nhà nƣớc về thuỷ lợi trong đó có quản lý khai thác công trình thủy lợi
đƣợc quy định tại Thông tƣ liên tịch số 11/2004/TTLT/BNN-BNV của liên
Bộ NN & PTNT - Bộ Nội vụ. Tuy nhiên, do các quy định này chỉ mang tính
hƣớng dẫn, không bắt buộc nên các mô hình tổ chức quản lý nhà nƣớc ở các
địa phƣơng rất khác nhau. Một số địa phƣơng thành lập phòng quản lý nhà
nƣớc về thuỷ lợi nhƣng chủ yếu làm chức năng thẩm định xây dựng cơ bản về
thuỷ lợi, không tham mƣu giúp Sở làm tốt chức năng quản lý nhà nƣớc về
chuyên ngành quản lý khai thác công trình thủy lợi. Vì thế, lĩnh vực quản lý
khai thác công trình thuỷ lợi ở nhiều địa phƣơng chƣa đƣợc đẩy mạnh, nhất là
tổ chức quản lý chƣa đƣợc củng cố, phát triển để đáp ứng đƣợc yêu cầu hiện
tại và tƣơng lai.
- Chức năng, nhiệm vụ của mô hình Chi cục Thủy lợi giữa các địa
phƣơng, vùng miền trong cả nƣớc có sự khác biệt đáng kể. Đối với các Chi
cục Thuỷ lợi vùng ĐBSH và Bắc Trung Bộ chức năng quản lý nhà nƣớc về
thuỷ lợi không bao gồm chức năng quản lý nhà nƣớc về đê điều và phòng
chống lụt bão. Trong khi đó các Chi cục Thuỷ lợi ở các vùng gồm Miền núi
phía Bắc, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng

sông Cửu Long đều có chức năng quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực thuỷ lợi bao
gồm cả quản lý đê điều và phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




11

- Từ năm 2008 đến nay, thực hiện Thông tƣ liên tịch số 61/2008/TTLTBNN-BNV ngày 15/5/2008 của liên Bộ Nội vụ - Bộ NN & PTNT, cơ quan
chuyên môn về quản lý, khai thác công trình thủy lợi đã cơ bản đƣợc kiện
toàn, hoàn thiện. Đến nay, cả nƣớc đã có 62/63 tỉnh, thành phố thành lập Chi
cục Thủy lợi trực thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT với chức năng nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức theo quy định của Thông tƣ liên tịch số
61/2008/TTLT-BNN-BNV (riêng chỉ còn tỉnh Đồng Nai là chƣa thành lập
Chi cục Thủy lợi mà đang còn duy trì Phòng Thủy lợi trực thuộc Sở nông
nghiệp và Phát triển nông thôn (Sở NN& PTNT).
+ Mô hình quản lý nhà nước cấp huyện:
- Ở cấp huyện, chức năng quản lý nhà nƣớc về khai thác công trình
thủy lợi phần lớn đƣợc giao cho Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
một số nơi giao cho Phòng Kinh tế nông nghiệp.
- Hiện nay, số lƣợng cán bộ có trình độ đào tạo về thủy lợi làm việc tại
các phòng nêu trên rất ít, theo điều tra tại 528 đơn vị cấp huyện chỉ có 407
đơn vị đƣợc bố trí ít nhất 1 ngƣời có chuyên môn thủy lợi, còn lại 121 đơn vị
chƣa có cán bộ chuyên môn thủy lợi (chiếm 23%).
- Năng lực chuyên môn và kinh nghiệm cán bộ phụ trách thuỷ lợi còn
chƣa cao, vẫn còn trên 40% cán bộ có trình độ trung cấp và sơ cấp. Trong khi
nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về thuỷ lợi ở cấp huyện là rất nặng nề. Với tổ
chức biên chế và năng lực hiện nay chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý nhà
nƣớc về quản lý khai thác công trình thuỷ lợi trong thời kỳ đẩy mạnh công

nghiệp hóa-hiện đại hóa và xây dựng nông thôn mới.
+ Mô hình quản lý nhà nước cấp xã:
- Ở cấp xã, hầu hết uỷ ban nhân dân mỗi xã hầu hết đều cử 01 cán bộ
bán chuyên trách phụ trách công tác thuỷ lợi, trong đó có nhiệm vụ quản lý
khai thác công trình thủy lợi. Tuy nhiên, phần lớn các cán bộ này ít có kinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




12

nghiệm về quản lý, năng lực còn hạn chế dẫn đến hiệu quả quản lý nhà nƣớc
ở cấp cơ sở thấp, thậm trí nhiều nơi buông lỏng.
+ Mô hình quản lý khai thác các công trình thủy lợi:
Tổ chức bộ máy quản lý vận hành công trình thủy lợi khá đa dạng, với
nhiều mô hình quản lý khác nhau.
Ở cấp tỉnh, tính đến nay cả nƣớc có 92 doanh nghiệp (trong đó có 3
doanh nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT và 89 doanh nghiệp thuộc
các tỉnh), 2 Ban quản lý (Tuyên Quang và Kon Tum), 4 Trung tâm (Long An,
Bạc Liêu, Vũng Tàu và Lâm Đồng), 4 Chi cục Thủy lợi (hoặc Chi cục Thủy
lợi và Phòng chống lụt bão) kiêm nhiệm nhiệm vụ quản lý khai thác công
trình (Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang và Cà Mau) (xem Bảng 1.1).
Bảng 1.1: Các hình thức tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi
cấp tỉnh
TT

Vùng

1 Đồng bằng sông Hồng


Loại hình tổ chức QLKTCT thủy lợi
Số
Doanh Trung
Ban Chi cục Số tỉnh
tỉnh
nghiệp
tâm Quản lý thủy lợi chƣa có
11

36

0

0

0

2 Trung du và MN phía Bắc 14

18

0

1

0

3 Bắc Trung Bộ và DHMT


14

24

0

0

0

4 Tây Nguyên

5

3

1

1

0

5 Đông Nam Bộ

6

5

1


0

0

6 Đồng bằng SCL

13

6

2

0

4

2

63

92

4

2

4

4


Tổng

2

(Nguồn: Quyết định số 28/2012/QĐ-UBND tỉnh Tuyên Quang tháng 12/2012)
Ghi chú: Trong số các doanh nghiệp có 3 công ty trực thuộc Bộ Nông
nghiệp & phát triển nông thôn.
Tuy các hình thức tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi ở các
tỉnh trong cả nƣớc chƣa thống nhất, nhƣng tự trung lại có 3 mô hình tổ chức
quản lý khai thác công trình thủy lợi chủ yếu sau đây (xem Sơ đồ 1.2).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




13

----------------------------------------------------------------------------------------------

Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi
- Mô hình 1 (Mô hình Doanh nghiệp). Mô hình này thƣờng áp dụng để
quản lý các hệ thống thủy lợi vừa và lớn. Theo mô hình này Nhà nƣớc thành
lập Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi và giao nhiệm vụ quản
lý Công trình thủy lợi từ đầu mối đến cống đầu kênh nội đồng. Thông thƣờng
mỗi tỉnh thành lập 1 công ty (31/50 tỉnh, chiếm 62%); 5 tỉnh thành lập 2 công
ty (2/50 chiếm 4%), 17 tỉnh còn lại có số công ty khá nhiều, nhiều nhất là các
tỉnh Nghệ An và Nam Định có 7 công ty (14/89, chiếm 16 % cả nƣớc), sau
đến là Bắc Giang và Hải Phòng mỗi tỉnh có 5 công ty. Đối với các tỉnh chỉ
thành lập một công ty thì ở các huyện có các đơn vị trực thuộc nhƣ Xí nghiệp,
Chi nhánh, Cụm, Trạm. Từ sau cống đầu kênh nội đồng do các tổ chức hợp

tác dùng nƣớc quản lý nhƣ Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, Ban quản lý, Ban
nông nghiệp xã, Tổ hợp tác, Tổ đội thủy nông.
- Mô hình 2 (Chi cục Thủy lợi). Ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long thƣờng không thành lập các doanh nghiệp mà giao luôn cho Chi cục
Thủy lợi (hoặc Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão) quản lý. Theo mô
hình này, ở các huyện thƣờng thành lập các trạm trực thuộc Chi cục Thủy lợi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




14

làm nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi. Thông thƣờng Chi cục
Thủy lợi quản lý nhân sự, nhƣng giao về các Phòng Nông nghiệp huyện cùng
hoạt động. Kinh phí trả lƣơng cho số cán bộ này đƣợc tính riêng thành một
khoản trong nguồn kinh phí cấp về cho Chi cục Thủy lợi. Phần công trình
thủy lợi nội đồng do các tổ chức hợp tác dùng nƣớc quản lý nhƣ Hợp tác xã
dịch vụ nông nghiệp, Ban quản lý, Ban nông nghiệp xã, Tổ hợp tác, Tổ đội
thủy nông.
- Mô hình 3 (Trung tâm hoặc Ban). Ở một số tỉnh không thành lập các
doanh nghiệp (hoạt động theo Luật doanh nghiệp) mà thành lập Trung tâm
Quản lý KTCTTL hoặc Ban Quản lý KTCTTL (hoạt động theo đơn vị sự
nghiệp) Mô hình này thƣờng áp dụng các tỉnh không có các hệ thống thủy lợi
quy mô lớn. Tƣơng tự nhƣ mô hình doanh nghiệp, các đơn vị quản lý công
trình thủy lợi từ đầu mối đến cống đầu kênh nội đồng. Ở các huyện có các
đơn vị trực thuộc nhƣ Cụm, Trạm. Từ sau cống đầu kênh nội đồng do các tổ
chức hợp tác dùng nƣớc quản lý nhƣ Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, Ban
quản lý, Ban nông nghiệp xã, Tổ hợp tác, Tổ đội thủy nông.
Trong số 92 doanh nghiệp thuộc 50 tỉnh thành phố trong cả nƣớc, loại

hình công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi là chủ yếu 89/92
(chiếm 96,7%), loại hình Công ty cổ phần 2/92 (chiếm 2 %), loại hình Công
ty mẹ con 1/92 (chiếm 1 %) và loại hình Công ty TNHHMTV trực thuộc
Công ty cổ phần 1/92 (chiếm 1 %) nhƣ ở Bình Dƣơng, Bắc cạn.
Ngoài các mô hình chủ yếu trên đây, trong thực tế có tỉnh vừa có tổ chức
trực thuộc UBND tỉnh (Doanh nghiệp, Trung tâm) vừa có tổ chức Quản lý
KTCTTL trực thuộc huyện. Trung tâm, Trạm, Ban trực thuộc huyện (hoạt động
nhƣ đơn vị sự nghiệp) nhƣ Lâm Đồng, Thanh Hóa, Yên Bái, An Giang,...
Hiện vẫn còn 4 tỉnh không thành lập tổ chức Quản lý khai thác công
trình thủy lợi ở cấp tỉnh (Lào Cai, Hà Giang, Vĩnh Long và Đồng Tháp).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




15

Về năng lực cán bộ công nhân viên đang quản lý khai thác công trình
thủy lợi: Theo điều tra, số liệu thống kê của các địa phƣơng, tính đến
30/10/2012 tổng số cán bộ công nhân viên thủy nông đang làm việc tại các
Công ty Quản lý KTCTTL hoặc Trung tâm, Ban QLKTCTTL... (thuộc cấp
tỉnh) là 24.456 ngƣời, trong đó trình độ đại học và trên đại học chiếm 16,8 %,
cao đẳng 2.13 %; trung học, dạy nghề là 50,7 %; sơ cấp 27,9%, chƣa đào tạo
là 2,23 % (xem Bảng 1.2).
Bảng 1.2: Số lƣợng và trình độ cán bộ trực tiếp quản lý KTCTTL
TT

Các vùng trong cả nƣớc

Tổng số

(ngƣời)

Đại học
và trên
ĐH

Cao

Trung

Nhân

đẳng

cấp

công

1

Đồng bằng sông Hồng

13.086

1.998

313

7.094


3.681

2

Miền núi phía Bắc

2.490

551

76

1.283

580

3

Bắc Trung Bộ

4.225

540

60

1.736

1.889


4

Duyên hải miền Trung

2.413

470

30

1.093

820

5

Tây Nguyên

674

168

15

298

193

6


Đông Nam Bộ

836

201

3

475

157

7

Đồng bằng sông Cửu Long

734

189

5

400

140

24.458

4.117


502

12.379

7.460

Tổng cộng

(Nguồn: Quyết định số 28/2012/QĐ-UBND tỉnh Tuyên Quang tháng 12/2012)
So với số liệu điều tra thống kê năm 2008, cả về số lƣợng và năng lực
trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ thuỷ nông đã tăng lên đáng kể,
số cán bộ có trình độ đại học và cao đẳng tăng hơn 4%; có trình độ trung học
và dạy nghề tăng 24%; số công nhân giảm từ 57% xuống 30%.
Về số lƣợng tăng lên 1.885 ngƣời (tăng 8%) so với năm 2008, đây là tín
hiệu không tốt. Đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên Hải - Miền
Trung (xem bảng 1.3)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




16

Bảng 1.3: Số cán bộ, công nhân trực tiếp quản lý khai thác công trình
thủy lợi ở các vùng trong cả nƣớc (2008-2012)
TT

Các vùng trong cả nƣớc


Năm 2008

Năm 2012

Tăng/Giảm

(ngƣời)

(ngƣời)

(ngƣời)

1

Đồng bằng sông Hồng

11.765

13.086

1.321

2

Miền núi phía Bắc

2.333

2.490


157

3

Bắc Trung Bộ

4.253

4.223

-30

4

Duyên hải miền Trung

1.432

2.413

981

5

Tây Nguyên

472

674


202

6

Đông Nam Bộ

1.547

836

-711

7

Đồng bằng sông Cửu Long

769

734

-35

22.571

24.456

1.885

Tổng cộng


(Nguồn: Quyết định số 28/2012/QĐ-UBND tỉnh Tuyên Quang tháng 12/2012)
+ Mô hình tổ chức Hợp tác dùng nước
Theo điều tra của Liên Minh HTX, tính đến 30/6/2010 cả nƣớc có
18.244 Hợp tác xã (HTX) và 360.000 Tổ hợp tác (THT). Trong đó HTX dịch
vụ nông nghiệp là 8.918 (48,9 %), THT là 100.000 (chiếm 27,7 %), các HTX
thu hút khoảng 6,9 triệu xã viên, hộ xã viên; bình quân một HTX có 795 xã
viên, hộ xã viên. Trong các HTX dịch vụ nông nghiệp thì hoạt động cung cấp
dịch vụ tƣới tiêu là chủ yếu (7179 HTX, chiếm 80,5%), ngoài ra còn cung cấp
các dịch vụ hỗ trợ sản xuất (57% có cung cấp dịch vụ bảo vệ thực vật, 46,2%
có dịch vụ cung ứng vật tƣ phân bón, 46,3% có dịch vụ khuyến nông, 43,2%
có dịch vụ điện, 38% có dịch vụ khoa học kỹ thuật, 15% có dịch vụ tiêu thụ
sản phẩm, 15,1% có dịch vụ tín dụng nội bộ...).
Theo tổng hợp của Tổng cục Thủy lợi, tính đến 30/11/2012, cả nƣớc có
16.238 tổ chức Hợp tác dùng nƣớc, loại tổ chức theo hình thức Hợp tác xã là
6.270 tổ chức và Tổ hợp tác là 8.314. Nhƣ vậy sau hơn một năm đã giảm đi
909 Hợp tác xã (xem Bảng 1.4)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




×