Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Hiệu quả kinh tế dự án thiết bị tiết kiệm điện tại các trạm thu phát sóng thông tin di động của viễn thông thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (972.38 KB, 75 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Văn Hòa
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

́H

U

Ế

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



HIỆU QUẢ KINH TẾ DỰ ÁN THIẾT BỊ TIẾT KIỆM ĐIỆN
TẠI CÁC TRẠM THU PHÁT SÓNG THÔNG TIN DI ĐỘNG

Đ
A

̣I H

O

̣C

K


IN

H

CỦA VIỄN THÔNG THỪA THIÊN HUẾ

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Viết Thức

Giáo viên hướng dẫn:

Lớp: K44 B Kế hoạch – Đầu tư

Tiến sĩ Phan Văn Hòa

Niên khóa: 2010-2014

Huế, tháng 05 năm 2014
SVTH: Nguyễn Viết Thức

i


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Văn Hòa

Lời Cảm Ơn

Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn Thầy Phan Văn Hòa, giảng viên trực tiếp
hướng dẫn em trong suốt quãng thời gian nghiên cứu vừa qua. Thầy đã tận tình hướng

dẫn và chỉ bảo cho em rất nhiều về kiến thức, về kinh nghiệm làm khóa luận, đồng thời
hỗ trợ em vô lượng để hoàn thiện nhiều thiếu sót tồn tại trong đề tài nghiên cứu.

Ế

Em cũng xin được bày tỏ sự tri ân đến quý Giáo viên ở mái trường Đại học

U

Kinh tế Huế, đặc biệt là tập thể quý Giáo viên Khoa Kinh tế Phát triển – những trí

́H

thức đã hướng dẫn em suốt chặng đường đại học. Vô lượng công đức của quý Thầy Cô
trang bị cho em vô vàn kiến thức hữu ích và thiết dụng, đặt nền tảng vững bền cho



tương lai rạng rỡ.

Tiếp đến, em cũng xin tri ơn Ban Giám đốc VNPT Thừa Thiên Huế và các anh

H

chị cán bộ, nhân viên, chuyên viên thuộc các Trung tâm, phòng, ban đã tạo điều kiện

IN

cho em hoàn thành đề tài nghiên cứu. Em xin cảm ơn các anh chị ở phòng Đầu tư phát


K

triển, phòng Mạng và Dịch vụ, phòng Tổ chức Lao động – VNPT Thừa Thiên Huế –
những chuyên viên đã trực tiếp giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian em

̣C

được thực tập tại đơn vị. Đặc biệt, em kính biết ơn anh Hoàng Như Hoài Nam, trưởng

O

phòng Đầu tư Phát triển – VNPT Thừa Thiên Huế, và các chuyên viên đã trực tiếp

̣I H

hướng dẫn thực tập nghiên cứu, định hướng, giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình hòa
thiện khóa luận này.

Đ
A

Cuối cùng, tôi cũng xin cảm ơn đến bạn bè, người thân đã hỗ trợ tôi trong quá

trình thực hiện đề tài.
Mặc dù đã nỗ lực hết mình để thực hiện khóa luận nhưng do hạn chế về thời

gian, kiến thức và kinh nghiệm nên xảy ra sai sót là điều không thể tránh khỏi, vậy
kính mong quý Thầy Cô châm chước; bên cạnh đó, mình cũng mong quý bạn bè đóng
góp cho mình nhiều ý kiến nữa để đề tài hoàn thiện hơn.
Sinh viên

Nguyễn Viết Thức

SVTH: Nguyễn Viết Thức

ii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Văn Hòa

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU............................................................vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ ...............................................................................viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU...............................................................................ix

Ế

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU.........................................................................................x

U

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................1

́H

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .....................................................................1




2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................2

H

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................3

IN

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...........................................................................4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ DỰ ÁN

K

ĐẦU TƯ ....................................................................................................4

̣C

I.1. Cơ sở lý luận.......................................................................................................4

O

I.1.1. Hiệu quả kinh tế.........................................................................................4

̣I H

I.1.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế........................................................................4
1.1.1.1 Bản chất hiệu quả kinh tế ..........................................................................5


Đ
A

1.1.1.2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu hiệu quả kinh tế...........................................6
1.1.1.3 Cách xác định hiệu quả kinh tế..................................................................6
1.1.2. Dự án đầu tư thiết bị tiết kiệm điện của các trạm BTS .............................7
1.1.2.1 Đầu tư và các khái niệm liên quan ............................................................7
1.1.2.2 Đặc điểm và phân loại các hoạt động đầu tư .............................................8
1.1.2.3 Trạm thu phát sóng BTS..........................................................................12
1.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................18
1.2.1. Tình hình phát triển thông tin di động trên thế giới và Việt Nam...........18
1.2.2. Quy hoạch trạm BTS trên địa bàn thành phố Huế...................................20

SVTH: Nguyễn Viết Thức

iii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Văn Hòa

1.2.3. Một số kinh nghiệm tiết kiệm năng lượng cho trạm thu phát sóng di động
tại Việt Nam và trên thế giới ...................................................................22
1.3. Một số chỉ tiêu sử dụng trong đề tài nghiên cứu .............................................22
1.3.1. Các chỉ tiêu kết quả dự án đầu tư ............................................................22
1.3.2. Các chỉ tiêu hiệu quả dự án đầu tư ..........................................................25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ THIẾT BỊ TIẾT KIỆM ĐIỆN TẠI CÁC
TRẠM BTS CỦA VIỄN THÔNG THỪA THIÊN-HUẾ ........................28


Ế

2.1. Tình hình cơ bản của Viễn thông Thừa Thiên-Huế .........................................28

U

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ..............................................................28

́H

2.1.2. Bộ máy tổ chức của Viễn thông Thừa Thiên-Huế...................................29
2.2. Tình hình đầu tư thiết bị tiết kiệm điện tại các trạm BTS của Viễn thông Thừa



Thiên-Huế.......................................................................................................31
2.2.1. Tình hình tiêu thụ điện năng trước khi thực hiện dự án đầu tư thiết bị tiết

H

kiệm điện .................................................................................................31

IN

2.2.2. Dự án đầu tư thiết bị tiết kiệm điện tại các trạm BTS của Viễn thông

K

Thừa Thiên-Huế.......................................................................................34

2.2.2.1 Giới thiệu về dự án ..................................................................................34

O

̣C

2.2.2.2 Yếu tố kỹ thuật hoạt động của thiết bị tiết kiệm điện..............................35

̣I H

2.2.2.3 Chi phí đầu tư của dự án..........................................................................39
2.2.3. Kết quả đầu tư thiết bị tiết kiệm điện và tình hình tiêu thụ điện năng sau

Đ
A

khi thực hiện dự án ..................................................................................42

2.2.4. Hiệu quả kinh tế dự án đầu tư thiết bị tiết kiệm điện tại các trạm BTS.......43
2.2.5. Hiệu quả xã hội, môi trường....................................................................44

2.3. Kết quả và hạn chế .........................................................................................44
2.3.1. Kết quả đạt được......................................................................................44
2.3.2. Hạn chế còn tồn tại ..................................................................................45
CHƯƠNG 3:ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ DỰ
ÁN ĐẦU TƯ THIẾT BỊ TIẾT KIỆM ĐIỆN TẠI CÁC TRẠM BTS CỦA
VIỄN THÔNG THỪA THIÊN-HUẾ ......................................................46
3.1. Định hướng cho dự án....................................................................................46
SVTH: Nguyễn Viết Thức


iv


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Văn Hòa

3.2. Hệ thống giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế dự án đầu tư.........................46
3.2.1. Lập, thẩm định, thực hiện dự án đầu tư và công tác quản lý dự án.........46
3.2.1.1 Kiểm tra quá trình chuẩn bị đầu tư ..........................................................46
3.2.1.2 Kiểm tra quá trình thực hiện đầu tư.........................................................48
3.2.1.3 Kiểm tra quá trình kết thúc đầu tư ...........................................................49
3.2.2. Xây dựng tiến độ công việc thực hiện cho dự án ....................................50
3.2.3. Đào tạo nguồn nhân lực nâng cao trình độ chuyên môn .........................53

Ế

3.2.4. Đổi mới công nghệ ..................................................................................54

U

3.2.5. Thiết kế xây dựng cơ sở hạ tầng..............................................................55

́H

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................56
1. KẾT LUẬN ............................................................................................................56




2. KIẾN NGHỊ............................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................58

H

PHỤ LỤC 1 DANH SÁCH TRẠM ÁP DỤNG HỆ THỐNG TIẾT KIỆM ĐIỆN....59

IN

PHỤ LỤC 2 TÌNH HÌNH TIÊU THỤ ĐIỆN NĂNG TẠI CÁC TRẠM BTS CỦA

K

VNPT TTH TRƯỚC KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ THIẾT BỊ TIẾT

Đ
A

̣I H

O

̣C

KIỆM ĐIỆN GIAI ĐOẠN 2010-2011 ...........................................................61

SVTH: Nguyễn Viết Thức

v



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Văn Hòa

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Từ viết tắt Tên tiếng Anh
2G

3G

Tên tiếng Việt

Second Generation wireless

Mạng di động thế hệ thứ 2

telephone technology
Third Generation wireless

Mạng di động thế hệ thứ 3

telephone technology
Alternating Current

Điện xoay chiều

BCR

Benefit-Cost Rate


Chỉ tiêu lợi ích chi phí

BTS

Base Tranceiver Station

BTU

British Thermal Unit

U

́H



Đơn vị nhiệt Anh

Đa truy cập phân chia theo mã

H

Code Division Multiple
Access
Direct Current

Digital subscriber line access
multiplexer


̣C

DSLAM

thu và phát sóng điện thoại di động

IN

DC

Trạm thu phát gốc, Trạm trung chuyển

K

CDMA

FDI

GPRS
GSM

O

Điện một chiều
Đa luồng truy cập thuê bao kỹ thuật số

Bản nâng cấp của GPRS

GSM Evolution
Foreign Direct Investment


Đ
A

Gbit/s

Enhanced Data Rates for

̣I H

EDGE

Ế

AC

Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tốc độ truyền dữ liệu

General Packet Radio Service

Dịch vụ vô tuyến gói tổng hợp

Global System for Mobile

Hệ thống thông tin di động toàn cầu

Communication
Truy nhập gói đường truyền xuống tốc


HSPA

High Speed Packet Access

IRR

Internal Rate of ReturnL

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ

kWh

KiloWatt-hour

Ki-lô Oát giờ

LTE

Long Term Evolution

Tiến hóa dài hạn

SVTH: Nguyễn Viết Thức

độ cao

vi


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: TS. Phan Văn Hòa

Mhz
NPV

Đơn vị đo tần số
Net Present Value

Giá trị hiện tại ròng

PL

Pháp luật

PP

Payback Period

Thời gian (thời kỳ) hoàn vốn

PV

Present Value

Giá trị hiện tại

SMS

Short Message Services


Dịch tin nhắn ngắn

TTVT

Hệ thống viễn thông di động toàn cầu

Ế

Universal Mobile
Telecommunications System

U

UMTS

Trung tâm Viễn thông

Tín hiệu tần số siêu cao

VT

Viễn thông

Đ
A

̣I H

O


̣C

K

IN

H



́H

Viba

SVTH: Nguyễn Viết Thức

vii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Văn Hòa

DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Sơ đồ 1. Cấu trúc bên ngoài trạm BTS..........................................................................16
Sơ đồ 2. Cấu trúc bên trong trạm BTS ..........................................................................17
Sơ đồ 3. Mô hình tổ chức bộ máy Viễn thông Thừa Thiên Huế ...................................30
Sơ đồ 4. Nguyên lý hoạt động hệ thống tiết kiệm điện. ................................................37

Sơ đồ 5. Bố trí quạt trong phòng máy ...........................................................................38

Ế

Sơ đồ 6. Tiến độ dự án theo sơ đồ thanh ngang ............................................................52

U

Sơ đồ 7. Tiến độ công việc theo sơ đồ mạng ................................................................52

́H

Hình 1. Bộ điều khiển FOX1004...................................................................................38

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H




Hình 2. Máng tôn che mưa ............................................................................................39

SVTH: Nguyễn Viết Thức

viii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Văn Hòa

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1. Tình hình tiêu thụ điện năng của VNPT Thừa Thiên-Huế phân theo khu vực
trước khi thực hiện dự án giai đoạn 2009-2011 ...............................................31
Bảng 2. Tình hình tiêu thụ điện năng tại các trạm BTS VNPT Thừa Thiên-Huế trước
khi thực hiện dự án giai đoạn 2010-2011.........................................................33
Bảng 3. Chi phí vật tư hệ thống tiết kiệm điện của một trạm BTS năm 2012. .............40

Ế

Bảng 4. Chi phí lắp đặt hoàn thiện hệ thống tiết kiệm điện của một trạm BTS năm

U

2012 ..................................................................................................................41

́H


Bảng 5. Tổng đầu tư hệ thống tiết kiệm điện một trạm BTS năm 2012. ......................41



Bảng 6. Khấu hao dự án ................................................................................................42
Bảng 7. So sánh kết quả tiêu thụ điện năng trước và sau khi thực hiện dự án đầu tư

H

thiết bị tiết kiệm điện tại các trạm BTS của VNPT Thừa Thiên-Huế..............42

IN

Bảng 8. Hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư thiết bị tiết kiệm điện tại các trạm BTS của
VNPT Thừa Thiên-Huế....................................................................................43

K

Bảng 9. Bảng tiến độ dự án theo mốc thời gian ............................................................51

Đ
A

̣I H

O

̣C

Bảng 10. Bảng tiến độ dự án theo cấu trúc phân việc ...................................................51


SVTH: Nguyễn Viết Thức

ix


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Văn Hòa

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Viễn thông Thừa Thiên-Huế là một đơn vị sản xuất kinh doanh với mục tiêu đưa
dịch vụ viễn thông phục vụ đời sống nhân dân kết hợp với phát triển kinh tế xã hội,
đảm bảo quốc phòng an ninh và phòng chống thiên tai. Với mục tiêu đó Viễn thông
Thừa Thiên-Huế luôn luôn phấn đấu nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ nhân
lực, hiện đại hóa mạng lưới, cải tiến dịch vụ, nghiên cứu áp dụng nhiều công nghệ mới
nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo ra nhiểu sản phẩm tiện ích với chất lượng và

Ế

giá cả hợp lý nhằm hài lòng khách hàng. Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã chọn đề tài:

U

“Hiệu quả kinh tế dự án thiết bị tiết kiệm điện tại các trạm thu phát sóng thông

́H

tin di động của Viễn thông Thừa Thiên-Huế” để làm khóa luận nghiên cứu tốt
nghiệp đại học.




Hiện nay trên toàn mạng, VT tỉnh đang quản lý 111 trạm Viễn thông và 250
trạm thu phát sóng thông tin di động (BTS) Vinaphone, trong đó có 145 trạm BTS độc

H

lập và 105 trạm BTS đặt chung phòng với trạm viễn thông (VT). Tại các trạm viễn

IN

thông và trạm BTS phương thức làm mát chủ yếu sử dụng điều hòa nhiệt độ để làm
mát các thiết bị viễn thông bên trong trạm. Hàng tháng, Viễn Thông Thừa Thiên-Huế

K

phải trả chi phí điện năng rất lớn trong khi đó giá điện ngày một tăng cao ảnh hưởng

̣C

trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Viễn thông Thừa Thiên-Huế. Do đó

O

mục tiêu cấp bách hiện thời là phải tìm ra giải pháp tiết giảm được chi phí sản xuất

̣I H

(chi phí điện của hệ thống điều hòa) để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Từ các số liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được từ các cơ quan, ban, ngành ở

Đ
A

Trung Ương đến địa phương, từ các phòng ban chức năng của Viễn thông Thừa ThiênHuế; bằng các kỹ thuật phân tích và xử lý số liệu, chỉ tiêu so sánh, chỉ tiêu đánh giá
hiệu quả, phương pháp tổng quan, phương pháp thống kê-so sánh… để tiến hành
nghiên cứu đề tài. Qua quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy rằng quá trình đầu tư dự
án của đơn vị đã gặt hái được nhiều kết quả khả quan. Dự án đã trực tiếp làm giảm chi
phí sản xuất cho đơn vị, tăng năng lực cạnh tranh cho sản phẩm, dịch vụ viễn thông;
và cũng góp phần cải thiện môi trường xung quanh địa bàn đặt nhà trạm BTS tốt hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích thiết thực đó vẫn còn tồn tại một số khó khăn và
hạn chế vậy nên tác giả xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh tại đơn vị.
SVTH: Nguyễn Viết Thức

x


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Văn Hòa

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Chi phí sản xuất là một trong những yếu tố lớn nhất quyết định đến lợi nhuận và
giá thành sản phẩm, và việc cắt giảm chi phí có thể làm tăng lợi nhuận và giảm được
giá thành sản phẩm. Đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái đã đánh gục nhiều
doanh nghiệp, thì vấn đề cắt giảm chi phí được xem như một giải pháp ngắn hạn tối ưu


U

Ế

trong giai đoạn hiện nay. Bài toán cắt giảm chi phí sản xuất kinh doanh của doanh

́H

nghiệp hiện nay là nhiệm vụ cấp thiết và quan trọng hàng đầu liên quan đến việc sống
còn của các doanh nghiệp. Do đó, với một giải pháp chiến lược, mang tính tổng thể và



bền vững để cắt giảm chi phí của doanh nghiệp, là áp dụng cải tiến vào tất cả các hoạt
động sản xuất kinh doanh từ xưởng sản xuất cho đến văn phòng điều hành, từ khối sản

H

xuất trực tiếp cho đến gián tiếp, từ các hoạt động đối nội cho đến các hoạt động đối

IN

ngoại của doanh nghiệp. Bản chất của cải tiến là làm cho mọi thứ tốt hơn hiện tại chủ

K

yếu là dựa trên những nguồn lực sẵn có; và cải tiến thường được tách thành hai mảng:
cải tiến Hệ Thống Quản Lý (IM) và cải tiến Thiết Bị Công Nghệ (IE). Trọng tâm của

̣C


việc cải tiến nhắm vào việc xác định các nguyên nhân tiềm tàng của các hoạt động

O

không tạo ra giá trị tăng thêm và loại bỏ chúng bằng cách cải tiến quy trình sản xuất.

̣I H

Một số chi phí không tạo ra giá trị tăng thêm thường được cải tiến và cắt giảm là: chi
phí nhân công, chi phí bảo hiểm-bảo dưỡng máy móc, chi phí sử dụng điện năng, giảm

Đ
A

lượng tồn kho,… trong đó cắt giảm chi phí sử dụng điện năng liệu có thực sự dễ dàng
hay không? Rất nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng tháng phải thanh toán một khoản
chi phí rất lớn cho việc tiêu thụ điện năng. Nhưng rất ít doanh nghiệp thực sự chú tâm
đến khu vực này để giải bài toán cắt giảm chi phí, hoặc có nhận thức nhưng vẫn loay
hoay không có cách giải quyết triệt để do vượt quá khả năng vì loại chi phí này liên
quan trực đến cơ chế vận hành máy móc thiết bị. Nên việc cắt giảm mà không ảnh
hưởng tới quy trình vận hành sản xuất là điều không dễ chút nào.
Hoạt động trong sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế, cạnh tranh về hàng hóa
dịch vụ giữa các doanh nghiệp, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và ngoài
SVTH: Nguyễn Viết Thức

1


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: TS. Phan Văn Hòa

nước đòi hỏi đơn vị phải không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế đầu tư sản xuất để tối
thiểu hóa chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm giúp cho doanh nghiệp giữ
vững vị trí trong thị trường viễn thông. Với đề tài nghiên cứu: “Hiệu quả kinh tế dự
án thiết bị tiết kiệm điện tại các trạm thu phát sóng di động của Viễn thông Thừa
Thiên-Huế” tác động trực tiếp vào hoạt động tiêu thụ điện của hệ thống điều hòa để
cắt giảm chi phí sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh và nâng cao hiệu quả kinh tế đầu
sản xuất, góp phần nào giải quyết được bài toán khó cho doanh nghiệp.

Ế

2. Mục tiêu nghiên cứu

U

Mục tiêu chung: Đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư thiết bị tiết kiệm

́H

điện cho trạm thu phát sóng di động (BTS) tại đơn vị nghiên cứu, đề xuất giải pháp



nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư thiết bị tiết kiệm điện tại các trạm
BTS của Viễn thông Thừa Thiên-Huế.

H


Mục tiêu cụ thể: Đề tài này được thực hiện nhằm giải quyết các mục tiêu sau:

IN

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế dự án đầu tư, về

K

dự án đầu tư.

- Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện dự án thiết bị tiết kiệm điện tại các

̣C

trạm BTS của Viễn thông Thừa Thiên-Huế.

O

- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế dự án đầu tư các thiết bị

̣I H

tiết kiệm điện cho các trạm BTS của Viễn thông Thừa Thiên-Huế.
3. Phương pháp nghiên cứu

Đ
A

- Phương pháp thu thập số liệu: số liệu thứ cấp thu thập từ các cơ quan, ban,


ngành ở Trung Ương đến địa phương, từ các phòng ban chức năng của Viễn thông
Thừa Thiên-Huế.
- Phương pháp tổng quan, tổng hợp tài liệu nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận
và thực tiễn về hiệu quả kinh tế dự án đầu tư.
- Phương pháp thống kê mô tả để nắm rõ đặc điểm của dự liệu thu thập được
để hiểu rõ các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn.
- Phương pháp so sánh làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng có của
đối tượng nghiên cứu từ đó có căn cứ để đề ra những quyết định lựa, lựa chọn.

SVTH: Nguyễn Viết Thức

2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Văn Hòa

- Phương pháp hạch toán kinh tế quản lí hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, trên cơ sở kế hoạch hoá kết hợp với áp dụng phương pháp thương mại để thông
báo thường xuyên và chính xác về các hiện tượng kinh tế xảy ra trên các mặt số lượng và
chất lượng, từ đó lựa chọn những kết hợp hiệu quả cho sản xuất – kinh doanh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu:

Theo mục tiêu nghiên cứu, Khóa luận sẽ tập trung đánh giá kết quả và hiệu quả

Ế


hoạt động của dự án đầu tư thiết bị tiết kiệm điện tại các trạm BTS của Viễn thông

Phạm vi nghiên cứu:

́H

-

U

Thừa Thiên-Huế.



+ Thời gian: phân tích thực trạng giai đoạn 2011-2013 và đề xuất giải pháp
trong thời gian tới.

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN


H

+ Không gian: phạm vi hành chính tỉnh Thừa Thiên-Huế.

SVTH: Nguyễn Viết Thức

3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Văn Hòa

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ
KINH TẾ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
I.1. Cơ sở lý luận
I.1.1. Hiệu quả kinh tế
I.1.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế
Trong điều kiện kinh tế thị trường ngày nay, hiệu quả kinh tế luôn là mối quan

Ế

tâm hàng đầu của các nhà sản xuất kinh doanh. Mục đích của bất kỳ hoạt động sản

U

xuất kinh doanh nào cũng là lợi nhuận và để dạt dược lợi nhuân thì trước hết phải đạt


́H

được hiệu quả về kinh tế. Hiệu quả kinh tế không chỉ là mục tiêu cuối cùng mà còn là



mục tiêu xuyên suốt trong cả quái trình sản xuất kinh doanh và là mục tiêu của mọi cá
nhân, tổ chức.

H

Đứng ở giác độ kinh tế “Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình)

IN

kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác và sử dụng các nguồn lực
(nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định của thực tiễn

K

sản xuất”.

̣C

Trong quá trình sản xuất, mục tiêu đầu tiên đối với các doanh nghiệp hay nguời

O

dân muốn đạt được tối đa hóa lợi nhuận kinh tế. Muốn làm được như vậy thì các


̣I H

doanh nghiệp phải không ngừng tìm ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế hay
là lựa chọn sử dụng tối ưu các nguồn lực của xã hôi. Các nguồn lực được sử dụng tất

Đ
A

yếu trong quá trình sản xuất kinh doanh như: đất đai, vốn, lao động, tài nguyên thiên
nhiên…nhưng hiện nay các nguồn lực này ngày càng khan hiếm và dần bị cạn kiệt
trong đó nhu cầu của con người về các nguồn lực này là rất cần thiệt. Vì vậy đạt được
hiệu quả kinh tế là một phần giải quyết được tình trạng khan hiếm về nguồn lực.
Để hiểu rõ hơn ta tìm hiểu một số khái niệm về kinh tế như sau:


Hiệu quả kinh tế là một phạm trù đặc biệt quan trọng, nó thể hiện hiệu

suất trong mỗi đơn vị chi phí của các ngành sản xuất. Về mặt hình thức, hiệu quả là
một đại lượng so sánh kết quả sản xuất với các chi phí bỏ ra. Cũng có thể hiểu khái
niệm hiệu quả kinh tế một cách ngắn gọn là: hiệu quả phản ánh chất lượng hoạt động

SVTH: Nguyễn Viết Thức

4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Văn Hòa


kinh tế và được xác định bởi tý số giữa doanh thu và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả
đó. Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực có
hạn để đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Trong sản xuất kinh doanh tại
đơn vị thì việc nâng cao hiệu quả kinh tế là vấn đề hết sức quan trọng. Từ nguồn lực
có giới hạn đơn vị sản xuất phải nỗ lực để đạt hiệu quả sản xuất cao nhất. Kết quả sản
xuất là toàn bộ số lượng sản phẩm hoặc giá trị bằng tiền của toàn bộ số lượng sản
phẩm mà họ sản xuất thu được sau một thời gian hay chu kỳ sản xuất nhất định. Chi

Ế

phí sản xuất là tất cả những hao phí tạo ra và phát sinh trong quá trình hình thành, tồn

U

tại và hoạt động của chu kỳ sản xuất. Kết quả sản xuất và chi phí sản xuất có mối quan

quả kinh tết đạt được khi kết hợp hai yếu tố đó.

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng của





́H

hệ mật thiết với nhau. Chi phí sản xuất là tiền đề thực hiện kết quả sản xuất và hiệu

các hoạt động kinh tế. Đây là đòi khỏi khác quan trọng của mọi nền sản xuất và do nhu


H

cầu cuộc sống của con người ngày một nhiều hơn.

IN

Hiệu quả kinh tế là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá, phân tích và so sánh

K

chất lượng của các đơn vị hoặc giữa các loại sản phẩm. Việc đánh giá hiệu quả kinh tế
còn giúp cho người sản xuất thấy được rằng trong nền kinh tế thị trường thì không chỉ

O

̣C

riêng doanh nghiệp hay đơn vị sản xuất nào mà chính người tiêu dùng cũng phải tính

̣I H

đến chất lượng đầu tư, đến hiệu quả của đồng vốn bỏ ra.
Để đạt được hiểu quả kinh tế cao mỗi đơn vị sản xuất phải không ngừng đổi

Đ
A

mới về công nghệ, con người, quy mô vốn. Mỗi đơn vị sản xuất tùy thuộc vào điều
kiện của mình mà ra quyết định sản xuất cái gì? Bao nhiêu? Sản xuất như thế nào?
1.1.1.1 Bản chất hiệu quả kinh tế

Thực chất khái niệm hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế của hoạt
động sản xuất kinh doanh nói riêng đã khẳng định bản chất của hiệu quả kinh tế trong
hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh
doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị máy móc, nguyên
nhiên vật liệu và tiền vốn) để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp – mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Bản chất của hiệu quả

SVTH: Nguyễn Viết Thức

5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Văn Hòa

kinh tế là nâng cao năng suất lao động và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt của
vấn đề kinh tế nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, gắn liều với quy luật tương
ứng của nền kinh tế, là quy luật tăng năng suất lao động và tiết kiệm thời gian. Yêu
cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh tế là đạt được kết quả tối đa với chi phí nhất định
hoặc đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu.
1.1.1.2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu hiệu quả kinh tế
Trong sản xuất kinh doanh thì việc nghiên cứu hiệu quả kinh tế nhằm mục đích

Ế

tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến việc sản xuất không hiệu quả. Từ đó ta có thể

U


điều chỉnh các yếu tố đầu vào hợp lý nhất để mang lại năng suất và sản lượng cao nhất.

́H

Đồng thời bên cạnh đó thì giá trị mỗi sản phẩm được nâng lên nhờ tối thiểu hóa



chi phí.

1.1.1.3 Cách xác định hiệu quả kinh tế

H

Khi nói đến hiệu quả kinh tế, các nhà kinh tế có những quan điểm khác nhau có

IN

thể tóm tắt thành hệ thống quan điểm như sau:

K

Hệ thống quan điểm thứ nhất cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi

̣C

việc so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra (các nguồn lực như nhân lực, vật

O


lực…) để đạt kết quả đó.

̣I H

Hiệu quả sản xuất = kết quả sản xuất - chi phí sản xuất.
Hệ thống quan điểm thứ hai thể hiện công trình nghiên cứu của Farrell (1957)

Đ
A

và một số nhà kinh tế khác. Khi nghiên cứu hoạt động kinh tế của các nhà sản xuất
ngang tài ngang sức và tiêu biểu nhưng lại đạt được kết quả khác nhau do cách kinh
doanh khác nhau và như vậy thì chỉ có thể ước tính đầu đủ hiệu quả kinh tế theo nghĩa
tương đối.
H= K/C
Trong đó:
H: Hiệu quả kinh doanh
K: Kết quả kinh doanh
C: Hao phí nguồn lực cần thiết gắn với kết quả đó

SVTH: Nguyễn Viết Thức

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Văn Hòa

Với quan điểm này thì phạm trù hiệu quả có thể thống nhất với phạm trù lợi

nhuận. Hiệu quả cao hay thấp tùy thuộc vào trình độ sản xuất và cách tổ chức quản lý.
Hệ thống quan điểm thứ ba xem xét hiệu quả kinh tế trong phần biến động
giữa chi phí và kết quả sản xuất. Theo quan điểm này, hiệu quả kinh tế biểu hiện ở
quan hệ tỷ lệ giữa kết quả bổ sung và chi phí bổ sung.
H= ∆K/∆C

∆C: là phần tăng them của chi phí sản xuất

́H

H: hiệu quả kinh doanh

U

∆K: là phần tăng thêm của kết quả sản xuất

Ế

Trong đó:



Như vậy, qua phân tích ở trên chúng ta thấy rằng, có nhiều quan điểm khác
nhau về hiệu quả kinh tế nhưng đều đi đến thống nhất ở bản chất của nó. Bản chất hiệu

H

quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Yêu

IN


cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh tế là đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu
(chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả chi phí để tạo năng lực và chi phí

K

để sử dụng các nguồn lực, đòng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội). Vậy, đánh giá

̣C

hiệu quả kinh tế một dự án là việc so sánh giữa cái giá mà xã hội phải trả cho việc sử

O

dụng các nguồn lực sẵn có của mình một cách tốt nhất và lợi ích do dự án tạo ra cho

̣I H

toàn bộ nền kinh tế; chứ không chỉ riêng một đối tượng nào đó, một cơ sở sản xuất
kinh doanh nào.

Dự án đầu tư thiết bị tiết kiệm điện của các trạm BTS

Đ
A

1.1.2.

1.1.2.1 Đầu tư và các khái niệm liên quan
Đầu tư là sự hi sinh các nguồn lực hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó


nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để
đạt được các kết quả đó .Như vậy mục tiêu của mọi công cuộc đầu tư là đạt được các
kết quả lớn hơn so với các hi sinh về nguồn lực đầu tư phải gánh chịu khi tiến
hành đầu tư. Nguồn lực phải hi sinh có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao
động và trí tuệ. Những kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản chính, tài

SVTH: Nguyễn Viết Thức

7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Văn Hòa

sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực có đủ điều làm việc với năng suất lao
động cao hơn trong nền sản suất xã hội.
Hiểu theo nghĩa chung nhất, dự án đầu tư là hệ thống các giải pháp nhằm sử
dụng có hiệu quả nguồn lực có hạn để đem lại lợi ích lâu dài, lớn hơn cho nhà đầu tư
và xã hội.
Khoản 1, Điều 3, Luật đầu tư Việt Nam số 59/2005/QH11 được Quốc hội nước
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 định

Ế

nghĩa “Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các

U


hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định”.



a, Theo hoạt động các kết quả đầu tư

́H

1.1.2.2 Đặc điểm và phân loại các hoạt động đầu tư

Đầu tư thương mại: Đầu tư thương mại là loại đầu tư trong đó người có tiền

H

bỏ tiền ra để mua hàng hoá và sau đó bán với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận do

IN

chênh lệch giá khi mua và khi bán. Đầu tư thương mại không làm tăng tài sản mới cho
nền kinh tế mà chỉ tăng tài sản cho cho chủ đầu tư trong quá trình mua đi bán lại trừ

K

hoạt động ngoại thương. Đầu tư thương mại thúc đẩy quá trình lưu thông của cải vật

̣C

chất do đầu tư phát triển tạo ra, từ đó thúc đẩy đầu tư phát triển, tăng thu nhập cho

̣I H


xã hội.

O

ngân sách, tăng tích luỹ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động sản xuất

Đầu tư tài chính: Đầu tư tài chính là loại hình đầu tư trong đó người có tiền bỏ

Đ
A

tiền ra cho vay hoặc các chứng chỉ có giá để hưởng lăi suất định trước (gửi tiết kiệm,
mua trái phiếu chính phủ…) hoặc lãi suất tùy thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh
của công ty phát hành (mua cổ phiếu trái phiếu công ty). Đầu tư tài chính cũng không
tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế (không kể đến quan hệ quốc tế) tuy nhiên với hoạt
đông đầu tư tài chính thì đồng vốn bỏ ra một cách dễ dàng, khi cần có thể rút ra nhanh
chóng, điều này khuyến khích người có tiền đầu tư, tạo nguồn vốn cho nền kinh tế.
Đầu tư phát triển: Đầu tư phát triển là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ
tiền ra để tiến hành các hoạt đông nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng
tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo

SVTH: Nguyễn Viết Thức

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Văn Hòa


việc làm, nâng cao đời sống của mọi người trong xã hội. Đó chính là việc bỏ tiền ra để
xây dựng, sửa chữa nhà cửa và các kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, lắp đặt
chúng trên nền bệ và bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường
xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và
tạo ra tiềm lực mới cho nền kinh tế.
Trên góc độ tài chính thì đầu tư phát triển là quá trình chi tiêu để duy trì sự phát
huy tác dụng của vốn cơ bản hiện có và bổ sung vốn cơ bản mới cho nền kinh tế, tạo

Ế

nền tảng cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội trong dài hạn.

U

b, Theo chủ thể đầu tư

́H

Đầu tư nhà nước: Đầu tư nhà nước là loại đầu tư mà nguồn vốn lấy từ ngân



sách nhà nước. Đầu tư nhà nước thường vào các lĩnh vực như: xây dựng các công trình
công cộng, đường xá giao thông, điện lực, bưu chính…những vấn đề đảm bảo an ninh

H

xã hội, quốc phòng. Đầu tư nhà nước có vai trò rất quan trọng trong quản lý kinh tế


IN

vĩ mô.

Đầu tư của doanh nghiệp: Đầu tư của doanh nghiệp là loại đầu tư trong đó

K

doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất hàng hoá và dịch vụ. Đầu tư của doanh nghiệp

O

kinh tế xã hội.

̣C

thường có quy mô lớn và đạt hiệu quả cao do đó có vai trò rất to lớn trong sự phát triển

̣I H

Đầu tư cá nhân: Đầu tư cá nhân là loại hình mà trong đó cá nhân trực tiếp bỏ
vốn ra sản xuất kinh doanh, chính cá nhân quản lý hoạt động, tự chịu trách nhiệm về

Đ
A

mọi kết quả sản xuất kinh doanh đó.
c, Theo nguồn vốn đầu tư

Đầu tư trong nước: Đầu tư trong nước là loại hình đầu tư có nguồn vốn trong

nước, có thể từ ngân sách nhà nước hay từ các tổ chức cá nhân, vốn tín dụng đầu tư
phát tiển của nhà nước-do nhà nước bảo lãnh vốn tích lũy và huy động của doanh
nghiệp, tiền tiết kiệm của dân cư…, đầu tư trong nước thể hiện nội lực của một quốc
gia, nó có vai trò quyết định đến sự phát triển kinh tế xã hội.
Đầu tư nước ngoài: Đầu tư nước ngoài là sự chuyển dịch vốn, công nghệ, kỹ
năng quản lý từ nước này sang nước khác để kinh doanh nhằm thu lợi nhuận trên toàn
SVTH: Nguyễn Viết Thức

9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Văn Hòa

cầu. Nó có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Các hình thức
được thực nhiện bằng các nguồn vốn đầu gián tiếp và trực tiếp nước ngoài, là: đầu tư
trực tiếp, viện trợ có hoàn lại, không hoàn lại thông qua cổ phiếu và trái phiếu.
d, Theo mức độ quản lý của chủ đầu tư
Đầu tư trực tiếp: Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư mà người bỏ vốn cũng
trực tiếp là người quản lý vốn, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu
tư. Thực chất trong đầu tư trực tiếp, người bỏ vốn và nhà quản lý sử dụng vốn là một

Ế

chủ thể. Trong đầu tư trực tiếp thì đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI (Foreign Direct

U

Investment) là hình thức đầu tư được mọi quốc gia quan tâm. Đầu tư trực tiếp có


́H

đặc điểm:



Do người bỏ vốn và nhà quản trị sử dụng vốn là một chủ thể, nên chính chủ thể này
hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư của chính mình.

H

Kết quả đầu tư có thể lãi hoặc lỗ. Có nghĩa là, khi đầu tư trực tiếp, người bỏ vốn,

IN

đồng thời là nhà quản trị sử dụng vốn, chấp nhận nguyên tắc kinh tế thị trường
“Lời ăn –Lỗ chịu”.

K

Trong đầu tư trực tiếp có đầu tư trực tiếp trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài

̣C

(FDI –Foreign Direct Investment).

O

Đầu tư trực tiếp có hai loại: đầu tư dịch chuyển và đầu tư phát triển.


̣I H

Đầu tư dịch chuyển là loại đầu tư trong đó người có tiền mua lại một số cổ
phần đủ lớn để nắm quyền chi phối hoạt động của doanh nghiệp. Trong trường hợp

Đ
A

này, việc đầu tư không làm gia tăng tài sản của doanh nghiệp, mà chỉ thay đổi quyền
sở hữu các cổ phần của doanh nghiệp.
Đầu tư phát triển là việc bỏ vốn đầu tư để tạo nên những năng lực sản xuất

phục vụ mới (về cả lượng và chất). Đây là loại đầu tư để tái sản xuất mở rộng, là biện
pháp chủ yếu để cung cấp việc làm cho người lao động, là tiền đề để thực nhiện đầu tư
tài chính và đầu tư dịch chuyển. Đầu tư trực tiếp được thực hiện bởi người trong nước
và cả người nước ngoài, được thực hiện ở nước sở tại và cả ở nước ngoài. Do vậy, việc
cân đối giữa hai luồng vốn đầu tư ra và vào cũng như việc coi trọng cả hai luồng vốn
này là hết sức cần thiết.

SVTH: Nguyễn Viết Thức

10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Văn Hòa

Đầu tư gián tiếp: Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư mà người bỏ vốn không

trực tiếp quản lý vốn. Thực chất trong đầu tư gián tiếp, người bỏ vốn (nhà đầu tư) và
nhà quản trị sử dụng vốn là khác chủ thể. Hình thức này thường kém hiệu quả hơn trực
tiếp. Dạng này thường thấy ở lĩnh vực đầu tư tài chính, như: viện trợ không hoàn lại
hoặc có hoàn lại với lãi suất thấp của các chính phủ. Thực chất trong đầu tư gián tiếp,
người bỏ vốn (nhà đầu tư) và nhà quản trị sử dụng vốn là khác chủ thể.
e, Theo góc độ tái sản xuất

Ế

Đầu tư theo chiều sâu: Đầu tư theo chiều sâu không mở rộng quy mô, tăng sản

U

lượng hay tạo mới tài sản cho nền kinh tế mà tập trung cho việc tăng năng suất lao

́H

động, hạ giá thành sản phẩm trên cơ sở áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ,



nâng cao hiệu quả đầu tư, trong đó việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới
được quan tâm và sử dụng tối đa. Nhằm tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cao hơn trên

H

cơ sở đầu tư cũ đã có, như mở rộng thêm mặt bằng mua sắm bổ sung thêm máy móc

IN


thiết bị, cải tiến dây chuyền công nghệ... Kết quả của đầu tư này là nhằm nâng cao
thêm năng lực, cao cải tiến công nghệ, tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất.

K

Với phương pháp đổi mới quy trình công nghệ, hiện đại hóa máy móc thiết bị, thì đầu

̣C

tư theo chiều sâu có đặc điểm là sử dụng vốn không lớn, thời gian thực hiện đầu tư

O

ngắn đồng thời độ mạo hiểm thấp hơn so với đầu tư theo chiều rộng.

̣I H

Đầu tư theo chiều rộng: Đầu tư theo chiều rộng là việc chủ đầu tư chi nguồn
lực ra để tăng quy mô sản xuất, số lượng lao động, tăng sản lượng, đầu tư xây dựng

Đ
A

những công trình, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp…hoàn toàn mới được tiến hành với
quy mô lớn, toàn diện tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, nhưng năng suất lao động và
kỹ thuật không đổi. Đặc điểm của hình thức đầu tư theo chiều rộng là vốn lớn, vốn
nằm khê đọng lâu, thời gian thực hiện đầu tư và thời gian cần hoạt động để thu hồi vốn
lâu, kỹ thuật phức tạp, chịu tác động của nhiều yếu tố và dó đó có độ mạo hiểm cao.
Hoạt động đầu tư này thường sử dụng phương pháp mở rộng quy mô nhà xưởng, hay
tăng số lượng lao động; hoặc kết hợp cả hai phương pháp.

f, Theo thời hạn hoạt động
Đầu tư ngắn hạn: Đầu tư ngắn hạn là những đầu tư nhằm vào các yếu tố và
SVTH: Nguyễn Viết Thức

11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Văn Hòa

mục tiêu trước mắt, thời gian hoạt động và phát huy tác dụng thường ngắn, trong
khoảng 1 năm. Trong đầu tư ngắn hạn, huy động kỹ thuật và vật chất không lớn. Tuy
nhiên, đòi hỏi của đầu tư ngắn hạn phải đảm bảo các yếu tố để thu hồi vốn nhanh, phải
hoàn thành công trình sớm và sớm đưa vào khai thác, thị trường sẵn sàng và sản phẩm
được tiêu thụ nhanh nhạy.
Đầu tư trung hạn và dài hạn: Đầu tư dài hạn là những đầu tư đòi hỏi nhiều
về vốn đầu tư và lâu dài về thời gian phát huy tác dụng, thường từ 1 năm đến dưới 5

Ế

năm đối với đầu tư trung hạn và trên 5 năm (có khi còn lâu hơn) đối với đầu tư dài

U

hạn. Thường là việc đầu tư xây dựng các công trình đồi hỏi thời gian đầu tư dài, khối

́H

lượng vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lâu. Đó là các công trình thuộc lĩnh vực sản

xuất, đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng… Đầu tư dài hạn



thường chứa đựng những yếu tố khó lường, rủi ro lớn, do đó cần có những dự báo

H

dài hạn, khoa học.

IN

g, Theo lĩnh vực hoạt động trong xã hội của các kết quả đầu tư

K

Đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

̣C

Đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật.

O

Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.

̣I H

Các hoạt động đầu tư trên có quan hệ tương hỗ với nhau. Đầu tư phát triển khoa
học kỹ thuật và cơ sở hạ tầng tạo điều kiện tiền đề cho đầu tư phát triển sản xuất kinh


Đ
A

doanh đạt hiệu quả cao. Đầu tư cho cơ sở hạ tầng giúp lưu thong và tiêu thụ sản phẩm.
Đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật làm nâng cao năng suất lao động. Đầu tư phát triển
sản xuất kinh doanh đến lượt mình lại tích lũy vốn, nộp tiền thuế tạo tiềm lực cho đầu
tư phát triển khoa học kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và các hoạt động đầu tư khác.
1.1.2.3 Trạm thu phát sóng BTS
a, Khái niệm và hoạt động của trạm BTS
Thuật ngữ Viễn Thông (télécommunication) được ghép từ từ communication
(liên lạc) với prefix tele (có nghĩa là xa). Edouard Estaunie chính là người đưa ra
thuật ngữ telecommunication vào năm 1904. Thuật ngữ Viễn thông được dùng để chỉ

SVTH: Nguyễn Viết Thức

12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Văn Hòa

tập hợp các thiết bị, giao thức để truyền thông tin từ nơi này đến nơi khác. Do đó có
thể nói viễn thông sẽ bao gồm tất cả các lĩnh vực nhằm góp phần vào việc thực hiện
và cải tiến quá trình truyền thông. Các thành phần chính của một hệ thống viễn thông
bao gồm:
 Một máy phát ở nguồn. Máy phát sẽ lấy thông tin và chuyển đổi nó
thành tín hiệu để có thể truyền được.
 Tín hiệu sẽ được truyền trên một kênh truyền (channel/medium).


Ế

 Một máy thu ở đích đến để thu nhận tín hiệu truyền từ nguồn và chuyển đổi

U

tín hiệu thành thông tin.

́H

2G (Second-Generation wireless telephone technology), tiếng Việt gọi là mạng



điện thoại di động thế hệ thứ 2. Đặc điểm khác biệt nổi bật giữa mạng điện thoại thế hệ
đầu tiên (1G) và mạng 2G là sự chuyển đổi từ điện thoại dùng tín hiệu tương tự sang

H

tín hiệu số. GSM (Global System for Mobile Communication) là hệ thống thông tin di

IN

động toàn cầu thế hệ thứ 2 (2G). GSM là chuẩn phổ biến nhất cho điện thoại di động
trên thế giới. Đó là một chuẩn mở, hiện được phát triển bởi 3GPP. Các mạng di động

K

GSM hoạt động trên 4 băng tần (băng tầng là 1 băng/dải tần số nào đó được giới hạn


̣C

bởi 1 tần số thấp nhất và 1 tần số cao nhất). Hầu hết thì hoạt động ở băng 900 Mhz và

O

1800 Mhz. Vài nước ở Châu Mỹ thì sử dụng băng 850 Mhz và 1900 Mhz.

̣I H

3G (Third Generation wireless telephone technology), tiếng Việt gọi là mạng di
động thế hệ thứ 3. Cải tiến nổi bật nhất của mạng 3G so với mạng 2G là khả năng cung

Đ
A

ứng truyền thông gói tốc độ cao nhằm triển khai các dịch vụ truyền thông đa phương
tiện trên mạng di động. CDMA (viết đầy đủ là Code Division Multiple Access) nghĩa
là đa truy nhập (đa người dùng) phân chia theo mã, là hệ thống thông tin di động toàn
cầu thế hệ thứ 3 (3G). Khác với GSM phân phối tần số thành những kênh nhỏ, rồi chia
sẻ thời gian các kênh ấy cho người sử dụng. Trong khi đó thuê bao của mạng di động
CDMA chia sẻ cùng một giải tần chung. Mọi khách hàng có thể nói đồng thời và tín
hiệu được phát đi trên cùng một giải tần. Các kênh thuê bao được tách biệt bằng cách
sử dụng mã ngẫu nhiên. Các tín hiệu của nhiều thuê bao khác nhau sẽ được mã hoá
bằng các mã ngẫu nhiên khác nhau, sau đó được trộn lẫn và phát đi trên cùng một giải

SVTH: Nguyễn Viết Thức

13



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Văn Hòa

tần chung và chỉ được phục hồi duy nhất ở thiết bị thuê bao (máy điện thoại di động)
với mã ngẫu nhiên tương ứng. Áp dụng lý thuyết truyền thông trải phổ, CDMA đưa ra
hàng loạt các ưu điểm mà nhiều công nghệ khác chưa thể đạt được.
4G (Fourth Generation wireless telephone technology), tiếng Việt gọi là mạng
di động thế hệ thứ 4. LTE (Long Term Evolution, có nghĩa là Tiến hóa dài hạn),
công nghệ này được coi như công nghệ di động thế hệ thứ 4 (4G, nhưng thực chất
LTE mới chỉ được coi như 3,9G). 4G LTE là một chuẩn cho truyền thông không dây

Ế

tốc độ dữ liệu cao dành cho điện thoại di động và các thiết bị đầu cuối dữ liệu. Nó

U

dựa trên các công nghệ mạng GSM/EDGE và UMTS/HSPA, LTE nhờ sử dụng các

́H

kỹ thuật điều chế mới và một loạt các giải pháp công nghệ khác như lập lịch phụ
thuộc kênh và thích nghi tốc độ dữ liệu, kỹ thuật đa anten để tăng dung lượng và tốc



độ truyền dữ liệu.


Trạm thu phát gốc, hay gọi tắt là trạm gốc BTS (Base Transceiver Station)

H

thực hiện tất cả các chức năng thu phát liên quan đến giao diện vô tuyến GSM và xử lí

IN

tín hiệu ở mức độ nhất định. Về một số phương diện có thể coi BTS là modem vô

K

tuyến phức tạp nhận tín hiệu vô tuyến đường lên từ MS rồi biến đổi nó thành dữ liệu
để truyền đi đến các máy khác trong mạng GSM, và nhận dữ liệu từ mạng GSM rồi

O

̣C

biến đổi nó thành tín hiệu vô tuyến phát đến MS. Các BTS tạo nên vùng phủ sóng của

̣I H

tế bào, vị trí của chúng quyết định dung lượng và vùng phủ của mạng. Như vậy, một
số chức năng của trạm BTS là:

Đ
A


 Thu/phát tín hiệu vô tuyến,
 Kết nối với BSC (Base Station Controller),
 Điều khiển cuộc gọi,
 Cân bằng công suất máy đầu cuối,
 Quản lý thuê bao,
 Cung cấp dịch vụ,
 Bảo mật giao diện,
Trạm Viễn thông: gồm hệ thống chuyển mạch truyền dẫn và DSLAM. Chức
năng tổng quát của hệ thống DSLAM là tập trung thuê bao ADSL theo khu vực và

SVTH: Nguyễn Viết Thức

14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Văn Hòa

tách dữ liệu điện thoại gửi về tổng đài điện thoại, dữ liệu điện tử data đến BRAS
(Broadband Remote Access Server-là thiết bị nối nhiều điểm DSLAM).
b, Cấu trúc trạm BTS
Một số thành phần chính của trạm viễn thông và BTS:
Tủ BTS (phụ thuộc vào nhà cung cấp; công nghệ sử dụng )
Tủ Rectifier-tủ chỉnh lưu (thường đi kèm với nhà cung cấp tủ BTS) chuyển đổi
điện xoay chiều AC ra điện một chiều DC (với các giá trị mong muốn)

Ế

Hệ thống Batteries-pin (cũng thường đi kèm với nhà cung cấp tủ) cung cấp điện


U

cho tủ BTS hoạt động khi mất điện lưới AC.



Hệ thống bảo vệ chống sét và nối đất.

́H

Hệ thống máy lạnh đảm bảo nhiệt độ hoạt động ổn định của các thiết bị điện tử.

Hệ thống đèn tường và đèn khẩn cấp (hoạt động khi cúp điện giúp kỹ sư thao tác).

IN

Hệ thống tủ phân phối điện.

H

Hệ thống báo cháy và hệ thống bình chữa cháy.

Tháp antenna: dùng để đặt antenna.

K

Hệ thống antenna: bức xạ trường điện từ (kích thước; loại...phụ thuộc vào nhà

̣C


cung cấp; công nghệ đang sử dụng).

O

Hệ thống feeder truyền sóng từ tủ BTS lên antenna phát sóng.

Đ
A

̣I H

Hệ thống DDF: thường gọi là rack DDF dùng để lắp các thiết bị tryền dẫn.

SVTH: Nguyễn Viết Thức

15


×