Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

SKKN sử dụng các tư liệu dạy học kĩ thuật số soạn giáo án điện tử sinh học THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 27 trang )

SKKN: Sử dụng các tư liệu dạy học kĩ thuật số trong soạn GAĐT Sinh học
THPT
PHẦN 1 – MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Xuất phát từ những yêu cầu có tính pháp lý nhằm phát triển sự nghiệp
giáo dục và đào tạo
Nghị quyết TW2, khóa VIII đã nhấn mạnh: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp
giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy
sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương
tiện vào quá trình dạy và học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu
của HS, nhất là sinh viên đại học”. Nghị quyết nêu trên đã được cụ thể hóa bằng
Chỉ thị 58-CT/TW (17/10/2000) của Bộ Chính trị, nội dung Chỉ thị có đoạn: “Đẩy
mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học,
ngành học. Phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ nhu cầu học của toàn
xã hội”.
Luật giáo dục nước CHXHCN Việt Nam được Quốc hội thông qua tháng 12
năm 1998 tại mục 2 trong điều 4 cũng nêu rõ :“ Phương pháp giáo dục phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động tư duy sáng tạo của người học , bồi dưỡng
năng lực tự học, lòng say mê học tập, ý chí vươn lên”.
1.2. Xuất phát từ những hạn chế khách quan của sách giáo khoa (SGK) và
sách giáo viên (SGV)
Sách giáo khoa Sinh học mới được biên soạn theo hướng hạn chế việc cung
cấp tri thức có sẵn, buộc HS phải hoạt động tích cực tự lực dưới sự tổ chức hướng
dẫn của GV mới có thể phát hiện và lĩnh hội được tri thức mới. Cách biên soạn như
vậy không những buộc học sinh (HS) phải thay đổi cách học mà còn buộc giáo viên
(GV) phải thay đổi cách dạy. Do đó, cần xây dựng các bài giảng điện tử (BGĐT),
trong đó có sử dụng các phương tiện dạy học (PTDH) ở dạng kỹ thuật số như: hình
ảnh tĩnh và động, âm thanh, phim, video,… tạo thuận lợi cho GV tổ chức những
hoạt động tìm tòi và phát hiện kiến thức cho HS.
Tuy nhiên, hệ thống kênh hình của SGK chỉ có những kênh hình “tĩnh”
không đáp ứng được yêu cầu tìm hiểu những kiến thức khái niệm, quy luật, quá


1


trình,… là kiến thức rất trừu tượng, nên HS khó hiểu, khó lĩnh hội được tri thức
mới. Cần phải có những phương tiện hỗ trợ như: hình ảnh động, phim,…
1.3. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học (PPDH)
Đổi mới PPDH ở trường phổ thông là vấn đề thời sự, bức xúc, vừa cấp bách,
vừa cơ bản đối với sự nghiệp giáo dục và cũng là vấn đề trung tâm của lí luận về
phương pháp dạy - học không chỉ ở nước ta mà trên cả phạm vi toàn thế giới trong
bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa.
Yêu cầu đổi mới PPDH cần đề cao vai trò của người học, chống lại thói quen
học tập thụ động, bồi dưỡng năng lực tự học giúp cho người học có khả năng học
tập suốt đời.
1.6. Xuất phát từ sự phát triển khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ
thông tin (CNTT)
Các phương tiện truyền thông cùng với hệ thống Internet nối mạng toàn cầu
đang làm thay đổi cách tiếp cận tri thức của con người. Họ không chỉ đọc để biết,
mà còn nghe, thấy, cảm nhận các sự kiện xảy ra ở xa như đang diễn ra trước mắt,
vượt qua mọi giới hạn về thời gian và cả không gian. Chính vì thế, khả năng thu
nhận, xử lý để hiểu biết thông tin một cách nhanh chóng và chính xác là hết sức
quan trọng. Điều đã dẫn đến phải thay đổi PPDH chuyển từ việc dạy chữ sang dạy
cách tìm kiếm, thu nhận và xử lý thông tin để đạt mục tiêu giáo dục.
Một trong những thế mạnh của việc ứng dụng CNTT trong giáo dục - đào tạo
là sử dụng các BGĐT. BGĐT là bài giảng được thể hiện qua các phương tiện
CNTT (phần mềm, phần cứng). Nhưng hiện nay nhiều GV nhầm lẫn gọi đây là
“giáo án điện tử”. Trong tiếng Anh chỉ có thuật ngữ Lesson Plan (giáo án hay kế
hoạch bài giảng) và Presentation (bản trình chiếu), không có khái niệm E Lesson.
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH trên cơ sở ứng dụng những thành tựu của
CNTT vào dạy – học, chúng tôi chọn đề tài: “Sưu tầm, chỉnh sửa các tư liệu dạy
học kĩ thuật số để áp dụng vào bài giảng điện tử trong dạy học Sinh học”

2. Mục đích nghiên cứu
- Xây dựng quy trình sưu tầm, gia công kĩ thuật, gia công sư phạm các tư
liệu dạy học kĩ thuật số nhằm cung cấp phương tiện dạy học cho việc xây dựng và
sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học sinh nhằm tăng tính tích cực hoạt động của
học sinh trong học tập , góp phâng nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
2


3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Giáo viên giảng dạy sinh học ở trường THPT
- Học sinh, trường THPT XXXX .
4. Kết quả cần đạt được
- Xác định các quy trình sưu tầm, gia công sư phạm và gia công kĩ thuật các
tư liệu (file ảnh, file phim, file âm thanh, các file flast, các chương trình mô
phỏng,...) để tạo thư viện tư liệu phục vụ dạy và học bộ môn.
- Xác định quy trình xây dựng BGĐT và vận dụng vào việc xây dựng và sử
dụng BGĐT trong dạy học sinh học
- Xác định phương pháp sử dụng BGĐT để tổ chức hoạt động nhận thức cho
HS trong dạy học sinh học
PHẦN 2 - NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
1.1. Phương tiện dạy học
 Khái niệm PTDH
Theo Lotsklinbo: “PTDH là tất cả các phương tiện vật chất cần thiết giúp
GV hay HS tổ chức và tiến hành hợp lý, có hiệu quả quá trình giáo dục và giáo
dưỡng ở các cấp học, ở các lĩnh vực, các môn học để có thể thực hiện được những
yêu cầu của chương trình giảng dạy, để làm dễ dàng cho sự truyền đạt và lĩnh hội
kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo”.
Theo TS. Nguyễn Hữu Long (ĐHSPHN) thì “PTDH là một thành tố của công
nghệ dạy học hiện đại, là thành phần cấu trúc trong công nghệ dạy học hiện đại”. PTDH

đó là tổ hợp các thiết bị kĩ thuật và hệ thống giá thông tin tương ứng. Thiết bị kĩ thuật
như máy tính, máy chiếu projector, overhead, phông… Các giá thông tin như phần mềm
powerpoint, flash, violet, Adobe Presenter, video clip, phần mềm kiểm tra…
 Phân loại PTDH
+ Các vật tự nhiên: mẫu sống, mẫu ngâm, mẫu nhồi, tiêu bản khô, tiêu bản
hiển vi v.v... Các mẫu vật thật là nguồn cung cấp những hình tượng cụ thể, chính
xác và gần gũi với học sinh về hình dạng, kích thước, màu sắc và cấu tạo ngoài.
Song việc nghiên cứu cấu tạo trong, các cơ quan bộ phận nhỏ lại gặp khó khăn
trong việc quan sát và phân biệt.
3


+ Các vật tượng hình: mô hình, tranh vẽ, ảnh, phim, phim đèn chiếu, phim
video, phần mềm dạy học, sơ đồ, biểu đồ… Các vật tượng hình giúp tạo điều kiện
cho học sinh hình thành những biểu tượng về sự vật, hiện tượng mà trong điều kiện
bình thường khó quan sát được.
+ Mô hình: là những vật thay thế cho đối tượng nghiên cứu duới dạng các biểu
tượng trực quan được vật chất hoá hoặc mô tả các cấu trúc, những hiện tượng, quá
trình... Mô hình còn cho phép mô tả sự vật, hiện tượng trong không gian ba chiều,
có thể tĩnh hoặc động làm cho quá trình nhận thức được đầy đủ trực quan hơn.
+ Tranh, ảnh: Mô tả các sự vật, hiện tượng, cấu trúc, quá trình ở trạng thái
tĩnh, có thể được chụp trực tiếp hoặc mô phỏng lại qua sơ đồ hình vẽ.
+ Băng, đĩa hình: Miêu tả sự vật, hiện tượng ở trạng thái động, diễn cảm
chính xác và sống động.
+ Bản trong: là các hình ảnh, sơ đồ về cấu trúc, quá trình... được ghi lên một
bản trong, sau đó được chiếu lên màn hình qua máy chiếu Overhead.
+ Các bộ dụng cụ thí nghiệm, thực hành
 Vai trò của PTDH
- Thúc đẩy sự giao tiếp, trao đổi thông tin, do đó HS học tập có hiệu quả hơn,
dễ hiểu bài, hiểu bài sâu sắc hơn và nhớ bài lâu hơn.

- PTDH tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự nghiên cứu dạng bề ngoài của đối
tượng và các tính chất có thể tri giác trực tiếp của chúng.
- PTDH giúp cụ thể hóa những cái quá trừu tượng, đơn giản hóa những máy
móc và thiết bị quá phức tạp.
- PTDH giúp làm sinh động nội dung học tập, nâng cao hứng thú học tập bộ
môn, nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học.
- PTDH còn giúp cho học sinh phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là khả
năng quan sát, tư duy (phân tích, tổng hợp các hiện tượng, rút ra những kết
luận có độ tin cậy...)
- Giúp GV tiết kiệm được thời gian trên lớp trong mỗi tiết học. Giúp GV điều
khiển được hoạt động nhận thức của HS, kiểm tra và đánh giá kết quả học
tập của các em được thuận lợi và có hiệu suất cao.
1.2. Quá trình dạy học (QTDH)
 Khái niệm
4


QTDH theo nghĩa rộng nhằm hình thành và phát triển nhân cách thế hệ trẻ
một cách có ý thức, được tiến hành dưới tác động chủ đạo của nhà sư phạm. QTDH
là một quá trình tổng thể, toàn vẹn bao gồm các khâu, các yếu tố tồn tại trong sự
biện chứng: trí dục, đức dục, mĩ dục, thể dục, lao động…
QTDH bao gồm sự lựa chọn, sắp xếp và phân phối thông tin trong một
môi trường sư phạm thích hợp. Sự tương tác giữa người học và các thông tin.
Trong bất kỳ tình huống dạy - học nào cũng có một thông điệp được truyền đi.
Thông điệp đó thường là nội dung của chủ đề được dạy, cũng có thể là các
câu hỏi về nội dung cho người học. Các phản hồi từ người dạy đến người học
về nhận xét, đánh giá các câu trả lời hay các thông tin khác.
QTDH là sự phối hợp thống nhất các hoạt động chỉ đạo của thầy với
hoạt động lĩnh hội tự giác, tích cực tự sáng tạo của trò, nhằm làm cho trò đạt
được mục

đích dạy - học.

Thầy
giáo

PTDH – thông tin

Học
sinh

Phương pháp

Hình 1. Dạy học theo quan điểm truyền thông
QTDH còn được hiểu là hoạt động dạy và học, được tạo nên bởi các yếu tố
cấu trúc cơ bản: mục tiêu; phương pháp; nội dung; hình thức tổ chức, phương tiện
dạy học và kiểm tra đánh giá. Các yếu tố này có mối quan hệ qua lại mật thiết với
nhau và được mô tả như sơ đồ dưới đây:

5


Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu trúc trong QTDH
Qua sơ đồ trên ta nhận thấy QTDH luôn luôn vận động và phát triển theo các
quy luật vốn có của nó (quy luật phù hợp giữa mục tiêu và nội dung; quy luật phù
hợp giữa mục tiêu và phương pháp; quy luật phù hợp giữa nội dung và phương
pháp; quy luật phù hợp giữa nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức; quy luật
phù hợp giữa hình thức tổ chức và phương tiện dạy học; quy luật thống nhất giữa
mục tiêu, phương pháp, nội dung, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học…). Do
vậy, người dạy phải biết tổ chức và điều khiển quá trình này, phát huy cao độ vai
trò tự giác, tích cực, độc lập của người học, tạo ra hệ thống các động lực, thúc đẩy

và phát triển một cách tổng hợp và đồng bộ mọi yếu tố của QTDH nói chung và
đặc biệt là yếu tố người học nói riêng, đáp ứng được yêu cầu của xã hội đối với sự
nghiệp giáo dục.
Mối quan hệ của QTDH và môi trường bên ngoài là mối quan hệ biện chứng.
Mối quan hệ này phản ánh vai trò của đời sống xã hội, ảnh hưởng trực tiếp sâu sắc đến
nền kinh tế thị trường, đến từng nhân tố của quá trình giáo dục, tới chất lượng và hiệu
quả giáo dục, đào tạo. Và ngược lại, sản phẩm giáo dục – những người có tri thức văn
hoá, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, có phẩm chất đạo đức và thái độ đúng đắn…
sẽ phát huy ảnh hưởng tích cực trở lại đối với nền kinh tế xã hội… Với ý nghĩa đó,
giáo dục có vai trò là động lực, là điều kiện cơ bản cho sự phát triển kinh tế xã hội.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Về các loại PTDH hiện có ở các trường Phổ thông: nói chung, PTDH ở các
trường THPT chủ yếu là tranh ảnh, mô hình có nguồn gốc từ các công ty thiết bị
6


GD; một số tranh ảnh do GV tự vẽ, tự thiết kế phục vụ cho chính bài dạy của mình.
Đánh giá chung của GV là các PTDH trang bị chưa đầy đủ. Hầu như tranh ảnh về
phần Tiến hoá không được trang bị, mà do chính GV tự vẽ, tự thiết kế lấy, một số
tranh ảnh trong SGK chưa đáp ứng hết nội dung lấy kiến thức cũng như thuận lợi
cho GV trong việc tổ chức các hoạt động học tập.
Về các PTDH GV thường sử dụng trong DHSH: PTDH chủ yếu là tranh ảnh
với mục đích minh hoạ cho các kiến thức trong SGK. Tranh ảnh không có hoặc rất
hiếm, đa số GV tự tìm kiếm và tự thiết kế lấy để phục vụ cho từng tiết học, chương
học theo ý đồ sư phạm của mình.
Về hướng sử dụng CNTT trong dạy học đối với GV Phổ thông: Tuy rằng
trang thiết bị ở các trường Phổ thông tương đối đầy đủ, song do trình độ tin học
của GV nói chung và GV Sinh học nói riêng còn chưa cao do đó các thiết bị hiện
đại còn ít được sử dụng. Đa số các trường chỉ sử dụng máy tính trong các giờ hội
giảng, thi GV dạy giỏi, một số GV có sử dụng máy tính để thiết kế bài giảng trên

word.
Những khó khăn của GV khi sử dụng CNTT trong dạy học: Đa số GV cho
rằng khó khăn lớn nhất đối với họ là chưa có kỹ năng sử dụng máy tính một cách
thành thạo, do đó ngại, không dám sử dụng các thiết bị hiện đại của nhà trường,
một số GV thành thạo thì thiếu tài liệu hỗ trợ như: Hình ảnh, các đoạn phim phù
hợp với nội dung bài dạy do họ chưa biết khai thác chúng trên internet, hoặc do
tiếng Anh còn hạn chế nên gặp nhiều khó khăn trong việc tìm tài liệu, do vậy hạn
chế tính ứng dụng CNTT trong dạy học dẫn đến phần nào hạn chế chất lượng DH
cũng như chất lượng lĩnh hội của HS.
Nhu cầu của GV về việc hỗ trợ các tài liệu, PTDH theo hướng ứng dụng
CNTT: Hầu như các GV đều mong muốn tham gia các lớp học tập huấn về kỹ năng
về sử dụng máy tính và tập huấn về PPDH có sử dụng CNTT ở mức cơ bản và
nâng cao về việc hỗ trợ tư liện dạy học, hệ thống tranh ảnh, phim phù hợp với nội
dung từng bài học trong SGK. Do họ không thể bỏ nhiều thời gian sưu tầm và gia
công sư phạm tài liệu, đó cũng có phần vượt qua khả năng của họ.
3. Mô tả các giải pháp
3.1. Quy trình xây dựng bài giảng điện tử trong dạy học sinh học
Bước 1

Xác định mục tiêu dạy - học.
7


Bước 2

Phân tích lôgic cấu trúc nội dung dạy - học.

Bước 3

Sưu tầm, gia công sư phạm và gia công kỹ thuật hệ thống tư

liệu kỹ thuật số phù hợp với nội dung dạy - học.

Bước 4

Thiết kế kịch bản các giáo án để chỉ định việc nhập liệu thông
tin vào phần mềm PowerPoint.

Bước 5

Nhập liệu thông tin vào phần mềm PowerPoint hình thành bài
giảng điện tử.
Bảng 1. Quy trình xây dựng BGĐT

3.1.1. Xác định mục tiêu dạy học
 Khi xác định mục tiêu cần:
 Nêu rõ hành động mà HS cần phải thực hiện. (Phần này chứa một cụm từ hành
động chỉ cách thức hoạt động học của HS để đạt tới mục tiêu).
 Xác định những điều kiện HS cần có để thực hiện các thao tác của hoạt động
học tập. (Bao gồm các thao tác với “tổ hợp nghe nhìn”; các thao tác với các
phương tiện dụng cụ thực hành, thí nghiệm).
 Xây dựng tiêu chí đánh giá mức độ đạt mục tiêu của HS. (Cụ thể là sau khi học
xong một bài, một phần nào đó thì HS phải đạt được những kiến thức, kỹ năng gì,
hình thành được thái độ gì và với mức độ đạt được như thế nào)
 Viết mục tiêu bài học như thế nào?
 Về kiến thức
 Nhận biết: Nêu lên được, trình bày được, phát biểu được, kể lại được, mô tả được, chỉ ra được...
 Thông hiểu: Xác định được, so sánh được, phân biệt được, phát hiện được, tóm
tắt được…
 Vận dụng: Giải thích được, chứng minh được, liên hệ được, vận dụng được…
 Về kĩ năng

 Lập được, viết được, tính được, vẽ được, đo được, thực hiện được, biết cách, tổ
chức được, thu thập được, phân loại được, biết làm thí nghiệm...
 Về thái độ: Vận dụng được, hiểu được, .....
3.1.2. Phân tích lôgic cấu trúc nội dung dạy học
8


Nội dung của từng bài phải được đặt trong mối quan hệ kiến thức liền mạch
với các bài khác trong chương, phần kiến thức tổng quát. Mặt khác cần quan tâm
đến sự hình thành và phát triển các khải niệm trong bài từ chương trình sinh học
THCS tới bài dạy.
3.1.3. Sưu tầm, gia công sư phạm và gia công kỹ thuật hệ thống tư liệu kỹ
thuật số (Mutimedia) phù hợp với nội dung dạy - học
 Yêu cầu sư phạm
Dựa vào các kiến thức cơ bản đã được xác định để sưu tầm, xây dựng tư liệu dạy
học ở dạng kỹ thuật số như: hình ảnh (tĩnh và động), video, phim khoa học...
Gia công sư phạm và gia công kỹ thuật các tư liệu thu được bằng các phần mềm
công cụ cho phù hợp với nội dung từng bài trong SGK để thiết kế BGĐT.
 Mục đích
Các tư liệu có trong SGK: trong SGK kênh hình vừa là công cụ minh hoạ
cho kiến thức của bài, vừa là nguồn tư liệu quan trọng giúp học sinh tìm tòi, lĩnh
hội tri thức.
Nhìn chung kênh hình trong SGK sinh học còn rất hạn chế, nội dung chưa
thực sực bám sát kiến thức, nhiều hình còn khó quan sát và tính thẫm mỹ chưa cao,
chưa thật sự thể hiện tính động của quá trình hình thành sự sống, sự hình thành
loài...Do đó hạn chế phần nào khả năng lĩnh hội của HS và gây khó khăn cho GV
trong việc tổ chức, điều khiển hoạt động học tập của HS theo các ý đồ sư phạm
khác nhau của GV.
Với những lí do đó đã định hướng cho chúng tôi sưu tầm, bổ sung thêm các
hình ảnh, phim, tài liệu tham khảo. Một số mang tính chất minh họa cho nội dung,

một số có thể làm nguồn tư liệu giúp HS tìm tòi, phát hiện kiến thức. Một số hình
ảnh, phim, tài liệu tham khảo làm rõ hơn về những nội dung, kiến thức khó giúp
GV chính xác hoá và mở rộng kiến thức của mình từ đó tổ chức các hoạt động học
tập cho HS, giúp HS lĩnh hội kiến thức tốt hơn. Mặt khác, cung cấp thêm tài liệu
cho GV, hướng dẫn và tạo điều kiện cho GV tổ chức các hoạt động nhận thức cho
HS theo ý đồ, phương pháp của mình đạt hiệu quả cao cho mỗi tiết học, bài học.
 Phương pháp thực hiện
Sưu tầm các tư liệu hình ảnh (tĩnh và động), video, phim khoa học... từ nhiều
nguồn khác nhau: trên mạng internet bằng các phần mềm công cụ tìm kiếm (Search
9


Engine) như: www.google.com.vn; www.yahoo.com; www.altavista.com;
www.hotbot.com; www.snap.com…, các đĩa CD-ROM Sinh học, các phần mềm
dạy học, tự chụp ảnh những tư liệu cần thiết, thu lại chương trình Discoveri…
Gia công sư phạm và gia công kỹ thuật các tư liệu dạy học kỹ thuật số dạng
“tĩnh” (các file tranh, ảnh, sơ đồ...) bằng các phần mềm MS.Paint và phần mềm
Photoshop để chỉnh sửa các chi tiết và chú thích bằng tiếng Việt cho các tranh, ảnh tĩnh;
Phần mềm Screen để chụp những hình ảnh trong giới hạn cần chụp.
Gia công sư phạm và gia công kỹ thuật các tư liệu dạy học kỹ thuật số dạng
“động” (file phim, file video, các file flast, các đoạn chương trình mô phỏng,...) bằng
các phần mềm Sothink SWF Quicker để Việt hóa và chỉnh sửa tất cả các movie Flash;
Phần mềm Xilisoft 3GP Video Converter để đổi đuôi định dạng file của các đoạn
video; Phần mềm Swiff Player để chèn các hình Flash vào Phần mềm Power Point.
 Qui trình sưu tầm các tư liệu dạy học kỹ thuật số
 Trên mạng Internet: Việc sưu tầm các tư liệu dạy học trên mạng internet rất
quan trọng, tuy nhiên vì tư liệu trên mạng rất nhiều, phần lớn là tư liệu nước ngoài
nên GV cần lựa chọn tư liệu cho phù hợp nhất với nội dung bài dạy, tránh sử dụng
nhiều tư liệu mà không mang lại kết quả học tập, phân tâm học sinh. Mặt khác GV
cần gia công sư phạm các tư liệu sao cho HS quan sát có thể hiểu được như: việt

hóa, cắt hình, sửa phim, lồng tiếng hoặc đặt phụ đề cho các đoạn phim… Một số
trang web thường sử dụng để sưu tầm tư liệu trên mạng internet như:
- www.google.com . Đây là trang tìm kiếm phổ biến nhất hiện nay. GV có
thể tìm kiếm tài liệu liên quan đến kiến thức bài học, tranh ảnh tĩnh, ảnh động,
flash, video clip…
- www.youtube.com . Đây là trang web tìm kiếm video phổ biến nhất. tuy
nhiên GV khi tìm kiếm nên sử dụng từ khóa tiếng anh thì việc tìm kiếm sẽ nhanh
và chính xác hơn.
- www.tulieudayhoc.violet.vn . Trang web này là trang mà GV trên cả
nước gửi tư liệu dạy học về theo các chủ đề, các GV có thể tải những tư liệu trên
trang web này một cách dễ dàng…
 Các nguồn khác (các CD – ROM, các phần mềm dạy học,...)
 Qui trình gia công sư phạm và gia công kĩ thuật các tư liệu dạy học kỹ
thuật số bằng các phần mềm công cụ
10


 Đối với các tư liệu dạy học kỹ thuật số dạng “tĩnh” (tranh, ảnh, sơ đồ...)
- Bước 1: Dịch sơ đồ khái niệm của bài từ tiếng Việt sang tiếng Anh để thực
hiện việc tìm kiếm tài liệu trên internet (thường tìm kiếm trên Google hình ảnh)
và các tài liệu khác có liên quan.
- Bước 2. Tập hợp, phân loại nguồn tài liệu thu được cho phù hợp với nội dung
từng bài trong SGK.
- Bước 3: Sử dụng các phần mềm hỗ trợ để gia công sư phạm các tư liệu “động”.
Đây là công việc đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức vì đa số các tài liệu, đặc
biệt là tranh ảnh tĩnh đều được chú thích bằng tiếng Anh. Do đó các tài liệu này
cần được Việt hoá, chỉnh sữa, chú thích lại thì GV và HS mới có thể sử dụng
một cách tiện lợi.
+ Phần mềm MS. Paint hoặc Photosoft để sửa và viết chú thích bằng tiếng Việt
cho các tranh ảnh tĩnh.

+ Phần mềm xây dựng bản đồ khái niệm.
+ Phần mềm Screen để chụp những hình ảnh trong giới hạn cần chụp.
 Đối với các tư tư liệu dạy học kỹ thuật số dạng “động” (file phim, file âm
thanh, các file flast, các đoạn chương trình mô phỏng,...)
- Bước 1: Sưu tầm các tư liệu trên mạng internet bằng các trang web như:
www.google.com hoặc www.youtube.com … Để quá trình tìm kiếm được nhanh
chóng và chính xác nên sử dụng các từ khóa đã được dịch sang tiếng anh (tra từ
điển chuyên ngành hoặc sử dụng trang Google dịch). Để download được các
video clip nhanh chóng trên mạng thì cần sử dụng thêm phần mềm hỗ trợ
download là IDM (internet download manager)
- Bước 2: Phân loại các tư liệu dạng “động” theo từng loại: flash, videoclip hay ảnh
động… vào từng nội dung kiến thức cụ thể của từng bài. Chú ý lựa chọn các tư liệu
phù hợp với bài, không nên sưu tầm tràn lan, mất thời gian và không hiệu quả.
- Bước 3: Sử dụng các phần mềm hỗ trợ để gia công sư phạm các tư liệu “động”:
+ Sử dụng phần mềm Movconverter hoặc Total Video Converter để đổi định
dạng file của các đoạn video từ các đuôi *.movie, *.mpeg thành các file, *.avi,
đồng thời làm tăng kích thước các đoạn phim cho dễ nhìn và cắt bỏ lời thuyết
minh bằng tiếng Anh.
11


+ Sử dụng phần mềm windows movie maker, để cắt – nối phim, chèn phụ đề
hoặc lồng tiếng cho phim…
+ Sử dụng phần mềm Sothink swf quicker để chỉnh sửa các tư liệu dạng flash.
+ Phần mềm Swiff Player để chèn các hình Flash vào Phần mềm Power Point.
3.1.4. Thiết kế kịch bản giáo án kịch bản (GAKB) để chỉ định việc nhập liệu
thông tin vào phần mềm công cụ (Powerpoint) hình thành Bài giảng điện tử.
 Yêu cầu sư phạm
- KBGA phải thể hiện đầy đủ các yếu tố cấu trúc của một giáo án truyền thống.
- KBGA phải chỉ rõ trình tự nhập liệu thông tin gồm văn bản text, âm thanh

(sound), hình ảnh (image), video, hoạt hình (animation), đồ hoạ (graphic)…
vào phần mềm trình chiếu hình thành BGĐT.
- KBGA phải thể hiện tiến trình thực hiện phương pháp tổ chức các hoạt động
nhận thức cho HS, trong đó mô tả rõ các hoạt động dạy và học để GV nghiên
cứu trước khi sử dụng BGĐT trên lớp có hiệu quả.
 Phương pháp thực hiện
KBGA chính là một bản kế hoạch bài học thể hiện sự gắn bó chặt chẽ giữa
mục đích, nội dung và PPDH và đều có cấu trúc như sau:
Bài
Tên bài
số…
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
2. Kỹ năng
3. Thái độ
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Máy tính, máy chiếu đa phương tiện
- Các PHT
- Các file ảnh tĩnh
+.......
- Các file ảnh động
+.......
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU
- PPTQ kết hợp vấn đáp tìm tòi
12


- PP tổ chức hoạt động nhóm
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ

2. Bài mới
Hoạt động 1
Tên hoạt động: ...
Mục tiêu:
Thời gian:
Hoạt động dạy
Hoạt động học

Nội dung

V. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ.
VI. DẶN DÒ:
Chú ý mục này cần tập trung vào việc hướng dẫn cách diễn đạt lại nội dung
SGK dưới dạng ngôn ngữ khác như: lập bảng biểu, sơ đồ hóa, tóm tắt ý chính,… để
tạo thuận lợi cho việc học kiến thức mới và bồi dưỡng năng lực tự học cho HS.
3.1.5. Nhập liệu thông tin vào phần mềm PowerPoint hình thành BGĐT
BGĐT phải là sản phẩm thể hiện sự tích hợp đầy đủ quy trình nêu trên đảm bảo
tính tương tác, đa phương tiện, tri thức và liên kết các đề mục lớn nhỏ trong toàn bài.
 Yêu cầu sư phạm
BGĐT là bài giảng được thể hiện qua các phương tiện CNTT (phần mềm,
phần cứng), và là một khái niệm mới khi ứng dụng CNTT vào dạy – học. Do đó, nó
cần phải nghiên cứu để đưa ra một cấu trúc hợp lí và có giao diện chung (kiểu giả
web) thể hiện sắc thái của BGĐT gồm: tiêu đề bài giảng, cột dàn ý bài giảng, nội
dung bài giảng, cùng với những ký hiệu và mầu chữ qui định lệnh hoạt động, quan
sát, thảo luận hoặc trả lời câu hỏi; kí hiệu và mầu chữ về những thông tin hỗ trợ cho
HS để giải quyết các vấn đề học tập; kí hiệu và mầu chữ về những nội dung mà HS
phải ghi vào vở… Cấu trúc này phải có trước khi tiến hành nhập liệu thông tin vào
phần mềm trình chiếu hình thành BGĐT. [76, tr.45, 46 & 49]
Mẫu của một Slide master của BGĐT có thể qui định như sau


13


* Khi nhập liệu thông tin, cần lưu ý:
- Phải thể hiện đầy đủ các nội dung, các đề mục lớn nhỏ của bài giảng
trong KBGA vào PMCC (PowerPoint).
- Số lượng, khoảng cách, màu, phông chữ, cỡ chữ và độ tương phản phải phù
hợp với nền slide sao cho HS dễ nhìn .
- Về hình thức: các hiệu ứng chữ, hình, phim nên thống nhất; không được lạm
dụng các hiệu ứng và trang trí lòe loẹt làm phân tán sự chú ý của HS.
 Phương pháp thực hiện
Bước 1: Tạo giao diện chung cho các slide master kiểu giả web của BGĐT
- Mở PowerPoint. Vào View → Chọn Master → Slide Master. Vào thanh công cụ
Drawing phía dưới màn hình → nhấn vào biểu tượng ô vuông (Rectangle)
→ tạo kích cỡ cột tiêu đề và dàn ý bài giảng dọc theo lề bên trái
của slide, rồi chọn màu nền sao cho tương phản với kênh chữ.
Nhập tên bài giảng và dàn ý bài giảng, sau đó copy đủ số lượng các slide
để nhập liệu thông tin cho BGĐT (H.1).

14


Tạo riêng slide đầu tiên giới thiệu cấu trúc bài giảng cùng với những ký
hiệu giúp HS tiện theo dõi bài học và ghi chép (H.2).

H.1: slide để nhập liệu thông tin bài giảng

H.2: slide giới thiệu cấu trúc bài giảng

Bước 2: Tạo hiệu ứng chuyển màu chữ thể hiện tiến trình của bài giảng

Mục đích của bước này giúp HS dễ theo dõi tiến trình bài giảng bằng việc
phân biệt màu chữ. Chữ ở cột dàn ý chuyển từ màu xanh dương sang màu đỏ là nội
dung đang học, Khi học xong mục nào đó thì chữ ở mục đó lại chuyển từ màu đỏ
trở lại màu xanh dương. Cách làm như sau:
Bôi đen mục sẽ dạy tới rồi chọn từ màu xanh dương sang màu đỏ. Khi đã
dạy xong nội dung của mục đó rồi, ta lại bôi đen mục đó rồi chọn trở lại màu xanh
dương. Tiếp tục làm như vậy đối với các mục còn lại.
Bước 3: Nhập liệu thông tin từ KBGA vào phần mềm PowerPoint hình thành
BGĐT
Sau khi copy đủ số lượng các slide cho BGĐT, bắt đầu từ slide số 2 ta nhập
liệu thông tin từ KBGA vào BGĐT gồm chữ (text), hình ảnh tĩnh và động (image),
âm thanh (sound), phim video,…
- Nhập chữ (text): Sử dụng Text Box để nhập và tạo hiệu ứng thích hợp cho các
Text Box đó (Phải chọn đúng màu chữ đã qui định ở slide 1 và thống nhất chọn một loại
hiệu ứng đơn giản tránh làm sự mất tập trung chú ý của HS).

15


- Nhập các file hình ảnh
tĩnh: Vào Insert → Chọn
Picture → Chọn From file.

Sau đó tìm đến file chứa ảnh
cần nhập → Chọn Insert.

Chọn Insert, ta sẽ đưa được
ảnh tĩnh vào slide của
BGĐT.


- Nhập các file hình ảnh động và phim:
Các file ảnh động thường có đuôi (.gif) được nhập giống như các file ảnh
tĩnh. Những đoạn phim có định dạng (.avi; .mov;.mpg) có thể đưa vào PowerPoint
và chạy trực tiếp được, cách làm như sau:
16


Trên màn hình PowerPoint
chọn Insert → Movies and
Sounds → Chọn Movie from
File → chọn phim cần nhập
và nhấn OK.

Cũng có thể dùng đường link từ một biểu tượng hoặc từ kênh chữ (là tên ảnh
hoặc tên phim) để nhập cho hầu hết các file ảnh động và phim có các định dạng khác
nhau, kể cả file được tạo từ Flash mà không cần sử dụng các phần mềm khác.
Trên màn hình PowerPoint,
nhấn chuột phải vào tên
phim, chọn Hyperlink…

Sau đó Link đến đúng vị trí
chứa phim cần nhập → chọn
OK là được.

Bước 4: Tạo liên kết (Hyper link) giữa các mục của BGĐT với các slide
17


Sau khi đã nhập liệu thông tin từ GAKB hình thành BGĐT, ta cần tạo liên
kết từ từng mục của cột dàn ý bài giảng đến từng slide chứa nội dung của mục đó.

Ví dụ, từ mục II trên cột cột dàn ý bài giảng ta link tới đúng slide chứa mục II của
bài giảng điện tử mà ta đã nhập. Cách tạo liên kết như sau:
Bôi đen vào mục II ở cột dàn
ý bài giảng, chọn Hyperlink.

Chọn Bookmark → Chọn
đúng số thứ tự của slide chứa
nội dung mục II → Nhấn
OK.

Sau đó copy cột dàn ý bài giảng đã tạo liên kết như trên rồi paste đè lên cột
dàn ý bài giảng của các slide còn lại, ta sẽ được một bài giảng điện tử tích hợp đa
phương tiện và cho phép liên kết được các đề mục lớn nhỏ trong toàn bài, có thể
chuyển từ mục này đến bất kỳ mục nào khác trong bài giảng.
3.2. Phương pháp sử dụng Bài giảng điện tử để tổ chức quá trình dạy - học trên lớp
Phương pháp chủ yếu sử dụng trong các BGĐT là phương pháp trực quan kết
hợp với phương pháp vấn đáp tìm tòi và tổ chức hoạt động nhóm, trên cơ sở quan sát
các tư liệu kĩ thuật số để trả lời các câu hỏi và công tác độc lập với SGK. Các phương
18


pháp nêu trên tạo thành một tổ hợp PPDH tích cực theo hướng phát huy cao độ ưu
điểm của từng phương pháp và hạn chế tối đa nhược điểm của mỗi phương pháp đó.
2.4.1. Qui trình sử dụng BGĐT để tổ chức bài học trên lớp
Qui trình thực hiện các phương pháp nêu trên được thể hiện cụ thể qua các
bước sau:
Các bước
Vai trò
Vai trò
Sản phẩm

TT
thực hiện
của GV
của HS
Tri thức
Nêu câu hỏi, bài tập,
Hướng
Tự nghiên
1
PHT...
dẫn
cứu
Nghiên cứu tư liệu, tài
2
Lời giải của
liệu, PTDH liên quan
Tổ chức
Tự thể hiện
cá nhân HS
đến nội dung bài học.
Tổ chức thảo luận theo Trọng tài, Thể hiện qua Lời giải của tập
3
nhóm
Cố vấn
nhóm
thể (nhóm, tổ, lớp)
Phân tích
Kết luận, chính xác hoá
Tự kiểm tra,
Tri thức khoa

4
Tổng hợp
kiến thức
tự điều chỉnh học
kết luận
Vận dụng vào các
Kiểm tra, Tự thể hiện
5 Vận dụng kiến thức mới
tình huống trong
đánh giá
sáng tạo
học tập, đời sống
Bảng 2. Qui trình sử dụng BGĐT để tổ chức bài học trên lớp
Qui trình trên thể hiện rõ tiến trình thực hiện các PPDH qua 3 giai đoạn học của HS:
 Giai đoạn 1 – Học một mình
GV nêu các câu hỏi, bài tập, PHT... và hướng dẫn HS nghiên cứu SGK, các tài
liệu học tập, các PTDH liên quan đến nội dung bài học. Kết quả tự học của mỗi HS là
một sản phẩm ban đầu (hay sản phẩm “thô”). Sản phẩm này dễ mang tính chủ quan,
phiến diện hoặc chưa hoàn thiện, nhất là về mặt khoa học.
 Giai đoạn 2 – Học bạn
Để tri thức trở thành khách quan, khoa học thật sự và có ý nghĩa, GV tổ chức
cho HS thảo luận (Bước 3), làm cho các sản phẩm ban đầu đó được thông qua đánh
giá, phân tích, bổ sung, điều chỉnh qua tập thể nhóm - tổ - lớp.
Cách tổ chức như vậy có tác dụng làm cho mỗi HS :
1. Không thụ động nghe bạn nói, nhìn bạn làm;
19


2. Phải tích cực chủ động thể hiện ở sự lắng nghe trình bày sản phẩm và ý
kiến của bạn;

3. Phải đối chiếu sản phẩm của nhóm với sản phẩm của mình;
4. Tham gia trình bày và bảo vệ sản phẩm, ý kiến của mình;
5. Ghi ý kiến bổ sung của các bạn và tự điều chỉnh sản phẩm của mình;
6. So sánh sản phẩm ban đầu của mình với sản phẩm của l nhóm - tổ - lớp;
7. Tự rút ra những kết luận cần thiết để tiếp cận sản phẩm của nhóm - tổ - lớp;
Sản phẩm của lớp lúc này là kết quả tổng hợp từ tất cả các sản phẩm ban đầu
của từng HS, từng nhóm HS thông qua thảo luận dưới sự dẫn dắt của thầy bằng hệ
thống câu hỏi. Như vậy, cho dù sản phẩm của lớp có vượt quá năng lực thực tế của cá
nhân HS, thì đó vẫn là sự cần thiết, và là biểu hiện cho năng lực mà HS cần vơn tới để
đạt được bằng cách tiếp cận dần. Qua đó, mỗi HS đều tự nâng mình lên một tầm nhận
thức mới và tự thấy mình trong sản phẩm của lớp để tự điều chỉnh. Đó là con đường
hình thành tri thức, kỹ năng, thái độ mà mọi HS hoàn toàn có thể tiếp thu được bằng
hoạt động tự lực, chứ không phải là “có sẵn” được áp đặt từ phía thầy và SGK.
 Giai đoạn 3 – Học thầy
Trong nhiều trường hợp của quá trình tổ chức thảo luận, HS có thể gặp
phải những vấn đề nan giải, khó phân biệt đúng sai, khó đi đến kết luận khoa học.
Lúc này, thầy với tư cách là ngời trọng tài phân tích, tổng hợp từ những ý kiến khác
nhau của các nhóm để đi đến kết luận cuộc thảo luận để lớp hoàn thiện tri thức.
Những phân tích và kết luận đó đều đã xuất phát từ hoạt động tự lực của HS.
Như vậy, HS không hề thụ động nghe thầy kết luận, giảng giải, mà chủ động
học thày bằng hành động của chính mình.
Những thao tác trong hoạt động tích cực của HS có thể là:
1. Tự ghi lại ý kiến kết luận của thầy trong giờ thảo luận ở lớp;
2. Chủ động hỏi thầy về cách học và về những gì mình có nhu cầu hiểu biết;
3. Học được cách ứng xử của thầy (phân tích, tổng hợp từ những ý kiến khác
nhau để đi đến kết luận...);
4. Mỗi HS tự điều chỉnh sản phẩm ban đầu của mình căn cứ vào kết luận của
thầy và sản phẩm của lớp thành một sản phẩm thực sự khoa học.

20



Sản phẩm học được hoàn thiện dần theo cách tổ chức hoạt động như trên, là kết
quả lao động của cá nhân HS kết hợp với tập thể nhóm - tổ - lớp và lao động của thầy
được thực hiện trên cơ sở hoạt động tự lực tích cực của mỗi HS.
Việc tổ chức HS hoạt động tự lực tìm tòi, giải quyết một vấn đề học tập bằng
“tổ hợp nghe nhìn” như phân tích ở trên, chắc chắn sẽ đem lại một kết quả tối thiểu
là HS tự chiếm lĩnh các khái niệm một cách chính xác, nhưng hiệu quả tối đa và rất
cơ bản là HS đã học thông qua hoạt động của chính mình, đã “làm để học” và làm
quen dần với tự học, kiến thức học được của HS trở nên vững chắc hơn và năng lực
tư duy, năng lực tự học, trí thông minh của HS cũng đợc phát triển.
Tiến trình tổ chức hoạt động dạy - học cứ diễn ra như thế theo con đường
xoắn ốc từ: học một mình → học bạn → học thầy, hay là từ: tự học → học hợp tác
với bạn → học thầy để tự học ở trình độ cao hơn, thì sẽ bồi dưỡng được cho HS
năng lực tự học suốt đời và chắc chắn HS biết cách làm, cách học, cách giải quyết
vấn đề, cách ứng xử, thích nghi với cuộc sống lao động tự
chủ, năng động và sáng tạo.
Qui trình sử dụng BGĐT để tổ chức bài học trên lớp được phân tích ở trên
thể hiện rõ tiến trình thực hiện các PPDH được quán triệt vào tất cả các bài học.
3.3. Ví dụ về qui trình sử dụng BGĐT để tổ chức bài học trên lớp
 Ví dụ 1: Dạy đoạn bài 24: Các bằng chứng tiến hóa
Họat động 1. Tìm hiểu về bằng chứng giải phẫu so sánh
Mục tiêu: Tìm hiểu về bằng chứng giải phẫu so sánh
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
Bước 1. Định hướng hoạt động học:
- GV chiếu hình ảnh về các
bằng chứng giải phẫu so
sánh. GV phát PHT với nội

dung:
1. Nghiên cứu SGK, thảo
luận và hoàn thành bảng sau
trong thời gian 7’:
B/c GP- K V
Ý
SS
N D nghĩa

- HS quan sát
các hình ảnh về
các loại bằng
chứng giải phẫu
so sánh.

I. Bằng chứng giải
phẫu so sánh

* Slide hình ảnh về bằng
chứng giải phẫu so
21


tiến
hóa

sánh:

1. Cơ
quan

tương tự
1. Cơ
quan
tương
đồng
3. Cơ
quan
thoái hóa
Bước 2. HS tự nghiên cứu
- GV tổ chức cho HS thảo
luận theo nhóm, yêu cầu các
nhóm cử thư kí ghi kết quả
thảo luận.
- GV định hướng quan sát
bằng gợi ý: việc so sánh cần
tập trung và nguồn gốc và
chức năng của mỗi loại cơ
quan.

- Các nhóm nhận
PHT, nghiên cứu
SGK, thảo luận
trong nhóm và
hoàn thành nội
dung của PHT
trong thời gian
quy định.

Bước 3. Thảo luận nhóm:
- GV cho thảo luận toàn lớp:

Gọi 1 nhóm cử đại diện trình
bày kết quả thảo luận của nhóm
mình.
(GV có thể dung máy chiếu bản
trong để chiếu kết quả làm việc
của từng nhóm)
- GV gọi các nhóm khác nhận
xét, bổ sung cho nhóm bạn.

- 1 nhóm trình
bày kết quả thảo
luận của nhóm
mình, các nhóm
khác nhận xét,
bổ sung.

22


Bước 4. Kết luận chính xác hóa kiến thức
- GV nhận xét kết quả thảo
luận của các nhóm.
- GV tổng kết và đưa ra kiến
thức chính xác.

- HS theo dõi và
chính xác kiến
thức

* Đáp án PHT


Bước 5. Vận dụng, mở rộng kiến thức
- GV trình bày thêm về hiện
tượng lại tổ.
(?) Từ kết quả trên, em hãy rút
ra kết luận chung về ý nghĩa của
việc nghiên cứu các bằng chứng
giải phẫu so sánh trong tiến
hóa?
(?) Hãy cho biết nguyên nhân
dẫn đến sự giống nhau của vây
cá mập và vây cá voi? Đây là
loại cơ quan nào?

.- HS theo dõi và
tiếp nhận thông
tin.
- Thảo luận theo
nhóm và trả lời

* Hiện tượng lại tổ:

- HS trả lời được:
do chúng sống
trong môi trường
giống nhau. Đây
là cơ quan tương
tự.

4. Kết quả

4.1. Phương pháp thực nghiệm
Tiến hành giảng dạy “Bài 24. Các bằng chứng tiến hóa” ở hai lớp 12C1, 12C2 của
trường THPT XXXX năm học 20... - 20... như sau:
- Lớp đối chứng (ĐC): lớp 12C1 - giảng dạy với giáo án thường
- Lớp thực nghiệm (TN): lớp 12C2 - giảng dạy bằng bài giảng điện tử đã
soạn có sử dụng các tư liệu kĩ thuật số sưu tầm được.
4.2. Kết quả thực nghiệm
- Sau khi giảng dạy, tiến hành kiểm tra nhanh 10’ và thu các bài kiểm tra để
tổng kết. Đề kiểm tra gồm 10 câu trắc nghiệm khách quan.
23


4.2.1. Phân tích định lượng
Kết quả phân tích định lượng các bài kiểm tra trong thực nghiệm
Điể
3
4
5
6
7
8
9
10
m
ĐC
1
2
5
12
11

13
5
1
TN
0
1
3
7
12
17
7
3
Từ điểm của bài kiểm tra ta có bảng tần suất điểm như sau:
Bảng 3. Tần suất điểm các bài kiểm tra
Phương
Xi
3
4
5
6
7
8
9
10
S2
X
án
Ni
ĐC
50 0.88 2.34 7.31 21.05 22.51 30.41 13.16 2.92 6.84 2.18

TN
50
1.07 4.01 11.23 22.46 36.36 16.84 8.02 7.29 1.92
So sánh số liệu trong bảng trên, chúng tôi nhận thấy giá trị trung bình điểm
các bài kiểm tra trong TN của lớp TN cao hơn so với lớp ĐC. Phương sai của
lớpTN nhỏ hơn so với lớp ĐC, như vậy điểm các bài kiểm tra ở các lớp TN tập
trung hơn.
Từ số liệu bảng , lập đồ thị tần suất điểm số của các bài kiểm tra trong TN
của hai lớp lớp TN và ĐC.
40
35

Fi
(%)

30
25

§C
TN

20
15
10
5
0
3

4


5

6

7

8

9

10

Xi

Hình.2. Biểu đồ tần suất điểm các bài kiểm tra trong thực nghiệm
Trên hình 2 chúng ta nhận thấy giá trị mod điểm các bài kiểm tra trong thực
nghiệm của cả hai lớp TN và ĐC là 7, nhưng đường biểu diễn điểm 8, 9, 10 của lớp

24


TN ở trên và nằm ở bên phải so với lớp ĐC. Điều này cho thấy kết quả các bài
kiểm tra kiểm tra ở lớp TN cao hơn so với lớp ĐC.
Từ số liệu của bảng 1, lập bảng tần suất hội tụ tiến để so sánh tần suất bài đạt
điểm từ giá trị xi trở lên.
Bảng 4. Tần suất hội tụ tiến điểm của các bài kiểm tra trong TN.
Phương án

Xi


ĐC

Ni
50

TN

50

3

4

100

5

6

7

8

9

10

99.12 96.78 89.47 68.42 45.91 15.50 2.34
100


98.93 94.92 83.69 61.23 24.78 8.03

Số liệu bảng trên cho biết tỷ lệ phần trăm các bài đạt từ giá trị x i trở lên. Ví
dụ tần suất từ điểm 7 trở lên ở các ĐC là 68.42% còn ở cá lớp TN là 83.69%. Như vậy
số điểm từ 7 trở lên ở các lớp TN nhiều hơn so với các lớp ĐC.
Từ số liệu của bảng trên, vẽ đồ thị tần suất hội tụ tiến của điểm các bài kiểm
tra trong TN
Fi (%)
120
100
80
§C
TN

60
40
20
0
3

4

5

6

7

8


9

10

Xi

Hình 3. Đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm các bài kiểm tra trong TN
Trong hình 3, đường hội tụ tiến tần suất điểm của các lớp TN nằm về bên
phải so với đường hội tụ tiến suất điểm của lớp ĐC. Như vậy kết quả điểm số bài
kiểm tra trong TN của các lớp TN cao hơn so với lớp ĐC.
3.4.2. Phân tích định tính
BGĐT được chúng tôi đề xuất thiết kế đã tỏ ra có hiệu quả trong việc hấp
dẫn, lôi cuốn HS vào các hoạt động nhận thức tự lĩnh hội kiến thức mới, có sự tiến
bộ hơn so với đối chứng không chỉ về kiến thức mà cả những kỹ năng tư duy. Kết
25


×