Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Nghiên cứu điều kiện thu dịch nước cốt của quả nhàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.96 KB, 66 trang )

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
Danh sách các bảng.......................................................................................................4
Danh sách các hình........................................................................................................5
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................6
Phần một: TỔNG QUAN....................................................................................7
Chương I: CÂY NHÀU.......................................................................................8
1.1 Phân loại thực vật:...................................................................................................8
1.1.1 Nhàu lá nhỏ Morinda Pavafolia, thuộc họ cà phê Rubiaceae................................8
1.1.2 Nhàu lông (nhàu nhuộm, nhàu rừng) Morinda Tomentosa Heyn, thuộc họ cà
phê Rubiaceae.....................................................................................................8
...............................................................................................................................
1.1.3 Nhàu lông mềm Morinda Villosa Hook, thuộc họ cà phê Rubiaceae..................9
1.1.4 Nhàu nước hay nhàu nhỏ Morinda Persicaefolia Ham, thuộc họ cà phê
Rubiaceae............................................................................................................9
1.2 Hình thái :...............................................................................................................10
1.3 Sinh trưởng và phát triển........................................................................................12
1.4 Thành phần hóa học : ............................................................................................13
1.5 Giá trò sử dụng.......................................................................................................13
1.5.1 Truyền thống.......................................................................................................15
1.5.2 Tác dụng chữa bệnh :..........................................................................................15
1.5.2.1 Rễ.....................................................................................................................15
1.5.2.2 Thân:................................................................................................................16
1.5.2.3 Hoa :.................................................................................................................17
1.5.2.4 Trái :.................................................................................................................17
 XERONINE: .....................................................................................................18
 POLYSACCHARIDE: ......................................................................................21
1.6 Thu hái và chế biến:..............................................................................................23
1.6.2 Chế biến và bảo quản trái nhàu:.........................................................................23
1.6.2.1 Theo kinh nghiệm dân gian :............................................................................23


1.6.2.2 Các sản phẩm từ nhàu của Công ty Morinda (Mỹ) :........................................23

1


Chương II: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ TRÁI NHÀU................26
2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ trái nhàu trên thế giới:...........................................26
2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ trái nhàu trong nước :...........................................28
Phần hai: PHƯƠNG PHÁP & KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:...............................29
Chương III: NGUYÊN LIỆU & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:...................30
3.1 Nguyên liệu chính: trái nhàu chín rục ..................................................................30
3.2 Nguyên liệu phụ :.................................................................................................30
3.2.1 Đường :...............................................................................................................30
3.2.2 Enzym :..............................................................................................................30
3.2.3 Các chất tạo hương: ..........................................................................................31
3.3. Phương pháp nghiên cứu :.....................................................................................31
3.3.1 Sơ đồ nghiên cứu:................................................................................................31
3.3.2 Qui trình nghiên cứu:..........................................................................................32
Chương IV: TÌM HIỂU MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA QUẢ NHÀU :................33
4.1 Mục Đích:...............................................................................................................33
4.2 Phương pháp :.........................................................................................................33
4.2.1 Các tính chất Vật Lý:..........................................................................................33
a) Độ lớn 10 trái:..........................................................................................................33
b) Tỷ trọng:..................................................................................................................33
c) Tỷ lệ hạt / quả:........................................................................................................33
d) Độ ẩm của trái nhàu :..............................................................................................33
4.2.2 Xác đònh các tính chất hóa học:..........................................................................34
4.2.2.1 Mục đích: :.......................................................................................................34
4.2.2.2 Các phương pháp phân tích:.............................................................................34
4.3 Kết quả và nhận xét:..............................................................................................39

4.3.1 Kết quả:...............................................................................................................39
4.3.2 Nhận xét:.............................................................................................................39
Chương V: XÁC ĐỊNH ĐIỀU KIỆN THU DỊCH QUẢ NHÀU........................41
5.1 Mục đích và yêu cầu:.............................................................................................41
5.2 Phương pháp thực hiện:.........................................................................................41
5.3 Phương pháp qui hoạch tối ưu:...............................................................................41
5.3.1 Lý thuyết tối ưu:..................................................................................................41

2


5.3.2 Tối ưu hóa thực nghiệm theo đường dốc nhất:...................................................42
5.4 Các thông số lựa chọn ban đầu :...........................................................................42
5.5 Phương pháp xác đònh độ khô của dung dòch .........................................................44
5.6 Các công thức tính toán : ......................................................................................45
5.7 Ảnh hưởng của độ đặc hỗn hợp ủ đến sự hoạt động của enzym:...........................47
5.7.1 Mục đích: ...........................................................................................................47
5.7.2 Phương pháp thực hiện:......................................................................................47
5.7.3 Kết quả:..............................................................................................................48
5.7.4 Nhận xét:............................................................................................................48
5.8 Kết quả thí nghiệm:...............................................................................................50
5.8.1 Kết quả thô :.......................................................................................................50
5.8.2 Nhận xét: :...........................................................................................................51
5.8.3 Kết quả tính :.......................................................................................................52
Chương VI: PHA CHẾ THỬ NƯỚC QUẢ NHÀU DẠNG TRONG..................57
6.1 Phương pháp thực hiện:.........................................................................................57
6.2 Kết quả :................................................................................................................58
6.2.1 Phối hương dâu:..................................................................................................58
6.2.2 Phối hương táo:...................................................................................................58
6.2.3 Phối mật ong:......................................................................................................59

6.2.4 Phối nước dứa ép:...............................................................................................59
6.2.4 Phối rượu:...........................................................................................................60
6.3 Nhận xét chung :....................................................................................................61
Phần ba: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.................................................................62

7.1 Kết luận.................................................................................................................63
Quy trình đề nghò sản xuất dòch cốt nhàu:
7.2 Sản phẩm nước cốt nhàu.......................................................................................64
7.3 Đề nghò:.................................................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................65
Phụ lục ........................................................................................................................67

3


STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25

Danh sách các bảng
Trang
Thành phần hóa học của cây nhàu
14
Thành phần của nước ép trái nhàu (Noni Juice)
24
Thành phần của sản phẩm nhàu dạng viên (Noni Capsules)
25
Kết quả điều tra hiệu quả của trái nhàu và phần trăm người
27
dùng có kết quả
Thành phần đường RE của nhà máy đường Biên Hòa
30
Đặc tính kỹ thuật cho mỗi loại enzym
30
Kết quả phân tích tính chất vật lý và thành phần hóa học của
39
trái nhàu chín rục

Hàm lượng đường và đạm tổng trong thòt quả nhàu
40
Các mức yếu tố của hàm tối ưu
43
3
Ma trận TYT 2
44
Quan hệ về độ khô của dung dòch xác đònh bằng hai phương
45
pháp khác nhau.
Ma trận qui hoạch mở rộng
47
Kết quả khảo sát ảnh hưởng của độ đặc hỗn hợp ủ đến enzym
48
Số liệu các thí nghiệm qui hoạch thực nghiệm
50
Số liệu các thí nghiệm ở tâm
51
Kết quả tính hàm tối ưu y
52
Các hệ số trong phương trình hồi qui bj
52
Kết quả tính các tj
53
Kết quả tính y và yˆ .
54
Kết quả các thí nghiệm tối ưu hóa theo đường dốc nhất
55
Kết quả phối hương dâu
58

Kết quả phối hương táo
58
Kết quả phối mật ong
59
Kết quả phối nước dứa ép
59
Kết quả phối rượu
60

4


STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Danh sách các hình
Hoa nhàu
Trái nhàu non và già
Trái nhàu

Sơ đồ quá trình chuyển hóa proxeronine thành xeronine
Sản phẩm nước cốt trái nhàu mật ong của cơ sở Hương Thanh
Sơ đồ nghiên cứu
Qui trình nghiên cứu
Quan hệ về độ khô xác đònh bằng hai phương pháp khác nhau
Quan hệ giữa độ đặc của hỗn hợp ủ và lượng chất chiết.
Quan hệ giữa lượng chất chiết và thời gian ủ
Qui trình đề nghò sản xuất dòch (nước) cốt nhàu
Sản phẩm nước cốt nhàu

Trang
11
11
12
20
28
31
32
45
48
55
63
64

5


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, thực phẩm chức năng giữ một vò trí rất quan trọng trong ngành thực
phẩm nói chung. Nó vừa cung cấp dinh dưỡng vừa có khả năng chữa bệnh như các

loại thuốc, đặc biệt là thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Thực tế sử dụng từ lâu đời
cho thấy sự vô hại của việc dùng một số cây cỏ và hoa quả có sẵn trong thiên nhiên.
Bên cạnh những cây dược thảo q như nhân sâm, nha đam... nhàu là cây được sử
dụng phổ biến ở các đảo Nam Thái Bình Dương gần 2000 năm nay.
Từ lâu trong dân gian ta đã có những bài thuốc chế biến từ nhàu dùng để chữa
các bệnh nhức mỏi, mất ngủ, căng thẳng thần kinh, cao huyết áp và tiểu đường. Đặc
biệt là gần đây nhu cầu sử dụng trái nhàu trong nước khá rầm rộ do có một số thông
tin về tác dụng chống ung thư, tăng cường hệ miễn nhiễm, phục hồi sức khỏe... Do
vậy, nhàu ngày càng được nhiều người biết đến và sử dụng.
Với mong muốn tìm hiểu nhiều hơn nữa về qui trình sản xuất dòch cốt trái nhàu,
từ đó chế biến ra các loại sản phẩm khác nhau nhằm đa dạng hóa sản phẩm nước quả
trên thò trường, chúng tôi chọn đề tài:
“Nghiên cứu điều kiện thu dòch nước cốt từ quả Nhàu’’. Đồng thời chúng tôi
cũng thử phối chế một số chất tạo hương nhằm làm giảm mùi hôi của nhàu, tạo mùi
thơm dễ chòu và hấp dẫn hơn với người sử dụng.

6


Phaàn moät

TOÅNG QUAN

7


Chương I

CÂY NHÀU
1.1 Phân loại thực vật:

Nhàu (NONI) có tên khoa học là Morinda citrifolia, thuộc họ cà phê
Rubiacea, còn được gọi là “Dâu Ấn” xuất xứ từ vùng Queensland (Autralia). Nhàu là
một trong những cây quan trọng được mang đến Hawaii nhờ những người Polynesia
đầu tiên, khi những người này di cư vào những vùng đất mới. Vào 1922, người ta đã
nhận dạng khoảng 317 loài cây khác nhau được dùng cho mục đích chữa bệnh ở
Hawaii. Tuy nhiên, trong số này chỉ có khoảng 12 loài cây được sử dụng phổ biến (8
trong số đó được mang từ vùng Đông Nam Á). Nhàu là cây thứ hai được dùng nhiều
nhất với tác dụng chữa bệnh bằng thảo dược. [18]
Morinda citrifolia được chia ra làm hai loài khác nhau :
 Var citrifolia
 Var bracteata
Trong đó giống thứ hai có đài hoa có 1-2 cánh như lá, thân cây thẳng hơn và lá thì
nhỏ hơn loài var citrifolia.
 Các loại nhàu ở nước ta [3]
1.1.1 Nhàu lá nhỏ Morinda Pavafolia, thuộc họ cà phê Rubiaceae.
Mô tả : dây leo, cành non có lông mòn màu vàng, lá mọc đối, phiến lá xoan
ngược, lá dài 2-6 cm, rộng 1-1,5 cm, gân phụ 4-5 cặp, cuống dài 4-8 mm. Cụm hoa
gồm 2-6 đầu nhỏ 5-6 mm, trên cuống dài 1-2,5 cm, mỗi đầu có 4 - 8 hoa màu trắng,
nụ cao 3mm. Quả xám rồi vàng cam hay hồng, đường kính 8-10 mm.
Bộ phận dùng : rễ.
Nơi sống và thu hái : nam Trung Quốc và Việt Nam (Quảng Bình).
Công dụng : Rễ dùng trò thấp nhiệt sinh, ỉa chảy.
1.1.2 Nhàu lông (nhàu nhuộm, nhàu rừng) Morinda Tomentosa Heyn, thuộc họ cà
phê Rubiaceae.
Mô tả : Cây nhỡ hay cây thân gỗ nhỏ. Lá thuôn rộng hay hẹp hoặc bầu dục,
nhọn hai đầu, nhẵn hay có lông mềm hoặc ráp, dài 8 - 20cm, rộng 3 - 8cm. Hoa trắng,
thành đầu thường đơn độc (đối diện với lá) ở nách lá, ít khi thành chùy và ở ngọn.

8



Quả gồm những quả hạch dính nhau, hình cầu hoặc hình trứng, rộng 1,5 – 2,5cm, bề
mặt xù xì, với hạch có màng hóa gỗ, chứa một hạt trong mỗi ô. Hoa tháng 11– 4, quả
chín tháng 4 – 9.
Bộ phận dùng : rễ, vỏ.
Nơi sống và thu hái : các nước Đông Dương, Thái Lan, Ấn Độ, Miama. Ở Việt
Nam, thường mọc ở rừng Tây Nguyên (Kon Tum), các tỉnh Nam trung Bộ đến Tây
Ninh.
Thành phần hóa học : vỏ chứa chất tannin. Rễ chứa glucozit, morindin.
Tác dụng : vỏ và rễ chát, làm săn da.
Công dụng : sử dụng vỏ, rễ nhàu lông như cây nhàu.
1.1.3 Nhàu lông mềm Morinda Villosa Hook, thuộc họ cà phê Rubiaceae.
Mô tả : Cây nhỏ có lông, cành non gần 4 cạnh, màu nâu, có lông cứng, sau
nhẵn và xám đen. Lá hình bầu dục, thuôn hay trái xoan rộng, có mũ nhọn ở đỉnh, tròn
và không đối xứng ở gốc, màu nâu lục ở mặt trên, nhạt hơn và có nhiều lông ở mặt
dưới, nhất là trên các gân. Lá kèm hình ống mềm, có lông. Hoa tập hợp thành 5-12
cái trên một đầu cành. Hoa màu trắng, đài 4-5 chiếc không đều nhau. Tràng 4-5 cong
ra ngoài, ống tràng có lông ở họng. Nhò 4-5, bầu 2 ô, mỗi ô chứa một noãn. Quả kép,
gần hình cầu, gồm nhiều hạt dính nhau.
Cây ra hoa tháng 5-6, quả chín tháng 8.
Bộ phận dùng : toàn thân.
Nơi sống và thu hái : Đông Dương và Ấn Độ. Ở nước ta, mọc hoang dọc các bờ
sông ở Vónh Phú, Hòa Bình.
Thu hái toàn thân quanh năm, phơi khô.
Công dụng : chữa đau lưng, tê thấp và lò. Ngày dùng 12-24g, dạng thuốc sắc.
Để dùng uống trong, có thể phối hợp với Cà Dây Leo, Kim Cang, Dây Gắm, Dây Đau
Xương, Ngũ Gia Bì. Dùng ngoài, lấy lá cây giã đắp mụn nhọt.
1.1.4 Nhàu nước hay nhàu nhỏ Morinda Persicaefolia Ham, thuộc họ cà phê
Rubiaceae.
Mô tả : Cây mọc thành bụi cao 0,5 - 1m, không có lông, màu nâu. Lá mọc đối

có khi chụm 3, nhọn ở chóp, có khi có khía sâu dài tới 11,5cm, rộng tới 4cm. Lá kèm
dính nhau. Hoa trắng xếp thành đầu đối diện với lá. Quả kép hình trứng xù xì, dài gần
4cm, rộng 2,5 cm, gồm nhiều quả hạch. Ra hoa tháng 1-5, quả tháng 4-7.

9


Bộ phận dùng : Rễ.
Nơi sống và thu hái : Ấn Độ, Mã Lai. Mọc hoang khá nhiều ở ven đường dựa
bờ nước, bờ ruộng, nơi ẩm thấp, úng ngập không chết nhưng không ưa đất phèn. Cây
phát triển nhanh, mạnh và rộng khắp do quả theo dòng nước trôi đi khắp nơi, cũng dễ
tái sinh bằng rễ. Thu hoạch rễ vào mùa khô, tốt nhất dùng loại rễ lớn có đường kính
1cm.
Thành phần hóa học : Người ta tách được morindin, một glucozit
anthraquinonic, sản phẩm tách đôi là morindin ở trạng thái tự do và một metylether
của một trihydroxyanthraquinon đã được nêu lên ở trái nhàu. Ngoài ra còn tách được
hai dẫn xuất anthraquinon khác có điểm sôi 270 0C và 2220C. Morindin thủy phân cho
ra đường glucose và xylose. Ngoài ra, cây còn chứa tanin với hàm lượng thấp nhưng
không có alkaloid, flavonoid. Cũng có tác giả cho là có flavon.
Tính vò và tác dụng : trò giun do có dẫn xuất quinonic. Có tính hạ huyết áp nhẹ,
nhuận tràng nhưng không có tính kháng sinh.
Công dụng : Nhân dân thường dùng rễ nhàu nước thái nhỏ, sao vàng, ngâm rượu
uống chữa bệnh đau lưng, nhức mỏi tay chân, tê thấp. Rễ được dùng để kho cá cho
màu vàng. Cây cũng được dùng trò cao huyết áp, dùng cho người bò mất ngủ, hồi hộp,
tim đập không đều.
1.2 Hình thái :
Nhàu là loại cây xanh nhỏ được tìm thấy ở những vùng duyên hải hay trong
những khu rừng có độ cao khoảng 400m (1300 feet) so với mực nước biển. Bụi nhàu
trưởng thành có thể cao từ 4,5-6m và cho trái quanh năm[18]. Thân cây thẳng đứng,
có nhiều cành nhỏ, lá mọc đối. Bộ rễ cái sâu, có màu xám hay vàng nâu. Lá màu

xanh tươi, rộng và đơn giản có hình ellip. Dài 12 - 15cm, nhọn mũi ở đỉnh, hình nêm ở
chân, có gân lá, cuống lá dài 0,5 - 2,5 cm, không có lông trên lá. Hình dạng và kích
cỡ thay đổi khác nhau. [3]
Hoa nở dạng hình ống, cuống dài 1-4 cm, hoa lưỡng tính có mùi thơm. Tràng
hoa có dạng hình phễu dài 1,5 cm, có nhò nằm bên trong. Nhò hoa màu trắng, đầu nhò
có hai thùy.[5, 14]

10


Hình 1: Hoa nhàu
Quả nhàu khi còn non vỏ màu xanh nhưng khi già và chín vỏ màu vàng mỡ gà,
có mùi rất khó ngửi (nồng và cay). Quả hình trứng xù xì, dài chừng 5-12 cm hay hơn
nữa. Vỏ có nhiều mắt như quả dứa, chia bề mặt quả thành nhiều hình đa giác nhỏ.
Ruột quả có một lớp cơm mềm, ăn được, chính giữa có một nhân cứng. Nhân dài
chừng 6 - 7 mm, ngang chừng 4 - 5 mm, có hai ngăn chứa hạt nhỏ mềm. Cây cho trái
quanh năm, một số cây thuộc họ Morinda citrifolia có thể cao tới 11m (35 feet). Một
cây lớn và ra trái nhiều nhất có thể đạt năng suất 2 tấn quả trong một tháng. Trung
bình một cây cho 4 – 8kg trái trong một tuần. Hạt có dạng hình tam giác, màu nâu đỏ,
có túi khí gắn ở một đầu, giúp hạt luôn luôn nổi trên mặt nước và trôi theo dòng nước
đi khắp nơi. Đây là nguyên nhân tại sao nhàu có mặt ở nhiều nơi trên trái đất.[5]

Hình 2: Trái nhàu non và già

11


Hình 3:Trái nhàu chín
1.3 Sinh trưởng và phát triển
Ở nước ta, cây nhàu thấy nhiều ở miền Nam, chưa thấy ở miền Bắc. Theo

Petelot có cả ở miền Bắc. Mới đây đã tìm thấy ở vùng Quảng Bình, Quảng Trò và
Thừa Thiên Huế. Có thể trồng dễ dàng ở các tỉnh miền Bắc. [5]
Cây nhàu thích hợp với các loại đất tơi xốp, nhất là đất có nguồn gốc từ những
luồng dung nham nóng chảy. Mọc hoang khá nhiều ở ven đường dựa bờ nước như bờ
sông, bờ suối. Cây phát triển nhanh, mạnh và rộng khắp do quả theo dòng nước trôi đi
khắp nơi, cũng dễ tái sinh bằng rễ. Trong tự nhiên, cây cũng xuất hiện trên loại đất
kém màu mỡ và không được thoát nước tốt thậm chiù ngập nước sâu, nhưng không ưa
đất phèn.
Theo Giáo sư Đỗ Tất Lợi thì quá trình nảy mầm của nhàu thường xảy ra 3-9
tuần sau khi gieo hạt. Cây phát triển cao1,2–1,5m trong vòng 6 tháng. Cây bắt đầu ra
hoa khi đạt khoảng 18 tháng tuổi. Hoa nở vào tháng 1–2. Quả chín khoảng tháng 7–8.
Tuổi đời lớn nhất là 25 tuổi [5]. Sau khi hoa nở khoảng 4 tháng thì có thể thu trái. Vào
mùa mưa thì năng suất cao hơn mùa khô.
Trong thực tế cây nhàu thường được trồng bằng hạt, khi gieo trong nền đất màu
mỡ thì hạt nảy mầm rất nhanh. Đặc biệt trái rất nhiều hạt, hạt rơi tại nơi ẩm thấp là
cây mọc ngay. Chặt bỏ gốc cây, còn rễ nằm dưới đất vẫn có khả năng nảy chồi mọc
lên xanh tốt. Ngoài ra cây nhàu cũng có khả năng lai tạo giống bằng phương pháp cấy
mô. Hiện tại, nông trường Sông Hậu cũng đang sử dụng phương pháp này để lai tạo
giống.
12


Hạt giống sau khi được ươm mầm và thân cây non hình thành sẽ được đem
trồng tại các vùng đất đầy đủ dinh dưỡng. Bắt đầu khoảng một tháng sau khi cây non
được trồng xuống bãi đất ươm mầm, nên tiến hành làm cỏ xung quanh cây ít nhất hai
lần. Do đặc điểm cây phát triển rất nhanh nên sau năm đầu trở đi không cần sự chăm
sóc nào. Có thể trồng xen kẽ cây nhàu với các loại ngũ cốc và các loại cây lâu năm
khác.
Rễ chứa glucozit anthraquinon gọi là morindin C 28H30O15 có tinh thể hình kim
màu vàng, tan trong nước sôi, ít tan trong nước lạnh, không tan trong ete, tan trong các

chất kiềm cho màu vàng cam.
Một số tác giả đã xác đònh trong cây nhàu không phải chỉ có một chất
anthraglucozit: morindin mà là một hỗn hợp nhiều chất anthraglucozit như:
damacanthal ( hay 1– oxyanthraquinon ), 1–metoxyrubiazin( hay 1-metoxyl–2 –metyl
– 3 - oxyanthraquinon ), alizarin, morindin (hay 1-5-6 trioxy-2-metylanthraquinon) và
1-oxy-2-3 đimetoxylanthraquinon.[5]
1.4 Thành phần hóa học :
Nhàu chứa rất nhiều nguyên tố và hợp chất hóa học bao gồm :

13


Bảng 1: Thành phần hóa học của cây nhàu [9,22]
Lá (leaf)
Valine

Tyrosine

Niacine

anthraquinone

Phosphorus

Leucine

Arginine

Phenylalanine


Beta caroten

Riboflavine

Isoleucine

Alanine

Proline

Ascorbic acid

Ursolic acid

Methionnine

Cystine

Serine

Aspartic acid

Calcium

Trytophan

Glycine

Thiamine


Glutamid acid

Glycoside

Hoa (flower)
Acacetin –7-0-beta-d-(+)-glucopyranoside
5-7 dimethyl –apigenin –4 obeta d-(+)galatopyranoside
6-8 dimethoxy –3- methylantraquinone-1-0 –beta rhamnosylglucopyranoside
Trái (fruit)
Ethyl decanoate

Butanoic acid

Oleic acid

Ethyl hexanoate

Benzoic acid

Palmitic acid

Ethyl octanoate

Decanoic acid

Undecanoic acid

Ethyl palmitate

Claidic acid


Asperuloside

Methyl decanate

Heptanoic acid

Benzyl alcohol

Methyl claidate

Hexannedioic acid

Butanol

Methyl hexanoate

Hexoic acid

Cugenol

Methyl octanoate

Lauric acid

1-hexanol

Methyl oleate

Linoleic acid


2-methyl propanoic acid

Methyl palmitate

Mysistic acid

3- methyl thiopropanoic acid

Caprylic acid

Nonanoic acid

Undecadien 1-ol

Acetic acid

Octanoic acid

Scopolefin
Rễ (root)

Asperuloside

Nystore

Nor-Damnacanthal

Anthraquinones


Methyl ether

Trihydroxy anthraquinone

Wax

Morindolide

Succinic acid

Tannin

Rubichloric acid

Rubiadin –1- methyl ether

Morindadiol

Heptasaccharit

Soranjidol

Thân (plant)
Alizarin

Morindadiol

Morindone

Alizarin-alpha-methyl-ether


14


1.5 Giá trò sử dụng
1.5.1 Truyền thống
Người Hawaii đã tận dụng tất cả các bộ phận của cây nhàu. Rễ, thân, vỏ, lá,
hoa và quả của cây nhàu đã được nghiên cứu tác dụng tổng hợp lên cơ thể. Người ta
đã sưu tầm được khoảng 40 phương thuốc chữa bệnh từ nhàu. Bên cạnh đó rễ nhàu
còn được sử dụng để sản xuất thuốc nhuộm có màu vàng hoặc đỏ trên vải sợi.[18]
Trong lá nhàu có chứa gần như đầy đủ các acid amin không thay thế. Đây là
nguồn cung cấp protein thực vật khá phong phú. Trong dân gian lá nhàu được dùng
hấp cá hoặc nấu canh lươn ăn rất bổ. Lá nhàu giã nát, đắp chữa mụn nhọt, làm chóng
lên da. Sắc uống chữa lò, đi ngoài và chữa sốt .[5]
Trái nhàu có mùi và vò khó chòu của caprylic acid. Về mặt dinh dưỡng và dược
tính đã được thực nghiệm chứng tỏ là có nhưng đang được phân tích về mặt khoa học.
Tuy trái nhàu có mùi khó chòu nhưng cũng được sử dụng trong thời gian đói kém. Có
rất nhiều câu truyện về các anh hùng người Polynesia sống sót nhờ vào trái nhàu. [18]
Trong danh sách các loài thực vật không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con
người do“tổ chức thực phẩm và dược phẩm” cũng như là “Bộ nông nghiệp” Hoa Kỳ
đưa ra có tên Morinda citrifolia. Dựa trên những phân tích khoa học và các kiểm
chứng theo thời gian trên một số lượng lớn người sử dụng đãø chứng minh rằng nhàu an
toàn cho người dùng, không tìm ra thành phần độc tính. Điển hình người Hawaii và
dân nam đảo Thái Bình Dương đã dùng nó cho việc chăm sóc sức khỏe suốt ngàn
năm và không gây hại gì.
1.5.2 Tác dụng chữa bệnh :
1.5.2.1 Rễ
Dòch chiết xuất từ rễ của cây nhàu có giá trò sinh học trong việc chữa trò giảm
đau và ảnh hưởng lên hành vi của chuột. Dung dòch này không biểu lộ bất kỳ độc tính
nào nhưng lại thể hiện hoạt tính giảm đau. Theo các phương pháp chữa bệnh truyền

thống, rễ và lá của nhàu được sử dụng ở nhiều nước Đông Nam Á như thuốc giảm đau
hay tác nhân chống thấp khớp. Theo y học cổ truyền của Việt Nam, rễ nhàu được
dùng để chữa bệnh tê cứng, uốn ván, giảm sự căng thẳng…
Theo giáo sư Đỗ Tất Lợi, rễ nhàu có những tác dụng sau đây :[5]

15


 Nhuận tràng nhẹ và lâu dài.
 Lợi tiểu nhẹ.
 Làm dòu thần kinh trên thần kinh giao cảm.
 Hạ huyết áp.
 Độ độc không đáng kể và không gây nghiện.
Các nghiên cứu dược lý chứng minh rằng rễ của nhàu có khả năng chống tăng
huyết áp và dòch chiết alcol có tác dụng chống co thắt sinh học trên dạ con. Và từ
những nghiên cứu khoa học đầu tiên này mới chỉ có vài hợp chất được xác đònh và
hầu hết chúng đều thuộc lớp anthraquinon.
1.5.2.2 Thân:
Sau khi tiến hành phân tích và xem xét tính chất của các chất có hoạt tính
chống ung thư trong phần thân của cây nhàu thu hoạch ở Việt Nam, các nhà khoa học
chứng minh rằng thân nhàu có chứa các anthraquinon.
Thật vậy, có 7 anthraquinon được chiết tách hoặc được phát hiện từ thân cây.
Trong đó chỉ có 2 anthraquinon xác đònh được hàm lượng là 2-formyl–1,3 –dihydroxyl
–9,10 –Anthraquinon 0,007% và 2-formyl- 1-methoxyl –3 hydroxy –9,10
Anthraquinone 0,018%. Còn các chất còn lại không xác đònh được do hàm lượng quá
thấp.
Ngoài ra từ thân nhàu các nhà khoa học Nhật Bản cũng đang tìm ra chất chống
lại ung thư. Họ nghiên cứu trên 500 dòch chiết từ các cây nhiệt đới để tìm ra chất nào
có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư RAS. Đây là loại tế bào ung thư
đặc biệt có khả năng phát triển nhanh và độc tính cao rất khó ức chế. Theo báo cáo

trên các bài báo chuyên đề ung thư, các nhà khoa học cho rằng dòch trái nhàu rất hiệu
quả trong việc ức chế và bình thường hóa RAS làm thay đổi tế bào ung thư. RAS là
một protein đơn giản và là một phần của ARN của tế bào có khả năng mã hóa cho
việc tái tạo lại cấu trúc tế bào. Khi protein này bò tác động làm biến đổi sai lệch, nó
sẽ làm tăng gấp 3-4 lần khả năng sinh sản của tế bào, dẫn đến bệnh ung thư. Nếu có
thể làm mất hoạt tính của các “RAS biến đổi”, chúng ta có khả năng hạn chế sự phát
triển của ung thư.

16


Kết quả là các nhà khoa học nhận ra rằng, một trong những thành phần hóa
học thực vật trong thân cây nhàu được đặt tên là Damnacathal (một anthraquinon) có
khả năng làm cho các “RAS bất thường” chuyển dần về dạng bình thường. [15]
1.5.2.3 Hoa :
Theo một số tài liệu, người ta đã chiết tách được : 2-flavone-glycoside và 1 –
anthraquinone glycoside từ hoa Morinda citrifolia đồng thời cũng tìm ra cấu trúc của
các flavone –glycoside đó.
Sự kết hợp có hiệu quả của các thành phần này đã tạo ra một tác dụng dược lý
chữa bệnh tốt : bệnh về mắt, ap-xe, đau cổ, ho…
1.5.2.4 Trái :
Công dụng trong nhân dân: quả nhàu ăn với muối dễ tiêu, nhuận tràng, làm
thuốc điều kinh, trò băng huyết, bạch đới, ho cảm, hen, đau gân, đái đường, mụn nhọt,
làm chóng lên da, nướng chín ăn để chữa lò. [3, 5]
Ngoài ra trái nhàu được sử dụng như một phương thuốc của người Polynesia
bản xứ để chữa trò các chứng bệnh sau đây :[27]
 Đối với hệ tiêu hóa : chữa các bệnh tiêu chảy, bệnh do ký sinh trùng đường
ruột, chứng khó tiêu, loét bao tử.
 Đối với bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp : lao, ho suyễn và những vấn đề về
hô hấp.

 Đối với bệnh nhiễm qua đường miệng và cuống họng như viêm họng, đau
họng do ho, viêm lợi và răng.
 Đối với bệnh nhiễm qua da : áp -xe, vết thương do viêm nhiễm, mụn nhọt và
trầy da.
 Những rối loạn bên trong cơ thể : tiểu đường, cao huyết áp, nhức đầu, viêm
thận và bọng đái.
 Những phiền phức về xương : viêm khớp, làm lành vết thương và chữa gãy
xương.
 Những viêm nhiễm về mắt, các rối loạn về kinh nguyệt và những rối loạn do
tuổi tác.

17


Đã có những nghiên cứu cụ thể về thành phần của dòch trái nhàu và xác đònh
các thành phần hoạt chất trong trái. Trong những nghiên cứu khoa học gần đây đã
chứng minh tác dụng của trái nhàu như :
 Trong một báo cáo hàng năm (lần thứ 83) do cộng đồng người Mỹ nghiên
cứu về ung thư, tháng 5/1992, đã công bố trái nhàu có tác dụng kéo dài thời
gian sống của những con chuột đã bò cấy tế bào ung thư Lewis. Một số nhà
nghiên cứu đã kết luận rằng: sở dó trái nhàu có tác dụng làm chậm sự phát
triển của khối u là vì nó có khả năng kích thích hệ thống miễn dòch. [18]
 Dr. Ralph. Heinicke, người khám phá ra một alkaloid là xeronine tìm thấy
nhiều trong trái nhàu. Chính khám phá này đã làm sáng tỏ được nhàu có tác
dụng nhiều đến cơ thể con người. Các hợp chất trong nhàu thực sự có tác dụng
ở cấp độ tế bào. Do đó, chúng tham gia vào việc đổi mới và gia tăng chức năng
của tế bào.
 So sánh với 500 loại chiết xuất từ các loại cây khác, chiết xuất từ nhàu có
tác dụng trong việc kìm hãm sự hoạt động của tế bào ung thư RAS và có tác
dụng giảm đau tự nhiên.

Để giải thích cho khả năng chữa bệnh đa dạng của trái nhàu, các nhà khoa học
cho rằng nhờ sự kết hợp có hiệu quả của các thành phần hóa học có trong trái nhàu.
Quan trọng nhất trong số đó là các polysaccharide và một alkaloid mới phát hiện có
tên là “xeronine”.
 XERONINE
Vào đầu những năm 90, Doctor R. M. Heinicke, người dẫn đầu ngành hóa sinh
tại Mỹ, đã phát hiện ra một hợp chất có trong trái nhàu là một alkaloid. Nó xuất hiện
ở tất cả tế bào khỏe mạnh của cây, động vật và vi sinh vật. Tuy nhiên lượng alkaloid
tự do rất ít dưới mức giới hạn mà các thiết bò phân tích có khả năng nhận ra. Nhưng nó
có thể thể hiện hoạt tính ở hàm lượng khoảng vài picogram (1 picogram =1/1 tỷ
gram). R.M.Heinicke muốn tìm ra cấu trúc hóa học chính xác của alkaloid này. Vì nó
có thể biến đổi thành cấu trúc tinh thể khô, ông quyết đònh dùng tiếng Latin “xero”
nghóa là “khô” như là một phần của tên alkaloid đó. Nó cũng là một hợp chất kiềm
nên ông cộng thêm vào “ine” để biểu thò là một chất kiềm tự nhiên. Hai phần trên kết
hợp với nhau tạo thành “xeronine” nghóa là “một chất kiềm khô”. [15]

18


R.M.Heinicke cũng cho biết cơ thể con người sản xuất vừa đủ lượng alkloid
này, một chất tối quan trọng để chống lại bệnh tật và bảo tồn sức khỏe. Nếu cơ thể
chúng ta yếu, buồn rầu, lo âu hoặc giận giữ thì lượng alkloid xeronine này giảm đi,
ảnh hưởng đến hệ thống miễn nhiễm và bệnh tật sẽ đến với chúng ta một cách dễ
dàng.
Tuy nhiên trái nhàu chứa rất ít xeronine, nhưng chứa một lượng đáng kể tiền
thân của xeronine gọi là proxeronine. Trọng lượng phân tử của proxeronine khoảng
16000 đvc. Và trái nhàu cũng chứa một lượng enzym proxeronase. Nếu uống nước
nhàu khi bụng đói thì enzym này sẽ không bò tiêu hóa mà đi thẳng vào ruột non. Ở
đây, có nhiều điều kiện tốt cho proxeronase hoạt động xúc tác chuyển hóa
proxeronine thành xeronine. Chất xeronine q giá này sẽ kích thích và điều hòa cơ

thể, đóng một vai trò quan trọng trong việc tái tạo lại chức năng hoạt động của các tế
bào, làm sống lại các tế bào hư hỏng (cell regeneration), tăng cường hệ thống miễn
nhiễm, chống lại ung thư và bệnh tật, phục hồi sức khỏe. Xeronine còn giúp cho
protein nuôi sống các tế bào, để chúng có khả năng tồn trữ và cung cấp năng lượng
cho cơ thể.
Như vậy, việc sử dụng nước nhàu đạt hiệu quả phụ thuộc vào sự lựa chọn đúng
thời điểm. Nếu dùng khi ăn no sẽ có rất ít lợi ích. Pepsin (enzym trong dòch vò) và acid
trong dạ dày sẽ phá huỷ enzym chuyển hóa proxeronine thành xeronine. Đối với
những người bệnh, việc uống nước nhàu trong tình trạng đói bụng là điều khó khăn vì
thông thường họ không muốn ăn uống gì cả, hơn nữa nước nhàu có mùi vò thuộc loại
khó uống. Tuy nhiên, đối với những người bình thường, muốn uống nước nhàu như
một loại thuốc bổ dưỡng thì nên uống khoảng 100ml mỗi ngày trước khi ăn sáng
khoảng 30 phút. Và để đạt được hiệu quả tốt nhất, không nên dùng chung với cà phê,
thuốc lá và rượu.
Mặc dù cư dân các đảo khuyên dùng cả trái xanh lẫn trái chín nhưng theo
R.M. Heinicke, nên dùng trái xanh vì trái xanh có các thành phần giá trò tiềm tàng,
mùi vò cũng ít khó chòu hơn.
Ngày nay trái nhàu là một trong những nguồn nguyên liệu quý giá để tách
xeronine.[15]

19


Hình 4: Sơ đồ quá trình chuyển hóa proxeronine thành xeronine
Tác dụng của xeronine
Có thể nói hoạt tính đầu tiên của xeronine là điều chỉnh độ bền cũng như hình
dạng của các “protein chức năng”. Do có nhiều loại protein chức năng khác nhau, nên
xeronine ảnh hưởng lên nhiều phản ứng sinh hóa khác nhau của cơ thể. Hoạt tính do
xeronine gây ra trên mỗi người phụ thuộc vào mức độ tối ưu xeronine của các tế bào.
Vì vậy, xeronine có thể điều chỉnh hay làm giảm triệu chứng của hầu hết các căn

bệnh đã được kể ra ở trên. Chẳng hạn đối với quá trình làm lành vết thương, các nhà
khoa học cho rằng mỗi mô có những tế bào chứa protein chức năng có khả năng tiếp
nhận xeronine. Một số trong các protein này là proenzyme chỉ có khả năng hoạt động
khi hấp thụ xeronine. Có nghóa là xeronine có khả năng chuyển các proenzyme thành
enzyme. Ngoài ra, xeronine còn có khả năng huỷ các mô không còn chức năng. Đây
chính là lí do tại sao mà nhân sâm, cây lô hội (hoặc nha đam) và nhàu là phương
thuốc hữu hiệu điều trò vết thương. Mặt khác nhân sâm, dứa và nhàu cũng có khả
năng làm thần kinh minh mẫn hơn do xeronine có khả năng chuyển một vài protein
hấp thu của não có khả năng tiếp nhận endorphine, một loại hoocmon có nhiều hoạt
tính.
Ngoài ra xeronine có thể làm rộng lỗ màng trên thành tế bào, ruột và những cơ
quan khác của cơ thể. Việc này giúp cho cơ thể có khả năng tiêu hóa các chuỗi peptid
lớn hơn, tối ưu hóa được quá trình tiêu hóa, hấp thu được các chất dinh dưỡng có khối
lượng phân tử lớn hơn. [5]

20


 POLYSACCHARIDE:
a) Khái niệm :
Polysaccharide là những polymer có khối lượng phân tử lớn, được cấu thành từ
các đơn vò monosaccharide khan. Các đơn vò này liên kết với nhau qua liên kết
glucoside và hình thành những polymer không vòng. Độ trùng hợp trung bình có thể
đạt trong khoảng 30 - 105. Trong điều kiện thủy phân hoàn toàn, ta có thể giải phóng
một hoặc nhiều đơn vò monosaccharide. Những polysaccharide đồng nhất được xem là
sự kết hợp của các monosaccharide duy nhất. Trong khi đó những polysaccharide dò
pha, không đồng nhất có thể chứa từ 2 đến 6 loại đường khác nhau. Trong một số
trường hợp, có một lượng nhỏ các thành phần không phải là carbohydrat cũng hiện
diện như những nhóm ester thu được từ các muối phosphate, sulphate, malonate hay
pyruvate. Những đường thành phần này được sắp xếp để tạo ra những cấu trúc thẳng

hoặc phân nhánh.
Polysaccharide là một glucid phức tạp, được chia ra làm hai nhóm nhỏ.
– Polysaccharide loại một hay oligosaccharide/ oligoza : Theo quan niệm y học
thì các oligosaccharit được gọi là “holoside” hình thành do sự ngưng tụ các gốc đường
với nhau.
– Polysacchride loại hai theo y học gọi là heteroside : Là những glycoside tạo
thành do sự ngưng tụ giữa đường và phân tử hữu cơ khác, với điều kiện nhóm hydroxy
bán acetat của phần đường phải tham gia vào ngưng tụ. Chặt chẽ hơn, glycoside chỉ
dùng cho những chất tạo thành do sự ngưng tụ giữa một phần là đường và một phần
không phải là đường do đó có tên là heteroside để phân biệt với holoside (đường với
đường). Phần không phải là đường được gọi là aglycon hoặc genin, có cấu trúc hóa
học rất khác nhau, tác dụng sinh học của các polysaccharide phụ thuộc vào phần này.
Tuy nhiên, trước đây khi nghiên cứu những heteroside đầu tiên, người ta thấy
phần đường là glucose nên gọi là glucoside nhưng phần đường có thể là những đường
khác nhau. Ví dụ: rhamnose, galatose … nên từ glucoside được đề nghò thay bằng
glycoside. Tuy vậy glucoside còn được dùng để gọi những glycoside mà có phần
đường là glucose, cũng như từ rhamnoside để chỉ những từ glycoside mà phần đường
là rhamnose, galactoside thì phần đường là galactose. Nếu cùng một aglycon nhưng
phần đường khác nhau thì tạo nên các glycoside khác nhau.
b) Hoạt tính sinh học của polysaccharide trong quả nhàu :

21


Qua nhiều cuộc thử nghiệm trên người và động vật, Doctor Raplh Heinicke và
các nhà nghiên cứu thuộc viện đại học Hawaii do bà Annie Hirazumi dẫn đầu, các
nhà nghiên cứu Nhật Bản T. Hiramatsu, M. Imoto, khoa học gia người Pháp C. Youno
và A. Rolland đã công nhận nước ép trái nhàu (Noni juice) có khả năng chặn đứng
các hoạt động của K-RAS-CELL (một loại tế bào ung thư), làm teo các ung bướu,
chữa trò hiệu quả các bệnh đau nhức. Và các nhà khoa học cũng kết luận rằng, sở dó

nước ép trái nhàu có công dụng như trên là do có chứa polysaccharide có tác dụng
miễn dòch và chống khối u.
Theo các nghiên cứu mới nhất thì các polysaccharide trong quả nhàu có khả
năng làm gia tăng đời sống của các con chuột đã bò gây bệnh. Các chuyên gia nghiên
cứu thuộc trường Đại học y khoa Hawaii đã thử nghiệm dòch chiết xuất từ trái nhàu
lên những con chuột đã bò gây bệnh ung thư. Kết quả cho thấy, nếu không dùng nước
nhàu, chuột bò chết sau 9 – 12 ngày do sự phát triển của khối u. Ngược lại, những con
chuột có sử dụng dòch trái nhàu sau 24 ngày vẫn sống khỏe mạnh. Nghóa là100%
chúng được kéo dài sự sống, trong đó 40% sống sót hơn 50 ngày. Tuổi thọ tối đa được
kéo dài 4 lần. Đó là thành tựu hết sức khả quan. [15]
Những polysaccharide có hoạt tính miễn dòch là phương thức chữa trò nhanh
chóng vì chúng chữa các tác nhân miễn dòch, có lợi trong điều trò ung thư. Những
nghiên cứu lâm sàng về một vài polysaccharide được chiết xuất từ các cây gỗ, cây họ
nấm và tảo biển đã khẳng đònh hoạt tính chống khối u khi thử nghiệm trên những khối
u được cấy ghép vào loài chuột.
Cơ chế chính xác của hoạt tính chống khối u vẫn chưa được giải thích rõ ràng.
Lentinan, là một β-glucan (một polysaccharide chứa đường D-glucoza và hexoza) thu
được từ nấm lentinus edoses (shiitake mushroom) là một polysaccharide đặc trưng tốt
nhất trong số các polysaccharide có hoạt tính miễn dòch. Hầu hết các polysaccharide
đã nghiên cứu được tạo ra từ những thảo dược truyền thống của người Trung Quốc.
Tuy nhiên, người Hawaii cũng được kế thừa một kho thảo dược rất phong phú là
Morinda citrifolia L. được biết đến dưới tên Noni, là một trong những phương thức
thảo dược ứng dụng phổ biến nhất bởi người Hawaii cổ đại.
Theo một số tài liệu, nhàu có các hiệu quả sử dụng như sau :
 Trái nhàu kìm hãm sự phát triển của khối u bằng sự kích thích hệ thống miễn
dòch.

22



 Các hợp chất từ nhàu có tác dụng ở cấp độ tế bào, do đó có tham gia tái tạo và
gia tăng chức năng của tế bào.
 Kìm hãm sự hoạt động của tế bào ung thư RAS.
 Có tác dụng giảm đau.
 Có tác dụng chống lại ít nhất 7 loài vi khuẩn gây hại.
 Là chất khử trùng tự nhiên.
 Có tác dụng chống nấm và các sinh vật kí sinh. [25]
1.6 Thu hái và chế biến
1.6.1 Thu hái:
Người ta dùng lá, quả, vỏ, rễ làm thuốc. Rễ hay dùng nhất dưới dạng phơi hoặc
sấy khô. Các bộ phận khác dùng tươi.
Nhàu có thể thu hái quanh năm. Tùy theo mục đích sử dụng mà có thể hái trái
còn xanh hay trái đã chín già.
1.6.2 Chế biến và bảo quản trái nhàu:
1.6.2.1 Theo kinh nghiệm dân gian :
Mua 1 kí trái nhàu thật già, để chín mềm sắp vào lọ, cứ một lớp trái rải một lớp
đường mỏng (200g đường cho 1 kg nhàu). Cho vào một ít rượu trắng khoảng 30 0. Đậy
kín. Sau 10 ngày để lắng, lấy nước cốt cho vào chai. Cho trái vào rá tán thành bột.
Trong lúc tán rưới thêm một chén nước sôi để nguội, tán hết bột chỉ còn lại hạt. Bột
bỏ vào lọ sứ 5 ngày, trước khi ăn, uống một ly nhỏ nước cốt hay ăn 2-3 thìa bột trái
nhàu.
Hạt trái nhàu cho vào rượu ngâm hay rang vàng, xay để uống.
Nếu làm cho người bệnh tiểu đường: ngâm trái nhàu với rượu hay với 1 kí trái
dùng 100g đường.
1.6.2.2 Các sản phẩm từ nhàu của Công ty Morinda (Mỹ) :
Công ty Morinda (Mỹ) chuyên sản xuất các sản phẩm từ nhàu, đã cho ra nhiều
loại sản phẩm khác nhau như :
TAHITIAN NONI® juice
TAHITIAN NONI® juice (Kosher)
TAHITIAN NONI™ Skin Supplement Products

TAHITIAN TRIM™
TAHITIAN NONI™ Hair Care System

23


Trong đó sản phẩm chính là dòch ép trái nhàu (TAHITIAN NONI® juice).
Những đặc điểm nổi bật của dòch ép trái nhàu :
 Được bán lẻ hoặc trong thùng bốn chai.
 Còn chứa đựng alkaloid “proxeronine”.
 Mỗi chai nước được làm sạch và thanh trùng bằng các tiêu chuẩn chính xác.
 Chỉ có nước dâu và nho tươi được phụ thêm tạo hương vò.
 Nước được đóng trong các chai thủy tinh.
 Nó có pH bảo quản là 3,4 so với nước cam là 3.
 Không chứa chất bảo quản, đường và thành phần nhân tạo.
 Có khả năng bảo quản 18-24 tháng. Sau khi mở nút và để trong tủ lạnh, bảo
quản được từ 3-6 tháng.
Bảng 2: Thành phần của nước ép trái nhàu (Noni Juice)
Trong 30g hoặc 2 thìa

Trong 100g

Năng lượng

22 Kj

75 Kj

Năng lượng


5 Kcal

18 Kcal

0,2g

0,6g

Chất béo

Dưới 0,1g

Dưới 0,1g

Chất béo no

Dưới 0,1g

Dưới 0,1g

Carbohydrates

1,1 g

3,8 g

Đường khử

0,6 g


2,0 g

Natri

5mg

13 mg

Protein

24


Bảng 3 : Thành phần của sản phẩm dạng viên (Noni Capsules)
Trong 900mg hoặc 2 viên

Trong 100g

Năng lượng

14 Kj

1530 Kj

Năng lượng

3 Kcal

366 Kcal


0,1 g

7,1 g

Chất béo

Dưới 0,1g

3,5 g

Chất béo no

Dưới 0,1g

0,6 g

Carbohydrates

0,7 g

75,3 g

Đường khử

0,1 g

5,7 g

Dưới 1mg


137 mg

Protein

Natri

Ngoài ra còn một số vitamins, chất khoáng và các chất khác:
• Acacetin-7-o-β- D(+)
glucopyrannosid
• L- Apelsäure
• Alanin
• Alizarin
• Alizarin- α-metyl ether
• γ-Aminobuttersäure

• Althragallol2,3-dimethylether
• Arginin
• Asparginsäure
• Laurinsäure
• Leucin
• Iso-Leucin










Lysin
Magnesium
Mangan
Limonen
Linosäure
Lucidin
Amoniac

25


×