Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ ,Thực trang và giải pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 55 trang )

ĐỀ TÀI: XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA
VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ: THỰC
TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHÁC PHỤC.


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TPP (Trans-Pacific Partnership Agreement) : Hiệp định đối tác xuyên thái
bình dương
XK : Xuất khẩu
NK : Nhập khẩu
DN : Doanh nghiệp
DNDM : Doanh nghiệp dệt may
FDI (Foreign Direct Investment) : Đầu tư trực tiếp nước ngoài
KNXK : Kim ngạch xuất khẩu
VN : Việt Nam
WTO (World Trade Organization) : Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC BẢNG, HÌNH
BẢNG:


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Thế kỷ XXI là thế kỷ của nền kinh tế hội nhập và phát triển, là giai đoạn Việt
Nam đang trên đà nắm bắt lấy những cơ hội lớn để hòa nhập cộng đồng thế giới.
Nền kinh tế Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập với khu vực và thế giới, với


phương châm đa dạng hóa thị trường, đa phương hóa quan hệ kinh tế thông qua con
đường xuất khẩu để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của sự phát triển. Một
trong những thị trường có ảnh hưởng lớn đối với thế giới nói chung và kinh tế khu
vực nói riêng đó là Mỹ - một quốc gia có nền kinh tế phát triển, là thị trường “ béo
bở” của rất nhiều quốc gia khác trên thế giới. Nắm bắt được những lợi ích mà thị
trường Mỹ mang lại là không hề nhỏ, Việt Nam đang cố gắng tìm ra những chính
sách hiệu quả, tích cực tham gia sân chơi quốc tế để mối quan hệ Việt Nam – Mỹ
ngày một gắn bó và phát triển. Và ngành dệt may đã gặt hái được nhiều thành công
từ những bước đi đúng đắn ấy.
Ngành dệt may nước ta đã phát triển từ rất lâu nhưng chỉ từ thập niên 90 trở
lại đây, nó mới thực sự chiếm được vị trí quan trọng trong nền kinh tế nói chung và
hoạt động ngoại thương nói riêng. Điển hình trong những năm gần đây, ngành xuất
hàng Việt Nam dang thị trường Mỹ đang vươn lên vị trí số 2 trong tổng số kim
ngạch nhập khẩu hàng dệt may của thị trường Mỹ. Tuy nhiên, con đường thành
công không bao giờ là dễ dàng, mặc dù ngành dệt may chiếm tỷ trọng lớn nhưng lợi
nhuận có thực sự tăng thì đó lại một câu chuyện khác. Trên thực tế, ngành dệt may
Việt Nam đã và đang gặp nhiều khóa khăn và thách thách khi xâm nhập vào thị
trường này. Chính vì vậy, tôi xin đưa ra đề tài nghiên cứu “Xuất khẩu hàng may
mặc của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ: Thực trang và giải pháp khắc phục”
để trình bày vấn đề nghiên cứu và quan điểm của mình.
Đề tài khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về thị trường dệt may của Hoa Kỳ
Chương 2: Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường
Hoa Kỳ

1


Chương 3: Giải pháp khác phục hạn chế và thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt
may của Việt Nam sang thị trường Mỹ

2. Mục đích nghiên cứu

Phân tích tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường
Mỹ từ năm 2007 – 2015 để thấy được những thành tựu đạt được cũng như mặt hạn
chế còn đang tồn tại. Từ đó, Nhà nươc cũng như các doanh nghiệp Việt Nam có
những chính sách, kế hoạch sản xuất, xuất khẩu hợp lý, đạt kết quả cao hơn.
3. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu được sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu: phương
pháp phân tích, điều tra, quan sát, tổng hợp, mô hình hóa, so sánh tương đồng, ….
Cuối cùng, chúng em xin đặc biệt cảm ơn thầy PGS.TS. Nguyễn Duy Liên –
giảng viên hướng dẫn làm đề khóa luận về linh vực xuất nhập khẩu, Đại học Ngoại
thương đã tận tình giúp đỡ chúng em hoàn thành tốt đề tài khóa luận này.

2


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG DỆT MAY HOA KỲ
1.1 Vài nét về đặc điểm của thị trường Hoa Kỳ
Trong quá khứ, Mỹ được coi là đế quốc thực nhất bậc nhất thế giới nhờ vào
việc buôn bán vũ khí khi chiến tranh thế giới. Ngày nay, Mỹ vẫn giữ được vị trí
đứng đầu là quốc trong mọi lĩnh vực cả về kinh tế, khoa học công nghệ, có tài
nguyên rất phong phú. Năm 2015, dân số Mỹ đạt khoảng trên 323 triệu người, trong
đó 82,5% sống ở thành thị. Mỹ đạt được tổng quốc nội là 17,95 triệu USD sản
phẩm, thu nhập bình quân đầu người hàng năm là 55.805 USD hàng năm Hoa Kỳ
nhập khẩu trên 2.500 tỷ USD, chiếm khoảng 1/ 5 tổng kim ngạch nhập khẩu trên
toàn thế giới. Việc thâm nhập thị trường Hoa Kỳ - một thị trường rộng lớn nhất thế
giới với mức thu nhập cao và nhu cầu tiêu dùng đa dạng về nhiều chủng loại hàng
hoá với khối lượng lớn - thị trường tiêu thụ hàng hoá của bất kỳ doanh nghiệp nào

cũng như bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Đúng như lời nhận xét về thị trường Hoa
Kỳ, Đại Sứ - Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc đã nói: "…đây là thị
trường không đáy….". Khi nghiên cứu về thị trường này có thể khái quát những đặc
điểm nổi bật như sau:
Thứ nhất, tính mở cửa khá cao của thị trường:
Điều này được thể hiện ở chỗ quy chế xuất - nhập khẩu vào thị trường Hoa
Kỳ phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của tổ chức Thương mại thế giới
(W.T.O). Hoa Kỳ là nước nhập khẩu lớn các mặt hàng có hàm lượng lao động cao
như dệt may, giầy dép, đồ dùng gia đình…., trong đó có những mặt hàng tiêu dùng
thông thường hầu như Hoa Kỳ không còn sản xuất nữa. Hoa Kỳ phải nhập các mặt
hàng này từ các nước Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Các
sản phẩm chế tạo, có hàm lượng vốn và công nghệ cao được nhập từ Châu Âu và
Nhật Bản. Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng nhập khẩu hàng hoá từ rất nhiều nước ở các Châu
lục khác. Điều này cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có
thể tìm thấy chỗ đứng tại thị trường Hoa Kỳ.

3


Thứ hai, tính quy chuẩn và thống nhất cao độ của sản phẩm đưa vào thị
trường Hoa Kỳ.
Hàng hoá xuất khẩu vào Hoa Kỳ đòi hỏi thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ,
nhất là đảm bảo các yêu cầu chất lượng một cách nghiêm ngặt và đồng bộ. Các nhà
nhập khẩu Hoa Kỳ luôn có ấn tượng và đòi hỏi có uy tín phải được đặt lên hàng đầu
từ khi bắt đầu có mối quan hệ hợp tác. Hàng hoá nhập khẩu vào Hoa Kỳ thường
phải có khối lượng lớn, đúng quy chuẩn, đảm bảo đúng thời hạn, và không phương
hại lợi ích kinh tế của các Công ty Hoa Kỳ. Từ đó cho thấy chỉ nên lựa chọn và tập
trung đầu tư vào một số mặt hàng và ngành hàng xuất khẩu chủ lực, không dàn trải.
(Ngay cả mặt hàng thủ công mỹ nghệ cũng cần đảm bảo tính thống nhất và có khối
lượng đủ lớn).

Thứ ba, tính pháp lý cao của các quan hệ thị trường.
Môi trường pháp lý của Hoa Kỳ là hết sức phức tạp, nhiều khi có sự khác
biệt giữa luật của Liên Bang, Bang và còn cả những quy định riêng biệt của chính
quyền địa phương. Hệ thống pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng ở Hoa Kỳ được thực thi khá tốt vì thế hàng hoá bán ra ở đây phải được bảo
hành tốt và an toàn trong thời gian cam kết để tạo uy tín và niềm tin. Do đó, việc
hiểu biết các vấn đề pháp lý liên quan là điều kiện mấu chốt khi xâm nhập vào thị
trường Hoa Kỳ và việc sử dụng các Công ty tư vấn nói chung trong đó có Công ty
tư vấn Hoa Kỳ là điều cần chú trọng.
Thứ tư, tính thống nhất, ổn định cao của hệ thống phân phối.
Hệ thống phân phối hàng hoá ở Hoa Kỳ phát triển ở trình độ cao, có tổ chức
hoàn chỉnh, nếu không dựa vào các hệ thống phân phối hiện có thì không thể đưa
hàng hoá vào thị trường này (không có buôn bán tiểu ngạch hoặc buôn bán đường
biên như có thể thấy trong một số trường hợp khác). Người dân Mỹ có thói quen
mua sắm tại các siêu thị hay cửa hàng lớn. Hệ thống phân phối này vừa là cơ hội,
vừa là thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập thị trường Hoa
Kỳ. Nếu chưa tham gia vào các kênh phân phối lớn thì không những không phát
triển được thị trường mà còn cản trở đến thị phần tiêu thụ và gặp những vướng mắc

4


vào hệ thống luật pháp của Mỹ. Muốn đi đúng kênh các doanh nghiệp Việt Nam
cần phải lựa chọn được nhà phân phối có uy tín và đảm bảo được số lượng và quy
cách hàng hoá đúng với thị hiếu và yêu cầu của khách hàng Mỹ.
Thứ năm, thị trường có sức cạnh tranh rất cao.
Hoa Kỳ là nước nhập khẩu lớn nhất thế giới, trên thị trường Hoa Kỳ có đầy
đủ các nhà cung cấp lớn nhỏ ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, vì thế mức độ
cạnh tranh là vô cùng gay gắt. Trong cuộc cạnh tranh này, giá cả và chất lượng là
hai yếu tố cơ bản, nhưng không thể không tính đến những yếu tố khác như bao bì,

mẫu mã, xuất xứ, nhãn hiệu sản phẩm…. Đối với doanh nghiệp Việt Nam thì đây là
những vấn đề còn mới mẻ. Theo các luật sư Mỹ, vụ kiện cá ba sa đối Việt Nam
nặng về khía cạnh chính trị và là điều khó tránh khỏi. Đây là bài học đắt giá cho các
doanh nghiệp Việt Nam và sẽ còn có nhiều vụ kiện khác có thể xảy ra nữa trong quá
trình buôn bán với thị trường Hoa Kỳ.
Thứ sáu, các hiệp hội kinh doanh có vai trò không nhỏ.
Ở Hoa Kỳ có rất nhiều hiệp hội của các nhà kinh doanh, các hiệp hội này có
vai trò lớn trong việc hướng dẫn và phối hợp hoạt động của các doanh nghiệp với
lợi ích cộng đồng doanh nghiệp tại Hoa Kỳ, trong đó có doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Điều đó cho thấy rằng việc thiết lập quan hệ với các hiệp hội kinh doanh ở Hoa Kỳ
là con đường hữu hiệu để tiếp cận và xâm nhập thị trường Hoa Kỳ, thúc đẩy hoạt
động đầu tư của các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam .
Thứ bảy, lực lượng người Việt Nam ở nước ngoài tại Hoa Kỳ có vai trò quan
trọng trong việc xúc tiến thương mại và đầu tư tại Hoa Kỳ.
Lực lượng người Việt tại Hoa Kỳ rất đông lên đến 1,5 triệu người có khả
năng hòa nhập với dân cư sở tại, nhưng tính cộng đồng chưa cao. Vai trò cầu nối
của người Việt là hết sức quan trọng nhưng trong thực tế còn cần được rèn luyện và
thử thách. Phong cách làm việc và phương thức hợp tác giữa họ với doanh nghiệp
trong nước còn nhiều điều phải được rút kinh nghiệm. Tiềm năng lực lượng sinh
viên Việt Nam đang du học tại Hoa Kỳ chưa được quan tâm đúng mức, tính cộng
đồng Việt Nam rất yếu nên khả năng thực hiện công tác xúc tiến và đầu tư bị hạn

5


chế. Bởi vậy một mặt phải thận trọng trách vội vàng khi tiếp xúc với các doanh
nghiệp Hoa Kỳ. Giai đoạn đầu cần có sự môi giới của Việt kiều. Mặt khác phải tìm
và lựa chọn được khách hàng tin cậy, thu hút nhiều doanh nghiệp có uy tín vào kinh
doanh và đầu tư ở Việt Nam.
Thứ tám, chi phí dịch vụ trong cơ cấu giá thành sản phẩm chiếm tỷ trọng cao.

Hàng hoá đưa vào bán lẻ tại Hoa Kỳ khá cao bởi chi phí dịch vụ lớn làm hạn
chế cơ hội thâm nhập của các doanh nghiệp Việt Nam khi vào thị trường Hoa Kỳ.
Thứ chín, hệ thống tư vấn tại Hoa Kỳ giữ vai trò quan trọng đặc biệt là tư
vấn pháp luật.
Đây là đòi hỏi khách quan bởi đặc điểm của thị trường này, chi phí tư vấn tại
Hoa Kỳ rất cao. Các doanh nghiệp Việt Nam phải biết sử dụng tư vấn của các Công
ty tư vấn pháp luật Hoa Kỳ, mặt khác đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần phải
nhanh chóng xây dựng được những Công ty tư vấn của Việt Nam có trình độ
chuyên môn ngang tầm quốc tế như các công ty Hoa Kỳ.
Việt Nam đã và đang thực hiện những chiến lược công nghiệp hóa hướng về
xuất khẩu, thị trường Hoa Kỳ có tầm quan trọng đặc biệt, là điểm đến của các sản
phẩm chế tạo xuất khẩu. Với việc dành cho Việt Nam quyền xuất khẩu sang Hoa
Kỳ trên cơ sở MFN, Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã mở ra những cơ
hội to lớn để phát triển hàng xuất khẩu của Việt Nam. Để có thể tận dụng được cơ
hội, biến khả năng thành hiện thực, tức là có thể thực sự thâm nhập được vào thị
trường rộng lớn, phức tạp và xa xôi như Hoa Kỳ, Việt Nam cần hoạch định một
chính sách tổng thể với các giải pháp đồng bộ cả về phía Nhà nước và doanh
nghiệp. Thực tế cho thấy Hoa Kỳ không chỉ là thị trường xuất khẩu lớn nhất mà còn
thông thoáng nhất thế giới đối với sản phẩm chế tạo từ các nước đang phát triển.
Nhập khẩu hàng hoá của Hoa Kỳ từ Châu Á là 822 tỷ USD (năm 2014), nhiều hơn
50% so với nhập khẩu EU từ Châu Á.
Tại Việt Nam, các mặt hàng thế mạnh như: dệt may, thủy sản, giầy dép…thị
trường Mỹ có nhu cầu khá lớn. Một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất sang
Hoa Kỳ là dệt may, giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ, hàng thủy sản, túi xách, vali,

6


mũ… trong đó, hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ chiếm khoảng 50% tổng kim
ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Năm 2014 Việt Nam xuất khẩu hàng dệt

may sang Hoa Kỳ đạt 9,82 tỷ USD, giày dép đạt 3,33 tỷ USD, đồ gỗ đạt 2,23 tỷ
USD, thủy sản đạt 1,71 tỷ USD, túi xách, va li, mũ đạt 1,54 tỷ USD, hạt điều 635,94
triệu USD, hạt tiêu đạt 254,92 triệu USD… Bên cạnh dệt may, da giầy… thủy sản
và các sản phẩm cá ba sa được xem là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn của
Việt Nam ở thị trường Mỹ. Đơn cử như mặt hàng bạch tuộc và mực, 7 tháng đầu
năm, xuất khẩu sang Mỹ đạt giá trị 2,566 triệu USD, tăng 12,6% so với cùng kỳ
năm 2014. Xuất khẩu vào quốc gia này đang chiếm 1,2% tổng giá trị xuất khẩu mực
và bạch tuộc của Việt Nam.
Đây thực sự là một thị trường rộng mở cho nguồn hàng Việt Nam được tiêu thụ
mạnh mẽ hơn, đặc biệt khi Việt Nam là chính thức được tham gia và sân chơi Hiệp
định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, thuế suất là 0% không còn đáng lo ngại cho thị
trường Mỹ về vấn đề giá cả. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, việc xuất
siêu sang thị trường Hoa Kỳ vừa mừng nhưng lại vừa lo. Mừng vì một khi hàng hóa
của Việt Nam đã xâm nhập được vào thị trường Hoa Kỳ – một thị trường rất nhiều luật
lệ quy định về kỹ thuật và chất lượng thì hàng hóa Việt Nam sẽ có cơ hội và điều kiện
thuận lợi hơn nhiều để xâm nhập vào các thị trường khó tính khác trên thế giới. Lo là
thặng dư thương mại lớn với thị trường Hoa Kỳ chủ yếu là từ kim ngạch xuất khẩu hầu
hết là hàng gia công. Điều đáng nói là những mặt hàng xuất siêu sang Hoa Kỳ hiện nay
thuộc về nhóm dệt may, da giầy… ngoài việc tạo ra được công ăn việc làm thì đây lại
chủ yếu là các mặt hàng gia công, lắp ráp với giá trị gia tăng thấp, đó là chưa kể các
mặt hàng này phần lớn thuộc về các doanh nghiệp FDI. Mặt khác, Hoa Kỳ là một quốc
gia tuy thông thoáng về lượng hàng nhập khẩu nhưng bên cạnh đó, thị trường này đòi
hỏi một sự nghiêm ngặt, nghiêm túc trọng từ khâu sản xuất đến nhãn mác, bao bì, đóng
gói,… cùng với những đạo luật khắt khe kèm theo. Vì thế, muốn thực sự chiếm được
lòng tin từ “ vị khách này”, các doanh nghiệp Việt Nam phải có sự tìm hiểu thấu đáo và
lên kế hoạch kinh doanh hiệu quả để có thể đạt được sự tín nhiệm lâu dài cũng như
chiếm được thị phần lớn tại quốc gia này.

7



1.2 Tổng quan về thị trường dệt may của Hoa Kỳ
1.2.1

Một số nét về văn hóa và lối sống ảnh hưởng đến cách ăn mặc của

người Mỹ
Từ thế kỷ thứ 16, người châu Âu đã khám phá ra châu Mỹ và cũng từ đó Mỹ
được coi là mảnh đất của tự do, miền đất hứa. Dòng thác nhập cư từ Châu Âu, Châu
Á, Châu Phi ồ ạt đổ vào đây tạo nên một Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Chính vì vậy,
dân cư ở đây rất đa dạng về sắc tộc, tôn giáo và phong tục tập quán.
Các phân tích cụ thể cho thấy thị hiếu của người người tiêu dùng Mỹ rất đa
dạng do nền văn hóa khác nhau đang cùng tồn tại. Ví dụ, người gốc châu Á chuộng
màu sắc nền và nhã hơn người gốc châu Âu. Ngay tại Việt Nam, sở thích về ăn mặc
của từng vùng miền khác nhau từ miền Bắc xuống miền Nam. Người miền Bắc
thích chạy theo xu hướng ăn mặc, chạy theo những kiểu dáng mới rần rộ theo từng
giai đoan… trong khi người miền Nam thích cách ăn mặc theo cách riêng của mình,
không quan tâm năm nay kiểu dáng quần áo thịnh hành là gì để mua theo mà chỉ
quan tâm mình mặc gì cho đẹp, cho thoải mái, phù hợp với phong cách sống của
mình là được.
Với mặt hàng dệt may, Mỹ là nước tiêu dùng hàng dệt may lớn nhất thế giới.
Hàng năm, người Mỹ tiêu dùng mặt hàng này gấp 1,5 lần người châu Âu, thi trường
tiêu dùng hàng dệt may thứ hai thế giới. Trong phong cách ăn mặc, người Mỹ
thường chú trọng đến yếu tố tự nhiên, thoải mái và dễ chịu. Với người Mỹ, sự thoải
mái trong cách ăn mặc là ưu tiên hàng đầu. Bởi vậy, khi làm việc, nam giới thường
mặc những chiếc sơ mi và quần vải sợi bóng rộng thoáng còn nữ giới thì mặc váy
với chất liệu co giãn. Còn trong cuộc sống hàng ngày, quần bò áo thun là phong
cách ăn mặc đặc trưng nhất. Ở mọi nơi trên đất Mỹ, bạn có thể bắt gặp phong cách
ăn mặc này.
Nhịp sống ở Mỹ cũng rất khẩn trương và họ tiêu dùng các sản phẩm cũng

vẫn khẩn trương. Một số sản phẩm mà họ chỉ sử dụng trong một thời gian ngắn mặc
dù chưa hỏng nhưng nó đã cũ hoặc là họ không thích thì họ cho mình những thứ
mới. Khi đã đi mua sắm thì họ sẽ mua sắm hàng loạt nhất là quần áo. Họ thích mua

8


những quần áo độc đáo nhưng phải tiện lợi. Sau đó nếu thấy hết mốt hoặc cũ thì họ
lại đem đi cho và đi mua đồ mới. Trong hàng dệt may, người mỹ khá dễ tính trong
việc lựa chọn các sản phẩm may nhưng lại khó tính đối với các sản phẩm dệt.
Người Mỹ thích sản phẩm bông, không nhàu, rộng và có xu hướng thích các sản
phẩm dệt kim hơn.
Hiện nay, Mỹ là một trong những quốc gia giàu nhất thế giới với thu nhập
bình quân khoảng 55.805 USD. Cộng với thói quen tiêu dùng cũng nhiều, đây là thị
trường tiêu dùng hấp dẫn đối với các mặt hàng nói chung và mặt hàng dệt may nói
riêng. Tuy nhiên, ở Mỹ mức thu nhập cũng rất đa dạng, tạo nên thị trường cũng rất
đa dạng và thường chia làm ba phân đoạn. Đó là thị trường thượng lưu có thu nhập
cao chuyên tiêu dùng cho hàng dệt may có chất lượng cao, có nhãn hiệu nổi tiếng,
đoạn thị trường trung lưu tiêu dùng các mặt hàng cấp trung bình và đoạn thị trường
dân nghèo dùng cáp mặt hàng cấp thấp. Sự đa dạng trong thu nhập cũng là điều kiện
cho nước xác định đoạn thị trường phù hợp với năng lực của mình. Tiêu dùng với
số lượng lớn nên giá cả là yếu tố hấp dẫn đối với thị trường Mỹ. Họ thích được
giảm giá, khi giảm giá họ sẽ mua được nhiều mặt hàng hơn mà không phải tốn
nhiều tiền. Sau giá cả là chất lượng hàng hóa và hệ thống phấn phối sẽ được lựa
chọn tiếp theo cho việc tiêu dùng sản phẩm.
Nói chung, khác hẳn vơi thị trường Nhật – thị trường khó nhất thế giới, thị
trường Mỹ là thị trường tương đối dễ tính. Sự đa dạng trong sắc tộc, tôn giáo, thu
nhập và tâm lý chuộng tự do cá nhân của người Mỹ đã đem lại một thị trường tiêu
dùng khổng lồ nhưng lại không quá cầu kỳ và yêu cầu khắt khe về sản phẩm như
châu Âu.

1.2.2

Tình hình cung cầu và nhập khẩu hàng dệt may tại thị trường

Hoa Kỳ
Các sản phẩm dệt may được sản xuất tại Mỹ chủ yếu tập trung ở một số
nhóm hàng chính như thêu ren, đồ dùng trong nhà như thảm rèm cửa và vải bọc cho
các sản phẩm nội thất. Các công ty lớn của Mỹ chủ yếu chuyên sâu vào các dòng
sản phẩm chất lượng cao trong khi đó các công ty vừa và nhỏ lại thành công với

9


những sản phẩm dệt may hàng loạt. Mặc dù ngày càng “tự động hóa” trong sản xuất
nhưng số lượng lao động sử dụng trong ngành dệt may của Mỹ vẫn rất lớn với thu
nhập hàng năm khoảng gần 170.000 USD.
Các nguyên liệu chính được sử dụng trong ngành sản xuất vải sợi của Mỹ là
len, bông (cotton) và sợi nhựa tổng hợp. Vải chiếm 40% doanh thu của ngành sản
xuất dệt may Hoa Kỳ, sợi nhựa tổng hợp Vải chiếm 40% doanh thu của ngành sản
xuất dệt may Hoa Kỳ, chỉ sợi chiếm 20% các loại thảm chiếm 20% và chăn màn,
rèm cửa chiếm 20%.
Thị trường Mỹ là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới, kim
ngạch nhập khẩu
Vào Mỹ trong những năm gần đây đạt khoảng 100 tỷ USD/năm
Những mặt hàng nhập khẩu chính vào Mỹ là quần áo may mặc sẵn, hàng
thêu ren, trang trí và vải sợi. Về chất liệu, cotton hiện vẫn được yêu chuộng tại thị
trường Mỹ. Năm 2007, số lượng nhập khẩu hàng quần áo chất liệu cotton chiếm
60,2% tổng số lượng hàng dệt may của Hoa Kỳ.
Các nước xuất khẩu hàng dệt may chính sáng Hoa Kỳ là Trung Quốc,
Mexico, Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia,… Trung Quốc là nước cung cấp nhóm hàng

này lớn nhất Hoa Kỳ cả về số lượng lãn kim ngạch. Tuy nhiên, xuất khẩu dệt may
của Trung Quốc và Hoa Kỳ đang có xu hướng giảm. Năm 2007, tốc độ tăng trưởng
xuất khẩu nhóm hàng này chỉ đạt 14,8 %, giảm mạnh so với tốc độ tăng trưởng của
năm 2005 là 43,5 %, năm 2003 là 67%. Nhập khẩu dệt may từ Mexico, nước cũng
cấp lớn thứ hai của Hoa Kỳ, năm 2007 giảm cả về số lượng và kim ngạch. Trong
khi đố, mặc dù mwosi chỉ chiếm 13,6 % về kim ngạch và 14,9% về số lượng của thị
trường nhập khẩu dệt may của Hoa Kỳ, song sản phẩm dệt may đến các nước Đông
Nam Á, Ấn Độ, Pakistabn đang tăng mạnh, đặc biệt là Việt Nam. Năm 2007, Việt
Nam là nước có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dệt may vào Hoa Kỳ nhanh nhất cả về
kim ngạch (tăng 34%) và số lượng (tắng 31%). ĐẾn năm 2009, hàng dệt may Việt
Nam được xếp thứ hai với kim ngạch lên đến 5 tỉ đô la.

10


1.2.3

Các quy định, đạo luật của Mỹ đối với hàng dệt may

1.2.3.1 Quy định về xuất xứ hàng hoá

Muốn thâm nhập vào thị trường Mỹ, sản phẩm xuất khẩu bắt buộc phải tuân
thủ theo nhiều quy định khác nhau. Đây là vấn đề kho khăn mad các doanh nghiệp
xuất khẩu của Viêt Nam gặp phải khi xuất khẩu sang Mỹ.
1.2.3.2 Quy định về nhãn mác

Ủy Ban Thực Hiện Hiệp Định hàng dệt may sẽ phải chịu trách nhiệm về việc
khai xuất xứ hàng hóa. Tờ khai xuất xứ hàng hóa phải được đính kèm với bất kỳ
hàng nhập khẩu nào và có kết hợp với Hải quan để quản lý hạn ngạch nhập khẩu.
Bởi hạn ngạch nhập khẩu áp dụng cho các quốc gia khác nhau thì khác nhau nên

phải dựa trên xuất xứ của hàng dệt may của hàng dệt may mới kiểm soát được.
Khi nhập khẩu dệt may vào Hoa Kỳ phải nộp ngay cho Hải quan Hoa Kỳ tờ
khai xuất xứ hàng hóa. Có hai loại tờ khai xuất xứ hàng hóa: tờ khai xuất xứ đơn và
tờ khai xuất xứ kép. Tờ khai xuất xứ đơn được sử dụng khi nhập khẩu hàng dệt may
có xuất xứ từ một quốc gia hoặc chỉ được gia công bởi một quốc gia mà nguyên liệu
được sản xuất tại Mỹ hoặc quốc gia khác mà nó sản xuất. Còn tờ khai kép được sử
dụng khi nhập khẩu hàng dệt may mà được sản xuất hay gia công và/hoặc có chứa
nguyên liệu từ nhiều quốc gia khác.
Hải quan sẽ xác định quốc gia xuất xứ dựa vào tờ khai xuất xứ và các quy
định về “biến đổi thực chất”. Biến đổi thực chất được xác định là hàng dệt may có
nguồn gốc quốc gia A nhưng được chuyển qua quốc gia B rồi mới xuất khảu tới
Mỹ, nếu như hàng đó không trải qua giai đoạn chế biến hay gia công đáng kể nào
thì lô hàng được xem như là xuất xứ từ quốc gia A. Một sản phẩm phải có sự thay
đổi về nhận dạng và xác định thương mại, đặc tính cơ bản hoặc giá trị sử dụng
thương mại, đặc tính cơ bản hoặc giá trị sử dụng thương mại mới được xác định là
biến đổi thực vật. Và một lô hàng được chế biến ở nhiều quốc gia khác nhau, quốc
gia nào ở đó trải qua giai đoạn biến đổi thực vật thì quốc gia đó là quốc gia xuất xứ.
Có một quy trình đặc biệt là hàng hóa gốc từ Mỹ đưa sang nước khác để sắp
xếp lại, gia công thêm và đóng gói khi nhập khẩu trở lại Mỹ sẽ không phải đóng

11


thuế nhập khẩu cho phần nguyên liệu có gốc từ Mỹ. Dựa vào quy định này, Việt
Nam có thể nhận vải cắt sẵn của công ty Mỹ cung cấp về để may thành quần áo,
… rồi xuất khẩu trở lại Mỹ sẽ không phải chịu thuế nhập khẩu đối với phần phí
gia công.
1.2.3.3 Đạo luật về chống bán phá giá

Ở Mỹ, luật áp dụng chủ yếu về nhãn mác hàng dệt may là luật xác định

sản phẩm về sợi và luật nhãn hiệu sản phẩm bằng len năm 1939. Hầu hết các sản
phẩm sợi, dệt khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ đều phải được đóng dấu, niêm phong
kín và ghi nhãn. Nhãn mác phải được ghi rõ ràng, không được tẩy xóa và ghi
những thông tin sau:
-

Tên riêng các loại sợi và tỷ lệ phần trăm trọng lượng của các chất sợi có

trong sản phẩm.
-

Tên riêng của nhà sản xuất hoặc tên hay số đăng ký “chứng minh” của

một hay nhiều người phụ trách tiếp thị hoặc điều hành sản phẩm sợi dệt. Số đăng ký
“chứng minh” so Ủy Ban Thương Mại Liên Bang Hoa Kỳ cấp.
-

Tên của quốc gia nơi mà sản phẩm được gia công hoặc sản xuất.

Còn nhãn hàng hóa cho sản phẩm len được quy định theo luật nhãn hiệu sản
phẩm bằng len. Theo luật này, sản phẩm len phải bao gồm:
-

Tỷ lệ trọng lượng của tổng các sợi trong sản phẩm len

-

Tỷ lệ trọng lượng tối đa của sản phẩm len, của các chất liệu không

phải là sợi

-

Tên nhà nhập khẩu, tên nhà xuất khẩu bắt buộc phải ghi khi nhập khẩu

sản phẩm len có giá trị trên 500 USD và thuộc quy định của luật nhãn hiệu sản
phẩm bằng len.
Luật xác định sản phẩm sản phẩm sợi dệt và luật nhãn hiệu cũng quy định
các chi tiết như loại nhãn hàng hóa, cách thức gắn vị trí của hàng hóa trên sản
phẩm và trên bao bì. Vì vậy, các nhà xuất khẩu nên tìm hiểu kỹ về hai luật này
để không vi phạm về nhãn hàng hóa. Bất kỳ lô hàng nhập khẩu nào và kết hợp
với Hải quan để quản lý hạn ngạch nhập khẩu. Bởi hạn ngạch nhập khẩu áp dụng

12


cho quốc gia khác nhau thì khác nhau nên phải dựa trên xuất xứ của hàng dệt
may mới kiểm soát được.
Ngoài ra, từ 5/6/2010, tất cả các hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ phải có
mã số của nhà sản xuất (MID). Theo đó, mã số của nhà sản xuất bao gồm các ký tự
thể hiện tên nước, địa chỉ của nhà sản xuất và sẽ là cơ sở để xác định xuất xứ hàng
hóa của doanh nghiệp. Hàng dệt may điền sai mã số sản xuất sẽ không hợp lệ và hải
quan Mỹ sẽ từ chối nhập cảng.
1.2.3.4 Đạo luật về cải tiến an toàn sản phẩm tiêu dùng

Pháp luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ về cơ bản được xây dựng dựa trên
các quy định về chống bán phá giá của WTO ( trong Hiệp định về chống bán phá
giá của WTO). Dưới đây là một số nét đặc trưng trong pháp luật chống bán phá giá
của Hoa Kỳ.
Đạo luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ quy định: “ Bất cứ người nào thực
hiện hay giúp đỡ thực hiện nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Mỹ một cách phổ

biến và có hệ thống để bán những hàng hóa đó ở mức thấp hơn đáng kể giá thực tế
ở thị trường hay giá bán buôn của những hàng hóa đó tại thị trường nơi nó được sản
xuất hay tại thị trường nước ngoài khác mà các hàng hóa đó thường được xuất khẩu
sau khi đã cộng giá bán buôn, chi phí vận tải, thuế và các chi phí và lệ phí cần thiết
khác đều bị coi là vi phạm pháp luật nếu như hành vi được kể trên được thực hiên
với dự định phá hoại hay gây tổn thất một ngành của Mỹ hoặc ngăn cản việc thiết
lập một ngành tại Mỹ, hay tạo sự kiềm chế hoặc đọc quyền về hàng hóa đó tại Mỹ”.
Các thủ tục hành chính áp dụng cho việc chống bán phá giá được quy định
trong Đạo Luật chống phá giá 1916; Đạo luật chống phá giá 1921; Mục VII của
Đạo luật thuế 1930. Thủ tục chủ đạo đó là: thay vì dựa trên những hành động của
chính phủ hay cá nhân trước tòa án, luật chống bán phá giá cho phép thực hiện các
thủ tục tố tụng. Cụ thể là, những người đại diện cho một ngành ở Mỹ có thể lấy các
lá phiếu biểu quyết và trình cho Bộ Thương Mại Mỹ (DOC). DOC sẽ quyết định có
tồn tại việc phá giá hay không và ITC có trách nhiệm tìm bằng chứng và chứng
mình sự tồn tại các tổn thất. Yêu cầu về việc có dự định hay không có dự định từ

13


phía bên bị không quan trọng. Nếu ITC phát hiện ra tồn tại phá giá và tổn thất phá
giá, thuế chống phán gia sẽ được áp dụng. Bên bị sẽ không phải chịu sự trừng phạt
dân sự hay hình sự nào.
1.2.3.5 Luật bảo vệ môi trường người tiêu dùng

Đạo luật về cải tiến an toàn sản phẩm tiêu dùng đã được Quốc hội Mỹ thông qua
và chính thức có hiệu lực từ ngày 15/8/2008. Văn bản quy định những điều kiện liên
quan đến nhập khẩu một số mặt hàng chiếm thị phần xuất khẩu lớn ở Việt Nam. Từ ngày
15/8/2009, một số quy định mới trong Đạo luật về cải tiến an toàn sản phẩm tiêu dùng sẽ
tác đọng đến việc sản xuất hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Mỹ.
Thao đạo luật này, một số quy định mới và được cải tiến áp dụng cho hàng

dệt may, da giầy khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ là: Quy định về tính bắt cháy của
vải; Quy định về lượng chì cho phép trong sơn của giày dép, trong nguyên phụ kiện
của các đồ dệt may như phéc-mơ-tuya, khuy, trang sức,… và quy định cấm dùng
dải rút để bó cổ và bụng áo trẻ em,… Nếu vi phạm những quy định này thì hàng hóa
sẽ không được phép nhập khẩu vào Mỹ. Đạo luật này vẫn sẽ được Hoa Kỳ tiếp tục
sửa đổi và bổ sung. Việc kiểm định và cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn phải được
thực hiện bởi một cơ quan đánh giá độc lập do CPSC công nhận. Giấy chứng nhận
này phải kèm theo sản phẩm hay chuyển hàng xuất khẩu sản phẩm và phải có sẵn
để cho CPSC và Hải quan Mỹ kiểm tra khi có yêu cầu
1.2.3.6 Tiêu chuẩn về hàng dễ cháy

Ủy Ban về an toàn sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ sẽ giám sát việc nhập khẩu
và kiểm tra các lô hàng dệt may nhập khẩu nhàm đảm bảo các tiêu chuẩn của luật
về sản phẩm dệt dễ cháy. Và hầu như các sản phẩm dệt may nhập khẩu vào Hoa Kỳ
đều phải tuân thủ luật này nhằm bảo vệ người tiêu dùng trước những hiểm họa từ
việc quần áo dễ bén cháy và sử dụng các vật dụng dễ cháy trong nhà. Trong luật
cũng quy định rõ tính bén lửa đối với hàng dệt may.
Trên đây là một số quy định cơ bản cần chú ý khi xuất khẩu hàng dệt may
vào Mỹ. Mỹ là nước có luật pháp. Vì vậy, các doanh nghiệp dệt may cần lưu ý mọi
vấn đề rắc rối có thể xảy ra để tránh rắc rối trong quá trình xuất khẩu.

14


CHƯƠNG 2

TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY

CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
2.1 Vài nét về xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong thời gian qua


Mặc đẹp là một trong những nhu cầu thiết yếu của bất kỳ cá nhân nào, ở bất
kỳ quốc gia nào. Chính vì thế, từ rất lâu, trên mỗi một quốc gia, ngành may mặc trở
nên phổ biết và là yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng, đáp ứng nhu cầu thiết yếu
của mỗi người của nền kinh tế mỗi quốc gia và trong đó có Việt Nam. Ngành dệt
may Việt Nam trong nhiều năm qua luôn là một trong những ngành xuất khẩu chủ
lực của Việt Nam. Với sự phát triển của công nghệ kĩ thuật, đội ngũ lao động có tay
nghề ngày càng chiếm tỉ lệ lớn và sự ưu đãi từ các chính sách nhà nước, ngành dệt
may đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, vừa tạo ra giá trị hàng hòa, vừa đảm
bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
2.1.1

Kim ngạch xuất khẩu

Giai đoạn 2007- 2010, Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể theo
hướng sảnr xuất xuất khẩu, đặc biêt là khi Việt Nam gia nhập WTO và TPP. Khi
Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào hoạt động của thị trường thế giới, tham
gia mọi sân chơi trên khắp toàn cầu. Chính vì thế, nó thúc đẩy nền kinh tế của
Việt Nam đi lên trong đó có ngành dệt may. Ngành dệt may ngành tận dụng
được những cơ hội mới mang lại và biến những khó khăn và thách thức trước
đây trở thành những kết quả đáng ghi nhận trong những năm qua. Cụ thể, năm
2007, dệt may đã vương lên vị trí đứng đầu trong danh mục các mặt hàng xuất
khẩu với kim ngạch đạt khaorng 7,74 tỉ USD, vượt qua vị trí của dầu mỏ. Năm
2007, đánh dấu một cột mốc quan trọng khi Việt Nam chính thức tham giá Tổ
chức Thương mại thế giới (WTO), làm kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam
nói chung và ngành dệt may Việt Nam nói riêng tăng mạnh, đặc biệt xuất khẩu
tăng mạnh tại các thị trường Hòa Kỳ, ASEAN, EU, Trung Quốc.
Năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính thế giói bắt nguồn từ Mỹ_ một thị
truowgf chiến tỷ lệ lớn hàng dệt của Việt Nam – đã xảy ra. Suy thoái kinh kinh tế


15


Mỹ kéo theo nhiều hệ lụy trong đó thể hiện sự bất ổn định của tỷ lệ lạm phát nước
ta. Tuy vậy, xuất khẩu toàn ngành dệt may chiếm 9,12 tỷ ( tăng 17,7 % so với cũng
kỳ năm 2007).
Năm 2009, hậu quả của cuộc khủng hoảng vẫn còn sót lại, nền kinh tế các
nước trên thế giới đang bình phục trở lại sau những hậu quả cuộc suy thoái. So với
bình diện chung của ngành dệt may, các nước xuất khẩu khác ở khu vực châu Á và
trên thế giới thì ngành dệt may của Việt Nam xem như đã an toàn về đích. Hầu hết,
những đối thủ cạnh tranh như Pakistan, Bangladesh, Trung Quốc,.. đều trong tình
trạng suy giảm mức độ tăng trường ở 2 con số. Đặc biệt, khả năng cung cấp của các
quốc gia này đều giảm mạnh ở các thị trường lớn như EU, Mỹ,… nên lợi thế
chuyển về Việt Nam.
Sau mức sụt giảm nhẹ (0,5% so với năm ngoái) của năm 2009, xuất khẩu
hàng dệt may đang trên giai đoạn bức phá ngoại mục, hứa hẹn một năm tăng
trưởng tốt với giá là 3,86 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2010, tăng 18,6% so
với cùng kỳ năm 2009, chiến xấp xỉ 155 tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước
và cao hơn so với nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn thứ 2 (là dầu thô) tới
gần 1,7 tỷ USD.
Bảng 2. 1: Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong giai đoan 2010 –
2015

Đơn vị: triệu USD

16


Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam
Theo Thời báo kinh tế Việt Nam, 9 tháng đầu năm 2012 toàn ngành đã xuất

khẩu được 12,6 tỷ USD và năm 2012 mục tiêu đặt ra sẽ cán đích 17 tỷ USD, tăng từ
7,7-8% so với cùng kỳ năm 2011. Đây cũng là con số mà không dễ gì nhiều doanh
nghiệp của ngành dệt may thế giới đạt được mức tăng như vậy. Hiện nay, dệt may
vẫn duy trì vị trí số 1 về xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, chiếm 13% tổng kim
ngạch xuất khẩu của cả nước.
Tính trong 11 tháng năm 2013, có 4 thị trường xuất khẩu dệt may của Việt
Nam đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD và đều đạt mức tăng trường cao trên 2 con số là
Hoa Kỳ - thị trường xuất khẩu đạt 7,78 tỷ USD, tăng 14,2 %, chiếm 47,9% tổng kim
ngạch xuất khẩu của ngành; kim ngạch xuất khẩu sang EU đạt 2,4 tỷ USD, tăng 9%
so với cùng kỳ năm trước; Nhật Bản đạt 2,18 tỷ USD, tăng 21,5% và Hàn Quốc là
1,5 tỷ USD, tăng 51, 8%. Theo thông tin từ Hiệp hội dệt may Việt Nam, ngành dệt
may Việt Nam luôn đi đầu trong kim ngạch xuất khẩu và duy trì tốc độ tăng trưởng
15-17%/năm. Riêng Tập đoàn Dệt may Việt Nam, năm 2013 đạt kim ngạch xuất
khẩu đạt 2,95 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2012. Nhiều đơn vị trong tập đoàn có
mức tăng trưởng cao như May 10, Việt Tiến, Nhà Bè, Hòa Thọ, TNG, Việt Thắng,
Phong Phú...
Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong năm 2014 đạt 20,95 tỷ USD,
tăng 16,8% (tương ứng tăng 3,02 tỷ USD) so với năm 2013. Trong đó, xuất sang
Hoa Kỳ đạt 9,82 tỷ USD, tăng 14,2%; sang EU đạt 3,34 tỷ USD, tăng 22,8%; sang
Nhật Bản đạt 2,62 tỷ USD, tăng 10,3%; sang Hàn Quốc đạt 2,09 tỷ USD, tăng
27,7% so với năm 2013.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục hải quan, năm 2015 xuất
khẩu hàng dệt may của Việt Nam ra thị trường nước ngoài đạt trên 22,81 tỷ
USD, tăng trưởng 8,91% so với năm 2014. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Anh, Đức, Trung Quốc là các thị trường tiêu thụ chủ yếu các loại hàng dệt
may của Việt Nam.
Thị trường Hoa Kỳ chiếm trên 48% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may

17



của cả nước, với 10,96 tỷ USD, đạt mức tăng trưởng 11,57% so với năm 2014; thị
trường Nhật Bản chiếm 12,21%, với 2,79 tỷ USD, tăng 6,18%; Hàn Quốc chiếm
9,33%, với 2,13 tỷ USD, tăng 1,7%; tiếp đến thị trường Anh 700,17 triệu USD,
tăng 17,7%; Đức 698,54 triệu USD, giảm 8,62%; Trung Quốc 670,47 triệu USD,
tăng 43,8%.
Xuất khẩu hàng dệt may năm 2015 sang các thị trường truyền thống nói
chung vẫn đạt được mức tăng trưởng dương so với năm 2014, còn lại thị trường nhỏ
thì kim ngạch đa phần giảm sút. Một số thị trường đặc biệt tăng trưởng mạnh như:
Gana tăng 841,98%, Pháp tăng 99%, Ấn Độ tăng 60,18%.
Cùng với da giày, ngành dệt may đang là ngành kinh tế xuất khẩu quan
trọng nhất của Việt Nam. Với những ưu đãi thuế quan trong Hiệp định TPP, dệt
may có thể dành thêm nhiều thị phần nhập khẩu từ tay Trung Quốc - nhà xuất
khẩu số 1 hàng dệt may Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục hải quan,
năm 2015 xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam ra thị trường nước ngoài đạt
trên 22,81 tỷ USD, tăng trưởng 8,91% so với năm 2014. Hoa Kỳ, Nhật Bản,
Hàn Quốc, Anh, Đức, Trung Quốc là các thị trường tiêu thụ chủ yếu các loại
hàng dệt may của Việt Nam.
Hình 2. 1 : Xuất khẩu hàng dệt may, xơ sợi của Việt Nam qua các tháng
trong năm 2013-2015

Đơn vị: triệu USD

18


Nguồn: HIệp hội dệt may Việt Nam
Trong quý I/2016, xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam đạt 5,12 tỷ USD,
tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn
hoàn toàn trong nước đạt hơn 2 tỷ USD, tăng 6,4%; xuất khẩu của doanh nghiệp

FDI đạt 3,08 tỷ USD, tăng 6,7%.
2.1.2

Thị trường xuất khẩu

2.1.2.1 Thị trường EU

Đây là thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam và EU ký hiệp định buôn
bán dệt may từ năm 1995 trong đó có hạn ngạch gia công thuần tuý (TPP). Có nghĩa
là khách hàng gửi nguyên phụ liệu từ một nước thứ ba thuê gia công tại Việt Nam,
sau đó xuất sang EU. Còn nếu khách hàng EU gửi nguyên phụ liệu từ EU sang gia
công tại Việt Nam, sau đó xuất ngược lại sang EU thì không tính vào hạn ngạch.
Qua 5 năm thực hiện hiệp định buôn bán hàng dệt may với EU sản xuất hàng may
mặc của Việt Nam sang thị trường này đã có bước tiến vững chắc.
Năm 2013 thị phần hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường EU
chiếm 1,1%. Năm 2014 thị phần của Việt Nam đã tăng lên mức 1,98%, kim ngạch
xuất khẩu dệt may của nước ta sang EU ước đạt 3,4 tỷ USD, tăng 17% so với cùng
kỳ năm ngoái. Về chủng loại mặt hàng: áo jacket, quần nam nữ, áo hàng suit nam
nữ tiếp tục là những mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu mặt hàng
may mặc xuất khẩu của ta sang EU. Trong năm 2015, kỳ vọng khi Hiệp định
Thương mại Tự do (FTA) giữa Việt Nam-EU được ký kết, tăng trưởng xuất khẩu
dệt may của Việt Nam sang EU khởi sắc tương tự trường hợp của Bangladesh tăng
trưởng mạnh vào EU kể từ khi hưởng ưu đãi về thuế GSP. Với kim ngạch xuất khâu
như trên, EU là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn thứ 2 của Việt Nam sau thị
trường Mỹ
2.1.2.2 Thị trường Nhật Bản

Nhật Bản là một thị trường nhập khẩu may mặc lớn thứ ba thế giới và đây là
thị trường phi hạn ngạch. Nhưng đây cũng là một thị trường khó tính với những đòi
hỏi khắt khe cả về chất lượng và giá cả, họ thường yêu cầu kiểm tra chất lượng chi


19


tiết và quan tâm nhiều tới mẫu mốt. Tuy nhiên, đây lại là thị trường lớn thứ 3 nhập
khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Cụ thể, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may năm
2014 của Việt Nam vào Nhật Bản đạt 2,7 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2013. Nếu
như năm 2013, tại thị trường Nhật Bản, thị phần xuất khẩu hàng dệt may của Trung
Quốc chiếm 70,75%, Việt Nam chiếm 6,01%, tiếp theo là Inđônêxia với 3,35%, Ý
đạt 2,61% và Thái lan là 1,98% thì năm 2014, vẫn với thứ tự như trên, thị phần của
Trung Quốc giảm xuống còn 67,22% tạo điều kiện cho các nhà cung cấp khác tăng
thị phần, trong đó, Việt Nam tăng lên 6,61%, Inđônêxia đạt 3,69%, Ý là 2,76% và
Thái lan là 2,26%.
Việt Nam có thế mạnh là một trong những nước tham gia Hiệp định Đối tác
kinh tế chiến lược Xuyên Thái bình Dương TPP cùng với Nhật Bản cùng với việc
cải thiện chất lượng, mẫu mã phong phú, màu sắc đa dạng, nắm vững thị hiếu thì có
khả năng hàng may mặc của ta sé phát triển mạnh ở thị trường này.
2.1.2.3 Thị trường Hoa Kỳ

Mỹ là thị trường khá hấp dẫn, lý tưởng của ngành dệt-may vì dân số Mỹ khá
đông, hiện có hơn 323 triệu người, đa số sống ở thành thị có mức thu nhập quốc dân
cao. Do đó người Mỹ có sức mua lớn và nhu cầu đa dạng.
Kể từ tháng 2/1997 Mỹ bỏ cấm vận với Việt Nam, tháng 8/1997 Mỹ bỏ cấm
vận viện trợ và tháng 7/1998 Mỹ bình thường hoá mối quan hệ với Việt Nam, quan
hệ giữa Việt Nam và Mỹ từ đó dần được hòa giải và khởi sắc hơn khi nước ta chính
thức được hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN-The Most Favourel Nation) cho hàng
nhập khẩu từ Mỹ vào Việt Nam. Đây cũng là điều kiện chìa khoá để xâm nhập thị
trường Mỹ. Từ đó trở đi, Việt Nam đẩy mạnh việc tham gia vào sân chơi quốc tế
như WTO, FTA, TPP. Điều này giúp cho nền kinh tế dễ dàng hội nhập với nền kinh
tế thế giới, mối quan hệ Việt Nam – Mỹ cũng ngày một gắn bó. Tới thởi điểm hiện

tại, Mỹ là quốc gia có khối lượng lớn hàng nhập khẩu từ Việt Nam đặc biệt là hàng
dệt may.
Năm 2014, xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ ước đạt 9,8 tỷ
USD, tăng 12,6% so với cùng kỳ 2013. Dệt may Việt Nam tiếp tục đạt sức tăng

20


trưởng khá trên thị trường Mỹ. Nếu so với các quốc gia cạnh tranh khác trên thị
trường Mỹ, Việt Nam tiếp tục đạt tăng trưởng dẫn đầu với hai con số, trong khi các
quốc gia khác tăng nhẹ hoặc thậm chí tăng trưởng âm, cụ thể Trung Quốc tăng nhẹ
chưa tới 1%, Ấn Độ tăng trưởng khoảng 6%, còn lại Indonexia và Bangladesh,
Pakistan, Campuchia tăng trưởng âm. Thị phần của Việt Nam tại thị trường Dệt
May Mỹ đạt 8,4%, tăng 0,6 điểm phần trăm so với năm 2013.
2.1.2.4 Thị trường SNG và một số nước Đông Âu

Trong những năm trước khi các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan vỡ thì tỷ
trọng kim ngạch của ta vào thị trường này chiếm vị trí khá lớn và đóng vai trò quan
trọng, xuất khẩu theo những hiệp định hàng đổi hàng. Qua thời gian dài đó nhà xuất
khẩu của ta phần nào nắm bắt được thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng ở khu vực
này và người tiêu dùng cũng đã phần nào quen với hàng may mặc của ta. Tuy
nhiên, kể từ khi các nước XHCN Đông Âu tan vỡ thì kim ngạch hàng may mặc của
ta vào thị trường này giảm mạnh. Hiện nay, hàng may mặc của ta vào thị trường này
chủ yếu do các thương gia buôn theo từng chuyến còn về phía doanh nghiệp thì chỉ
mức thấp do chưa tìm được phương thức thanh toán hợp lý thây thế cho phương
thức hàng đổi hàng trước đây.
Như vậy có thể nói, với Việt Nam đây là thị trường truyền thống mà mấy
năm vừa qua chúng ta để vượt khỏi tầm tay. Cần nhanh chóng tìm ra giải pháp cần
thiết để nối lại quan hệ với thị trường không kém phần hấp dẫn này. Các doanh
nghiệp cần mạnh dạn triển khai phương thức thanh toán mới phát huy lợi thế vốn có

của ta trong nhiều năm qua trên thị trường này.
2.1.2.5 Thị trường các nước ASEAN

Việt Nam đã là thành viên chính thức của ASEAN và đang trên tiến trình
thực hiện AFTA, bên cạnh những cơ hội lớn mở ra cũng còn nhiều thách thức. Phải
tiến hành cắt giảm thuế quan và hàng hoá được lưu chuyển tự do giữa các nước
ASEAN tạo nên sự cạnh tranh gay gắt đối với hàng hoá Việt Nam, buộc các doanh
nghiệp Việt Nam phải nỗ lực cải tiến công nghệ, áp dụng phương thức quản lý hiện
đại và phải tạo được cho mình một nền tảng vững chắc về mọi mặt để trụ vững trên

21


×