Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Nghiên cứu điều kiện thúc đẩy xuất khẩu của Công ty cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.83 KB, 12 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU
Xuất khẩu hiện nay đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân của nước
ta. Với hàng tỷ USD thu được, XK đã góp phần rất lớn trong công cuộc xây dựng và phát
triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngày
nay, khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế
giới lớn nhất toàn cầu (WTO) thì việc thúc đẩy xuất khẩu ngày càng được Đảng và Nhà
nước quan tâm, chú trọng.
Ngành hàng bánh kẹo của Việt Nam trong thời gian gần đây đang có những bước
phát triển tốt đẹp do nhu cầu cả trong và ngoài nước đều tăng, các chủng loại bánh kẹo
được cung cấp ngày càng phong phú, có chất lượng cao. Hiện nay, các SP bánh kẹo của
Việt Nam đã có mặt tại nhiều thị trường nước ngoài như: Campuchia, Trung Quốc, Hoa
Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông... Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp
tham gia vào lĩnh vực SX và XK mặt hàng bánh kẹo, trước những xu hướng phát triển
mới của quá trình hội nhập KTQT đã đặt ra không ít những thách thức về cạnh tranh, chất
lượng SP, tiêu chuẩn và rào cản kỹ thuật… cho các DN. Điều này đòi hỏi các DN phải
không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động SX, XTTM, nâng cao chất lượng và cải tiến
mẫu mã SP… để có thể đứng vững và phát triển trên thị trường.
Sở hữu thương hiệu “ Hữu Nghị” nổi tiếng được biết đến từ những năm 50 của thế
kỷ trước, Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị hiện là một trong những công ty uy tín
hàng đầu Việt Nam chuyên về sản xuất, kinh doanh các loại bánh, mứt, kẹo, thực phẩm
chế biến. Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước, trong những năm qua, công
ty đã phát huy các nhân tố nội lực để vượt qua mọi thử thách của thời kỳ chuyển đổi, phát
triển SXKD ngày càng có hiệu quả và đã gặt hái được những thành công đáng kể, góp
phần đưa ngành chế biến lương thực, thực phẩm của Việt Nam lên một tầm cao mới.
Công ty đang trên đà phát triển không ngừng, không những ở thị trường trong nước mà
còn từng bước đẩy mạnh XK sang thị trường nước ngoài. Hoạt động XK đã giúp công ty


đạt được những thành tựu đáng kể, lợi nhuận liên tục gia tăng, uy tín được nâng cao, đời
sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện. Nhận thấy tầm quan trọng của


XK, trong những năm vừa qua, Ban lãnh đạo công ty đã rất chú trọng đến hoạt động này.
Tuy nhiên, với sản lượng hơn 20.000 tấn/năm mà trong đó XK chỉ chiếm 6,7% thì cho
thấy hoạt động XK của công ty cần phải đặc biệt được đầu tư chú trọng hơn nữa.
Xuất phát từ những nhận thức trên nên đề tài: “ Nghiên cứu điều kiện thúc đẩy
xuất khẩu của Công ty Cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị” được chọn làm đề tài nghiên
cứu cho bản luận văn này.
- Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích các điều kiện thúc đẩy XK tại Công ty cổ phần
thực phẩm Hữu Nghị, làm rõ những thành công và han chế, chỉ ra những thuận lợi và khó
khăn. Từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện các điều kiện thúc đẩy hoạt động XK
của công ty trong các năm tới.
CHƯƠNG 1: CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU
VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG BÁNH
KẸO VIỆT NAM
* Khái niệm xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu: XK là hoạt động kinh doanh thu lợi bằng
cách bán SP hoặc dịch vụ ra thị trường nước ngoài và với yêu cầu SP hoặc dịch vụ đó
phải di chuyển ra khỏi biên giới một quốc gia. Ngày nay các quốc gia trên thế giới dù là
nước siêu cường như Mĩ, Nhật Bản hay là nước đang phát triển như Việt Nam thì việc
thúc đẩy XK vẫn là việc làm cần thiết. Thúc đẩy XK đi đôi với việc tăng tổng SP quốc
dân, tăng tiềm lực kinh tế, quân sự.
* Vai trò của xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu
- Đối với nền kinh tế quốc dân: Thúc đẩy chuyên môn hóa, tăng cường hiệu quả
SX, khai thác được lợi thế tương đối của từng quốc gia; Tạo NV chủ yếu cho hoạt động
nhập khẩu phục vụ cho công cuộc CNH - HĐH đất nước; Góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, thúc đẩy SX phát triển; Tác dụng tích cực trong việc giải quyết công ăn việc làm,


nâng cao trình độ lao động, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo; Là cơ sở để mở rộng và
thúc đẩy các mối quan hệ KTĐN.
- Đối với doanh nghiệp: Mở rộng thị trường, đẩy mạnh số lượng tiêu thụ trên thị
trường quốc tế làm tăng tốc độ quay vòng vốn thu về một lượng lớn hơn cho DN; Giúp

DN phải luôn luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý kinh doanh. Đồng thời có
nguồn thu ngoại tệ để tái đầu tư quá trình SXKD; Thu hút được nhiều lao động vào làm
việc, tạo ra thu nhập ổn định; Có cơ hội mở rộng quan hệ buôn bán kinh doanh với nhiều
đối tác nước ngoài trên cơ sở lợi ích của cả hai bên; Có cơ hội được tham gia trực tiếp
vào thị trường cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới.
* Nội dung thúc đẩy xuất khẩu
- Thúc đẩy mặt hàng xuất khẩu
- Thúc đẩy thị trường xuất khẩu
- Thúc đẩy sản lượng và kim ngạch xuất khẩu
* Tổng quan thị trường bánh kẹo Việt Nam
- Tình hình cung - cầu bánh kẹo trong nước: Dân số Việt Nam năm 2011 vào
khoảng 87,84 triệu người, cơ cấu dân số trẻ. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh, đời sống
người dân được cải thiện do đó nhu cầu về các sản phẩm bánh kẹo cũng ngày một tăng.
Các nhà SX nước ngoài bao gồm Orion từ Hàn Quốc, Kraft của Mĩ, Mentos,
Alpenliebe... Các nhà SX trong nước như Hữu Nghị, Kinh Đô, Hải Hà, Bibica, Hải Châu,
Tràng An và các công ty bánh kẹo tư nhân khác. Về thị phần, bánh kẹo nội địa thống lĩnh
75-80% và chỉ 20-25% dành cho các SP nhập ngoại.
- Tình hình xuất khẩu của ngành hàng bánh kẹo Việt Nam: Theo số liệu thống kê,
6 tháng đầu năm 2012, XK mặt hàng bánh kẹo và SP ngũ cốc đạt 192,1 triệu USD, tăng
8,36% so với cùng kỳ năm 2011. Các SP bánh kẹo của Việt Nam hiện đã có mặt tại nhiều
nước như Campuchia, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan…
* Điều kiện để thúc đẩy xuất khẩu


- Điều kiện về sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp
+ Chất lượng: Chất lượng của SP là yếu tố hàng đầu tạo nên sự thành công của
DN. Ngày nay, khi trình độ dân trí và điều kiện kinh tế ngày càng tăng, người dân quan
tâm nhiều hơn đến sức khỏe của mình và gia đình thì yếu tố chất lượng của SP lại càng
được chú trọng hàng đầu nhất là các SP thực phẩm có liên quan trực tiếp đến sức khỏe
của con người.

+ Mẫu mã: Bên cạnh vấn đề chất lượng, sự đa dạng về mẫu mã và chủng loại SP
cũng chiếm được cảm tình của khách hàng. Một SP có chất lượng tốt nhưng nếu đơn điệu
về chủng loại và mẫu mã thì sẽ không có nhiều cơ hội để NTD lựa chọn.
+ Giá cả: Ngày nay, giá cả không phải là yếu tố cạnh tranh hàng đầu nhưng vẫn
luôn được coi là một trong những yếu tố cạnh tranh quan trọng trong việc thu hút khách
hàng và tạo cho SP có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường. SP khi đã có chất lượng
tốt và mẫu mã hình ảnh bao bì đẹp, đa dạng về chủng loại thì sự cạnh tranh về giá là rất
cấn thiết. Với các DN thực phẩm cần phải đầu tư nghiên cứu để có được chính sách giá
tốt nhất nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
- Điều kiện về hỗ trợ xuất khẩu:
+ Hoạt động nghiên cứu lựa chọn thị trường và xúc tiến XK: Nghiên cứu thị
trường là việc làm đầu tiên cần thiết của bất kỳ một DN nào khi bắt đầu kinh doanh hoặc
muốn mở rộng phát triển SXKD. Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu và tiếp cận thị
trường. Cần lựa chọn các thông tin cần thiết và đáng tin cậy.
+ Hoạt động quảng cáo và truyền thông marketing quốc tế: có vai trò quan trọng
trong việc tạo được ấn tượng tích cực và hình ảnh thương hiệu nhất quán trong tâm trí
khách hàng.
+ Xây dựng và phát triển thương hiệu trên thị trường quốc tế: DN phải quan tâm
đến những công việc từ nhỏ nhất như treo biển hiệu, bao gói - dán nhãn mác…; chú trọng
đến việc đăng ký bảo hộ, chống hàng giả - hàng nhái; quảng cáo, khuyếch trương thương
hiệu, cải tiến nâng cao chất lượng SP mang thương hiệu.


- Điều kiện về tiềm lực của doanh nghiệp
+ Công nghệ sản xuất hàng XK: Công nghệ sản xuất và MMTB là yếu tố quyết
định đến chất lượng SP XK, cho phép doanh nghiệp đa dạng hóa sản phẩm, tăng năng
suất lao động, tiết kiệm nguồn lực đầu vào, sử dụng vật liệu thay thế…
+ Tình hình tài chính: Tài chính là nguồn lực vô cùng quan trọng để DN duy trì
hoạt động SXKD một cách nhịp nhàng, đồng bộ, đạt hiệu quả cao.
+ Tình hình nguồn nhân lực: Con người luôn đóng vai trò trung tâm trong sự phát

triển của mỗi DN. Trình độ chuyên môn, năng lực làm việc của các thành viên trong công
ty là yếu tố cơ bản quyết định sự thành công trong kinh doanh.
* Kinh nghiệm tăng cường điều kiện thúc đẩy xuất khẩu của một số doanh
nghiệp bánh kẹo trong nước
- Công ty cổ phần Kinh Đô
- Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà
- Công ty cổ phần Bibica
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU BÁNH KẸO
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM HỮU NGHỊ GIAI ĐOẠN 2007 - 2012
* Thực trạng nghiên cứu điều kiện hiện thúc đẩy xuất khẩu của công ty cổ
phần thực phẩm Hữu Nghị giai đoạn 2007-2012
- Điều kiện về sản phẩm xuất khẩu
+ Chất lượng: các nhà máy SX của Hữu Nghị đều hoạt động theo quy trình quản lý
chất lượng ISO 9001-2008 luôn lấy yếu tố VSATTP làm tiêu chuẩn hàng đầu. Tất cả các
sản phẩm của Hữu Nghị đều được cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng do Cục an
toàn vệ sinh thực phẩm – Bộ Y tế kiểm nghiệm và chứng nhận. Một số SP XK đã được
chứng nhận HACCP, HALAL, FDA.
+ Chủng loại, mẫu mã: Các SP của Hữu Nghị rất đa dạng về chủng loại và phong
phú về mẫu mã bao bì. Mỗi dòng SP có đến hàng chục loại mặt hàng với kiểu dáng và


quy cách đóng gói khác nhau. Mỗi SP được thiết kế bao gói với các chất liệu khác nhau,
phù hợp với tiêu chuẩn VSATTP.
+ Giá cả: So với các đối thủ cạnh tranh, giá bán của các SP Hữu Nghị được coi là
phù hợp với mọi tầng lớp tiêu dùng. Công tác xây dựng giá bán đối với các SP XK do
phòng Xuất khẩu đảm nhiệm. Căn cứ vào những diễn biến trên thị trường, môi trường
kinh doanh và từng thời điểm nhất định công ty sẽ có những sự điều chỉnh giá cho phù
hợp.
- Các điều kiện về hỗ trợ xuất khẩu:
+ Hoạt động quảng cáo và truyền thông marketing quốc tế:

Trong khi hoạt động quảng cáo của các DN khác là rất mạnh như Kinh Đô,
Bibica… thì hoạt động quảng cáo của Hữu Nghị là rất mỏng.
Hữu Nghị đã tiến hành các phương thức marketing trực tiếp với khách hàng thông
qua việc giới thiệu SP, mua hàng trực tiếp qua Internet, tư vấn tiêu dùng, giải đáp những
thắc mắc liên quan đến sản phẩm qua số máy trợ giúp, marketing trực tiếp qua thư,
marketing trực tiếp qua catalogue, tiếp thị từ xa…
+ Hoạt động nghiên cứu lựa chọn thị trường và xúc tiến xuất khẩu:
Đầu tư các trang thiết bị để phục vụ XK như lắp đặt hệ thống điện thoại để gọi đi
quốc tế, kết nối Internet, chú trọng cải tiến trang web của Hữu Nghị và tích hợp xây dựng
cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp để có khả năng kết nối tốt hơn.
Nghiên cứu thị trường nước ngoài thông qua các phương tiện truyền thông cũng
như nguồn tin từ các tổ chức XTTM ( các ấn phẩm, các nghiên cứu thị trường, các báo
cáo, các thông tin, các cơ sở dữ liệu, bản tin điện tử…).
Thường xuyên tìm hiểu và đăng ký tham gia các sự kiện XTTM như hội chợ triển
lãm, hội thảo chuyên đề, diễn đàn doanh nghiệp, tập huấn đào tạo... do cục XTTM tổ
chức hoặc do các Hiệp hội ngành hàng tổ chức.


Hiện tại Hữu Nghị đang hoạt động kinh doanh XK với hai phương thức xuất khẩu
chính là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu ủy thác.
+ Xây dựng và phát triển thương hiệu “Hữu Nghị” trên thị trường quốc tế: nâng
cao chất lượng SP, mạng lưới dịch vụ phân phối, quảng bá hình ảnh, nghiên cứu phát
triển SP, thiết kế định vị thương hiệu, đăng ký bảo hộ…
- Điều kiện về tiềm lực của doanh nghiệp:
+ Công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu: Công ty rất chú trọng đầu tư mua sắm các
dây chuyền SX bánh kẹo cao cấp và xây dựng các nhà máy SX hiện đại. Các dây chuyền
SX đều được công ty đầu tư mới từ các nước tiên tiến như Đài Loan, Đức, Italia,
Malaysia, Trung Quốc, Nhật Bản… có tính năng kỹ thuật hiện đại, tiết kiệm năng lượng,
cơ cấu gọn nhẹ, dễ vận hành, dễ gia công thay thế khi hỏng hóc.
Năm 2010, mạnh dạn đầu tư dây chuyền SX bánh Cake của Italia với trị giá 27,2

tỷ đồng làm tăng tính cạnh tranh của công ty trên thị trường xuất khẩu. SP này đang được
thị trường Thái Lan rất ưa chuộng.
Tích cực nghiên cứu, chế tạo các MMTB tự động bổ sung cho các dây chuyền
chính, đạt yêu cầu kỹ thuật nhằm thay thế các SP nhập khẩu có giá trị cao như máy phủ
kem Tipo, máy đánh bông ruốc, chảo xào hơi, máy cắt bánh mỳ - bơm nước sốt... Việc
chế tạo ra máy phủ kem vào tháng 10/2012 đã giúp giảm chi phí nhân công cho SP bánh
Tipo, đồng thời nâng cao năng suất và kịp thời đáp ứng được đơn đặt hàng XK gia tăng
đột biến vào thời điểm cuối năm.
+ Tình hình tài chính: NV của công ty bao gồm NV tự có, NV vay và NV khác.
NV tự có được hình thành từ lợi nhuận thu được trong quá trình SXKD và huy động được
từ sự góp vốn của các cổ đông, cán bộ công nhân viên. NV vay được huy động qua hệ
thống các ngân hàng và nợ phải trả khách hàng. NV khác được trích từ các quỹ bổ sung
của công ty như quỹ đầu tư phát triển, quỹ phúc lợi…
+ Tình hình nguồn nhân lực phục vụ XK: Đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ R&D,
KCS dày dặn kinh nghiệm, 100% tốt nghiệp các trường đại học về thực phẩm. Các cán


bộ của Phòng Xuất khẩu đều giỏi nghiệp vụ, thông thạo ngoại ngữ, hầu hết đều tốt nghiệp
đại học Ngoại thương và đại học Kinh tế quốc dân loại giỏi, trong đó có một số nhân viên
còn được đào tạo từ nước ngoài.
Công ty đã xây dựng chế độ tiền lương hợp lý. Áp dụng chế độ lương khoán đồi
với Phòng xuất khẩu và thưởng đối với các phát minh sáng chế cải tiến kỹ thuật. Hỗ trợ
kinh phí cử cán bộ đi thăm dò khai thác thị trường kết hợp đi tham quan du lịch nước
ngoài theo từng đợt, như vậy vừa kết hợp giải quyết được công việc lại vừa tạo được
niềm hứng khởi đối với nhân viên lại tiết kiệm được kinh phí.
* Đánh giá điều kiện thúc đẩy xuất khẩu bánh kẹo của công ty cổ phần thực phẩm
Hữu Nghị giai đoạn 2007-2012
- Những mặt đạt được
+ Công ty thường xuyên tham gia các hoạt động tiếp thị, hội chợ, triển lãm quảng
cáo trong và ngoài nước và đạt kết quả tốt. Hàng năm có tổ chức các chuyến công tác

nước ngoài nhằm mục đích khảo sát và thăm dò thị trường XK và cũng đạt hiệu quả cao.
+ Các SP XK đa phần đều đáp ứng được yêu cầu của khách hàng về chất lượng
VSATTP cũng như hình ảnh mẫu mã và mức giá. Một số SP được cấp chứng nhận quốc
tế như chứng nhận Halal, chứng nhận FDA. Các chứng nhận này sẽ giúp công ty tiến xa
hơn trên con đường hội nhập KTQT.
+ Có sự cải tiến không ngừng về hình ảnh bao bì của các sản phẩm xuất khẩu phù
hợp với yêu cầu thay đổi của các khách hàng nước ngoài.
+ Đầu tư mua sắm các dây chuyền sản xuất và các MMTB hiện đại với công nghệ
sản xuất tiên tiến, xây dựng mới và cải tiến nâng cấp các nhà xưởng sản nhằm đáp ứng
tốt hơn nhu cầu xuất khẩu.
+ NNL phục vụ XK của công ty ngày càng được hoàn thiện. Bước đầu xây dựng
chính sách về tiền lương, tiền thưởng tương đối tốt, liên tục tuyển dụng những cán bộ giỏi
nghiệp vụ và có kinh nghiệm để phục vụ tốt hơn cho công tác XK.


- Những mặt hạn chế
+ Về công nghệ sản xuất hàng XK: tỉ lệ dây chuyền MMTB có công nghệ SX
hiện đại vẫn còn thấp, vẫn tồn tại các dây chuyền cũ SX bán thủ công hoạt động với công
suất thấp, hay hỏng hóc giữa chừng dẫn đến việc đình trệ SX, tiêu hao nhiều nhiên liệu,
SX kém hiệu quả.
+ Hầu hết XK mới chỉ tập trung vào một vài dòng SP chính và XK vào một vài thị
trường chính.
+ Chưa đa dạng hóa các phương thức huy động vốn.
+ Công tác nghiên cứu thị trường của Công ty còn chưa đầy đủ nên không tận
dụng được hết các cơ hội thị trường có khả năng đem lại lợi nhuận lớn.
+ Công tác nghiên cứu và phát triển SP xuất khẩu mới tuy cũng đã được đề cao
nhưng hoạt động chưa hiệu quả.
+ Công tác lập kế hoạch XK còn yếu nên ảnh hưởng rất lớn tới công tác thu mua
NVL đầu vào và tổ chức sản xuất.
- Nguyên nhân hạn chế

+ Nguyên nhân chủ quan
Công ty chưa có giải pháp cụ thể để hạn chế rủi ro trong việc đầu tư mua sắm các
dây chuyền MMTB.
Công ty chưa xây dựng được kế hoạch tài chính trong dài hạn, chưa có kế hoạch
phân bổ và sử dụng nguồn vốn cho các hoạt động đầu tư nói chung và hoạt động xuất
khẩu nói riêng một cách hợp lý và khoa học.
Các cán bộ kinh doanh XK còn chưa chủ động trong công việc. Việc phối kết hợp
giữa Phòng Xuất khẩu với các phòng ban chức năng trong công ty chưa thực hiện tốt, các
bộ phận thường đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến cho bộ máy hoạt động của toàn
công ty chưa hiệu quả.
+ Nguyên nhân khách quan:


Nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ nên xuất hiện nhiều đối thủ
cạnh tranh lớn không những ở trong nước mà còn ở nước ngoài.
Do ảnh hưởng của các rào cản kỹ thuật nên SP của công ty chưa đến được với một
số khách hàng nước ngoài như thị trường các quốc gia Hồi giáo.
Sự biến động về tỷ giá ngoại tệ cũng là một trở ngại lớn đối với công ty trong quá
trình đàm phán và ký kết các hợp đồng xuất khẩu.
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong những năm gần đây đã khiến nhiều DN trên
bờ vực phá sản. Lạm phát cao, đồng tiền mất giá khiến cho DN phải tăng giá bán, người
dân thắt chặt chi tiêu dẫn đến giảm cầu tiêu dùng SP.
Khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng làm cho công nghệ SX mau chóng bị
lỗi thời. Chu kỳ sống của SP theo đó cũng giảm xuống.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐIỀU KIỆN
THÚC ĐẨY XK CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM HỮU NGHỊ
* Thuận lợi và khó khăn trong tăng cường điều kiện thúc đẩy XK
- Thuận lợi
Cùng với sự gia tăng trong quy mô dân số với cơ cấu trẻ, bánh kẹo là một trong
những ngành có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định tại Việt Nam.

Thu nhập và đời sống của người dân sẽ ngày một gia tăng kéo theo nhu cầu tiêu
dùng cũng không ngừng phát triển.
Các thủ tục hải quan cũng như thuế XK của Chính phủ đang tạo ra nhiều thuận lợi
cho các doanh nghiệp kinh doanh XK.
Xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra tất yếu sẽ tạo ra những thuận lợi lớn cho DN có
cơ hội được hòa nhập và lưu thông SP của mình trên thị trường quốc tế.
Tại nhiều thị trường, tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoài đã phối hợp với
cơ quan chức năng ở nước sở tại cũng như trong nước tổ chức nhiều hoạt động thiết thực
góp phần hỗ trợ tích cực cho DNXK của Việt Nam.


- Khó khăn
Năm 2012, kinh tế thế giới chưa thoát khỏi suy thoái và tiếp tục diễn biến phức
tạp. Hậu quả của nền kinh tế tăng trưởng quá nóng, lạm phát cao, thắt chặt tín dụng…
tiếp tục tác động trực tiếp đến SXKD của các công ty bánh kẹo.
Nền kinh tế mở cửa, môi trường kinh doanh bình đẳng nên sự cạnh tranh khốc liệt
giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước ngày một gia tăng.
Sự biến động giá các NVL đầu vào và các yếu tố khác như chi phí nhân công, lãi
suất, giá năng lượng có ảnh hưởng rất lớn đến giá thành của các SP bánh kẹo.
* Một số giải pháp tăng cường điều kiện thúc đẩy xuất khẩu tại công ty cổ phần
thực phẩm Hữu Nghị
- Đa dạng hóa các phương thức huy động vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn
- Nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu, tăng cường đổi mới, cải tiến công nghệ
sản xuất, đầu tư MMTB
- Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao chất lượng NNL phục vụ xuất khẩu
- Chú trọng hoạt động quảng cáo và truyền thông marketing quốc tế
- Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm xuất khẩu
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, thâm nhập và mở rộng thị trường
XK tiềm năng

- Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh xuất khẩu theo từng năm và
từng giai đoạn cụ thể
- Tiếp tục đầu tư xây dựng và phát triển thương hiệu “ Hữu Nghị” trên thị
trường quốc tế
* Một số kiến nghị
- Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước


- Đối với các hiệp hội ngành hàng



×