Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty TNHH nhà nước một thành viên khoáng sản thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.06 MB, 99 trang )

Khúa lun tt nghip

I HC HU
TRNG I HC KINH T
KHOA K TON - TI CHNH

t
H
u

KHểA LUN TT NGHIP I HC

i
h

c

K
in

h

K TON TI SN C NH HU HèNH
TI CễNG TY TNHH NH NC MT THNH
VIấN KHONG SN THA THIấN HU
GIAẽO VIN HặẽNG DN:

Họử Thở Myợ Haỷnh

Th.S Hoaỡng Giang




SINH VIN THặC HIN
LẽP: K44B KT-KT
NIN KHOẽA: 2010-2014

HU, 5/2014

SVTH: HTh M Hnh

i


Khóa luận tốt nghiệp

Để hoàn thành đề tài “Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH Nhà
nước Một Thành viên Khoáng sản Thừa Thiên Huế”, ngoài sự nỗ lực của bản thân,
tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Giảng viên trường Đại học Kinh tế Huế
đã dùng những tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu

tế
H
uế

cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Tất cả những kiến thức ấy đem đến
cho tôi những nền tảng, khái niệm đầu tiên về công việc trong tương lại của mình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Giảng viên hướng dẫn Thạc sĩ Hoàng Giang

h


đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành Khóa luận này.

K
in

Xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, cô Kế toán trưởng và các anh chị trong
phòng Kế toán Công ty TNHH Nhà nước Một Thành viên Khoáng sản Thừa Thiên

ọc

Huế đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong việc thu thập thông tin nghiên cứu.

ại
h

Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện Khóa luận một cách hoàn chỉnh nhất,
song do có sự khác biệt giữa thực tế và lý thuyết, thời gian thực tập hạn hẹp cũng

Đ

như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên bài Khóa luận này không thể tránh
khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được. Tôi rất mong nhận
được sự góp ý của quý Giảng viên và các bạn để bài Khóa luân tốt nghiệp được
hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Huế, ngày 25tháng 04năm 2014
Sinh viên thực hiện
Hồ Thị Mỹ Hạnh


SVTH: HồThị Mỹ Hạnh

ii


Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Bảo hiểm xã hội

SCL

Sửa chữa lớn

CCDC

Công cụ dụng cụ

CT

Công ty

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

ĐVT

Đơn vị tính


GTGT

Giá trị gia tăng

MTV

Một thành viên

NPT

Nợ phải trả

NVCSH

Nguồn vốn chủ sỡ hữu

NN

Nhà nước

TK

Tài khoản

h

K
in


ọc

Tài sản cốđịnh

ại
h

TSCĐ

tế
H
uế

BHXH

Tài sản cốđịnh hữu hình

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSNH

Tài sản ngắn hạn

TSDH

Tài sản dài hạn

SXKD


Sản xuất kinh doanh

Đ

TSCĐHH

SVTH: HồThị Mỹ Hạnh

iii


Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC BẢNG BIẺU
Bảng 2.1: Tình hình lao động của công ty TNHH Nhà nước một thành viên Khoáng
sản Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2011-2013 .................................................................. 29
Bảng 2.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty TNHH Nhà nước một thành viên
Khoáng sản Thừa Thiên Huế qua ba năm 2011-2013 .................................................. 31
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Nhà nước một thành viên
Khoáng sản Thừa Thiên Huế qua ba năm 2011-2013 ................................................... 34
Bảng 2.4: Bảng phân loại TSCĐHH theo kết cấu năm 2013 ........................................ 36
Bảng 2.5: Trích dẫnBáo cáo chi tiết TSCĐ tại công ty TNHH Nhà Nước MTV Khoáng

tế
H
uế

sản Thừa Thiên Huế năm 2013...................................................................................... 38
Bảng 2.6: Giá trị còn lại của TSCĐHH tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên

Khoáng sản Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2011-2013 ..................................................... 39
Bảng 2.7: Báo cáo chi tiết tăng TSCĐ công ty TNHH Nhà nước MTV Khoáng sản

h

Thừa Thiên Huế năm 2013 ............................................................................................ 42

K
in

Bảng 2.8: Báo cáo chi tiết giảm TSCĐ công ty TNHH Nhà nước một thành viên
Khoáng sản Thừa Thiên Huế năm 2013 ........................................................................ 49
Bảng 2.9: Bảng tổng hợp chi tiết nguồn khấu hao cơ bản tại công ty TNHH Nhà nước

ọc

Một thành viên Khoáng sản Thừa Thiên Huế năm 2013 .............................................. 59

ại
h

Bảng 2.10: Quy mô và cơ cấu TSCĐHH tại công ty TNHH Nhà nước Một thành viên
Khoáng sản Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2011-2013 ..................................................... 66

Đ

Bảng 2.11: Tình hình tăng giảm TSCĐ hữu hình tại công ty TNHH Nhà nước Một
thành viên Khoáng sản Thừa Thiên Huếqua ba năm 2011-2013 .................................. 67
Bảng 2.12: Tình hình trang bị và sử dụng TSCĐHH tại công ty TNHH Nhà nước một
thành viên Khoáng sản Thừa Thiên Huếqua ba năm 2011-2013 .................................. 70

Bảng 2.13: Hiệu quả sử dụng TSCĐHH tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên
Khoáng sản Thừa Thiên Huếqua 3 năm 2011-2013 ...................................................... 73

SVTH: HồThị Mỹ Hạnh

iv


Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ kế toán tăng giảm TSCĐ hữu hình .................................................... 16
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ kế toán khấu hao TSCĐ hữu hình ..................................................... 17
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán sửa chữa thường xuyên TSCĐHH .................................... 17
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ kế toán sửa chữa lớn TSCĐHH ......................................................... 18
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ kế toán TSCĐ thuê tài chính.............................................................. 19
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH nhà nước một thành
viên Khoáng sản Thừa Thiên Huế ................................................................................. 23
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ...................................................................... 25

Đ

ại
h

ọc

K
in


h

tế
H
uế

Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy tính................................... 27

SVTH: HồThị Mỹ Hạnh

v


Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ i
Danh mục chữ viết tắt ......................................................................................................ii
Danh mục bảng biểu ...................................................................................................... iii
Danh mục sơ đồ ............................................................................................................. iv
Mục lục ............................................................................................................................ v
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
1.Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 1
2.Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................... 1
3.Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................... 2
4.Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 2

tế
H
uế


5.Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................... 2
6.Nội dung nghiên cứu .................................................................................................... 2
7.Tính mới đề tài.............................................................................................................. 3
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................. 4

h

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH VÀ KẾ

K
in

TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI DOANH NGHIỆP ........................... 4
1.1.Lý luận chung về tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp ............................... 4
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm về tài sản cố định hữu hình.............................................. 4

ọc

1.1.1.1. Khái niệm tài sản cố định hữu hình .................................................................... 4

ại
h

1.1.1.2. Đặcđiểm tài sản cốđịnh hữu hình .......................................................................4
1.1.2. Phân loại tài sản cốđịnh hữu hình..........................................................................5
1.1.3. Đánh giá tài sản cố định hữu hình ......................................................................... 6

Đ


1.1.4. Khấu hao tài sản cố định hữu hình ........................................................................ 8
1.1.5. Sữa chữa tài sản cố định hữu hình ....................................................................... 11
1.1.6. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của kế toán tài sản cố định hữu hình ................... 12
1.1.6.1. Yêu cầu quản lý tài sản cố định hữu hình ........................................................ 12
1.1.6.2. Nhiệm vụ của kế toán tài sản cố định hữu hình ............................................... 13
1.2. Nội dung kế toán tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp ............................. 13
1.2.1. Tổ chức hệ thống chứng từ .................................................................................. 13
1.2.2. Tổ chức hệ thống tài khoản ................................................................................. 13
1.2.3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán ................................................................................ 15
1.2.4. Kế toán chi tiết tài sản cố định hữu hình ............................................................. 15
1.2.5. Kế toán tổng hợp tài sản cố định hữu hình .......................................................... 15
1.2.6. Kế toán khấu hao tài sản cố định hữu hình ......................................................... 16
SVTH: HồThị Mỹ Hạnh

vi


Khóa luận tốt nghiệp
1.2.7. Kế toán sửa chữa tài sản cốđịnh hữu hình ...........................................................17
1.2.7.1. Kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐHH ...................................................... 17
1.2.7.2. Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ ............................................................................. 18
1.2.8. Kế toán thuê tài sản cố định hữu hình ................................................................. 18
1.2.8.1. Kế toán thuê tài chính ....................................................................................... 18
1.2.8.2. Kế toán thuê hoạt động ..................................................................................... 19
1.3. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định ............................................................ 19
1.3.1. Phân tích biến động tài sản cố định ..................................................................... 19
1.3.2. Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định ..................................... 20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU
HÌNH TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN KHOÁNG SẢN
THỪA THIÊN HUẾ .................................................................................................... 21


tế
H
uế

2.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Khoáng sản Thừa
Thiên Huế ...................................................................................................................... 21
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển .......................................................................... 21
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty ................................................................... 22

h

2.1.2.1. Chức năng ......................................................................................................... 22

K
in

2.1.2.2. Nhiệm vụ .......................................................................................................... 22
2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty ................................................................... 22
2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty....................................................... 22

ọc

2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận.................................................................... 23

ại
h

2.1.4. Tình hình tổ chức công tác kế toán của công ty .................................................. 24
2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty ................................................................ 24

2.1.4.2. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán ..................................................................... 25

Đ

2.1.5. Nguồn nhân lực của công ty qua ba năm 2011-2013 .......................................... 28
2.1.5.1. Tình hình lao động............................................................................................ 28
2.1.5.2. Tình hình về tài sản và nguồn vốn.................................................................... 30
2.1.5.3. Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ............................................ 33
2.2. Thực trạng công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty TNHH Nhà nước
một thành viên Khoáng sản Thừa Thiên Huế ................................................................ 35
2.2.1. Tình hình tài sản cố định hữu hình tại công ty .................................................... 35
2.2.1.1. Đặc điểm và phân loại tài sản cố định hữu hình tại công ty............................. 35
2.2.1.2. Phương pháp đánh giá tài sản cố định hữu hình tại công ty............................. 36
2.2.2. Công tác quản lý tài sản cố định hữu hình tại công ty ........................................ 39
2.2.3. Kế toán chi tiết tài sản cố định hữu hình tại công ty ........................................... 40
2.2.4. Kế toán tổng hợp tài sản cốđịnh hữu hình tại công ty ........................................ 40
SVTH: HồThị Mỹ Hạnh

vii


Khóa luận tốt nghiệp
2.2.4.1. Kế toán tăng tài sản cố định hữu hình tại công ty ............................................ 40
2.2.4.2. Kế toán giảm tài sản cố định hữu hình tại công ty ........................................... 48
2.2.4.3. Kế toán khấu hao tài sản cố định hữu hình tại công ty .................................... 58
2.2.4.4. Kế toán sửa chữa tài sản cố định hữu hình tại công ty ..................................... 61
2.3. Phân tích tài sản cố định hữu hình tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên
Khoáng sản Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2011-2013 ..................................................... 65
2.3.1. Phân tích tình hình biến động và qui mô, cơ cấu tài sản cố định hữu hình tại
công ty qua ba năm 2011-2013 ..................................................................................... 65

2.3.2. Phân tích tình hình trang bị và sử dụng tài sản cố định hữu hình tại công ty qua
ba năm 2011-2013 ......................................................................................................... 70
2.3.2.1. Tình hình trang bị tài sản cố định hữu hình tại công ty.................................... 70
2.3.2.2. Tình hình sử dụng tài sản cố định tại công ty .................................................. 72

tế
H
uế

2.3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định hữu hình tại công ty qua ba năm
2011-2013 ...................................................................................................................... 73
2.3.3.1. Hiệu suất sử dụng ............................................................................................. 75
2.3.3.2. Mức đảm nhiệm tài sản cố định ....................................................................... 75

h

2.3.3.3. Mức doanh lợi tài sản cố định .......................................................................... 75

K
in

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY TNHH
NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN KHOÁNG SẢN THỪA THIÊN HUẾ ........... 76

ọc

3.1. Nhận xét về công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty TNHH Nhà

ại

h

nước một thành viên Khoáng sản Thừa Thiên Huế....................................................... 76
3.1.1. Nhận xét về công tác kế toán nói chung tại công ty ............................................ 76
3.1.2. Nhận xét về công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty ..................... 77

Đ

3.1.2.1. Những mặt đạt được ......................................................................................... 77
3.1.2.2. Những hạn chế .................................................................................................. 78
3.2. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán TSCĐHH tại công ty
TNHH Nhà nước một thành viên Khoáng sản Thừa Thiên Huế ................................... 79
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 82
1. Kết luận...................................................................................................................... 82
2. Kiến nghị ................................................................................................................... 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
GIẤY XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

SVTH: HồThị Mỹ Hạnh

viii


Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Quá trình phát triển của lịch sử nhân loại đã chứng minh sản xuất là cơ sở để
tồn tại và phát triển của mọi xã hội. Các yếu tố như: sức lao động, tư liệu lao động, đối

tượng lao động và vốnlà những yếu tố cốt lõi để tiến hành sản xuất. Tài sản cố định là
một trong những tư liệu lao động chủ yếu tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp, là một trong những bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất, kỹ thuật
cho nền kinh tế.Điều đó đặt ra yêu cầu đối với công tác quản lý tài sản cố định ngày
càng cao và nhất thiết phải tổ chức tốt công tác kế toán tài sản cố định trong mỗi doanh
nghiệp. Do đó trongcác khâu quản lý thì có thể nói công tác quản lý, kế toán tài sản cố

tế
H
uế

định là một trong những mắt xích quan trọng nhất của doanh nghiệp. Quản lý và sử
dụng tốt tài sản cố định không chỉ có tác dụnggóp phần phát triển sản xuất, hạ giá
thành sản phẩm, thu hồi nhanh chóng vốn đầu tư để mở rộng sản xuất và đổi mới tài
sản cố định, tiết kiệm vốn mà còn là một biện pháp quan trọng khắc phục những tổn

h

thất do hao mòn tài sản cố định gây ra bởi vì trong một doanh nghiệp tài sản cố định

K
in

thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số tài sản, tổng số vốn của doanh nghiệp, ảnh
hưởng đến chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện khoa học

ọc

kỹ thuật phát triển như hiện nay. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định trong
doanh nghiệp là vấn đề cơ bản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.Vì vậy, đối với một


ại
h

doanh nghiệp, điều quan trọng không chỉ là mở rộng quy mô mà còn phải khai thác có
hiệu quả các nguồn tài sản cố định hiện có.

Đ

Hiểu rõ được tầm quan trọng của công tác kế toán tài sản cố định nói chung và
tài sản cố định hữu hình nói riêng cùng với những hiểu biết của tôi trong quá trình thực
tập tại công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Khoáng sản Thừa Thiên Huế, tôi đã
quyết định chọn đề tài “Kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty TNHH Nhà nước
Một thành viên Khoáng sản Thừa Thiên Huế” làm đề tài thực tập của mình.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài này được thực hiện nhằm các mục tiêu sau:
Thứ nhất, tổng hợp những vấn đề mang tính lí luận chung liên quan đến kế toán
tài sản cố định hữu hình.
Thứ hai, phân tích và đánh giá công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại
công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Khoáng sản Thừa Thiên Huế.
SVTH: HồThị Mỹ Hạnh

1


Khóa luận tốt nghiệp
Thứ ba, từ những kiến thức đã được học và những thông tin thu thập được đề
xuất các giải pháp nhằm cải thiện công tác kế toán tài sản cố định hữu hình và nâng
cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hữu hình của công ty trong tương lai.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác kế toán tài sản cố định hữu hình
của công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Khoáng sản Thừa Thiên Huế với các số
liệu thu thập được và các thông tin có liên quan khác.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
-

Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phương pháp này được dùng để thu thập và nghiên cứu các tài liệu về công tác

tế
H
uế

kế toán tài sản cố định hữu hình nhằm hệ thống hóa những vấn đề lý luận về kế toán
tài sản cố định hữu hình làm nền tảng cho đề tài nghiên cứu.
-

Phương pháp điều tra bằng cách phỏng vấn trực tiếp

Phỏng vấn trực tiếp các nhà quản lí và một số nhân viên kế toán của công ty

K
in

h

TNHH Nhà nước Một thành viên Khoáng sản Thừa Thiên Huế để tìm hiểu về công tác
kế toán tài sản cố định hữu hình của công ty.

-

Phương pháp phân tích kinh tế

ọc

Phương pháp này được dùng để xử lí số liệu thu thập bao gồm các phương pháp
-

ại
h

thống kê như: phương pháp tổng hợp-cân đối, phương pháp so sánh,…
Phương pháp kế toán: tổng hợp cân đối các nghiệp vụ kinh tế liên quan tới

Đ

tài sản cố định hữu hình.

5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Về không gian: Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Khoáng sản Thừa
Thiên Huế.
- Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về công tác kế toán tài sản cố định
hữu hình tại công ty dựa trên số liệu về tài sản cố định hữu hình tại đơn vị qua ba năm
2011-2013.
6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Gồm 3 phần:
Phần I: Đặt vấn đề.
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu.
SVTH: HồThị Mỹ Hạnh


2


Khóa luận tốt nghiệp
Chương 1: Cở sở lí luận về tài sản cố định hữu hình và kế toán tài sản cố định
hữu hình tại doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty
TNHH Nhà nước Một thành viên Khoáng sản Thừa Thiên Huế.
Chương 3: Nhận xét và một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán
tài sản cố định hữu hình tại công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Khoáng sản
Thừa Thiên Huế.
Phần III: Kết luận và kiến nghị.
7. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài “Kế toán tài sản cốđịnh hữu hình tại công ty TNHH Nhà nước MTV

tế
H
uế

Khoáng sản Thừa Thiên Huế” đề cập đến thông tư 45/2013/TT-BTC “Hướng dẫn
chếđộ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ” ban hành ngày 25/04/2013,có hiệu
lực thi hành kể từ ngày 10/06/2013 và áp dụng từ năm tài chính năm 2013thay thế cho
thông tư 203/2009/TT-BTC “Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao

Đ

ại
h


ọc

K
in

h

TSCĐ” ban hànhvàongày 20/10/2009.

SVTH: HồThị Mỹ Hạnh

3


Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH
VÀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI
DOANH NGHIỆP
1.1. Lý luận chung về tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm về tài sản cố định hữu hình
1.1.1.1 Khái niệm tài sản cố định hữu hình

Tài sản cố định là toàn bộ TSCĐ hữu hình hoặc vô hình tham gia một cách trực
tiếp hoặc gián tiếp vào nhiều chu kì sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tùy theo
điều kiện kinh tế, yêu cầu và trình độ quản lý trong từng thời kỳ nhất định mà có

tế
H

uế

những qui định cụ thể về tiêu chuẩn giá trị của TSCĐ.

Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật
chất thoả mãn các tiêu chuẩn của TSCĐHH, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh
nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc,

h

thiết bị, phương tiện vận tải...( theo thông tư 45/2013/TT-BTC).

K
in

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (chuẩn mực 03 – TSCĐ hữu hình) nếu thỏa
mãn đồng thời các tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:

ọc

(a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
(b) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;

ại
h

(c) Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;
(d) Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành; (theo thông tư 45/2013/TT-

Đ


BTC được ban hành vào năm 2013 thì giá trị là từ 30.000.000 đồng trở lên).
Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau,
trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ
phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó
nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ
phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của
tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.
1.1.1.2. Đặc điểm của tài sản cố định hữu hình

Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh tài sản cố định
hữuhình có những đặc điểm sau:

SVTH: HồThị Mỹ Hạnh

4


Khóa luận tốt nghiệp
-TSCĐ hữu hình tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và vẫn giữ được hìnhthái
hiện vật ban đầu cho đến khi hư hỏng phải loại bỏ.
- Giá trị của TSCĐHH hao mòn dần và chuyển dần từng phần vào chi phí sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Như vậy, TSCĐHH phát huy tác dụng vào nhiều
chu kỳ sản xuất kinh doanh và chỉ được thay thế khi hết thời hạn sử dụng hoặc không
có lợi về mặt kinh tế.
1.1.2. Phân loại tài sản cố định hữu hình
TSCĐHH được phân theo nhiều tiêu thức khác nhau như theo hình thái biểu
hiện, theo quyền sở hữu, theo nguồn hình thành… mỗi một cách phân loại sẽ đáp ứng
những nhu cầu quản lý nhất định và có những tác dụng riêng của nó.
Trong doanh nghiệp thường phân loại TSCĐ hữu hình theo một số tiêu thức sau:


tế
H
uế

Phân loại TSCĐ hữu hình theo hình thái biểu hiện gồm có:

(a)

- Nhà cửa vật kiến trúc: bao gồm các công trình xây dựng cơ bản như nhà cửa,
vật kiến trúc, hàng rào, các công trình cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu cống, đường

h

sắt… phục vụ cho hạch toán sản xuất kinh doanh.

K
in

- Máy móc thiết bị: bao gồm các loại máy móc thiết bị dùng trong sản xuất kinh
doanh như máy móc chuyên dùng, máy móc thiết bị công tác, dây chuyền thiết bị công
nghệ.

ọc

- Thiết bị phương tiện vận tải truyền dẫn: là các phương tiện dùng để vận
ống dẫn…)

ại
h


chuyển như các loại đầu máy, đường ống và phương tiện khác (ô tô, máy kéo, xe tải,

Đ

- Thiết bị, dụng cụ dùng cho quản lý: bao gồm các thiết bị dụng cụ phục vụ cho
quản lý như dụng cụ đo lường, máy tính, máy điều hoà…
- TSCĐHH khác: bao gồm những TSCĐHH mà chưa được qui định phản ánh
vào các loại nói trên (tác phẩm nghệ thuật, sách chuyên môn kỹ thuật…)
(b) Phân loại tài sản cố định hữu hình theo quyền sỡ hữu:
+ Tài sản cố định hữu hình tự có: là những tài sản cố định hữu hình doanh
nghiệp tự mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách cấp, vốn vay, vốn tự bổ sung
và vốn góp liên doanh, góp cổ phần, do đi vay của ngân hàng,…
+ Tài sản cố định hữu hình đi thuê: là những TSCĐ hữu hình mà doanh nghiệp
thuê của doanh nghiệp khác (không thuộc quyền sỡ hữu của doanh nghiệp). TSCĐ hữu

SVTH: HồThị Mỹ Hạnh

5


Khóa luận tốt nghiệp
hình đi thuê bao gồm hai loại: TSCĐ hữu hình thuê hoạt động, TSCĐ hữu hình thuê
tài chính.
Phân loại tài sản cố định hữu hình theo nguồn hình thành:

(c)

Theo cách phân loại này, tài sản cố định của doanh nghiệp được chia thành các
loại sau:

+ Tài sản cố định hữu hình thuộc nguồn ngân sách cấp.
+ Tài sản cố định hữu hình thuộc nguồn vốn liên doanh, liên kết.
+ Tài sản cố định hữu hình thuộc nguồn vốn cổ phần.
+ Tài sản cố định hữu hình thuộc nguồn vốn tự bổ sung của doanh nghiệp.
+ Tài sản cố định hữu hình thuộc nguồn vốn vay.
1.1.3. Đánh giá tài sản cố định hữu hình

tế
H
uế

Đánh giá TSCĐHH là xác định giá trị ghi sổ của tài sản, tài sản cố định hữu
hình được đánh giálần đầu hoặc có thể đánh giá lại trong quá trình sử dụng. Như vậy,
TSCĐ hữu hình được đánh giá theo nguyên giá (giá trị ban đầu), giá trị hao mòn, giá
trị còn lại.

K
in

h

Nguyên giá là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được
TSCĐ hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
Theo thông tư 45/2013/TT-BTC thì cách xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình

ọc

trong một số trường hợp như sau:

ại

h

Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ): là giá mua thực tế
phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các

Đ

chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng
thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm tài sản
cố định; chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí
trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác.
Trường hợp TSCĐ hữu hình mua trả chậm, trả góp, nguyên giá TSCĐ là giá
mua trả tiền ngay tại thời điểm mua cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các
khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm
đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí
nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có). Khoản chênh lệch giữa giá
mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh
theo kỳ hạn thanh toán.
SVTH: HồThị Mỹ Hạnh

6


Khóa luận tốt nghiệp
Nguyên giá TSCĐ mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không
tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp
lý của TSCĐ đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các
khoản phải thu về) cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn
lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn
sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử;

lệ phí trước bạ (nếu có). Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua theo hình thức trao đổi với một
TSCĐ hữu hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu
một tài sản tương tự là giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đem trao đổi.
Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng là giá trị quyết toán công trình khi đưa
vào sử dụng. Trường hợp TSCĐ đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán

tế
H
uế

thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết
toán công trình hoàn thành.

Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự sản xuất là giá thành thực tế của TSCĐ hữu hình
cộng (+) các chi phí lắp đặt chạy thử, các chi phí khác trực tiếp liên quan tính đến thời

K
in

h

điểm đưa TSCĐ hữu hình vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
Nguyên giá TSCĐ do đầu tư xây dựng cơ bản hình thành theo phương thức
giao thầu là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu

ọc

tư và xây dựng hiện hành cộng (+) lệ phí trước bạ, các chi phí liên quan trực tiếp khác.

ại

h

Nguyên giá tài sản cố định hữu hình được tài trợ, được biếu, được tặng, do phát
hiện thừa là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận hoặc tổ chức định giá

Đ

chuyên nghiệp.

Trong thời gian sử dụng, nguyên giá của TSCĐ hữu hình có thể bị thay đổi khi
đó phải căn cứ vào thực trạng để ghi tăng hay giảm nguyên giá TSCĐ hữu hình và chỉ
thay đổi trong các trường hợp sau: Đánh giá lại giá trị TSCĐ hữu hình, nâng cấp, cải
tạo làm tăng năng lực và kéo dài thời gian hữu dụng của TSCĐ hữu hình, tháo dỡ một
hay một số bộ phận của TSCĐHH.
Khi thay đổi nguyên giá TSCĐ hữu hình doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ các
căn cứ thay đổi và xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại trên sổ kế toán số
khấu hao luỹ kế của TSCĐ hữu hình và tiến hành hạch toán theo các qui định hiện hành.
Qua phân tích và đánh giá ở trên ta thấy mỗi loại giá trị có tác dụng phản ánh
nhất định, nhưng vẫn còn có những hạn chế, vì vậy kế toán TSCĐHH theo dõi cả 3
SVTH: HồThị Mỹ Hạnh

7


Khóa luận tốt nghiệp
loại: nguyên giá, giá trị đã hao mòn và giá trị còn lại để phục vụ cho nhu cầu quản lý
TSCĐHH.
Trường hợp TSCĐ hữu hình được theo dõi theo giá trị còn lại thì giá trị còn lại
của TSCĐHH là nguyên giá sau khi đã trừ đi khấu hao lũy kế của TSCĐHH đó. Nghĩa
là TSCĐHH được phản ánh theo các chỉ tiêu: Nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn

lại theo công thức:
Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị hao mòn lũy kế
1.1.4. Khấu hao tài sản cố định hữu hình
Khấu hao là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐHH
trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó.Tất cả TSCĐHH hiện có của doanh
nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những TSCĐHH sau đây:

tế
H
uế

- TSCĐHH đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản
xuất kinh doanh.

- TSCĐHH khấu hao chưa hết bị mất.

- TSCĐHH khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của

K
in

h

doanh nghiệp (trừ TSCĐHH thuê tài chính).

- TSCĐHH không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của
doanh nghiệp.

ọc


- TSCĐHH sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của

ại
h

doanh nghiệp (trừ TSCĐHH phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp
như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước

Đ

sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động,
cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng).
- TSCĐHH từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm
quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học (thông tư
45/2013/TT-BTC).
Các khoản chi phí khấu hao tài sản cố định được tính vào chi phí hợp lý khi tính
thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật về thuế
thu nhập doanh nghiệp. Việc tính và trích khấu hao TSCĐ được thực hiện theo thông
tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013.
Xác định thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐHH:

SVTH: HồThị Mỹ Hạnh

8


Khóa luận tốt nghiệp
Đối với tài sản cố định còn mới (chưa qua sử dụng), doanh nghiệp phải căn cứ
vào khung thời gian trích khấu hao TSCĐ quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo
Thông tư số 45/2013/TT-BTC để xác định thời gian trích khấu hao của TSCĐ.

Đối với TSCĐ đã qua sử dụng, thời gian trích khấu hao của TSCĐ được xác
định như sau:
Giá trị hợp lý của TSCĐ
Thời gian trích
khấu hao của
TSCĐ

=

Giá bán của TSCĐ cùng
loại mới 100% (hoặc của
TSCĐ tương đương trên
thị trường)

x

Thời gian trích khấu hao
của TSCĐ mới cùng loại
(xác định theo thông tư số
45/2013/TT-BTC)

Theo chuẩn mực kế toán số 03 – TSCĐ hữu hình và thông tư số 45/2013/ TTBTC, thì căn cứ khả năng đáp ứng các điều kiện áp dụng quy định cho từng phương

tế
H
uế

pháp trích khấu hao TSCĐ, doanh nghiệp được lựa chọn các phương pháp trích khấu
hao phù hợp với từng loại TSCĐ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tự quyết định
phương pháp trích khấu hao, thời gian trích khấu hao TSCĐ theo quy định tại Thông

tư 45/2013/TT-BTC và thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu

K
in

h

thực hiện.Có 3 phương pháp khấu hao TSCĐHH như sau:
(1)Phương pháp khấu hao đường thẳng là phương pháp trích khấu hao theo mức
tính ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của tài sản cố

ọc

định tham gia vào hoạt động kinh doanh.
dưới đây:

ại
h

Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho TSCĐ theo công thức

Đ

Mức trích khấu hao trung bình hàng
năm của tài sản cố định

=

Nguyên giá của tài sản cố định
Thời gian trích khấu hao


Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm
chia cho 12 tháng.
Trường hợp thời gian trích khấu hao hay nguyên giá của TSCĐ thay đổi, doanh
nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của TSCĐ bằng cách lấy giá trị
còn lại trên sổ kế toán chia (:) cho thời gian trích khấu hao xác định lại hoặc thời gian
trích khấu hao còn lại (được xác định là chênh lệch giữa thời gian trích khấu hao đã
đăng ký trừ thời gian đã trích khấu hao) của tài sản cố định.

SVTH: HồThị Mỹ Hạnh

9


Khóa luận tốt nghiệp
Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian trích khấu hao TSCĐ
được xác định là hiệu số giữa nguyên giá TSCĐvà số khấu hao luỹ kế đã thực hiện đến
năm trước năm cuối cùng của TSCĐ đó.

(2)Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh:
Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh được áp dụng đối với các
doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh.
TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương
pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
- Là tài sản cố định đầu tư mới (chưa qua sử dụng).
- Là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.
Xác định thời gian khấu hao của TSCĐ: Doanh nghiệp xác định thời gian khấu

tế
H

uế

hao của TSCĐtheo quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Xác định mức trích khấu hao năm của tài sản cố định trong các năm đầu theo
công thức dưới đây:
Mức trích khấu hao hàng
năm của tài sản cố định

Giá trị còn lại của
tài sản cố định

Tỷ lệ khấu hao
nhanh

X

K
in

h

=

Trong đó:

Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức sau:

ọc

Tỷ lệ khấu hao tài sản cố

định theo phương pháp
đường thẳng

=

ại
h

Tỷ lệ khấu khao
nhanh
(%)

X

Hệ số điều
chỉnh

Đ

Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳngxác định như sau:
Tỷ lệ khấu hao tài sản cố
định theo phương pháp
đường thẳng (%)

1
=

Thời gian trích khấu hao X 100
của tài sản cố định


Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian trích khấu hao của tài sản cố định quy
định tại bảng dưới đây:
Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định

Hệ số điều chỉnh
(lần)

Đến 4 năm ( t ≤ 4 năm)

1,5

Trên 4 đến 6 năm (4 năm < t ≤ 6 năm)

2,0

Trên 6 năm (t > 6 năm)

2,5

SVTH: HồThị Mỹ Hạnh

10


Khóa luận tốt nghiệp
Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư
giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn
lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính
bằng giá trị còn lại của tài sản cố định chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ.
Mức trích khấu hao hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia

cho 12 tháng.
(3)Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm:
Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo
phương pháp này là các loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm, xác định được tổng số lượng, khối
lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định, công suất sử dụng

tế
H
uế

thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 100% công suất thiết kế.
Căn cứ vào hồ sơ kinh tế - kỹ thuật của tài sản cố định, doanh nghiệp xác định
tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố
định, gọi tắt là sản lượng theo công suất thiết kế.

K
in

h

Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lượng, khối lượng
sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của tài sản cố định.
Xác định mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ theo công thức dưới đây:
Số lượng sản
phẩm sản xuất
trong tháng

ọc


Mức trích khấu hao
trong tháng của tài sản
cố định

ại
h

Đ

Trong đó:

=

Mức trích khấu hao bình quân tính cho
=
một đơn vị sản phẩm

X

Mức trích khấu hao
bình quân tính cho
một đơn vị sản phẩm

Nguyên giá của tài sản cố định
Sản lượng theo công suất thiết kế

Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định bằng tổng mức trích khấu hao của 12
tháng trong năm, hoặc tính theo công thức sau:
Mức trích khấu
hao năm của tài

sản cố định

=

Số lượng sản
phẩm sản xuất
trong năm

X

Mức trích khấu hao
bình quân tính cho
một đơn vị sản phẩm

Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của tài sản cố định thay đổi,
doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của tài sản cố định.
1.1.5. Sửa chữa tài sản cố định hữu hình
Tài sản cố định hữu hình chính là nguồn vốn của doanh nghiệp phục vụ cho
mục đích sản xuất kinh doanh và được sử dụng với thời gian lâu dài vì vậy trong quá
11
SVTH: HồThị Mỹ Hạnh


Khóa luận tốt nghiệp
trình sử dụng TSCĐHH bị hao mòn, hỏng hóc là điều khó tránh khỏi. Do vậy, để đảm
bảo khả năng hoạt động của TSCĐHH và đảm bảo an toàn trong lao động sản xuấtthì
doanh nghiệp cần phải tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa thay thế những bộ
phận, chi tiết của TSCĐHH bị hư hỏng, hao mòn. Công việc sửa chữa có thể do doanh
nghiệp tự làm hoặc thuê ngoài với 2 phương thức: sửa chữa thường xuyên, sửa chữa
lớn hoặc sửa chữa nâng cấp TSCĐHH.

Sửa chữa thường xuyên TSCĐ : Sửa chữa thường xuyên, mang tính bảo dưỡng
là sửa chữa những bộ phận không quan trọng của TSCĐ, thời gian sửa chữa ngắn, chi
phí sửa chữa không lớn, do đó chi phí phát sinh đến đâu được tập hợp trực tiếp vào chi
phí sản xuất trong kỳ của doanh nghiệp đến đó. Việc sửa chữa có thể do doanh nghiệp
tự tiến hành hoặc thuê ngoài sửa chữa.

tế
H
uế

Sửa chữa lớn TSCĐ: Sửa chữa lớn mang tính chất phục hồi là việc sửa chữa,
thay thế những bộ phận, chi tiết bị hư hỏng trong quá trình sử dụng mà nếu không thay
thế, sửa chữa thì tài sản sẽ không hoạt động được hoặc hoạt động không bình thường.

h

Chi phí để sửa chữa lớnkhá cao, thời gian sửa chữa thường kéo dài, công việc sửa chữa

K
in

có thể tiến hành theo kế hoạch hoặc ngoài kế hoạch.
Nâng cấp tài sản cố định: Hoạt động cải tạo, xây lắp, trang bị bổ sung thêm cho
TSCĐ nhằm nâng cao công suất, chất lượng sản phẩm, tính năng tác dụng của TSCĐ

ọc

so với mức ban đầu hoặc kéo dài thời gian sử dụng của TSCĐ; đưa vào áp dụng quy

ại

h

trình công nghệ sản xuất mới làm giảm chi phí hoạt động của TSCĐ so với trước.
1.1.6. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của kế toán tài sản cố định hữu hình

Đ

1.1.6.1. Yêu cầu quản lý tài sản cố định hữu hình

Theo thông tư 45/2013/TT-BTC: Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ
sơ riêng (gồm biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng
từ, giấy tờ khác có liên quan). Mỗi TSCĐ phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng,
được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo
dõi TSCĐ.
Mỗi TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số hao mòn luỹ kế và giá trị còn
lại trên sổ sách kế toán:
Giá trị còn lại trên sổ
kế toán của TSCĐ

SVTH: HồThị Mỹ Hạnh

=

Nguyên giá của tài
sản cố định

Số hao mòn luỹ kế
của TSCĐ

12



Khóa luận tốt nghiệp
Đối với những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao,
doanh nghiệp phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và
trích khấu hao theo quy định tại Thông tư này.
Doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lý đối với những TSCĐ đã khấu hao hết
nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ thông thường.
1.1.6.2. Nhiệm vụ của kế toán tài sản cố định hữu hình

Tổ chức kế toán ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu một cách đầy đủ, kịp thời
về số lượng, hiện trạng và giá trị tài sản cố định hiện có, tình hình tăng, giảm và di
chuyển tài sản cố định, kiểm tra việc bảo quản, bảo dưỡng và sử dụng tài sản cố định.
Kế toán tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao tài sản cố định vào chi
phí sản xuất kinh doanh theo mức độ hao mòn của tài sản cố định và chế độ qui định.

tế
H
uế

Tham gia lập dự toán sửa chữa lớn TSCĐ, giám sát việc sửa chữa TSCĐ.
Kế toán hướng dẫn, kiểm tra các phân xưởng, phòng, ban thực hiện đầy đủ các
chứng từ ghi chép ban đầu về tài sản cố định, mở các sổ sách cần thiết và hạch toán tài
sản cố định đúng chế độ, đúng phương pháp.

K
in

h


Kế toán tham gia kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ theo quy định của nhà nước,
lập các báo cáo về TSCĐ của doanh nghiệp; tiến hành phân tích tình hình trang bị, huy
động, bảo quản và sử dụng tài sản cố định nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của TSCĐ.

ọc

1.2. Nội dung kế toán tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp

ại
h

1.2.1. Tổ chức hệ thống chứng từ
Tổ chức hệ thống chứng từ là căn cứ pháp lý cho việc ghi chép, kiểm tra, luân

Đ

chuyển và lưu trữ tất cả những chứng từ kế toán sử dụng trong đơn vị. Từ những đặc
điểm trên của tổ chức hệ thống chứng từ mà mọi thông tin biến động của TSCĐ đều
thể hiện trên các chứng từ kế toán.Vì vậy để theo dõi tình hình biến động tăng, giảm
của TSCĐ kế toán cần lập, luân chuyển và xử lý các chứng từ một cách kịp thời để ghi
vào sổ kế toán. Trong công tác hạch toán TSCĐ cần sử dụng các chứng từ: biên bản
giao nhận TSCĐHH, biên bản thanh lý TSCĐ, hồ sơ TSCĐ, thẻ TSCĐ, sổ TCSĐ, sổ
theo dõi TSCĐ.
1.2.2. Tổ chức hệ thống tài khoản
Theo chế độ hiện hành, việc hạch toán TSCĐHH được theo dõi trên các tài
khoản chủ yếu sau:

SVTH: HồThị Mỹ Hạnh

13



Khóa luận tốt nghiệp
Tài khoản 211 – TSCĐ hữu hình: Dùng để phản ánh số hiện có và tình hình
biến động của TSCĐHH.
Kết cấu:
- Bên Nợ: Nguyên giá của TSCĐ hữu hình tăng do XDCB hoàn thành bàn giao
đưa vào sử dụng, do mua sắm, do nhận vốn góp liên doanh, do được cấp, do được tặng
biếu, tài trợ, do xây lắp, trang bị thêm hoặc do cải tạo nâng cấp đánh giá lại.
- Bên Có: Nguyên giá của TSCĐ hữu hình giảm do điều chuyển cho đơn vị
khác, do nhượng bán, thanh lý hoặc đem đi góp vốn liên doanh, do tháo bớt một hoặc
một số bộ phận, đánh giá lại.
- Dư Nợ: Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có ở doanh nghiệp.
TK 2111 - Nhà cửa, vật kiến trúc;
TK 2112 - Máy móc, thiết bị;

tế
H
uế

Tài khoản 211 – TSCĐHH được mở chi tiết với các tài khoản cấp 2:

TK 2113 - Phương tiện vận tải, truyền dẫn;

h

TK 2114 - Thiết bị, dụng cụ quản lý;

K
in


TK 2115 – Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm;
TK 2118 – TSCĐ khác;

ọc

Tài khoản 2141 – Hao mòn tài sản cố định hữu hình: Dùng để hạch toán hao

ại
h

mòn TSCĐ tại doanh nghiệp.
Kết cấu:

Đ

- Bên Nợ: Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm giảm giá trị hao mòn TSCĐ.
- Bên Có: Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng giá trị hao mòn của TSCĐ.
- Dư Có: Giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ hiện có.
Tài khoản 2413 - Sửa chữa lớn TSCĐ: Dùng để hạch toán các nghiệp vụ phát
sinh liên quan đến sửa chữa lớn TSCĐ.
Kết cấu:
- Bên Nợ: Phản ánh chi phí sửa chữa lớn TSCĐ.
- Bên Có: Kết chuyển chi phí sửa chữa lớn TSCĐ.
- Dư Nợ: Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ dở dang cuối kỳ.
Ngoài ra còn sử dụng một số tài khoản như: TK112, TK133, TK 627, TK711,
TK811,...
SVTH: HồThị Mỹ Hạnh

14



Khóa luận tốt nghiệp
1.2.3 Tổ chức hệ thống sổ kế toán
- Sổ chi tiết TSCĐ.
- Sổ theo dõi TSCĐ tại nơi sử dụng.
- Thẻ chi tiết TSCĐ, hồ sơ TSCĐ (mỗi TSCĐ một bộ).
- Bảng tính và phân bổ khấu hao.
- Sổ cái, sổ chi tiết,...
1.2.4. Kế toán chi tiết tài sản cố định hữu hình
Nội dung chính của kế toán chi tiết TSCĐ gồm: đánh số TSCĐ, tổ chức kế toán
chi tiết TSCĐ ở các bộ phận kế toán và các đơn vị bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ.
- Đánh số TSCĐ: là quy định cho mỗi TSCĐ một số hiệu theo những nguyên
tắc nhất định. Việc đánh số TSCĐ được tiến hành theo từng đối tượng ghi TSCĐ.

tế
H
uế

- Tiến hành mở sổ hoặc thẻ chi tiết theo dõi TSCĐ: kế toán phụ trách phần hành
TSCĐ có trách nhiệm theo dõi, ghi chép đầy đủ tình hình biến động tăng, giảm của
từng loại TSCĐ trên sổ, thẻ chi tiết được lập nên từ các chứng từ gốc ban đầu.
Ở phòng kế toán, kế toán chi tiết TSCĐ được thực hiện ở thẻ TSCĐ và sổ TSCĐ.

K
in

h

Thẻ được thiết kế thành các phần để phán ánh các chỉ tiêu chung về TSCĐ, các chỉ

tiêu về giá trị: Nguyên giá, giá trị hao mòn trích từng năm của từng TSCĐ. Căn cứ để
kế toán lập thẻ TSCĐ là những chứng từ như: Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản

ọc

thanh toán TSCĐ, biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hình thành, biên bản đánh

ại
h

giá lại TSCĐ, bảng tính và phân bổ kế hoạch TSCĐ, các tài liệu khác có liên quan.
Tại các địa điểm sử dụng TSCĐ, sổ TSCĐ được mở để theo dõi tình hình tăng,

Đ

giảm, hao mòn TSCĐ của toàn doanh nghiệp. Căn cứ ghi sổ là chứng từ tăng giảm TSCĐ
và các chứng từ gốc liên quan.Các bước tiến hành hạch toán chi tiết bao gồm:đánh số
hiệu cho tài sản, lập thẻ TSCĐ và vào sổ chi tiết TSCĐ theo từng đối tượng.
1.2.5. Kế toán tổng hợp tài sản cố định hữu hình
Kế toán tổng hợp TSCĐHH sử dụng TK211 – TSCĐ hữu hình: Tài khoản này
phản ánh sự tăng, giảm của nguyên giá TSCĐHH. Số dư bên Nợ phản ánh nguyên giá
TSCĐ hữu hình hiện có tại đơn vị.
Các nguyên tắc hạch toán trên TK211- TSCĐ hữu hình:
- Giá trị TSCĐHH phản ánh trên TK 211 theo nguyên giá. Kế toán phải theo
dõi chi tiết nguyên giá của từng loại TSCĐ được xác định theo nguồn hình thành.

SVTH: HồThị Mỹ Hạnh

15



Khóa luận tốt nghiệp
- Nguyên giá TSCĐ không được thay đổi trong suốt vòng đời sử dụng của tài
sản trừ trong một số trường hợp đặc biệt.
- Mọi trường hợp tăng, giảm TSCĐHH đều phải lập biên bản giao nhận TSCĐ
và phải thực hiện đúng thủ tục qui định. Kế toán có nhiệm vụ lập và hoàn chỉnh hồ sơ
TSCĐ về mặt kếtoán.TSCĐHH phải được theo dõi chi tiết cho từng đối tượng sử
dụng, theo từng loại và địa điểm bảo quản, quản lý TSCĐ. Trình tự hạch toán như sau:
TK111, 112,
TK211
141, 331
Mua TSCĐ đưa ngay vào sử dụng

TK811
Thanh lý, nhượng bán TSCĐ
TK214

TK111, 112, 331

TK241

TK138

ọc

TSCĐ thiếu phát hiện khi kiểm kê
TK214
Giá trị hao mòn

Đ


TK222

TSCĐ tăng từ đầu tư
XDCB hoàn thành

ại
h

Chi phí xây
dựng TSCĐ

Chi phí thanh lý nhượng bán

K
in

Mua TSCĐ theo
hình thức trả chậm
TK242
Lãi trả chậm

h

TK331

TK111, 152,
153, 331…

tế

H
uế

TK133

Nhận lại vốn góp liên doanh
bằng TSCĐ
TK411
Nhận lại vốn góp, được cấp
vốn bằng TSCĐ
TK711
TSCĐ được biếu tặng

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ kế toán tăng giảm TSCĐ hữu hình
1.2.6. Kế toán khấu hao tài sản cố định hữu hình
Kế toán khấu hao tài sản cố định hữu hình sử dụng TK2141 – Hao mòn
TSCĐHH.Chấp hành quy định của Nhà Nước và dựa vào tình hình thực tế của doanh
16
SVTH: HồThị Mỹ Hạnh


Khóa luận tốt nghiệp
nghiệp để tiến hành lập kế hoạch trích khấu hao cho phù hợp. TSCĐ tăng kỳ này thì
được tính khấu hao ở kỳ này. TSCĐ giảm kỳ này thì thôi trích khấu hao cho kỳ đó. Có
thể trình bày một cách tóm tắt các nghiệp vụ chủ yếu về khấu hao TSCĐHH như sau:
TK214
SDĐK:
TK211

TK627,641,642


Giảm hao mòn TSCĐ
Do thanh lý, nhượng bán

Định kỳ trích khấu hao
TSCĐ vào chi phí SXKD
TK3532,3533

TK811

tế
H
uế

Hao mòn TSCĐ dùng cho
hoạt động phúc lợi

Giá trị còn lại

TK627, 641, 642

K
in

h

Nhận TSCĐ đã sử dụng
TK411

Giá trị còn lại


ọc

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ kế toán khấu hao TSCĐ hữu hình

ại
h

1.2.7. Kế toán sửa chữa tài sản cố định hữu hình
1.2.7.1. Kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐHH

Đ

Kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐHH căn cứ vào chi phí thực tế để hạch
toán trực tiếp vào chi phí của các đối tượng sử dụng TSCĐHH như sau:
TK111,112,152,153

TK627,641,642

Chi tiền, vật tư, CCDC, phục vụ
sửa chữa TSCĐ
TK331,334,….
Chi phí dịch vụ mua ngoài, tiền lương
phải trả cho việc sửa chữa TSCĐ
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán sửa chữa thường xuyên TSCĐHH
SVTH: HồThị Mỹ Hạnh

17



×