Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Kế toán nguồn kinh phí hoạt động và chi hoạt động tại phòng tài chính – kế hoạch huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.39 MB, 117 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

tế
H
uế

--------------------

ại
họ
cK
in
h

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
KẾ TOÁN NGUỒN KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG VÀ CHI
HOẠT ĐỘNG TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ HOẠCH

Đ

HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

ĐỖ NGỌC HUY PHƢƠNG

Khóa học: 2011-2015


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

tế
H
uế

--------------------

ại
họ
cK
in
h

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đ

KẾ TOÁN NGUỒN KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG VÀ CHI
HOẠT ĐỘNG TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ HOẠCH
HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Sinh viên thực hiện:

Giáo viên hƣớng dẫn:

ĐỖ NGỌC HUY PHƢƠNG

Th.S NGUYỄN QUỐC TÚ


Lớp: K45C Kiểm toán
Niên khóa: 2011 - 2015

Huế, 5/2015


LỜI CẢM ƠN
Sau một quãng thời gian 4 năm học tập tại trường Đại học Kinh tế Huế, tôi xin
chân thành cám ơn các thầy cô giáo trong trường nói chung và trong khoa Kế toán –
Kiểm toán nói riêng đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo giúp tôi tích lũy được nhiều kiến
thức, kỹ năng vô cùng quý giá, góp phần phục vụ cho công việc sau này.
Đặc biệt, để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin gửi lời chân thành
cảm ơn thầy giáo Th.S Nguyễn Quốc Tú, người trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài và thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.

tế
H
uế

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến chú Trần Anh Tuấn – Trưởng
phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Phú Vang, chú Ngô Hữu Thuận – Kế toán trưởng
và toàn bộ các anh chị, cô chú trong bộ phận kế toán cũng như các bộ phận phòng
ban khác của đơn vị đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi thực tập, được tiếp xúc với

ại
họ
cK
in
h


thực tế, chỉ dẫn, giải đáp thắc mắc và cung cấp số liệu cần thiết để tôi có thể hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp này.

Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi
trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng do hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm, thời
gian thực tập có hạn nên bài khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính

Đ

mong sự góp ý của quý thầy cô, bạn bè để bài khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng tôi xin kính chúc quý thầy cô luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục sự
nghiệp giáo dục của mình. Tôi cũng xin chúc các anh chị, cô chú phòng Tài chính –
Kế hoạch luôn hoàn thành tốt công việc nhiệm vụ được Nhà nước giao cho.
Huế, tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Đỗ Ngọc Huy Phương


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................... i
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ......................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ....................................................................... iii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................. 1
1. Lý do lựạ chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2
2.1. Mục tiêu tổng quát...........................................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................................2

tế

H
uế

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................................2
3.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................................3

4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 3

ại
họ
cK
in
h

5. Bố cục đề tài ............................................................................................................. 3

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................... 5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NGUỒN KINH PHÍ HOẠT
ĐỘNG VÀ CHI HOẠT ĐỘNG TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ HOẠCH
HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .......................................... 5
1.1. Khái niệm và các loại hình đơn vị hành chính sự nghiệp........................................ 5
1.1.1. Khái niệm .....................................................................................................................5

Đ

1.1.2. Các loại hình đơn vị hành chính sự nghiệp ..................................................................5

1.2. Đặc điểm và nhiệm vụ của kế toán hành chính sự nghiệp ...................................... 6
1.2.1. Đặc điểm.......................................................................................................................6

1.2.2. Nhiệm vụ ......................................................................................................................7

1.3. Tổ chức công tác kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp ................................. 8
1.3.1. Hệ thống mục lục ngân sách Nhà nước ........................................................................8
1.3.2. Hệ thống chứng từ kế toán ...........................................................................................9
1.3.3. Hệ thống tài khoản kế toán .........................................................................................10
1.3.4. Hệ thống sổ kế toán ....................................................................................................11
1.3.5. Lập báo cáo tài chính..................................................................................................12

1.4. Kế toán nguồn kinh phí hoạt động ........................................................................ 13


1.4.1. Nguồn hình thành nguồn kinh phí hoạt động .............................................................13
1.4.2. Nguyên tắc kế toán .....................................................................................................13
1.4.3. Tài khoản sử dụng ......................................................................................................14
1.4.4. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu ........................................16

1.5. Kế toán chi hoạt động ............................................................................................ 18
1.5.1. Khái niệm và phân loại chi hoạt động ........................................................................18
1.5.1.1. Khái niệm ...........................................................................................................18
1.5.1.2. Phân loại .............................................................................................................18
1.5.2. Nguyên tắc kế toán .....................................................................................................19
1.5.3. Tài khoản sử dụng ......................................................................................................19
1.5.4. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu ........................................20

tế
H
uế

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUỒN KINH PHÍ HOẠT

ĐỘNG VÀ CHI HOẠT ĐỘNG TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ HOẠCH
HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ............................... 22
2.1. Tổng quan về phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Phú Vang ............................... 22

ại
họ
cK
in
h

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Phú Vang22
2.1.1.1. Sơ lược về đơn vị ...............................................................................................22
2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của đơn vị ....................................................22
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của đơn vị ................................................................................22
2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý của đơn vị .............................................................................23
2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý ............................................................................23
2.1.3.2. Nhiệm vụ, chức năng của từng bộ phận .............................................................24

Đ

2.1.4. Tình hình lao động tại đơn vị .....................................................................................24
2.1.5. Tổ chức bộ phận kế toán của đơn vị ...........................................................................26
2.1.5.1. Sơ đồ tổ chức bộ phận kế toán ...........................................................................26
2.1.5.2. Chức năng ..........................................................................................................26
2.1.6. Các chính sách kế toán ...............................................................................................26
2.1.7. Quy trình luân chuyển chứng từ và trình tự ghi sổ .....................................................27
2.1.7.1. Quy trình luân chuyển chứng từ .........................................................................27
2.1.7.2. Trình tự ghi sổ ....................................................................................................27

2.2. Thực trạng công tác kế toán nguồn kinh phí hoạt động và chi hoạt động tại phòng Tài

chính – Kế hoạch huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế ........................................... 28
2.2.1. Kế toán nguồn kinh phí hoạt động .............................................................................28
2.2.1.1. Công tác lập dự toán tại đơn vị ..........................................................................29


2.2.1.2. Rút dự toán để sử dụng.......................................................................................30
2.2.1.3. Quyết toán nguồn kinh phí .................................................................................38
2.2.1.4. Sơ đồ tổng hợp nguồn kinh phí hoạt động quý I/2014 tại đơn vị .......................40
2.2.2. Kế toán các khoản chi hoạt động................................................................................43
2.2.2.1. Chi thường xuyên ...............................................................................................43
2.2.2.2. Chi không thường xuyên ....................................................................................58
2.2.2.3. Sơ đồ tổng hợp các khoản chi hoạt động quý I/2014 tại đơn vị .........................62
2.2.2.4. Kết chuyển chi hoạt động ...................................................................................65

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ
TOÁN NGUỒN KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG VÀ CHI HOẠT ĐỘNG TẠI

tế
H
uế

PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ HOẠCH HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA
THIÊN HUẾ .............................................................................................. 66
3.1. Đánh giá về công tác kế toán nguồn kinh phí hoạt động và chi hoạt động tại đơn vị66
3.1.1. Ưu điểm ......................................................................................................................66
3.1.1.1. Về tổ chức công tác kế toán ...............................................................................66

ại
họ
cK

in
h

3.1.1.2. Về kế toán nguồn kinh phí hoạt động.................................................................67
3.1.1.3. Về kế toán chi hoạt động ....................................................................................67
3.1.2. Hạn chế .......................................................................................................................67
3.1.2.1. Về tổ chức công tác kế toán ...............................................................................68
3.1.2.2. Về kế toán nguồn kinh phí hoạt động.................................................................68
3.1.2.3. Về kế toán chi hoạt động ....................................................................................68

3.2. Đánh giá về hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí tại đơn vị ...................................... 68

Đ

3.2.1. Phân tích tình hình sử dụng nguồn kinh phí qua các năm ..........................................68
3.2.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí tại đơn vị ................................................71
3.2.2.1. Ưu điểm..............................................................................................................71
3.2.2.2. Hạn chế...............................................................................................................71

3.3. Giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán nguồn kinh phí hoạt động và chi hoạt
động tại phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Phú Vang ............................................... 72
3.3.1. Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán...........................................................................72
3.3.2. Hoàn thiện công tác kế toán nguồn kinh phí hoạt động .............................................72
3.3.3. Hoàn thiện công tác kế toán chi hoạt động.................................................................72

3.4. Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí tại phòng Tài chính –
Kế hoạch huyện Phú Vang ........................................................................................... 73


PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................... 74

1. Kết luận .................................................................................................................... 74
2. Kiến nghị .................................................................................................................. 75
2.1. Đối với đơn vị................................................................................................................75
2.2. Đối với đơn vị cấp trên ..................................................................................................75

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 76

Đ

ại
họ
cK
in
h

tế
H
uế

PHỤ LỤC ................................................................................................... 77


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

CBCC


Cán bộ công chức

HCSN

Hành chính sự nghiệp

KBNN

Kho bạc nhà nước

KPCĐ

Kinh phí công đoàn

NSNN

Ngân sách nhà nước

TSCĐ

Tài sản cố định

UBND

Ủy ban Nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản


Đ

ại
họ
cK
in
h

tế
H
uế

BHXH

i


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 – Hạch toán nguồn kinh phí hoạt động
Sơ đồ 1.2 - Hạch toán chi hoạt động
Sơ đồ 2.1 - Tổ chức bộ máy quản lý của Phòng Tài Chính - Kế Hoạch huyện Phú
Vang
Sơ đồ 2.2 - Tổ chức bộ phận kế toán của phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Phú
Vang

tế
H
uế


Sơ đồ 2.3 - Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính
Sơ đồ 2.4 - Công tác lập dự toán tại đơn vị

Sơ đồ 2.5 - Lƣu đồ luân chuyển chứng từ quá trình rút dự toán bằng tiền mặt
Sơ đồ 2.6 - Tổng hợp nguồn kinh phí hoạt động quý I/2014 tại đơn vị

Đ

ại
họ
cK
in
h

Sơ đồ 2.7 - Tổng hợp các khoản chi hoạt động quý I/2014 tại đơn vị

ii


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1 - Tình hình lao động của phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Phú Vang
qua 3 năm 2012, 2013 và 2014
Bảng 2.2 - Bảng thanh toán lƣơng tháng 01/2014
Bảng 2.3 - Bảng kê trích nộp các khoản theo lƣơng tháng 01/2014
Bảng 3.1 - Phân tích tình hình chi hoạt động tại đơn vị qua các năm 2012, 2013,

Đ

ại
họ

cK
in
h

tế
H
uế

2014

iii


Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trên con đường thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước
có sự đóng góp không nhỏ của các đơn vị hành chính sự nghiệp (HCSN).
Các đơn vị HCSN có đặc điểm là sử dụng kinh phí chủ yếu do ngân sách nhà
nước (NSNN) cấp để hoạt động. Số ngân sách mỗi năm Nhà nước phải chi ra để đảm
bảo sự hoạt động và phát triển cho các đơn vị này là hàng nghìn tỷ đồng. Nếu các đơn
vị sự nghiệp hoạt động tốt, sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí, biết phát huy tối đa các

tế
H
uế

nguồn lực, không lãng phí NSNN cấp thì sẽ giúp tiết kiệm ngân sách, bảo đảm nhu cầu
chi tiêu, nhờ đó bổ sung nguồn kinh phí dư thừa để thực hiện những kế hoạch, chương

trình hay dự án cần thiết khác góp phần hoàn thành sớm các mục tiêu đặt ra, giúp cho
sự phát triển nhanh chóng và bền vững của nền kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, để giúp

ại
họ
cK
in
h

Nhà nước quản lý tốt nguồn kinh phí cấp cho các đơn vị HCSN, hạn chế được tối đa
tình trạng lãng phí và tham nhũng thì kế toán HCSN nói chung và kế toán nguồn kinh
phí nói riêng là một bộ phận quan trọng không thế thiếu trong các đơn vị HCSN. Nó
vừa là công cụ hiệu quả để Nhà nước quản lý ngân sách, vừa là công cụ để các đơn vị
điều hành, quản lý các hoạt động kinh tế, tài chính của mình. Từ đó giúp các đơn vị
chủ động hơn trong các khoản chi tiêu, giúp sử dụng hiệu quả và tiết kiệm kinh phí.

Đ

Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Phú Vang là đơn vị quản lý hành chính nhà
nước, có chức năng quản lý, điều hành nguồn ngân sách của các đơn vị sự nghiệp khác
và lập dự toán thu chi ngân sách toàn huyện hàng năm. Nguồn kinh phí tại phòng được
sử dụng chủ yếu cho các khoản chi như chi tiền lương, phụ cấp, các khoản trích theo
lương, chi công tác phí, chi mua vật dụng văn phòng, chi tiền điện, nước… Trong quá
trình hoạt động đơn vị còn gặp phải một số khó khăn ảnh hưởng đến công tác kế toán
nguồn kinh phí.
Nhận thức được tầm quan trọng của kế toán HCSN trong các đơn vị HCSN, đặc
biệt là trong công tác kế toán nguồn kinh phí và các khoản chi góp phần sử dụng có
hiệu quả tiết kiệm NSNN và với mong muốn giúp đơn vị nâng cao hiệu quả sử dụng
SVTH: Đỗ Ngọc Huy Phương


1


Khóa luận tốt nghiệp

nguồn kinh phí, được sự hướng dẫn của thầy Th.S Nguyễn Quốc Tú và sự giúp đỡ của
phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Phú Vang, tôi quyết định chọn đề tài “Kế toán
nguồn kinh phí hoạt động và chi hoạt động tại phòng Tài chính – Kế hoạch huyện
Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế”.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện để giải quyết những mục tiêu cơ bản sau:
2.1. Mục tiêu tổng quát
Tìm hiểu công tác kế toán nguồn kinh phí hoạt động và chi hoạt động tại phòng
cách và hoàn thiện hơn.
2.2. Mục tiêu cụ thể

tế
H
uế

Tài chính – Kế hoạch huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm giúp đơn vị cải

Thứ nhất, góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về tổ chức công tác kế toán

ại
họ
cK
in
h


trong các đơn vị HCSN nói chung và công tác kế toán nguồn kinh phí hoạt động và chi
hoạt động nói riêng.

Thứ hai, tìm hiểu, thu thập thông tin và đánh giá thực trạng công tác kế toán
nguồn kinh phí hoạt động và chi hoạt động tại phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Phú
Vang.

Thứ ba, trên cơ sở đó rút ra ưu nhược điểm và đề xuất một số giải pháp nhằm

Đ

hoàn thiện công tác kế toán nguồn kinh phí hoạt động và chi hoạt động cũng như nâng
cao hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí tại đơn vị.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Công tác kế toán nguồn kinh phí hoạt động và chi hoạt động tại phòng Tài
chính – Kế hoạch huyện Phú Vang.

SVTH: Đỗ Ngọc Huy Phương

2


Khóa luận tốt nghiệp

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Phú Vang, tỉnh Thừa
Thiên Huế.

- Phạm vi thời gian: từ ngày 19/1/2015 đến ngày 10/5/2015. Số liệu được thu
thập trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để thực hiện đề tài này:
- Phương pháp quan sát: Quan sát thao tác nghiệp vụ, các công việc cụ thể của

tế
H
uế

kế toán trưởng, nhân viên kế toán tại phòng kế toán.

- Phương pháp phỏng vấn: Hỏi các cán bộ trong đơn vị về các vấn đề còn thắc
mắc như quy mô, cơ cấu tổ chức bộ máy của đơn vị, quy trình lập dự toán và quyết

ại
họ
cK
in
h

toán nguồn kinh phí, các thông tư, điều khoản được áp dụng trong quy trình hạch toán.
- Phương pháp thu thập tài liệu: Thu thập tài liệu như chứng từ, sổ sách, báo
cáo… do kế toán trưởng cung cấp. Ngoài ra các tài liệu được thu thập từ giáo trình kế
toán hành chính sự nghiệp, khóa luận từ thư viện trường và từ các trang web như
www.tailieu.vn, www.luanvan.net…

- Phương pháp tổng hợp và phân tích: sau khi thu thập được số liệu cần thiết sẽ
tổng hợp lại theo từng nguồn kinh phí, từng khoản chi. Sau đó căn cứ vào đó để phân


Đ

tích đánh giá số liệu, đưa ra các nhận xét ưu nhược điểm và các giải pháp cải thiện.

5. Bố cục đề tài
Bố cục đề tài được chia làm 3 phần:
Phần I: Đặt vấn đề
Gồm có nêu lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi
nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu.
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu: gồm 3 chương

SVTH: Đỗ Ngọc Huy Phương

3


Khóa luận tốt nghiệp

Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về kế toán nguồn kinh phí hoạt động và chi hoạt động
tại phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Nội dung chính là hệ thống hóa các vấn đề về công tác kế toán nguồn kinh phí
hoạt động và chi hoạt động.
Chƣơng 2: Thực trạng kế toán nguồn kinh phí hoạt động và chi hoạt động tại
phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Nội dung chính là giới thiệu về đơn vị gồm quá trình hình thành, phát triển, tổ
chức bộ máy quản lý, bộ phận kế toán, tình hình lao động và chế độ kế toán áp dụng;

tế
H

uế

thực trạng công tác kế toán nguồn kinh phí hoạt động và chi hoạt động.
Chƣơng 3: Giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán nguồn kinh phí
hoạt động và chi hoạt động tại phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Phú Vang, tỉnh
Thừa Thiên Huế.

ại
họ
cK
in
h

Nội dung chính là đánh giá ưu, nhược điểm của công tác kế toán nguồn kinh
phí hoạt động và chi hoạt động và hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí tại đơn vị. Từ đó
đưa ra các biện pháp.

Phần III: Kết luận và kiến nghị

Đánh giá lại các mục tiêu đã đề ra, nêu hạn chế của bài nghiên cứu và đưa ra

Đ

kiến nghị với đơn vị và cơ quan cấp trên.

SVTH: Đỗ Ngọc Huy Phương

4



Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NGUỒN KINH PHÍ
HOẠT ĐỘNG VÀ CHI HOẠT ĐỘNG TẠI PHÕNG TÀI CHÍNH KẾ HOẠCH HUYỆN PHÖ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
1.1. Khái niệm và các loại hình đơn vị hành chính sự nghiệp
1.1.1. Khái niệm
“Đơn vị HCSN là đơn vị do Nhà nước quyết định thành lập nhằm thực hiện một

tế
H
uế

số nhiệm vụ chuyên môn nhất định hay quản lý nhà nước về một lĩnh vực nào đó (các
cơ quan chính quyền, cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan quản lý nhà nước theo
ngành, các tổ chức đoàn thể…) hoạt động bằng nguồn kinh phí NSNN hoặc cấp trên
cấp, cấp toàn bộ hoặc cấp một phần kinh phí và các nguồn khác đảm bảo theo nguyên

từng thời kỳ”.

ại
họ
cK
in
h

tắc không bồi hoàn trực tiếp nhằm thực hiện nhiệm vụ Đảng và Nhà nước giao cho

[2, tr.5]


1.1.2. Các loại hình đơn vị hành chính sự nghiệp
Đơn vị hành chính sự nghiệp có thể phân loại như sau:
“* Theo tính chất, các đơn vị HCSN bao gồm:

Đ

- Các đơn vị hành chính thuần túy: đó là các cơ quan công quyền trong bộ máy
hành chính nhà nước (các đơn vị quản lý hành chính nhà nước).
- Các đơn vị sự nghiệp: sự nghiệp văn hóa, sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp y tế,
sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp nghiên cứu khoa học,…
- Các tổ chức đoàn thể, xã hội, nghề nghiệp, tổ chức quần chúng,…
* Theo phân cấp quản lý Tài chính, đơn vị HCSN chia thành ba cấp:
- Đơn vị dự toán cấp I: là cơ quan chủ quản các ngành hành chính sự nghiệp
trực thuộc Trung Ương và địa phương như các Bộ, tổng cục, Sở, ban,…Đơn vị dự toán

SVTH: Đỗ Ngọc Huy Phương

5


Khóa luận tốt nghiệp

cấp I trực tiếp quan hệ với cơ quan tài chính để nhận và thanh quyết toán nguồn kinh
phí cấp phát. Đơn vị dự toán cấp I có trách nhiệm:
+ Tổng hợp và quản lý toàn bộ vốn của ngân sách giao, xác định trách
nhiệm và quyền hạn của các đơn vị kế toán cấp dưới.
+ Phê chuẩn dự toán quí, năm của các đơn vị cấp dưới.
+ Tổ chức việc hạch toán kinh tế, việc quản lý vốn trong toàn ngành.
+ Tổng hợp các báo biểu kế toán trong toàn ngành, tổ chức kiểm tra
kế toán và kiểm tra Tài chính đối với đơn vị cấp dưới.


tế
H
uế

- Đơn vị dự toán cấp II: Trực thuộc đơn vị dự toán đơn vị cấp I chịu sự lãnh đạo
trực tiếp về Tài chính và quan hệ cấp phát vốn của đơn vị dự toán cấp I. Đơn vị dự
toán cấp II quản lý phần vốn ngân sách do đơn vị cấp I phân phối bao gồm phần kinh
phí của bản thân đơn vị và phần kinh phí của các đơn vị cấp III trực thuộc. Định kỳ

ại
họ
cK
in
h

đơn vị phải tổng hợp chi tiêu kinh phí ở đơn vị và của đơn vị dự toán cấp III báo cáo
lên đơn vị dự toán cấp I và cơ quan tài chính cùng cấp.
- Đơn vị dự toán cấp III: Trực thuộc đơn vị dự toán cấp II, chịu sự lãnh đạo trực
tiếp về Tài chính và quan hệ cấp phát vốn của đơn vị dự toán cấp II, là đơn vị cuối
cùng thực hiện dự toán. Đơn vị dự toán cấp III trực tiếp sử dụng kinh phí của ngân
sách, chấp hành các chính sách về chi tiêu, về hạch toán, tổng hợp chi tiêu kinh phí

Đ

báo cáo lên đơn vị cấp II và cơ quan tài chính cùng cấp theo định kỳ.”
[3, tr.13-14]

1.2. Đặc điểm và nhiệm vụ của kế toán hành chính sự nghiệp
1.2.1. Đặc điểm

“- Các khoản chi tiêu cho đơn vị HCSN chủ yếu là chi cho tiêu dùng. Vì vậy kế
toán phải đảm bảo chấp hành chế độ quản lý tài chính thật nghiêm ngặt. Kế toán phải
căn cứ vào các tiêu chuẩn định mức để thực hiện các khoản chi tiêu nói chung và chi
tiêu tiền mặt nói riêng.

SVTH: Đỗ Ngọc Huy Phương

6


Khóa luận tốt nghiệp

- Thông qua công tác kế toán để kiểm tra, giám sát các khoản chi tiêu và tiến
hành phân tích các khoản chi sao cho đảm bảo nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị.
- Đề xuất những ý kiến, kiến nghị để tăng cường hiệu quả sử dụng vốn ngân
sách cấp và nguồn kinh phí khác, tăng cường khai thác nguồn kinh phí khác để đáp
ứng nhu cầu chi tiêu của đơn vị.”
[4, tr.10]
1.2.2. Nhiệm vụ
“Kế toán HCSN có nhiệm vụ sau:

tế
H
uế

- Thu thập, phản ánh, xử lý và tổng hợp thông tin về nguồn kinh phí được cấp.
Được tài trợ, được hình thành từ các nguồn khác và tình hình sử dụng các khoản kinh
phí, các khoản thu tại đơn vị theo đúng chuẩn mực và chế độ kế toán;
- Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính; tình hình quản lý sử dụng các


ại
họ
cK
in
h

loại vật tư, tài sản ở đơn vị; tình hình chấp hành kỷ luật thu nộp NSNN, kỷ luật thanh
toán và các chế độ khác; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài
chính, kế toán;

- Kiểm toán tình hình phân phối kinh phí cho các đơn vị cấp dưới, tình hình
chấp hành dự toán thu, chi và quyết toán kinh phí của các đơn vị cấp dưới;
- Tổng hợp số liệu, lập và gửi đầy đủ, đúng hạn các loại báo cáo tài chính cho

Đ

các cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính. Đồng thời phải cung cấp thông tin,
số liệu kế toán cho các đối tượng khác theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện phân tích công tác kế toán, đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn
kinh phí, vốn, quỹ ở đơn vị, nhằm cải tiến nâng cao chất lượng công tác kế toán và đề
xuất các ý kiến phục vụ cho lãnh đạo, điều hành hoạt động của đơn vị.”
[2, tr.6]

SVTH: Đỗ Ngọc Huy Phương

7


Khóa luận tốt nghiệp


1.3. Tổ chức công tác kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp
1.3.1. Hệ thống mục lục ngân sách Nhà nƣớc
Hệ thống mục lục NSNN áp dụng cho các đơn vị HCSN hiện nay được ban
hành theo Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 02/06/2008 của Bộ Tài chính về việc
ban hành Hệ thống mục lục NSNN. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ năm 2009
và thay thế hệ thống mục lục NSNN ban hành theo Quyết định số 280 TC/QĐ/NSNN
ngày 15/04/1997 của Bộ trưởng bộ Tài chính và các Quyết định bổ sung sửa đổi.
Từ năm 2009 đến nay, Bộ Tài chính đã ban hành những Quyết định, Thông tư

tế
H
uế

sửa đổi, bổ sung Hệ thống mục lục NSNN: Quyết định số 1441/QĐ – BTC ngày
10/06/2009, Quyết định số 822/QĐ – BTC ngày 06/04/2011, Quyết định số 1232/QĐ
– BTC ngày 23/05/2011, Thông tư số 110/2012/TT-BTC ngày 03/07/2012, Thông tư
số 97/2013/TT-BTC ngày 23/07/2013, Thông tư số 147/2013/TT-BTC ngày

ại
họ
cK
in
h

23/10/2013.

Hệ thống mục lục NSNN hiện nay bao gồm:
- Danh mục mã số chương (Chương): Phân loại dựa trên cơ sở hệ thống tổ chức
của các cơ quan, tổ chức trực thuộc một cấp chính quyền (gọi chung là cơ quan chủ
quản) được tổ chức quản lý ngân sách riêng nằm xác định trách nhiệm quản lý của cơ

quan, tổ chức đó đối với NSNN.

Đ

- Danh mục mã số ngành kinh tế (Loại, Khoản): Dựa vào tính chất hoạt động
kinh tế (ngành kinh tế quốc dân) để hạch toán thu chi NSNN. Loại được xác định trên
cơ sở tính chất hoạt động của ngành kinh tế cấp I; Khoản được xác định trên cơ sở tính
chất hoạt động của ngành kinh tế cấp II hoặc cấp III theo phân ngành kinh tế quốc dân.
- Danh mục mã số nội dung kinh tế (Mục, Tiểu mục): Dựa vào nội dung kinh tế
(hay tính chất kinh tế) của khoản thu, chi NSNN. Trong từng Mục thu, chi để phục vụ
yêu cầu quản lý chi tiết, quy định các Tiểu mục. Các Mục thu, chi có nội dung gần
giống nhau lập thành Tiểu nhóm; các Tiểu nhóm có tính chất gần giống nhau lập thành
Nhóm để phục vụ yêu cầu quản lý, đánh giá NSNN.

SVTH: Đỗ Ngọc Huy Phương

8


Khóa luận tốt nghiệp

- Danh mục mã số chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia (Chương trình,
Mục tiêu): Phân loại dựa trên cơ sở nhiệm vụ chi ngân sách cho các chương trình, mục
tiêu, dự án quốc gia và các nhiệm vụ chi cần theo dõi riêng (gồm cả các chương trình
hỗ trợ của nhà tài trợ quốc tế).
- Danh mục mã số nguồn NSNN (Mã nguồn): Phân loại dựa theo nguồn gốc
hình thành nguồn NSNN, đó là nguồn chi từ vốn trong nước hay nguồn chi từ vốn
nước ngoài để phục vụ yêu cầu kiểm soát chi theo dự toán.
- Danh mục mã số các cấp ngân sách (Cấp ngân sách): Phân loại dựa trên cơ sở
cấp quản lý NSNN cho từng cấp chính quyền, nhằm hạch toán đầy đủ, kịp thời các


tế
H
uế

khoản thu chi NSNN theo từng cấp ngân sách, gồm: Ngân sách trung ương, ngân sách
cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã.

- Danh mục mã ngành, lĩnh vực (nhiệm vụ) chi: Áp dụng cho việc thể hiện dự

ại
họ
cK
in
h

toán ngân sách hàng năm được cấp có thẩm quyền quyết định; dự toán của cấp có
thẩm quyền giao cho các đơn vị dự toán cấp I cùng cấp và số bổ sung cho cấp dưới
(nếu có); phân bổ dự toán được giao của các đơn vị dự toán cấp I cho các đơn vị sử
dụng ngân sách trực thuộc hàng năm vào Hệ thống thông tin quản lý ngân sách – kho
bạc theo biểu đính kèm và thực hiện từ năm ngân sách 2009.
1.3.2. Hệ thống chứng từ kế toán

Đ

Chứng từ kế toán là những chứng minh bằng giấy tờ về nghiệp vụ kinh tế, tài
chính đã phát sinh và thực sự hoàn thành. Mọi số liệu ghi vào sổ kế toán bắt buộc phải
được chứng minh bằng chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lệ.
Chứng từ kế toán là căn cứ không thể thiếu trong công tác kế toán, đóng vai trò
là căn sứ pháp lý để tiến hành ghi chép nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ sách kế toán

và còn là phương tiện để phản ánh và kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong
đơn vị. Do đó, lập chứng từ kế toán đầy đủ, kịp thời, chính xác là một khâu rất quan
trọng trong công tác hạch toán ban đầu.
Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán áp dụng cho các đơn vị HCSN gồm:

SVTH: Đỗ Ngọc Huy Phương

9


Khóa luận tốt nghiệp

- Chứng từ kế toán chung cho các đơn vị hành chính sự nghiệp, gồm 4 chỉ tiêu:
+ Chỉ tiêu lao động tiền lương
+ Chỉ tiêu vật tư.
+ Chỉ tiêu tiền tệ.
+ Chỉ tiêu TSCĐ.
- Chứng từ kế toán ban hành theo các văn bản pháp luật khác.
1.3.3. Hệ thống tài khoản kế toán

tế
H
uế

Hệ thống tài khoản kê toán áp dụng cho các đơn vị HCSN được ban hành theo
quyết định số 19/2006/ QĐ-BTC ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và
Thông tư số 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 về hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế
độ kế toán HCSN.

ại

họ
cK
in
h

Hệ thống tài khoản kế toán HCSN gồm 7 loại, từ loại 1 đến loại 6 là các tài
khoản trong bảng cân đối tài khoản và loại 0 là các tài khoản ngoài bảng cân đối tài
khoản.

- Tài khoản cấp 1 gồm 3 chữ số thập phân.
- Tài khoản cấp 2 gồm 4 chữ số thập phân (3 chữ số đầu thể hiện tài khoản cấp
1, chữ số thứ 4 thể hiện tài khoản cấp 2);

Đ

- Tài khoản cấp 3 gồm 5 chữ số thập phân (3 chữ số đầu thể hiện tài khoản cấp
1, chữ số thứ 4 thể hiện tài khoản cấp 2, chữ số thứ 5 thể hiện tài khoản cấp 3);
- Tài khoản ngoài bảng cân đối tài khoản được đánh số từ 001 đến 009.
Các đơn vị hành chính sự nghiệp phải căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán
ban hành tại Quyết định này để lựa chọn hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho đơn
vị. Đơn vị được bổ sung thêm các tài khoản cấp 2, cấp 3, cấp 4 (trừ các tài khoản kế
toán mà Bộ Tài chính đã quy định trong hệ thống tài khoản kế toán) để phục vụ yêu
cầu quản lý của đơn vị.

SVTH: Đỗ Ngọc Huy Phương

10


Khóa luận tốt nghiệp


Trường hợp các đơn vị cần mở thêm tài khoản cấp 1 (các tài khoản 3 chữ số)
ngoài các tài khoản đã có hoặc cần sửa đổi, bổ sung tài khoản cấp 2 hoặc cấp 3 trong
hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài chính quy định thì phải được Bộ Tài chính chấp
thuận bằng văn bản trước khi thực hiện.
1.3.4. Hệ thống sổ kế toán
Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế,
tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến
đơn vị hành chính, sự nghiệp.

Sổ kế toán chi tiết

tế
H
uế

Sổ kế toán ở đơn vị HCSN gồm 2 loại:

Là loại sổ dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế theo từng chỉ tiêu chi tiết
nhằm giúp cho công tác theo dõi, phân tích được chính xác, cụ thể.

ại
họ
cK
in
h

Sổ kế toán chi tiết được quy định trong chế độ kế toán HCSN gồm có:
Sổ quỹ tiền mặt; Sổ tiền gửi; Sổ theo dõi tiền mặt, tiền gửi, ngoại tệ; Sổ kho; Sổ
chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa; Sổ tài sản cố định; Sổ theo dõi tài sản cố

định và dụng cụ tại nơi sử dụng; Sổ theo dõi nguồn kinh phí; Sổ theo dõi hạn mức kinh
phí; Sổ theo dõi kinh phí ngoài hạn mức; Sổ chi tiết các tài khoản; Sổ theo dõi nhận và
sử dụng vốn đầu tư XDCB; Sổ chi tiết doanh thu; Sổ chi tiết các khoản thu; Sổ chi tiết

Đ

chi hoạt động; Sổ chi tiết chi dự án; Sổ chi phí sản xuất kinh doanh dịch vụ; Sổ theo
dõi kinh phí cấp cho cấp dưới.
Sổ kế toán tổng hợp
Là loại sổ dùng để ghi chép các nhiệm vụ kinh tế phân loại theo các tài khoản
kế toán. Sổ kế toán tổng hợp cung cấp các chỉ tiêu tổng quát để lập bảng cân đối tài
khoản và sổ báo cáo kế toán khác.
Sổ kế toán tổng hợp gồm có: Sổ cái, Nhật ký chung, Nhật ký – Sổ cái.

SVTH: Đỗ Ngọc Huy Phương

11


Khóa luận tốt nghiệp

- Sổ cái là loại sổ dùng để tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh theo nội dung kinh tế quy định trong các tài khoản của hệ thống tài khoản kế toán,
nhằm kiểm tra sự biến động của từng loại vốn, nguồn vốn trong đơn vị.
- Sổ Nhật ký chung là loại sổ được ghi theo thứ tự thời gian phát sinh và nội
dung kinh tế của nghiệp vụ đó.
- Sổ Nhật ký – Sổ cái là loại sổ kế toán tổng hợp giữa hai cách ghi theo thứ tự
thời gian và theo hệ thống tài khoản trên cùng một trang sổ.
1.3.5. Lập báo cáo tài chính


tế
H
uế

Việc lập báo cáo tài chính là khâu cuối cùng của một quá trình công tác kế toán.
Số liệu trong báo cáo tài chính mang tính tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, tình
hình cấp phát, tiếp nhận kinh phí của nhà nước, kinh phí viện trợ… và tình hình sử
dụng từng loại kinh phí theo những chỉ tiêu kinh tế tài chính phục vụ cho việc kiểm

ại
họ
cK
in
h

tra, kiểm soát các khoản chi, quản lý tài sản nhà nước, tổng hợp, phân tích, đánh giá
các hoạt động của mỗi đơn vị. Việc lập báo cáo tài chính đối với đơn vị HCSN có tác
dụng và ý nghĩa rất lớn trong việc quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí và quản lý
NSNN của các cấp. Vì vậy đòi hỏi các đơn vị hành chính sự nghiệp phải lập và nộp
đầy đủ, kịp thời các báo cáo tài chính theo đúng biểu mẫu quy định, thời hạn lập, nộp
và nơi gửi báo cáo.

Đ

Kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị phải chịu trách nhiệm về các số liệu báo
cáo. Vì vậy cần phải kiểm tra chặt chẽ các báo cáo tài chính trước khi ký, đóng dấu và
gửi đi.
Một số báo cáo thường được dùng trong đơn vị HCSN:
- Bảng cân đối tài khoản (Mẫu B01 – H)
-Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng (Mẫu B02 – H)

- Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động (Mẫu F02 – 1H)
- Bảng đối chiếu dự toán kinh phí Ngân sách tại KBNN (Mẫu F02 – 3aH)

SVTH: Đỗ Ngọc Huy Phương

12


Khóa luận tốt nghiệp

- Bảng đối chiếu tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng kinh phí ngân sách
tại KBNN (Mẫu số F02 – 3bH)
- Báo cáo tình hình tăng, giảm TSCĐ (B04 – H)
- Báo cáo số kinh phí chưa sử dụng đã quyết toán năm trước chuyển sang ( B05
– H)
- Thuyết minh báo cáo tài chính (B06 – H)

1.4. Kế toán nguồn kinh phí hoạt động
Nguồn kinh phí hoạt động là nguồn kinh phí nhằm duy trì và đảm bảo sự hoạt

tế
H
uế

động theo chức năng của các cơ quan, đơn vị HCSN.

1.4.1. Nguồn hình thành nguồn kinh phí hoạt động

“Nguồn kinh phí hoạt động được hình thành từ:


ại
họ
cK
in
h

- NSNN cấp hàng năm.

- Các khoản thu hội phí và các khoản đóng góp của các hội viên.
- Các khoản biếu tặng, viện trợ, tài trợ trong và ngoài nước, bổ sung tại đơn vị
theo quy định của chế độ tài chính và bổ sung từ các khoản thu tại đơn vị được phép
giữ lại để chi và một phần do ngân sách hỗ trợ (đối với các đơn vị được phép thực hiện

Đ

theo cơ chế gán thu bù chi), kết dư ngân sách năm trước.”
[1, tr.160]

1.4.2. Nguyên tắc kế toán
“Để đảm bào hạch toán chính xác, đầy đủ nguồn kinh phí, kế toán cần quán triệt
các nguyên tắc sau:
- Đơn vị không được ghi tăng nguồn kinh phí hoạt động trong các trường hợp
sau:
+ Các khoản phí, lệ phí đã thu phải nộp NSNN được để lại chi nhưng chưa
có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách theo quy định của chế độ tài chính.

SVTH: Đỗ Ngọc Huy Phương

13



Khóa luận tốt nghiệp

+ Các khoản tiền, hàng viện trợ đã nhận nhưng chưa có chứng từ ghi thu,
ghi chi ngân sách theo quy định của chế độ tài chính.
- Đơn vị không được quyết toán ngân sách các khoản chi từ các khoản tiền,
hàng viện trợ và các khoản phí, lệ phí phải nộp ngân sách được để lại chi nhưng chưa
có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách.
- Đơn vị chỉ được ghi tăng nguồn kinh phí hoạt động của các khoản, hàng viện
trợ phi dự án và các khoản phí, lệ phí phải nộp ngân sách được để lại chỉ khi đã có
chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách.

tế
H
uế

- Kinh phí hoạt động phải được sử dụng đúng mục đích, đúng tiêu chuẩn, định
mức của Nhà nước và trong phạm vi dự toán đã được duyệt phù hợp với chế độ tài
chính.

- Để theo dõi, quản lý số kinh phí hoạt động các đơn vị phải mở số chi tiết

ại
họ
cK
in
h

nguồn kinh phí theo chương, loại, khoản, nhóm mục, mục, tiểu mục quy định trong
mục lục NSNN.


- Cuối kỳ kế toán phải làm thủ tục quyết toán tình hình tiếp nhận và sử dụng
kinh phí hoạt động với cơ quan chủ quản và cơ quan Tài chính theo đúng chế độ quy
định. Số kinh phí sử dụng chưa hết được xử lý theo chế độ.
- Cuối năm, nếu số kinh phí hoạt động chưa được duyệt quyết toán thì kế toán

Đ

chuyển nguồn kinh phí năm nay sang năm trước”.

[1, tr.161]

1.4.3. Tài khoản sử dụng
Để theo dõi tình hình tiếp nhận, sử dụng và quyết toán nguồn kinh phí hoạt
động của đơn vị hành chính sự nghiệp, kế toán sử dụng tài khoản 461 – Nguồn kinh
phí hoạt động và tài khoản 008 – Dự toán chi hoạt động.
* Tài khoản 461 –Nguồn kinh phí hoạt động: dùng để phản ánh tình hình tiếp
nhận, sử dụng và quyết toán nguồn kinh phí hoạt động của đơn vị hành chính sự
nghiệp.
SVTH: Đỗ Ngọc Huy Phương

14


Khóa luận tốt nghiệp

Kết cấu và nội dung phản ánh như sau:
Bên Nợ

TK 461


Bên Có

- Số kinh phí hoạt động nộp lại NSNN - Số kinh phí hoạt động thực nhận của Ngân
- Kết chuyển số chi hoạt động đã được sách, của cấp trên.
phê duyệt quyết toán với nguồn kinh - Kết chuyển số kinh phí đã nhận tạm ứng
phí hoạt động.

thành nguồn kinh phí hoạt động.
- Số kinh phí nhận được do tài trợ, do bổ
sung từ các khoản thu phí, lệ phí, từ các

tế
H
uế

khoản thu sự nghiệp.
Số dƣ:

- Số kinh phí được cấp trước cho năm sau

ại
họ
cK
in
h

(nếu có).

- Nguồn kinh phí hoạt động hiện còn hoặc

đã chi nhưng chưa được quyết toán.

TK 461 được chi tiết thành 3 tài khoản chi tiết cấp 2 và mỗi tài khoản cấp 2
được chi tiết thành 2 tài khoản cấp 3 như sau:
4611

Năm trước

Đ

46111 Nguồn kinh phí thường xuyên

46112 Nguồn kinh phí không thường xuyên
4612

Năm nay

46121 Nguồn kinh phí thường xuyên
46122 Nguồn kinh phí không thường xuyên
4613

Năm sau

46131 Nguồn kinh phí thường xuyên
46132 Nguồn kinh phí không thường xuyên
SVTH: Đỗ Ngọc Huy Phương

15



×