Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Nghệ thuật biểu hiện “cái phi lý” trong tác phẩm vụ án của franz kafka

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (798.55 KB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

ĐINH THỊ DUYÊN

NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN “CÁI PHI LÝ”
TRONG TÁC PHẨM VỤ ÁN CỦA FRANZ KAFKA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

SƠN LA, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

ĐINH THỊ DUYÊN

NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN “CÁI PHI LÝ”
TRONG TÁC PHẨM VỤ ÁN CỦA FRANZ KAFKA

Chuyên ngành: Văn Học Nƣớc Ngoài

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Thúy

SƠN LA, NĂM 2015


Lời cảm ơn


Khóa luận tốt nghiệp được hoàn thành với sự hướng dẫn khoa học và sự giúp đỡ
tận tình của Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Thúy, nhân dịp khóa luận được công bố, em xin
chân thành cảm ơn và tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô Nguyễn Thị Ngọc Thúy, người đã
trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tận tình cho em trong quá trình thực hiện khóa
luận.
Em xin chân thành cảm ơn phòng đào tạo, sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của
tập thể thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn, của các ban ngành chức năng, của tập thể
lớp K52 ĐHSP Văn-GDCD.
Với nội dung khóa luận này em mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy
cô và các bạn!
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và các bạn!
Sơn La, tháng 5 năm 2015
Ngƣời thực hiện
Đinh Thị Duyên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề..............................................................................................................2
2.1. Tình hình nghiên cứu Franz Kafka trên thế giới ......................................................2
2.2. Tình hình nghiên cứu Franz Kafka ở Việt Nam .......................................................7
3. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................11
4. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................11
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................11
6. Phương pháp nghiên cứu: ..........................................................................................11
7. Đóng góp của khóa luận ............................................................................................12
8. Cấu trúc của khóa luận ..............................................................................................13
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ................................................................14
1.1. Tác giả ....................................................................................................................14

1.2. Tác phẩm ................................................................................................................20
1.2.1. Tóm tắt cốt truyện ...............................................................................................21
1.2.2. Kết cấu .................................................................................................................23
1.3. Quan niệm về “cái phi lý” trong triết học và văn học ............................................25
1.3.1. Quan niệm về “cái phi lý” trong triết học ...........................................................26
1.3.2. Quan niệm về “cái phi lý” trong văn học ............................................................26
CHƢƠNG 2: KHÔNG GIAN PHI LÝ ......................................................................29
2.1. Không gian phi địa danh.........................................................................................30
2.2. Không gian bị biến dạng.........................................................................................31
2.2.1. Không gian đời tư ................................................................................................31
2.2.2. Không gian tòa án ................................................................................................33
2.3. Không gian mê cung ...............................................................................................35
Tiểu kết ..........................................................................................................................37
CHƢƠNG 3: NHÂN VẬT PHI LÝ............................................................................39
3.1. Bắt đầu từ cái tên ....................................................................................................39
3.2. Những chân dung méo mó .....................................................................................40
3.3. Hành động phi lý, tâm lý hóa .................................................................................42


3.4. Nhân vật cô đơn đi tìm sự cô đơn...........................................................................43
3.5. Nhân vật của sự thức tỉnh nghiệt ngã .....................................................................44
Tiểu kết ..........................................................................................................................45
CHƢƠNG 4: CHI TIẾT PHI LÝ ...............................................................................47
4.1. Chi tiết phi lý mang tính huyền thoại .....................................................................47
4.1.1. Chi tiết y phục .....................................................................................................48
4.1.2. Chi tiết cửa...........................................................................................................49
4.2. Chi tiết phi lý và cốt truyện “kiểu giấc mơ” ...........................................................50
4.2.1. Biến cố khởi đầu ..................................................................................................50
4.2.2. Đa tầng truyện .....................................................................................................51
4.2.3. Chi tiết “nhiễu” mạch truyện ...............................................................................52

Tiểu kết ..........................................................................................................................53
KẾT LUẬN ..................................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỉ XX, thế kỉ mà trọng tâm nó là châu Âu, đã diễn ra nhiều cuộc đổi thay,
nhanh chóng, gấp gáp, dữ dội. Cho đến nay kí ức phương Tây vẫn còn hằn in rõ những
sự đảo lộn giá trị cuộc sống, giá trị nhân văn từ hai cuộc chiến tranh thế giới.
“Thế kỉ XIX: Thế giới là tôi
Thế kỉ XX: Tôi không phải là thế giới”
(V. Bela) [20; 938].
Trong bối cảnh đầy sôi động của buổi đầu thế kỉ XX, thế kỉ chứng kiến hai cuộc
chiến tranh thế giới vô cùng tàn khốc, văn học nghệ thuật cũng bắt đầu làm cuộc cách
mạng với phong trào tiên phong. Các văn nghệ sĩ không còn hài lòng với những quy
tắc sáng tác truyền thống, họ muốn phá vỡ tất cả để giải phóng văn học nghệ thuật, cho
văn học nghệ thuật được tự do biểu đạt nhằm đáp ứng với tình hình chính trị xã hội
mới. Nhiều trào lưu trường phái mới ra đời như: trường phái biểu tượng, trường phái
đa đa, trường phái siêu thực, trường phá vị lai... trong bản giao hưởng tư tưởng ấy đôi
khi vút lên những thanh âm trong trẻo khi có quá nhiều luồng tư tưởng đua tranh nhau
được khẳng định, được lột xác, thoát thai. Bởi vậy, có những nhà văn ta không thể xếp
họ vào trường phái nào, nhưng những sáng tác của họ thật sự là những cái mốc của
tiến trình văn học thế giới. Họ là những “hiện tượng bột phát đặc biệt mà đồng nghiệp
đương thời của họ không thể theo kịp để làm thành một trường phái. Tác động và ảnh
hưởng của họ chỉ diễn ra sau một thời gian thế giới mới hết ngỡ ngàng. Và khi hiểu ra
thì người ta mới thấy rằng họ là những hiện tượng tới hạn không thể lặp lại. Kafka
chính là một hiện tượng như vậy” [17; 6].
Cùng với Marcel Proust (1871-1922), James Joyce (1882-1941), Franz Kafka
được coi là một trong những người mở đầu trong việc đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết.

Những cách mới mẻ trong việc xây dựng hệ thống nhân vật, cốt truyện, cách tổ chức
không gian, thời gian, ngôn từ... của tiểu thuyết hiện đại có đóng góp không nhỏ của
người tìm đường Franz Kafka. Từ Kafka người ta có thể thấy rõ rằng có nhiều cách
khác nhau để biểu hiện tư tưởng nhà văn trên trang viết; nghệ thuật đã và sẽ không
phải là sự bắt trước hiện thực một cách trần trụi. Có thể thấy rằng Kafka chính là chiếc
cầu nối nghệ thuật văn xuôi phương Tây, từ đỉnh cao nghệ thuật tiểu thuyết thế kỉ
XIX, H. Balzac (1799 - 1850), sang tiểu thuyết hiện đại thế kỉ XX với những phá cách

1


táo bạo và có phần cực đoan ở tiểu thuyết mới và kịch phi lý sau này. Franz Kafka đã
ra đi gần một thế kỷ, khi thời gian đã tiến hành sự phán xét nghiệt ngã mà rất công
bằng của nó làm lắng xuống những niềm say mê xung quanh “thiên tài nghịch dị” (Lê
Huy Bắc) hay “người Do Thái tiên tri bé nhỏ” (Đặng Thị Hạnh) thì những tác phẩm
của ông vẫn làm say mê, hấp dẫn mọi người đọc, nhất là những bạn đọc trẻ ưa thích sự
bí ẩn và nhạy cảm với cuộc đời.
Kafka không lựa chọn cho mình cách viết ồn ào, bóng bẩy, phô trương, hào
nhoáng, lung linh. Franz Kafka lại lựa chọn cho mình cách viết bình thản, lạnh lùng
nhiều khi đến khô khốc rời rạc mà ông đã từng cảm nhận rằng: “Những câu văn lủng
củng với nhiều chỗ trống có thể nhét được cả hai tay vào. Một câu cao, một câu thấp,
tùy tiện; câu nọ chèn câu kia, như lưỡi chèn vào răng sâu hoặc răng giả vậy; có câu
còn thô thiển chòi lên trước khiến cho cả truyện cứng đơ trong sự ngơ ngác đáng
buồn” (Nhật ký, ngày 5 tháng 11 năm 1911) [3; 818], kỳ lạ thay có sức lôi cuốn mãnh
liệt Franz Kafka có tầm ảnh hưởng đến nền văn học thế giới chính vì vậy mà khi gõ
vào dịch vụ tìm kiếm nào đó với từ khóa “Franz Kafka” ta sẽ thấy hiện lên ít nhất
130.000 tư liệu về ông chỉ tính riêng bằng tiếng Anh thứ ngôn ngữ mà ông chưa bao
giờ sử dụng. Chính vì vậy ngay từ lần đầu tiên tiếp xúc với tác phẩm của Franz Kafka,
thế giới nghệ thuật đặc sắc của ông đã thôi thúc tôi đến với đề tài này. Chính vì vậy,
chúng tôi mạnh dạn chọn Franz Kafka và tác phẩm Vụ án làm đối tượng chính cho đề

tài khóa luận “nghệ thuật biểu hiện “cái phi lý” trong tác phẩm vụ án của Franz
Kafka” vừa để minh chứng vừa để thấy rõ hơn thiên tài và sức cuốn hút, vẻ độc đáo
của thế giới nghệ thuật Franz Kafka. Đồng thời chúng tôi cũng hi vọng quá trình tìm
hiểu về tác giả và tác phẩm Vụ án của ông, sẽ học tập và tích lũy được những kinh
nghiệm quý báu trong công việc nghiên cứu khoa học, một phẩm cách không thể thiếu
của người giáo viên.
Với những suy nghĩ như vậy, chúng tôi đã tìm đến thế giới nghệ thuật trong tác
phẩm Vụ án của Franz Kafka bằng cả niềm say mê, nể phục.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Tình hình nghiên cứu Franz Kafka trên thế giới
Không giống với nhiều nhà văn khác, vinh quang sự nghiệp đến ngay từ tác phẩm
đầu tay, hay trong lúc nhà văn dồi dào sinh lực, tràn đầy sức sống. Franz Kafka bước
vào văn đàn thế giới một cách âm thầm và lặng lẽ cho đến lúc ra đi (1924) vẫn không

2


để lại dấu ấn hay tiếng vang gì. Lúc còn sống, tác phẩm của ông được in rất ít, chủ yếu
là một số truyện ngắn: Chiêm ngưỡng (1913), Lời phán quyết và người tài xế (chương
một của nước Mỹ) (1913), Biến dạng (1915) (tuyển tập Franz Kafka , dịch là hóa
thân), Trại cải tạo và Một thầy thuốc ở nông thôn (1915), Vô địch nhịn ăn (1924).
Nhưng từ sau khi ông mất, người ta đã thấy sự ảnh hưởng của ông đối với công
chúng. Năm 1924, trong báo “Quyền lợi đỏ” của Đảng cộng sản Tiệp Khắc đã viết về
ông: “một nhà văn viết bằng tiếng Đức đã giã từ chúng ta, một trí tuệ tinh tế và trong
sạch, từng ghê tởm thế giới này và mổ xẻ nó bằng con dao không xót thương của lẽ
phải. Kafka thâm nhập vào cơ chế xã hội, ông thấy nỗi đau của kẻ này, quyền lực và
giàu sang của kẻ khác. Trong những bài viết của mình, ông tấn công vào kẻ mạnh của
thế giới này bằng phương tiện trào phúng và bằng một hình thức chứa đựng đầy hình
ảnh” (dẫn theo Đặng Anh Đào) [10]. Lời nhận xét đầy xót xa, cay đắng mà hùng hồn
ấy đã cho thấy cái nhìn thấu đáo, bao quát hệ thống tác phẩm cũng như tác phẩm của

ông. Milela Jesenka, người tình của Kafka viết trên tờ báo Nhân dân tháng 6 năm ấy
thì nhận thấy rằng: “Những cuốn sách (của ông) đã để lại một thực tập về thế giới
hoàn chỉnh đến nỗi người ta không thể thêm vào đó một chữ nào [11].
Tới năm năm 1935, B. Brecht vẫn nhận định: “Đối với tôi, tôi ưa thích văn học
Tiệp Khắc hiện đại nói chung hơn tất cả các nền văn học tư sản. Trong khi viết điều
này, tôi nghĩ tới Hasek, Kafka và Bezruc” [18; 907]. Song nhiều tác phẩm quan trọng
của ông đã mất Vụ án (1925), Lâu đài (1926), Nước Mỹ (1927)... có được điều này là
nhờ công lao của người bạn thân Kafka, nhà văn M. Bord. Từ 1933, tác phẩm của ông
được dịch và lưu truyền ở nước ngoài.
Từ năm 1939, người ta thấy bắt đầu xuất hiện “thế giới Kafka”, khi con người chỉ
còn là một con số trong các trại tập trung phát xít, khi thế giới phương Tây đột nhiên
phát hiện ra ung nhọt vô phương cứu chữa ở cái thân thể tưởng như tráng kiện của
mình, khi một sáng nào đó, những gã áo đen (hoặc áo nâu, tùy theo đồng phục kiểu
phát xít Đức hay Ý) xuất hiện ở ngôi nhà mình ở, và thế là: “Anh đã bị kết tội” (Vụ
án). Với tình hình như vậy người ta bắt đầu đi sâu tìm hiểu nội dung ý nghĩa cho các
tác phẩm của ông, khám phá các phương diện về nội dung hình thức nghệ thuật trong
văn xuôi của Kafka. Từ đây lịch sử nghiên cứu, phê bình về Kafka mới thật sự có bước
tiến.

3


Kafka, sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, được coi như “một phát hiện” đối
với thế giới Phương Tây, dù một phần tác phẩm của ông đã nổi tiếng từ lúc ông còn
sống, như đã nói trên (Đặng Anh Đào). Tên tuổi của Kafka được đặt cạnh Dostoievski,
James Joyce, William Faulkener, những tác giả lớn viết về “thân phận con người trong
thế giới hiện đại”. Cùng với M. Poust, Kafka được coi là nhà văn có đổi mới kỹ thuật
thời gian trong tiểu thuyết. Xung quanh “hiện tượng” Kafka có nhiều ý kiến khác nhau
về luồng tư tưởng về tác phẩm của ông có nhiều trường phái văn học nhận ông là bậc
thầy. M. Bord, bạn thân của Kafka cho rằng tác phẩm của ông thấm nhuần tinh thần

Do Thái giáo. Ông còn nhận thấy: Kafka đã “thể hiện suy nghĩ và lời nói trong các
khuôn hình và không có gì phải hoài nghi về những hình ảnh và sự kiện còn đang ám
ảnh mà ông đã sáng tạo ra, ở mức độ nào đó đã nắm bắt được cái hồn và bản chất của
những trải nghiệm cũng như nhận thức của thế kỷ XX”. Điều này là hoàn toàn có cơ sở
ngay trong giây phút hiện tại này, chúng ta đã phản ánh trong tác phẩm. Những người
theo thuyết phân tâm học gọi Kafka là “thiên tài của thác loạn”, họ đã tìm thấy trong
tác phẩm của ông uẩn ức về nỗi khiếp sợ của người cha lên tinh thần ông. Điều đó
chính Kafka sau này đã thừa nhận: “thậm chí nhiều năm sau tôi vẫn còn bị ám ảnh
bởi bố tôi, một con người vĩ đại, người có quyền lực tối đa ấy, lại chẳng vì một lý do
gì đang đêm ông đến đưa ra khỏi giường và mang tôi đi” [4; 18]. Các nhà văn thuộc
chủ nghĩa Hiện sinh, chủ nghĩa cho rằng Kafka là người trường phái mình. Các nhà
Tiểu thuyết Mới lại cho rằng: “cùng với M. Poust, James Joyce, Kafka là người đã
“khai tử” cho “tiểu thuyết bô lão” kiểu Balzac”... [13; 85].
Đáng chú ý nhất vào những năm 1960, là ý kiến của nhà văn Pháp R. Garaudy
trong hai bài viết của ông: “Về một chủ nghĩa hiện thực vô bờ bến (1963) và “Vì một
chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XX” (1968). R. Garaudy chủ yếu nói đến “huyền thoại”
trong tác phẩm của Kafka, ông ca ngợi Kafka trong việc sáng tạo ra một hiện thực mới
– “hiện thực có tầm Prometheus”. Những hình tượng của Kafka được R. Garaudy
nâng lên thành những “mô hình”, những “huyền thoại” đi trước thời đại, nhân vật K
trong tác phẩm Lâu đài đã trở thành “người báo tin cuộc đời mới, mang quanh mình
một quầng ánh sáng và bí ẩn”. Và tác giả khẳng định: “chủ nghĩa hiện thực trong thời
đại chúng ta là công việc sáng tạo những huyền thoại (myth) là chủ nghĩa hiện thực có
tầm Prometheus” [7], sứ mệnh của tác phẩm nghệ thuật không phải là tái hiện thế giới
mà là biểu hiện những hoài bão của con người. Mặc dù những ý kiến của Garaudy có

4


thể có khiên cưỡng ít nhiều, song nó cũng mở ra hướng nhìn mới về hiện thực và cách
phản ánh về hiện thực. Dù ít dù nhiều Garaudy đã chỉ ra “tính huyền thoại”, đây là nét

chung mà nhiều nhà nghiên cứu phương Tây tìm thấy trong tác phẩm Kafka.
Một người không thể không nhắc tới là Milan Kundera, nhà lý luận tiểu thuyết
đặc sắc, “nhà văn Tiệp Khắc viết bằng tiếng Pháp”, một người rất tâm huyết với
những sáng tác của Kafka, ông phát hiện ra và chỉ ra “tính nước đôi” trong tiểu thuyết
và nhân vật tiểu thuyết Kafka. Với M. Kundera, Kafka là một người đánh thức trí
tưởng tượng, vốn là ngọn nguồn của mọi loại hình nghệ thuật: “Sự tưởng tượng bị ngủ
quên trong thế kỷ XIX được Franz Kafka thình lình đánh thức dậy, và ông đã thành
công trong cái việc mà những nhà siêu hiện thực sau ông đã cố sức nhưng không làm
được: trộn lẫn cái mơ và cái thật” [3; 23]. Những ý kiến của ông về “tính chất Kafka”
là những gợi mở quý báu cho những người nghiên cứu về Kafka sau ông.
Cho tới cuối những năm 1980, một tiểu thuyết gia Đức, Martin Walser vẫn xác
nhận ảnh hưởng của một nhà văn như Kafka: “Kĩ thuật viết của Kafka nhằm đột nhiên
gây một sự trục trặc trong thế giới ổn định, đối với tôi đặc biệt có hiệu quả” [9; 107]..
Còn nhà kí hiệu học Umberto Eco lại phát hiện ra “tính chất mở” ở tác phẩm của
Kafka: “Tác phẩm của Kafka tiêu biểu cho loại tác phẩm mở: Vụ án, Lâu đài, Đợi
chờ, Kết án, Tra tấn không thể được hiểu theo nghĩa đen”. Dịch giả Primo Levi, người
Ý gốc Thái, đã từng dịch Vụ án của Kafka thì nhận xét: “ông để độc giả tự xoay sở về
ý nghĩa những câu truyện hoang tưởng đó... chỉ riêng cuốn Vụ án có chừng 20 cách
giải thích”. Tuy nhiên, có một điểm chung là hầu như những phát biểu của Kafka đều
chủ yếu tập chung hai tiểu thuyết Vụ án và Lâu đài. Các truyện ngắn của ông ít được
nhắc đến hơn.
Trên trang web www.themodernword.com [26], Franz Kafka cũng được giới
thiệu như một đại diện tiêu biểu. Với việc nêu ra các lớp ý nghĩa của các tác phẩm chẳng hạn cuộc hành trình của nhân vật K. trong Lâu đài có thể là “sự tìm kiếm cộng
đồng”, “con đường tìm Thiên Chúa”, “sự phê phán thói quan liêu” hay “lời tiên tri”
– tác giả đã nhấn mạnh tính chất đa nghĩa trong tiểu thuyết của Franz Kafka. Dựa vào
đây, ít nhiều chúng tôi cũng có được cái nhìn toàn diện hơn về những ẩn ý của tác
phẩm, từ đó thấy được quan niệm nghệ thuật của Franz Kafka.
Gần đây, trên hai trang văn học talawas.org và tienve.org [24] có đăng tải một
số bài viết của dịch giả Jennifer Tran về các truyện ngắn của Kafka. Tác giả viết nhận


5


định về sự gần gũi giữa Chekhov và Kafka khi nghiên cứu đoạn mở đầu truyện Cây vĩ
cầm của Rothschild của Chekhov với Một thầy thuốc nông thôn của giả Kafka. Tác
giả Phạm Thị Hoài khi dịch truyện ngắn Josephine, nữ ca sĩ hay Dân chuột đã cảm
nhận được âm hưởng “giễu cợt, riết róng, ám ảnh và tuyệt vọng... Tràn đầy tính nước
đôi như mọi tác phẩm khác của Kafka”. Reiner stach, một học giả về Kafka ở
Hamburg, vừa công bố cuốn tiểu sử mới về nhà văn Kafka mang tên: The Decisve
Years (tạm dịch là: Những năm tháng quyết định), “lại đặc biệt chú ý đến giá trị của
511 bức thư và ảnh mà Kafka gửi cho Felice Bauer – người mà cuối cùng nhà văn vẫn
quyết định cắt đứt sau hai lần hứa hôn”, Stach cho rằng ngày Kafka gặp lại nhà M.
Bord, ngày 13/8/1912, là ngày “sẽ góp phần làm thay đổi bộ mặt của một nền văn học
viết bằng tiếng Đức trên bản đồ văn học thế giới” [25; 1]. Khi bước vào con đường
văn học phi lý Albert Camus đã từng coi Kafka và Dostoievski là thần tượng của ông.
Nathalie Sarraute, một đại diện tiêu biểu của tiểu thuyết Mới cũng nhận định: “Kafka là
thiên tài của thời đại chúng ta, Kafka là nhà tiên tri báo trước kỉ nguyên của con người
phi lý, con người không có sự sống”. Trong bài viết về sáng tác của Franz Kafka, A.
karelsski đã khẳng định: “Cuộc các mạng thầm lặng của Kafka, trước hết ở chỗ trong
khi vẫn giữ toàn bộ cấu trúc truyền thống của giao tiếp ngôn ngữ, tính mạnh lạc và
logic cú pháp – ngữ pháp, tính mạnh lạc của hình thức ngôn ngữ của nó, ông đã đưa
vào hệ thống có tính phi logic, tính rời rạc, tính phi lý quá quắt đầy phẫn khích của
nội dung” [16; 187]. Có thể thấy rằng, đây là ý kiến chính xác thể hiện cái nhìn, sự
đánh giá về thế giới nghệ thuật của Kafka trong việc nhận thức và mô tả “cái phi lý”.
Đó cũng chính là sự gợi mở quan trọng cho đề tài khóa luận này.
Ở Việt Nam, cũng đã có một số nhà nghiên cứu, phê bình nhắc tới cái phi lý
trong tác phẩm Kafka. Tác giả Phạm Văn Sỹ trong cuốn Về tư tưởng và văn học
Phương Tây hiện đại cho thấy “Kafka muốn tạo kiểu sáng tác mang tính huyền thoại
về sự phi lý của tồn tại và con người”. Còn trong công trình Cái kỳ ảo trong tác phẩm
của Balazac, PGS.TS Lê Nguyên Cẩn đã thấy trong tác phẩm của Kafka “Những cái

thông thường, những cái hợp quy luật cứ bị cái phi lý lôi đi tuồn tuột, mất tăm mất
dạng” [7; 54]. Tác giả Trương Đăng Dung trong bài viết Thế giới nghệ thuật của
Franz Kafka cũng đã đưa ra cái nhìn sâu sắc về “cái phi lý” trong tác phẩm Kafka, “về
thế giới phi lý, về sự tha hóa của con người trong vòng vây của những nhà thiết chế
quyền lực vô hình” [20; 939]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Dân là người bỏ ra nhiều

6


công sức để nghiên cứu về văn học phi lý, đặc biệt là “cái phi lý” trong tác phẩm
Kafka. Với hàng loạt bài viết: Kafka với cuộc chiến chống phi lý [7], cuốn nghiên cứu
văn học – lý luận và ứng dụng [8] với bài viết: “cái phi lý trở thành đối tượng nhận
thức” [7; 182]. Tác giả cũng khẳng định rằng cái mới của Kafka trong văn học đương
thời là “đã khai phá một mảng đề tài khó xử lý: cái phi lý cả cuộc đời” [8; 18].
Năm 2002, cuốn văn học phi lý [8], tác giả Nguyễn Văn Dân khảo luận và giới
thiệu, tổng hợp những bài viết trước đây của ông, đem lại một cái nhìn mới có thể nói
là “tổng quát” hơn về “cái phi lý” trong thế giới nghệ thuật Kafka. Tác giả còn khẳng
định vai trò mở đường quan trọng của Kafka đối với dòng văn học phi lý và phân tích
đưa ra ý kiến của mình về đặc điểm “cái phi lý” trong tác phẩm Kafka.
Những phát hiện và tổng hợp của tác giả Nguyễn Văn Dân về văn học phi lý và
“cái phi lý” là những gợi mở hết sức quan trọng cho người viết trong quá trình tìm
hiểu nghệ thuật biểu hiện “cái phi lý” trong tác phẩm Vụ án của Kafka.
Tác giả Lê Huy Bắc lại chỉ ra một khía cạnh khác trong nghệ thuật mô tả “cái
phi lý” của Kafka: “cái phi lý là mảng hiện thực độc đáo nữa của Kafka... Biểu hiện
đầu tiên của cái phi lý ở Kafka là nhân vật không hề biết mình từ đâu tới, tồn tại vì lý
do nào. Kiểu nhân vật hoang mang – lạc lối...” [3; 128].
Dù tiếp cận ở nhiều khía cạnh khác nhau và nhiều ý kiến còn riêng lẻ song đây
thật sự là những gợi mở quan trọng cho chúng tôi tập trung vào đề tài Nghệ thuật biểu
hiện “cái phi lý” trong tác phẩm Vụ án của Franz Kafka.
Franz Kafka đã qua đời gần một thế kỷ, vậy mà sự trôi nổi quanh thế giới nghệ thuật

và con người ông vẫn không ngừng lặng, mỗi ngày nó lại phát lộ những hướng tìm tòi
mới, niềm say mê vẫn luôn mới mẻ.
2.2. Tình hình nghiên cứu Franz Kafka ở Việt Nam
Kafka và tác phẩm của ông đến Việt Nam có phần bình lặng hơn, chủ yếu trong
giới phê bình và mới chỉ bắt đầu rộ lên ở thập kỷ 1970. Tiêu biểu cho giai đoạn này là
các công trình nghiên cứu của hai tác giả Đỗ Đức Hiểu và Hoàng Trinh. Giáo sư Đỗ
Đức Hiểu trong công trình phê phán văn học Hiện sinh chủ nghĩa [16], gọi Kafka là
“bậc tiền bối” của văn học hiện sinh chủ nghĩa, một loại văn học suy đồi, có mục đích
xấu xa, phủ nhận chủ nghĩa hiện thực. Tác giả cho rằng: “Thế giới Kafka là thế giới
đầy lo âu, một thứ lo âu siêu hình, không nguyên nhân cụ thể, không thể lý giải (...),
tính chất thần bí bao trùm tác phẩm của Kafka” [15; 90]. Giáo sư Hoàng Trinh trong

7


công trình nghiên cứu Phương Tây – văn học và con người [23], nhận thấy Kafka là
một nhà văn viết về “thân phận con người” trong thế giới “tha hóa”, “huyền thoại”.
Tác giả khẳng định Kafka là nhà văn thoát ly hiện thực đời sống xã hội, không dám
dấn thân, “không đủ sức nhìn ra bộ mặt thật của xã hội”, mang tinh thần bi quan và
bất lực, mặc dù ông vẫn phát biểu rằng Kafka “đã lặng lẽ trút vào tác phẩm của ông
cả nỗi căm giận, oán ghét của những con người không tổ chức, không tiền đồ, thậm
chí không có một chỗ để sống cho yên tấm thân” [23]. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì
thời gian này,đất nước ta đang trong giai đoạn đấu tranh quyết liệt, một mất, một còn
với đế quốc Mỹ ở Miền Nam, các nhà phê bình chân chính cần vững vàng đứng trên
quan điểm phê bình Mác xít, nhằm ngăn chặn luồng tư tưởng phương Tây phản động,
dựa vào văn học để lôi cuốn quần chúng. Đồng thời cũng để tránh sự xáo trộn, không
có lợi cho cách mạng, trong tư tưởng văn học nghệ thuật nước nhà ở giai đoạn chính
trị nhạy cảm trong giai đoạn này.
Đến cuối những năm 80, 90 của thế kỷ XX rải rác có một số công trình nghiên
cứu nhắc đến Franz Kafka trong cuốn về tư tưởng và văn học hiện đại phương Tây,

trên quan điểm phê bình Mác xít, tác giả Phạm Văn Sỹ nhận định: “đúng là trong tác
phẩm Kafka chúng ta có thể thấy một số yếu tố hiện thực về tình trạng bất công, tình
trạng quan liêu của xã hội đương thời (...),những tư tưởng siêu hình của Kafka phủ
lên những yếu tố đó, cái thế giới hiện thực của con người bị bao phủ bởi lớp sương
mù của thế giới huyền thoại” [3; 314] Trong Tạp chí Văn học nước ngoài số 4, năm
1996, tác giả Nguyễn Văn Dân với bài viết Kafka với cuộc chiến chống phi lý đã chủ
yếu tập trung vào phân tích tính chất phi lý như một “đối tượng nhận thức” trong tác
phẩm của Franz Kafka. Nguyễn Văn Dân cho rằng: “Trong mọi trường hợp, cái phi
lý của Kafka là những tấn bi kịch của con người hiện tồn trong thế giới đương thời.
Kafka không phải đi tìm kiếm cái phi lý ở đâu xa như các nhà văn lãng mạn”[8] và
“Kafka đã chủ trương chỉ lưu tâm đến những con người bình thường, đến những nỗi
lo đời thường của họ”[8]. Như vậy, quan điểm của Nguyễn Văn Dân đã thêm một
lần khẳng định quan niệm nghệ thuật của Kafka thông qua tác phẩm là về sự bất an
của con người trong một thế giới phi lý.
Tác giả Đặng Anh Đào, một chuyên gia nghiên cứu Kafka ở Việt Nam, hay
nhắc đến Kafka trong công trình nghiên cứu của mình. Cuốn tài năng và người thường
thức [12] Đặng Anh Đào khẳng định: “Kafka: viết huyền thoại về thân phận con

8


người”. Trong cuốn Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại [10], tác giả
khẳng định vai trò tiên phong của Kafka trong việc khám phá những hướng đi mới
trong tiểu thuyết. Khi viết về Kafka trong giáo trình Văn học Phương Tây, tác giả lại
“nhận thấy sự gần gũi của ông với chủ nghĩa biểu tượng ở đầu thế kỷ” [4; 643]. Trong
một công trình nghiên cứu khác, Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại,
Đặng Anh Đào đã chỉ rõ những nét đổi mới về nghệ thuật trên nhiều phương diện
trong tiểu thuyết mới của phương Tây. Khi phân tích những nét đổi mới này, Đặng
Anh Đào đã lấy tác phẩm của Franz Kafka làm dẫn chứng minh họa. Chẳng hạn, để
giải thích cho sự di động điểm nhìn từ người kể chuyện sang nhân vật, Đặng Anh Đào

viết: “Di động điểm nhìn… chính là một đổi mới mà người khai phá chính là Kafka, nó
là một cách để “khách quan hóa” hiện tượng. Song điểm nhìn của nhân vật Kafka, do
chỉ tập trung vào một ám ảnh, lại có một ý nghĩa chủ quan đặc biệt. Bên cạnh đó, một
số chi tiết nhìn qua con mắt của nhân vật chính lại có hướng ngược lại, khách quan
hóa” [12; 39]. Những phân tích dạng như trên của Đặng Anh Đào đã giúp ích chúng
tôi rất nhiều trong việc tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật của Franz Kafka – được
xem như biểu hiện cụ thể của quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới của tác
giả.
Nhà nghiên cứu Trương Đăng Dung trong bài viết Thế giới nghệ thuật của
Franz Kafka, in trong Franz Kafka, tuyển tập tác phẩm, NXB Hội nhà văn, Trung tâm
văn hóa Đông Tây, 2003, khẳng định: “đối tượng trung tâm của thế giới nghệ thuật
của Kafka là sự tha hóa, nỗi lo âu, sự lưu đày và cái chết” [20; 941], và Kafka “đã thể
hiện bản chất của thời đại mình một cách độc đáo, và mở ra những khả năng mới cho
tiểu thuyết hiện đại”. Với luận điểm trên, Trương Đăng Dung đã nhấn mạnh quan
niệm nghệ thuật của Franz Kafka về con người và thế giới thể hiện qua các tác phẩm,
đã đóng vai trò mở đường khai lối cho văn học hiện đại.
Nhà nghiên cứu Đặng Thị Hạnh cũng công bố một số bài viết và có những nhận
định ấn tượng về sáng tác của Kafka. Trên tờ Tạp chí Ngày Nay, số 10/2004 với bài
viết Mắt của Kafka màu gì? [13], tác giả đã đưa ra những luận điểm khẳng định bản
chất con người, tính cách và những ám ảnh trong đời sống thường ngày ảnh hưởng đến
sáng tác của Kafka như thế nào. Tác giả cũng đưa ra những ý kiến phân tích về văn
phong, ngôn từ , ý nghĩa của tác phẩm của Kafka: “Đọc Kafka, ta thường phải đọc lại
bởi sau khi có cảm giác đọc một cái gì đấy rất trong sáng , dễ hiểu, ta lại thấy hình

9


như có một ý nghĩa gì đấy ta chưa nắm được [13; 50], “thứ văn xuôi trong veo của
Kafka không hề là dễ dịch”, bởi “màu mắt của Kafka còn khó xác định nữa là chữ
nghĩa của ông” [13; 51]. Nhận định của bà trong lời giới thiệu về Franz Kafka in trong

Tuyển tập truyện ngắn phương Tây thế kỷ XX (tập I): “tình cảm gia đình, bối cảnh xã
hội, thay đổi lịch sử... tất cả những vấn đề này ở Kafka đều gắn với dấu ấn của “sự
lâu đầy và sự phi lý” [13; 43]. Đặng Thị Hạnh đã dẫn lời Suskov để khẳng định giá trị
độc đáo trong tác phẩm Kafka: “Một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho
sáng tác của Kafka không chết theo ông, không phải chỉ có ở sức mạnh gây ấn tượng
lớn cho các ảo ảnh của ông, mà còn ở tính chất chân thành của sự cảm thụ thế giới có
tính bi đát là đặc tính riêng của tất cả các tác phẩm Kafka, không trừ một tác phẩm
nào” [13; 45].
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu vẫn xoáy chủ yếu vào tiểu thuyết và nghệ thuật
tiểu thuyết Kafka, mà hai cuốn Lâu đài, Vụ án được nhắc đến nhiều nhất, vấn đề được
nhắc đến nhiều vẫn là vấn đề “huyền thoại”, “thân phận con người” trong tác phẩm của
Kafka. Và chủ yếu là các công trình, các bài nghiên cứu lẻ tẻ chứ chưa có chuyên luận
riêng nào về Kafka. Năm 2003, nhà xuất bản văn hóa thông tin và Trung tâm ngôn ngữ
Đông Tây xuất bản cuốn Franz Kafka, tuyển tập tác phẩm [20], tập hợp các tác phẩm
của Kafka đã được dịch ở Việt Nam là các bài viết của những nhà nghiên cứu đầu ngành
đã cho thấy bước tiến mới trong quá trình nghiên cứu, dịch Kafka ở Việt Nam.
Năm 2006, cuốn Nghệ thuật Franz Kafka [2] của Lê Huy Bắc đã được Nhà xuất
bản giáo dục ấn hành và tới tay độc giả. Sau một thời gian dài nghiên cứu, có thể nói
đây là cuốn chuyên luận đầu tiên ở Việt Nam có tính chất khái quát, tổng hợp sâu sắc
về thế giới nghệ thuật của Franz Kafka. Tác giả đã đưa ra những nhận định hết sức táo
bạo về Kafka như: “Thiên tài nghịch dị”, “Người tẩy não nhân loại”, “Người khai sinh
hiện thực” hay “Người viết kinh thánh hiện đại”. Điều đặc biệt là trong cuốn sách này
tác giả đã đi sâu phân tích các truyện ngắn để chỉ ra bản chất và đặc trưng “Nghệ thuật
gián tiếp” của Franz Kafka cùng với tính huyền thoại và các biểu tượng trong tác
phẩm của nhà văn. Công trình này đã đánh một dấu mốc quan trọng trong phê bình
văn học, đặc biệt trong việc in dấu tên tuổi cũng như thế giới nghệ thuật của Franz
Kafka vào những độc giả ở Việt Nam.
Mới đây, năm 2007 luận văn Nghệ thuật biểu hiện cái phi lý trong tác phẩm
Franz Kafka [22] của Nguyễn Thị Thắng đã đi sâu nghiên cứu các tác phẩm của Franz


10


Kafka để tìm ra nghệ thuật biểu hiện “cái phi lý” của Franz Kafka. Luận văn có đóng
góp trong việc nghiên cứu về Kafka ở Việt Nam, hướng người đọc tới một cách tiếp
cận mới trong việc tìm hiểu các tác phẩm Fanz Kafka.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi tôi chọn để nghiên cứu đó là nghệ thuật biểu hiện “cái phi lý” trong tác
phẩm Vụ án của Franz Kafka đã được dịch và giới thiệu ở Việt Nam, được in trong
cuốn Franz Kafka, tuyển tập tác phẩm.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng chúng tôi chọn để nghiên cứu, khảo sát là tác phẩm Vụ án của Franz
Kafka đã được dịch và giới thiệu ở Việt Nam, được in trong cuốn Franz Kafka tuyển
tập tác phẩm.
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Mục đích
Với đề tài: Nghệ thuật biểu hiện “cái phi lý” trong tác phẩm Vụ án của Franz
Kafka, chúng tôi chủ yếu tập trung nghiên cứu những thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu
được nhà văn sử dụng để mô tả “cái phi lý” trên ba bình diện của tác phẩm: Không
gian nghệ thuật, nhân vật và chi tiết nghệ thuật. Kết hợp với việc tìm hiểu các thủ pháp
nghệ thuật trong xây dựng các tác phẩm để biểu hiện “cái phi lý”, chúng tôi muốn
hướng đến việc chỉ ra và làm sáng tỏ những cách tân nghệ thuật độc đáo của Franz
Kafka so với những nhà cách tân nghệ thuật văn xuôi bấy giờ. Kafka vừa là người mở
đường tài tình, vừa là người lưu giữ bí mật, nên những gì ông để lại đến ngày nay vẫn
luôn mới, và không phải là một bài học dễ thuộc, dễ làm theo. Hiểu Kafka đã khó, viết
về tác phẩm của ông càng không đơn giản. Song chúng tôi rất muốn bằng sự hăng say
nghiên cứu khoa học của mình sẽ góp phần quảng bá rộng hơn hình ảnh, con người và
giá trị nghệ thuật trong sáng tác của Kafka đến những thế hệ độc giả tiếp theo.
5.2. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ của khóa luận này là làm sáng tỏ nghệ thuật mà Kafka sử dụng để biểu

hiện cái phi lý trong tác phẩm Vụ án của ông. Qua đó thấy được những sáng tạo nghệ
thuật của ông độc đáo, khác lạ so với các nhà văn đương thời.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành khóa luận này chúng tôi tiến hành nghiên cứu tác phẩm Vụ án của
Franz Kafka theo hướng thi pháp học kết hợp với một số thao tác:

11


6.1. Phân tích – bình giá
Tôi sử dụng phương pháp này để phân tích các chi tiết nghệ thuật như: Biểu
tượng y phục, nhân vật, không gian, thời gian qua đó thấy và hiểu rõ hơn cái phi lý
trong tác phẩm Vụ án của Franz Kafka. Để thấy Kafka khác với các nhà văn cùng thời,
thể hiện rõ sự sáng tạo của Kafka.
6.2. Thống kê – phân loại
Với tác phẩm này chúng tôi lựa chọn phương pháp thống kê để thống kê để thống
kê các nhân vật dị tật trong tác phẩm, qua đó có thể thấy Kafka xây dựng trong tác
phẩm những nhân vật kì dị đầy bất thường trong một thế giới ngập tràn cái phi lý.
Tôi cũng lựa chọn phương pháp phân loại để phân loại các chi tiết nghệ thuật để
dễ dàng đi sâu tìm hiểu.
6.3. So sánh
Tôi cũng sử dụng phương pháp so sánh để so sánh lối viết văn của Kafka với các
nhà văn khác để thấy rõ hơn lối viết văn sáng tạo của Franz Kafka.
7. Đóng góp của khóa luận
Mạnh dạn thử sức với đề tài này, chúng tôi mong muốn được góp một tiếng nói
“tri âm” khi phân tích sâu hơn một số phương diện nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm
Vụ án của Kafka. Có thể nói đây là khóa luận đầu tiên đề cập và phân tích có hệ thống
các thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu thể hiện “cái phi lý” trong tác phẩm Vụ án của Kafka
với tác phẩm Vụ án của tác giả đã được dịch và xuất bản ở Việt Nam. Chúng tôi đã
đưa ra những ý kiến khá mới mẻ, trên quan điểm riêng và cá nhân của người nghiên

cứu, ở chương một chúng tôi trình bày những vấn đề chung về tác giả, tác phẩm, và
những định nghĩa về khái niệm. Ở chương hai không gian phi lý, chương ba nhân vật
phi lý, chúng tôi vừa hệ thống vừa lý giải sâu sắc hơn các thủ pháp nghệ thuật trong
việc xây dựng nhân vật, chương bốn là những chi tiết phi lý trong tác phẩm Vụ án của
Kafka. Từ đó có thể thấy được tài năng nghệ thuật của tác giả. Trăn trở với thế giới
nghệ thuật của “thiên tài Do Thái” này, chúng tôi không khỏi hi vọng sẽ là chiếc cầu
nối để bạn đọc cùng bước lên “trên hành trình chân lý Kafka”.

12


8. Cấu trúc của khóa luận
Sau phần mở đầu và kết luận là các chương:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Không gian phi lý
Chương 3: Nhân vật phi lý
Chương 4: Chi tiết phi lý

13


CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Tác giả
1.1.1. Gia đình
Kafka chào đời ngày 3 tháng 7 năm 1883 ở gần quảng trường Altstadter ở Praha,
khi ấy thuộc Đế quốc Áo - Hung. Gia đình ông là những người Do Thái
Ashkenazi thuộc tầng lớp trung lưu. Cha ông, Hermann Kafka (1852-1931), là con thứ
tư của Jacob Kafka, một người mổ thịt. Ông Jacob đã đưa gia dình Kafka chuyển tới
Praha từ Osek, một làng người Séc có đông dân Do Thái ở gần Strakonice ở
bắc Bohemia. Từ chỗ là một người chào hàng lưu động, ông vươn lên trở thành một

ông chủ bán lẻ quần áo và vật trang trí, thuê tới 15 người làm thuê, sử dụng hình
ảnh quạ gáy xám (trong tiếng Séc gọi là kavka) làm logo thương mại. Mẹ của Kafka,
Julie (1856-1934), là con gái một nhà buôn bán lẻ giàu có ở Poděbrady tên là Jakob
Lowy và được học hành tử tế hơn chồng bà. Cha mẹ của Kafka chắc đã nói một thứ
tiếng Đức pha Yiddish (đôi khi gọi là Mauscheldeutsch), nhưng do tiếng Đức là
phương tiện giao tiếp xã hội nên họ hẳn đã khuyến khích con cái nói tiếng Thượng
Đức. Jacob và Julie có sáu người con, trong đó Franz là con cả. Hai em trai của Franz,
Georg và Heinrich, chết yểu trước khi Franz lên bảy; ba em gái là Gabriele (Ellie)
(1889–1944), Valerie (Vallie) (1890–1944) và Ottilie (Ottla) (1892–1943).
Gia đình Kafka có một người hầu gái sống cùng họ trong một căn hộ chật hẹp.
Phòng của Franz thường xuyên lạnh giá. Vào tháng 11 năm 1913, gia đình chuyển tới
một căn hộ rộng hơn dù trước đó Ellie và Vallie đã lấy chồng và dọn khỏi nhà cũ. Đầu
tháng 10 năm 1914, không lâu sau khi Thế chiến thứ nhất bùng nổ, các cô em này mất
tin tức về chồng họ và lại trở về ngôi nhà mới này. Cả Ellie và Vallie giờ đã có con.
Franz, khi đó ở tuổi 31, rời đến căn hộ yên tĩnh của Vallie và lần đầu tiên ra ở riêng.
Herman được nhà viết tiểu sử Stanley Corngold miêu tả là một “thương gia to
lớn, ích kỉ, hống hách” [27]; còn chính Franz Kafka gọi ông là “một người họ Kafka
thực thụ xét về sự cường tráng, sức khỏe, ăn uống, giọng ầm ĩ, sự hùng biện, tính tự
mãn, thói gia trưởng, khả năng chịu đựng, sự nhanh trí, hiểu bản chất con người” [27]
. Trong những ngày buôn bán, bà Julie cũng dành có khi tới 12 giờ một ngày để tham
gia cùng chồng trong việc kinh doanh của gia đình nên cả hai ông bà đều vắng nhà.
Cho nên, tuổi thơ của Kafka có phần cô đơn và lũ trẻ trong nhà chủ yếu được nuôi

14


dưỡng bởi các cô giáo dạy trẻ và người hầu khác nhau. Mối quan hệ không yên ổn của
Franz Kafka với người cha thể hiện rõ ràng trong bức “Thư gửi cha” (Brief an den
Vater) dài hơn 100 trang, trong đó ông phàn nàn đã chịu tác động sâu sắc từ tính cách
khắt khe và độc đoán của cha ông; trái lại, mẹ ông ít lời và nhút nhát. Hình ảnh về

người cha gia trưởng có một dấu ấn rõ nét trên văn chương của Kafka.
1.1.2. Học tập
Từ 1889 tới 1893, Kafka học ở một trường tiểu học nam sinh Đức (Deutsche
Knabenschule) ở Fleischmarkt (tức “chợ bán thịt”), nay là đường Masná, Praha. Nền
giáo dục truyền thống Do Thái của ông kết thúc với lễ thành niên Bar Mitzvah ở tuổi
13. Kafka chưa bao giờ phục vụ lễ ở giáo đường Do Thái và chỉ cùng cha tới đó dự
bốn ngày lễ chính mỗi năm.
sau khi rời trường tiểu học năm 1893, Kafka được nhận vào một trường trung học
nhà nước kiểu cổ điển nghiêm khắc, Altstadter Deutsches Gymnasium, nằm trong
khuôn viên Cung Kinský ở quảng trường Altstadter. Tiếng Đức là ngôn ngữ giảng dạy,
nhưng Kafka cũng nói và viết được tiếng Séc; bởi ông học tiếng Séc ở trung học
khoảng 8 năm, đạt những điểm tốt trong môn này. Ông được khen ngợi về tiếng Séc
của mình, nhưng chưa từng tự coi mình là thành thạo nó. Ông đỗ kì thi tốt nghiệp
trung học (tiếng Đức gọi là Matura) năm 1901.
Đăng ký vào trường Đại học Karl-Ferdinands của Praha năm 1901, ban đầu
Kafka theo ngành hóa học, nhưng chuyển sang ngành luật chỉ sau hai tuần. Mặc dù
ông không hứng thú với lĩnh vực này nhưng nó hứa hẹn nhiều cơ hội công việc làm hài
lòng cha ông. Hơn nữa, ngành luật đòi hỏi khóa học dài hơn, cho Kafka thì giờ để theo
các lớp về nghiên cứu tiếng Đức và lịch sử nghệ thuật. Ông cũng tham gia vào một câu
lạc bộ sinh viên tên là “Hội trường Đọc sách và Giảng bài của Sinh viên tiếng Đức”
(Lese-und Redehalle der Deutschen Studenten), nơi tổ chức các sự kiện văn học, đọc
sách và các hoạt động khác. Trong số những bạn bè của Kafka có nhà báo Felix
Weltsch học triết, diễn viên Yitzchak Lowy đến từ một gia đình Do Thái nhánh
Hasidic chính thống ở Warszawa, và các nhà văn Oskar Baum và Franz Werfel.
Vào năm cuối ở đại học, Kafka gặp M. Bord, một nghiên cứu sinh ngành luật, và
họ trở thành bạn suốt đời của nhau. Bord sớm nhận ra rằng, mặc dù Kafka nhút nhát và
hiếm khi nói, những gì ông nói ra thường sâu sắc. Kafka là một độc giả nghiện sách
suốt đời; cùng với Bord, ông đã đọc cuốn Protagoras của Plato bằng tiếng Hy Lạp cổ

15



dưới sự đề xuất của Bord, và các tiểu thuyết Giáo dục tình cảm và Sự cám dỗ thánh
Anthoine của Flaubert bằng tiếng Pháp do Bord gợi ý. Ngoài ra, ông cũng quan tâm
tới văn học Séc, đồng thời rất yêu thích các tác phẩm của Goethe. Kafka nhận bằng
tiến sĩ luật ngày 18 tháng Bảy 1906 và làm việc một năm bắt buộc không lương như
một thư ký luật cho các tòa án dân sự và hình sự.
1.1.3. Đời viên chức
Ngày 1 tháng Mười một 1907, Kafka được tuyển dụng vào Assicurazioni
Generali, một công ty bảo hiểm Ý, nơi ông làm việc gần một năm. Những thư từ trong
thời kì này cho thấy ông lấy làm khổ sở với lịch làm việc - từ 8 sáng tới 6 giờ tối khiến cho ông khó có thể tập trung vào viết văn, một đam mê ngày càng lớn trong ông.
Ngày 15 tháng Bảy 1908, ông từ chức, và hai tuần sau tìm được một vị trí dễ chịu hơn
tại Cơ quan Bảo hiểm Tai nạn Công nhân của Vương quốc Bohemia. Công việc liên
quan tới việc điều tra và định mức đền bù thương tật của công nhân công nghiệp; các
tai nạn như mất ngón hay cả bàn tay, chân xảy ra phổ biến ở thời đó. Giáo sư quản
trị Peter Drucker ghi nhận Kafka đã phát triển một loại mũ bảo hiểm dân sự đầu tiên
khi làm việc ở đây, nhưng không có bất cứ văn bản nào từ cơ quan xác nhận điều này .
Cha Kafka thường gọi nghề làm công chức bảo hiểm là một Brotberuf, nghĩa đen là
“nghề kiếm ăn”; còn bản thân Kafka thường tỏ ra khinh miệt nó. Ông thăng tiến khá
nhanh chóng, đảm nhiệm những chức trách bao gồm việc thực hiện và điều tra các yêu
cầu bồi thường, viết báo cáo, và xử lý những thỉnh cầu từ những doanh nhân cảm thấy
nhà máy của họ bị xếp vào mức rủi ro cao; điều này khiến họ tốn nhiều tiền đóng bảo
hiểm . Ông cũng được giao nhiệm vụ biên soạn các báo cáo cho cơ quan bảo hiểm
trong vài năm ông làm ở đây. Các bản báo cáo được cấp trên của ông đón nhận tích
cực. Kafka thường hoàn thành công vụ vào lúc 2h chiều, do đó ông có thì giờ dành cho
công việc viết văn. Cha của Kafka cũng mong ông trợ giúp và tiếp quản cửa hàng bán
đồ trang trí của gia đình. Tuy nhiên trong những năm về sau, Kafka thường xuyên
bệnh tật, khó lòng làm việc ở công ty lẫn viết lách.
Cuối năm 1911, chồng của Ellie là Karl Hermann và Kafka trở thành những đối
tác ở nhà máy amiăng đầu tiên ở Praha, tức Prager Asbetwerke Hermann & Co. Ban

đầu Kafka tỏ ra khá tích cực, dành nhiều thời gian rảnh cho việc kinh doanh này,
nhưng về sau ông lấy làm bực bội vì nó lấn vào thời gian viết văn của ông. Trong thời
gian này ông cũng tìm thấy sự hứng thú và giải trí trong các cuộc biểu diễn ở nhà hát

16


Yiddish. Sau khi thấy một đoàn sân khấu Yiddish trình diễn vào tháng Mười 1911,
suốt sáu tháng sau đó Kafka “chìm đắm trong tiếng Yiddish và văn học Yiddish” [27].
Mối quan tâm này đóng vai trò điểm khởi đầu cho những liên hệ ngày một tăng của
ông với đạo Do Thái. Đó cũng là khoảng thời gian Kafka trở thành một người ăn
kiêng. Khoảng 1915 Kafka nhận giấy báo nhập ngũ tham gia vào Thế chiến thứ nhất,
nhưng cấp trên của ông trong cơ quan bảo hiểm đã sắp xếp một sự hoãn quân dịch nhờ
công việc của Kafka được xem như dịch vụ công thiết yếu. Sau đó ông đã cố gắng gia
nhập quân dội nhưng bị ngăn cản bởi các vấn đề y tế liên quan tới chứng lao được chẩn
đoán từ năm 1917. Năm 1918 Cơ quan Bảo hiểm Tai nạn Công nhân cho ông nghỉ hưu
do bệnh tật và ông dành hầu hết phần đời còn lại trong các viện điều dưỡng.
1.1.4. Tính cách
Kafka thường lo sợ người ta sẽ thấy ông gớm ghiếc cả về tinh thần lẫn cơ thể.
Tuy nhiên, những ai gặp ông thì nhận thấy ông có cách cư xử điềm đạm và ít lời, một
trí tuệ nổi bật và ít óc hài hước; họ cũng thấy ông điển trai một cách trẻ thơ, bất chấp
vẻ ngoài khắc khổ. Brod so sánh ông với Heinrich von Kleist, lưu ý rằng cả hai nhà
văn đều có năng lực miêu tả rõ ràng và hiện thực một hoàn cảnh với những chi tiết
chính xác. Kafka là một trong những người thú vị nhất mà Brod đã gặp; Kafka thích
chia sẻ tâm trạng với bạn bè, nhưng cũng giúp họ trong những lúc khó khăn với những
lời khuyên đáng giá. Theo M. Bord, ông là một người đam mê kể truyện, có thể diễn
đạt lời nói của mình như thể nó là âm nhạc. Bord cho rằng hai nét tính cách nổi bật
nhất của Kafka là “sự chân thật tuyệt đối” (absolute Wahrhaftigkeit) và “sự ngay
thẳng đúng đắn” (prazise Gewissenhaftigkeit); và rằng ông khám phá chi tiết, cái
thầm kín một cách sâu sắc với một tình yêu và sự chính xác đến nỗi sự vật hiển lộ

không ngờ, có vẻ lạ lùng, nhưng đơn giản là đúng” (nichts als wahr) [27].
Mặc dù Kafka ít tỏ ra đam mê luyện tập khi còn bé, sau này ông lại quan tâm tới
các trò chơi hay hoạt động thể chất, và tỏ ra là một tay cưỡi ngựa, bơi và đua thuyền
cừ. Vào cuối tuần ông thường cùng bạn bè tiến hành những cuộc đi bộ đường trường,
do chính Kafka lên kế hoạch. Các mối quan tâm khác của ông bao gồm trị liệu bằng
tập luyện, các hệ thống giáo dục hiện đại như phương pháp Montessori hay những phát
minh tân kì như máy bay và điện ảnh. Đặc biệt, việc viết văn rất quan trọng với Kafka;
ông xem nó như một “dạng lời cầu nguyện” [4]. Ông rất nhạy cảm với tiếng ồn và ưa
sự tĩnh lặng khi viết văn.

17


Nhà tâm lý học Marino Pérez-Álvarez từng tuyên bố rằng Kafka có thể mắc một
chứng rối loạn nhân cách. Văn phong của ông, người ta khẳng định, không chỉ trong
"Hóa thân" mà cả các tác phẩm khác, dường như thể hiện những triệu chứng rối loạn
nhân cách từ mức nhẹ tới trung bình, điều giải thích nhiều tác phẩm gây kinh ngạc của
ông. Nỗi khổ não trong ông có thể thấy trong trang nhật ký ngày 21 tháng 6 năm 1913:
Thế giới thật khủng khiếp chưa trong đầu tôi! Nhưng làm sao để giải phóng
chính tôi và giải phóng chúng mà không xé toạc ra. Và xé ra nghìn lần trong tôi còn
tốt hơn là nó được kìm lại hoặc chôn cất. Chính vì việc đó mà tôi sống trên đời này,
điều này khá rõ ràng với tôi [4;18].
Và trong Cách ngôn Zurau số 50:
Người ta không thể sống mà không có một niềm tin thường trực vào những thứ
bất hoại bên trong hắn ta, mặc dù cả thứ bất hoại đó và cả niềm tin của anh ta vào nó
có thể luôn luôn bị chôn giấu kín với hắn [27].
Tuy Kafka chưa từng kết hôn nhưng ông rất trân trọng hôn nhân và trẻ con. Ông
có một số bạn gái, tuy nhiên một vài nhà nghiên cứu vẫn suy đoán về khuynh hướng
giới tính của ông; những người khác đề xuất rằng ông có thể đã mắc một chứng rối
loạn dinh dưỡng. Bác sĩ Manfred M. Fichter của Bệnh viện thực hành về Tâm thần

của Đại học Munchenđưa ra “bằng chứng cho giả thuyết rằng nhà văn Franz Kafka
mắc một bệnh chán ăn tâm thần không điển hình” [27] và rằng Kafka không chỉ cô
độc và thất vọng mà còn “đôi khi có khuynh hướng tự sát”. Trong cuốn sách Franz
Kafka, the Jewish Patient năm 1995, Sander Gilman đã tìm hiểu “tại sao một người
Do Thái có thể bị xem là bị ám ảnh về sức khỏe hoặc đồng tính luyến ái và làm sao
Kafka kết hợp những khía cạnh theo những cách hiểu này về người đàn ông Do Thái
vào sự tự nhận thức và văn chương của chính ông” [27]. Kafka được cho là đã cố tự
tử ít nhất một lần, vào cuối năm 1912.
1.1.6. Quan điểm chính trị
Trước Thế chiến thứ nhất, Kafka đã tham dự một số cuộc họp của câu lạc bộ
Mladých, một tổ chức vô chính phủ, chống tăng lữ, chống quân phiệt. Hugo
Bergmann, người học cùng trường với Kafka cả tiểu học lẫn trung học, cắt đứt quan hệ
với Kafka vào năm cuối đại học (1900 - 1901) bởi theo ông này: “Franz đã trở thành
một người xã hội chủ nghĩa, còn tôi trở thành một người phục quốc Do Thái năm
1898. Sự tổng hợp của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa phục quốc Do Thái không hề tồn

18


tại”[27]. Bergmann kể rằng Kafka đã cài một bông cẩm chướng đỏ tới trường để thể
hiện sự ủng hộ cho chủ nghĩa xã hội. Trong một trang nhật ký, Kafka đã nhắc tới một
triết gia vô chính phủ nhiều ảnh hưởng là Peter Kropotkin: “Đừng quên Kropotkin!”
Sau này khi bàn về những người vô chính phủ Séc, ông khẳng định: “Tất cả bọn họ
mưu cầu vô ích để hiện thực hóa hạnh phúc con người. Tôi cảm thông với họ. Nhưng...
tôi không thể nào tiếp tục bước tới cùng họ lâu dài được” [27].
Trong thời kỳ cộng sản cầm quyền, di sản của tác phẩm Kafka đối với khối xã
hội chủ nghĩa Đông Âu được đem ra tranh cãi gay gắt. Các ý kiến thay đổi từ chỗ cho
rằng ông chế nhạo sự mục nát quan liêu của Đế quốc Áo-Hung đang suy sụp tới chỗ
đề xuất rằng ông là hiện thân của sự trỗi dậy của chủ nghĩa xã hội. Một điểm mấu chốt
nữa là chủ đề sự ghẻ lạnh trong văn ông; trong lúc lập trường chính thống là sự mô tả

của Kafka về sự ghẻ lạnh không còn có ý nghĩa cho một xã hội được cho là đã loại bỏ
sự ghẻ lạnh giữa người với người, một hội thảo năm 1963 tổ chức ở Liblice, Tiệp
Khắc để tưởng niệm 80 năm ngày sinh của ông đánh giá lại tầm quan trọng còn tồn tại
của sự minh họa của Kafka về xã hội quan liêu. Bản thân việc Kafka có phải là một
nhà văn chính trị hay không vẫn là một vấn đề tranh cãi.
1.1.7. Quan điểm về dân tộc
Lớn lên, Kafka là một người Do Thái nói tiếng Đức ở Praha, một thành phố do
những người nói tiếng Séc và không phải dân Do Thái, thống trị. Ông bị mê hoặc sâu
xa bởi nhánh Do Thái Đông Âu, những người ông nghĩ là sở hữu một sức mạnh của
đời sống tinh thần mà người Do Thái ở phương Tây không có được. Trong nhật ký của
ông có rất nhiều chỗ nhắc đến các tác giả tiếng Yiddish. Tuy nhiên ông nhiều lần xa
lánh khỏi đạo Do Thái và đời sống Do Thái: “Tôi có điểm chung gì với những người
Do Thái? Tôi khó có thứ gì giống với chính tôi và nên đứng rất kín đáo ở một góc,
bằng lòng rằng mình còn có thể thở” [27].
Hawes đề xuất rằng Kafka, mặc dù nhận thức rõ tính Do Thái của chính ông,
không đưa nó vào tác phẩm của ông, mà theo Hawes, thiếu các chủ đề, cảnh hay nhân
vật Do Thái. Theo quan điểm của nhà phê bình văn học Harold Bloom, mặc dù Kafka
không thoải mái với di sản Do Thái của mình, ông là một nhà văn Do Thái tinh hoa.
Lothar Kahn cũng khẳng định tương tự: “Sự hiện diện của Do Thái tính trong tác
phẩm của Kafka không còn là vấn đề bàn cãi” [27]. Pavel Eisner, một trong những
người dịch Kafka đầu tiên, diễn giải tác phẩm kinh điển Vụ án như Hiện thân của

19


“mức độ hiện diện của người Do Thái ở Praha... vai chính Josef K. là bị bắt giữ (một
cách tượng trưng) bởi một người Đức (Rabensteiner), một người Séc (Kullich) và một
người Do Thái (Kaminer). Ông bênh vực cho “tội lỗi vô tội” (guitless guilt) thấm đẫm
người Do Thái trong thế giới hiện đại, mặc dù không có gì chứng tỏ ông là một người
Do Thái” [27].

Trong tiểu luận “Nỗi buồn ở Palestine?!”, Dan Miron khám phá mối liên hệ của
Kafka với chủ nghĩa phục quốc Do Thái: “Dường như những người tuyên bố rằng có
một mối quan hệ như thế và rằng chủ nghĩa phục quốc Do Thái đóng một vai trò trung
tâm trong đời sống và tác phẩm của ông, và những người phủ nhận hoàn toàn mối
quan hệ hay gạt bỏ tầm quan trọng của nó, đều sai. Sự thật nằm ở vị trí đâu đó rất khó
nắm bắt giữa hai thái cực đơn giản hóa này” [27]. Kafka từng xem xét chuyển
tới Palestine với Felice Bauer, và sau đó là với Dora Diamant. Khi sống ở Berlin ông
học tiếng Hebrew, thuê một người bạn của nhà Brod đến từ Palestine, Pua Bat-Tovim,
dạy gia sư cho ông và tham dự các lớp học của giáo sĩ Julius Grunthal ở Cao đẳng Do
Thái học Berlin.
Livia Rothkirchen gọi Kafka là “nhân vật biểu tượng của thời đại ông” [27].
Những người cùng thời với ông bao gồm nhiều nhà văn Do Thái nhạy cảm với văn hóa
Đức, Séc, Áo và Do Thái. Theo Rothkirchen, “Tình huống này cung cấp cho văn
chương của họ một nhãn quan toàn thế giới và năng lực tán tụng bên cạnh sự trầm
ngâm siêu hình siêu việt. Một ví dụ lừng lẫy là Franz Kafka” [27].
1.2. Tác phẩm
Không phải là người đầu tiên nói về “cái phi lý” trong văn học nói về “cái phi
lý” trong văn học, nhưng Kafka được coi là mở đường cho văn học phi lý phát triển
mạnh mẽ ở thế kỉ XX. Trước thực tại xã hội đầy biến động, Kafka lặng lẽ trút vào tác
phẩm hơi thở, tình cảm, khát vọng của con người về một cuộc sống tốt đẹp vì con
người. Với con mắt nghệ thuật nhạy bén, sâu sắc, hiện tượng tới hạn không thể lặp lại
ở Kafka trươc hết thể hiện ở cái nhìn , cách biểu hiện không giống ai trong nghệ thuật
viết văn, đặc biệt là nghệ thuật biểu hiện “cái phi lý”. “Các tác phẩm của Franz Kafka
là sự lý giải những ấn tượng nghiệt ngã về thế giới phi lý, về sự tha hóa của con người
trong vòng vây của những thiết chế quyền lực vô hình” [22; 938; 939].
Vụ án được tác giả viết năm 1914, tuy nhiên nó được in thành sách năm 1925
(sau khi Kafka đã qua đời) bởi một người bạn của ông là M. Bord. Vừa ra đời, tác

20



×