Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động và sức khỏe nghề nghiệp tại Nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 99 trang )

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN
KHOA BẢO HỘ LAO ĐỘNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH
LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP TẠI NHÀ MÁY
CHẾ TẠO THIẾT BỊ - KẾT CẤU THÉP BẮC NINH

Sinh viên thực hiện

: Phạm Ngọc Dung

Lớp

: BH20A

Giảng viên hướng dẫn : TS. Phạm Hồng Lưu

Hà Nội - 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong 3 tháng thực tập tại Nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép Bắc
Ninh, em đã có cơ hội tìm hiểu thực tế thực trạng công tác an toàn vệ sinh
lao động và tình hình sức khỏe người lao động tại nhà máy. Đây là cơ hội rất
lớn cho em hệ thống lại kiến thức chuyên ngành Bảo hộ lao động để làm đồ
án của mình.
Trong đồ án có trình bày về thực trạng công tác An toàn vệ sinh lao động
và tình hình sức khỏe của người lao động tại Nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu


thép Bắc Ninh. Đồ án cũng đưa ra những nhận xét , đánh giá chung về sức khỏe,
công tác An toàn vệ sinh lao động tại nhà máy và mạnh dạn đưa ra một số biện
pháp khắc phục những vấn đề còn tồn tại, nâng cao hiệu quản công tác An toàn
vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc tại nhà máy.
Để hoàn thành được đồ án, em đã được lãnh đạo nhà máy, ban An toàn, các
kỹ sư và các anh chị em công nhân tạo điều kiện, giúp đỡ vô cùng tận tình. Em
xin chân thành cám ơn tất cả những sự giúp đỡ, tạo điều kiện đó.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo – TS. Phạm Hồng Lưu đã
hướng dẫn, giúp đỡ em tận tình trong suốt thời gian qua để em có thể hoàn thành
đồ án của mình.
Do thời gian hạn chế, chưa có kinh nghiệm thực tế, lần đầu viết đồ án nên
đồ án của em còn nhiều thiếu sót. Em kính mong nhận được ý kiến góp ý, chỉ
dẫn và sửa chữa của các thầy cô để đồ án của em được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày … tháng … năm…
Sinh viên

Phạm Ngọc Dung


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ.....................................................................7
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
4
CHƯƠNG II........................................................................................................14
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG CỦA NHÀ
MÁY THIẾT BỊ VÀ KẾT CẤU THÉP BẮC NINH..........................................14

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy

thiết bị và kết cấu thép Bắc Ninh.................................14
2.1.2.1.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy
thiết bị và kết cấu thép Bắc Ninh.................................20
Sơ đồ1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép
Bắc Ninh:............................................................................................20

2.1.2.2. Đặc điểm nguồn lao động...............................22
2.1.2.3. Quy hoạch khu vực sản xuất và trang thiết bị
công ty..........................................................................24
2.1.2.4. Quy trình công nghệ, trang thiết bị và cơ sở vật
chất 26
Sơ đồ 2: Sơ đồ quản lý An toàn vệ sinh lao động tại Nhà máy chế tạo thiết bị
và kết cấu thép Bắc Ninh...................................................................32

2.2.4.1 Tổ chức Công đoàn công ty và mạng lưới an


toàn vệ sinh viên..........................................................33
2.2.4.2. Trách nhiệm và quyền hạn của Tổ chức công
đoàn 33
35
2.2.5.Huấn luyện công tác An toàn vệ sinh lao động tại
Nhà máy chế tạo thiết bị - kết cấu thép Bắc Ninh........35
2.2.5.1. Đối tượng huấn luyện......................................35
2.2.5.2. Nội dung huấn luyện.......................................35
2.2.6. Công tác tuyên truyền, giáo dục, tập huấn cho
người lao động về An toàn vệ sinh lao động...............38
2.2.7. Việc thực hiện công tác An toàn vệ sinh lao động
từ phía người sử dụng lao động...................................39
2.2.7.1. Thực hiện chính sách cho người lao động......39

2.2.7.2. Việc thực hiện công tác An toàn vệ sinh lao
động từ phía người lao động........................................41
2.2.8.Triển khai công tác Bảo hộ lao động tại Nhà máy
chế tạo thiết bị và kết cấu thép Bắc Ninh.....................42
2.2.8.1. Công tác An toàn vệ sinh lao động tại Nhà máy
chế tạo thiết bị và kết cấu thép Bắc Ninh.....................42
Bảng 2.4: Ảnh hưởng của dòng điện đến cơ thể con người............................43


2.2.8.2. Công tác phòng chống cháy nổ.......................45
2.2.8.3. Ecgonomic......................................................48
2.2.9. Môi trường làm việc...........................................48
Bảng 2.6: Thiết bị lấy mẫu và phân tích...........................................................49
Bảng 2.7: Chất thải rắn nguy hại......................................................................50
Bảng 2.8: Kết quả đo môi trường không khí trong khu vực sản xuất.............50
Bảng 2.9: Kết quả đo môi trường không khí khu vực ngoài sản xuất............51
Bảng 2.10: Kết quả đo nước thải......................................................................51

2.2.10. Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân...............52
Bảng 2.11. Danh mục phương tiện bảo vệ cá nhân theo nghề,.......................53
nhóm công việc..................................................................................................53
Hình 8. Cắt sản phẩm........................................................................................58
Bảng 2.12. Các bệnh trong nghề hàn, cắt, mài.................................................59
Hình 10. Phun sơn bề mặt sản phẩm................................................................61
2.4. Đánh giá công tình hình công tác bảo hộ lao động tại nhà máy...................63
CHƯƠNG III.......................................................................................................65
ĐÁNH GIÁ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG................................................65
Bảng 3.3. Phân loại sức khỏe người lao động theo giới tính..........................68
Bảng 3.4. Phân loại bệnh mắt theo giới tính....................................................70
Bảng 3.5. Phân loại bệnh nội khoa theo giới tính............................................71

Bảng 3.6. Phân loại chỉ số BMI theo giới tính.................................................72
Bảng 3.7. Phân loại một số chỉ số khác theo giới tính....................................72
3.3. Giảm thính lực do tiếng ồn...........................................................................73
3.4. Tóm tắt tình hình sức khỏe người lao động và yếu tố ảnh hưởng................75
CHƯƠNG IV......................................................................................................75
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP.......................................................75


4.1. Kết luận........................................................................................................75
4.2. Kiến nghị và giải pháp..................................................................................76

4.2.1. Xây dựng chương trình nâng cao sức khỏe nơi
làm việc........................................................................76
4.2.1.1. Các bước triển khai một chương trình nâng cao
sức khỏe nơi làm việc tại doanh nghiệp.......................76
Sơ đồ 3: Chương trình nâng cao sức khỏe người lao động.............................77

4.2.1.2. Chương trình nâng cao sức khỏe nơi làm việc77
Bảng 4.1: Hồ sơ nơi làm việc............................................................................78
4.2.2.Các giải pháp nâng cao sức khỏe nơi làm việc..........................................79

4.2.2.1.Bảo quản và vận chuyển nguyên vật liệu.........79
4.2.2.2.Thiết kế vị trí làm việc.....................................80
4.2.2.3.An toàn máy móc.............................................80
4.2.2.4.Môi trường lao động........................................81
4.2.2.5.Công trình phúc lợi và tổ chức lao động..........82
4.2.3. Các biện pháp về An toàn vệ sinh lao động..............................................82

4.2.3.1. Thực hiện biện pháp giảm tiếng ồn, rung động.
82

4.2.3.2. Thực hiện biện pháp chống bụi:......................83
4.2.3.3. Khắc phục điều kiện vi khí hậu xấu:...............83
4.2.3.4. Thực hiện biện pháp chống bụi.......................84


TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................85


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ.....................................................................7
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
4
CHƯƠNG II........................................................................................................14
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG CỦA NHÀ
MÁY THIẾT BỊ VÀ KẾT CẤU THÉP BẮC NINH..........................................14

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy
thiết bị và kết cấu thép Bắc Ninh.................................14
2.1.2.1.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy
thiết bị và kết cấu thép Bắc Ninh.................................20
Sơ đồ1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép
Bắc Ninh:............................................................................................20

2.1.2.2. Đặc điểm nguồn lao động...............................22
2.1.2.3. Quy hoạch khu vực sản xuất và trang thiết bị
công ty..........................................................................24
2.1.2.4. Quy trình công nghệ, trang thiết bị và cơ sở vật
chất 26
Sơ đồ 2: Sơ đồ quản lý An toàn vệ sinh lao động tại Nhà máy chế tạo thiết bị

và kết cấu thép Bắc Ninh...................................................................32

2.2.4.1 Tổ chức Công đoàn công ty và mạng lưới an
toàn vệ sinh viên..........................................................33


2.2.4.2. Trách nhiệm và quyền hạn của Tổ chức công
đoàn 33
35
2.2.5.Huấn luyện công tác An toàn vệ sinh lao động tại
Nhà máy chế tạo thiết bị - kết cấu thép Bắc Ninh........35
2.2.5.1. Đối tượng huấn luyện......................................35
2.2.5.2. Nội dung huấn luyện.......................................35
2.2.6. Công tác tuyên truyền, giáo dục, tập huấn cho
người lao động về An toàn vệ sinh lao động...............38
2.2.7. Việc thực hiện công tác An toàn vệ sinh lao động
từ phía người sử dụng lao động...................................39
2.2.7.1. Thực hiện chính sách cho người lao động......39
2.2.7.2. Việc thực hiện công tác An toàn vệ sinh lao
động từ phía người lao động........................................41
2.2.8.Triển khai công tác Bảo hộ lao động tại Nhà máy
chế tạo thiết bị và kết cấu thép Bắc Ninh.....................42
2.2.8.1. Công tác An toàn vệ sinh lao động tại Nhà máy
chế tạo thiết bị và kết cấu thép Bắc Ninh.....................42
Bảng 2.4: Ảnh hưởng của dòng điện đến cơ thể con người............................43

2.2.8.2. Công tác phòng chống cháy nổ.......................45


2.2.8.3. Ecgonomic......................................................48

2.2.9. Môi trường làm việc...........................................48
Bảng 2.6: Thiết bị lấy mẫu và phân tích...........................................................49
Bảng 2.7: Chất thải rắn nguy hại......................................................................50
Bảng 2.8: Kết quả đo môi trường không khí trong khu vực sản xuất.............50
Bảng 2.9: Kết quả đo môi trường không khí khu vực ngoài sản xuất............51
Bảng 2.10: Kết quả đo nước thải......................................................................51

2.2.10. Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân...............52
Bảng 2.11. Danh mục phương tiện bảo vệ cá nhân theo nghề,.......................53
nhóm công việc..................................................................................................53
Hình 8. Cắt sản phẩm........................................................................................58
Bảng 2.12. Các bệnh trong nghề hàn, cắt, mài.................................................59
Hình 10. Phun sơn bề mặt sản phẩm................................................................61
2.4. Đánh giá công tình hình công tác bảo hộ lao động tại nhà máy...................63
CHƯƠNG III.......................................................................................................65
ĐÁNH GIÁ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG................................................65
Bảng 3.3. Phân loại sức khỏe người lao động theo giới tính..........................68
Bảng 3.4. Phân loại bệnh mắt theo giới tính....................................................70
Bảng 3.5. Phân loại bệnh nội khoa theo giới tính............................................71
Bảng 3.6. Phân loại chỉ số BMI theo giới tính.................................................72
Bảng 3.7. Phân loại một số chỉ số khác theo giới tính....................................72
3.3. Giảm thính lực do tiếng ồn...........................................................................73
3.4. Tóm tắt tình hình sức khỏe người lao động và yếu tố ảnh hưởng................75
CHƯƠNG IV......................................................................................................75
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP.......................................................75
4.1. Kết luận........................................................................................................75


4.2. Kiến nghị và giải pháp..................................................................................76


4.2.1. Xây dựng chương trình nâng cao sức khỏe nơi
làm việc........................................................................76
4.2.1.1. Các bước triển khai một chương trình nâng cao
sức khỏe nơi làm việc tại doanh nghiệp.......................76
Sơ đồ 3: Chương trình nâng cao sức khỏe người lao động.............................77

4.2.1.2. Chương trình nâng cao sức khỏe nơi làm việc77
Bảng 4.1: Hồ sơ nơi làm việc............................................................................78
4.2.2.Các giải pháp nâng cao sức khỏe nơi làm việc..........................................79

4.2.2.1.Bảo quản và vận chuyển nguyên vật liệu.........79
4.2.2.2.Thiết kế vị trí làm việc.....................................80
4.2.2.3.An toàn máy móc.............................................80
4.2.2.4.Môi trường lao động........................................81
4.2.2.5.Công trình phúc lợi và tổ chức lao động..........82
4.2.3. Các biện pháp về An toàn vệ sinh lao động..............................................82

4.2.3.1. Thực hiện biện pháp giảm tiếng ồn, rung động.
82
4.2.3.2. Thực hiện biện pháp chống bụi:......................83
4.2.3.3. Khắc phục điều kiện vi khí hậu xấu:...............83
4.2.3.4. Thực hiện biện pháp chống bụi.......................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................85



SƠ ĐỒ:
Sơ đồ1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép
Bắc Ninh.........................................Error: Reference source not found
Sơ đồ 2: Sơ đồ quản lý An toàn vệ sinh lao động tại Nhà máy chế tạo thiết bị

và kết cấu thép Bắc Ninh...............Error: Reference source not found
Sơ đồ 3: Chương trình nâng cao sức khỏe người lao động......Error: Reference
source not found
HÌNH:
Hình 1: Chế tạo kết cấu thép thang máy (Shaft Elevator Structure) cho IHI
........................................................Error: Reference source not found
Hình 2: Chế tạo ống cho JGC.....................Error: Reference source not found
Hình 3: Chế tạo Silo thép trắng cho dự án Viglacera Thái Bình.............Error:
Reference source not found
Hình 4: Chế tạo bồn cho INOAC........................................................................
Hình 5: Lắp đặt bồn cho INOAC................Error: Reference source not found
Hình 6. Công nhân mài sản phẩm..............Error: Reference source not found
Hình 7. Hàn Mig..........................................Error: Reference source not found
Hình 8. Cắt sản phẩm..................................Error: Reference source not found
Hình 9. Cẩu tháp..........................................Error: Reference source not found
Hình 10. Phun sơn bề mặt sản phẩm............Error: Reference source not found
Hình 11. Làm sạch bề mặt kim loại.............Error: Reference source not found
Hình 12. Xưởng sửa chữa.................................Error: Reference source not found


LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước, sản xuất trong nền công
nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng mang tính nền tảng. Công nghiệp nặng
là lĩnh vực sử dụng nhiều lao động, không dễ dàng tái phân bố như công
nghiệp nhẹ vì nhiều tác động đến môi trường và chi phí đầu tư lớn. Công
nghiệp nặng có thể được hiểu là ngành mà sản phẩm dùng để cung cấp cho
các ngành công nghiệp khác, vì thế sản xuất thép mang tính đặc trưng cho
ngành công nghiệp nặng.
Ngày 4/6/1959, Hội đồng Chính Phủ ra quyết định thành lập Công trường
khu Gang thép Thái Nguyên, từ đó đến nay ngành thép Việt Nam đã trải qua ba

thời kỳ xây dựng và phát triển: Thời kỳ vừa sản xuất vừa chiến đấu (19641975); Thời kỳ khắc phục khó khăn sau chiến tranh – thể nghiệm hướng đi mới
để duy trì sản xuất trong quá trình cả nước thống nhất cùng đi lên Chủ nghĩa xã
hội (1976-1985); Thời kỳ đổi mới (1986 đến nay). Khu liên hợp gang thép Thái
Nguyên cho ra mẻ gang đầu tiên vào năm 1963. Trong 57 năm qua, ngành thép
Việt Nam có quá trình phát triển nhanh chóng và đã trở thành một ngành sản
xuất có đóng góp lớn cho phát triển kinh tế đất nước, giải quyết nhiều việc làm
cho người lao động.
Sản xuất thép là ngành nghề nặng nhọc và độc hại vì cường độ lao
động cao, môi trường lao động nhiều yếu tố tác động xấu tới sức khỏe người
lao động, do đó công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) hơn bao giờ
hết cần phải được quan tâm và thực hiện nghiêm ngặt. Ngày 21/4/2014, Bộ
Công Thương ban hành Chỉ thị 10/CT-BTC về việc tăng cường thực hiện
công tác an toàn – vệ sinh lao động – phòng chống cháy nổ đối với doanh
nghiệp sản xuất thép.

1


Thực hiện chương trình cơ khí trọng điểm của chính phủ Việt Nam với
chủ trương nâng cao tỷ trọng nội địa hóa các thiết bị cơ khí cho công trình công
nghiệp nói chung, các nhà máy nhiệt điện đốt than và sản xuất xi măng nói
riêng. Ngay từ năm 2000, công ty cổ phần Lilama 69-1 đã đầu tư xây dựng một
nhà máy thiết bị cơ khí và kết cấu thép tại khu công nghiệp Quế Võ, tỉnh Bắc
Ninh. Nhà máy có diện tích 6,5 ha; công suất 10.000 tấn sản phẩm / năm. Với
doanh thu bình quân năm đạt 65 tỷ đồng.
Các sản phẩm cơ khí do Lilama 69-1 chế tạo đảm bảo chất lượng, đạt
tiêu chuẩn quốc tế. Do vậy, ngoài việc chế tạo, cung cấp thiết bị cơ khí cho
các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, xi măng, lọc dầu…trong nước, Công ty
cổ phần Lilama 69-1 còn chế tạo bộ sấy không khí, kết cấu thép của lò hơi
các nhà máy nhiệt điện đốt than theo đơn đặt hàng của Sumitomo (Nhật

Bản), TKZ (Nga) xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,
Singapo, Ấn Độ.
Trong đợt thực tập cuối khóa học, em đã được tiếp cận và tìm hiểu về
công tác An toàn vệ sinh lao động tại Nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép
Bắc Ninh. Với đặc thù công việc, trong quá trình sản xuất luôn tiềm ẩn nhiều
yếu tố nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, nguy cơ tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp có thể xảy ra nếu không có biện pháp an toàn. Từ
những cơ sở đó, em quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Thực trạng công tác an
toàn - vệ sinh lao động và sức khỏe nghề nghiệp tại Nhà máy chế tạo thiết bị và
kết cấu thép Bắc Ninh”.
Mục tiêu của đề tài:
1.

Đánh giá thực trạng công tác An toàn vệ sinh lao động, tình hình sức

khỏe nghề nghiệp tại Nhà máy thiết bị và kết cấu thép Bắc Ninh.
2.
Đề xuất biện pháp giảm thiểu bệnh nghề nghiệp.

2


Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp hồi cứu số liệu từ tài liệu lưu trữ của công ty.
- Quan sát mô tả tình hình thực tế
Đối tượng nghiên cứu:
Công tác an toàn vệ sinh lao động và thực trạng sức khỏe nghề nghiệp tại
Nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép Bắc Ninh.
Nội dung nghiên cứu:
- Khảo sát tại hiện trường.

- Hồi cứu số liệu, tài liệu, hồ sơ khám sức khỏe.
- Xử lý số liệu hồ sơ sức khỏe.
- Đánh giá thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động và bệnh
nghề nghiệp.
- Đề xuất biện pháp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp.

3


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO
ĐỘNG
1.1. Khái niệm cơ bản
1.1.1. Bảo hộ lao động
Bảo hộ lao động [5] mà nội dung chủ yếu là công tác An toàn vệ sinh
lao động được thực hiện đồng bộ trên các mặt luật pháp, tổ chức hành chính,
kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật nhằm cải thiện điều kiện lao động, ngăn
ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức
khỏe cho người lao động.
Bảo hộ lao động là một tất yếu khách quan để bảo vệ người lao động – lực
lượng nòng cốt và quyết định tiến trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Trên thế giới, tổ chức lao động quốc tế ILO (International Labour
Organization) là cơ quan điều hành các hoạt động, các chương trình mang
tính quốc tế để bảo vệ môi trường lao động, môi trường sinh thái và bảo vệ
người lao động.
1.1.2. Điều kiện lao động
Điều kiện lao động [5] là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, kinh tế xã hội và
kỹ thuật được biểu hiện thông qua công cụ, phương tiện lao động, đối tượng lao
động, quy trình công nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp bố trí chúng trong
không gian và thời gian trong mối liên hệ tác động qua lại với người lao động tại

chỗ làm việc.
Công cụ và phương tiện lao động được hiểu là toàn bộ các phương tiện,
thiết bị tại nơi làm việc nhằm tạo điều kiện cho người lao động hoàn thành công

4


việc của mình. Đối tượng lao động rất đa dạng, phong phú, con người tác động
vào chúng để hoàn thành hoạt động lao động sản xuất của mình, tạo nên của cải
vật chất cho xã hội.
Tình trạng tâm lý và sức khỏe người lao động tại nơi làm việc là một yếu
tố chủ quan được coi là yếu tố gắn liền với điều kiện lao động, nếu không được
quan tâm đúng mức cũng là nguyên nhân gây nhiều tai nạn.
1.1.3. Các yếu tố nguy hiểm và có hại
Trong điều kiện lao động cụ thể, tùy theo dây chuyền công nghệ, thiết bị
máy móc và nguyên liệu sử dụng có thể phát sinh các yếu tố nguy hiểm và có
hại tác động trực tiếp đến người lao động, gây ra tai nạn lao động , gây suy giảm
sức khỏe cho người lao động hoặc gây nên bệnh tật hiểm nghèo.
Các yếu tố nguy hiểm có hại phát sinh trong sản xuất thường rất đa
dạng, có thể có một hoặc nhiều yếu tố có hại. Tác động tổng hợp của nhiều
yếu tố nguy hiểm có hại cùng với gánh nặng lao động thường là nguy cơ dẫn
đến tai nạn [5].
Các yếu tố nguy hiểm có hại thường được chia thành những nhóm
chính sau:
- Các yếu tố vật lý có hại: do tác động cơ học gây nguy hiểm cho người lao
động như các yếu tố vi khí hậu xấu, tiếng ồn, rung động, độ chiếu sáng.
- Các yếu tố hóa học có hại như các loại hóa chất, dung môi hữu cơ, kim
loại nặng, hóa chất bảo vệ thực vật, hơi khí độc…được sử dụng hoặc phát
sinh trong quá trình sản xuất.
- Các yếu tố sinh học có hại như các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, nấm mốc,

các loại ký sinh trùng trong môi trường lao động hoặc ở nguyên liệu.
Các yếu tố xuất hiện do bố trí hợp lý chỗ làm việc không phù hợp về mặt tâm

5


lý, sinh lý của người lao động, do bất lợi về tư thế lao động.
1.1.4. Tai nạn lao động[5]
Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động và công tác do
tác động đột ngột có thể làm chết người hoặc tổn thương hay hủy hoại chức
năng sinh học nào đó của cơ thể. Tai nạn lao động được chia làm ba loại: tai nạn
gây chết người, tai nạn lao động nặng, tai nạn lao động nhẹ.
Căc cứ vào mức độ, tính chất của vụ tai nạn, thời gian phải nghỉ việc để
điều trị do tai nạn gây nên để đánh giá tình trạng tai nạn lao động.
Có thể sử dụng hệ số tần suất tai nạn lao động để đánh giá tình hình tai
nạn lao động của đơn vị, địa phương, bộ, ngành hay quốc gia.

Trong đó:

K là hệ số tần suất tai nạn lao động
n là số vụ tai nạn lao động
N là tổng số người lao động

1.1.5. Bệnh nghề nghiệp[11]
Là bệnh gây ra do tác hại nghề nghiệp đặc trưng của nghề nào đó do tác
dụng trực tiếp thường xuyên và dần dần gây nên bệnh.
Bệnh nghề nghiệp còn được gọi là bệnh đền bù, khi người lao động mắc
phải sẽ được lập hồ sơ đưa đi giám định, cấp sổ thương tật và được hưởng chế
độ hàng tháng.
Danh mục bệnh nghề nghiệp khác nhau ở mỗi nước tùy theo tình hình

phát triển kinh tế xã hội của nước đó. Ở Việt Nam có 30 bệnh nghề nghiệp trong
danh mục được nhà nước đền bù và công nhận:

6


- Nhóm I: Các bệnh bụi phổi và phế quản (7 bệnh)
Bệnh bụi phổi - Silic nghề nghiệp;
Bệnh bụi phổi Atbet (Amiăng);
Bệnh bụi phổi bông;
Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp;
Bệnh hen phế quản nghề nghiệp;
Bệnh bụi phổi - Tacl nghề nghiệp;
Bệnh bụi phổi Than nghề nghiệp.
- Nhóm II: Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp (10 bệnh)
Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất chì;
Bệnh nhiễm độc Benzen và các hợp chất đồng đẳng của Benzen;
Bệnh nhiễm độc thủy ngân và các hợp chất của thủy ngân;
Bệnh nhiễm độc mangan và các hợp chất của mangan;
Bệnh nhiễm độc TNT (trinitro toluen);
Bệnh nhiễm độc asen và các chất asen nghề nghiệp;
Nhiễm độc chất Nicotin nghề nghiệp;
Bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu nghề nghiệp;
Bệnh nhiễm độc Cacbonmonoxit nghề nghiệp;
Bệnh nhiễm độc Cadimi nghề nghiệp.
- Nhóm III: Các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý (5 bệnh)
Bệnh do quang tuyến X và các chất phóng xạ;
Bệnh điếc do tiếng ồn;
Bệnh rung chuyển nghề nghiệp;
Bệnh giảm áp mạn tính nghề nghiệp;

Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân.
- Nhóm IV: Các bệnh da nghề nghiệp (4 bệnh)
Bệnh sạm da nghề nghiệp;
Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc;
Bệnh nốt dầu nghề nghiệp;
Bệnh loét da, viêm móng và xung quanh móng nghề nghiệp.
- Nhóm V: Các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp (4 bệnh)
Bệnh lao nghề nghiệp;
Bệnh viêm gan vi rút nghề nghiệp;
Bệnh do xoắn khuẩn Leptospira nghề nghiệp;
Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
1.2. Các yếu tố môi trường lao động ảnh hưởng
đến sức khỏe người lao động
1.2.1. Điều kiện vi khí hậu[11]
Vi khí hậu được hiểu là khí hậu giới hạn trọng một phạm vi nhất định
7


(rộng hoặc hẹp) bao gồm các yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió và bức xạ
nhiệt. Vi khí hậu trong môi trường lao động là khí hậu được xác định trong khu
vực sản xuất, cụ thể là trong cả nhà xưởng, công trường hoặc hẹp hơn là cabin,
phòng làm việc, khoang lái. Điều kiện vi khí hậu trong sản xuất phụ thuộc vào
tính chất của quy trình công nghệ và khí hậu địa phương.
Các yếu tố vi khí hậu:
-

Bức xạ nhiệt: ở tự nhiên bức xạ có trong ánh sáng mặt trời, nguồn

năng lượng này bao gồm: tia hồng ngoại, tia tử ngoại và vùng ánh sáng nhìn
thấy. Nó cũng là nguyên nhân chủ yếu quyết định nguồn nhiệt lượng trong

không khí. Trong môi trường lao động, bức xạ nhiệt xuất hiện từ các vật dụng,
lò nấu chảy kim loại, có thể tác động trực tiếp gây hại cho người lao động. Đây
là yếu tố có hại và rất nguy hiểm.
- Nhiệt độ: là nguồn nhiệt được tạo nên bởi năng lượng tự nhiên hoặc
nhân tạo trong quá trình lao động sản xuất. Nhiệt độ thay đổi theo các địa dư
khác, theo thời gian trong ngày, mùa và thay đổi tùy theo quy trình sản xuất.
Nhiệt độ là yếu tố thể hiện sự hấp thụ nhiệt lượng của vật thể xung quanh con
người. Nhiệt độ trong nơi sản xuất ảnh hưởng đến nhiệt độ tự nhiên, nhiệt độ
nhà xưởng và thể hiện sự hấp thụ nhiệt lượng của vật thể xung quanh.
- Độ ẩm: Độ ẩm không khí thể hiện độ hòa tan của hơi nước trong
không khí. Độ ẩm cũng thay đổi theo mùa, theo địa dư và các vị trí cụ thể trong
quá trình sản xuất. Đây là yếu tố thường kết hợp với nhiệt độ tạo nên những cảm
giác dễ chịu hay khó chịu cho con người.
- Vận tốc gió: Được tạo nên do thay đổi chỗ của không khí trong
nhà xưởng và nơi làm việc. Ngoài vận tốc gió tự nhiên còn vận tốc gió
nhân tạo đó là các hệ thống thông gió công nghiệp để cải thiện điều kiện
làm việc cho người lao động. Vận tốc gió có là yếu tố có thể làm thay đổi
nhiệt độ trong một khu vực tạo nên những cảm giác dễ chịu cho con
người. Khi vận tốc gió quá nhỏ hoặc quá lớn so với tiêu chuẩn cho phép
8


sẽ gây ra tác hại cho con người.
Tác hại của vi khí hậu xấu đối với cơ thể con người:
• Vi khí hậu nóng:
Xác định vi khí hậu nóng được xem xét chủ yếu đến 2 yếu tố: nhiệt độ và bức
xạ nhiệt. Bên cạnh đó, độ ẩm và tốc độ gió là các yếu tố kết hợp tạo nên cảm
giác khó chịu hơn cho người lao động.
Trước hết, vi khí hậu nóng tác động đến cơ thể con người nên tình trạng rối
loạn chuyển hóa muối nước do mất nhiều mồ hôi, mất muối, các chất vitamin.

Kết hợp với lao động thể lực nặng nhọc có thể dẫn đến tình trạng say nóng, say
nắng, choáng, ngất…nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Tác động của vi khí hậu nóng còn gây nên một loạt các tác hại cụ thể sau đây:
- Làm rối loạn hệ thống tuần hoàn, tần số tim tăng lên gây rối loạn vận
mạch có thể dẫn đến tình trạng suy tuần hoàn không hồi phục.
- Biến đổi chức năng thận: vi khí hậu nóng ảnh hưởng tới quá trình điều
tiết của thận làm rối loạn quá trình đào thải và hấp thụ nước, các chất điện giải ở
thận làm cho cơ thể bị nhiễm độc.
- Tác động tới hệ thống tiêu hóa do uống nhiều nước trong môi trường
nóng làm dịch vị tiêu hóa bị pha loãng, rối loạn nhu động của dạ dày và ruột gây
cảm giác ăn kém ngon, khó tiêu hóa. Lâu ngày có thể dẫn đến loét dạ dày, tá
tràng và các bệnh đường ruột.
- Tác động tới hệ thần kinh: vi khí hậu nóng gây ức chế thần kinh
trung ương, giảm sức đề kháng của cơ thể, giảm minh mẫn và có thể gây tai
nạn lao động.
• Vi khí hậu lạnh:
Trong môi trường lao động có vi khí hậu lạnh do tác động của thời tiết
hoặc do quy trình công nghệ gây nên sẽ tác động xấu tới cơ thể người lao động

9


với các trạng thái chủ yếu sau:
- Khi thân nhiệt giảm 1 – 2 0C, cơ thể sẽ tự điều chỉnh để tăng thân nhiệt
bằng phản ứng sinh hóa và hiện tượng rét run. Khi thân nhiệt xuống dưới 35 0C
gây nên tình trạng bệnh lý thiếu oxy co thắt các huyết quản, giảm dự trữ
glycogen, giảm trí nhớ, thậm chí có thể gây trụy tim mạch không hồi phục dẫn
đến tử vong.
- Gây bệnh dị ứng kiểu hen phế quản, làm giảm sức đề khangs miễn
dịch, gây viêm đường hô hấp trên, thấp khớp…

1.2.2. Tiếng ồn[8]
Trong môi trường lao động, tùy theo điều kiện cụ thể sẽ phát sinh ra các
loại tiếng ồn khác nhau. Tiếng ồn là tập hợp các âm thanh có cường độ và tần số
khác nhau gây khó chịu cho con người trong lúc làm việc và cả khi nghỉ ngơi.
Tiếng ồn là một trong những tác nhân chính gây tác hại cho người lao động, có
thể gây nên tai nạn lao động. Tiếng ồn trong sản xuất có nhiều cách để phân loại
nhưng có 2 cách phân loại chính sau:
- Phân loại theo đặc tính của tiếng ồn: căn cứ vào nguồn gốc phát ra
tiếng ồn để phân loại. Ví dụ: tiếng ồn cơ học do hoạt động của các bộ phận máy
móc, tiếng ồn do va chạm trong quá trình rèn, dập, tiếng ồn do chuyển động khí
động, tiếng ồn do nổ mìn…
- Phân loại theo tần số âm thanh: dựa vào sức nghe của tai người, phân
loại thành 3 mức âm:
Hạ âm: khi tần số f<20Hz
Tai người nghe được: 20Hz ≤ f ≤16kHz
Siêu âm: f ≥20kHz
Tác hại của tiếng ồn đến cơ thể: khi tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ và
tần số cao sẽ tác động có hại tới nhiều cơ quan trong cơ thể như: hệ thần kinh,
10


hệ tim mạch, hệ tiêu hóa…nhưng tác hại nguy hiểm nhất là đối với cơ quan
thính giác.
Tác hại của tiếng ồn phụ thuộc vào cường độ và tần số âm thanh, tiếng ồn có
phổ liên tục và tần số cao gây khó chịu và nguy hiểm hơn tiếng ồn có phổ gián đoạn
và tần số thấp. Thời gian tiếp xúc với tiếng ồn càng dài thì tác hại càng lớn.
Tác hại đối với cơ quan thính giác: Khi tiếp xúc với tiếng ồn trong một
thời gian dài sẽ tác động tới cơ quan thính giác làm giảm thính lực của người lao
động với những biểu hiện đầu tiên là hiện tượng ù tai, đau đầu, chóng mặt, sức
nghe kém đi. Sau giai đoạn này nếu không được tách rời khỏi tiếng ồn và điều

trị kịp thời, người lao động có thể bị điếc vĩnh viễn, điếc đối xứng 2 tai và không
thể chữa trị được. Ở cường độ âm lớn hơn 80dB, tần số từ 2000Hz đến 4000Hz
là khu vực nhạy cảm đối với bệnh điếc nghề nghiệp.
Tác hại đối với cơ quan khác: tiếng ồn còn gây tác hại với nhiều cơ
quan khác trong cơ thể như: tác động lên hệ thần kinh trung ương gây các
rối loạn cảm giác và vận động, ảnh hưởng đến thần kinh thị giác, rối loạn
nội tiết có thể gây mất thăng bằng. Tác động tới hệ tim mạch làm rối loạn
nhịp tim có thể gây nên cao huyết áp và các bệnh khác về tim mạch. Tác
động đến hệ tiêu hóa làm giảm bài tiết dịch vị, rối loạn co bóp của dạ dày và
ruột gây chán ăn, buồn nôn.
1.2.3. Ánh sáng[6]
Ánh sáng là một dạng năng lượng bức xạ điện từ, trong đó, ánh sáng tự
nhiên là ánh sáng ban ngày do mặt trời và bầu trời sinh ra, thích hợp và có tác
dụng tốt đối với sinh lý con người, ánh sáng nhân tạo được phát ra từ hệ thống
đèn chiếu sáng nhân tạo. Chiếu sáng tại nơi làm việc sẽ có hiệu quả khi kết hợp
ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo.
Môi trường lao động tốt phải có ánh sáng thích hợp cho con người và

11


công việc. Chiếu sáng không hợp lý sẽ làm mệt mỏi thị giác, nếu tình trạng thiếu
ánh sáng kéo dài hoặc tác động chói lóa sẽ làm mệt mỏi thị giác gây các bệnh về
mắt, giảm năng suất và có khả năng gây tai nạn lao động.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chiếu sáng:
- Độ rọi: là mật độ quang thông chiếu trên một đơn vị diện tích nhận bề
mặt ánh sáng, có đơn vị đo là Lux. Độ rọi sáng là đại lượng để đánh giá độ chiếu
sáng trên 1 bề mặt. Mắt người phân biệt được đồ vật, sự vật là 20 Lux nhưng
mật độ rọi sáng tốt nhất cho mắt người trong khoảng từ 200 – 500 Lux tùy theo
tính chất công việc.

- Khả năng phân giải của mắt: là khả năng phân biệt hình dạng, kích
thước của đồ vật được đánh giá bằng góc nhìn tối thiểu trong điều kiện chiếu
sáng tốt nhất. Điều kiện chiếu sáng tốt giúp cho khả năng phân giải của mắt có
hiệu quả, đảm bảo chất lượng công việc và an toàn trong sản xuất.
- Tốc độ phân giải: là khoảng thời gian cần thiết để mắt người xác định
được dình dạng kích thước của đồ vật. Tốc độ phân giải của mắt thay đổi được
trong khoảng 0 – 2000 Lux. Ngoài ra còn phụ thuộc vào khả năng thích ứng của
mắt. Ví dụ: khi chuyển từ trường nhìn sáng snag trường nhìn tối thì cần phải mất
15-20 phút và người lại mất từ 8-10 phút.Vì vậy, phải đảm bảo độ sáng đủ lớn
trong trường nhìn và ánh sáng phải được phân bố đều trên bề mặt làm việc.
- Chói lóa: khi có một nguồn sáng với một cường độ lớn chiếu trực tiếp
sẽ gây ra hiện tượng chói lóa gây ra cảm giác khó chịu cho con người, làm căng
thẳng thần kinh, giảm khả năng lao động và có thể gây tai nạn lao động. Tại nơi
sản xuất, khi lắp hệ thống chiếu sáng công nghiệp, bên cạnh việc đảm bảo đủ
cường độ chiếu sáng phải tránh gây hiện tượng chói lóa.
Tại nơi sản xuất, khi cường độ chiếu sáng thấp hoặc chói lóa đều gây tác
hại cho sức khỏe người lao động. Trước hết, gây ảnh hưởng xấu đến hệ thần
kinh trung ương, xuất hiện tình trạng căng thẳng, giảm trí nhớ, mất ngủ, giảm thị
lực…đặc biệt với tác động của hiện tượng chói lóa có thể gây ra tai nạn lao động

12


×