Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Đánh giá thực trạng phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại phường tứ hạ, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (859.21 KB, 81 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng

Lờ
i Cả
m Ơn!

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế
H

uế

Trên cơở


s nhữ
ng kiế
n thứ
c đã đư

c họ
c ởnhà trư

ng trong suố
t thờ
i gian 4 năm
Đạ
i họ
c. Thự
c tậ
p tố
t nghiệ
p là cơ ộ
hi đểkiể
m chứ
ng nhữ
ng lý thuyế
t đã họ
c thông qua
thự
c tế
. Tạ
o điề
u kiệ
n cho sinh viên rèn luyệ

n tay nghề
, nâng cao trình độchuyên môn
khi ra trư

ng. Đư

c sựnhấ
t trí củ
a Ban chủnhiệ
m Khoa kinh tếvà phát triể
n, Trư

ng
Đạ
i họ
c kinh tếHuếvà dư

i sựhư

ng dẫ
n trự
c tiế
p củ
a thầ
y giáo Th.s Võ Việ
t Hùng, tôi
tiế
n hành thự
c tậ
p vớ

i đềtài: “Đánh giá thự
c trạ
ng phân loạ
i, thu gom và xửlý rác thả
i
sinh hoạ
t tạ
i phư

ng TứHạ
, thịxã Hươngà,Trtỉ
nh Thừ
a Thiên Huế

Trong quá trình thự
c tậ
p, nghiên cứ
u và viế
t khóa luậ
n, tôi đã nhậ
n đư

c sựgiúp đỡ
và quan tâm củ
a nhiề
u cá nhân, tậ
p thểtrong và ngoài trư

ng.
Lờ

i đầ
u tiên tôi xin bày tỏlòng biế
t ơn chân th
ành tớ
i các Thầ
y, Cô giáo trư

ng Đạ
i
họ
c Kinh tếHuếđã trang bịcho tôi hệthố
ng kiế
n thứ
c làm cơở
s đểtôi hoàn thành khóa
luậ
n tố
t nghiệ
p này. Đặ
c biệ
t tôi xin đư

c bày tỏlòng cả
m ơn sâu ắ
sc nhấ
t đế
n Thầ
y
giáo Th.S Võ Việ
t Hùng, ngư


i đã trự
c tiế
p hư

ng dẫ
n và dày công giúp đỡtôi trong suố
t quá
trình nghiên cứ
u và hoàn thành khóa luậ
n tố
t nghiệ
p này.
Tôi cũng xin gử
i lờ
i cả
m ơn chân th
ành đế
n Phòng TN & MT thịxã Hươngà,TrUBND
phư

ng TứHạ
, các cán bộvà các hộdân trên đị
a bàn phư

ng TứHạđã nhiệ
t tình hư

ng
dẫ

n, tạ
o điề
u kiệ
n tố
t cho tôi trong suố
t quá trình thự
c tậ
p, thu thậ
p sốliệ
u và điề
u tra
thự
c tế
.
Cuố
i cùng, tôi xin bày tỏlòng biế
t ơn sâuắ
sc tớ
i gia đình, bạ
n bè là chỗdự
a tinh
thầ
n và hậ
u phươngữ
ngv chắ
c giúp tôi hoàn thành tố
t việ
c họ
c tậ
p, nghiên cứ

u củ
a mình
trong nhữ
ng năm họ
c vừ
a qua.
Lầ
n đầ
u tiên thự
c hiệ
n đềtài nghiên cứ
u Khoa họ
c, mặ
c dù bả
n thân đã có nhiề
u cố
gắ
ng và tâm huyế
t vớ
i công việ
c cũng như nh

n đư

c nhiề
u sựgiúp đỡnhưng ớ
vi thờ
i
gian và năng lự
c có hạ

n, khóa luậ
n tố
t nghiệ
p không thểtránh khỏ
i nhữ
ng sai sót. Rấ
t
mong nhậ
n đư

c ý kiế
n đóng góp củ
a quý thầ
y cô và bạ
n bè đểđềtài đư

c hoàn thiệ
n
hơn.
Huế
, tháng 05 năm 2014
Sinh viên
Nguyễ
n ThịThả
o My.

SVTH: Nguyễn Thị Thảo My - Lớp: K44 KT TNMT

i



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng
MỤC LỤC
Trang

LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT............................................................v

uế

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.................................................................................vi
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .........................................................................................vii
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ ...............................................................................................1

tế
H

1. Tính cấp thiết của đề tài .........................................................................................3
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................4
2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................4
2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................3

in

h

2.3. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................5

3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................5

cK

3.2. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................5
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................5
4.1. Phương pháp thu thập số liệu. ...........................................................................5

họ

4.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp. ........................................................5
4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp...........................................................5

Đ
ại

4.2. Phương pháp thống kê mô tả .............................................................................6
4.3. Phương pháp phân tích lợi ích – chi phí ............................................................6
4.4. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo. ............................................................6
4.5. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu .............................................................6

ng

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................7
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................7

ườ

1.1. Cơ sở lý luận.........................................................................................................7
1.1.1. Tổng quan về rác thải sinh hoạt......................................................................7


Tr

1.1.1.1. Các khái niệm cơ bản về rác thải sinh hoạt..............................................7
1.1.1.2. Nguồn gốc phát sinh rác thải sinh hoạt ....................................................7
1.1.1.3. Thành phần của rác thải sinh hoạt. ...........................................................8

1.1.1.4. Tác hại của rác sinh hoạt ........................................................................10
1.1.2. Tổng quan về vấn đề phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt. ............9
1.1.2.1. Phân loại rác thải sinh hoạt. ...................................................................12
1.1.2.2. Thu gom RTSH ......................................................................................14

SVTH: Nguyễn Thị Thảo My - Lớp: K44 KT TNMT

ii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng

1.1.2.3. Các mô hình xử lý và tiêu hủy rác thải sinh hoạt ...................................15
1.2. Cơ sở thực tiễn. ..................................................................................................19
1.2.1.Thực trạng thu gom, xử lý và quản lý rác thải sinh hoạt trên thế giới .........19
1.2.2.Thực trạng thu gom, xử lý và quản lý rác thải sinh hoạt tại Việt Nam .........22
1.2.3.Thực trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt ở Thừa Thiên Huế ..................25

uế

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÂN LOẠI, THU GOM VÀ XỬ LÝ


tế
H

RÁC THẢI SINH HOẠT Ở PHƯỜNG TỨ HẠ, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ....................................................................................................26
2.1. Thực trạng rác thải sinh hoạt trên địa bàn phường Tứ Hạ .................................26
2.1.1. Lượng rác thải sinh hoạt ...............................................................................26
2.1.2. Nguồn gốc phát sinh, thành phần rác thải sinh hoạt trên địa bàn phường Tứ

in

h

Hạ............................................................................................................................27
2.1.3. Khối lượng rác thải sinh hoạt của phường Tứ Hạ ........................................28
2.2. Thực trạng phân loại, thu gom và xử lý RTSH của các hộ điều tra sống trên địa

cK

bàn phường Tứ Hạ - thị xã Hương Trà..........................................................................29
2.2.1.Thực trạng phân loại, thu gom rác thải sinh hoạt ..........................................29
2.2.1.1. Thực trạng phân loại rác thải sinh hoạt. .................................................29

họ

2.2.1.2. Thực trạng thu gom rác thải sinh hoạt....................................................32
2.2.2. Thực trạng xử lý rác thải sinh hoạt ...............................................................35

Đ

ại

2.3. Đánh giá hiệu quả của hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt ............................38
2.3.1. Chi phí – lợi ích của hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt ..........................38
2.3.1.1. Các khoản chi phí ...................................................................................39

ng

2.3.1.2. Lợi ích ....................................................................................................41
2.3.1.3. Lợi ích ròng của hoạt động thu gom ......................................................41
2.3.1.4. Các hiệu quả khác của hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt. ...............42

ườ

2.3.2. Đánh giá và đề xuất của hộ điều tra về phân loại, thu gom và xử lý rác thải
sinh hoạt. .................................................................................................................43

Tr

2.3.2.1. Về mức phí áp dụng cho hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt.............43
2.3.2.2. Nhận thức, thái độ của người dân trong việc phân loại, thu gom và xử lý
rác thải sinh hoạt..................................................................................................44

2.4. Những tồn tại và hạn chế trong công tác phân loại, thu gom và xử lý rác thải
sinh hoạt tại phường Tứ Hạ ...........................................................................................47
2.4.1. Những tồn tại và hạn chế. .............................................................................47
2.4.1.1. Công tác tuyên truyền giáo dục..............................................................47

SVTH: Nguyễn Thị Thảo My - Lớp: K44 KT TNMT


iii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng

2.4.1.2. Công tác quản lý và đầu tư nguồn lực....................................................47
2.4.2. Nguyên nhân của các tồn tại và hạn chế trên ...............................................48
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VIỆC PHÂN LOẠI, THU GOM VÀ
XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT CỦA PHƯỜNG TỨ HẠ....................................49

uế

3.1. Mục tiêu của hoạt động phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt. ...........49
3.1.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................................49
3.1.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................49

tế
H

3.2. Đề xuất một số giải pháp....................................................................................49
3.2.1. Giải pháp về tổ chức quản lý rác thải sinh hoạt............................................49
3.2.2. Các công cụ kinh tế.......................................................................................51
3.2.2.1. Phí vệ sinh môi trường. ..........................................................................51

in

h


3.2.2.2. Hệ thống đặt cọc – hoàn trả....................................................................52
3.2.3. Áp dụng các công cụ pháp lý........................................................................52
3.2.4. Các giải pháp kỹ thuật ..................................................................................52

cK

3.2.4.1. Xây dựng giải pháp phân loại RTSH tại nguồn .....................................52
3.2.4.2. Xây dựng giải pháp về thu gom .............................................................53
3.2.5. Giải pháp về tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức cộng đồng.................53

họ

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................55
1.Kết luận ..................................................................................................................55
2. Kiến nghị. ..............................................................................................................56

Đ
ại

TÀI LIỆU THAM KHẢO

ng

PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.
Phụ lục 2: Phiếu điều tra.

Tr

ườ


Phụ lục 3: Các hình ảnh

SVTH: Nguyễn Thị Thảo My - Lớp: K44 KT TNMT

iv


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
BVMT

: Bảo vệ môi trường.

RTSH

: Chất thải rắn sinh hoạt.

: Ô nhiễm môi trường.

HTX

: Hợp tác xã.

MTĐT

: Môi trường đô thị.


NĐ – CP

: Nghị định – Chính phủ.

RTSH

: Rác thải sinh hoạt.

cK

in

h

ÔNMT

tế
H

CNH – HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa.

uế

CN – TTCN : Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp.

QĐ – UBND : Quyết định – Uỷ ban nhân dân.

TNMT


: Quản lý đô thị.

họ

QLĐT

: Tài nguyên môi trường.
: Tài nguyên thiên nhiên.

TDP

: Tổ dân phố.

UBND

: Uỷ ban nhân dân.

VSMT

: Vệ sinh môi trường.

VC

: Vận chuyển

Tr

ườ

ng


Đ
ại

TNTN

SVTH: Nguyễn Thị Thảo My - Lớp: K44 KT TNMT

v


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang

Bảng 1: Nguồn gốc phát sinh rác thải sinh hoạt..............................................................9

uế

Bảng 2: Thành phần chất thải sinh hoạt đặc trưng. .......................................................10
Bảng 3: Thành phần hoá học của các cấu tử hữu cơ trong rác đô thị. ..........................10

tế
H

Bảng 4: Quy mô bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt ...........................................................16
Bảng 5: Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị ở một số nước ........................................21
Bảng 6: Phương pháp xử lý rác thải của các nước trên thế giới....................................23

Bảng 7: Lượng RTSH phát sinh ở các đô thị Việt Nam đầu năm 2007........................24

h

Bảng 8: Tổng lượng rác phát sinh của phường giai đoạn 2011- 2013 ..........................29

in

Bảng 9: Khối lượng rác thải trung bình mỗi ngày của các hộ gia đình điều tra ...........31

cK

Bảng 10: Đánh giá của hộ về sự cần thiết của việc phân loại rác trước khi xử lý. .......32
Bảng 11: Số hộ phân loại RTSH hàng ngày trước khi xử lý.........................................33
Bảng 12: Nguyên nhân người dân địa phương không phân loại rác .............................34

họ

Bảng 13: Số trang, thiết bị phục vụ hoạt động thu gom. ...............................................36
Bảng 14: Lượng rác phát sinh và thu gom được tại phường Tứ Hạ..............................37

Đ
ại

Bảng 15: Cách thức xử lý RTSH của các hộ gia đình...................................................39
Bảng 16: Ý kiến của ngời dân về việc xử lý rác của chính quyền địa phương .............40
Bảng 17: Chi phí mua công cụ, dụng cụ thu gom .........................................................42

ng


Bảng18: Chi phí vận chuyển của hoạt động thu gom rác thải.......................................43
Bảng 19: Mức thu các đơn vị, hộ kinh doanh, trường học. ...........................................44

ườ

Bảng 20: Đánh giá mức phí VSMT của các hộ gia đình...............................................46
Bảng 21: Các ảnh hưởng khi xả rác bừa bãi..................................................................47

Tr

Bảng 22: Phản ứng của người dân khi thấy người khác xả rác bừa bãi ........................48
Bảng 23: Tham gia các chương trình dọn dẹp vệ sinh đường phố, BVMT ..................49

SVTH: Nguyễn Thị Thảo My - Lớp: K44 KT TNMT

vi


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Có thể nói: Môi trường có vai trò quyết định tới sự tồn tại và phát triển của thế

uế

giới tự nhiên nói chung và con người nói riêng. Là nơi để con người sinh sống, lao
động và học tập.Vì vậy, môi trường đang là vấn đề quan tâm hàng đầu của các quốc


tế
H

gia trên toàn thế giới. Với sự bùng nổ của sản xuất công nghiệp, tốc độ phát triển kinh
tế như vũ bão hiện nay cũng như sự bùng nổ về dân số của thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng thì nó đã kéo theo nhiều hệ lụy về sau, một trong những vấn đề quan

trọng là ô nhiễm môi trường. Lượng chất thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của

in

h

con người ngày một nhiều hơn, đa dạng hơn về thành phần và độc hại hơn về tính chất.
Do vậy, chúng ta phải có những biện pháp hay phải lập ra quá trình quản lý, xử lý, thu

cK

gom, phân loại sao cho có hiệu quả và an toàn nhằm mục đích giảm sự ô nhiễm do
chất thải rắn nói chung và chất thải sinh hoạt nói riêng gây ra.
Từ thực tế trên, tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá thực trạng phân loại, thu gom và

họ

xử lý rác thải sinh hoạt tại phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên
Huế”

Đ
ại


1. Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về vấn đề rác thải sinh hoạt.
- Đánh giá thực trạng rác thải, việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt
trên địa bàn nghiên cứu, đặc biệt là việc phân loại, thu gom và xử lý của các hộ gia

ng

đình.

ườ

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc phân loại, thu gom và xử

lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn Tứ Hạ.

Tr

2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu.
- Phương pháp phân tích thống kê.
- Phương pháp chuyên gia chuyên khảo.
- Phương pháp phân tích lợi ích – chi phí
- Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu.

SVTH: Nguyễn Thị Thảo My

1



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng

3. Các kết quả mà nghiên cứu đạt được
- Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng trong phân loại, thu gom và xử lý rác thải
sinh hoạt trên địa bàn Tứ Hạ. Trong đó, chú trọng đến thực trạng phân loại, thu gom và

uế

xử lý của các hộ điều tra.
- Tìm hiểu được nhận thức, hành vi của người dân trong việc phân loại, thu gom

tế
H

rác thải sinh hoạt, đồng thời đánh giá được những khó khăn và hạn chế mà địa bàn
nghiên cứu gặp phải.

- Từ đó dề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phân loại, thu gom

Tr

ườ

ng

Đ
ại


họ

cK

in

h

và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn Tứ Hạ.

SVTH: Nguyễn Thị Thảo My

2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh đã trở thành nhân tố
tích cực đối phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, quá trình đô thị hóa ở Việt Nam

uế

đang phát triển không ngừng cả về tốc độ lẫn quy mô, về số lượng lẫn chất lượng. Tuy
nhiên bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội, những tiến bộ vượt bậc thì đô thị hóa


tế
H

quá nhanh đã tạo ra sức ép về nhiều mặt, nhiều hạn chế mà bất kì một nước phát triển

nào cũng phải đối mặt. Đặc biệt, môi trường sống của chúng ta ngày càng bị ô nhiễm
trầm trọng, cụ thể là ô nhiễm về đất, nước, không khí và tình trạng tài nguyên bị cạn
kiệt cũng như hàng loạt các vấn đề môi trường khác cần được giải quyết, khống chế

h

không chỉ đối với các thành phố trọng điểm mà vấn đề này cũng trở nên trầm trọng ở

in

các thị xã, phường, thôn, xóm… đòi hỏi cần được quan tâm sâu sắc và kịp thời giải

cK

quyết một cách nghiêm túc, triệt để. Mặt khác, sự phát triển mạnh mẽ của các ngành
công nghiệp, dịch vụ, du lịch… đã kéo theo mức sống của người dân ngày càng cao,
điều này làm nảy sinh nhiều vấn đề mới, nan giải trong công tác bảo vệ môi trường và

họ

sức khỏe của cộng đồng dân cư. Lượng chất thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt
của con người ngày càng nhiều hơn, đa dạng về thành phần và độc hại về tính chất.
Rác thải sinh hoạt là vấn đề nhức nhối đối với toàn xã hội, nhất là trong quá trình

Đ

ại

đô thị hóa, công nghiệp hóa đang diễn ra nhanh chóng như hiện nay. Theo dự báo của
Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến năm 2015 thì khối lượng RTSH phát sinh từ các đô
thị của Việt Nam ước tính khoảng 37 nghìn tấn/ngày và năm 2020 là 59 nghìn

ng

tấn/ngày, cao gấp 2- 3 lần hiện nay. 1 Tác động tiêu cực của rác thải nói chung là rất
rõ ràng nếu như những loại rác thải này không được phân loại, thu gom và xử lý đúng

ườ

kĩ thuật môi trường. Như vậy, với lượng rác thải sinh hoạt đô thị gia tăng nhanh chóng
và các công nghệ hiện đang sử dụng không thể đáp ứng yêu cầu do điều kiện Việt

Tr

Nam có mật độ dân số cao, quỹ đất hạn chế, việc xác định địa điểm bãi chôn lấp cũng
khó khăn đã không đảm bảo môi trường và không tận dụng được nguồn tài nguyên từ
rác thải. Việc chọn công nghệ xử lý rác như thế nào để đạt hiệu quả cao, không gây
nên những hậu quả xấu cho môi trường trong tương lai hay áp dụng các công nghệ

1

Theo Báo cáo của Bộ TN & MT quốc gia, (2010)

SVTH: Nguyễn Thị Thảo My

3



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng

mới hạn chế chôn lấp rác thải nhằm tiết kiệm quỹ đất, BVMT và tận dụng nguồn tài
nguyên từ rác thải đang là vấn đề cấp bách.
Đi cùng với xu hướng phát triển theo hướng CNH - HĐH của cả nước thì quá
trình tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế nói

uế

chung và thị xã Hương Trà nói riêng đã có những bước tiến vượt bậc, đã hình thành
nhiều khu, cụm công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, làng nghề… Tuy nhiên cùng với sự

tế
H

phát triển kinh tế - xã hội đó thì đã làm gia tăng lượng rác thải sinh hoạt lên rất nhiều,
tạo khó khăn cho công tác phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt cho các nhà
quản lý môi trường đô thị.

Tứ Hạ nằm ở trung tâm thị xã Hương Trà - là nơi có đường giao thông thuận lợi,

h

tiếp giáp với thành phố nên các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp ngày càng được

in


mở rộng. Ngoài ra, kinh tế phát triển thì đời sống của người dân được cải thiện, mức
sống ngày càng được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần nên nhu cầu tiêu dùng các

cK

sản phẩm xã hội cũng càng cao, làm gia tăng lượng rác thải lên rất nhiều. RTSH trong
quá trình ăn, ở, tiêu dùng của con người được thải vào môi trường ngày càng nhiều,
vượt qua khả năng tự làm sạch của môi trường dẫn đến môi trường bị ô nhiễm nghiêm

họ

trọng. Cho nên việc bảo vệ môi trường, việc xử lý, quản lý rác thải sinh hoạt đã trở nên
cấp thiết cần có chủ trương, giải pháp đồng bộ để góp phần vào quá trình phát triển

Đ
ại

kinh tế nhanh và bền vững của thị xã Hương Trà nói riêng và toàn tỉnh Thừa Thiên
Huế nói chung.

Xuất phát từ thực trạng trên, nhằm tìm ra các biện pháp, cách xử lý cũng như
công tác quản lý phù hợp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do rác thải sinh

ng

hoạt trên địa bàn Tứ Hạ, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Đánh giá thực trạng phân
loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà, tỉnh

ườ


Thừa Thiên Huế” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

Tr

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại phường Tứ

Hạ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề nghiên cứu.

SVTH: Nguyễn Thị Thảo My

4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng

- Đánh giá thực trạng rác thải cũng như việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải
sinh hoạt tại phường Tứ Hạ và của các hộ gia đình trên địa bàn phường.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc phân loại, thu gom và
xử lý rác rác thải sinh hoạt tại phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

uế

2.3. Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu 1: Việc đánh giá thực trạng phân loại, thu gom và xử lý

tế
H

RTSH sẽ có lợi ích như thế nào cho phường Tứ Hạ?

Câu hỏi nghiên cứu 2: Hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt tại phường Tứ Hạ sẽ
mang lại hiệu quả gì?

Câu hỏi nghiên cứu 3: Cần có những giải pháp như thế nào để cải thiện chất

h

lượng môi trường của phường theo xu hướng ngày càng tốt hơn?

in

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

cK

- Nghiên cứu về thực trạng rác thải tại phường Tứ Hạ như thành phần, khối
lượng, nguồn phát sinh… và việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải ở đây.
- Đối tượng trực tiếp nghiên cứu là các hộ dân ở phường Tứ Hạ.

họ

3.2. Phạm vi nghiên cứu


- Phạm vi không gian: Nghiên cứu này được thực hiện trên địa bàn phường Tứ

Đ
ại

Hạ, cụ thể là dựa trên thông tin, số liệu điều tra từ 60 hộ dân của phường Tứ Hạ.
- Phạm vi thời gian: Số liệu điều tra năm 2010 - 2013.
4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp thu thập số liệu.

ng

4.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.

ườ

- Các số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội, thực trạng

rác thải trên địa bàn nghiên cứu… được thu thập số liệu từ UBND phường Tứ Hạ,

Tr

phòng TNMT của thị xã Hương Trà, UBND thị xã Hương Trà,…
- Thu thập, tổng hợp nhiều tài liệu qua sách, báo, mạng internet…
4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp.
- Phương pháp khảo sát thực địa, trực tiếp tham quan địa bàn phường Tứ Hạ để
thấy được tình hình chung về thực trạng rác thải, phân loại, thu gom và xử lý rác thải
sinh hoạt trên địa bàn cũng như của các hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu.

SVTH: Nguyễn Thị Thảo My

5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng

- Phỏng vấn bằng phiếu điều tra nhằm thu thập ý kiến và đề xuất của các hộ gia
đình về tình hình phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại phường Tứ Hạ.
- Điều tra thu thập số liệu mới:
+ Chọn mẫu điều tra: Tổng số mẫu điều tra là 60 mẫu. Do hạn chế về thời gian

hộ trên địa bàn nghiên cứu mà chỉ điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên.

uế

nghiên cứu, phương tiện đi lại cũng như về kinh phí nên không thể điều tra toàn bộ các

tế
H

+ Phương pháp điều tra: Phỏng vấn trực tiếp từng hộ với bảng hỏi được thiết kế
và chuẩn bị sẵn cho mục đích nghiên cứu.
4.2. Phương pháp thống kê mô tả

Đây là phương pháp thu thập thông tin, số liệu để nhằm đánh giá tổng quát đặc

in


h

trưng về một mặt nào đó của tổng thể cần nghiên cứu. Trong phạm vi đề tài này,
phương pháp được sử dụng để trình bày về thực trạng phân loại, thu gom và xử lý rác

cK

thải sinh hoạt tại phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà nhằm khái quát định hướng mục
tiêu và những giải pháp chủ yếu nhằm mục đích nâng cao hiệu quả phân loại, thu gom
và xử lý rác thải sinh hoạt ở địa bàn nghiên cứu.

họ

4.3. Phương pháp phân tích lợi ích – chi phí

Đây là phương pháp phân tích lợi ích và chi phí trong đó có xét đến các yếu tố xã hội

Đ
ại

và môi trường. Nói cách khác, nó là một chu trình để so sánh các lợi ích và chi phí xã hội
của một chương trình hay một dự án, diễn đạt bằng giá trị tiền tệ ở mức độ thực tế nhất.
4.4. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

ng

Là phương pháp quan trọng và có tính khách quan cao. Để đưa ra những giải
pháp phù hợp với nội dung đề tài cũng như thu thập thêm nhiều kiến thức về chuyên


ườ

môn, ngoài việc tham khảo ý kiến từ thầy cô hướng dẫn thì các buổi gặp gỡ, thảo luận,
trao đổi ý kiến với các cán bộ địa phương, các nhân viên kĩ thuật hay các ý kiến của

Tr

các hộ gia đình góp vai trò hết sức quan trọng.
4.5. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Sau khi tiến hành thu thập số liệu, tiến hành tổng hợp lại để phân tích chúng qua

các chỉ tiêu được đặt ra. Dựa trên kết quả phân tích đó để đánh giá thực trạng phân
loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn nghiên cứu.
Các số liệu thu thập được sẽ được xử lý bằng các phần mềm: MS Excel.
SVTH: Nguyễn Thị Thảo My

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận

uế


1.1.1. Tổng quan về rác thải sinh hoạt
1.1.1.1. Các khái niệm cơ bản về rác thải sinh hoạt

tế
H

- Khái niệm chất thải

Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ, sinh hoạt hoặc từ các hoạt động khác. 2

h

- Khái niệm chất thải rắn
dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.3

in

Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh,

cK

Chất thải rắn bao gồm tất cả các chất thải ở dạng rắn, thông thường phát sinh từ
các hoạt động của con người và sinh vật, và được thải bỏ đi do chúng không còn giá trị

họ

sử dụng hoặc không cần đến. 4

- Khái niệm rác thải sinh hoạt


Rác thải sinh hoạt là những chất thải có liên quan đến các hoạt động của con

Đ
ại

người, được phát sinh từ các nguồn chủ yếu như: từ các hộ gia đình, các trung tâm
thương mại, cơ quan, các trung tâm, các công trường… Rác thải sinh hoạt gồm những
chất hữu cơ như thực phẩm thừa, giấy, cacton, nhựa, vải, cao su, da, gỗ… các chất vô

ng

cơ gồm thủy tinh, nhôm, sắt, thép, bụi… và rác thải sinh hoạt có thể bao gồm cả chất
thải đặc biệt.

ườ

Ngoài ra rác thải còn được hiểu là thành phần tàn tích hữu cơ phục vụ cho hoạt

Tr

động sống của con người, chúng không còn được sử dụng và vứt lại môi trường.
1.1.1.2. Nguồn gốc phát sinh rác thải sinh hoạt
Khối lượng rác thải sinh hoạt ngày càng tăng do tác động của sự gia tăng dân số,

sự phát triển kinh tế - xã hội, sự thay đổi tính chất tiêu dùng trong các đô thị và các
2

Chương I, điều 3, mục 10- Luật BVMT 2005.
Theo chương I, điều 3, Nghị định số 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn.

4
Nguồn G.Tchobanoglous etal- Intergrated solidi wáte management, 1993 .
3

SVTH: Nguyễn Thị Thảo My

7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng

vùng nông thôn. Rác thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động hàng ngày của con người
như trong quá trình, ăn, ở, tiêu dùng… và được thải vào môi trường ngày càng nhiều
hơn, đa dạng về thành phần, độc hại về tính chất. Trong đó, các nguồn chủ yếu phát
sinh rác thải bao gồm: Từ các hộ gia đình, từ các trung tâm thương mại, từ cơ quan, từ

Bảng 1: Nguồn gốc phát sinh rác thải sinh hoạt.
Nơi phát sinh

Hộ gia đình

tế
H

Nguồn gốc phát sinh

uế


các khu công nghiệp, dịch vụ công cộng, nông nghiệp, các công trình xây dựng.

Nhà ở riêng biệt, khu tập thể, chung cư…

Nhà kho, quán ăn, chợ, văn phòng, khách sạn, nhà in,

Các trung tâm thương mại

trạm xăng dầu, gara…

Trường học, bệnh viện, các cơ quan hành chính…

Khu công nghiệp

Công nghiệp xây dựng, chế tạo, công nghiệp nặng, nhẹ,
nhiệt điện, lọc dầu…

in

h

Cơ quan

cK

Rửa đường, tu sửa cảnh quan, công viên, hoạt động dọn

Dịch vụ công cộng

rác vệ sinh đường phố…


Nông nghiệp

Khu nhà xây dựng mới, sữa chữa, nâng cấp mở rộng

họ

Công trình xây dựng

Đồng cỏ, đồng ruộng, vườn cây, nông trại
đường phố, cao ốc, san nền xây dựng…

(Nguồn: Integrated solid Wáste Management, McGRAW - HILL)

Đ
ại

1.1.1.3. Thành phần của rác thải sinh hoạt
Thành phần của rác thải tại từng quốc gia, khu vực là rất khác nhau, tùy thuộc
vào trình độ phát triển kinh tế, khoa học, kĩ thuật, tính chất tiêu dùng và nhiều yếu tố

ng

khác. Rác thải sinh hoạt nói chung là một khối hỗn hợp không đồng nhất và phức tạp
của nhiều vật chất khác nhau. Tùy theo cách phân loại, mỗi loại rác thải có một số

ườ

thành phần đặc trưng nhất định. Có rất nhiều thành phần chất thải rắn trong các rác
thải có khả năng tái chế, tái sinh. Vì vậy mà việc nghiên cứu thành phần rác thải sinh


Tr

hoạt là điều hết sức cần thiết. Từ đó ta có cơ sở để tận dụng những thành phần có thể
tái chế, tái sinh để phát triển kinh tế.
Mỗi nguồn thải khác nhau lại có thành phần chất thải khác nhau như: Khu dân cư

và thương mại có thành phần rác thải đặc trưng là chất thải thực phẩm, giấy, carton,
nhựa, vải, cao su, rác vườn, gỗ, nhôm… Rác thải từ dịch vụ như rửa đường, hẻm phố
chứa bụi, rác, xác động vật…
SVTH: Nguyễn Thị Thảo My

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng

Thành phần hữu cơ tiêu biểu trong rác thải sinh hoạt chủ yếu là thực phẩm thừa, giấy,
carton, nhựa, vải, cao su, da, gỗ… Thành phần vô cơ gồm thủy tinh, nhôm, sắt, thép, bụi…
Các chất dễ phân hủy sinh học, đặc biệt trong điều kiện thời tiết ấm áp, được gọi
là các chất thối rửa. Nguồn phát sinh chất thối rửa chủ yếu là thức ăn, vật liệu chế biến

thiết kế và vận hành hệ thống thu gom rác.
Thành phần rác thải

tế
H


Bảng 2: Thành phần chất thải sinh hoạt đặc trưng.

uế

thực phẩm… Bản chất của các chất thối rửa trong rác là một yếu tố gây ảnh hưởng đến

% Khối lượng

Chất hữu cơ dễ phân hủy, thức ăn thừa, rau.
Cây gỗ.

64,7

6,6

Plastic khó tái chế.
Cao su, đế giày dép
Đất, đá, bê tông.

họ

Thành phần khác.

cK

Vải sợi, vật liệu vải sợi.

in

h


Giấy, bao bì giấy.

2,1
9,1
6,3
4,2
1,6
5,4

(Nguồn: HOWADIC, 06/2010)

Trong các chất hữu cơ của rác thải sinh hoạt, thành phần hóa học của chúng chủ

Đ
ại

yếu là C, H, O, N, S và tro.

Tr

ườ

ng

Bảng 3: Thành phần hoá học của các cấu tử hữu cơ trong rác đô thị.
Thành phần %
Cấu tử hữu
C
H

O
N
S
Tro

Thực phẩm
48,0
6,4
37,6
2,6
0,4
5,0
Giấy
43,5
6,0
44,0
0,3
0,2
6,0
Carton
44,0
5,9
44,6
0,3
0,2
5,0
Chất dẻo
60,0
7,2
22,8

10,0
Vải
55,0
6,6
31,2
1,6
0,15
Cao su
78,0
10,0
2,0
10,0
Da
60,0
8,0
11,6
10,0
0,4
10,0
Gỗ
49,5
6,0
42,7
0,2
0,1
1,5
(Nguồn: Số liệu quan trắc – CEETIA)

Qua số liệu ở bảng 3 nhận thấy rằng, các thành phần hoá học trong rác thải sinh
hoạt chủ yếu là cacbon và oxy. Tỷ lệ cacbon rất lớn, dao động từ 44,0% - 78,0% còn tỉ


SVTH: Nguyễn Thị Thảo My

9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng

lệ oxy dao động từ 11,6% - 44,6%, còn lại là các thành phần khác. Trong thành phần
hữu cơ của rác thải sinh hoạt thì xenlulozo và các chất đồng hành chiếm tỉ lệ nhiều
nhất và quan trọng nhất.
Như vậy, nếu phế thải đô thị phân huỷ một cách vô tổ chức thì môi trường, môi

uế

sinh và đặc biệt là các nguồn nước sẽ bị ô nhiễm một cách nghiêm trọng. Ngược lại
nếu chúng được xử lý, tạo ra nguồn phân hữu cơ thì đây chính là nguồn dinh dưỡng
1.1.1.4. Tác hại của rác sinh hoạt
a. Tác hại của rác thải sinh hoạt đến môi trường
 Môi trường đất:

tế
H

khổng lồ sẽ được trả về cho đất, tạo ra được sự cân bằng về sinh thái.

in


h

Rác thải sinh hoạt nằm rải rác khắp nơi không được thu gom đều được lưu giữ lại
trong đất, một số loại chất thải khó phân huỷ như túi nylon, vỏ lon, hydrocaccbon… nằm lại

cK

trong đất ảnh hưởng tới môi trường đất; làm thay đổi cơ cấu đất, đất trở nên khô cằn, các vi
sinh vật trong đất có thể bị chết. Rác thải vứt bừa bãi ra đất hoặc chôn lấp vào đất không
đúng kĩ thuật có chứa các chất hữu cơ khó phân huỷ làm thay đổi PH của đất.

họ

Nhiều loại chất thải như xỉ than, vôi vữa, khai khoáng, hoá chất… đổ xuống đất
làm cho đất bị đóng cứng, khả năng thấm nước, hút nước kém, dẫn tới đất bị thoái hoá.

Đ
ại

Ngoài ra, các chất ô nhiễm không khí lắng đọng trên bề mặt sẽ gây ô nhiễm đất tác
động đến các hệ sinh thái đất.
 Môi trường nước:

ng

Lượng rác thải rơi vãi nhiều, ứ đọng lâu ngày, khi gặp mưa rác thải rơi vãi sẽ
theo dòng nước chảy, các chất độc hoà tan trong nước, qua cống rãnh, ra ao hồ, sông

ườ


ngòi, gây ô nhiễm nguồn nước mặt tiếp nhận.
Rác thải không thu gom hết ứ đọng trong các ao, hồ là nguyên nhân gây mất vệ

Tr

sinh và ô nhiễm các thuỷ vực. Khi các thuỷ vực bị ô nhiễm hoặc chứa nhiều rác thì có
nguy cơ ảnh hưởng đến các loài thuỷ sinh vật, do hàm lượng oxy hoà tan trong nước
giảm, khả năng nhận ánh sáng của các tầng nước cũng giảm, dẫn đến ảnh hưởng tới
khả năng quang hợp của thực vật thuỷ sinh và làm giảm sinh khối của các thuỷ vực.
Nước ngấm xuống đất từ các chất thải được chôn lấp, các hố phân… làm ô nhiễm
nước ngầm trong khu vực và các nguồn nước ao hồ, sông suối lân cận. Tại các bãi rác,
SVTH: Nguyễn Thị Thảo My

10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng

nếu không tạo được lớp phủ bảo đảm hạn chế tối đa mức mưa thấm qua thì cũng có thể
gây ô nhiễm nguồn nước mặt.
 Môi trường không khí:
Rác thải hữu cơ phân huỷ tạo ra mùi và các khí độc hại như CH4, CO2, NH3…

uế

gây ô nhiễm môi trường không khí.
Tại các bãi trung chuyển rác sinh hoạt xen kẽ khu vực dân cư là nguồn gây ô


tế
H

nhiễm môi trường không khí do mùi hôi từ rác, bụi cuốn lên khi xúc rác, bụi khói,
tiếng ồn và các khí thải độc từ các xe thu gom, vận chuyển rác.

Khí thoát ra từ các hố hoặc chất làm phân, chất thải chôn lấp chứa rác chứa CH4,

in

 Rác thải làm giảm mỹ quan đô thị:

h

H2S, CO2, NH3, các khí độc hữu cơ làm ô nhiễm không khí.

Rác thải sinh hoạt nếu không được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý hay thu

cK

gom không hết, vận chuyển rơi vãi dọc đường, tồn tại các bãi rác nhỏ lộ thiên… đều là
những hình ảnh gây mất VSMT và làm ảnh hưởng đến mỹ quan đường phố, thôn xóm.
Một trong những nguyên nhân làm giảm mỹ quan đô thị là do ý thức của người

họ

dân chưa cao. Tình trạng người dân vứt rác bừa bãi ra lòng lề đường và mương rãnh
vẫn còn phổ biến, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn nơi mà công tác quản lý và thu

Đ

ại

gom vẫn chưa được tiến hành chặt chẽ.

b. Tác hại của rác thải sinh hoạt đến sức khoẻ con người
Rác thải đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ cộng đồng, nghiêm trọng nhất là đối với

ng

dân cư khu vực làng nghề, gần khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và vùng nông thôn
ô nhiễm rác thải đã đến mức báo động. Nhiều bệnh như đau mắt, bệnh đường hô hấp,

ườ

bệnh ngoài da, tiêu chảy, thương hàn… do rác thải gây ra. Hậu quả của tình trạng rác thải
sinh hoạt đổ bừa bãi ở gốc cây, đầu đường, gốc hẻm, các dòng sông, lòng hồ hoặc rác thải

Tr

lộ thiên mà không được xử lý, đây sẽ là nơi nuôi dưỡng ruồi nhặng, chuột… là nguyên
nhân lây truyền mầm bệnh, gây mất mỹ quan môi trường xung quanh.
Rác thải sau khi được phát sinh có thể thâm nhập vào môi trường không khí dưới

dạng bụi hay các chất khí bị phân huỷ như H2S, NH3… rồi theo đường hô hấp đi vào
cơ thể con người hay động vật. Một bộ phận khác, đặc biệt là các chất hữu cơ, các kim

SVTH: Nguyễn Thị Thảo My

11



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng

loại nặng thâm nhập vào nguồn nước hay môi trường đất rồi vào cơ thể con người qua
thức ăn, thức uống.
Ngoài những chất hữu cơ có thể bị phân rã nhanh chóng, rác thải có chứa những
chất rất khó bị phân huỷ (như nhựa) làm tăng thời gian tồn tại của chúng trong môi

uế

trường. Mặt khác, việc xử lý rác thải nếu không có biện pháp xử lý triệt để, các chất ô
nhiễm dạng rắn có thể dịch chuyển thành các chất ô nhiễm dạng khí hay dạng lỏng,

tế
H

gây ra những hậu quả khó lường đối với sức khoẻ cộng đồng .

1.1.2. Tổng quan về vấn đề phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt
1.1.2.1. Phân loại rác thải sinh hoạt

Phân loại rác thải là quá trình tách riêng biệt các thành phần có trong RTSH, nhằm

in

h

chuyển chất thải từ dạng hỗn tạp sang dạng tương đối đồng nhất. Quá trình này cần thiết

để thu hồi những thành phần có thể tái sinh có trong RTSH, tách riêng những thành phần

cK

mang tính nguy hại và những thành phần có khả năng thu hồi năng lượng.
Nhằm tách lọc ra những thành phần khác nhau phục vụ cho công tác thu gom và
xử lý được thuận tiện hơn cũng như để phục vụ cho công tác tái chế, tái sử dụng. Phân

họ

loại rác quyết định chất lượng của các sản phẩm chế tạo từ vật liệu tái sinh. Chẳng hạn,
nếu phân loại rác không tốt, phân bón hữu cơ chế tạo từ rác sẽ có chứa những chất vô

Đ
ại

cơ, nhựa… làm ảnh hưởng đến độ màu mỡ của đất và làm giảm năng suất, hiệu quả
kinh tế trong nông nghiệp

a. Lợi ích của phân loại rác thải sinh hoạt

ng

 Lợi ích kinh tế:

Phân loại rác thải mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Trước hết, nó tạo nguồn nguyên

ườ

liệu sạch cho sản xuất phân compost. RTSH phần lớn là có khả năng tái sinh, tái chế

như nylon, thủy tinh, nhựa, giấy, kim loại… Khối lượng RTSH có thể phân hủy chiếm

Tr

khoảng 75%, còn lượng RTSH có khả năng tái chế chiếm khoảng 25%. Khối lượng
RTSH thải ra hàng ngày ở Việt Nam là rất lớn, nếu biết tận thu rác thực phẩm, xã hội
sẽ thu được hàng trăm tỷ đồng từ việc giảm chi phí chôn lấp rác và bán phân compost.
Ngoài ra việc phân loại RTSH cũng sẽ giúp cho việc giảm chi phí xử lý rác.
Giảm khối lượng mang đi chôn lấp, diện tích đất phục vụ cho việc chôn lấp rác cũng

SVTH: Nguyễn Thị Thảo My

12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng

sẽ giảm đáng kể, đồng thời cũng sẽ giảm được gánh nặng chi phí trong việc xử lý nước
rỉ rác cũng như xử lý mùi.
 Lợi ích môi trường:
Ngoài lợi ích kinh tế, việc phân loại rác tại nguồn còn mang lại nhiều lợi ích đối với

uế

môi trường. Khi giảm được khối lượng RTSH phải chôn lấp, khối lượng nước rỉ rác sẽ
giảm, nhờ đó các tác động tiêu cực đến môi trường cũng sẽ giảm đáng kể như: Giảm rủi

tế

H

ro trong quá trình xử lý nước rỉ rác, giảm ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước mặt… Diện
tích bãi chôn lấp thu hẹp sẽ góp phần hạn chế hiệu ứng nhà kính gồm CH4, CO2, NH3.
Việc tận dụng các RTSH có thể tái sử dụng hay tái chế giúp tiết kiệm được
nguồn tài nguyên thiên nhiên, thay vì khai thác tài nguyên để sử dụng thì chúng ta có

in

h

thể sử dụng các sản phẩm tái chế này như một nguồn nguyên liệu thứ cấp. Chẳng hạn
như chúng ta có thể sử dụng lượng nhôm có trong RTSH thay vì khai thác quặng

cK

nhôm, nhờ đó chúng ta vừa tiết kiệm được nguồn tài nguyên vừa tránh được tình trạng
ô nhiễm và những vấn đề khác do việc khai thác quặng nhôm gây ra.
 Lợi ích xã hội:

họ

Phân loại rác tại nguồn góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc
bảo vệ môi trường. Để công tác phân loại này đạt hiệu quả như mong đợi, các ngành

Đ
ại

các cấp phải triệt để thực hiện công tác tuyên truyền hướng dẫn cho cộng đồng. Lâu
dần, mỗi người dân sẽ hiểu được tầm quan trọng của việc phân loại RTSH mang lại

cũng như tác động tích cực của nó đối với môi trường sống.

ng

Lợi ích xã hội lớn nhất do hoạt động phân loại rác tại nguồn mang lại chính là
việc hình thành ở mỗi cá nhân nhận thức bảo vệ môi trường sống.

ườ

b. Các hình thức tổ chức phân loại rác thải sinh hoạt
 Phân loại rác sinh hoạt tại nguồn

Tr

Rác thải hiện nay đang là một vấn đề nan giải của xã hội và môi trường, phân

loại rác thải tại nguồn nếu được thực hiện tốt sẽ làm giảm chi phí, tạo thuận lợi cho
quá trình xử lý, tái chế và làm giảm tác động tới môi trường.
Phân loại rác tại nguồn phát sinh được hiểu là các loại chất thải cùng loại, cùng
giá trị sử dụng, tái chế, hay xử lý… được phân chia và chứa riêng biệt. Ví dụ, thông
thường tại mỗi hộ gia đình hay công sở, mỗi đơn vị, chất thải như các loại can, hộp,
SVTH: Nguyễn Thị Thảo My

13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng


chai lọ có thể chứa trong một thùng hay túi nhựa màu vàng; loại giấy hay sách báo,
carton được chứa trong một thùng hay túi nhựa màu xanh; loại bao gói thức ăn hay
thức ăn dư thừa được chứa trong thùng hay túi nhựa màu đen.
 Phân loại rác tại địa điểm tập kết rác thải thu gom

uế

Rác thải sau khi thu gom tại địa điểm tập kết thì sẽ được phân loại, tại đây rác sẽ
được phân loại theo các thành phần: vô cơ và hữu cơ. Tuy nhiên hình thức phân loại

tế
H

này ít được sử dụng đến vì nó tốn kém nhiều thời gian và chi phí. Đa số sử dụng hình
thức phân loại rác thải tại nguồn.
1.1.2.2. Thu gom rác thải sinh hoạt

Thu gom rác thải là hoạt động tập hợp, dồn lại các loại rác thải từ các nguồn phát

in

h

sinh khác nhau để đổ vào thùng trước khi đưa lên xe chuyển đi đến các nơi xử lý chất
thải rắn. Công đoạn chuyển rác thải đi đổ ở các bãi của những xe thu gom cũng được

cK

coi là một phần của quá trình thu gom chất thải rắn.


Công đoạn thu gom rác thải có ảnh hưởng trực tiếp đối với con người, mỹ quan
cũng như hiệu quả của các công đoạn vận chuyển và xử lý, sử dụng hay tái chế sau đó.

họ

Việc thu gom rác thải thường chia ra thành các công đoạn sơ cấp và thứ cấp. Sự phân
biệt này có hàm ý là ở nhiều khu vực, việc thu gom phải được thực hiện theo một quá

Đ
ại

trình hai giai đoạn: Thu gom rác thải từ các nhà ở và thu gom tập trung về chỗ chứa
trung gian rồi từ đó lại chuyển tiếp về trạm trung chuyển hay khu xử lý và bãi chôn lấp.
Các phương thức thu gom:

ng

 Thu gom theo khối: Trong hệ thống này các xe thu gom chạy theo một quy
trình đều đặn theo tần suất đã được thỏa thuận trước (2 – 3 lần/tuần hay hàng ngày).

ườ

Những xe này dừng tại mỗi ngã ba, ngã tư… và rung chuông. Theo tín hiệu này, mọi
người dân ở những phố quanh đó mang những sọt rác của họ đến đổ vào xe. Có nhiều

Tr

dạng khác nhau của hình thức này đã được áp dụng nhưng điểm chung là mọi gia đình
được yêu cầu phải có thùng rác của riêng mình ở trong nhà và mang đến cho người thu
gom rác vào những thời điểm quy định trước. Trong một số trường hợp, chính quyền

thành phố cung cấp những thùng rác đã được tiêu chuẩn hóa, mặc dù vấn đề kinh phí
cho sự tiêu chuẩn hóa này cần phải được xem xét một cách cẩn thận.

SVTH: Nguyễn Thị Thảo My

14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng

 Thu gom bên lề đường: Hệ thống này đòi hỏi một dịch vụ đều đặn và một thời
gian biểu tương đối chính xác. Các công nhân phải đặt lại thùng rác sau khi đã được đổ
hết rác. Điều quan trọng là những thùng rác này phải có dạng chuẩn. Nếu không sử
dụng những thùng rác chuẩn thì có thể có hiện tượng rác không được đổ hết ra khỏi

uế

thùng. Trong những điều kiện này, rác có thể bị gió thổi hay súc vật làm vương vãi ra,
do vậy làm cho quá trình thu gom trở thành kém hiệu quả. Ở những nước có thu nhập

tế
H

thấp, hình thức thu gom bên lề đường thường không hoàn toàn phù hợp. Một số vấn đề

thường nảy sinh trong cách thu gom này, ví dụ những người nhặt rác có thể sẽ đổ
những thùng rác này ra để nhặt trước, thùng rác có thể bị mất cắp, súc vật lật đổ hay bị
vứt lại ở trên phố trong một thời gian dài.


in

h

1.1.2.3. Các mô hình xử lý và tiêu hủy rác thải sinh hoạt

Xử lý rác thải là phương pháp làm giảm khối lượng và tính độc hại của rác thải,

cK

hoặc chuyển rác thải thành vật chất khác để tận dụng thành TNTN, như thu hồi lại các
chất như giấy, kim loại, thủy tinh, nhựa để làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất. Xử
lý rác thải là một vấn đề tổng hợp liên quan cả về kỹ thuật lẫn kinh tế và xã hội.

họ

a. Xử lý rác thải bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh
Là phương pháp phân hủy kị khí với khối lượng chất hữu cơ lớn. Đây là phương

dân cư.

Đ
ại

pháp lâu đời, khá đơn giản và hiệu quả đối với lượng rác thải ở các thành phố đông

Nguyên lý cơ bản của phương pháp này là phân giải yếm khí các chất hữu cơ có

ng


trong rác thải. Và các chất dễ bị thối rửa tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất giàu
dinh dưỡng như axit hữu cơ, nitơ, các hợp chất amon và các khí CO2, CH4. Trong vận

ườ

hành bãi chôn lấp, sau khi hoàn tất một lớp rác, người ta trải lên mặt một lớp phủ trung
gian, thường dùng đất làm lớp phủ. Ở những nơi khan hiếm đất, người ta có thể dùng

Tr

các vật liệu thay thế khác như chất hữu cơ phân rã từ sân vườn, vật liệu do tháo dỡ nhà
cửa làm lớp phủ trung gian. Trong một số trường hợp, để tăng hiệu quả chôn lấp rác,
người ta sử dụng rác đã phân hủy của bãi rác cũ làm làm lớp che phủ trung gian của
bãi chôn lấp mới. Sau khi toàn bộ rác ở bãi cũ đã lấy hết, người ta tiến hành lắp đặt các
cơ sở kỹ thuật để đưa nó vào hoạt động trở lại.
Các yếu tố cần xem xét khi lựa chọn bãi chôn lấp:
SVTH: Nguyễn Thị Thảo My

15


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng

Quy mô bãi rác: Phụ thuộc vào quy mô dân số, chất lượng RTSH phát sinh, đặc
điểm rác thải. Quy mô bãi chôn lấp được chia làm 4 loại: Loại nhỏ, loại vừa, loại lớn
và loại rất lớn.
Bảng 4: Quy mô bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt

Dân số

Lượng chất

Diện tích

Thời gian tái

chôn lấp

(1000 người)

thải (tấn/năm)

(ha)

sử dụng (năm)

Loại nhỏ

5 - 10

2.000

5

<10

Loại vừa


100 - 150

6.500

10 - 30

10 - 30

Loại lớn

350 - 1000

20.000

30 - 50

30 - 50

>1000

>20.000

>50

>50

tế
H

h


Loại rất lớn

uế

Quy mô bãi

in

(Nguồn: Giáo trình Vi sinh vật đại cương, NXB Sư Phạm)

Qua bảng 4 cho thấy rằng: Nếu lượng RTSH càng lớn thì quy mô bãi chôn lấp

cK

càng lớn và thời gian tái sử dụng càng dài. Tuy nhiên, mức độ tái sử dụng đất của bãi
chôn lấp tùy thuộc vào tính chất, thành phần của từng loại chất thải.
Vị trí bãi rác: Bãi rác cần được đặt ở những nơi ít ảnh hưởng tới cộng đồng dân

họ

cư và các nguồn nước mặt xung quanh, phải có điều kiện thủy văn phù hợp (hướng
gió, tốc độ gió, ít ngập lụt…). Nếu điều kiện thủy văn không phù hợp thì bãi chôn lấp

Đ
ại

phải được lót bằng những chất cao su có khả năng ô nhiễm nước ngầm và ô nhiễm
nước mặt các vùng lân cận. Bởi vậy ở các nơi chôn rác đều phải xây dựng hệ thống thu
gom và xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường. Để giám sát ảnh hưởng của bãi


ng

chôn lấp rác đến nguồn nước ngầm, một số giếng được khoan ở xung quanh bãi chôn
rác nhằm để lấy mẫu, xét nghiệm chất lượng nước ngầm định kì.

ườ

 Ưu điểm:

- Các côn trùng, chuột bọ, ruồi muỗi… khó sinh sôi, phát triển do bị rác nén, ép

Tr

chặt và được phủ lớp đất hằng ngày.
- Chi phí vận hành không cao và chi phí vận chuyển thấp hơn so với các phương

pháp khác, vận hành dễ dàng.
- Xử lý được nhiều loại rác khác nhau và tận dụng được khí metan làm khí đốt.
 Nhược điểm:
- Khối lượng đất phủ lớn, tốn nhiều diện tích đất.
SVTH: Nguyễn Thị Thảo My

16


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng


- Do rác được ủ trong điều kiện kị khí, khí metan và khí hidro sunfua hình thành có thể
gây ngạt, cháy nổ, sinh khí C02 và CH4 đóng góp một phần vào sự nóng lên của Trái đất.
- Việc chôn lấp gây mùi khó chịu.
b. Phương pháp thiêu đốt rác

uế

Thiêu đốt là phương pháp xử lý rác khá phổ biến ở các nước phát triển. Thiêu đốt
rác có ý nghĩa quan trọng làm giảm tới mức thấp nhất chất thải cho khâu xử lý cuối

tế
H

cùng, là một công nghệ xử lý triệt để rác thải. Nhưng đây cũng là phương pháp tốn
kém nhất và so với phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh chi phí có thể cao gấp 10 lần.
Công nghệ này thực hiện ở các quốc gia phát triển vì một số lý do:

- Việc thu gom rác được thực hiện tận gốc, đã phân loại sơ bộ của người dân và

in

h

các cơ sở công nghiệp.

phúc lợi xã hội của toàn dân.

cK

- Nền kinh tế đủ mạnh để bao cấp cho công việc thiêu đốt như là một dịch vụ


Rác thải được phân loại sơ bộ bởi các đối tượng xả rác, được chứa trong các bịch
nylon và các thùng rác công cộng. Xe chở rác gom về nhà máy xử lý, tại đây có sự phân

họ

loại riêng các thành phần có thể tái sử dụng như kim loại, thủy tinh vụn, giấy vụn… và
các tạp chất vô cơ. Phần còn lại được đưa vào lò đốt ở nhiệt độ cao. Lò đốt có thể dùng

Đ
ại

dầu hoặc nhiệt, năng lượng phát sinh có thể được tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc các
công nghiệp cần nhiệt. Mỗi lò đốt đều phải được trang bị một hệ thống xử lý khí thải tốn
kém nhằm khống chế ô nhiễm không khí do quá trình đốt rác có thể gây ra.

ng

 Ưu điểm:

- Xử lý triệt để lượng rác cần xử lý.

ườ

- Tiêu diệt triệt để các vi sinh vật gây bệnh, xử lý tốt các chất ô nhiễm.
- Có thể xử lý những chất rắn có thời gian phân hủy lâu dài.

Tr

- Cần diện tích đất ít và vận hành đơn giản.

- Phạm vi áp dụng rộng rãi, có thể sử dụng cho nhiều loại chất thải rắn.
 Nhược điểm:
- Chi phí đầu tư ban đầu cao, ước tính khoảng 160 – 200 triệu USD cho một nhà

máy có công suất 3000 tấn/ngày.
- Sinh ra khói bụi và các khí thải độc hại như: SO2, HCl, NOX, COX…
SVTH: Nguyễn Thị Thảo My

17


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng

- Cần xây dựng hệ thống xử lý khí thải.
c. Phương pháp ủ làm phân compost
Ủ sinh học là quá trình ổn định sinh hóa các chất hữu cơ để hình thành các chất
mùn, với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa học tạo môi trường tối ưu đối

uế

với quá trình.
Quá trình ủ hữu cơ từ rác hữu cơ là phương pháp truyền thống được áp dụng phổ

tế
H

biến ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Phương pháp này còn được tiến
hành ngay ở các nước phát triển (ở quy mô hộ gia đình). Ví dụ ở Canada, phần lớn các

gia đình ở ngoại ô các đô thị đều tự ủ rác của gia đình mình thành phân bón hữu cơ để
chăm bón cho cây trong vườn của chính mình. Quá trình ủ được coi như quá trình lên

in

h

men yếm khí mùn hoặc hoạt chất mùn. Sản phẩm thu hồi là hợp chất mùn không mùi,
không chứa vi sinh vật gây bệnh và hạt cỏ. Để đạt mức độ ổn định như lên men, việc ủ

cK

đòi hỏi năng lượng để tăng cao nhiệt độ của đống ủ. Quá trình ủ áp dụng với chất hữu
cơ không độc hại, lúc đầu là khử nước, sau là xử lý cho đến khi nó thành xốp và ẩm.
Độ ẩm và nhiệt độ được kiểm tra và giữ cho vật liệu ủ luôn ở trạng thái hiếu khí trong

như xenlulozo, sợi…

Đ
ại

 Ưu điểm:

họ

suốt thời gian ủ. Sản phẩm cuối cùng là CO2, nước và các hợp chất hữu cơ bền vững

- Rác hay than bùn không được bỏ đi mà được tái chế thành sản phẩm phục vụ
cho nông nghiệp.


ng

- Dễ dàng thu gom các nguyên liệu có thể tái chế được.
- Có thể xử lý được nước thải, mùi cống.

ườ

- Các nguyên tắc trong sản xuất phân ủ từ rác thải đô thị và phế thải nông nghiệp

có thể áp dụng cho xử lý một số rác thải công nghiệp.

Tr

 Nhược điểm:
- Vốn và chi phí tương đối lớn.
- Đòi hỏi người vận hành phải được đào tạo với trình độ phù hợp.
- Phân phi hữu cơ và phân hữu cơ không phân giải hết phải chôn lấp còn khá lớn.

SVTH: Nguyễn Thị Thảo My

18


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng

d. Xử lý chất thải rắn bằng công nghệ ép kiện
Phương pháp ép kiện được thực hiện trên cơ sở toàn bộ RTSH tập trung thu gom
vào nhà máy. Rác được phân loại bằng phương pháp thủ công trên băng tải, các chất

trơ, các chất có thể tận dụng được như kim loại, nylon, giấy, thủy tinh, nhựa… được

uế

thu hồi để tái chế. Những chất còn lại sẽ được băng tải chuyền qua hệ thống ép nén rác
bằng thủy lực với mục đích làm giảm tối đa thể tích khối rác và tạo thành các kiện với

tế
H

tỷ số nén rất cao.

Các kiện rác đã nén ép này được sử dụng vào việc đắp các bờ chắn hoặc san lấp
những vùng đất trũng sau khi được phủ lên các lớp đất cát. Trên diện tích này có thể
sử dụng làm mặt bằng các công trình như: Công viên, vườn hoa, các công trình xây

in

h

dựng nhỏ và mục đích chính là giảm tối đa mặt bằng khu vực xử lý rác.
e. Xử lý chất thải bằng công nghệ Hydromex

cK

Công nghệ Hydromex nhằm xử lý rác đô thị thành các sản phẩm phục vụ xây
dựng, làm vật liệu, năng lượng và các sản phẩm nông nghiệp hữu ích.
Bản chất công nghệ Hydromex là nghiền nhỏ rác, sau đó polyme hóa và sử dụng

họ


áp lực để nén, định hình các sản phẩm. Rác thải được thu gom chuyển về nhà máy,
không cần phân loại rồi được đưa vào máy cắt, nghiền nhỏ, sau đó đi qua băng tải

Đ
ại

chuyển đến các thiết bị trộn: Chất lỏng và rác thải kết dính với nhau sau khi cho thêm
thành phần polyme hóa vào. Sản phẩm ở dạng bột ướt được chuyển đến máy ép cho ra
sản phẩm mới. Các sản phẩm này bền, an toàn với môi trường.

ng

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Thực trạng thu gom, xử lý và quản lý rác thải sinh hoạt trên thế giới

ườ

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, gia tăng dân số cộng với sự lãng phí tài

nguyên trong thói quen sinh hoạt của con người, rác thải có số lượng ngày một tăng, thành

Tr

phần ngày càng phức tạp và tiềm ẩn ngày càng nhiều nguy cơ độc hại với môi trường và
sức khỏe con người. Với sự gia tăng của rác thì việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải là
điều mà mọi quốc gia cần quan tâm. Ngày nay, trên thế giới có nhiều cách xử lý rác thải
như: công nghệ sinh học, công nghệ sử dụng nhiệt, công nghệ Seraphin.
Đô thị hóa và phát triển kinh tế thường đi đôi với mức tiêu thụ tài nguyên và tỷ lệ

phát sinh chất thải rắn tăng lên tính theo đầu người. Dân thành thị ở các nước phát
SVTH: Nguyễn Thị Thảo My

19


×