Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Báo cáo thực tập Chuyên ngành QUẢN TRỊ KINH DOANH trường ĐH CÔNG NGHIỆP TPHCM IUH tại Công ty Việt Delta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (675.13 KB, 88 trang )

LỜI CẢM ƠN
Qua đợt thực tập này em cảm thấy mình đã trưởng thành hơn nhiều khi được cùng làm
việc với các anh chị trong công ty, em mới biết được rằng thực tế có rất nhiều điều lý
thú cũng như phức tạp đặc biệt là trong ngành xuất nhập khẩu. Đồng thời em cũng đã
được nhiều kinh nghiệm, kĩ năng qua đó sẽ giúp em rất nhiều trong học tập và công
việc trong tương lai.
Trong đợt thực tập vừa qua, em đã nhận được sự huớng dẫn, giúp đỡ và động viên tận
tình từ nhiều phía. Tất cả những điều đó đã trở thành một động lực rất lớn giúp em có
thể hoàn thành tốt mọi công việc được giao. Với tất cả sự cảm kích và trân trọng, em
xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả mọi người.
Trước tiên cho em được gửi lời cảm ơn đến Công ty Việt Delta đã tạo điều kiện cho
em được tham gia đợt thực tập tại công ty cũng như cung cấp tất cả các cơ sở vật chất
trang thiết bị và tài liệu cho em trong thời gian vừa qua. Đặc biệt em xin cám ơn chân
thành đến Chị Thu Thủy-Trưởng phòng Xuất 1 đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn cho em
làm việc đúng chuyên ngành và tất cả các chị trong phòng xuất 1 đã tận tình giúp đỡ
em trong suốt thời gian em tham gia thực tập. Mọi người đã tạo cho em cảm giác thoải
mái, không bị áp lực quá trình làm việc.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo trường ĐH Công Nghiệp TPHCM, lãnh
đạo khoa Thương Mại và Du Lịch đã tạo một môi trường học tập thật sự bổ ích.
Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn thầy đã tận tình dạy bảo, giúp đỡ,
hướng dẫn em trong suốt thời gian em học tại trường cũng như trong thời gian em thực
tập vừa qua để em có thể hoàn thành bài báo cáo này.
Xin trân trọng cảm ơn

1


MỤC LỤC
PHẦN 1......................................................................................................................... 7
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM NÔNG SẢN CỦA
CÔNG TY VIỆT DELTA............................................................................................7


1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY VIỆT DELTA
7
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Việt Delta.......................................................................8
1.1.2. Các loại hình doanh nghiệp và quy mô công ty...................................................................................10
1.1.3. Lĩnh vực hoạt động của công ty..........................................................................................................10
1.1.4. Chức năng và nhiệm vụ.......................................................................................................................11
1.1.5. Cơ cấu bộ máy tổ chức........................................................................................................................12
1.1.6. Quản trị nhân sự..................................................................................................................................15
1.1.7. Vài nét tình hình tài chính của công ty................................................................................................19
1.2. VÀI NÉT VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM NÔNG SẢN TẠI CÔNG TY VIỆT DELTA
25
1.2.1. Một số sản phẩm nông sản chủ yếu của công ty................................................................................25
1.2.2. Thị trường xuất khẩu...........................................................................................................................27
1.2.3. Hoạt động marketing..........................................................................................................................29
1.2.4. Ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản của công ty việc Delta..32
1.2.5. Đối thủ cạnh tranh..............................................................................................................................34
NGÀNH NGHỀ KINH DOANH
37
1.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN TẠI CÔNG TY
38
1.3.1. Tình hình chung...................................................................................................................................38
1.3.2. Tình hình hoạt động xuất khẩu nông sản tại công ty..........................................................................49
1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây.................................................57
59

PHẦN 2....................................................................................................................... 66
MỘT SỐ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT VỚI CÔNG TY......66
2.1. NHẬN XÉT VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
66
2.1.1. Tình hình cơ cấu tổ chức, quản lý của công ty....................................................................................67

2.1.2. Tình hình Marketing của công ty.........................................................................................................67
2.1.3. Tình hình xuất khẩu nông sản của công ty..........................................................................................67
2.1.4. Tình hình lao động và tiền lương........................................................................................................68
2.1.5. Tình hình chi phí, giá thành.................................................................................................................69
2.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG
69
2.2.1. Thành tựu............................................................................................................................................69
2.2.2. Hạn chế................................................................................................................................................70
2.2.3. Cơ hội...................................................................................................................................................70
2.2.4. Thách thức...........................................................................................................................................72
2.3. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
73
2.3.1. Mục tiêu...............................................................................................................................................73
2.3.2. Phương hướng phát triển của công ty................................................................................................73
2.4. MỘT SỐ KIÊN NGHỊ
74
2.4.1. Kiến nghị với nhà nước........................................................................................................................74
2.4.2. Kiến nghị với công ty...........................................................................................................................76

2


PHẦN 3....................................................................................................................... 79
NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM THỰC TẾ RÚT RA TRONG QUÁ TRÌNH
THỰC TẬP TẠI CÔNG TY VIỆT DELTA.............................................................79
3.1. BÀI HỌC KINH NGHIỆM THỰC TẾ RÚT RA TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
79
3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
84
3.2.1. Đối Với Nhà Trường.............................................................................................................................84

3.2.2. Đối với Khoa Thương Mại - Du Lịch.....................................................................................................85
3.2.3. Đới với sinh viên..................................................................................................................................85

KẾT LUẬN.................................................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................88

3


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực là một trong những xu thế mà
bất kì một quốc gia hay lãnh thổ nào cũng đều hướng tới để góp phần phát triển đất
nước của mình. Bởi vậy, một trong những con đường đưa đất nước đến với hội nhập
kinh tế quốc tế đó chính là ngoại thương, một hoạt động đóng vai trò hết sức quan
trọng trong việc phát triển kinh tế, góp phần nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc
tế.
Với ưu thế một quốc gia với nền kinh tế nông nghiệp là chính yếu, phần lớn diện tích
đất của Việt Nam sử dụng cho nông nghiệp. Ngoài nguồn dự trữ dồi dào trong nước
Chính phủ còn đẩy mạnh xuất khẩu, vì vậy vấn đề xuất khẩu nông sản ra thị trường
nước ngoài là một trong những vấn đề cốt lõi. Xuất khẩu nông sản tạo ra một lượng lớn
GDP cho đất nước, tạo việc làm cho người nông dân đồng thời khai thác được nhiều
tiềm năng của đất nước. Nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích ưu đãi, tọa
điều kiện cho người nông dân và doanh nghiệp để thuận lợi xuất khẩu nông sản. Đặc
biệt, sau khi Việt Nam gia nhập WTO nhiều kí kết về các hiệp định chính sách thuế
quan hạn ngạch được lập ra với các nước trên thế giới tạo điều kiện cho nông sản được
xuất khẩu dễ dàng hơn.
Công ty Vietdelta là một trong những công ty xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Với
hơn 10 năm kinh nghiệm xuất nhập khẩu công ty đã tìm được cho mình chổ đứng ở thị
trường trong nước và thị trường thế giới. Với nhiều chính sách, phương pháp được lãnh
đạo công ty đưa ra nhằm tăng cường xuất khẩu, hàng năm công ty xuất hơn hàng nghìn

tấn nông sản ra thị trường các nước phát triển và các nước đang phát triển.
Từ những ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài “Phân tích thực trạng xuất khẩu nông sản của
công ty TNHH Sản Xuất Công Nghiệp Việt Delta ” làm đề tài trong Báo cáo tự tập
lần này.

4


1.

Mục tiêu nghiên cứu:

Đối với các nước phát triển như Việt Nam thì nông nghiệp là một trong những ngành
trọng điểm cần được đẩy mạnh của đất nước. Khi thị trường thế giới ngày càng mở
rộng việc xuất khẩu có cơ hội được thực hiện dễ dàng thông qua các quan hệ kinh tế
giữa các quốc gia các tổ chức kinh tế, khi đó xuất khẩu ngày càng trở thành hiện tượng
không thể thiếu đối với các hoạt động của các quốc gia thì thuật ngữ xuất khẩu nông
sản cũng được sử dụng rộng rãi.
Xuất khẩu nông sản là một trong những vấn đề quan trọng của đất nước. Với chủ
trương giải quyết việc làm trong nước là chính thì xuất khẩu nông sản một chiến lược
quan trọng, lâu dài góp phần xây dựng Việt Nam thêm giàu mạnh
2. Đối tượng nghiên cứu:
Phân tích tình hình xuất khẩu nông sản của công ty Việt Delta là một ví dụ điển hình
cho việc xuất khẩu nông sản của đất nước. Xuất khẩu nông sản của công ty Việt Delta
là một hoạt động kinh tế đối ngoại đặc thù, góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải
quyết viêc làm, tạo thu nhập nâng cao lợi nhuận cho công ty đồng thời tạo một nguồn
thu ngoại tệ cho đất nước.
Ngoài việc phân tích tình hình hoạt động xuất khẩu bài báo cáo còn đánh giá những
thuận lợi khó khăn đồng thời đưa ra những nhận xét và ý kiến đề xuất với công ty.
3. Phạm vi nghiên cứu

Trong phạm vi đề tài này, chủ yếu đề cập đến các hoạt động xuất khẩu nông sản của
Công ty Việtdelta và các chính sách xuất khẩu nông sản của công ty.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Các phương pháp dụng trong bài báo cáo là: Phương pháp thống kê, phương pháp so
sánh, phân tích duy vật biện chứng
5. Kết cấu chuyên đề:
5


Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài còn được kết cấu 3 chương như sau:
Phần 1. Thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản của Công ty Việt Delta
Phần 2. Một số nhận xét, đánh giá và ý kiến đề xuất với Công ty Việt Delta
Phần 3. Những bài học kinh nghiệm thực tế rút ra trong quá trình thực tập tại
Công ty Việt Delta

6


PHẦN 1
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM NÔNG
SẢN CỦA CÔNG TY VIỆT DELTA
1.1.

Giới thiệu chung về công ty Việt Delta

Tên chính thức: CÔNG TY TRÁCH NHỆM HỮU HẠN SẢN XUẤT CÔNG
NGHIỆP VIỆT DELTA
Tên giao dịch:

VIET D.E.L.T.A INDUSTRIAL CO.,LTD


Tên viết tắt:

VDELTA CO.,LTD

Trụ sở chính:

20/5 Đinh Bộ Lĩnh, P.24, Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh

Giám đốc/ Đại diện pháp luật:
Mã số thuế:

Phạm Anh Thu

0303143864

Giấy phép kinh doanh: 4102018597
Ngày cấp:

03/11/2003

Ngày hoạt động: 01/01/2004
Tel:

(08)35114928.

Fax:

(08) 35114834


Email:

hoặc

Website:

www.vdelta.com.vn

Vốn điều lệ: 1500000000 VNĐ Hiện kim: 1.500.000.000
Ngành nghề kinh doanh:
-

Sản xuất bố thắng ( đệm phanh), giấy nhám, ống Inox các loại ( không luyện
đúc, xi mạ điện)

-

Tư vấn đầu tư chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp.

-

Mua bán thủy hải sản, nông sản; thủ công mĩ nghệ; các sản phẩm công nghiệp
nhẹ; vật tư nguyên vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ dân dụng và công nghiệp;
7


thiết bị phụ tùng ô tô; đồng hồ; phụ tùng vật tư ngành cách âm, cách nhiệt,
ngành dệt cao su xốp, phụ tùng, thiết bị ngành điện lạnh, cơ khí.; thiết bị linh
kiện nghe nhìn điện tử, máy vi tính; thiết bị linh kiện phòng cháy chữa cháy;
thiết bị máy cắt và đĩa mài; trang thiết bị y tế mĩ phẩm; hóa chất phục vụ nông

nghiệp ( trừ hóa chất có tính độc hại mạnh)
-

Dịch vụ y tế công nghiệp, xử lý môi trường nước thải, khí thải.

-

Xây dựng kinh doanh cơ sở hạ tầng các công trình công nghiệp.

1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Việt Delta
• Lịch sử hình thành
Được thành lập chưa lâu, là một công ty thương mại bán hàng xuất nhập khẩu còn khá
non trẻ trên thương trường, tuy nhiên công ty TNHH SX-CN VIỆT DELTA đã tạo cho
mình một chỗ đứng khá vững chắc trong lòng khách hàng trong nước lẫn ngoài nước,
bởi sự tận tình chu đáo trong công việc, uy tín và tinh thần trách nhiệm cao của đội ngũ
nhân viên trẻ đầy nhiệt huyết.
Công ty TNHH SX- CN VIỆT DELTA được thành lập năm 2003 với 100% vốn tư
nhân, theo giấy phép kinh doanh số 4102018597 do sở Kế Hoạch & Đầu Tư Thành
Phố Hồ Chí Minh cấp ngày 03/11/2003
Thành viên góp vốn ban đầu:
-

Phạm Anh Thu với giá trị vốn góp là 1.000.000.000 VNĐ.
Đặng Thanh Minh với giá trị vốn góp là 500.000.000 VNĐ.
Tổng vốn điều lệ của công ty lúc thành lập là 1.500.000.000 VNĐ.
• Các giai đoạn phát triển


Giai đoạn hình thành và xây dựng ( 2003-2007):
Là giai đoạn quan trọng để xây dựng và hình thành công ty. Các hoạt động chính

của công ty trong giai đoạn này:
- Xây dựng đội ngũ nhân viên công ty ở các phòng ban ổn định.
- Xây dựng, định hướng mặt hàng xuất, nhập cho công ty.
8


-

Tìm hiểu thông tin và phân loại thị trường xuất- nhập khẩu.
Xây dựng quan hệ giao dịch với một số đối tác và khách hàng thân thiết trong

và ngoài nước.
- Xây dựng hệ thống cơ chế hoạt động cho công ty.

Giai đoạn củng cố và phát triển công ty (2007-2010):
Những khó khăn bỡ ngỡ của thời gian đầu đã vượt qua, đây là giai đoạn củng cố và
định hướng phát triển trong những năm tiếp theo. Để phù hợp với quy mô của định
hướng phát triển công ty đã:
- Trực tiếp chỉ đạo củng cố lại tổ chức sản xuất, nhanh chóng khắc phục
-

những tồn tại trong công tác quản lý,
Củng cố công tác tổ chức cán bộ, tổ chức lại bộ máy với mục tiêu lớn nhất là

-

Củng cố và phát triển nhân viên và các mặt hàng xuất khẩu,
Đề ra những cơ chế chính sách hỗ trợ người lao động chuyển đổi đất đai từ

đất trồng màu, lúa một vụ sang trồng dừa, sắn…

- Nâng cao năng lực,trình độ của nhân viên trong công ty
- Tìm kiếm khách hàng mới, duy trì mối quan hệ ngoại giao
- Tiềm kiếm nhà cung cấp có năng lực sản xuất
• Giai đoạn duy trì sự tồn tại của công ty (2010-2015)
Trong giai đoạn này, Công ty đã thay đổi mạnh mẽ về công tác quản trị nguồn
nhân lực.
- Tái cấu trúc lại toàn bộ sơ đồ tổ chức, sắp xếp lại chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của từng phòng chức năng, từng chi nhánh trong phạm vi toàn
-

quốc.
Sửa đổi, bổ sung một cách toàn diện Quy chế tiền lương - tiền thưởng.
Tuyển mới để bổ sung nguồn nhân lực, tiến hành tổng kiểm tra đánh giá lại
năng lực toàn bộ nhân viên để sắp xếp lại, đào tạo lại, luân chuyển qua các

-

ngành các vùng cho phù hợp.
Tập trung các chính sách, giải pháp để phát triển thương hiệu theo cách làm,

-

hướng đi mang tính chuyên nghiệp.
Phát triển và duy trì mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp, tạo được uy

tín.
• Giai đoạn phát triển và mở rộng công ty ( 2015-2020)

9



Những định hướng được vạch ra cho công ty là phải xây dựng công ty TNHH Sản xuất
và Công nghiệp Việt Delta trở thành một doanh nghiệp thương mại chuyên nghiệp.
Xây dựng hệ thống bán hàng các cấp theo hướng quy mô vừa rộng vừa sâu, đội ngũ
nhân viên năng động, trung thực và làm việc chuyên nghiệp. Phát triển công ty thành
một trong nhũng doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng đầu Việt Nam.
1.1.2. Các loại hình doanh nghiệp và quy mô công ty
• Loại hình kinh doanh
Công ty Việt Delta là công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên được thành lập bởi
Ông Phạm Anh Thu và Ông Đặng Thanh Minh góp vốn và chịu trách nhiệm về các
khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi nghĩa vụ tài sản của công ty.
• Quy mô công ty
Công ty TNHH Sản xuất và Công nghiệp Việt Delta được thành lập với số vốn ban đầu
là 1.500.000.000. Công ty có một trụ sở chính đặt tại Quận Bình Thạnh, trong quá trình
hình thành và phát triển công ty đã thành lập thêm hai chi nhánh đều đặt tại thành phố
Hồ Chí Minh. Công ty cũng có một nhà sản xuất các sản phẩm từ sắn được đặt tại
Bình Dương.
1.1.3. Lĩnh vực hoạt động của công ty
• Kinh doanh xuất khẩu
Trong những năm gần đây kinh doanh xuất khẩu là hoạt động mang lại doanh thu
chính cho công ty. Với đội ngũ cán bộ nhân viên năng động, nhiệt tình nên quá trình
thực hiện hợp đồng của công ty diễn ra khá nhanh chóng và chính xác, đạt hiệu quả
cao.

10


Mặt hàng xuất khẩu của công ty đã được chia làm 3 nhóm chính gồm : thủ công mỹ
nghệ, thủy sản và nông sản.Trong đó hàng nông sản được coi là mặt hàng chủ lực của
công ty trong giai đoạn hiện nay.

• Kinh doanh nhập khẩu
Kinh doanh nhập khẩu là hoạt động đem lại doanh thu chính cho công ty ở giai đoạn
đầu khi mới thành lập, hỗ trợ cho hoạt động của phòng xuất khẩu nói riêng và duy trì
hoạt động của công ty nói chung. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu như: Đinh công nghiệp,
vòi chữa cháy, hệ thống đèn báo cháy, bình chữa cháy, lưới dùng trong công nghiệpdân dụng, lưỡi cưa sắt, thước cuộn, dụng cụ thể thao, bố thắng, đồ chơi trẻ em, nữ
trang và các dụng cụ trong ngành nữ trang…
Mặt hàng bố thắng, đinh công nghiệp, lưỡi cưa sắt và ruột xe chiếm gần 60% doanh
thu từ hoạt động nhập khẩu. Đây là các mặt hàng mà công ty đã có được những khách
hàng ổn định và được coi là mặt hàng nhập khẩu chủ lực của công ty.
• Kinh doanh nội địa
Bên cạnh việc kinh doanh xuất nhập khẩu, Việt Delta còn kinh doanh buôn bán trong
nước những mặt hàng khác như phụ tùng xe, inox…
Ngoài ra công ty còn cung cấp hàng cho các công ty xuất khẩu khác, các đại lý nước
ngoài tại Việt Nam, đặc biệt là hàng nông sản, chiếm 10% doanh thu của năm.
1.1.4. Chức năng và nhiệm vụ
 Chức năng
• Tổ chức liên doanh, liên kết hợp tác, đầu tư với các doanh nghiệp sản
xuất trong nước để thực hiện sản xuất hàng xuất khẩu.
• Hợp tác với các cửa hàng, các nhà bán lẻ để cung cấp những mặt hàng
trong nước đang cần, nhằm đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng.

11


• Trực tiếp nhập khẩu và nhận ủy thác nhập khẩu các mặt hàng vật tư, máy
móc, thiết bị, công nghệ, nguyên liệu hàng tiêu dùng, phụ tùng xe các loại, nữ trang,
thép, inox…
• Trực tiếp xuất khẩu và ủy thác xuất khẩu các mặt hàng nông- lâm- thủy
sản, thực phẩm chế biến, giống thủy sản, giống cây trồng, phân bón sinh học, hữu cơ
và hàng thủ công mỹ nghệ.

 Nhiệm vụ
• Tổ chức tốt việc nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, xây dựng và
thực hiện kế hoạch xuất nhập khẩu nhằm góp phần vào kim ngạch xuất nhập khẩu của
cả nước.

• Đảm bảo thực hiện chế độ hoạch toán kinh tế đầy đủ, làm tròn nghĩa vụ

nộp thuế cho ngân sách nhà nước theo đúng quy định.
• Thực hiện mọi cam kết trong hợp đồng kinh tế đã ký kết với các tổ chức
trong và ngoài nước sao cho đúng thời gian, kịp tiến độ.
• Kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
• Nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao chất lượng
hàng hóa, nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần tăng nguồn
thu ngoại tệ.
• Luôn chủ động tìm nguồn nguyên liệu, tìm kiếm khách hàng, tìm các
biện pháp để mở rộng phạm vi và nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị
trường…

• Tích lũy để tái đầu tư hoặc đầu tư mới, nâng cấp và mở rộng các cơ sở hạ

tầng phục vụ sản xuất kinh doanh.
1.1.5. Cơ cấu bộ máy tổ chức
• Sơ đồ bộ máy tổ chức

12


Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức trong công ty

(Nguồn : Phòng nhân sự)


13


• Đặc điểm của các phòng ban
• Ban giám đốc:
Giám đốc: Phạm Anh Thu
Ban giám đốc là cơ quan đầu não thực hiện các chức năng quản trị, chỉ đạo điều hành
mọi hoạt động của công ty theo đúng quy định của pháp luật. Giám đốc công ty là
người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm về việc
thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.Giám đốc làm việc theo nguyên tắc cùng
bàn bạc thống nhất với các trưởng phòng, để đề ra những chiến lược kinh doanh và
định hướng phát triển trong tương lai của công ty.
• Phòng xuất khẩu:
Trưởng phòng xuất khẩu có vai trò giám sát, theo dõi, đôn đốc, phân chia công việc
một cách hợp lý, đồng thời hướng dẫn, hỗ trợ các nhân viên thực hiện công việc. Chịu
trách nhiệm trực tiếp với cấp trên về kết quả hoạt động của phòng.
Bộ phận ngoại thương thực hiện công tác đối ngoại, tìm kiếm thị trường, khách hàng.
Bộ phận kinh doanh tìm kiếm nhà cung cấp trong nước, đáp ứng được yêu cầu của
khách hàng.
Bộ phận giao nhận thực hiện việc giao, nhận, kiểm kê, đóng gói hàng hóa từ nơi cung
ứng đến khách hàng theo đúng thời hạn hợp đồng, hoàn thành các chứng từ xuất khẩu
cần thiết như lập tờ khai xuất khẩu, C/O, B/L, C/I… để việc nhận tiền thanh toán được
nhanh chóng.
• Phòng nhập khẩu:
Trưởng phòng nhập khẩu có vai trò giám sát, theo dõi, đôn đốc, phân chia công việc
một cách hợp lý, đồng thời hướng dẫn, hỗ trợ các nhân viên thực hiện công việc. Chịu
trách nhiệm trực tiếp với cấp trên về kết quả hoạt động của phòng.
Bộ phận ngoại thương thực hiện việc tìm kiếm nguồn cung hàng từ thị trường nước
ngoài, tính toán mặt hàng cần nhập khẩu, khối lượng, trị giá hợp đồng, phương thức

14


nhập khẩu, tính toán giá nhập khẩu như: FOB, CFR, CIF, thực hiện đàm phán, kí kết
hợp đồng.
Bộ phận kinh doanh tìm kiếm khách hàng, thị trường trong nước, tìm hiểu các mặt
hàng trên thị trường, đàm phán, kí kết hợp đồng.
Bộ phận giao nhận thực hiện việc giao, nhận, kiểm kê, đóng gói hàng hóa từ nơi cung
ứng đến khách hàng theo đúng thời hạn hợp đồng, hoàn thành các chứng từ nhập khẩu
cần thiết như lựa chọn mã số code hàng hóa, mã thuế nhập khẩu, thuế suất VAT nhập
khẩu, tính toán các loại thuế suất nhập khẩu và hoàn tất các thủ tục nhập khẩu cần thiết
như hợp đồng, L/C, C/O, B/L, C/I…
• Phòng kế toán :
Trưởng phòng kế toán có vai trò giám sát, theo dõi, đôn đốc, phân chia công việc một
cách hợp lý, đồng thời hướng dẫn, hỗ trợ các nhân viên thực hiện công việc. Tổng hợp,
báo cáo kết quả kinh doanh và công tác tài chính cho công ty. Tham mưu cho giám đốc
thực hiện kế hoạch tài chính của công ty, lập bảng lương thưởng phù hợp và tuân thủ
các quy định của pháp luật.
Kế toán xuất, nhập chịu trách nhiệm thu tiền hàng tháng trước hoặc trả sau, mở sở chi
tiết theo dõi công nợ khách hàng trong nước, công nợ tạm ứng, chi phí làm hàng, theo
dõi tình hình thực hiện tín dụng với khách hàng trong và ngoài nước.
• Các cửa hàng:
Quản lý cửa hàng theo dõi, nắm bắt tình hình thực tế tại các cửa hàng, điều chỉnh
lượng hàng hóa kịp thời, thích hợp. Tổng hợp, báo cáo kết quả hoạt động của các cửa
hàng, kê khai các mặt hàng bán tại các cửa hàng, mặt hàng nào bán chạy để cung cấp
thông tin cho phòng nhập khẩu tiến hành nhập khẩu hàng hóa đó một cách kịp thời,
tránh tình trạng hết hàng tại các cửa hàng hoặc làm mất cơ hội kinh doanh trong thời
điểm đó.
1.1.6. Quản trị nhân sự
• Đặc điểm lao động trong Công ty

• Số lượng nhân viên
15


Hệ thống nhận sự các phòng ban của công ty Việt Delta được tổ chức như sau:
-

Phòng nhập khẩu
Phòng xuất khẩu
Phòng kế toán
Cửa hàng
Lái xe, bảo vệ

:13 người
: 15 người
: 05 người
: 16 người
: 02 người

Đây là hệ thống nhân sự cơ bản để hình thành và phát triển công ty. Nhân sự
công ty có thể thay đổi tùy theo tính chất công việc, ở mỗi giai đoạn do giám đốc công
ty quyết định.
• Trình độ văn hóa-chuyên môn của các nhân viên
-

Trình độ văn hóa của nhân viên làm việc tại văn phòng công ty
Bảng 1. 1-Trình độ văn hóa của nhân viên tại văn phòng

Trình độ
Đại học và trên đại học

Cao đẳng
Tổng

-

Số lượng ( người)

Tỉ trọng
27
7
34

79,4%
20,6%
100%
(Nguồn : Phòng nhân sự)

Trình độ văn hóa nhân viên bán hàng tại cửa hàng, bảo vệ, lái xe.
Bảng 1. 2-Trình độ văn hóa của nhân viên tại cửa hàng.

Trình độ
Cao đẳng
Trung cấp
THPT
Tổng

Số lượng ( người)

Tỉ trọng
2

2
13
17

11,7%
11,7%
76,6%
100%
16


Nguồn : Phòng nhân sự
Nhận xét:
Đội ngũ nhân viên văn phòng trong công ty có trình độ văn hóa cao. Gần 80% nhân
viên văn phòng có trình độ từ đại học trở lên với 27 nhân viên trên tổng số 34 nhân
viên hiện đang làm việc tại văn phòng công ty. Chỉ có 7 nhân viên ở trình độ cao đẳng
chiếm tỉ lệ 20,6% và phần lớn những nhân viên này thuộc bộ phận kinh doanh chịu
trách nhiệm thu mua hàng hóa. Ban lãnh đạo, giám đốc công ty đều đạt trình độ Thạc sĩ
trở lên và đều có thâm niên, nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.
- Trình độ chuyên môn
Đa phần các nhân viên đều có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn với
hơn 1 năm kinh nghiệm chiếm 80% tổng số nhân viên toàn văn phòng. Ngoài yêu cầu
về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đúng với vị trí tuyển dụng thì bên cạnh đó ý thức kỉ
luật và phẩm chất đạo đức là những yếu tố quan trọng không kém quan trọng trong
việc đánh giá, tuyển chọn nhân viên. Từ đó góp phần tạo nên một đội ngũ nhân viên
chuyên nghiệp, năng động, có những đóng góp không nhỏ vào sự thành công của công
ty.
• Chính sách nhân sự
• Chính sách Tuyển dụng
-


Công tác tuyển dụng: Được tổ chức thực hiện theo mục tiêu, yêu cầu chiến
lược phát triển kinh doanh của công ty Việt Delta cho từng giai đoạn cụ thể.

-

Nguyên tắc tuyển dụng: Thông báo công khai – bảo đảm tính công bằng –
cơ hội bình đẳng cho mọi ứng cử viên và thực hiện đúng theo quy trình
tuyển dụng của công ty đã đăng ký ISO 9001 – 2000.

-

Đối tượng tuyển dụng: Căn cứ vào kế hoạch kinh doanh hàng năm, công ty
đề ra tiêu chí tuyển chọn và bố trí sử dụng lao động, trong đó ưu tiên:

17


Lao động là người Việt Nam tốt nghiệp cao đẳng và đại học trong nước. Lao động có
năng lực, sáng tạo; chuyên môn giỏi, tay nghề kỹ thuật cao và nhiều kinh nghiệm đáp
ứng được yêu cầu của công ty.
Sinh viên mới tốt nghiệp từ các trường đại học hoặc cao đẳng nghề trong nước nhằm
tạo nguồn nhân lực phát triển bền vững lâu dài cho công ty.

18


1.1.7. Vài nét tình hình tài chính của công ty
• Tài Sản
Bảng 1. 3-Tổng giá trị tài sản của công ty từ 2011-2013

ĐVT: triệu đồng

Năm

Năm

Năm

2011

2012

2013

2012 so với 2011

2013 so với 2012

Tuyệt đối Tương

Tuyệt đối

đối

Tương
đối

Tài sản
ngắn


25.375,59 30.452,93 33.492,19

5.077,34

120,01%

3.039,26

109,98%

15.010,35 17.842,42 27.961,55

2.832,07

118,87% 10.119,13

113.46%

40.385,94 48.295,35 61.453,74

7.909,41

119,58% 13.158,39

106.65%

hạn
Tài sản
dài hạn
Tổng

tài sản

(Nguồn: Phòng kế toán)

19


Bảng 1. 4-Tỉ trọng trong tổng tài sản của công ty từ 2011-2013
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2011
Giá trị
Tỉ trọng
Tài sản
ngắn hạn
Tài sản
dài hạn
Tổng tài
sản

Năm 2012
Giá trị

Năm 2013
Giá trị
Tỉ trọng

Tỉ trọng

25.375,59


62,83%

30.452,93

63,06%

33.492,19

54,50%

15.010,35

37,17%

17.842,42

36,94%

27.961,55

45,50%

40.385,94

100%

48.295,35

100%


61.453,74

100%

(Nguồn: Phòng kế toán)
Nhận xét:
Trong những năm gần đây, công ty đang không ngừng mở rộng hoạt động sản xuất
kinh doanh, do đó tổng giá trị tài sản của công ty tăng liên tục qua các năm. Năm 2011
tổng giá trị tài sản đạt hơn 40 tỷ, thì sang năm 2012 tổng giá trị tài sản đã tăng lên gần
20% tương ứng với mức tăng 7,9 tỷ đồng. Tiếp tục đà tăng trưởng đó, năm 2013 tổng
giá trị tài sản đạt 61,45 tỷ đồng nhưng tốc độ tăng trưởng có xu hướng chậm lại, đạt
6,65%.
Trong tổng giá trị tài sản của công ty thì giá trị tài sản ngắn hạn luôn chiếm phần ưu
thế, và có sự thay đổi không ổn định qua các năm qua. Năm 2011 giá trị tài sản ngắn
hạn đạt hơn 25 tỷ chiếm tỉ trọng 62,83% trong tổng giá trị tài sản. Năm 2012 giá trị của
tài sản ngắn hạn đạt hơn 30 tỷ chiếm 63%, tuy nhiên vào năm 2013 tỉ trọng đóng góp
của tài sản ngắn hạn giảm còn 54,5% tương đương với 33,49 tỷ về giá trị, còn lại
45,5% là tài sản dài hạn ứng với 27,96 tỷ đồng.

20


• Nguồn Vốn
Bảng 1. 5-Tổng nguồn vốn của công ty qua các năm từ 2011-2013
ĐVT: triệu đồng

Năm

Năm


Năm

2012 so với 2011
Tuyệt
Tương

2011

2012

2013

đối

2013 so với 2012
Tuyệt đối Tương

đối

đối

Nợ
phải

16.473,68 20.520,46 27.974,21 4.046,78 124,57%

7.453,75 136,32%

23.912,26 27.774,89 33.479,53 3.862,63 116,15%


5.704,64 120,54%

trả
Vốn
chủ sở
hữu
Tổng
nguồn

40.385,94 48.295,35 61.453,74 7.909,41 119,58% 13.158,39 127,25%

vốn
(Nguồn: Phòng kế toán)

21


Bảng 1. 6-Tỷ trọng trong nguồn vốn của công ty từ 2011-2013
ĐVT: triệu đồng

Nợ phải

Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Giá trị
Tỉ trọng
Giá trị
Tỉ trọng
Giá trị

Tỉ trọng
16.473,68
40,79% 20.520,46
42,49% 27.974,21
45,52%

trả
Vốn chủ

23.912,26

59,21% 27.774,89

57,51%

33.479,53

54,48%

40.385,94

100% 48.295,35

100%

61.453,74

100%

sở hữu

Tổng
nguồn vốn
Nguồn: Phòng kế toán
Nhận xét:
Trong những năm gần đây, công ty đã không ngừng mở hoạt động sản xuất kinh doanh
do đó nguồn vốn của công ty có sự tăng trưởng tốt. Năm 2011 tổng nguồn vốn của
công ty là 40,3 tỷ đồng thì sang năm 2012 giá trị này tăng lên thành hơn 48 tỷ đồng
tương ứng với mức tăng trưởng gần 20%. Sang năm 2013 tổng nguồn vốn của công ty
tiếp tục đà tăng trưởng tốt với 27,25% tương ứng với mức tăng 13,15 tỷ đồng đạt tổng
giá trị nguồn vốn là hơn 61 tỷ đồng.
Trong tổng giá trị nguồn vốn thì vốn chủ sở hữu luôn chiếm tỷ trọng hơn 55%.và đang
có dấu hiệu giảm dần trong tỷ trọng, điều có đồng nghĩa với việc tỷ trọng nợ phải trả
đang tăng dần. Năm 2011 nợ phải trả là 16,47 tỷ đồng thì năm 2012 đã tăng lên thành
hơn 20 tỷ đồng và năm 2013 là 27,97 tỷ đồng. Duy trì một tỷ lệ nợ phải trả 1 cách hợp
lý để không ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty là điều mà công ty đang
hướng tới.

22


• Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Viet Delta
năm 2011-2013

Bảng 1. 7- Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011-2013
Đơn vị tính: 1.000.000 VNĐ; Tỷ trọng: %

Chỉ Tiêu
Tổng vốn
Vốn cố định
Vốn lưu động

Tổng doanh
thu
Tổng chi phí
LN trước
thuế
LN sau thuế
Trích PLXH
Thưởng
Hoa hồng
Lãi còn lại

Năm

Năm

Năm

2011

2012

2013

2012/2011
Tỷ
Giá Trị

trọng

2013/2012

Tỷ
Giá Trị

trọng

2.770
1.500
1.270

3.900
1.600
2.300

4.250
2.020
2.030

1.130
100
1.030

(%)
140,8
106,7
181,1

350
420
-70


(%)
1.090
126,3
97,0

5.508

7.950

6.990

2.442

144,3

-960

87,9

2.168

2.950

3.120

782

136,1

170


105,8

3.340

5.000

3.870

1.660

149,7

-1.130

77,4

2.505
100
32
302
2.071

3.750
200
37
453
3.060

2.902,5

90
30
373
2.409,5

1.245
100
5
151
989

149,7
-847,5
77,4
200
-110
45
115,6
-7
81,1
150
-80
82,3
147,7
-650,5
78,7
(Nguồn: Phòng kế toán)

23



Biểu đồ 1. 1- So sánh tình hình tài chính của công ty Việt Delta 2011-2013

(Nguồn Phòng Kế Toán)
Công ty từng bước tìm kiếm những hướng đi mới để việc kinh doanh có hiệu quả hơn,
và đạt được những hiệu quả khả quan. Cụ thể là công ty luôn đạt được lợi nhuận, cao
nhất là năm 2012 thu được 3.060 triệu đồng tăng 47% so với năm 2011 tức tăng thêm
989 triệu đồng. Năm 2013 do ảnh hưởng của lạm phát trong nước và suy thoái kinh tế
thế giới, và những biến động về nhân sự trong công ty nên lợi nhuận giảm 21,3% so
với năm 2012, giảm đến 650,5 triệu đồng, như vậy công ty chỉ thu được 2.409,5 triệu
đồng tiền lãi 2013.
Tổng doanh thu 2011 là 5.508 triệu đồng, năm 2011 là 7.950 triệu đồng cao hơn 2012
số tiền 2.442 triệu đồng tức tăng 44,3%. Năm 2013 doanh thu giảm 960 triệu đồng tức
giảm 12,1% doanh thu chỉ đạt được 6.990 triệu đồng,
24


Về phía chi phí năm 2011 chi 2.168 triệu đồng, đến năm 2012 tăng thêm 782 triệu
đồng tiền chi phí nâng tổng chi phí của năm là 2.950 triệu đồng tăng 36,1% do trong
năm 2012 thực hiện nhiều đơn hàng hơn, nhưng xét chung thì năm 2012 những chi phí
không cần thiết đã được giảm thiểu, việc kinh doanh hiểu quả hơn năm 2011. Tuy
nhiên năm 2013 chi phí lại tăng cao hơn năm 2012, tăng 170 triệu đồng tức tăng 5.8%
như vậy chi phí trong năm 2013 là 3.120 triệu đồng trong khi trong khi doanh thu lại
thấp hơn năm 2012. Nguyên nhân là do năm 2012 tiền lương cho công nhân tăng theo
qui định của nhà nước, vật giá leo thang do đó các chi phí khác cũng tăng theo, làm
tăng chi phí kinh doanh của công ty trong năm 2013. Như vậy việc tăng giảm của
doanh thu và chi phí đã ảnh hưởng đến lợi nhuận đạt được.
Ngoài chi phí trong hoạt động kinh doanh công ty còn chi cho các hoạt động khác như
nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (25%), trích quỹ phúc lợi xã hội, thưởng cho những
nhân viên kí được hai hợp đồng trên tháng với mức lợi nhuận cao, và những nhân viên

kí được hai họp đồng trong năm, tiền hoa hồng cho những nhân viên của công ty.
Những khoản này tuy chiếm tỉ lện nhỏ nhưng tổng của nó cũng đáng kể để lam giảm
lọi nhuận thu được. Trích phúc lọi xã hội năm 2011 là 100 triệu đồng thấp hơn 2011 là
100 triệu đồng, năm 2012 tiền trích phúc lợi xã hội là 90 triệu đồng giảm 110 triệu
đồng tức giảm 55% so với năm 2011. Số tiền thưởng cho nhân viên năm 2011 là 32
triệu đồng, năm 2012 là 30 triệu đồng, giảm 18,9% so với năm 2011 do nhân viên mới,
tình hình kinh tế khó khăn nên việc tiềm kiếm hợp đồng cũng khó hơn năm 2012. Hoa
hồng năm 2013 cũng giảm 17,7% do đó mức lợi nhuận kiếm được của mỗi hợp đồng
cũng không được như năm 2012.
1.2.

Vài nét về hoạt động xuất khẩu sản phẩm nông sản tại công ty Việt Delta

1.2.1. Một số sản phẩm nông sản chủ yếu của công ty


Các mặt hàng từ dừa ( Coconut)

25


×