Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Tăng cường bảo đảm an toàn trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam Techcombank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.63 KB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CHƯƠNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CAO
------------***------------

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Kinh doanh quốc tế

TĂNG CƯỜNG BẢO ĐẢM AN TOÀN TRONG
THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP
KỸ THƯƠNG VIỆT NAM TECHCOMBANK

HOÀNG DUY KHÁNH

Hà Nội - 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CHƯƠNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CAO
------------***------------

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TĂNG CƯỜNG BẢO ĐẢM AN TOÀN TRONG
THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP
KỸ THƯƠNG VIỆT NAM TECHCOMBANK

Sinh viên thực hiện
Chuyên ngành
Lớp
Mã sinh viên
Giảng viên hướng dẫn


: Hoàng Duy Khánh
: Quản trị kinh doanh quốc tế
: Kinh doanh quốc tế CLC K54
: 11121956
: PGS.TS Bùi Huy Nhượng

Hà Nội - 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS
Bùi Huy Nhượng đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết Báo cáo tốt
nghiệp.
Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong Trường Đại Học Kinh tế
quốc dân đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập. Với vốn
kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình
nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu để em bước vào đời một
cách vững chắc và tự tin.
Em chân thành cảm ơn Ban giám đốc Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt
Nam Techcombank Hội sở Miền Bắc đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em
thực tập tại Ngân hàng.
Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công
trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh, Chị trong Ngân hàng
TMCP Kỹ Thương Việt Nam Techcombank Hội sở Miền Bắc luôn dồi dào sức
khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc.
Sinh viên thực hiện
Hoàng Duy Khánh


MỤC LỤC

Chức năng:...........................................................................................................................24
Nhiệm vụ:............................................................................................................................24
Chức năng:..........................................................................................................................25
Nhiệm vụ:............................................................................................................................25
Chức năng:...........................................................................................................................25
Nhiệm vụ:............................................................................................................................26
Chức năng:...........................................................................................................................26
Nhiệm vụ:............................................................................................................................26
Chức năng: ..........................................................................................................................26
Nhiệm vụ:............................................................................................................................27


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong chuyên đề thực tập này là do tôi tự thu thập, trích dẫn, tuyệt đối
không sao chép từ bất kỳ một tài liệu nào.
Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2015
Tác giả chuyên đề thực tập
Hoàng Duy Khánh


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6


Từ viết tắt
CBNV
CPTM
NH
NHTM
TMCP
TTQT

7

TT&TTTM

8
9

XNK
VND

Diễn giải
Cán bộ nhân viên
Cổ phần thương mại
Ngân hàng
Ngân hàng thương mại
Thương mại cổ phần
Thanh toán quốc tế
Thanh toán và Tài trợ
thương mai
Xuất nhập khẩu
Việt Nam Đồng



DANH MỤC CÁC HÌNH
Chức năng:...........................................................................................................................24
Nhiệm vụ:............................................................................................................................24
Chức năng:..........................................................................................................................25
Nhiệm vụ:............................................................................................................................25
Chức năng:...........................................................................................................................25
Nhiệm vụ:............................................................................................................................26
Chức năng:...........................................................................................................................26
Nhiệm vụ:............................................................................................................................26
Chức năng: ..........................................................................................................................26
Nhiệm vụ:............................................................................................................................27


LỜI MỞ ĐẦU
Thanh toán quốc tế là một dịch vụ ngày càng trở nên quan trọng đối với các
ngân hàng thương mại, đồng thời hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu và
đầu tư nước ngoài. Thánh toán quốc tế ra đời dựa trên nền tảng Thương mại quốc
tế, nhưng Thương mại quốc tế có tồn tại và phát triển được hay không lại còn phụ
thuộc vào khâu thanh toán có thông suốt, kịp thời, an toàn và chính xác.
Thương mại và thanh toán quốc tế vốn dĩ phức tạp và nhiều rủi ro hơn so với
Thương mại và thanh toán nội địa, bởi vì nó chịu chi phối không chỉ bởi luật lệ, tập
quán địa phường mà còn cả luật lệ và tập quán quốc tế, sử dụng ngôn ngữ nước
ngoài và đồng tiền thanh toán. Những rủi ro trong thanh toán quốc tế dẫn đến sự
tranh chấp giữa các ngân hàng với ngân hàng, ngân hàng với khách hàng, và các
bên liên quan ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả của các hoạt động thanh
toán quốc tế của các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng thương mại. Nó không
những gây tổn thất về tiền bạc, tài sản mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín của
ngân hàng trên thương trường nội địa và quốc tế.
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam: Techcombank là một trong những

ngân hàng có bề dày kinh nghiệm và hoạt động hiệu quả về lĩnh vực thanh toán
quốc tế. Trong quá trình thực tập, em nhận thấy những vấn đề về rủi ro trong hoạt
động thanh toán quốc tế tại ngân hàng đã và đang được quan tâm, nghiên cứu. Với
mục đích nhằm tìm ra những phương pháp hữu hiệu, khả thi để hạn chế những rủi
ro trong hoạt động thanh toán quốc tế, em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu:
“Tăng cường bảo đảm an toàn trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng
thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam Techcombank”.
Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, chuyên đề thực tập gồm 3 chương lớn:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về an toàn trong thanh toán quốc tế.
Chương 2: Thực trạng bảo đảm an toàn trong thanh toán quốc tế tại Ngân
hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Techcombank.
Chương 3: Một số giải pháp tăng cường đảm bảo an toàn trong thanh toán
quốc tế tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Techcombank.

1


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ AN TOÀN TRONG
THANH TOÁN QUỐC TẾ
1.1. Tổng quan về thanh toán quốc tế
1.1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế
Quan hệ quốc tế giữa các nước bao gồm nhiều lĩnh vực, như kinh tế,
chính trị, ngoại giao, văn hóa, khoa học kỹ thuật,…trong đó quan hệ kinh tế
(mà chủ yếu là ngoại thương) chiếm vị trí chủ đạo, là cơ sở cho quan hệ quốc tế
khác tồn tại và phát triển. Quá trình tiến hành các hoạt động quốc tế dẫn đến
nhu cầu chi trả, thanh toán giữa các chủ thể ở các nước khác nhau, từ đó hành
thành và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế, trong đó, ngân hàng là cầu nối
trung gian giữa các bên.
Từ phân tích trên ta đi đến khái niệm: Thanh toán quốc tế là việc thực hiện

các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt
động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân
nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các
ngân hàng của các nước liên quan.
Trong quy chế về thanh toán và thực tế tại các ngân hàng thương mại, người
ta phân hoạt động thanh toán quốc tế thành hai lĩnh vực: Thanh toán trong ngoại
thương và thanh toán phi ngoại thương.
Thanh toán quốc tế trong ngoại thương là việc thực hiện thanh toán trên cơ
sở hàng hóa xuất nhập khẩu và các dịch vụ thương mại cung ứng cho nước ngoài
theo giá cả thị trường quốc tế. Cơ sở để các bên tiến hành mua bán và thanh toán
cho nhau là hợp đồng ngoại thương.
Thanh toán phi ngoại thương là việc thực hiện thanh toán không liên quan
đến hàng hóa xuất nhập khẩu, không mang tính thương mại. Đó là việc chi trả các
chi phí đi lại ăn ở của các đoàn khách nhà nước, tổ chức và cá nhân; các nguồn tiên
quà biếu, trợ cấp của cá nhân người nước ngoài cho các cá nhân trong nước, các
nguồn trợ cấp của các tổ chức.
1.1.2. Đặc điểm thanh toán quốc tế
So với thanh toán nội thương, thanh toán quốc tế có một số đặc điểm nổi bật
sau đây:
Thứ nhất, thanh toán quốc tế chịu sự điều chỉnh của luật pháp và các tập
quán quốc tế. Hoạt động thanh toán quốc tế liên quan đến các chủ thể ở hai hay
2


nhiều quốc gia, do đó, các chủ thể khi tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế
không những chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc gia mà còn phải tuân thủ các
văn bản pháp lý quốc tế, các tập quán quốc tế do Phòng thương mại quốc tế ban
hành như UCP (The Uniform Custom and Practice for Documentary Credits), URC
(Uniform Rules for Collections), INCOTERMS (International Commercial Terms),
… Những văn bản này tạo ra một khung pháp lý bình đẳng, công bằng cho các chủ

thể khi tham gia vào hoạt động thương mại và thanh toán quốc tế, tránh những hiểu
lầm và tranh chấp đáng tiếc xảy ra.
Thứ hai, hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện phần lớn thông qua hệ
thống ngân hàng. Trừ một lượng rất nhỏ hàng hóa xuất nhập khẩu được mua bán
qua con đường tiểu ngạch thì hầu hết kim ngạch xuất nhập khẩu của một nước được
phản ánh qua doanh số thanh toán quốc tế của hệ thống NHTM. Trong thực tế,
người xuất khẩu và người nhập khẩu không thể và không được phép tiến hành thanh
toán trực tiếp cho nhau, mà theo luật định, nhất nhất phải thanh toán qua hệ thống
ngân hàng. Điều này cho thấy trong thanh toán quốc tế sẽ có ít nhất hai ngân hàng
tham gia, một ngân hàng phục vụ người xuất và một ngân hàng phục vụ người nhập
ở hai nước khác nhau. Việc thanh toán qua ngân hàng đảm bảo cho các khoản chi
trả được thực hiện một cách an toán, nhanh chóng và hiệu quả.
Thứ ba, trong thanh toán quốc tế, tiền mặt hầu như không được sử dụng trực
tiếp, mà thay vào đó là các phương tiện thanh toán như hối phiếu, kỳ phiếu và séc.
Thứ tư, trong thanh toán quốc tế, ít nhất một trong hai bên có liên quan đến
ngoại tệ (trừ khu vực sử dụng đồng tiền chung). Do đó, hoạt động thanh toán quốc
tế chịu sự ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái và dự trữ ngoại hối quốc gia.
Thứ năm, giải quyết tranh chấp chủ yếu bằng luật quốc tế; hoặc luật quốc gia
của nước thứ ba; hoặc luật của nước người xuất hay nước người nhập do các bên
thỏa thuận thông qua con đường trọng tài hay tòa án.
1.1.3. Điều kiện thanh toán quốc tế
1.1.3.1. Điều kiện về tiền tệ
Để có cái nhìn tổng quan về tiền tệ được sử dụng trong thanh toán quốc tế,
tiền tệ được phân loại theo một số tiêu chí sau:
Thứ nhất, căn cứ phạm vi sử dụng, tiền tệ bao gồm:
- Tiền tệ quốc gia (national currency): là đồng tiền của một nước do ngân
hàng trung ương phát hành theo luật pháp của nước đó. Đây là đồng nội tệ đối với
nước phát hành. Đồng tiền quốc gia có thể được sử dụng trong thanh toán quốc tế,
nhưng với mức độ khác nhau, điều này phụ thuộc vào uy tín của đồng tiền và sự lựa
chọn của các bên trong thanh toán.

3


- Tiền tệ quốc tế (international currency): Được hình thành trên cơ sở các
hiệp định của các tổ chức tài chính, các khối kinh tế như EUR. Các tiền tệ quốc tế
của các khối là đồng tiền pháp định cho tất cả các nước thành viên và có thể được
sử dụng trong thanh toán quốc tế phụ thuộc vào uy tín và sự lựa chọn của các bên.
Thứ hai, căn cứ vào hình thái tồn tại của tiền tệ:
- Tiền mặt (cash): Bao gồm tiền giấy và tiền kim loại của từng quốc gia.
Trong thanh toán quốc tế, ngày nay tiền mặt ít được sử dụng và chỉ chiếm một tỉ
trọng rất nhỏ trong khối lượng thanh toán chung.
- Tiền tín dụng (credit currency): Đây là loại tiền vô hình tồn tạo dưới dạng
những con sô ghi trên các tài khoản, sổ sách của ngân hàng. Đây là loại tiền được sử
dụng phổ biến và chiếm tỉ trọng chủ yếu trong thanh toán quốc tế.
Thứ ba, căn cứ mức độ sử dụng trong dự trữ và thanh toán quốc tế:
- Đồng tiền mạnh (hard currency): là đồng tiền tự do chuyển đổi, có giá trị
ổn định và đứng đằng sau nó là một nền kinh tế hùng hậu. Đồng tiền mạnh được sử
dụng phổ biến trong dự trữ và thanh toán quốc tế như: USD, EUR, GBP, JPY,…
- Đồng tiền yếu (weak currency): là đồng tiền không được tự do chuyển đổi,
giá trị không ổn định và đứng đằng sau nó là một nền kinh tế nhỏ hoặc phát triển ở
mức thấp. Đồng tiền yếu được sử dụng chủ yếu trong lưu thông nội địa, ít được sử
dụng trong thanh toán quốc tế.
Thứ tư, căn cứ mục đích sử dụng trong thanh toán quốc tế:
- Tiền tệ tính toán (accounting currency): là tiền tệ dùng để biểu hiện giá ca
hàng hóa và tính toán tổng giá trị hợp đồng ngoại thương.
- Tiền tệ thanh toán (payment currency): là đơn vị tiền tệ được sử dụng thanh
toán công nợ, thanh toán giá trị hợp đồng ngoại thương.
1.1.3.2. Điều kiện về địa điểm thanh toán
Địa điểm thanh toán là nơi người bán nhận tiền còn người mua trả tiền. Lẽ
đương nhiên, người bán luôn muốn nhận tiền tại nước mình, bởi vì thu được tiền

nhanh và an toàn; còn người mua lại muốn trả tiền tại nước mình, bởi vì như vậy đỡ
đọng vốn. Về phương diện lý thuyết, việc thanh toán còn có thể diễn ra ở một nước
thứ ba, nước phát hành đồng tiền thanh toán. Trong thực tế, việc quy định địa điểm
thanh toán phụ thuộc chủ yếu vào:
- Tương quan lực lượng giữa hai ben trong quan hệ hợp đồng
- Phương thức thanh toán
- Đồng tiền thanh toán là của nước nào
1.1.3.3. Điều kiện về thời gian thanh toán
Điều kiện về thời hạn thanh toán quy định khi nào thì người nhập khẩu phải
4


trả tiền cho người xuất khẩu, do đó, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ luân chuyển
vốn, tới khả năng hạn chế rủi ro về lãi suất, tỷ giá, thanh khoản,…đối với các bên
tham gia hợp đồng. Nếu lấy thời điểm chuyển giao hàng hóa làm mốc, thời hạn thanh
toán có thể là trả tiền trước, trả tiền ngay, trả tiền sau hoặc kết hợp các cách này.
- Trả tiền trước: là việc người mua phải trả cho người bán toàn bộ hoặc một
phần tiền hàng trước khi người bán chuyển giao hàng hóa dưới quyền định đoạt của
người mua hoặc trong khoảng thời gian từ khi người bán chấp nhận đơn hàng cho
đến khi người bán thực hiện đơn hàng của người mua.
- Trả tiền ngay: căn cứ vào thời điểm chuyển giao hàng hóa, thì thanh
toán ngay bao gồm: thanh toán diễn ra ngay khi người xuất khẩu đặt hàng hóa
dưới quyền định đoạt của người mua, nhưng hàng hóa chưa được đưa lên
phương tiện vận tải, thanh toán diễn ra ngay khi người xuất khẩu đặt hàng hóa
dưới quyền quyết định của người mua trên phương tiện vận tải, thanh toán diễn
ra ngay khi người xuất khẩu đặt bộ chứng từ hàng hóa dưới quyền quyết định
của người mua, thanh toán diễn ra ngay sau khi nhà nhập khẩu nhận xong hàng
hóa tại nơi quy định.
- Trả tiền sau: hàm ý người bán giao hàng trước và thu tiền sau. Nói cách
khác, người bán cung cấp cho người mua một khoản tín dụng theo sự thỏa thuận

giữa hai bên.
1.1.3.4. Điều kiện về phương thức thanh toán
Phương thức thanh toán quốc tế trong ngoại thương là toàn bộ quá trình, điều
kiện quy định để người mua trả tiền và nhận hàng, còn người bán thì giao hàng và
nhận tiền theo hợp động ngoại thương thông qua hệ thống ngân hàng phục vụ.
Do người trả tiền và người thụ hưởng được phép thỏa thuận nội dung, điều
kiện thanh toán, mà mỗi thỏa thuận có thể tạo nên một phương thức thanh toán. Các
phương thức thanh toán có thể được phân loại như sau:
- Phương thức chuyển tiền (Remittance): là phương thức mà trong đó khách
hàng (người cần chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất
định cho một người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng phương
tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu.
- Phương thức ghi sổ (Open account): là một phương thức thanh toán mà
trong đó người bán mở một tài khoản để ghi nợ người mua sau khi người bán đã
hoàn thành giao hàng hay dịch vụ, đến từng định kỳ người mua trả tiền cho
người bán.
- Phương thức ứng trước (Advanced payment): Người mua chấp nhận giá
hàng của người bán bằng đơn đặt hàng chắc chắn (không hủy ngang) đồng thời
5


chuyển tiền thanh toán một phần hay toàn bộ cho người bán, nghĩa là việc thanh
toán xảy ra trước khi hàng hóa được người bán chuyển giao cho người mua.
- Phương thức thanh toán thư ủy thác mua (Letter of authority to purchase):
Người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phục vụ mình ra văn bản yêu cầu ngân hàng
đại lý ở nước người xuất khẩu phát hành thư ủy thác mua (A/P), trong đó ngân hàng
phát hành A/P cam kết sẽ mua hối phiếu của người xuất khẩu ký phát đòi tiền người
nhập khẩu với điều kiện chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiên trong A/P và
phải được đại diện của nhà nhập khẩu ở nước người xuất khẩu xác nhận thanh toán.
- Phương thức nhờ thu (Collection of payment): là phương thức thanh toán

trong đó người bán khi đã hoàn thành xong nghĩa vụ giao hàng cho khách hàng ủy
thác cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền ở người mua trên cơ sở hối phiếu người
bán lập ra. Phương thức này bao gồm: nhờ thu phiếu trên (Clean Collection) và nhờ
thu có kèm chứng từ (Documentary Collection)
- Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary credit): là phương thức
thanh toán trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của
khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng – L/C) sẽ trả một số tiền nhất định cho
một người khác (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng).
1.1.4. Các chứng từ tài chính trong thanh toán quốc tế
1.1.4.1. Hối phiếu đòi nợ (hối phiếu)
Khoản 2, điều 4 của Luật các công cụ chuyển nhượng Việt Nam, hối phiếu
được định nghĩa như sau: “ Hối phiếu đòi nợ là giấy tờ có giá do người ký phát lập,
yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu
cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng”.
Từ khái niệm, ta nhận thấy hối phiếu có ba đặc điểm cơ bản sau đây:
Một là, tính trừu tượng của hối phiếu, hay tính độc lập của khoản nợ ghi trên
hối phiếu. Không cần nêu nguyên nhân lập hối phiếu, khi đã tách ra khỏi hợp đồng
thương mại và nằm trong tay người thứ ba, thì hối phiếu trở thành một nghĩa vụ trả
tiền độc lập. Do tính trừu trượng nên hối phiếu có thể bị lạm dụng ký phát dưới
dạng hối phiếu khồng nghĩa là việc ký phát hối phiếu không dựa trên hợp đồng mua
bán thực Chính vì vậy, luật các nước nghiêm cấm ký phát hối phiếu khống không
trên cơ sở hàng hóa.
Hai là, tính bắt buộc trả tiền của hối phiếu. Theo pháp luật, người bị ký phát
phải trả tiền theo đúng nội dung của hối phiếu, không được viện bất kỳ lý do riêng nào
để từ chối trả tiền, nghĩa là việc trả tiền không được kèm theo bất kỳ điều kiện nào.
Đồng thời, người ký phát phải chịu trách nhiệm thanh toán cho người thụ hưởng vô
điều kiện nếu hối phiếu đã được chuyển nhượng mà không được thanh toán.
6



Ba là, tính lưu thông của hối phiếu. Hối phiếu có thê được dùng một hay
nhiều lần trong thời hạn của nó để: thanh toán tiền mua hàng hóa hay trả một khoản
nợ bất kỳ, chuyển nhượng hối phiếu cho người khác, cầm cố thế chấp tại NHTM,
chiết khấu tại NHTM và tái chiết khấu tại NHTW.
1.1.4.2. Séc
Séc là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện do một người (chủ tài khoản), ra
lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất định để trả cho
người được chỉ định trên séc, hoặc trả theo lệnh của người này, hoặc trả cho
người cầm séc.
Về cơ bản, có ba đối tượng bắt buộc liên quan đến séc như sau:
- Người ký phát (Drawer): đối với người ký phát, phải có đủ tiền trên tài
khoản. Thông thường, số tiền ghi trên tờ séc không được vượt quá số dư trên tài
khoản ký phát séc, trừ khi người ký phát được ngân hàng cho vay. Nếu số dư không
đủ để trả cho mệnh giá tờ séc, thì ngân hàng sẽ trả lại séc sau khi đóng dấu và thu
một khoản phí vì lý do không đủ tiền.
- Người trả tiền (Drawee): vì séc là một lệnh trả tiền vô điều kiện, do đó khi
nhận được séc, ngân hàng phải chấp hành lệnh đó một cách vô điều kiện, miễn là
trên tài khoản ký phát séc đủ số dư, chữ ký trên tờ séc phù hợp với chữ ký mẫu và
các yếu tố của tờ séc phù hợp với pháp luật.
- Người thụ hưởng (Beneficiary): là người nhận tiền tờ séc do người ký phát
chỉ định hay thông qua thủ tục chuyển nhượng.
1.1.5. Ngân hàng đại lý, tài khoản Nostro và Vostro
Khác với thanh toán nội địa, tiền mặt hầu như không được sử dụng làm
phương tiện thanh toán, ngoại trừ một tỉ lệ rất nhỏ được sử dụng trong TTQT.
TTQT được thực hiện chủ yếu bằng chuyển khoản qua ngân hàng, bù trừ trên các
tài khoản mở tại ngân hàng lẫn nhau.
Để tiến hành thanh toán lẫn cho nhau, các ngân hàng ở các nước liên quan
phải thiết lập quan hệ ngân hàng đại lý trên cơ sở một Thỏa ước ngân hàng. Trong
Thỏa ước ký kết, các nội dung chủ yếu cần được quy định bao gồm:
- Các mẫu chữ ký có liên quan

- Các khóa mã Telex, Swift (nếu có)
- Các điều khoản và điều kiện
- Danh mục ngân hàng đại lý
- Báo cáo thường niên và các văn bản thông tin khác
- Hợp đồng tín dụng, trong đó bao gồm thỏa thuận về hạn mức tín dụng
trong thời gian luân chuyển chứng từ qua bưu điện, hạn mức tín dụng cho việc
7


xác nhận chứng từ, đảm bảo cho các hối phiếu được xác nhận, tỉ lệ ký quỹ,
phí thanh toán,…
Khi thiết lập quan hệ đại lý, các ngân hàng phải duy trì thường xuyên các
loại tài khoản chủ yếu sau:
- Tài khoản Nostro là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng mở
tại ngân hàng đại lý (ngân hàng là chủ tài khoản, còn ngân hàng đại lý là người
giữ tài khoản).
- Tài khoản Vostro là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng mở tại
ngân hàng (khách hàng là chủ tài khoản, ngân hàng là người giữ tài khoản).
Nếu xét từ vị thế của ngân hàng Việt Nam, thì tài khoản Nostro là tài khoản
của ngân hàng Việt Nam mở tại ngân hàng đại lý ở nước ngoài, có số dư bằng ngoại
tệ. Ví dụ, ngân hàng TMCP Kỹ thương Techcombank mở tài khoản tại ngân hàng
đại lý Citibank New York, có số dư băng USD, ngân hàng Techcombank là khách
hàng của Citibank New York.
Cũng xét từ vị thế của ngân hàng Việt Nam, thì tài khoản Vostro là tài khoản
của ngân hàng nước ngoài mở tại Ngân hàng đại lý Việt Nam, có số dư bằng nội tệ
(VND).
1.1.6. Rủi ro trong các phương thức thanh toán
Mức độ rủi ro trong từng phương thức phụ thuộc vào độ lệch thời gian tính
từ thời điểm người mua trả tiền so với thời điểm người mua nhận được hàng hóa;
hoặc từ thời điểm người bán giao hàng cho đến thời điểm nhận được tiền.

- Rủi ro trong phương thức chuyển tiền: Trong thực tế mốc thời gian chuyển
tiền trong ngoại thương do hai bên mua bán thảo thuận, nhưng thường là thời điểm
sau khi người nhập khẩu nhận được hàng hóa. Chính vì vậy, khi nói đến phương
thức chuyển tiền mà không nói rõ thời điểm chuyển tiền, thì người ta sẽ hiểu là
chuyển tiền sau khi người nhập khẩu nhận được hàng hóa. Như vậy, trong thanh
toán bằng chuyển tiền, việc có trả tiền hay không phụ thuộc vào thiện chí của người
mua. Người mua sau khi nhận hàng có thể không tiến hành chuyển tiền, hoặc cố
tình dây dưa, kéo dài thời hạn chuyển tiền nhằm chiếm dụng vốn của người bán, do
đó, làm quyền lợi của người bán không được bảo đảm. Chính vì vậy mà phương
thực chuyển tiền thường chỉ áp dụng trong trường hợp cá bên mua bán có uy tín, tin
cậy lẫn nhau.
- Rủi ro trong phương thức ghi sổ: là ghi nợ vào tài khoản cho bên nhập
khẩu. Đối với nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu có thể không giao hàng, hoặc giao
hàng không đúng thời gian, không đúng chủng loại và chất lượng. Đối với nhà xuất
khẩu, sau khi nhận hàng hóa, nhà nhập khẩu có thể không thanh toán, hoặc khổng
8


thể thanh toán, chủ tâm trì hoãn kéo dài thời gian thanh toán. Nhà xuất khẩu bán
hàng theo phương thức ghi sổ phải gánh chịu chi phí kiểm soát tín dụng và thu tiền.
- Rủi ro phương thức ứng trước: Đối với nhà nhập khẩu, sau khi nhạn tiền,
nhà xuất khẩu có thể chủ tâm không giao hàng, giao hàng thiếu, không có khả năng
giao hàng như thỏa thuận, hoặc thậm chí bị phá sản. Đối với nhà xuất khẩu, sau khi
đặt hàng, nhà nhập khẩu không thực hiện chuyển tiền trước, trong đó, hàng hóa đã
được nhà xuất khẩu thu mua, nên nhà xuất khẩu có thể sẽ phải chịu chi phí quản lý,
chi phí lưu kho, tiền bảo hiểm,…nếu hàng đã gửi đi, thì phải chờ hàng quay về và
phải tìm khách hàng mua khác rất tốn kém hay phải giảm giá bán.
- Rủi ro phương thức thanh toán ủy thác mua: phương thức này khá an toàn
cho nhà xuất khẩu nhưng ngược lại sẽ có nhiều bấn lợi cho nhà nhập khẩu khi mà
tiền đã xuất ra nhưng chưa chắc đã nhận được hàng hoặc nhận được hàng kém chất

lượng hoặc bị giao hàng chậm trễ. Cho đến nay, ICC (The international chamber of
commerce) chưa ban hành bất kỳ tập quán quốc tế nào điều chỉnh phương thức này,
do đó, các bên phải thỏa thuận lật áp dụng để giải quyết tranh chấp xảy ra.
- Rủi ro phương thức nhờ thu phiếu trơn: Đối với nhà xuất khẩu, nếu nhà
nhập khẩu vỡ nợ thì nhà xuất khẩu sẽ không bao giờ nhận được tiền thanh toán. Nếu
năng lực tài chính của nhà nhập khẩu yếu kém thì việc thanh toán sẽ dây dưa, chậm
trễ và tốn kém. Nhà nhập khẩu chủ tâm lừa đảo, vẫn nhận hàng nhưng từ chối thanh
toán hoặc từ chối chấp nhận thanh toán. Đối với nhà nhập khẩu, rủi ro có thể phát
sinh khi Lệnh nhờ thu đến trước hàng hóa và nhà nhập khẩu phải thực hiện nghĩa vụ
thanh toán trong khi hàng hóa không được gửi đi.
- Rủi ro phương thức nhờ thu kèm chứng từ: Đối với nhà xuất khẩu, trái với
Lệnh nhờ thu, ngân hàng thu hộ trao bộ chứng từ hàng hóa cho nhà nhập khẩu trước
khi người này đến thanh toán. Rủi ro có thể xảy ra khi ngân hàng thu hộ đặt mối
quan hệ với khách hàng trong nước lên trên trách nhiệm và nghĩa vụ của họ đối với
khách hàng nước ngoài. Nếu ngân hàng thu hộ sai sót trong việc thực hiện Lệnh nhờ
thu, thì hậu quả phát sinh do nhà xuất khẩu chịu. Đối với nhà nhập khẩu, nhà nhập
khẩu có thể đứng trước rủi ro khi nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ giả hay cố tình gian
lận thương mại. Sau khi ký chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn, nhà nhập khẩu
có thể bị nhà xuất khẩu kiện ra tòa nếu không thanh toán khi hối phiếu đến hạn. Đối
với ngân hàng nhờ thu, ngân hàng nhờ thu chỉ chịu rủi ro khi đã thanh toán hay đã
ứng tiền trước cho nhà xuất khẩu trước khi nhận được tiền từ ngân hàng thu hộ. Nếu
không nhận được tiền từ ngân hàng thu hộ, ngân hàng nhờ thu phải chịu rủi ro tín
dụng từ phía nhà xuất khẩu. Đối với ngân hàng thu hộ, ngân hàng thu hộ chuyển
tiền trước cho ngân hàng nhờ thu trước khi nhà nhập khẩu thanh toán, thì phải chịu
9


rủi ro như nhà nhập khẩu không nhận chứng từ và không thanh toán hoặc không
chấp nhận thanh toán.
- Rủi ro phương thức tín dụng chứng từ: Đây là phương thức thanh toán có

mức chi phí cao hơn các phương thức khác, khi sử dụng phương thức này thì mức
độ tin cậy của người bán đối với người mua thấp, nhưng nó có độ an toàn cao hơn
các phương thức thanh toán khác. Tuy nhiên, đó không phải là phương thức an
toàn tuyệt đối cho người bán khi ngân hàng phát hành thua lỗ, mất khả năng thanh
toán hay phá sản. Phương thức này cũng không bảo vệ được quyền lợi của người
mua khi người bán là kẻ lừa đảo. Rủi ro vẫn có thể xảy ra đối với các bên liên
quan, gây chậm trễ hoặc mất tiền trong thanh toán. Đối với NH phát hành, nhà
xuất khẩu có hành vi lừa đảo, lập chứng từ hoàn toàn phù hợp với L/C để đòi
tiền, NH đã thanh toán nhưng không đòi lại được tiền từ nhà nhập khẩu do họ mất
khả năng thanh toán hoặc bị phá sản. Do tính chất của việc thanh toán L/C chỉ dựa
trên chứng từ, nếu NH phát hành sơ suất trong kiểm tra và xử lý chứng từ, không
thông báo kịp thời về việc bất hợp lệ cho NH thông báo hoặc NH chiết khấu trong
thời hạn cho phép của UCP, họ cũng có thể gặp rủi ro mất tiền, mất an toàn trong
thanh toán. Hoặc nhà nhập khẩu cố tình từ chối thanh toán khi chứng từ phù hợp
hoặc tranh chấp với NH về sự phù hợp của chứng từ. Đối với NH thông báo, NH
thông báo có thể bị lôi vào vòng tranh chấp khi thông báo nhầm L/C giả. Đối với
NH chiết khấu: Nếu NH chiết khấu thiếu thận trọng trong kiểm tra chứng từ hàng
xuất, không phát hiện bất hợp lệ chứng từ, tạo điều kiện cho NH phát hành từ chối
thanh toán khi NH đã chiết khấu.
1.2. Ngân hàng thương mại với thanh toán quốc tế
1.2.1. Vai trò của Ngân hàng thương mại trong thanh toán quốc tế
Trong thương mại quốc tế, không phải lúc nào các nhà XNK cũng có thể
thanh toán tiền hàng trực tiếp cho nhau, mà thường phải thông qua ngân hàng với
mạng lưới chi nhánh và hệ thống ngân hàng đại lý rộng khắp toàn cầu. Khi thay mặt
khách hàng thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế, các ngân hàng trở thành cầu nối
trung gian thanh toán giữa hai bên mua bán.
Với vai trò trung gian thanh toán, các ngân hàng tiến hành thanh toán theo
yêu cầu của khách hàng, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong giao dịch thanh
toán, tư vấn, hướng dẫn khách hàng những biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ TTQT
nhằm hạn chế rủi ro, tạo sự tin tưởng cho khách hàng trong quan hệ giao dịch mua

bán với nước ngoài. Mặt khác, trong quá trình thực hiện TTQT, khách hàng không
đủ năng lực về vốn sẽ cần đến sự tài trợ của ngân hàng, ngân hàng sẽ thực hiện tài
trợ xuất nhập khẩu cho khách hàng một cách chủ động và tích cực. Nhìn chung,
10


ngân hàng là người cung cấp hoàn hảo các loại hình dịch vụ kỹ thuật và tài chính
nhằm hỗ trợ cho khách hàng thực hiện hoạt động thương mai quốc tế.
1.2.2. Thanh toán quốc tế - hoạt động sinh lời của Ngân hàng thương mại
Trong thời gian gần đây, hoạt động thanh toán quốc tế tại các NHTM Việt
Nam được quan tâm đầu tư phát triển hơn bao giờ hết, như việc đầu tư đào tạo
cán bộ chuyên gia TTQT, đầu tư lớn cho công nghệ thanh toán hiện đại, tổ chức
lại mạng lưới TTQT,… Chính vì vậy, dịch vụ TTQT của các NHTM Việt Nam
đã thu được những kết quả rõ rệt. Nó đem lại nguồn thu đáng kể không những về
số lượng tuyệt đối mà cả về tỉ trọng. TTQT còn là một mắt xích quan trọng trong
việc chắp nối và thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh doanh khác của ngân
hàng như kinh doanh ngoại tệ, tài trợ XNK, tăng cường vốn huy động, đặc biệt
vốn bằng ngoại tệ,…
Thông qua cung cấp dịch vụ TTQT cho khách hàng, ngân hàng thu một
khoản phí để bù đắp cho các chi phí của ngân hàng và tạo ra lợi nhuận kinh doanh
cần thiết. Tùy theo phương thức thanh toán, môi trường cạnh tranh và độ tín nhiệm
của khách hàng mà biểu phí và mức phí dịch vụ áp dụng có thể là khác nhau cho
các khách hàng khác nhau. Biểu phí dịch vụ thanh toán quốc tế cấu thành nên doanh
thu và lợi nhuận của NHTM.
Một thực tế là, đối với NHTM hiện đại, thì thu nhập từ phí dịch vụ có xu
hướng tăng không những về số lượng mà cả về tỉ trọng. Hơn nữa, các NHTM ngày
nay hoạt động là đa năng, tạo ra một dây chuyền kinh doanh khép kín, mỗi nghiệp
vụ tạo ra một mắt xích không thể thiếu, trong đó hoạt động TTQT được xác định là
nghiệp vụ căn bản, làm tiền đề cho các nghiệp vụ khác phát triển, như kinh doanh
ngoại tệ, tài trợ xuất nhập khẩu,… Do đó, việc NHTM chú trọng mở rộng hoạt động

TTQT là hiển nhiên và dễ hiểu.
1.3.

An toàn trong hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân hàng

thương mại
1.3.1. Khái niệm an toàn trong thanh toán quốc tế
An toàn trong thanh toán quốc tế là một quá trình thực hiện nghiệp vụ thanh
toán quốc tế được thực hiện một cách trôi chảy, bình thường, mọi khoản thanh
toán đòi tiền hoặc trả tiền cho phía đối tác được tiến hành thuận lợi, không xảy ra
mất tiền làm thiệt hại cho các bên liên quan. Người bán bán hàng và thu được tiền,
người mua mua hàng và thực hiện trả tiền. Ngân hàng chuyển trả tiền đến đúng
người hưởng và ngân hàng đòi tiền thì thu được tiền. TTQT là một trong những lĩnh
vực hoạt động kinh doanh của NHTM.
11


Mọi rủi ro, mất an toàn trong hoạt động này đều có ảnh hưởng trực tiếp đến
sự an toàn của hoạt động ngân hàng.
1.3.2. Các điều kiện đảm bảo an toàn trong thanh toán quốc tế
1.3.2.1. Điều kiện bên trong ngân hàng
- Trình độ của đội ngũ cán bộ thanh toán viên phải đồng đều, nắm rõ được
quy chế và các nghiệp vụ để thực hiện một cách nhanh chóng chính xác. Bên cạnh
đó phải đảm bảo có đủ số lượng chuyên viên cũng như kiểm soát viên để thực hiện
công việc một cách nhanh chóng, không dồn quá nhiều việc dẫn đến tình trạng quá
tải, không hiệu quả. Ngân hàng phải đưa ra được cơ chế quản lý thống nhất, đồng
bộ để đảm bảo khả năng thanh toán như lập quỹ dự phòng rủi ro Thanh toán quốc
tế, dự trữ nguồn vốn ngoại tệ, cơ chế quản lý hoạt động ngoại bảng về cam kết
thanh toán với NH nước ngoài, cơ chế phát triển và quản lý rủi ro NH đại lý.
- Cần phải đảm bảo cân đối cung cầu ngoại tệ, sẵn sàng có những phương

pháp để thích nghi với sự biến động của thị trường trong nước và Thế giới. Ngân
hàng cần có sự linh hoạt phối hợp đồng bộ các biện pháp và công cụ chính sách tiền
tệ, sẵn sàng bán ngoại tệ can thiệp khi cần thiết nhằm đảm bảo cân đối cung cầu
ngoại tệ, xóa bỏ các kỳ vọng sai lệch về tỷ giá để ổn định thị trường ngoại tệ và tỷ
giá trong biên độ cho phép.
- Điều kiện cơ sở vật chất bao gồm cả hệ thống phần mềm và trang thiết bị
cũng cần phải có sự cập nhật liên tục để tiến gần hơn với trình độ của Thế giới, cải
thiện tốc độ cũng như phương thức làm việc để mang lại hiệu quả cho cả ngân hàng
và các doanh nghiệp
1.3.2.2. Điều kiện bên ngoài ngân hàng
- Quan hệ đại lý có vai trò rất quan trọng đối với nghiệp vụ ngân hàng
ngày nay. Để thực hiện nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, đặc biệt là thanh toán quốc
tế, mỗi ngân hàng cần thiết lập quan hệ đại lý với các định chế tài chính, ngân
hàng ở các quốc gia khác nhau, nhất là tại các quốc gia đã có Hiệp định thương
mại song phương. Thiết lập quan hệ đại lý là sự khởi đầu của việc thiết lập quan
hệ hợp tác song phương giữa hai ngân hàng bằng sự trao đổi SWIFT CODE và
các hồ sơ pháp. Trong xu hướng hội nhập với các nước trên thế giới, thông qua
hoạt động TTQT các ngân hàng ở các nước liên quan phải thiết lập quan hệ ngân
hàng đại lý. Ngân hàng nào càng có nhiều ngân hàng đại lý trên thế giới thì ngân
hàng đó có uy tín càng cao, thu hút được nhiều hơn khách hàng trong và ngoài
nước đến giao dịch, thanh toán, do đó khả năng cạnh tranh của ngân hàng cũng
được củng cố. lý cho nhau nhằm mục đích phục vụ các hoạt động thanh toán
quốc tế (TTQT).
12


- Bất kỳ một ngân hàng nào cũng đều gặp hạn chế khi tham gia vào một thị
trường tài chính nhất định. Những hạn chế đó có thể là về không gian (do khác lãnh
thổ), thời gian (do chênh lệch múi giờ), tập quán kinh doanh, năng lực kết nối,
thông tin và mối liên hệ với khách hàng, thị trường, tập quán giao dịch, luật lệ địa

phương, … Do vậy, tổ chức này phải sử dụng các dịch vụ của tổ chức tài chính
khác để thực hiện các giao dịch nhất định nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao
nhất. Vì thế, ngân hàng đại lý ra đời và ngày càng khẳng định vai trò của nó đối với
nghiệp vụ ngân hàng, đặc biệt là nghiệp vụ TTQT.
- Cần có những Chính sách thương mại ổn định, chắc chắn về các văn bản
quy định công tác xuất nhập khẩu, thuế quan để tiện lợi hơn cho Ngân hàng và
doanh nghiệp
1.3.3. Sự cần thiết phải đảm bảo an toàn trong thanh toán quốc tế.
Trong tình hình kinh tế Thế giới đang mở rộng và phát triển mạnh mẽ như
hiện nay, hình thức Thanh toán quốc tế đã khiến cho khoảng cách địa lí của các
quốc gia không còn là vấn đề lớn. Đối với những quốc gia đang phát triển như Việt
Nam thì vai trò của hoạt động Thanh toán quốc tế lại càng có vai trò lớn lao hơn.
Nó đóng vai trò là cầu nối giữa nền kinh tế Việt Nam và các nền kinh tế khác trên
Thế giới,có tác dụng thúc ðẩy kinh tế qua các hoạt ðộng xuất nhập khẩu và cung
cấp dịch vụ, bên cạnh ðó còn góp phần thu hút một lượng lớn ngoại tệ đến với thị
trường Việt Nam thông qua các hoạt động tài trợ thương mại, thu hút đầu tư nước
ngoài, tín dụng quốc tế. Hoạt động Thanh toán quốc tế góp phần thúc đẩy mạnh
xuất nhập khẩu, mang lại giá trị lớn cho nền kinh tế Việt Nam thông qua việc tạo ra
nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập và giảm bớt tình trạng đói nghèo.
Đối với các Ngân hàng Thương mại thì hoạt động Thanh toán quốc tế lại
càng có vai trò quan trọng hơn, nó khiến cho ngân hàng trở thành người trung gian
trong các hoạt động thương mại mà người mua và người bán không thể thanh toán
trực tiếp với nhau. Với vai trò này, ngân hàng có thể tiến hành thanh toán theo yêu
cầu của khách hàng, bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong giao dịch, đồng thời có
thể tư vấn hướng dẫn cho khách hàng của mình những thông tin, biện pháp để hạn
chế tối đa rủi ro, gây dựng được lòng tin của khách hàng, Hoạt động thanh toán
quốc tế là một hoạt động quan trọng của các ngân hàng thương mại, nó mang về lợi
nhuận không nhỏ qua các khoản thu phí dịch vụ. Do nhu cầu trao đổi mua bán hàng
hóa của các doanh nghiệp trên thế giới ngày càng tăng cao thì ngân hàng càng ngày
càng thu về được nhiều lợi nhuận hơn từ hoạt động Thanh toán quốc tế.

Chính vì vậy hoạt động TTQT đòi hỏi ngày càng hoàn thiện, đảm bảo sự
nhanh nhạy nhưng phải an toàn và chính xác cao. Mọi sơ sót trong xử lý nghiệp vụ
13


TTQT tại ngân hàng đều có thể dẫn đến rủi ro mất tiền, mất an toàn trong TTQT,
gây thiệt hại về tài sản, thu nhập, uy tín của ngân hàng rất nhiều. Rủi ro về uy tín
không định lượng được và không phát sinh hậu quả ngay, phải mất một thời gian
dài người ta mới nhận ra hậu quả của nó. Tuy nhiên, những hậu quả đó khi xảy ra sẽ
vô cùng nghiêm trọng và rất khó khắc phục.
Vì vậy, ta cần phải có những biện pháp đảm bảo an toàn trong hoạt động
TTQT của NHTM. Điều đó luôn là điều kiện cần thiết và là yêu cầu bức thiết để các
NHTM bước vào sân chơi bình đẳng của xu thế hội nhập quốc tế về NH ngày nay.
Bảo đảm an toàn trong TTQT là một trong những nhiệm vụ quan trọng của
NHTM nhằm tạo sức mạnh tổng hợp để ngân hàng phát triển bền vững, đủ sức hội
nhập quốc tế, góp phần thiết thực trong việc tăng trưởng kinh tế của đất nước, nâng
cao uy tín và vị thế của quốc gia trên thương trường quốc tế.

14


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG
THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP
KỸ THƯƠNG VIỆT NAM TECHCOMBANK
2.1. Giới thiệu về ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam
Techcombank
2.1.1. Một số nhưng nét chính về ngân hàng TMCP Techcombank
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam hay còn gọi là Techcombank là 1
trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam, luôn đi đầu trong việc áp dụng công

nghệ khoa học hiện đại cũng như những phương pháp mới trong quản trị và hoạt
động. Trụ sở chính của ngân hàng hiện tại đang được đặt ở tòa nhà Vincom số 191
đường Bà Triệu thành phố Hà Nội. Qua hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực ngân
hàng, Techcombank đã trở thành một trong những ngân hàng được tín dụng nhất
Việt Nam với những giải thưởng danh giá như: top 10 Ngân hàng có dịch vụ
Internet Banking tốt nhất Việt Nam 2014 (VnExpress), Ngân hàng tốt nhất Việt
Nam 2014 (Finance Asia), Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2015 (Global Finance), và
còn nhiều những giải thưởng từ những website uy tín khác.
Techcombank sở hữu một mạng lưới dịch vụ đa dạng và rộng khắp với 315
chi nhánh và 1229 máy ATM trên toàn quốc cùng với hệ thống công nghệ ngân
hàng tiên tiến bậc nhất. Với mạng lưới rộng và thế mạnh nền tảng công nghệ vững
chắc, các sản phẩm tiện lợi, ưu việt của Techcombank đang phục vụ trên 3,7 triệu
khách hàng cá nhân trên khắp Việt Nam. Đồng thời, Techcombank cũng luôn đầu
tư, cải tiến để cung cấp các sản phẩm tiện ích, hướng tới nhu cầu khách hàng. Các
gói sản phẩm cho vay mua ô tô, cho vay mua nhà và các sản phẩm thẻ của
Techcombank tiếp tục là sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó,
với thế mạnh tiên phong về nền tảng công nghệ, Techcombank không ngừng đầu
tư, ra mắt các sản phẩm vượt trội như: Dịch vụ chuyển tiền qua mạng xã hội,
chuyển tiền tới số điện thoại di động, rút tiền tại ATM không cần thẻ, thanh toán
các hóa đơn tự động…Techcombank cũng được đánh giá cao trong cung cấp giải
pháp Ngân hàng điện tử dành cho Doanh nghiệp, mang lại nhiều lợi ích cho
Doanh nghiệp.
Ngoài ra, Techcombank còn được dẫn dắt bởi một đội ngũ quản lý tài năng
có bề dày kinh nghiệm tài chính chuyên nghiệp cấp đa quốc gia và một lực lượng
15


nhân sự lên tới trên 7000 nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp sẵn sàng hiện thực
hóa mục tiêu của Ngân hàng – trở thành Ngân hàng tốt nhất và Doanh nghiệp hàng
đầu Việt Nam.

Không chỉ tập trung phát triển kinh doanh, Techcombank luôn thể hiện ý
thức trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp qua nhiều chương trình đa dạng xoay
quanh 3 lĩnh vực ưu tiên: Giáo dục, Môi trường và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng,
với số tiền đầu tư lên tới gần trăm tỷ đồng mỗi năm. Những hoạt động này được
triển khai bài bản và tiến hành liên tục qua nhiều năm, tiêu biểu trong số đó là
chương trình “Techcombank - Khăn đỏ đến trường”.
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP
Techcombank
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam, thường được biết
đến với tên gọi Techcombank hiện là một trong những ngân hàng thương mại cổ
phần lớn nhất Việt Nam. Kể từ khi thành lập vào ngày 27/9/1993 với số vốn ban
đầu chỉ có 20 tỷ đồng, Techcombank đã không ngừng phát triển mạnh mẽ với thành
tích kinh doanh xuất sắc và được nhiều lần ghi nhận là một tổ chức tài chính uy tín
với danh hiệu Ngân hàng tốt nhất Việt Nam. Ngày nay, cùng với sự hỗ trợ của cổ
đông chiến lược HSBC, ngân hàng đang có một nền tảng tài chính ổn định và vững
mạnh với tổng tài sản đạt trên 179.100 tỷ đồng (tính đến hết năm 2015).
Gia đoạn năm 1994-1995, Techcombank tăng vốn điều lệ lên tới 51,495 tỷ
đồng, đồng thời, thành lập chi nhánh Techcombank Hồ Chí Minh khởi đầu cho quá
trình phát triển nhanh chóng tại các đô thị lớn.
Năm 1996, Techcombank mở ra chi nhánh Techcombank Thăng Long cùng
phòng giao dịch Nguyễn Chí Thanh tại Hà Nội, đồng thời, cũng mở thêm phòng
giao dịch Thắng Lợi trực thuộc chi nhánh Hồ Chí Minh và tăng vốn điều lệ lên 70
tỷ đồng.
Năm 1998, trụ sở chính được chuyển sang tòa nhà Techcombank Đào Duy
Từ và thành lập thêm chi nhánh tại Đà Nẵng.
Năm 1999, Techcombank tăng vốn điều lệ lên 80,020 tỷ đồng và mở thêm
phòng giao dịch số 3 tại Khâm Thiên, Hà Nội.
Năm 2000-2001, Ngân hàng thành lập phòng giao dịch tại Thái Hà, Hà Nội,
tăng vốn điều lệ lên 102,345 tỷ đồng. Trong giai đoạn này, Techcombank ký kết
hợp đồng với nhà cung cấp phần mềm hệ thống ngân hàng hàng đầu trên Thế giới

Temenos Holding NV, về việc triển khai hệ thống phần mềm ngân hàng GLOBUS
cho toàn hệ thống Techcombank nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của
khách hàng.
16


Năm 2002, Techcombank thành lập chi nhành Chương Dương, Hoàn Kiếm
tại Hà Nội, chi nhánh Hải Phòng, chi nhánh Thanh Khê tại Đà Nẵng, chi nhánh Tân
Bình tại Thành phố Hồ Chí Minh, trở thành ngân hàng có mạng lưới giao dịch rộng
nhất tại thủ đô Hà Nội. Mạng lưới bao gồm Hội sở chính và 8 chi nhánh cùng 4
phòng giao dịch tại các thành phố lớn trong cả nước. Đồng thời, tăng vốn điều lệ lên
104,435 tỷ đồng.
Năm 2003, Techcombank chính thức phát hành thẻ thanh toán
F@stAccess-Connect 24 (hợp tác với Vietcombank), triển khai thành công hệ
thống phần mềm Globus, tiến hành xây dựng biểu tượng mới cho ngân hàng, đưa
chi nhánh Techcombank Chợ Lớn vào hoạt động, tăng vốn điều lệ lên 180 tỷ vào
khoảng cuối năm.
Năm 2004, Techcombank cho ra đời biểu tượng mới của ngân hàng, tăng
vốn điều lệ lên 412 tỷ đồng, ký hợp đồng mua phần mềm chuyển mạch và quản lý
thẻ với Compass plus.
Năm 2005, thành lập chi nhánh cấp 1 tại nhiều tỉnh thành mới, đưa vào hoạt
động nhiều phòng giao dịch trên toàn quốc, tăng vốn điều lệ lên 555 tỷ đồng.
Năm 2006, Techcombank nhận giải thưởng về thanh toán quốc tế từ the
Bank of NewYorks, Citibank, Wachovia, ra mắt thẻ TTQT Techcombank Visa và
tăng vốn điều lệ lên 1500 tỷ đồng.
Năm 2007, Tổng tài sản cuat Techcombank đạt gần 2,5 tỷ USD, trở thành
ngân hàng có mang lưới giao dịch lớn thứ 2 trong khối ngân hàng CPTM với gần
130 chi nhánh và văn phòng giao dịch, trở thành ngân hàng đầu tiên và duy nhất
được Financial Insights công nhận thành tựu về ứng dụng công nghệ đi đầu trong
giải pháp phát triển thị trường.

Năm 2009, Techcombank tăng vốn điều lệ lên 5400 tỷ đồng và nhận giải
thưởng ngân hàng xuất sắc trong hoạt động thanh toán quốc tế do Wachovia
trao tặng.
Từ năm 2010 đến nay, ngân hàng đã đạt được rất nhiều thành tựu, với tổng
tài sản trên 180,000 tỷ đồng, nhận được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế.

17


2.1.3. Cơ cấu tổ chức Hội sở chính Ngân hàng TMCP Techcombank

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Hội sở chính Ngân hàng TMCP Techcombank
(Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp Hội sở chính Techcombank)
*Chức năng của từng phòng ban
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lí tối cao có quyền quyết định mọi vấn
đề của ngân hàng , trừ những vấn đề liên quan đến thẩm quyền của cổ đông. Hội
đồng quản trị được bầu ra bởi đại hội đồng cổ đông và cũng có thể bị miễn nhiệm
bởi chính họ
- Ban kiểm soát: là người thay mặt cổ đông có nhiệm vụ quan sát mọi vấn
đề hoạt động của ngân hàng nhằm hạn chế những sai phạm của các thành viên trong
hội đồng quản trị
- Tổng giám đốc: là cơ quan trực tiếp vận hành ngân hàng dưới sự chỉ đạo,
nghị quyết của Hội đồng quản trị và điều lệ của Ngân hàng và Pháp luật. Đây cũng
là bộ phận chịu trách nhiệm trực tiếp về kết quả kinh doanh của ngân hàng trước
Hội đồng quản trị
- Ủy ban quản lí rủi ro: quản lí, giám sát các vấn đề liên quan đến rủi ro tài chính
- Ủy ban chính sách tiền lương: quản lí, giám sát tiền lương và chế độ
chính sách xã hội của nhân viên trong Ngân hàng
18



×