Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH kế toán và kiểm toán AAC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (914.13 KB, 88 trang )

AI HOĩC HU
TRặèNG AI HOĩC KINH T
KHOA K TOAẽN - TAèI CHấNH

-H

U



..... .....

T

KHOẽA LUN TT NGHIP AI HOĩC

H

HOAèN THIN KYẻ THUT THU THP BềNG CHặẽNG

IN

KIỉM TOAẽN TAI CNG TY TNHH K TOAẽN

TR




N


G





IH



C

K

VAè KIỉM TOAẽN AAC

Sinh vión thổỷc hióỷn:

Giaùo vión hổồùng dỏựn:

L NGUYN CAẽT TặèNG

ThS. Hệ PHAN MINH ặẽC

Lồùp
: K42 - KTKT
Nión khoùa: 2008 - 2012
HU, 05/2012



Để hoàn thành đề tài này trước hết xin gởi lời cám ơn chân thành nhất đến
Thầy giáo Hồ Phan Minh Đức, người đã tận tình dẫn dắt và hướng dẫn tôi



trong suốt quá trình làm đề tài, sự chỉ bảo tận tình của Thầy ngay từ ngày đầu bỡ

U

ngỡ bước chân vào TP. Đà Nẵng xa xôi để tham gia thực tập cùng đoàn thực

-H

tập công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC Đà Nẵng đã giúp tôi sự

TẾ

tự tin và hoàn thành tốt đề tài mà mình quan tâm yêu thích.

Sự hoàn thiện của đề tài là lời cảm ơn chân thành đến toàn thể các anh chị

H

trong công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC Đà Nẵng, môi trường

IN

thân thiện và cởi mở giúp tôi có cơ hội tham gia làm việc cùng công ty và được tự

K


mình thực hiện các phương pháp thu thập bằng chứng Kiểm toán mà mình được

C

đào tạo trên nhà trường. Sự chỉ bảo tận tình của các anh chị trong đoàn hướng

IH



dẫn, thời gian đào tạo 10 ngày từ ban lãnh đạo công ty. Đó là sự hỗ trợ quý giá
cho đoàn thực tập – và cho riêng cá nhân tôi trong việc hoàn thiện đề tài tốt nghiệp



của mình. Thời gian được tham gia cùng đoàn Kiểm toán để lại trong tôi nhiều

Đ

kỷ niệm sâu sắc và cả một bài học lớn về công việc tương lai mà mình đam mê.

N

G

Cuối cùng xin gởi lời cám ơn chân thành đến toàn thể Quý thầy cô giáo

Ư



trong Trường Đại Học Kinh Tế Huế - Quý Thầy cô giáo khoa Kế Toán
Tài Chính, những người đã trang bị cho chúng tôi một hành trang kiến thức để

TR

chuẩn bị cho công việc tương lai và cho một ngày mai.
Tôi xin chân thành cám ơn.
Huế, tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Lê Nguyễn Cát Tường
i
i


MỤC LỤC
Lời cám ơn............................................................................................................................ i
Mục lục ................................................................................................................................ ii
Danh mục chữ viết tắt.......................................................................................................... v



Danh mục bảng ............................................................................................................. …..vi

U

Danh mục biểu đồ, sơ đồ ................................................................................................... vii

-H


PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................1
1.1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu .................................................................................1

TẾ

1.2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu......................................................................................3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................4

IN

H

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................4
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................4

K

1.4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................................4

C

1.4.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ..........................................................................4



1.4.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ........................................................................5

IH

1.5. Kết cấu của khóa luận....................................................................................................5




PHẦN II - NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................6

Đ

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN VÀ KỸ THUẬT

G

THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC ...............6

N

1.1. Bằng chứng kiểm toán ...................................................................................................6

Ư


1.1.1. Khái niệm về bằng chứng kiểm toán ..........................................................................6
1.1.2. Ý nghĩa và vai trò của bằng chứng kiểm toán ............................................................7

TR

1.1.3. Phân loại bằng chứng kiểm toán ................................................................................7
1.1.3.1. Phân loại bằng chứng theo nguồn gốc hình thành...................................................8
1.1.3.2. Phân loại bằng chứng theo tính thuyết phục ...........................................................9
1.1.3.3. Phân loại bằng chứng kiểm toán theo loại hình ......................................................9
1.1.4. Tính chất của bằng chứng kiểm toán........................................................................10

1.1.4.1. Tính đầy đủ............................................................................................................10

ii


1.1.4.2. Tính thích hợp........................................................................................................11
1.2. Kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán.....................................................................12
1.2.1. Kiểm tra ....................................................................................................................12
1.2.1.1. Kiểm tra vật chất....................................................................................................12
1.2.1.2. Kiểm tra tài liệu .....................................................................................................13

U



1.2.2. Quan sát ....................................................................................................................14

-H

1.2.3. Điều tra – phỏng vấn ................................................................................................15
1.2.4. Lấy xác nhận.............................................................................................................15

TẾ

1.2.5. Tính toán...................................................................................................................17
1.2.6. Phân tích ...................................................................................................................17

H

CHƯƠNG 2. KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG TRONG KIỂM TOÁN


IN

BCTC DO CÔNG TY AAC THỰC HIỆN.....................................................................20

K

2.1. Giới thiệu về công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC ...........................................20

C

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC20



2.1.2. Phương châm, mục tiêu hoạt động ...........................................................................21

IH

2.1.3. Bộ máy tổ chức công ty............................................................................................22
2.1.4. Những dịch vụ do công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC cung cấp .................23



2.1.5. Quy trình kiểm toán BCTC do công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC thực

Đ

hiện .....................................................................................................................................24


G

2.1.5.1. Lập kế hoạch kiểm toán.........................................................................................24

Ư


N

2.1.5.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán...............................................................................25
2.2. Kỹ thuật thu thập bằng chứng trong quá trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH
Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện................................................................................27

TR

2.2.1. Khái quát về các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán do KTV AAC thực
hiện .....................................................................................................................................27
2.2.2. Kiểm tra đối chiếu ....................................................................................................29
2.2.3. Quan sát – Phỏng vấn ...............................................................................................37
2.2.4. Lấy xác nhận.............................................................................................................41
2.2.5. Tính toán...................................................................................................................44
iii


2.2.6. Phân tích ...................................................................................................................50
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KỸ
THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM
TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC.............................................................................................55
3.1. Đánh giá và hoàn thiện kỹ thuật kiểm kê ....................................................................55


U



3.2. Đánh giá và giải pháp hoàn thiện kỹ thuật Kiểm tra tài liệu: ......................................57

-H

3.3. Đánh giá và giải pháp hoàn thiện kỹ thuật Quan sát: ..................................................59
3.4. Đánh giá và giải pháp hoàn thiện kỹ thuật Phỏng vấn ................................................59

TẾ

3.5. Đánh giá và giải pháp hoàn thiện kỹ thuật Lấy xác nhận: ..........................................60
3.6. Đánh giá và giải pháp hoàn thiện kỹ thuật Tính toán..................................................62

H

3.7. Đánh giá và giải pháp hoàn thiện kỹ thuật Phân tích ..................................................62

IN

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................68

K

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................71

TR


Ư


N

G

Đ



IH



C

PHỤ LỤC

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

VAS : Chuẩn mực kiểm toán
Việt Nam



AAC : Công Ty TNHH

Kiểm toán & Kế toán

U

AAC

BHXH: Bảo hiểm xã hội

BHYT: Bảo hiểm y tế

BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp

HTK : Hàng tồn kho

KTV : Kiểm toán viên

SXKD: Sản xuất kinh doanh

TSCĐ : Tài sản cố định

K

IN

H

TẾ

-H


BCTC: Báo cáo tài chính

C

ISA

: Chuẩn mực kiểm toán quốc tế

TR

Ư


N

G

Đ



IH



XDCB: Xây dựng cơ bản

v



DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Biên bản kiểm kê tài sản cố định .....................................................................30
Bảng 2: Bảng tổng tổng hợp thư xác nhận chưa nhận được phản hồi...........................43

U



Bảng 3: Bảng tính khấu hao theo ktv cho cuộc kiểm toán BCTC.................................46

-H

Bảng 4: Bảng tổng hợp BHXH, BHYT, BHTN theo thông báo nộp BHXH ...............48

TR

Ư


N

G

Đ



IH




C

K

IN

H

TẾ

Bảng 5: Giấy làm việc Tài khoản“Đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn” ...................53

vi


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Biểu đồ 1: Các kỹ thuật kiểm toán được sử dụng nhiều nhất trong kiểm toán

U



BCTC tại AAC...........................................................................................27

-H

Biểu đồ 2: Kỹ thuật thu thập bằng chứng được sử dụng trong kiểm toán BCTC do

KTV AAC thực hiện ....................................................................................32

TẾ

Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty AAC.........................................................22

H

Sơ đồ 2: Bộ máy tổ chức phòng kiểm toán ...................................................................22

IN

Sơ đồ 3: Quy trình kiểm toán BCTC tại công ty AAC .................................................24

K

Sơ đồ 4: Quy trình lập kế hoạch kiểm toán ...................................................................25

C

Sơ đồ 5: Quá trình phân tích của kiểm toán viên khi kiểm toán BCTC khoản mục



hàng tồn kho....................................................................................................51

TR

Ư



N

G

Đ



IH

Sơ đồ 6: KTV phân tích tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu.....................................52

vii


PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ



1.1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

U

Hơn 10 năm trôi qua từ việc Enroll, tập đoàn năng lượng hùng mạnh luôn có tên

-H

trong danh sách các công ty phát triển nhất nước Mỹ sụp đổ và câu chuyện ngôi sao thứ
năm của thủ lĩnh khu vực Kiểm toán độc lập - Arthur Andersen đóng cửa. Vết đen trong


TẾ

lịch sử phát triển của kiểm toán còn đó như một bài học đắt giá cho cả Kiểm toán viên

H

và công ty kiểm toán trong việc tuân thủ chuẩn mực đạo đức và quy trình kiểm toán.

IN

Trở lại Việt Nam với hàng loạt các vụ án cổ phiếu bị cấm/dừng lên sàn niêm yết
và trách nhiệm của công ty kiểm toán trong việc thu thập và ra kết luận về báo cáo tài

K

chính của khách thể kiểm toán.



C

Từ vụ án Công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết (mã BBT trên sàn HOSE) biến lỗ

IH

thành lãi dẫn đến phá sản ngày 14 tháng 7 năm 2008.
Từng tự hào là một thương hiệu hàng đầu trong ngành bông băng vệ sinh, y tế,




CTCP Bông Bạch Tuyết (BBT) chiếm thị phần đa số trong việc cung cấp bông băng

Đ

cho các bệnh viện ở Việt Nam. Vẫn báo cáo lãi đến năm 2007 nhưng thực tế công ty

G

đã lỗ nặng do làm ăn kém hiệu quả. Theo kết quả thanh tra, nhiều năm liền, BBT đã

N

không đủ điều kiện niêm yết là kinh doanh có lãi. Năm 2004, BCTC được kiểm toán

Ư


cho thấy BBT lỗ 2,121 tỷ đồng. Năm 2005, BCTC do Công ty Kiểm toán A&C thực
hiện cho thấy BBT có lợi nhuận sau thuế là 982 triệu đồng. Năm 2006, BCTC năm và

TR

các quý đã được kiểm toán điều khẳng định BBT có lãi ngoại trừ vài khoản mục trọng
yếu. Thực tế trong BCTC cho năm tài chính 2007, Công ty lỗ 6,809 tỷ đồng. Sáu tháng
đầu năm 2008, BCTC của BBT lỗ 4,537 tỷ đồng.
Vụ việc vỡ lỡ khi quá muộn và con tàu BBT dường như chìm hẳn để không ít
ngỡ ngàng cho cả nhà đầu tư và người lao động.

1



Dư luận lên án trách nhiệm thuộc về kiểm toán viên và công ty kiểm toán, người
được cho là đã thu thập bằng chứng không đầy đủ cho kết luận chính xác về tình hình
tài chính của đơn vị và từ đó lên một báo cáo kiểm toán thiếu chính xác.
Đến tháng 9 năm 2009, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thông báo không cho
Công ty Cổ phần Mai Linh được phát hành cổ phiếu thưởng vì kết quả hoạt động kinh

U



doanh của công ty này từ năm 2005 đến năm 2007 bị lỗ và có nhiều khoản bị ngoại

-H

trừ, trong khi công ty lại công bố báo cáo tài chính “đã được kiểm toán” là có lãi.
Gần đây nhất, tháng 10 năm 2011, là thông báo phá sản đột ngột của công ty cổ

chính đã được kiểm toán vẫn khẳng định họ “có lãi”.

TẾ

phần Dược Viễn Đông khiến thị trường tài chính một phen “náo loạn” vì Báo cáo tài

IN

H

Tất cả những vụ việc trên gióng lên hồi chuông báo động về tính minh bạch trong

quản lý và chất lượng thực sự của các cuộc kiểm toán tại Việt Nam.

K

Rõ ràng, kiểm toán viên không thể thay thế vai trò của một điều tra viên trong

C

tình huống doanh nghiệp có mục đích và kỹ năng "che đậy" thông tin tốt. Tuy nhiên



việc kiểm toán viên áp dụng chu trình kiểm toán chặt chẽ và kỹ thuật thu thập bằng

IH

chứng nhạy bén. Rủi ro kiểm toán có thể giảm đến mức tối thiếu.



Nhìn lại thực trạng ở Việt Nam thời gian, gần như sai sót chỉ xảy ra đối với hoạt

G

trong nhóm này.

Đ

động của công ty kiểm toán có tầm trung. Và AAC là một trong số các công ty nằm


N

Nhận thấy ý nghĩa thiết thực và tính cấp thiết của việc phải hoàn thiện kỹ thuật

Ư


kiểm toán để nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc kiểm toán nhằm bảo vệ tối đa lợi ích

TR

của người đọc báo cáo và cả bản thân công ty Kiểm toán. Thời gian thực tập ở công ty
TNHH Kiểm toán và kế toán AAC, em đã chọn nghiên cứu đề tài:
“Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong Kiểm toán

BCTC tại công ty TNHH Kế toán và Kiểm toán AAC”.
Công việc chỉ hoàn thiện khi nhân tố quan trọng nhất tạo nên thành công của nó
được quan tâm đúng mức; cuộc kiểm toán BCTC chỉ thành công khi sợi chỉ đỏ - các
kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán được hoàn thiện.
2


1.2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là nhận diện sáu kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán
được sử dụng trong các cuộc kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán và Kế
toán AAC thực hiện. Cụ thể:



- Kỹ thuật kiểm tra: Kiểm tra tài liệu và Kiểm tra vật chất (Kiểm kê)


-H

U

- Kỹ thuật quan sát
- Phỏng vấn

TẾ

- Lấy xác nhận

H

- Tính toán

IN

- Phân tích.

C

bằng chứng kiểm toán của KTV AAC.

K

Đánh giá và phân tích thực trạng áp dụng các kỹ thuật này trong việc thu thập




Kỹ thuật kiểm toán đã được sử dụng như thế nào? Ưu, nhược điểm trong từng

IH

kỹ thuật thu thập bằng chứng. Việc thu thập bằng chứng kiểm toán BCTC của AAC có
chứa đựng rủi ro gì hay không? Lỗ hổng trong việc thu thập bằng chứng của KTV là

Đ



gì? Kỹ thuật nào đã được KTV sử dụng đúng và kỹ thuật nào chưa hoàn thiện?
Phân tích thực trạng, phát hiện các ưu, nhược điểm của từng phương pháp,

G

những điểm sáng mà kỹ thuật kiểm toán đã đạt được và những điểm còn hạn chế trong

Ư


N

việc sử dụng chúng.

Trên cơ sở đó, mục tiêu cuối cùng mà đề tài hướng đến là hoàn thiện các kỹ

TR

thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong cuộc kiểm toán BCTC, phát huy hơn nữa

các ưu điểm và khắc phục những hạn chế còn tồn tại.
Vì tính cấp thiết đề tài đã khẳng định: Kỹ thuật thu thập bằng chứng là sợi chỉ
đỏ xuyên suốt cuộc kiểm toán BCTC, sự thành công của việc vận dụng các kỹ thuật
này tạo nên sự thành công của cả một dây chuyền – dây chuyền sản xuất Báo cáo
Kiểm toán và dây chuyền tạo niềm tin cho những người quan tâm.

3


1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các kỹ thuật thu thập bằng chứng Kiểm toán
được sử dụng trong cuộc Kiểm toán BCTC của công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán



AAC Đà Nẵng. Đối tượng nghiên cứu cụ thể là 6 kỹ thuật thu thập bằng chứng bao

U

gồm: kỹ thuật Kiểm tra (bao gồm Kiểm tra tài liệu và Kiểm kê), Quan sát, Phỏng vấn,

-H

Tính toán, Phân tích, Lấy xác nhận.

Mặc dù sáu kỹ thuật thu thập bằng chứng trên được các KTV AAC áp dụng

TẾ


xuyên suốt cuộc kiểm toán từ khi bắt đầu giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán đến khi
thực hiện và kết thúc kiểm toán. Nhưng do giới hạn người nghiên cứu chỉ được tham

H

gia thực tế từ giai đoạn thực hiện kiểm toán nên đối tượng nghiên cứu cụ thể của đề



C

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

K

thực hiện và kết thúc cuộc kiểm toán.

IN

tài này là các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán được áp dụng trong giai đoạn

IH

Không gian: Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các cuộc kiểm toán Báo cáo tài
chính do công ty AAC thực hiện với công ty khách hàng trong phạm vi các tỉnh miền

Đ




Trung – Tây Nguyên.

Thời gian: Thời gian nghiên cứu được tiến hành trong giai đoạn từ ngày 01

N

G

tháng 02 năm 2012 đến ngày 01 tháng 04 năm 2012.

Ư


1.4. Phương pháp nghiên cứu

TR

1.4.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Quan sát việc sử dụng các kỹ thuật để thu thập bằng chứng kiểm toán mà các

KTV AAC đã sử dụng. Quan sát và ghi chép lại về các thủ tục đã được sử dụng.
Trực tiếp tiến hành các thủ tục thu thập bằng chứng theo quy trình đã được đào
tào của công ty. Ví dụ như tham gia chứng kiến kiểm kê tiền mặt tồn quỹ và lập biên
bản kiểm kê. Thực hiện thủ tục phỏng vấn, tính toán lại bảng khấu hao TSCĐ, bảng
phân bổ chi phí trả trước…
4


1.4.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Nghiên cứu hồ sơ làm việc các năm trước của công ty AAC với các khách hàng

để nhận diện các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán đã được áp dụng.
Phỏng vấn các KTV trong công ty AAC về các kỹ thuật thu thập bằng chứng đã



được sử dụng trong kiểm toán BCTC.

U

Nghiên cứu quy trình Kiểm toán mẫu và hồ sơ Kiểm toán mẫu tại công ty

-H

AAC nhằm nhận diện và đánh giá về các kỹ thuật thu thập bằng chứng được thiết kế

TẾ

và vận hành.

1.5. Kết cấu của khóa luận

H

Kết cấu khóa luận gồm 3 phần:
Đặt vấn đề.

Phần II:

Nội dung và kết quả nghiên cứu.


Phần III:

Kết luận và Kiến nghị.



C

K

IN

Phần I:

Chương 1: Cơ sở lý luận về bằng chứng Kiểm toán và kỹ thuật





IH

Phần II: phần nội dung chính của đề tài sẽ bao gồm có 3 chương:

Chương 2: Kỹ thuật thu thập bằng chứng trong Kiểm toán BCTC do công ty

G




Đ

thu thập bằng chứng kiểm toán.

Chương 3: Đánh giá thực trạng và Giải pháp hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng

Ư




N

AAC thực hiện.

TR

chứng kiểm toán trong Kiểm toán BCTC tại AAC.

5


PHẦN II - NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN VÀ

U

TẾ


-H

TRONG KIỂM TOÁN BCTC



KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN

1.1. Bằng chứng kiểm toán

IN

H

1.1.1. Khái niệm về bằng chứng kiểm toán

Báo cáo kiểm toán ghi nhận các ý kiến của KTV về tính trung thực và hợp lý

K

của BCTC, là sản phẩm quan trọng nhất của cuộc kiểm toán, độ chính xác của báo cáo

C

kiểm toán phụ thuộc rất nhiều vào các bằng chứng mà KTV thu thập được trong quá

IH




trình kiểm toán.

Theo Chuẩn mực Kiểm toán số 500: Bằng chứng kiểm toán là tất cả các số



liệu, thông tin mà các KTV thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa

Đ

trên dựa trên thông tin này KTV hình thành nên ý kiến của mình.

G

Bằng chứng kiểm toán là những minh chứng cụ thể cho những kết luận của

N

kiểm toán và bằng chứng kiểm toán chính là những sản phẩm của hoạt động kiểm

Ư


toán: Bằng chứng không chỉ là cơ sở pháp lý cho kết luận kiểm toán mà còn là cơ sở

TR

tạo niềm tin cho những người quan tâm.
Cũng theo chuẩn mực Kiểm toán số 500: Bằng chứng kiểm toán bao gồm tất


cả các tài liệu, chứng từ, sổ sách kế toán, BCTC và các tài liệu, thông tin từ những
nguồn khác. Theo đó bằng chứng có thể là những thông tin bằng văn bản, thông tin
bằng lời nói, các chứng từ sổ sách, giấy xác nhận của khách hàng, các biên bản kiểm
kê như biên bản kiểm kê quỹ, biên bản kiểm kê hàng tồn kho….

6


Đối với mỗi loại bằng chứng khác nhau sẽ có những ảnh hưởng nhất định
đến việc hình thành ý kiến của KTV. Do đó KTV cần nhận thức cụ thể về các loại
bằng chứng để có thể đánh giá bằng chứng một cách hữu hiệu trong khi thực hành
kiểm toán.



1.1.2. Ý nghĩa và vai trò của bằng chứng kiểm toán

U

Trong thực tế kiểm toán, trên sơ sở thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán,

-H

KTV sẽ hình thành nên ý kiến kết luận kiểm toán.

Sự thành công của một cuộc kiểm toán phụ thuộc trước hết vào việc thu thập

TẾ


bằng chứng và đánh giá bằng chứng của KTV. Một khi KTV không thu thập đầy đủ và
đánh giá không đúng về tính chính xác, thích hợp của bằng chứng kiểm toán thì KTV

IN

H

khó có thể đưa ra một nhận định chính xác về đối tượng cần kiểm toán.
Chuẩn mực Kiểm toán số 500 có quy định: KTV và công ty kiểm toán phải

K

thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến



C

của mình về BCTC của đơn vị được kiểm toán.

IH

Bằng chứng kiểm toán còn là cơ sở để các tổ chức kiểm toán độc lập, các cơ
quan cơ quan kiểm toán nhà nước hoặc cơ quan pháp lý giám sát, đánh giá chất lượng



hoạt động của KTV trong quá trình thực hiện kiểm toán. Việc giám sát này có thể do

Đ


nhà quản lý tiến hành đối với các KTV thực hiện kiểm toán hoặc có thể do cơ quan tư

G

pháp tiến hành đối với chủ thể kiểm toán nói chung.

N

Thực chất hoạt động kiểm toán tài chính là quá trình thu thập và đánh giá các

Ư


bằng chứng kiểm toán về BCTC nhằm mục đích xác nhận và báo cáo mức độ phù hợp

TR

của Báo cáo này với các chuẩn mực được thiết lập. Điều này một lần nữa khẳng định
vai trò quyết định của kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán được áp dụng trong sự
thành công của một cuộc kiểm toán.
1.1.3. Phân loại bằng chứng kiểm toán
Mỗi loại bằng chứng có độ tin cậy khác nhau, mức độ tin cậy của bằng chứng là
yếu tố tin cậy để thu thập và sử dụng chúng một cách tốt nhất, hợp lý nhất. Độ tin cậy
có thể phụ thuộc vào nguồn gốc hình thành của bằng chứng (ở bên trong hay ngoài
7


doanh nghiệp); hình thức (bằng chứng hình ảnh, tài liệu hoặc lời nói) và trong từng
trường hợp cụ thể.

Việc phân loại bằng chứng kiểm toán có thể tiến hành theo các cách sau:
1.1.3.1. Phân loại bằng chứng theo nguồn gốc hình thành



Trong cách phân loại này bằng chứng kiểm toán được chia thành các loại:

-H

U

Bằng chứng do đơn vị phát hành và luân chuyển nội bộ: như bảng chấm công, sổ
thanh toán tiền lương, sổ tổng hợp, sổ chi tiết, phiếu kiểm tra sản phẩm, phiếu xuất kho,

TẾ

phiếu nhập kho… Bằng chứng này chiếm một số lượng lớn, khá phổ biến vì nó vì nó là
nguồn tại liệu sẵn có và được lưu giữ tại đơn vị. Do bằng chứng này có nguồn gốc từ nội

H

bộ doanh nghiệp, nên chúng chỉ thực sự có độ tin cậy khi hệ thống kiểm soát nội bộ của

IN

doanh nghiệp được đánh giá là hoạt động hiệu quả và có hiệu lực thực sự.

K

Bằng chứng do các đối tượng khác phát hành lưu trữ tại doanh nghiệp: hoá


C

đơn mua hàng, biên bản bàn giao tài sản cố định…Đây là dạng bằng chứng có tính



thuyết phục cao vì nó được cung cấp bởi bên thứ ba, tuy nhiên nó cần phải đảm bảo

IH

được tính độc lập của người cung cấp với doanh nghiệp.
Bằng chứng do đơn vị phát hành nhưng lại lưu chuyển ở bên ngoài: như uỷ



nhiệm chi, hoá đơn bán hàng…Tuy nhiên loại bằng chứng này vẫn có khả năng tẩy

Đ

xoá, thêm bớt ảnh hưởng đến độ tin cậy của kiểm toán đối với với hoạt động kiểm soát

N

G

trong doanh nghiệp.

Ư



Bằng chứng do đơn vị bên ngoài phát hành và lưu trữ: loại bằng chứng này
thường được thu thập bằng phương pháp gửi thư xác nhận, mang tính thuyết phục cao

TR

vì nó được thu thập trực tiếp bởi KTV, tính thuyết phục sẽ không còn nếu KTV không
kiểm soát được quá trình gửi thư xác nhận. Rủi ro của loại bằng chứng này là có thể
những khách hàng được gửi thư xác nhận vì những mối quan hệ với doanh nghiệp họ
không trung thực trong việc trả lời thư xác nhận của KTV làm cho bằng chứng mà
KTV thu thập được không có được độ tin cậy. Bằng chứng kiểm toán loại này bao
gồm một số mẫu như: bảng xác nhận nợ, bảng xác nhận các khoản phải thu, xác nhận
số dư tài khoản của ngân hàng…
8


Bằng chứng do KTV trực tiếp khai thác và phát hiện như: tự kiểm kê kho, quan
sát về hoạt động kiểm soát nội bộ…đây là loại bằng chứng có độ tin cậy cao nhất vì nó
được thực hiện trực tiếp bởi KTV. Song nhiều lúc nó còn mang tính thời điểm tại lúc
kiểm tra, như việc quan sát hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp
thì KTV phải tiến hành bí mật nhằm đảm bảo cho bằng chứng thu thập được có độ tin



cậy cao hơn, kiểm kê hàng tồn kho phụ thuộc vào tính chất vật lý của chúng theo từng

-H

U


thời điểm khác nhau mà có những kết quả khác nhau…
1.1.3.2. Phân loại bằng chứng theo tính thuyết phục

TẾ

Việc đưa ra ý kiến của KTV trong Báo cáo kiểm toán có mức độ tương ứng
đối với tính thuyết phục của bằng chứng. Theo cách này bằng chứng được phân loại

IN

H

như sau:

Bằng chứng có tính thuyết phục hoàn toàn: Đây là loại bằng chứng do KTV thu

K

thập bằng cánh tự kiểm kê, đánh giá và quan sát. Bằng chứng này thường được đánh

C

giá là khách quan, chính xác và đầy đủ. Dựa vào ý kiến này KTV đưa ra ý kiến chấp



nhận toàn phần.

IH


Bằng chứng thuyết phục từng phần như: bằng chứng thu được từ phỏng vấn cần



phải phân tích và kiểm tra lại. Các loại bằng chứng thường được đảm bảo bởi hệ thống

Đ

kiểm soát nội bộ, chúng chỉ thật sự có tính thuyết phục khi bộ máy kiểm soát nội bộ

G

của doanh nghiệp là thực sự tồn tại và có hiệu lực. Dựa vào loại bằng chứng này KTV

N

chỉ có thể đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần.

Ư


Bằng chứng không có giá trị thuyết phục: là bằng chứng không có giá trị trong

việc ra ý kiến, quyết định của KTV về việc kiểm toán. Bằng chứng có thể do phỏng

TR

vấn người quản lý, ban quản trị.
1.1.3.3. Phân loại bằng chứng kiểm toán theo loại hình
Độ tin cậy còn được đánh giá qua hình thức của bằng chứng, với việc đánh giá

độ tin cậy thông qua nguyên tắc: Bằng chứng dưới dạng văn bản, hình ảnh đáng tin
cậy hơn bằng chứng ghi lại từ lời nói. Việc phân loại bằng chứng theo loại hình bao
gồm:
9


Dạng bằng chứng vật chất: như bản kiểm kê hàng tồn kho, biên bản kiểm kê tài
sản cố định…Đây là dạng bằng chứng có tính thuyết phục cao.
Dạng bằng chứng tài liệu: bao gồm tài liệu kế toán, sổ sách, chứng từ kế toán,
ghi chép bổ sung của kế toán, tính toán của KTV…Dạng bằng chứng này có mức độ
tin cậy cao, tuy nhiên một số loại bằng chứng độ tin cậy của chúng phụ thuộc vào tính

U



hiệu lực của bộ phận kiểm soát nội bộ tại đơn vị.

-H

Dạng bằng chứng thu được từ lời nói: thường được thu thập qua phương pháp
phỏng vấn nên mang tính thuyết phục không cao, song lại đòi hỏi lại đòi hỏi sự hiểu

TẾ

biết khá cao của người phỏng vấn về vấn đề cần phỏng vấn.

H

1.1.4. Tính chất của bằng chứng kiểm toán


IN

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500 Quy định: KTV phải thu thập đầy đủ
bằng chứng kiểm toán thích hợp cho mỗi loại ý kiến của mình. Sự đầy đủ và tính thích

K

hợp luôn đi liền với nhau và được áp dụng cho các bằng chứng kiểm toán thu thập

C

được từ các thủ tục kiểm soát và thử nghiệm cơ bản. Thông thường KTV dựa trên các



bằng chứng mang tính xét đoán và thuyết phục hơn là tính khẳng định chắc chắn.

cơ sở dữ liệu.

Đ

1.1.4.1. Tính đầy đủ



IH

Bằng chứng thu được từ nhiều nguồn, nhiều dạng khác nhau để làm căn cứ cho cùng


G

Là khái niệm chỉ số lượng hay quy mô của các bằng chứng mà KTV phải thu

N

thập để dựa vào đó đưa ra ý kiến của mình. Đây là một vấn đề không có thước đo

Ư


chung, nó đòi hỏi rất lớn sự suy đoán và kinh nghiệm của KTV.

TR

Một số nhân tố ảnh hưởng đến sự xét đoán của KTV.

 Tính thích hợp (hiệu lực) của bằng chứng kiểm toán: Bằng chứng có độ tin cậy

càng thấp thì số lượng bằng chứng cần thu phập càng nhiều. Một lượng ít bằng chứng
có độ tin cậy thấp chưa đủ để đưa ra ý kiến chính xác về đối tượng kiểm toán đó.
 Tính trọng yếu của thông tin được kiểm toán: Trọng yếu là khái niệm tầm cỡ và
bản chất của các sai phạm của các thông tin tài chính hoặc từng nhóm hoặc là đơn lẻ
trong bối cảnh cụ thể nếu dựa vào các thông tin này để xét đoán thì không thể chính
10


xác hoặc sẽ rút ra ý kiến sai. Đối tượng cụ thể được kiểm toán càng nhiều yếu tố trọng
yếu thì số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập càng nhiều vì mục tiêu của kiểm
toán tài chính là khẳng định BCTC được trình bày trung thực trên mọi khía cạnh

trọng yếu.
 Mức độ rủi ro: Theo chuẩn mực kiểm toán Việt nam số 400: Rủi ro kiểm

U

khi BCTC đã được kiểm toán còn tồn tại những sai sót trọng yếu.



toán là rủi ro do công ty kiểm toán và KTV đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp

-H

Những đối tượng cụ thể được đánh giá khả năng rủi ro cao thì khối lượng bằng
chứng mà KTV cần phải thu thập phải nhiều, ngược lại những đối tượng được đánh

TẾ

giá khả năng rủi ro thấp thì lượng bằng chứng KTV cần thu thập ít hơn.

H

Để giảm thiểu rủi ro thì KTV cần tăng cường kiểm tra chi tiết và tăng cường

IN

lượng bằng chứng cần thu thập.

K


1.1.4.2. Tính thích hợp

C

Tính thích hợp là khái niệm chỉ chất lượng hay độ tin cậy của bằng chứng kiểm



toán. Bằng chứng có tính thích hợp khi nó có độ tin cậy, thể hiện đúng mục tiêu kiểm

IH

toán và phản ánh đúng tính chất của các hoạt động, từ đó giúp KTV chính xác hơn
trong việc đưa ra báo cáo kiểm toán.

Các nhân tố ảnh hưởng đến tính thích hợp của bằng chứng kiểm toán:



Nguồn gốc của bằng chứng kiểm toán: Bằng chứng mà KTV thu thập được có

Đ





N

G


nguồn gốc từ đâu. Bằng chứng có nguồn gốc càng độc lập với đối tượng kiểm

Ư


toán thì càng thích hợp. Việc đánh giá độ tin cậy nguồn gốc có thể dựa vào
nguyên tắc:

TR



Bằng chứng có nguồn gốc từ bên ngoài đơn vị đáng tin cậy hơn nguồn gốc
bên trong.



Bằng chứng có nguồn gốc từ bên trong đơn vị có độ tin cậy cao khi hệ
thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được đánh giá là hoạt động có hiệu quả.



Bằng chứng do KTV thu thập được có độ tin cậy cao hơn so với bằng
chứng đơn vị cung cấp như gửi thư xác nhận đối với bên thứ ba.

11


 Dạng của bằng chứng: Bằng chứng vật chất có được sau khi tiến hành thực

hiện kiểm kê hay quan sát kiểm kê…được xem là có độ tin cậy cao hơn bằng chứng
phi vật chất hay còn gọi là dạng bằng chứng bằng lời.
 Hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị: Hệ thống kiểm soát nội bộ là một hệ
thống gồm các chính sách, các thủ tục được thiết lập ở trong doanh nghiệp nhằm bảo



vệ tài sản doanh nghiệp, đảm bảo sự tuân thủ theo pháp luật, đảm bảo sự hoạt động

U

hiệu quả và cung cấp thông tin chính xác cho các nhà quản lý nhằm đưa ra một kế

-H

hoạch sản xuất kinh doanh hợp lý.

TẾ

Khi mà hệ thống kiểm soát nội bộ được đánh giá là có hiệu lực thì bằng chứng
thu thập được có độ tin cậy cao hơn bằng chứng thu được trong điều kiện hệ thống này

H

hoạt động kém hiệu quả. Khi đó trong môi trường kiểm soát nội bộ hoạt động tốt, khả

IN

năng tồn tại sai phạm mà hệ thống kiểm soát nội bộ không phát hiện sẽ thấp.


IH

1.2.1.1. Kiểm tra vật chất



1.2.1. Kiểm tra

C

K

1.2. Kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán

Là quá trình KTV tiến hành kiểm kê tại chỗ hoặc chứng kiến kiểm kê các loại tài



sản của doanh nghiệp. Kiểm tra vật chất do vậy thường được áp dụng đối với tài sản có

Đ

dạng vật chất cụ thể như hàng hóa, vật tư tồn kho, máy móc thiết bị, tiền mặt tồn quỹ và

G

các giấy tờ thanh toán có giá trị….sau đó đối chiếu với sổ sách kế toán để đánh giá.

N


Ưu điểm của kỹ thuật kiểm kê là cung cấp bằng chứng độ tin cậy cao vì kiểm

Ư


kê xác minh tính hiện hữu của tài sản, mang tính khách quan. Kỹ thuật này đơn giản,

TR

phù hợp chức năng xác minh của kiểm toán.
Kỹ thuật này cũng có những hạn chế nhất định, đó là chỉ biết cho sự hiện hữu

của tài sản mà không biết về quyền sở hữu và giá trị của chúng; đối với hàng tồn kho
thì chỉ cho biết sự tồn tại thực tế về mặt số lượng, còn chất lượng, tình trạng kỹ thuật,
tính sở hữu và phương pháp tính giá chúng thì chưa thể hiện.
Nên kiểm kê vật chất phải tiến hành đi kèm với các bằng chứng khác để xác
định quyền sở hữu và giá trị các tài sản.
12


1.2.1.2. Kiểm tra tài liệu
Là quá trình xem xét, xác minh tài liệu của KTV thông qua việc kiểm tra đối
chiếu các chứng từ, tài liệu, sổ sách kế toán liên quan có sẵn trong đơn vị để chứng
minh thông tin trình bày trên BCTC là đầy đủ và trung thực. Có hai thủ tục để xác



minh tài liệu thông thường là: kiểm tra chứng từ và kiểm tra kết luận.

U


 Kiểm tra chứng từ: là so sánh giữa số dư hoặc số phát sinh của các nghiệp

-H

vụ với chứng từ, quá trình này có thể tiến hành theo 2 cách với mục tiêu hướng tới
khác nhau:

TẾ

 Từ chứng từ gốc lên sổ sách: khi muốn khẳng định rằng nghiệp vụ phát
sinh đã được ghi nhận đầy đủ hay chưa. KTV kiểm tra về thời gian ghi chép của

H

nghiệp vụ kinh tế nhằm thu thập bằng chứng cho thấy các nghiệp vụ phát sinh có được

IN

ghi chép, phản ánh đầy đủ trong các sổ kế toán. Kiểm tra tính đúng kỳ của khoản mục,

K

KTV thường dùng thủ tục cut off, tập trung vào kiểm tra các chứng từ phát sinh vào

C

thời điểm cuối năm khi kết thúc niên độ của các tài khoản doanh thu, thu nhập, chi phí




mua hàng...Đây là thời điểm “nhạy cảm”, dễ có nguy cơ xảy ra sai sót nhất. Ví dụ,

IH

doanh nghiệp thường giữ lại hoá đơn mua hàng, biên bản kiểm kê hàng hoá, chứng từ
vận chuyển.



 Từ sổ sách kiểm tra ngược về chứng từ gốc: khi muốn thu thập bằng

Đ

chứng về tính có thật của các nghiệp vụ được ghi sổ, KTV sẽ tiến hành lựa chọn các

G

các nghiệp vụ ghi trong sổ chi tiết các tài khoản rồi kiểm tra ngược lại chứng từ gốc

N

của các nghiệp vụ đó. Các nghiệp vụ sẽ được lựa chọn dựa trên nguyên tắc các khoản

Ư


phát sinh lớn hoặc các nghiệp vụ bất thường. Khi thực hiện kiểm tra chứng từ gốc
KTV cần xem xét tính hợp lý, hợp lệ của chúng: Các chữ ký phê duyệt có đầy đủ của


TR

cơ quan có thẩm quyền hay không, nó có hợp lệ hay không, có được áp dụng theo các
biểu mẫu do bộ tài chính quy định hay không,…
 Kiểm tra kết luận: từ một kết luận có trước, KTV thu thập tài liệu là cơ sở
cho việc khẳng định kết luận đó, theo cách này KTV cần xác định phạm vi kiểm tra, để
tìm được bằng chứng phù hợp với kết luận đã có trước. Ví dụ: KTV kiểm tra các tài
liệu, hồ sơ pháp lý về quyền sở hữu tài sản.

13


Phương pháp này cho ta những bằng chứng là tài liệu chứng minh tương đối
thuận tiện vì nó thường có sẵn, chi phí thu thập bằng chứng cũng thấp hơn các phương
pháp khác. Bằng chứng kiểm toán thu thập từ kỹ thuật này được gọi là kiểu mẫu tài
liệu chứng minh.
Tuy nhiên khi thu thập bằng chứng theo phương pháp xác minh tài liệu cũng có

U



những hạn chế nhất định. KTV không thể tiến hành kiểm tra, đối chiếu tất cả các sổ

-H

sách, chứng từ trong đơn vị được kiểm toán vì số lượng chứng từ sổ sách là rất lớn.
Hơn nữa việc kiểm tra tất cả các tài liệu sẽ làm mất thờì gian, tốn kém chi phí mà thật

TẾ


sự không cần thiết, ảnh hưởng tới tính hiệu quả kinh tế đối với công ty kiểm toán.
Kỹ thuật xác minh tài liệu rất hữu ích trong nhiều phần hành của cuộc kiểm

H

toán. Bằng chứng thu được đáng tin cậy, tuy nhiên bản thân bằng chứng chưa thể hiện

IN

tính đầy đủ của bằng chứng do độ tin cậy của tài liệu phụ thuộc vào nguồn gốc của nó;

K

các tài liệu có khả năng bị người cung cấp sửa chữa, tẩy xóa, giả mạo làm mất tính

C

khách quan, nên KTV cần có sự kiểm tra, xác minh thông qua kết hợp với các phương



pháp kỹ thuật khác.

IH

1.2.2. Quan sát




Là phương pháp được sử dụng để đánh giá một thực trạng hay hoạt động của

Đ

đơn vị được Kiểm Toán. Ví dụ: KTV có thể đi thị sát đơn vị được kiểm toán để có ấn

G

tượng về máy móc thiết bị của đơn vị, quan sát tính cũ mới cũng như sự vận hành máy

N

móc; hay quan sát các cá nhân thực hiện nhiệm vụ để đánh giá về thực tế hoạt động

Ư


của đơn vị…

Kỹ thuật này rất hữu ích trong nhiều phần hành của cuộc kiểm toán vì việc quan

TR

sát thực tế giúp cho KTV có một cái nhìn trực tiếp, khách quan về thực thi công việc
tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, bằng chứng thu được từ kỹ thuật quan sát chưa thể hiện
tính đầy đủ nên cần đi kèm với các kỹ thuật khác. Kỹ thuật này chỉ cung cấp các bằng
chứng về phương pháp thực thi công việc ở thời điểm quan sát, không chắc chắn có
được thực hiện ở các thời điểm khác.

14



1.2.3. Điều tra – phỏng vấn
Là việc thu thập thông tin bằng văn bản hay lời nói qua việc trò chuyện, trao
đổi với những người trong hoặc ngoài đơn vị được kiểm toán về những vấn đề mà
KTV quan tâm. Nó cung cấp cho KTV những thông tin chưa có sẵn, hoặc những thông
tin bổ sung để củng cố các bằng chứng cần thiết. Quá trình phỏng vấn bao gồm: Lập

U



kế hoạch phỏng vấn, thực hiện phỏng vấn, kết thúc phỏng vấn.

-H

 Lập kế hoạch phỏng vấn: KTV phải xác định mục đích, nội dung, đối tượng
phỏng vấn, thời gian, địa điểm phỏng vấn. KTV chuẩn bị câu hỏi cho quá

TẾ

trình phỏng vấn để phù hợp với mục tiêu kiểm toán nhằm thu được bằng
chứng kiểm toán có chất lượng tốt nhất.

H

 Thực hiện phỏng vấn: KTV giới thiệu lý do cuộc phỏng vấn, trao đổi về

IN


những trọng điểm đã xác định. Trong giai đoạn này việc nêu câu hỏi là rất
quan trọng. Các câu hỏi cần ngắn gọn, dễ hiểu, đúng mục đích, tạo tâm lý

K

thoải mái cho người trả lời. KTV thường dùng hai loại câu hỏi cơ bản đó là

C

câu hỏi “đóng” và câu hỏi “mở”. Câu hỏi “mở” giúp KTV thu được câu trả



lời chi tiết và đầy đủ những nội dung cần thu thập được thêm thông tin. Câu

IH

hỏi “đóng” giới hạn câu trả lời của người phỏng vấn, được sử dụng khi KTV



muốn xác nhận một vấn đề đã nghe hay biết.

Đ

 Kết thúc phỏng vấn: Sau khi thu thập được những thông tin từ những người

G

đã được phỏng vấn KTV cũng cần phải chú ý đến trình độ của những người


N

được phỏng vấn để rút ra kết luận đúng đắn trên cơ sở bằng chứng thu được

Ư


phục vụ cho mục đích kiểm toán. KTV thường kết luận từng phần và cuối
cùng là tóm tắt các điểm chính.

TR

Tuy nhiên bằng chứng thu được từ phương pháp phỏng vấn có độ tin cậy không

cao, mang tính chủ quan vì đối tượng phỏng vấn chủ yếu là người trong đơn vị, chất
lượng bằng chứng cũng phụ thuộc vào trình độ hiểu biết của người được hỏi.
1.2.4. Lấy xác nhận
Là việc thu thập thông tin do bên thứ ba cung cấp để xác minh tính chính xác
của thông tin liên quan đến đối tượng được kiểm toán mà KTV nghi vấn. Vì mẫu xác

15


nhận được lập và có nguồn gốc độc lập với công ty khách hàng nên chúng thường
được đánh giá cao và thường dùng như một loại bằng chứng.
Phương pháp này được áp dụng hầu như trong tất cả các cuộc kiểm toán. Ưu
điểm của kỹ thuật lấy xác nhận là bằng chứng thu được có độ tin cậy cao nếu KTV

U


 Thông tin cần phải được xác nhận theo yêu cầu của KTV.



thực hiện đúng quy trình và đảm bảo các yêu cầu:

-H

 Sự xác nhận phải được thực hiện bằng văn bản.
 Sự độc lập của bên thứ ba.

TẾ

 KTV phải kiểm soát được toàn bộ quá trình gửi và nhận thư xác nhận.
Thư xác nhận thường được KTV soạn và có mẫu chung của công ty kiểm toán

H

sau khi đã có ký duyệt của đơn vị cần kiểm toán được gửi đến trực tiếp cho đơn vị

IN

hoặc người cần xác nhận, và kết quả được gửi lại đến trực tiếp cho KTV. Để được xem

K

là bằng chứng đáng tin cậy thì việc gửi thư xác nhận phải được kiểm soát bởi KTV từ

C


khâu chuẩn bị đến khâu nhận lại thư trả lời. Kỹ thuật lấy thư xác nhận được thể hiện



dưới hai hình thức:

IH

 Gửi thư xác nhận dạng phủ định: là KTV yêu cầu người xác nhận thư phản



hồi nếu có sai khác giữa thực tế với thông tin mà KTV cần xác nhận.

Đ

 Gửi thư xác nhận dạng khẳng định: KTV yêu cầu người xác nhận thư phản

G

hồi cho thư xác nhận dù thực tế có trùng khớp với thông tin mà KTV cần

N

xác nhận hay không.

Ư



Tùy vào mức độ hệ trọng của thông tin mà mình quan tâm, KTV sẽ quyết định

TR

lựa chọn hình thức lấy xác nhận phù hợp.
Điểm hạn chế của phương pháp lấy xác nhận là chi phí khá lớn và do đó phạm

vi áp dụng tương đối giới hạn, nhất là khi đơn vị được kiểm toán có quy mô lớn, quan
hệ rộng, đa quốc gia…Hơn nữa, KTV cũng cần quan tâm đến khả năng có thể có các
xác nhận mà đơn vị được kiểm toán và bên thứ ba đã có sự dàn xếp.

16


1.2.5. Tính toán
Là việc KTV tiến hành tính toán lại các phép tính trên các sổ sách, chứng từ kế
toán hoặc các bảng biểu...kiểm tra về số lượng, đơn giá, sự chính xác về số học…Đây
là phương pháp được KTV áp dụng khá rộng rãi, phổ biến trong quá trình thực hiện
cuộc kiểm toán nhằm thu thập bằng chứng về tính chính xác số học của các khoản mục



trên BCTC. Tính toán số phát sinh của các tài khoản theo đối ứng bên Nợ bên Có để

-H

U

xác định số dư cuối kỳ của các tài khoản.


KTV còn thu thập bằng chứng về sự chính xác của các phép tính trên hoá đơn,

TẾ

phiếu nhập kho, xuất kho…Các số liệu sau khi tính toán lại sẽ được đối chiếu với số
liệu trên các sổ chi tiểt, sổ tổng hợp mà đơn vị cung cấp. Nếu có sự chênh lệch KTV

H

cần phỏng vấn kế toán trưởng, kế toán phụ trách từng phần hành để tìm hiểu rõ nguyên

IN

nhân của sự chênh lệch này. Các bảng số liệu được coi là một bằng chứng về sự chính

K

xác của số liệu trên BCTC của đơn vị.

C

Kỹ thuật này chỉ quan tâm đến tính chính xác về mặt số học không chú ý đến sự



phù hợp của phương pháp tính được áp dụng. Do đó kỹ thuật này thường được áp

IH

dụng kết hợp cùng với các kỹ thuật khác.

Ưu điểm của phương pháp này có độ tin cậy cao về mặt số học do KTV thực



hiện lại việc tính toán nhưng nó tốn kếm khá nhiều thời gian khi gặp phải những

Đ

trường hợp có quy mô lớn và việc tính toán kết hợp nhiều loại.

N

G

1.2.6. Phân tích

Ư


Phân tích là sự đánh giá các thông tin tài chính của đơn vị thông qua việc
nghiên cứu các mối quan hệ giữa các thông tin tài chính với nhau và với các thông tin

TR

phi tài chính. Đây là kỹ năng bao trùm nhất để khai thác bằng chứng kiểm toán trong
tất cả các giai đoạn kiểm toán. Phân tích là một khả năng chủ yếu của KTV để tìm ra
quan hệ và những thay đổi trong thực tế khi tiến hành thiết lập các giả thiết về sự liên
hệ giữa các số liệu.
 Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán: Trong quy trình kiểm toán, nhằm giảm
bớt rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của BCTC, KTV phải thực hiện quy

trình phân tích hoặc kiểm tra chi tiết hoặc kết hợp cả hai.
17


×