Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

ly thuyet trong tam ve peptit va protein

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.21 KB, 14 trang )

LÝ THUYẾT TRỌ
ỌNG TÂM VỀ PEPTIT VÀ PROTEIN
(Có lời giải chi tiết)
Bài 1. Phát biểu nào
ào sau đây không đúng ?
A.Peptit mạch hở phân tử chứa hai liên
ên kết
k peptit -CO-NH- được gọi là đipeptit.
B.Các peptit đều là chất
ất rắn, nhiệt độ nóng chảy cao và
v dễ tan trong nước.
C.Peptit mạch
ạch hở phân tử chứa hai gốc α-amino axit được gọi là đipeptit.
D.Các peptit mà phân tử
ử chứa từ 11 đến 50 gốc α-amino axit được gọi làà polipeptit.
Bài 2.Câu nào sau đây là đúng: Tripeptit (mạch
(m
hở) là hợp chất
A.mà phân tử có 3 liên kết peptit.
B.mà phân tử có 3 gốc α-amino
amino axit giống
gi
nhau.
C.mà phân tử có 3 gốc α-amino
amino axit giống
gi
nhau liên kết với nhau bởi 2 liên kết
ết peptit.
D.mà phân tử có 3 gốc α-amino
amino axit liên kết
k với nhau bởi 2 liên kết peptit.


Bài 3.Hợp chất nào sau đây thuộc
ộc loại đipeptit ?
A.H2N-CH2CH2-CONH-CH2CH2COOH
B.H2N-CH2CH2-CONH-CH2COOH
C.H2N-CH2CONH-CH2CONH-CH2COOH
D.H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-COOH
COOH
Bài 4.Tripeptit X có công thức H2N-CH
CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH2-COOH. Tên ggọi của X là?
A.Glyxylalanylglyxyl

B.Glyxylalanylglyxin

C.Alanylglyxylglyxin

D.Glyxinalaninglyxin

Bài 5.Thủy
ủy phân từng phần một pentapeptit thu được
đ
các đipeptit và tripeptit sau:
X-T, Z-Y, T-Z, Y-E và T-Z-Y
Y (X, Y, Z, T, E là kí hiệu
hi các gốc α-amino
amino axit).
Trình tự các amino axit trên là:
A.X-T-Z-Y-E

B.
B.X-Y-Z-T-E


C.X-Z-T-Y-E

D.
D.X-E-Z-Y-T

Bài 6.Arg,
Arg, Pro và Ser có trong thành phần
phần cấu tạo của nonapeptit brađikinin. Thủy phân brađikinin sinh ra
Pro-Pro-Gly, Ser-Pro-Phe, Gly-Phe-Ser,
Ser, Pro-Phe-Arg, Arg-Pro-Pro, Pro-Gly-Phe,
Phe, Phe
Phe-Ser-Pro. Cho biết trình
tự
ự các amino axit trong phân tử brađikinin ?
A.Arg-Pro-Pro-Gly-Phe-Ser-Pro-Phe-Arg
Arg
B.Ser-Pro-Phe-Arg-Arg-Pro-Pro-Gly-Phe
Phe

Truy cập vào: />com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất!

1


C.Pro-Phe-Arg-Gly-Phe-Ser-Arg-Pro-Pro
D.Pro-Gly-Phe-Ser-Pro-Phe-Arg-Arg-Pro
Bài 7.Nhận xét nào sau đây sai ?
A.Từ các dung dịch glyxin, alanin, valin có thể tạo tối đa 9 tripeptit.
B.Polipeptit kém bền trong môi trường axit và bazơ.

C.Liên kết peptit là liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa 2 đơn vị α-aminoaxit.
D.Cho Cu(OH)2 trong môi trường kiềm vào các dung dịch polipeptit đều cho hợp chất màu tím xanh.
Bài 8.Cấu tạo của chất nào sau đây không chứa liên kết peptit trong phân tử ?
A.Tơ tằm

B.Lipit

C.Mạng nhện

D.Tóc

Bài 9.Trong các nhận xét sau, nhận xét nào đúng ?
A.Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn tới vài triệu.
B.Protein là polime mà phân tử chỉ gồm các polipeptit nối với nhau bằng liên kết peptit.
C.Tất cả các protein đều dễ tan trong nước tạo dung dịch keo.
D.Đặc tính sinh lý của protein không phụ thuộc vào cấu trúc của protein mà chỉ phụ thuộc vào số lượng , trật
tự sắp xếp các gốc α-amino axit trong phân tử.
Bài 10.Mô tả hiện tượng nào dưới đây không chính xác ?
A.Đun nóng dung dịch lòng trắng trứng thấy hiện tượng đông tụ lại, tách ra khỏi dung dịch.
B.Trộn lẫn lòng trắng trứng, dung dịch NaOH và một ít CuSO4 thấy xuất hiện màu đỏ gạch đặc trưng.
C.Nhỏ vài giọt axit nitric đặc vào dung dịch lòng trắng trứng thấy kết tủa màu vàng.
D.Đốt cháy một mẫu lòng trắng trứng thấy xuất hiện mùi khét như mùi tóc cháy.
Bài 11.Có 4 dd không màu: glucozơ, glixerol, hồ tinh bột, lòng trắng trứng gà. Hóa chất nào dưới đây có thể
phân biệt cả 4 dd trên ?
A.dd HNO3 đặc, to

B.dd AgNO3/NH3

C.dd I2


D.CuSO4, dd NaOH

Bài 12.Một số bệnh nhân cần phải tiếp đạm. Đó là đạm nào ?
A.Đạm 1 lá

B.Đạm 2 lá

C.α-amino axit

D.β-amino axit

Bài 13.Enzim có bản chất là
A.Polisaccarit

B.Protein

C.Monosaccarit

D.Photpholipit

Bài 14.Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của enzim?
A.Hầu hết có bản chất protein.
B.Đóng vai trò xúc tác cho các quá trình hóa học.
C.Tốc độ phản ứng nhờ xúc tác enzim rất lớn.

Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất!

2



D.Mỗi enzim có thể xúc tác cho 1 hoặc 1 số sự chuyển hóa trong cơ thể sinh vật.
Bài 15.Polieste của axit photphoric và pentozơ được gọi là gì ?
A.Axit nucleic

B.Nucleoprotein

C.Lipit

D.Đường

Bài 16.Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng ?
A.Khi cho quỳ tím vào dung dịch muối natri của glyxin sẽ xuất hiện màu xanh
B.Có 3 α-amino axit có thể tạo tối đa 6 tripeptit
C.Mọi peptit đều có phản ứng tạo màu biure
D.Liên kết giữa nhóm NH với CO được gọi là liên kết peptit
Bài 17.Phát biểu đúng là:
A.Anilin là một bazơ, khi cho quì tím vào dung dịch phenylamoni clorua quì tím chuyển màu đỏ.
B.Khi cho Cu(OH)2 vào peptit thấy xuất hiện phức màu xanh đậm.
C.Có 3 α-aminoaxit khác nhau chỉ chứa một chức amino và một chức cacboxyl có thể tạo tối đa 6 tripeptit.
D.Trong một phân tử tripeptit có 2 liên kết peptit và tác dụng vừa đủ với 2 phân tử NaOH.
Bài 18.Hãy chọn nhận xét đúng:
A.Các amino axit ở điều kiện thường là những chất rắn ở dạng tinh thể.
B.Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa các đơn vị amino axit được gọi là liên kết peptit.
C.Các đisaccarit đều có phản ứng tráng gương.
D.Các dung dịch peptit đều có phản ứng màu biure.
Bài 19.Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A.Phân tử các amino axit chỉ có 1 nhóm amino.
B.Trong peptit mạch hở tạo ra từ n phân tử H2NRCOOH, số liên kết peptit là (n–1)
C.Dung dịch các amino axit đều không làm đổi màu quỳ tím.
D.Phân tử đipeptit mạch hở có 2 liên kết peptit.

Bài 20.Phát biểu nào sau đây không đúng?
A.Trong mỗi phân tử protein, các aminoaxit được sắp xếp theo một thứ tự xác định
B.Phân tử có hai nhóm -CO-NH- được gọi là đipeptit, ba nhóm thì được gọi là tripeptit
C.Các peptit có từ 11 đến 50 đơn vị amino axit cấu thành được gọi là polipeptit
D.Những hợp chất hình thành bằng cách ngưng tụ hai hay nhiều α-aminoaxit được gọi là peptit
Bài 21.Thuỷ phân hợp chất

thu được các aminoaxit
A.H2N-CH2-COOH; H2N-CH(CH2-COOH)-CO-NH2 và H2N-CH(CH2-C6H5)-COOH

Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất!

3


B.H2N-CH2-COOH; HOOC-CH2-CH(NH2)-COOH và C6H5-CH2-CH(NH2)-COOH.
C.H2N-CH2-COOH; H2N-CH2-CH(NH2)-COOH và C6H5-CH(NH2)-COOH.
D.H2N-CH2-COOH; HOOC-CH(NH2)-COOH và C6H5-CH(NH2)-COOH.
Bài 22.Câu nào sau đây không đúng ?
A.Thủy phân protein bằng axit hoặc kiềm khi đun nóng sẽ cho 1 hỗn hợp các muối.
B.Phân tử khối của 1 amino axit (gồm 1 chức NH2 và 1 chức COOH) luôn luôn là số lẻ.
C.Các amino axit đều tan trong nước.
D.Dung dịch amino axit không làm giấy quỳ đổi màu.
Bài 23.Đun nóng chất H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH2-COOH trong dung dịch HCl (dư), sau khi các
phản ứng kết thúc thu được sản phẩm là:
A.H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-CH2-COOH.
B.H2N-CH2-COOH, H2N-CH(CH3)-COOH.
C.H3N+-CH2-COOHCl-, H3N+-CH2-CH2-COOHCl-.
D.H3N+-CH2-COOHCl-, H3N+-CH(CH3)-COOHCl-.
Bài 24.Phát biểu nào sau đây không đúng ?

A.Protein là những polipeptit cao phân tử có thành phần chính là các chuỗi polipeptit.
B.Protein rất ít tan trong nước lạnh và tan nhiều trong nước nóng.
C.Khi nhỏ axit HNO3 đặc vào lòng trắng trứng thấy có kết tủa màu vàng.
D.Khi cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng xuất hiện màu tím đặc trưng.
Bài 25.Thuốc thử cần dùng để phân biệt các dung dịch riêng biệt mất nhãn : glucozơ, glixerol,
alanylglyxylvalin, anđehit axetic, ancol etylic là
A.Cu(OH)2/dung dịch NaOH.

B.nước brom.

C.AgNO3/dung dịch NH3.

D.Na.

Bài 26.Cho peptit:

Tên gọi của peptit trên là:
A.Val – Gly – Ala.

B.Ala – Gly – Val.

C.Val – Ala – Gly.

D.Gly – Ala – Val.

Bài 27.Kết luận nào sau đây là sai ?
A.Protein là loại hợp chất cao phân tử thiên nhiên có cấu trúc phức tạp.
B.Protein bền với nhiệt, với axit, với kiềm.
C.Protein là chất cao phân tử còn lipit không phải là chất cao phân tử.
D.Phân tử protein do các chuỗi polipeptit tạo nên, còn phân tử polipeptit tạo thành từ các mắt xích amino axit.


Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất!

4


Bài 28.Phát biểu nào sau đây đúng ?
A.Phân tử đipetit có hai liên kết peptit.
B.Phân tử tripeptit có ba liên kết peptit.
C.Trong phân tử peptit mạch hở, số liên kết peptit bao giờ cũng bằng số gốc α-amino axit.
D.Trong phân tử peptit mạch hở chứa n gốc α-amino axit, số liên kết peptit bằng n − 1.
Bài 29.Để phân biệt các dung dịch hóa chất mất nhãn: axit axetic, glixerol, glucozơ, fomalin, propan-1,3-điol,
anbumin ta chỉ cần dùng
A.Na.

B.dd AgNO3/NH3.

C.Cu(OH)2/NaOH.

D.dung dịch Na2CO3.

Bài 30.Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là đúng ?
A.Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α-amino axit.
B.Tất cả các peptit và protein đều có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
C.Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị amino axit được gọi là liên kết peptit.
D.Oligopeptit là các peptit có từ 2 đến 10 liên kết peptit.
Bài 31.Tên gọi của peptit: HOOC-CH2-NH-CO-CH(CH3)NH2 là:
A.Val-Ala.

B.Ala-Val.


C.Ala-Gly.

D.Gly-Ala.

Bài 32.Phát biểu nào sau đây đúng ?
A.Trong môi trường kiềm, đipeptit mạch hở tác dụng được với Cu(OH)2 cho dung dịch màu tím xanh
B.Trong một phân tử tripeptit mạch hở có 3 liên kết peptit.
C.Các hợp chất peptit bền trong môi trường bazơ và môi trường axit.
D.axit glutamic HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH có tính lưỡng tính
Bài 33.Khi thuỷ phân 1 peptit, chỉ thu được các đipeptit Glu-His ; Asp-Glu ; Phe-Val và Val-Asp. Cấu tạo
peptit đem thuỷ phân là
A.His-Asp-Glu-Phe-Val-Asp-Glu.
B.Asp-Glu-Phe-Val-Asp-Phe-Val-Asp.
C.Phe-Val-Asp-Glu-His.
D.Glu-Phe-Val-Asp-Glu-His-Asp-Val-Asp.
Bài 34.Nhận định nào sau đây là chính xác ?
A.Amino axit có tính lưỡng tính nên dung dịch của nó luôn có pH = 7
B.pH của dung dịch các α-amino axit bé hơn pH của các dung dịch axit cacboxylic no tương ứng cùng nồng độ
C.Dung dịch axit amino axetic tác dụng được với dung dịch HCl
D.Trùng ngưng các amino axit thu được hợp chất có chứa liên kết peptit
Bài 35.Chọn phát biểu đúng

Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất!

5


A.Đipeptit mạch hở là peptit chứa hai liên kết peptit.
B.Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.

C.Khi thuỷ phân hoàn toàn peptit thu được α-aminoaxit.
D.Hemoglobin của máu thuộc loại protein dạng sợi.
Bài 36.Thủy phân không hoàn toàn tripeptit X mạch hở, thu được sản phẩm gồm Gly, Ala, Ala-Gly, Gly-Ala.
Tripeptit X là
A.Ala-Ala-Gly.

B.Gly-Gly-Ala.

C.Ala-Gly-Gly.

D.Gly-Ala-Gly.

Bài 37.Cho các chất (1) glucozơ, (2) saccarozơ, (3) tinh bột, (4) protein, (5) lipit. Các chất tác dụng với
Cu(OH)2 ở điều kiện thích hợp là
A.(1), (4).

B.(1), (2).

C.(1), (2), (3), (4), (5).

D.(1), (2), (4).

Bài 38.Phát biểu nào sau đây đúng ?
A.Các phân tử đipeptit mạch hở có hai liên kết peptit.
B.Anilin có tính bazơ nhưng dung dịch của anilin không làm đổi màu quì tím.
C.C3H8O có số đồng phân cấu tạo nhiều hơn số đồng phân cấu tạo của C3H9N.
D.Anilin có lực bazơ mạnh hơn benzylamin.
Bài 39.Tên gọi cho peptit

A.alanylglyxylalanyl.


B.glixinalaninglyxin.

C.glixylalanylglyxin.

D.alanylglixylalanin.

Bài 40.Một đipeptit có khối lượng mol bằng 146. Đipeptit đó là:
A.Ala-Ala

B.Gly-Ala

C.Gly-Val.

D.Gly-Gly.

Bài 41.Số tripeptit mạch hở tối đa thu được từ hỗn hợp chỉ gồm glyxin và alanin là
A.8.

B.6.

C.9.

D.4.

Bài 42.Octapetit X có công thức cấu tạo là Gly-Phe-Tyr-Lys-Gly-Phe-Tyr-Ala. Khi thủy phân X thì thu được
tối đa bao nhiêu tripeptit có chứa Gly ?
A.3.

B.4.


C.5.

D.6.

Bài 43.X là: H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH(C6H5)-CO-NH-CH2-CH2-COOH. Số liên kết peptit có
trong một phân tử X là:
A.3.

B.2.

C.4.

D.1.

Bài 44.Thủy phân octapetit mạch hở X: Gly-Phe-Tyr-Lys-Gly-Phe-Tyr-Ala thì thu được tối đa bao nhiêu
tripeptit có chứa Gly ?

Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất!

6


A.4.

B.3.

C.5.

D.6.


Bài 45.Cho các amino axit sau:
H2N-CH2-COOH, H2N-CH(CH3)-COOH, H2N-CH2-CH2-COOH
Có tối đa bao nhiêu tetrapeptit được tạo ra từ các amino axit trên ?
A.9.

B.16.

C.24.

D.81.

Bài 46.Thuỷ phân hoàn toàn 1,0 mol hợp chất:
H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-CH2-CO-NH-CH(C6H5)-CO-NH-CH(CH3)-COOH thì thu được
nhiều nhất bao nhiêu mol α-amino axit ?
A.3.

B.5.

C.2.

D.4.

Bài 47.Brađikinin có tác dụng làm giảm huyết áp. Đó là một nonapeptit có công thức là:
Arg-Pro-Pro-Gly-Phe-Ser-Pro-Phe-Arg
Khi thuỷ phân không hoàn toàn, số tripeptit có chứa phenylamin (Phe) là:
A.8.

B.5.


C.6.

D.7.

Bài 48.Thủy phân hoàn toàn một tripeptit (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm alanin và glyxin theo tỷ lệ mol là
2 : 1. Số tripeptit thỏa mãn ?
A.1.

B.3.

C.2.

D.4.

Bài 49.Có bao nhiêu loại tripeptit chứa 3 loại gốc aminoaxit khác nhau ?
A.6.

B.4.

C.3.

D.2.

Bài 50.Phát biểu nào sau đây không đúng?
A.Ala–Gly và Gly–Ala là hai đipeptit khác nhau.
B.Trong môi trường kiềm, protein tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất có màu tím đặc trưng.
C.Hầu hết các enzim đều có bản chất là protein.
D.Các protein ít tan trong nước lạnh, tan nhiều trong nước nóng tạo thành dung dịch keo.

Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất!


7


LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án A
Peptit mạch hở phẩn tử chứ hai liên kết peptit -CO-NH được gọi là tripeptit
Chọn A
Câu 2: Đáp án D
Câu 3: Đáp án D
A,B sai vì có 1 axit amin không phải phải là α-amino axit
C sai vì đó là tripeptit
Chọn D
Câu 4: Đáp án B
Ta thấy tripeptit X H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-COOH được tạo bởi các amino axit lần lượt là H2NCH2-COOH, H2N-CH(CH3)-COOH, H2N-CH2-COOH
• Tên của các peptit được hình thành bằng cách ghép tên gốc axyl của các α-amin axit bắt đầu từ đầu N, rồi kết
thúc bằng tên của axit đầu C(được giữ nguyên)
• Vậy tên của X là Glyxylalanylglyin → Đáp án đúng là đáp án B
Câu 5: Đáp án A
• Ta thấy trong các đipeptit và tripeptit α-amin axit X cỉ xuất hiện trong X-T, α-aminoaxxit E chỉ xuất hiện
trong Y-E → X là mắt xích đầu tiên và E là mắt xích cuối
• Ta có X-T, T-Z, T-Z-Y → X-T-Z-Y
• T-Z-Y, Z-Y, Y-E → T-Z-Y-E → Trình tự là X-T-Z-Y-E → Đáp án đúng là đáp án A
Câu 6: Đáp án A
• Ta có Pro-Pro-Gly, Arg-Pro-Pro → có mạch Arg-Pro-Pro-Gly
• Có Pro-Gly-Phe, vừa tìm được Arg-Pro-Pro-Gly → Arg-Pro-Pro-Gly-Phe
• Có Gly-Phe-Ser, vừa tìm được Arg-Pro-Pro-Gly-Phe → Arg-Pro-Pro-Gly-Phe-Ser
• Có Phe-Ser-Pro, vừa tìm được Arg-Pro-Pro-Gly-Phe-Ser → Arg-Pro-Pro-Gly-Phe-Ser-Pro
• Có Ser-Pro-Phe, vừa tìm được Arg-Pro-Pro-Gly-Phe-Ser-Pro → Arg-Pro-Pro-Gly-Phe-Ser-Pro-Phe
• Có Pro-Phe-Arg, vừa tìm được Arg-Pro-Pro-Gly-Phe-Ser-Pro-Phe → Arg-Pro-Pro-Gly-Phe-Ser-Pro-Phe-Arg

→ Đáp án đúng là đáp án A
Câu 7: Đáp án A
Từ dung dịch glyxin, alanin, valin có thể tạo tối đa 3*3*3=27 tripeptit
Chọn A
Câu 8: Đáp án B
Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, bao gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit,.. hầu hết
chúng đều là các este phức tạp → Lipit không chứa liên kết peptit trong phân tử → Đáp án đúng là đáp án B.
Câu 9: Đáp án A
B sai vì các protein còn các thành phần "phi protein", như axit nucleic, lipit,..
C sai vì protein hình sợi không tan trong nước, chỉ có protein hình cầu tan trong nước tạo dung dịch keo

Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất!

8


D sai vì đặc tính sinh lý của protein có phụ thuộc vào cấu trúc của protein
Chọn A
Câu 10: Đáp án B
B sai, vì sẽ xuất hiện mà tím đặc trưng
Chọn B
Câu 11: Đáp án D
• CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + H2O
• Ở nhiệt độ thường khi cho Cu(OH)2 phản ứng với các dung dịch thì
+ Lòng trắng trứng gà xuất hiện màu tím
+ Glixerol và glucozơ có màu phức xanh đặc trưng
2C3H8O3 + Cu(OH)2 → (C3H7O3)2Cu + 2H2O
2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O
• Đun nóng thì Glucozơ có màu đỏ gạch
CH2OH[CHOH]4-CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH → CH2OH[CHOH]4-COONa + Cu2O↓ + 3H2O

• Hồ tinh bột không có hiện tượng gì
→ Đáp án đúng là đáp án D
Câu 12: Đáp án C
• Đạm 1 lá và đạm 2 lá là phân bón cho thực vật → Đáp án A và B sai
• Amino axit thiên nhiên (hầu hết là α-amino axit) là cơ sở kiến tạo nên các loại protein của cơ thế sống → bệnh
nhân cần phải tiếp đạm α-amino axit → Đáp án C đúng
• β-amino axit không phải là hợp chất thiên nhiên → Đáp án D sai
Ta chọn đáp án C
Câu 13: Đáp án B
Enzim là những chất hầu hết có bản chất protein, có khả năng xúc tác cho các quá trình hóa học, đặc biệt trong
cơ thể sinh vật → Đáp án đúng là đáp án B
Câu 14: Đáp án D
Enzim là những chất hầu hết có bản chất protein, có khả năng xúc tác cho các quá trình hóa học, đặc biệt trong
cơ thể sinh vật. Hoạt động, xúc tác của enzim có tính chọn lọc cao, mỗi enzim chỉ xúc tác cho một sự chuyển
hóa nhất định → Phát biểu D sai → Ta chọn đáp án D.
Câu 15: Đáp án A
Axit nucleic là polieste của axit photphoric và pentozơ (monosaccarit có 5C); mỗi pentozơ lại liên kết với một
bazơ nitơ ( đó là các hợp chất dị vòng chứa nitơ được kí hiệu là A, T, G, X) → Đáp án đúng là đáp án A
Câu 16: Đáp án A
dung dịch NH 2CH 2COONa có tính bazo nên khi cho quỳ tím vào thì sẽ xuất hiện màu xanh
B sai, vì tối đa là 27 tripeptit
C sai, đipeptit không cho phản ứng tạo màu biure
D sai, liên kết giữa nhóm CO và nhóm NH giữa 2 đơn vị α- amino axit được gọi là liên kết peptit
Chọn A

Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất!

9



Câu 17: Đáp án A
• C6H5Nh2 là amin nên là bazơ, C6H5NH3Cl có tính axit nên làm quì tím chuyển màu đỏ. → Đáp án đúng là đáp
án A
• Khi cho Cu(OH)2 vào peptit thấy xuất hiện phức màu tím trừ đipeptit → Đáp án B sai
• Có 3 α-amino axit khác nhau có thể tạo tối đa 3 × 3 × 3 = 27 tripeptit → Đáp án C sai
• Trong một phân tử tripeptit có 2 liên kết peptit và tác dụng có thể lớn hơn 2 phân tử NaOH, phụ thuộc vào gốc
α-amin axit → Đáp án D sai
Câu 18: Đáp án A
• Các amino axit ở điều kiện thường là những chất rắn ở dạng tinh thể không màu → Đáp án A là đáp án đúng
• Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị amino axit được gọi là liên kết peptit → Đáp án B sai
• Saccarozơ là đisaccarit nhưng không có phản ứng tráng gương → Đáp án C sai
• Đipeptit chỉ có một liên kết peptit nên không có phản ứng màu biure → Đáp án D sai
Câu 19: Đáp án B
• Lysin H2N-[CH2]4-CH(NH2)-COOH là amino axit có 2 nhóm amino → Đáp án A sai
• Trong peptit mạch hở tạo ra từ n phân tử H2NRCOOH, số liên kết peptit là (n-1) → Đáp án B là đáp án đúng.
• Axit glutamic HOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COOH là α-amino axit có tính axit nên chuyển màu quỳ tím thành đỏ
hay Lysin H2N-[CH2]4-CH(NH2)-COOH có tính bazơ nên chuyển màu quỳ tím thành xanh → Đáp án C sai
• Phân tử đipeptit tạo bởi 2 gốc α-amino axit nên chỉ có 1 liên kết peptit → Đáp án D sai
Câu 20: Đáp án B
B sai do có 2 nhóm -CO-NH- gọi là tripeptit, ba nhóm là tretapeptit
Chọn B
Câu 21: Đáp án B
o

t
H2N-CH2-CO-NH-CH(CH2-COOH)-CO-NH-CH(CH2-C6H5)-CO-NH-CH2-COOH + 3H2O 
2H2N-CH2H

COOH + H2N-CH(CH2-COOH)-COOH + H2N-CH(CH2-C6H5)-COOH
→ Thu được các amino axit là H2N-CH2-COOH; H2N-CH(CH2-COOH)-COOH, H2N-CH(CH2-C6H5)-COOH

→ Đáp án đúng là đáp án B
Câu 22: Đáp án D
D sai, khi nhóm -COOH nhiều hơn nhóm NH 2 thì quỳ tím đổi màu đỏ, ngược lại thì quỳ tím đổi màu xanh
A đúng, vì sau khi thủy phân, các axit amin sẽ tác dụng với axit hoặc kiềm để tạo muối
B đúng, NH 2Cn H 2 n  2 k COOH :14n  2k  61 luôn lẻ
Chọn D
Câu 23: Đáp án D
Sau khi thủy phân được NH 2  CH 2  COOH , NH 2  CH (CH 3 )  COOH , sẽ tác dụng luôn với HCl
dư được H 3 N   CH 2  COOHCl  ; H 3 N   CH (CH 3 )  COOHCl 
Chọn D
Câu 24: Đáp án B

Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất!

10


B sai, protein hình sợi không tan trong nước, protein hình cầu tan tron nước tạo thành dung dịch keo, còn ở
trong nước
nóng, protein đông tụ tách ra khỏi dung dịch
Chọn B
Câu 25: Đáp án A
Ta dùng Cu(OH)2/dung dịch NaOH
• Ở nhiệt độ thường khi cho Cu(OH)2/dung dịch NaOH vào từng dung dịch thì
+ Glucozơ và glixerol xuất hiện phức màu xanh
2C3H8O3 + Cu(OH)2 → (C3H7O3)2Cu + 2H2O
2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O
+ Ananylglyxylvalin có màu tím đặc trưng
• Khi đun nóng thì glucozơ và anđehit axetic có màu đỏ Cu2O xuất hiện
o


t
CH 2OH  [CHOH ]4  CHO  2Cu (OH ) 2  NaOH 
 CH 2OH  [CHOH ]4  COONa  Cu2O  3H 2O
o

t
CH 3CHO  2Cu (OH ) 2  NaOH 
 CH 3  COONa  Cu2O  3H 2O

• Ancol etylic không có hiện tượng gì.
→ Đáp án đúng là đáp án A
Câu 26: Đáp án D
H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH(CH(CH3)2)-COOH được tạo ra từ các amino axit H2N-CH2-COOH,
H2N-CH(CH3)-COOH, (CH3)2CH-CH(NH2)-COOH → Tên gọi là Gly-Ala-Val. → Đáp án đúng là đáp án D
Câu 27: Đáp án B
• Protein là những polipeptit cao phẩn tử có phân tử khối từ vài chục đến vài triệu, được tạo thành từ các gốc αamino axit, axit nucleic, lipit,...→ Đáp án A đúng.
• Khi đun nóng protein với axit hoặc kiềm thì nó sẽ bị thủy phân thành α-amino axit → Đáp án B là đáp án sai
• Protein là chất cao phân tử còn lipit thường có phân tử khối nhỏ nên không là chất cao phân tử → Đáp án C
đúng
• Phân tử protein do chuỗi polipeptit tạo nên, còn phân tử polipeptit tạo thành từ các mắt xích amino axit →
Đáp án D đúng.
Câu 28: Đáp án D
A sai, đipeptot có 1 liên kết peptit
B sai, tripeptit có 2 liên kết peptit
C sai, số liên kết peptit bằng số gốc α- amino axit trừ 1
Chọn D
Câu 29: Đáp án C
• Để phân biệt các dung dịch hóa chất mất nhãn: CH3COOH, C3H5(OH)3, C6H12O6, HCHO, CH2OH-CH2CH2OH, anbumin ta chỉ cần dùng Cu(OH)2/OH• B1: Cho tất cả các hóa chất phản ứng với thuốc thử ở nhiệt độ thường:
- Nếu xuất hiện màu xanh nhạt → CH3COOH:

Cu(OH)2 + 2CH3COOH → (CH3COO)2Cu + 2H2O
- Nếu dung dịch xuất hiện phức màu xanh đậm → C3H5(OH)3, C6H12O6.

Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất!

11


2C3H8O3 + Cu(OH)2 → (C3H7O3)2Cu + 2H2O
2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O
- Nếu dung dịch xuất hiện màu tím đặc trưng → anbumin.
- Nếu dung dịch không có hiện tượng gì → HCHO, CH2OH-CH2-CH2OH.
• B2: Cho hai dung dịch ở B1 không có hiện tượng gì phản ứng với Cu(OH)2/OH- có sự tham gia của nhiệt độ.
Nếu xuất hiện ↓ đỏ gạch → HCHO
o

t
 Na2CO3 + 2Cu2O↓ + 6H2O.
HCHO + 4Cu(OH)2 + 2NaOH 
Nếu không có hiện tượng gì → CH2OH-CH2-CH2OH.
• B3: Đun sôi hai dung dịch xuất hiện phức màu xanh đậm ở B1.
Nếu dung dịch xuất hiện kết tủa đỏ gạch → C6H12O6.
o

t
 C5H11O5-COONa + Cu2O↓ + 3H2O
C5H11O5-CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH 
Nếu không có hiện tượng gì → C3H5(OH)3.
→ Chọn C.


Câu 30: Đáp án A
• Protein đơn giản là những protein được tạo thành chỉ từ các gốc α-amino axit nên khi thủy phân thu được các
α-amino axit → Đáp án A là đáp án đúng.
• Đipeptit chỉ có một liên kết peptit nên không có phản ứng mài biure với Cu(OH)2 → Đáp án B sai
• Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết peptit → Đáp án C sai
• Oligopeptit gồm các peptit có từ 11 đến 50 gốc α-amino axit. → Đáp án D sai
Câu 31: Đáp án C
Phải đọc từ α-amino axit đầu N nên phải là Ala-Gly chứ không phải Gly-Ala
Chọn C
Câu 32: Đáp án D
A sai, đipeptit không cho phản ứng đó
B sai, phân tử tripeptit có 2 liên kết peptit
C sai, các hợp chất peptit không bền trong môi trường bazo và axit
D đúng, có 2 gốc COOH ,  NH 2
Chọn D
Câu 33: Đáp án C
HD • Ta có Glu-His và Asp-Glu → Asp-Glu-His
• Ta có Val-Asp, vừa tìm được Asp-Glu-His → Val-Asp-Glu-His
• Ta có Phe-Val, vừa tìm được Val-Asp-Glu-His → Phe-Val-Asp-Glu-His → Đáp án đúng là đáp án C
Câu 34: Đáp án C
A sai, khi có sự khác biệt số nhóm -COOH và nhóm  NH 2 thì pH sẽ lớn hơn 7 hoặc nhỏ hơn 7
B sai, phải là lớn hơn
C đúng
D sai, phải là trùng ngưng các α-amino axit mới được hợp chất chứa liên kết peptit
Chọn C
Câu 35: Đáp án C
Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất!

12



A sai, đipeptit mạch hở có chứa 1 liên kết peptit
B sai, đipeptit không cho phản ứng màu biure
D sai, hemoglobin của máu thuộc loại protein dạng hình cầu
Chọn C
Câu 36: Đáp án D
• Sản phẩm có Gly, Ala, Ala-Gly, Gly-Ala → Trong X chỉ có Gly và Ala.
• Có Ala-Gly và Gly-Ala → Ala-Gly-Ala hoặc Gly-Ala-Gly → Đáp án đúng là đáp án D
Câu 37: Đáp án D
HD • Glucozơ 2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O
• Saccarozơ 2C12H22O11 + Cu(OH)2 → 2(C12H21O11)2Cu + 2H2O
• Protein + Cu(OH)2 → sản phẩm có màu xanh tím đặc trưng
→ Đáp án đúng là đáp án D
Câu 38: Đáp án B
• Đáp án A sai vì các phân tử đipeptit mạch hở có một liên kết peptit
• Đáp án B đúng vì C6H5NH2 ó tính bazơ tuy nhiên tính bazơ yếu nên không làm đổi màu quỳ tím.
• Đáp án C sai vì C3H8O có 3 đồng phân, C3H9N có 4 đồng phân
• Đáp án D sai vì lực bazơ anilin < benzylamin
Chọn đáp án B
Câu 39: Đáp án D
Kết thúc phải bằng tên của α-amino axit đầu C, các α-amino axit thì thay -in thành -yl
Nên gọi đúng phải là: anlanylglixylalanin
Chọn D
Câu 40: Đáp án B
Đặt CTPT của đipeptit là CnH2nO3N2
Mđipeptit = 14n + 76 = 146 → n = 5 → Tổng nguyên tử C ở 2 gốc amino axit = 5
→ Hai amino axit là Glyxin H2NCH2COOH và Alanin CH3CH(NH2)COOH
→ đipeptit là Gly-Ala hoặc Ala-Gly → Đáp án đúng là đáp án B
Câu 41: Đáp án A
Tripeptit là: abc

a có 2 cách chọn, b có 2 cách chọn, c có 2 cách chọn nên số đồng phân tripeptit là: 2*2*2=8
Chọn A
Câu 42: Đáp án A
Tripeptit chứ Gly:Gly-Phe-Tyr; Tyr-Lys-Gly; Lys-Gly-Phe(3)
Chú ý là tạo ra 2 Gly-Phe-Tyr
Chọn A
Câu 43: Đáp án B

Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất!

13


Liên kết peptit là liên kết giữa 2 nhóm CO và NH của 2 α-amino axit
Chú ý amino axit cuối cùng không phải là α-amino axit nên số liên kết peptit chỉ có:2
Chọn B
Câu 44: Đáp án B
Gly-Phe-Tyr-Lys-Gly-Phe-Tyr-Ala có thể thủy phân ra các tripeptit có chứa Gly là Gly-Phe-Tyr, Tyr-Lys-Gly,
Lys-Gly-Phe → Có 3 sản phẩm → Đáp án đúng là đáp án B
Câu 45: Đáp án B
Vì chỉ có 2 α-amino axit là glyxin và alanin nên số tetrapeptit thu được là:2.2.2.2 = 16
Chọn B
Câu 46: Đáp án D
Thủy phân hoàn toàn sẽ thu được:2 mol Alanin, 1 mol Glyxin, 1 mol Phenylalanin và 1 amino axit không phải
là α-amino axit
Chọn D
Câu 47: Đáp án B
Các tripeptit chứa Phe là: Pro-Gly-Phe; Gly-Phe-Ser; Phe-Ser-Pro; Ser-Pro-Phe, Pro-Phe-Arg(5)
Chọn B
Câu 48: Đáp án B


3!
Các tripeptit thỏa mãn là: Ala  Ala  Gly; Ala  Gly  Ala; Gly  Ala  Ala( )
2
Chọn B
Câu 49: Đáp án A
Có 3 loại gốc aminoaxit khác nhau thì số đồng phân peptit sẽ là 3! = 6
→ Đáp án đúng là đáp án A
Câu 50: Đáp án D
• Đáp án D sai vì protein có hai dạng: hình cấu và hình sợi. Protein hình sợi hoàn toàn không tan trong nước
trong khi protein hình cầu tan trong nước tạo thành dung dịch keo như anbumin, hemoglobin

Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất!

14



×