Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

đánh giá thực trạng và trồng thử nghiệm một số giống dưa lê (cucumis melo l.) tại xã vinh xuân, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.37 MB, 81 trang )

B GIO DC V O TO
I HC HU
TRNG I HC S PHM
PHAM THậ THAO
AẽNH GIAẽ THặC TRANG VAè TRệNG
THặ NGHIM MĩT S
GING DặA L (Cucumis melo L.) TAI XAẻ
VINH XUN,
HUYN PHUẽ VANG, TẩNH THặèA THIN
HU
Chuyờn ngnh: Thc vt hc
Mó s: 60 42 20
LUN VN THAC Sẫ SINH HOĩC
NGI HNG DN KHOA HC:
PGS.TS. TRN VN MINH
Huóỳ, Nm 2013
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực,
được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố
trong bất kì một công trình nào khác.
Huế, tháng 9 năm 2013
Tác giả luận văn
Phạm Thị Thảo
ii
Để hoàn thành luận văn này tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến Thầy giáo, người hướng dẫn khoa học PGS. TS. Trần
Văn Minh đã tận tình hướng dẫn, góp ý cho tôi trong suốt thời
gian thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Sinh –


Trường ĐHSP Huế cùng tất cả các bạn lớp thực vật khóa 20 đã
động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Cảm ơn gia đình chú Trần Văn Thuấn ở xã Vinh Xuân, huyện
Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế đã giúp đỡ về địa điểm trồng thực
nghiệm và hợp tác cùng chúng tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu và thực nghiệm đề tài.
Cảm ơn gia đình và những người thân đã luộn động viên,
khích lệ giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Người thực hiện đề tài
Phạm Thị Thảo
iii
iii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU 4
Trang 4
DANH MỤC HÌNH 5
Trang 5
PHẦN 1. MỞ ĐẦU 6
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 7
1.3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI 7
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 7
PHẦN 2. NỘI DUNG 8
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 8

1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 8
1.1.1. Nguồn gốc của cây dưa lê 8
1.1.2. Phân loại 8
1.1.3. Đặc điểm sinh học cây dưa lê 9
1.1.4. Giá trị của dưa lê 10
1.1.5. Kỹ thuật chăm sóc cây dưa lê 15
1.1.6. Tình hình sâu bệnh ở cây dưa lê 17
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 18
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa trên thế giới và trong nước 18
1.2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa lê trên thế giới 18
1.2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa lê ở Việt nam 20
1.3. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÂY DƯA LÊ 21
1.3.1. Nghiên cứu dưa lê ở trên thế giới 21
1.3.2. Nghiên cứu về cây dưa lê ở Việt Nam 23
CHƯƠNG 2 25
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 25
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 25
2.2.1 Điều tra tình hình sản xuất dưa lê 25
2.2.2. Trồng thử nghiệm giống dưa lê 25
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
1
2.3.1. Phương pháp phỏng vấn và phiếu điều tra 25
2.3.2. Thực nghiệm về giống dưa lê 25
2.3.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 25
2.3.2.2. Quy trình kỹ thuật trồng 26
2.3.2.3. Phương pháp theo dõi 27
2.3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu 28
CHƯƠNG 3 30
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30

3.1. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG SẢN XUẤT DƯA LÊ TẠI XÃ VINH
XUÂN, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 30
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ở Vinh Xuân có tác động đến sản xuất cây dưa lê 30
3.1.1.1. Vị trí địa lý 30
3.1.1.2. Điều kiện khí hậu, thời tiết 31
3.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên 32
3.1.2 Đánh giá thực trạng sản xuất cây dưa lê ở xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang, Thừa
Thiên Huế 32
3.1.2.1. Diện tích và năng suất trồng dưa lê tại xã Vinh Xuân 33
3.1.2.2. Kỹ thuật trồng dưa lê tại xã Vinh Xuân 33
3.1.2.3. Phân bón 35
3.1.2.4. Tình hình sâu bệnh hại 35
3.1.2.5. Hiệu quả kinh tế của trồng dưa lê tại xã Vinh Xuân 36
3.2. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM TRỒNG CÁC GIỐNG DƯA LÊ 36
3.2.1. Sinh trưởng của các giống dưa lê 36
3.2.1.1. Chiều cao thân cây 36
3.2.1.2. Chiều dài cành cấp 1 của các giống dưa lê 38
3.2.1.3. Số lượng cành cấp 1 40
3.2.1.4. Số lượng lóng trên cành cấp 1 41
3.2.1.5. Diện tích lá của các giống dưa lê 42
3.2.2. Tình hình sâu bệnh hại đối với các giống dưa lê 44
3.2.3. Phát triển của các giống dưa lê 45
3.2.3.1. Số lượng hoa trên thân và trên cành cấp 1 45
3.2.3.2. Kích thước hạt phấn của các giống dưa lê 46
3.2.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống dưa lê 48
3.2.4.1. Một số đặc điểm hình thái quả của các giống dưa lê 48
3.2.4.2. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống 49
3.2.5. Đánh giá phẩm chất quả của các giống dưa lê 50
3.2.5.1. Hàm lượng vitamin C và hàm lượng gluxit 50
3.2.5.2. Đánh giá phẩm chất quả bằng phương pháp cảm quan 51

3.2.6. Đánh giá hiệu hiệu quả kinh tế của trồng các giống dưa lê 52
PHẦN 3 53
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 53
3.1. KẾT LUẬN 53
3.2. ĐỀ NGHỊ 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
PHỤ LỤC
2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AVRDC : Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu Á
CS : Cộng sự
ĐC(đ/c) : Đối chứng
ĐH : Đại học
NN : Nông nghiệp
NXB : Nhà xuất bản
SHƯD : Sinh học ứng dụng
TB : Trung bình
3
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất dưa chuột của một số nước trên thế giới 19
qua các năm 2008, 2009 19
Bảng 1.2. Tình hình xuất nhập khẩu dưa chuột một số nước trên thế giới 2005 20
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất và sản lượng một số loại rau chủ lực năm 2004 21
Bảng 3.1. Diễn biến khí hậu thời tiết vụ Đông Xuân 2013 tại Thừa Thiên Huế 31
Bảng 3.2. Tình hình sản xuất dưa lê qua các năm ở xã Vinh Xuân 33
Bảng 3.3. Diện tích trồng dưa lê của 30 hộ dân ở vùng điều tra 33
Bảng 3.4. Các giống dưa được trồng ở Vinh Xuân (30 hộ điều tra) 34
Bảng 3.5. Tình hình sử dụng phân bón đối với trồng dưa lê 35
Bảng 3.6. Thành phần và mức độ gây hại của sâu, bệnh hại dưa lê ở xã Vinh Xuân

35
Bảng 3.7. Chiều cao cây của các giống dưa lê (cm) 37
Bảng 3.8. Chiều dài cành cấp 1 của các giống dưa lê (cm) 38
Bảng 3.9. Số lượng cành cấp 1 của các giống dưa lê 40
Bảng 3.10. Số lượng lóng trên cành cấp 1 của các giống dưa lê 41
Bảng 3.11. Diện tích lá của các giống dưa lê (dm2) 43
Bảng 3.12. Tình hình nhiễm sâu bệnh đối với các giống dưa lê 44
Bảng 3.13. Số lượng hoa trên thân và trên cành cấp 1 của các giống dưa lê 45
Bảng 3.14. Kích thước và độ hữu thụ hạt phấn của các giống dưa lê 46
Bảng 3.15. Đặc điểm hình thái quả của các giống dưa lê 48
Bảng 3.16. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống 49
Bảng 3.17. Hàm lượng vitamin C (%mg) và hàm lượng gluxit trong quả của các
giống dưa lê 51
Bảng 3.18. Đánh giá chất lượng quả bằng phương pháp cảm quan 51
Bảng 3.19. Hiệu quả kinh tế của các giống dưa lê (tính cho 1ha) 53
4
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Bản đồ địa lý, hành chính huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế 30
Hình 3.2: Biểu đồ chiều cao cây qua các giai đoạn của các giống 38
Hình 3.3. Biểu đồ chiều dài cành cấp 1 của các giống dưa lê 39
Hình 3.4. Biểu đồ số lượng cành cấp 1 41
Hình 3.5. Biểu đồ số lượng lóng trên cành cấp 1 của các giống 42
Hình 3.6. Biểu đồ diện tích lá của các giống dưa lê 43
Hình 3.7. Biểu đồ số lượng hoa trên thân của các giống dưa lê 46
Hình 3.8. Biểu đồ độ hữu thụ hạt phấn của 3 giống dưa lê 47
Hình 3.9. Biểu đồ một số chỉ tiêu về quả 50
Hình 3.10. Biểu đồ đánh giá chất lượng quả qua trực quan 52
5
PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Dưa lê (Cucumis melo L.) thuộc họ bầu bí là rau ăn quả có thời gian sinh
trưởng ngắn, trồng được nhiều vụ trong năm với năng suất khá cao. Dưa lê có
nguồn gốc từ Châu Phi, sau đó được trồng ở Ai Cập, Trung Quốc, Ấn Độ và ngày
nay dưa lê trồng được ở nhiều nơi trên thế giới (Milne and milne, 1975)[9]. Quả
dưa lê được sử dụng chủ yếu để ăn tươi, ép nước quả. Giá trị dinh dưỡng của dưa lê
phụ thuộc nhiều vào giống. Dưa lê chứa nhiều vitamin C và Potassium. Những
giống có vỏ màu vàng như Cantaloupe chứa nhiều beta carotene, tiền tố của vitamin
A. Mặc dù nhu cầu sử dụng khá lớn song diện tích trồng dưa tăng chậm. Một trong
những nguyên nhân chủ yếu là thiếu giống tốt cho các vùng trồng. Các giống dưa
trồng ở nước ta hiện nay chủ yếu là các giống địa phương như dưa lê trắng Hà Nội,
dưa lê mật Bắc Ninh, dưa lê vàng Hải Dương. Các giống này cho năng suất không
cao, thịt quả mỏng, quả chóng bị hỏng và kích thước mẫu mã không đẹp. Một số
giống nhập nội có ưu thế lai nên cho năng suất cao song giá giống khá đắt. Việc
đánh giá thực trạng trồng dưa lê và khảo sát những giống dưa lê có khả năng sinh
trưởng, phát triển, cho năng suất tối ưu là việc làm hết sức cần thiết. Qua đó người
dân sẽ thấy được những giống dưa lê nào có khả năng cho năng suất cao để đưa vào
sản xuất nhằm tăng hiệu quả kinh tế. Mặt khác qua đánh giá thực trạng chúng ta sẽ
thấy được tình hình trồng dưa lê ở Thừa Thiên Huế, tình hình phát sinh sâu bệnh từ
đó có những phương pháp phòng trừ hiệu quả.
Dưa lê có nguồn dinh dưỡng khá lớn, cung cấp các khoáng chất cho cơ thể
tuy nhiên việc nghiên cứu về dưa lê chưa nhiều, hiện tại thì những nghiên cứu về
đánh giá thực trạng và khảo sát giống dưa lê cho năng suất cao ở Thừa Thiên Huế
chưa được thực hiện.
Với nhu cầu thực tiễn trên tôi chọn đề tài: “Đánh giá thực trạng và trồng thử
nghiệm một số giống dưa lê (Cucumis melo L.) tại xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang,
tỉnh Thừa Thiên Huế”.
6
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đánh giá được thực trạng trồng dưa lê ở xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang,

tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu, khảo sát đưa ra được giống dưa lê có khả năng
cho năng suất cao để đưa vào sản xuất nhằm tăng hiệu quả kinh tế cho người dân.
1.3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
- Đề tài được thực hiện theo đúng đề cương nghiên cứu đã được thông qua.
- Số liệu điều tra, nghiên cứu phải đảm bảo tính thống nhất, cập nhật, tin cậy
và chính xác.
- Thực hiện phương pháp nghiên cứu đúng, thu được số liệu đầy đủ cùng với
những nhận xét khách quan của người thực hiện đề tài.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Ý nghĩa khoa học:
+ Xác định giống dưa lê có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt tại vụ sớm
ở xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Làm cơ sở khoa học cho những nghiên cứu về dưa lê tại Thừa Thiên Huế, làm
cơ sở cho việc mở rộng diện tích và đưa giống mới về trồng tại Thừa Thiên Huế.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Làm phong phú số lượng giống dưa lê được trồng ở Thừa Thiên Huế.
+ Thấy được thực trạng trồng dưa lê ở xã Vinh Xuân – Phú Vang – Thừa
Thiên Huế, qua khảo sát có thể đưa ra giống dưa lê cho năng suất cao nhất để ứng
dụng vào sản xuất.
7
PHẦN 2. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Nguồn gốc của cây dưa lê
Trong các tài liệu cổ xưa nhất cho thấy dưa lê có nguồn gốc từ Ai Cập
(Panfgalo năm 1929). Trong số các loại rau được liệt kê trong kinh thánh bởi người
Do Thái ở Ai Cập, có khả năng xác định là giống dưa lê không ngọt (M. Kislev, Đại
học Bar-Ilan). Nhiều tài liệu được tìm thấy trong các tác phẩm cổ đại Trung Quốc
từ khoảng năm 2000 trước Công nguyên (Walters 1989), tài liệu ở Hy Lạp và La
Mã từ thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên Pagalo (1929) cho rằng các loại dưa ngọt

không có trong thời kỳ La Mã, và được nhập khẩu từ Ba Tư hoặc Caucasus nhờ du
khách, làm cho dưa lê xuất hiện ở châu Âu chỉ khoảng thế kỷ thứ 13. [9]
1.1.2. Phân loại
Dưa lê là cây trồng làm vườn quan trọng trên thế giới. Trong chi Cucumis,
nó thuộc về phân chi melo, có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Hình thái thể hiện trong
các đặc điểm của quả như kích thước, màu sắc, hình dạng, kết cấu, hương vị và
thành phần. Vì vậy C. Melo được coi là loài đa dạng nhất của chi Cucumis
(Kirkbride năm 1993; Whitaker & Davis 1962; Jeffrey 1980; Bates & Robinson,
1995). Bao gồm các loài hoang dã, các loài thuần hóa, được sử dụng để tráng
miệng, ăn sống hoặc nấu chín. [9]
Sự khác nhau về hình thái cây, lá, dạng quả đã làm cho các nhà thực vật học
đề xuất phân loại Cucumis melo. Dựa vào hình thái cơ quan sinh sản cái Kirkbride
(1993) phân loại dưa lê thành hai phân loài, ssp. melo và ssp. agrestis, cơ quan sinh
sản cái: ssp. Melo có bầu quả có lông hoặc lanate, trong khi ssp. agrestis có bầu quả
có lông rất mịn (Lông appressed, thường rất ngắn) đây cũng là đề xuất của
Grebenscikov (1953), Jeffrey (1980) và Zohary (1983). [9]
Năm 1753 Linne tiến hành đặt ra tên chi là Cucumis, và mô tả loài dưa trồng.
Nhưng sau đó đã được thống nhất vào một loài duy nhất, Cucumis melo. Naudin
(1859), tiến hành phân loại dưa lê dựa trên một bộ sưu tập gồm 2000 mẫu vật.
Naudin chia dưa lê thành 10 loại. Pangalo (1929) nghiên cứu 3000 mẫu vật tại Viện
Vavilov, và có nhiều đề xuất tinh vi hơn, phân loại đa cấp dựa trên ý tưởng của dãy
8
tương đồng: mỗi giống dưa lê được chia thành hai loài phụ tương đồng, loài được
thuần hóa và hoang dã (agrestis), mỗi loài được chia thành nhiều loại. [9]
Hammer & al. (1986) thừa hưởng một hệ thống phân loại mức độ tương tự từ
Grebenscikov (1953) và cố gắng đơn giản hóa nó: dưa lê được nhóm theo phân loài
hoang dã và thuần hóa. Munger & Robinson (1991) đề xuất thêm một phiên bản
đơn giản hóa phân loại Naudin, chia C.melo vào một loạt các loài hoang dã, C.melo
var. agrestis, và sáu loài được thuần hoá: cantalupensis, inodorus, conomon,
dudaim, flexuosus và Momordica. [9]

Trong những năm qua, kỹ thuật ADN đã được sử dụng để giải quyết phân
loại mối quan hệ, cung cấp biện pháp khách quan và số lượng đa dạng di truyền
giữa các đơn vị phân loại, ví dụ như giữa các chi và loài (Schierwater 1995;
Campos & cộng sự 1994; Milla & cộng sự 1996). Độ nhạy của phương pháp mới
cũng cho phép xác định kiểu gen giống hoặc giống cây trồng trong phạm vi một loài
(Virk và cộng sự 1995; Fang & Roose 1997; Lee & cộng sự 1996).
1.1.3. Đặc điểm sinh học cây dưa lê
Dưa lê hay còn gọi là dưa bở, dưa nứt, dưa hồng, (danh pháp hai phần:
Cucumis melo) là một loại dưa thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae), là loài cây có thân
mọc bò, ra quả. Dưa lê cũng là loại cây cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể,
có nhiều tác dụng trong việc giải khát, trị hiệu quả một số chứng bệnh theo quan
điểm của Y học dân gian. Dưa lê được trồng tương đối phổ biến ở Việt Nam và
được dùng làm nguyên liệu cho một số bài thuốc hoặc thức uống giải khát.[28]
Dưa lê là cây có thân mọc bò, phủ lông ngắn, tua cuốn đơn. Lá dưa lớn, hình
tim ở gốc, gần hình tròn hoặc hình thận, có 3 góc hay 3 - 7 thuỳ thường nhỏ, tròn,
tù, có răng cưa, hai mặt lá có lông mềm, trên mặt dưới cũng có lông, cuống lá có
lông ngắn cứng.[28]
Hoa của dưa có màu vàng, hoa đực xếp thành bó, hoa cái mọc riêng lẻ. Quả
đa dạng, hình dáng và màu sắc khác nhau tuỳ theo từng thứ, phần nhiều có vỏ vàng
sọc xanh, nhẵn bóng hoặc có lông tơ mềm, thịt dưa màu vàng ngà, gồm chất bột
mịn, bở, mềm, mùi thơm, ruột quả có nước dịch màu vàng, vị ngọt mát, màng hạt
màu trắng.[28]
Thịt quả dưa lê có vị ngọt, có tính hàn, có công năng thanh nhiệt, giải khát,
lợi tiểu. Đây là loại quả bổ dưỡng, giải khát rất tốt trong mùa hè nóng bức. Cuống
9
dưa lê có tính hàn, có vị đắng, có độc, có công năng gây nôn, tống các thứ tồn tích
trong dạ dày ra. Dây cây dưa lê đem phơi khô có tác dụng thông kinh, hoạt lạc,
dùng để chữa chứng bế kinh ở phụ nữ. Nói chung, tất cả các bộ phận của cây dưa lê
như dây, lá, cuống, thịt quả và hạt đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Bộ phận
hay được sử dụng nhất là cuống và hạt dưa.[28]

1.1.4. Giá trị của dưa lê
Dưa lê là một trong những loại quả vừa cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, vừa
có tác dụng giải khát, thanh nhiệt và trị được nhiều bệnh. Có thể nói không chỉ là
loại quả giải khát trong mùa nóng, mà tất cả các bộ phận của cây dưa lê như dây, lá,
cuống, hạt… đều có thể dùng làm thuốc. Đặc biệt là bộ phận cuống dưa, thường
dùng để gây nôn, giải độc thức ăn.
Thành phần hóa học
Lá chứa cao flavon glucosid như melonid A (6c. Diglucosyl apigenin),
melonid L (6c digluconyl luteolin và các dẫn chất caffeoyl của chúng
(Phytochemistry 1976, 15, 1053).
Các carotenoid: alpha caroten, beta caroten, caroten.
Dưa lê còn chứa tinh dầu thành phần gồm: n hexanol, 1 octenzol eis 3 nonen
- 1 ol, n butylacelat, isobutyl acetat, 2 methyl butuyl acetat, n hexyl acetat, ethyl n
butyrat, ethyl - 2 - methyl butyrat, benzylacetat, beta phenethyl acetat, y phenyl
propyl acetat, trans 2 - nonenal, n nonanol cis - 3 - nonen - I ol, cis 6 nonen 1 ol, các
methyl este của acid linoleic và linoleic. [24]
Dầu hạt bao gồm các lipid trung tính (91,5%), glucolipid (6.4%),
phospholipid (2,1%). Các lipid trung tính gồm phần lớn là triacetyl glycerol
(90,7%), digalactosyl diacyl - glycerol (CA. 1992, 117, 6569 g).
Các phenolic glycosid cũng được tách từ hạt là (E) 4 hydroxycinnamyl
alcohol, 4-0 - (2’ - o - beta - d apio furanosyl) (1’’ -> 2’) - beta - d.glucopyranosid
cùng với benzyl - o - beta - d. glucopyranosid, 3.29 - o - dibenzoyl multiflor - 8 en -
3a, 7 beta, 29 triol và 3 - o - p - amino benzoyl - 29 - o - benzoyl multifor - 8 en -
3a, 7 beta, 29 triol. [24]
Theo Võ Văn Chi trong quả dưa có các thành phần sau: Nước 95%, protid
0,6%, lipid 0,11%, glucid 3,72%, cellulose 0,33%, tro 0,1%. đường 1,05 - 6% và
các vitamin A (25 - 30000 đơn vị), vitamin B 0,03 mg, vitamin C 1,5 - 2 mg, các
10
chất khoáng p 30 mg, Ca 20mg, Fe 0,4 mg. Hạt chứa globulin, Glutein, đường
galactose và nhiều chất béo. [24]

Đặc tính chữa bệnh [24]
Theo Đông y thì dưa lê có vị ngọt, tính hàn, tác dụng giải khát, giải nhiệt và
thông khí, trừ phiền, lợi tiểu, trong những ngày hè nóng bức ăn dưa lê có thể phòng
ngừa được cảm nắng, chống say nắng, trị táo bón và mất ngủ rất tốt. Tuy nhiên, nếu
bị bệnh đường ruột và đái đường thì cần lưu ý không sử dụng.
Hạt dưa có vị ngọt, tính mát, tác dụng điều hòa trong bụng, thanh phế, nhuận
tràng, trị được các chứng kết tụ sinh máu mủ ở tràng vị, chữa ho khan hay đại tiện
táo bón Hoa dưa lê chữa nấc, đau tim còn lá tác dụng trị mất kinh ở phụ nữ.
Cuống dưa lê có vị đắng, tính lạnh, có độc, tác dụng gây nôn và thông đại tiểu tiện,
giải độc, chữa sốt phát cuồng, sốt rét cơn…
Cũng theo y học cổ truyền, cuống dưa vị đắng, tính hàn, có độc, thường dùng
để gây nôn, thông đại tiện. Thịt quả vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng trừ phiền nhiệt,
lợi tiểu tiện, phòng trúng nắng trong mùa hè. Hạt dưa lê có vị đắng, tính lạnh, có tác
dụng thanh nhiệt, giải độc, trị các chứng kết tụ sinh máu mủ ở tràng vị. Ngoài loại
dưa lê mà ta thường ăn, gần đây, trên thị trường xuất hiện nhiều loại nhập ngoại,
loại vỏ dày và vỏ mỏng. Tất cả các loại dưa này đều có thể dùng làm thuốc.
Ngoài ra dưa lê giàu vitamin C, đó là chất có khả năng chống oxy hóa, giúp
ngăn ngừa các bệnh về tim mạch và thậm chí cả ung thư. Bên cạnh đó, dưa lê có
chứa beta - caroten. Sự kết hợp giữa beta - caroten và vitamin C có thể giúp ngừa
được nhiều căn bệnh mãn tính.
Nước ép dưa lê cũng giúp cải thiện tình trạng khó thở, giảm được sự mệt
mỏi, chữa chứng mất ngủ.
Do chứa hàm lượng axit folic cao, dưa lê rất có lợi cho phụ nữ mang thai,
giúp cho bào thai khỏe mạnh. Nó cũng giúp ngăn ngừa chứng loãng xương, chống
lại sự suy nhược của cơ thể.
Tác dụng dược lý
Tác dụng chống giun
Hạt dưa lê có tác dụng chống giun (Zinchenko et al., 1955). Tuy nhiên, hiện
nay ít dùng vì đã có nhiều thuốc tẩy giun có tác dụng mạnh và lại ít độc. [24]
11

Tác dụng lợi tiểu
Cao của hạt dưa lê chiết bằng ether có tác dụng lợi tiểu (Singh et al., 1970).
Cũng đã xác định được trong hạt có một số chất có tác dụng ức chế enzym urease
(Malhotra et al., 1978). [24]
Tác dụng trên ARN ribosom và trên protein
Melonin là một protein có trong hạt dưa lê có tác dụng ức chế mạnh ribosom
thuộc các nguồn khác nhau, kể cả ribosom ở tế bào có nhân rải rác (prokarotic), cả
ribosom ở tế bào có nhân điển hình (eukaryotic). Có thể coi melonin như một
enzym thủy phân ARN gây thoái biến ARN một cách phụ thuộc liều, nhưng lại
không ảnh hưởng đến ADN (Rojo et al., 1995). Trong dưa lê còn có chất cucumisin
là một serin - protease kiềm (alkalin serine protease), bền với nhiệt độ và có thể
thủy phân protein thành peptid và aminoacid (Kee, 1999: 245). Enzym thủy phân
protein này (proteinase) có khối lượng phân tử khoảng 50000 (ĐVC). Hoạt tính
thủy phân protein tối đa ở pH kiềm. Nhiệt độ thủy phân casein tối ưu là ở 70
o
C và
pH 7,1. Enzym này bị ức chế mạnh bởi disopropyl fluorophosphat, bị ức chế một
phần do HgCl
2
. acid p - cloronercuribenzoic, N - tosyl - L - lysin cloromethyl ceton
và cả chất ức chế trypsin có trong hạt đậu tương (Kaneda et al 1975). [24]
Tác dụng gây nôn
Uống bột khô của cuống quả dưa lê sẽ bị nôn là do kích ứng niêm mạc dạ
dày. Nếu tiêm dịch cao chiết từ bột khô hoặc dịch ép tươi của cuống quả dưa lê lại
không bị nôn (Kee, 1999: 245). [24]
Tác dụng chống oxy hóa và chống viêm
Trong thí nghiệm in vitro, môi trường có đại thực bào phân lập từ màng bụng
chuột nhắt trắng, được hoạt hóa từ trước bằng 300 IU interferon gamma (1FN – y),
rồi kích thích bạch cầu sản sinh ra các gốc tự do oxy hóa cytokin với các nồng độ
khác nhau của dịch chiết dưa lê. Kết quả cho thấy dịch chiết ức chế sản sinh ra

anion superoxyd, và tác dụng ức chế tối đa đạt được ở nồng độ 100 µg/ml. Tác
dụng chống oxy hóa này cần phải có mặt của enzym superoxyd dismutase (SOD) vì
nếu để dịch chiết ở nhiệt độ cao nhằm diệt SOD thì tác dụng không còn. Trong thí
nghiệm in vitro ở chuột nhắt trắng, cho dùng dịch chiết 28 ngày. Vào cuối ngày
dùng thuốc, tiêm phúc mạc cytokin gây viêm là IFN - y. Sau 24 giờ, phân lập lấy
đại thực bào ở phúc mạc chuột nhắt trắng, rồi xác định khả năng sinh ra các gốc tự
12
do, yếu tố hoại tử U (TNF -alpha: tumor necrosis factor - alpha) và IL - 10
(interleukin - 10). Kết quả cho thấy tác dụng chống oxy hóa và tác dụng chống viêm
chỉ xảy ra ở lô uống dịch chiết phối hợp với gliadin là một protein chức năng cho
SOD có trong hạt ngũ cốc (Vouldoukis et al., 2004). [24]
Tác dụng cải thiện chức năng gan
Cuống quả dưa lê có tác dụng làm tăng glucose (glucogenesis), có tác dụng
bảo vệ gan đối với nhiễm độc do carbon tetraclorid, làm giảm vàng da và có hiệu
quả trong điều trị gan bị nhiễm một số chất độc (Kee, 1999: 245). [24]
Tác dụng trên dị ứng và phản vệ
Phản ứng phản vệ do uống rượu, đồ uống hoặc thực phẩm có rượu sau khi ăn
loại dưa lê quả chín có thể xảy ra ở một số ít người. Tuy nhiên, với dưa lê mới hái
thì không gây ra phản ứng phản vệ (Mallon et al., 1997). [24]
Quả dưa lê cũng có thể gây ra dị ứng. Khảo sát 66 bệnh nhân dị ứng do ăn
dưa lê và 95 dị ứng do phấn hoa thấy dị ứng do ăn dưa lê chủ yếu xuất hiện ở
miệng, số xuất hiện ngoài miệng là 13 (19,7%) và không thấy nổi mày đay và phản
vệ toàn thân. Dị ứng dưa lê có liên quan với dị ứng phấn hoa, vì tất cả các bệnh
nhân dị ứng với dưa lê đều bị dị ứng với phấn hoa. Tỷ lệ người bị hen do dị ứng với
phấn hoa cao hơn dị ứng với dưa lê (Figueredo et al., 2003). Đã xác đinh được
thành phần gây dị ứng ở quả dưa lê là cucumisin, một endopeptidase giống như
subtilisin (Cuesta – Herranz, 2003).
Tác dụng chống kết tụ tiểu cầu người
Một phân đoạn có hoạt tính được phân lập từ cao nước của dưa lê có tác
dụng ức chế sự kết tiểu cầu người do nhiều chất khác nhau như epinephrin, ADP,

collagen, thrombin, natri arachidonat, endoperoxyd của prostaglandin. Bằng
phương pháp sắc ký lớp mỏng, phổ từ ngoại, phổ khối và vì tác dụng ức chế sự kết
tiểu cầu mất đi, nếu thêm vào đó adenosin - deaminase; do đó, có thể kết luận chất
có tác dụng ức chế sự kết tụ tiểu cầu là adenosin (Altman et al., 1985). [24]
Tác dụng tăng hấp thu sắt trong bữa cơm
Uống dịch quả và ăn dưa lê sẽ làm tăng sự hấp thu sắt trong bữa ăn cơm.
Dùng phương pháp Fe phóng xạ ở hồng cầu, nghiên cứu trên 234 phụ nữ Ấn độ đã
sinh đẻ, thấy các loại quả làm tăng hấp thu sắt từ mức vừa đến khá là dâu tây, mận,
chuối, xoài, lê, dưa lê, dứa. Quả ổi và đu đủ làm tăng hấp thụ sắt rất mạnh. Tuy
13
nhiên, cũng có nhiều loại quả không có ảnh hưởng đến hấp thu sắt như nho, táo, bơ
(Ballo et al., 1987). [24]
Tác dụng làm giảm stress oxy hóa thận do đái tháo đường
Cơ chế quan trọng của đái tháo đường gây ra bệnh thân là do Stress oxy thận.
Oxykin là cao chiết từ quả dưa lê rất giàu superoxyd dismutase thực vật có tác dụng
làm giảm stress oxy hóa thận do đái tháo đường. Thí nghiệm được tiến hành trên ba
lô chuột nhắt trắng: lô chuột bình thường không bị đái tháo đường db/m; lô chuột
đái tháo đường di truyền db/db và lô chuột đái tháo đường db/db có dùng oxykin.
Sau 12 tuần, nồng độ glucose huyết và thể trọng không khác nhau giữa lô chuột đái
tháo đường dùng thuốc và đái tháo đường không dùng thuốc. Tuy nhiên, diện tích
màng nâng cuộn mao mạch tính theo tỷ số cuộn mao mạch/cuộn tiểu cầu được cải
thiện rõ ở lô dùng oxykin so với lô không dùng oxykin. Việc tăng albumin niệu và 8
- OhdG (8 - hydroxy deoxyguanosin) niệu vào tuần điều trị thứ 12 bị ức chế có ý
nghĩa ở lô dùng oxykin. Như vậy, oxykin cải thiện được tiến triễn và tốc độ của
bệnh thận do đái tháo đường đối với mô hình chuột nhắt trắng bị đái tháo đường tip
2, làm giảm Stress oxy hóa do đái tháo đường và giảm tổn thương tế bào cuộn mao
mạch thận (Naito et al., 2005). [24]
Độc tính cấp
LD50 của cucurbitacin B ở chuột nhắt trắng dùng đường uống là 14,0 3,0
mg/kg, còn đường tiêm dưới đa là 1,00 0,07 mg/kg. Như vậy, cucurbitacin là một

chất rất độc (Kee, 1999; 245). [24]
Giúp da sáng đẹp hơn
Dưa lê là một trong những trái cây giàu vitamin C - một loại vitamin chống
oxi hóa giúp tăng nồng độ collagen, loại protein giúp da chắc khỏe và trẻ trung.
Vitamin C cũng đóng vai trò quan trọng trong chức năng của hệ miễn dịch và có thể
giúp chống lại virut gây sốt và cảm cúm. Măt khác, vitamin C giúp hấp thụ chất sắt.
Chỉ cần ăn một quả dưa lê cỡ trung bình cũng sẽ giúp bạn nhận đủ lượng vitamin C
cần thiết mỗi ngày.[21]
Giúp hạ huyết áp
14
Dưa lê cũng giàu hàm lượng kali, một loại khoáng chất đóng vai trò quan
trọng trong việc kiểm soát huyết áp. Kali cũng cần thiết cho mọi tế bào trong cơ thể,
nó giúp tế bào khỏe mạnh và có sức đề kháng với nhiều bệnh tật.[21]
Giảm cân
Trong một quả dưa lê trung bình chỉ có chứa 64 calo và không có chất béo vì
vậy dưa lê là loại quả giúp giảm cân lý tưởng.[21]
Ngăn chặn chứng chuột rút ở chân
Thường xuyên ăn dưa lê sẽ giúp giảm được chứng chuột rút ở chân, đặc biệt
là đối với phụ nữ mang thai. Điều này có được là nhờ trong quả dưa lê có chứa
nhiều chất magie. Nhiều nghiên cứu cho thấy, thiếu magie là nguyên nhân dẫn tới
30% phụ nữ mang thai bị mắc chứng chuột rút. Đó là nguyên nhân tại sao họ
khuyên người mang bầu cần tăng cường ăn nhiều thực phẩm giàu magie.[21]
1.1.5. Kỹ thuật chăm sóc cây dưa lê
Thời vụ trồng và một số yêu cầu kỹ thuật
Dưa lê có yêu cầu về nhiệt độ từ 18 – 32
o
C. Do đó thời vụ gieo trồng cây này
có thể kéo dài từ giữa mùa xuân tới giữa mùa thu hằng năm. Nhưng thời vụ gieo
trồng chính của nhiều nơi lại là khoảng tháng 2 - 3 dương lịch và được thu quả từ
khoảng tháng 5 - 6. Đất trồng dưa lê cần chọn chân cao, đất tốt, đất thịt nhẹ hay cát

pha. Đất xấu, đất cát cần tăng thêm phân bón lót và tăng thêm lần bón thúc. Đất sét,
đất thịt nên xới xáo nhiều hơn và bón tăng phân hữu cơ. Đất cần luôn luôn ẩm, song
lại phải thật thoát nước. Sau mỗi trận mưa rào, nước cần được tháo bỏ thật nhanh.
Về ánh sáng, dưa lê cũng như tất cả các giống dưa khác đều yêu cầu rất lớn, đất
không thông thoáng, bị che lấp ánh sáng không nên trồng dưa lê.[26]
Bón phân [26]
Lượng phân bón lót cho mỗi 1.000 m
2
đất (Khoảng 3 sào Bắc bộ) chừng 3-5 tấn
phân chồng hoai cộng 1,5 tạ vôi bột cùng 8kg đạm, 25kg lân và 8kg kali nguyên chất.
- Bón thúc lần thứ nhất khi cây có 2 - 3 lá thật, kết hợp với xới đất sâu làm cỏ
và vun gốc, vun nhẹ với khoảng 2kg đạm và 2kg kali nguyên chất.
- Bón thúc lần hai sau lần thứ nhất 40 - 45 ngày, khoảng 2kg đạm và 2kg kali
nguyên chất. Kết hợp vun xới làm cỏ và bấm ngọn cho cây phát triển nhánh.
15
- Bón thúc lần thứ ba, khi cây bắt đầu nở hoa. Khoảng sau khi trồng 60-70
ngày. Cũng kết hợp vun xới và làm giàn.
Sau khi trồng 90 – 100 ngày sẽ được thu hoạch quả chín. Đặc điểm của dưa
lê là cây cho cả hoa đực và hoa cái như tất cả các cây trong họ bầu bí. Nhưng ở hoa
cái của dưa lê vẫn tồn tại cả nhị đực. Do đó cây rất dễ thụ phấn và đậu quả. Một đặc
điểm quan trọng nữa là, cây dưa lê cho hoa ở ngay nách lá của cành nhánh. Nên
muốn dưa lê sai quả cần lưu ý tới khâu bấm ngọn cho cây phân nhánh. Có nhiều
cách bấm ngọn cho cây phân nhánh.
Làm giàn [26]
Nếu làm giàn, thì nên làm giàn theo kiểu hình chữ nhân và luống được đánh
theo hướng đông tây cho cả ngày cây dưa lê đều được hưởng ánh nắng. Luống đánh
cao 30 – 35cm, rộng 1.2 – 1.5m, bổ rãnh hai hàng, cách nhau 60 – 70cm, bón phân
vào rãnh, trộn đều với đất rồi san bằng và trồng mỗi cây một hốc, cách nhau 30 –
35cm. Khi cây bắt đầu leo thì làm giàn. Mỗi cây dưa được cắm hai cọc giàn. Khi
cây có 6 – 7 lá thật thì bấm ngọn, để cây sinh các nhánh con, để lại 2 nhánh to khỏe

nhất, còn lại bấm bỏ hết. Hai nhánh con này cho leo lên hai cọc giàn, lên cao 30 –
40cm lại buộc dây đỡ. Mỗi nách lá sẽ lại phát sinh một nhánh cháu. Quả đậu rồi thì
giữ lại không cho sinh nhánh và ngoi ngọn tiếp. Mỗi nách lá của một nhánh con sẽ
cho một quả. Làm cách này cây tuy ít nhánh, ít quả, song quả do có giàn, ít bị giun
dế làm thối quả.
Không làm giàn
Nếu không làm giàn, thì đánh luống rộng hơn 1.5 – 1.8m. Bỏ hốc ở giữa
luống, bón phân lót trộn đất vào cào bằng các hố cách nhau 80 - 100cm, trồng mỗi
hốc 3 – 4 cây dưa đều nhau, sau này dãn cây về các phía và cho bò đều trên mặt
luống. Khi bấm ngọn, ta có thể làm theo các cách sau:
Cách 1: Sau lá thứ 5 thì bấm ngọn cho cây lên nhánh cháu và chỉ giữ lại hai
nhánh to khỏe. Khi 2 nhánh con có 5 - 6 lá thì lại bấm ngọn cho mỗi nhánh mọc
được 5 nhánh cháu thì lại bấm ngọn. Mỗi nhánh cháu có 5 - 6 lá lại bấm ngọn lần
nữa để mỗi nhánh cháu có 5 nhánh chắt. Mỗi cây dưa được bấm ngọn ba lần và cho
tới 72 nhánh con, cháu chắt.[26]
16
Cách 2: Sau khi cây có 6 - 7 nhánh thật thì bấm ngọn và chỉ để 4 nhánh con;
mỗi nhánh con có 5 - 6 lá lại bấm ngọn và lấy mỗi nhánh con 5 nhánh cháu. Sau hai
lần bấm ngọn, mỗi cây dưa lê sẽ cho tới 24 hoa cái có khả năng cho quả. Sau đó để
cây phát triển tự nhiên, sinh thêm lá quang hợp nuôi quả.[26]
Cách 3: Cũng bấm ngọn khi cây có 5 - 6 lá và để đúng 5 nhánh con. Sau đó
cho chúng phát triển tự nhiên. Hai cách sau có thể bổ hốc dày hơn ở giữa luống
hoặc trồng thành một hàng dọc. Các nhánh phát triển tự nhiên vẫn cho quả, song số
quả ta không kiểm soát được, dễ có quả nhỏ.[26]
1.1.6. Tình hình sâu bệnh ở cây dưa lê
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển dưa lê có thể mắc một số bệnh hại
và sâu hại như:
1) Ruồi đục lá (Liriomyza sativae): sâu non nằm giữa 2 lớp biểu bì ăn phần
diệp lục để lại đường đục ngoằn nghèo trên lá. Thường có mật độ cao ở thời kỳ cây
ra hoa, rộ quả, vào tháng 3 - 5 và 9 - 11 trong năm.[25]

2) Sâu ăn lá dưa (Diaphania indica): thường có mật độ cao khi cây sinh
trưởng tốt sau trồng 25 - 30 ngày, chúng hại búp, lá non. Gây hại chính ở vụ xuân
hè và thu đông sớm.[25]
3) Rệp (Aphis craccivora): chúng thường xuất hiện trong điều kiện thời tiết
khô hanh, hạn hán. Mật độ thường tăng rất nhanh do chúng đẻ ra con, trong năm
thường gây hại nặng vào các tháng 3 - 5 và 9 - 11 trong năm.[25]
4) Bọ trĩ (Thrip spp.) Bọ trĩ chích hút dịch ở lá, ngọn, thân non làm lá bị
xoăn, cứng và giòn. Trong năm chúng thường có mật độ cao vào các tháng 3 - 5 (vụ
xuân hè) và tháng 9 - 11 (vụ thu đông)[25]
Phòng trừ sâu hại: áp dụng các biện pháp canh tác, thủ công, sinh học. Theo
dõi phát hiện sớm, khi cần phun các loại thuốc: Elincol 12 ME, Vertimex 1.8EC;
Sherpa 25EC, Trebon 30EC (trừ sâu ăn lá), Confidor 100SL, Oshin 20WP, Elsin
10EC (trừ các loại chích hút), …
5) Bệnh héo xanh vi khuẩn (Pseudomonas solanacearum Smith): gây hại ở
tất cả các thời kỳ của cây nhưng nghiêm trọng nhất là thời kỳ hoa - quả và bệnh
phát triển thuận lợi ở nhiệt độ 25 - 30
0
C. Bó mạch thâm nâu, cây không hút được
nước, héo và chết.[25]
17
6) Bệnh giả sương mai (Pseudoperonospora cubensis): bệnh phát sinh nặng
trong điều kiện nhiệt độ dưới 20
0
C ẩm độ không khí cao. Gây hại cả thân, lá và
thường gây hại nặng trên dưa chuột vụ thu đông và xuân hè sớm.[22]
7). Bệnh phấn trắng (Erysiphe sp): bệnh phấn trắng gây hại cả 2 mặt lá,
nhưng thường phát sinh gây hại mạnh ở mặt trên. Nấm bệnh tồn tại trong hạt giống
tàn dư cây bệnh và lan truyền theo gió.[22]
8). Bệnh khảm lá (Cucumber mosais virus): do virut gây hại, nếu bị bệnh từ
khi cây còn nhỏ, cây còi cọc lá xoăn nhỏ và thường không ra quả. Bệnh do côn

trùng chích hút truyền bệnh chủ yếu là rệp, bọ trĩ, lây từ cây bệnh sang cây khoẻ.
Phải trừ môi giới truyền bệnh.[22]
Phòng trừ bệnh hại: xử lý hạt giống, chọn giống kháng, dọn sạch tàn dư cây
bệnh tiêu hủy. Khi cần thiết phải phun thuốc
Phòng trừ bệnh héo xanh: Phun hoặc tưới gốc định kỳ bằng thuốc Funguran-
OH 50WP, hoặc các thuốc gốc đồng để ngừa bệnh, Exin 4.5 HP (Phytoxin VS),
Bactocide,…
Các thuốc trừ bệnh sương mai, phấn trắng: Juliet 80 WP, Vicarben-S 70
BTN, Daconil 500SC, Đồng oxyclorua (Vidoc) 80 BTN, Aliette 80WP, Ridomil
Gold 68WP, Tilt Super 300EC, Bellkute 40WP. Ensino 40 SC, Binhnomyl 50WP,
Manage 5WP,
Khi bị nhiễm bệnh sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây do đó
sẽ ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất quả. Do đó cần có biện pháp chăm sóc,
xử lí kịp thời để tránh ảnh hưởng đến năng suất.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa trên thế giới và trong nước
1.2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa lê trên thế giới
Theo số liệu thống kê của tổ chức Nông lương thế giới (FAO)[27], năm 2009
diện tích trồng dưa chuột trên thế giới khoảng 1.958 nghìn ha, năng suất đạt 30,9
tấn/ha, sản lượng đạt 60.502,2 nghìn tấn. Trong đó, Trung Quốc là nước có diện
tích trồng dưa chuột lớn nhất chiếm 52,9% về diện tích (1.037,4 nghìn ha) và 73,2%
tổng sản lượng (44.296,9 nghìn tấn) so với thế giới. Tiếp đó là Iran với diện tích
82,9 nghìn ha; sản lượng 1.599,9 nghìn tấn chiếm 2,6% của thế giới (Bảng 1.1).
18
Nhìn chung diện tích, năng suất và sản lượng dưa chuột của các nước trên
thế giới biến động không nhiều qua các năm 2008 và 2009, trên 1.913 ha. Điều đó
cho thấy dưa chuột có vai trò quan trọng trong sản xuất và tiêu dùng ở các nước trên
thế giới. Đặc biệt là ở các nước phát triển như Trung Quốc, Nga, Mỹ
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất dưa chuột của một số nước trên thế giới
qua các năm 2008, 2009

Quốc gia Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
2008 2009 2008 2009 2008 2009
Trung Quốc 1.008,5 1.037,4 41,9 42,7 42.256,15 44.296,9
Iran 66,9 82,9 21,8 19,3 1.458,42 1.599,9
Liên Bang Nga 66,2 66,2 17,0 17,1 1.125,4 1.132,0
Mỹ 58,1 58,4 15,8 15,2 917,9 887,7
Thổ Nhĩ kỳ 57,5 60,0 29,2 28,9 1.679 1.734,0
Indonesia 52,9 53,0 10,2 10,9 539,6 577,7
Ukraina 49,6 51,5 15,2 17,1 753,9 880,6
Iraq 44,9 43,9 8,5 9,6 381,7 421,4
Ấn Độ 22,5 22,9 6,1 6,2 137,3 141,9
Thái Lan 21,4 21,1 8,1 8,2 173,3 173,0
Ba Lan 19,9 20,1 25,1 23,9 499,5 480,4
Rumani 12,9 13,1 13,4 13,4 172,9 175,5
Mexico 17,1 14,6 27,7 29,6 473,7 432,2
Ả rập Syria 10,3 10,4 13,6 12,7 140,1 132,1
Uzbekistan 10,0 15,0 31,8 23,3 318,0 349,5
Nhật Bản 12,5 12,4 50,2 50,0 627,5 620,0
Thế giới 1.913,1 1.958,0 30,4 30,9 58.158,24 60.502,2
(Nguồn: FAO.org, 2011)[27]
19
Bảng 1.2. Tình hình xuất nhập khẩu dưa chuột một số nước trên thế giới 2005
Nhập khẩu Xuất khẩu
Quốc gia Khối lượng
(nghìn tấn)

Quốc gia Khối lượng
(nghìn tấn)
Hoa Kỳ 423,4 Tây Ban Nha 399,3
Đức 410,1 Mexico 398,9
Anh 104,1 Newtherland 360,1
Newtherland 66,9 Jordan 64,3
Pháp 59,0 Canada 54,9
Liên Bang Nga 44,1 Hoa Kỳ 48,5
Canada 42,5 Iran 36,9
Thế giới 1.545,8 Thế giới 1.331,7
(Nguồn: FAO, 2006)[27]
Từ Bảng 1.2 cho thấy, hiện nay 5 nước có khối lượng dưa chuột xuất khẩu
lớn nhất là Tây Ban Nha (399,3 nghìn tấn), Mexico (398,9 nghìn tấn), Newtherland
(360,1 nghìn tấn), Jordan (64,3 nghìn tấn) và Canada (54,9 nghìn tấn). Những nước
đứng đầu về nhập khẩu là Hoa Kỳ (423,4 nghìn tấn), Đức (410,1 nghìn tấn), Anh
(104,1 nghìn tấn), Newtherland (66,9 nghìn tấn), Pháp (59,0 nghìn tấn). Ở những
nước như Hoa Kỳ, Newtherland công nghệ chế biến đồ hộp đang phát triển mạnh
do đó ở những nước này vừa có khối luợng nhập khẩu và xuất khẩu rất lớn.
1.2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa lê ở Việt nam
Từ bảng 1.3 chúng ta thấy rằng dưa chuột được xem là một trong những loại
rau chủ lực, có diện tích 19.874 ha, năng suất 16,88 tấn/ha, sản lượng 33.537 tấn chỉ
đứng sau cà chua. Tiếp đến là dưa hấu với diện tích trồng là 18.140 ha, năng suất
trên một ha đạt 17,82 tấn, sản lượng đạt 322.890 tấn.
20
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất và sản lượng một số loại rau chủ lực năm 2004
Loại rau
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tấn/ha)

Sản lượng
(tấn)
Cà chua 20.648 17,34 357.210
Dưa chuột 19.874 16,88 33.537
Dưa hấu 18.140 17,82 322.890
Đậu rau 7.681 6,87 52.760
Cải các loại 26.184 22,64 592.805
Hành tỏi 14.678 15,84 232.500
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2009)[23]
Từ bảng 1.3 chúng ta cũng thấy rằng các loại rau được trồng với diện tích
lớn nhất cung cấp một lượng lớn nhu cầu rau cho người dân với diện tích trồng đạt
26.184 ha, năng suất trên một ha đạt được 22,64 tấn, sản lượng đạt 592.500 tấn.
Trong khi đó thì các loại đậu rau được trồng với diện tích thấp nhất năng suất trên
một ha đạt 6,87 tấn, sản lượng đạt 52.760 tấn.
1.3. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÂY DƯA LÊ
1.3.1. Nghiên cứu dưa lê ở trên thế giới
Nghiên cứu lập bản đồ gen ở đối tượng dưa chuột bằng cách đánh dấu ADN.
Nghiên cứu các gen kháng bệnh nhằm ứng dụng trong sản xuất để đạt hiệu quả kinh tế
cao. Nghiên cứu lập bản đồ gen được thực hiện qua nhiều nghiên cứu của nhiều tác giả
khác nhau như: Y.H. Wang cùng C. E. Thomas và R. A. Dean (1997), Y.Hong Wang
(1998), Ana Isabel López-Sesé and J. E. Staub (2001). [10, 12, 14, 19, 20]
Raphael Z. Gilbert, Molly M. Kyle, and Henry M. Munger (1994) nghiên
cứu sự ảnh hưởng các dòng kháng virut để đưa vào sản xuất nhằm nâng cao năng
suất của cây, hạn chế thiệt hại do nhiễm viruts. [16]
M.C. J. L. Reyes Carrilloa and Ph.D. P.Cano Ríos (2004) nghiên cứu mối
quan hệ giữa ong và dưa trong hoạt động tìm kiếm thức ăn và thụ phấn của cây cho
thấy vườn dưa được ong thụ phấn thì cho năng suất, phẩm chất quả tốt hơn ở vườn
không được thụ phấn nhờ ong, số lượng ong càng nhiều hiệu quả thụ phấn càng
tăng. [15]
Fikret Yasar, Sebnem Kusvuran and Sebnem Ellialtioglu (2006) nghiên cứu

hoạt động chống oxy hóa trong một số dưa ở các giống Besni, Yuva, Midyat và
Semame và ba giống dưa Ananas, Galia C8 và Galia F1 mục đích của nghiên cứu là
21
xác định các hoạt động của một số chất oxy hóa các enzyme (ví dụ, APX, GR) và
mức độ không có enzym chống oxy hóa trong một số giống dưa nhạy cảm và giống
chịu mặn để ứng dụng trong sản xuất. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng chịu
mặn cao ở giống dưa C8 và Galia F1 (Franco et al, 1993;. Et al, 2002), chịu mặn
vừa phải giống Midyat, Besni và Semame, và các giống nhạy cảm với muối như
Yuva và Ananas (Kusvuran, 2004) đã được nghiên cứu. [13]
Deepthi H. R. (2008) nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng
tới các chỉ tiêu sinh lý và chất lượng của dưa lê. Đề tài tìm hiểu tác dụng của các
chất điều hòa tăng trưởng thực vật đối với tăng trưởng và phát triển ở dưa lê. Để tìm
hiểu tác dụng của các chất điều hòa tăng trưởng thực vật trên các thông số sinh lý và
năng suất tiềm năng trong dưa lê, tìm hiểu ảnh hưởng của các chất điều hòa tăng
trưởng thực vật chất lượng trong dưa lê. [11]
Selim (2009) nghiên cứu sự phát sinh hình thái cây dưa lê trong ống nghiệm.
Trong ống nghiệm hình thái của Cucumis melo var. flexuosus (L.) đã được Naudin
nghiên cứu sinh cơ quan trực tiếp. Mẫu được thu thập từ các bộ phận xa và gần lá
mầm rồi nuôi cấy trong các môi trường khác nhau Murashige và Skoog (1962), môi
trường có nồng độ khác nhau của 6-benzyladenine (BA) (0.0, 0.5, 1.0 và 2.0 mg L-1
) và indole-3-acetic acid (IAA) (0.0, 0.1, và 0.5 mg L-1 ). Sinh cơ quan tốt nhất thu
được từ phần gần của lá mầm trên môi trường có chứa 0,5 mg L-1 BA và 0,5 mg L-1
IAA (88%). Nồng độ này được sử dụng cho mô học phân tích. Tái sinh ít được thu
được trên môi trường có chứa 1,0 mg L-1 BA (75%) hoặc 1.0 mg L-1 BA và 0.1 mg
L-1 IAA (60%). Hình thái cây phục hồi lớn hơn nhiều từ phần gần hơn là phần xa lá
mầm. Một mô sẹo hình thành trên hầu hết các nuôi cấy trên môi trường bổ sung BA.
Phân tích mô học cho thấy sự hình thành của mô phân sinh chồi ngọn đầu được quan
sát thấy trong các mô 14 ngày tuổi và cấu trúc mô phân sinh đã được nhìn thấy trong
các mô 17 ngày tuổi. [18]
Năm 2012 Saima Parveen, Muhammad Azhar Ali, M. Asghar, Abdul Rahim

Khan and Abdus Salam đã công bố nghiên cứu điều tra chất lượng quả trong các
giai đoạn phát triển của quả nhằm xác định thời gian thu hoạch quả cho năng suất
và phẩm chất tốt và sự biến đổi chất lượng quả trong thời gian bảo quản. Nghiên
cứu tiến hành ở các giai đoạn phát triển. Dưa lê được thu hoạch sẽ được bảo quản ở
22

×