Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

kê toán tại Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Cơ khí Duyên Hải.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.24 KB, 53 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, dưới sự nghiệp kinh tế quốc tế,
nhất là khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO, đã mang lại nhiều cơ hội cũng
như những thách thức trong việc phát triển kinh tế. Vấn đề đặt ra cho các
nhà quản lý kinh tế của doanh nghiệp là cần phải năng động và sáng tạo hơn,
sử dụng đồng vốn một cách hiệu quả nhất, làm cho doanh nghiệp ngày càng
phát triển đi lên vững mạnh. Xuất phát từ nhu cầu trên, kế toán trở thành
công cụ quan trọng, đắc lực trong việc quản lý, điều hành các hoạt động,
tính toán và kiểm tra việc bảo vệ, sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn nhằm đảm
bảo tài chính cũng như chủ động sản xuất của doanh nghiệp. Vấn đề này đặt
ra một nhiệm vụ nặng nề cho công tác kế toán là làm sao để phản ánh được
những biến động của từng hoạt động một cách chính xác cả về mặt số lượng
và giá trị để làm tăng tính hiệu quả cho doanh nghiệp.
Trong thời gian thực tập vừa qua, em đã được sự chỉ dẫn, giúp đỡ tận
tình của Thầy giáo ThS. Nguyễn Đăng Huy cùng các cô chú cán bộ kế toán
của Công ty, nhờ đó em đã có những hiểu biết nhất định về công tác kế toán.
Trong báo cáo thực tập này, em sẽ đề cập một cách tổng quát về Công ty
trên cơ sở những thông tin đã thu thập được.Nội dung báo cáo gồm ba phần:
Phần 1.Tổng quan về Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Duyên Hải.
Phần 2. Một số phần hành kế toán chủ yếu.
Phần 3: Thu hoạch - Nhận xét, kết luận.
Tuy nhiên phạm vi đề tài quá rộng, thời gian thực tế quá ít nên khó
tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ của
Thầy giáo và các cô chú phòng Tài chính kế toán của Công ty để báo cáo
thực tập của em được hoàn thiện hơn.
SV: Nguyễn Thị Hằng 1 MSV: 3LT0201T
Báo cáo thực tập tốt nghiệp ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
Em xin chân thành cảm ơn!
Phần 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH NN MTV


CƠ KHÍ DUYÊN HẢI
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
- Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Duyên Hải (gọi tắt là Công ty Cơ
khí Duyên Hải) được thành lập vào ngày 5/10/1955.
- Trụ sở chính: km 8 - Quốc lộ 5 - Quán Toan - Hải Phòng.
- ĐT: (84 – 31) 3745.312
- Fax: (84 – 31) 3745.730
- E_mail:
- Tên viết tắt của công ty là: DMC CO.,LTD
- Mã số thuế: 0200596735.
- Chủ sở hữu của Công ty là Nhà nước mà đại diện là Tổng Công Ty
Máy và Thiết bị công nghiệp.
- Vốn điều lệ: 66.600.000.000 đ
Từ một cơ sở sửa chữa nhỏ bé của Pháp để lại với số vốn ban đầu hết
sức nhỏ bé, cơ sở vật chất cũ kỹ, máy móc thô sơ lạc hậu. Trải qua 55
năm( 1955-2010) xây dựng và trưởng thành nhà máy Cơ khí Duyên Hải đã
phát triển về mọi mặt và hoàn thành nhiệm vụ được giao, là một công ty chế
tạo cơ khí kết cấu thép thuộc Tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp Bộ
công thương. Năm 1955 diện tích của nhà máy chỉ có 100 m2 đến năm 1957
nhà máy mở rộng thêm phân xưởng Đúc với diện tích 813 m2, trang bị thêm
10 máy sản xuất. Đội ngũ cán bộ tăng từ 28 công nhân( 1955) đến 450 công
nhân (1959). Với các giai đoạn đi lên, phát triển không ngừng đó, ngày
SV: Nguyễn Thị Hằng 2 MSV: 3LT0201T
Báo cáo thực tập tốt nghiệp ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
25/7/1997 Bộ trưởng Bộ Công nghiệp duyệt theo quyết định số 1566/QĐ –
TCCB đã đổi tên: “ Nhà máy Cơ khí Duyên Hải” thành “Công ty Cơ khí
Duyên Hải”. Mục tiêu phát triển của Công ty đến 2015 là tiếp tục phát huy
mọi tiềm năng đẩy mạnh SXKD, mở rộng thị phần cơ khí, đảm bảo đơn vị
an toàn và cải thiện nâng cao đời sống người lao động. Phấn đấu đưa Công
ty thành một doanh nghiệp mạnh của đất nước, tích cực đầu tư chiều sâu, cơ

sở vật chất kỹ thuật hiện đại.
2. Nhiệm vụ, chức năng của Công ty.
- Sản xuất, kinh doanh thiết bị, máy móc, phụ tùng công nghiệp, hộp
giảm tốc các loại, khung nhà xưởng và kết cấu thép xây dựng.
- Sản xuất, kinh doanh xây dựng, thép hình, phá dỡ tàu cũ.
- Sản xuất, kinh doanh thiết bị nâng hạ.
- Xuất, nhập khẩu máy móc, vật tư.
- Xây dựng công nghiệp, dân dụng, cơ sở hạ tầng, phát triển kinh
doanh nhà.
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH NN MTV Cơ khí
Duyên Hải.
Bộ máy quản lý của Công ty đang áp dụng là quản lý 2 cấp theo cơ
cấu trực tuyến, người lãnh đạo công ty ra các quyết định cho các phòng, các
phân xưởng chịu trách nhiệm về việc sản xuất - kinh doanh, cung ứng vật tư
hàng hoá tạo ra sản phẩm. Phương thức tổ chức bộ máy của Công ty Cơ khí
Duyên Hải được thể hiện (sơ đồ 1):
Giám đốc công ty: Người có quyền hạn cao nhất, chịu trách nhiệm về
mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Là người trực tiếp ký các
hợp đồng với các cơ quan, đối tác, khách hàng về việc cung cấp, mua bán,
hỗ trợ, tài trợ, tiếp nhận…là đại diện pháp lý của công ty.
SV: Nguyễn Thị Hằng 3 MSV: 3LT0201T
Báo cáo thực tập tốt nghiệp ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
Phó giám đốc kinh doanh: Là người giúp việc chính cho Giám đốc
trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh.
Phó giám đốc sản xuất - kỹ thuật: Là người giúp việc chính cho Giám
đốc trong lĩnh vực sản xuất - kỹ thuật.
Phòng tổ chức hành chính: Thực hiện các chế độ, chính sách, tổ chức
xây dựng bộ máy quản lý, đào tạo bồi dưỡng, quản lý cán bộ CNV. Quản lý
công tác văn thư, hành chính, lưu trữ hồ sơ, tài kiệu của Công ty.
Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm( KCS): Chịu trách nhiệm kiểm

soát toàn bộ mọi vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm từ đầu vào
nguyên liệu đến khi sản phẩm ra thị trường. Xem xét các khiếu lại về chất
lượng, đề ra biện pháp khắc phục.
Phòng cơ điện dụng cụ: Quản lý điện, nghiên cứu vật liệu để chế tạo
phù hợp với yêu cầu sản xuất. Chế tạo công cụ và dụng cụ chuyên dùng và
một số máy móc tự thiết kế, có trách nhiệm sửa chữa hỏng hóc xảy ra.
Phòng kế toán: Tổ chức mạng lưới kế toán, thống kê hợp lý tổng phạm
vi toàn công ty để quản lý tốt đầu ra cũng như đầu vào. Chịu trách nhiệm về
việc lập, ký, tính chính xác của báo cáo kế toán và gửi báo cáo kế toán đúng
thời gian quy định của công ty.
Sáu phân xưởng sản xuất: Sản xuất theo kế hoạch được giao, đảm bảo
đúng đủ số lượng, chất lượng và thời gian, phân công công việc tới các tổ,
quản lý nhân sự các tổ sản xuất.
4. Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Căn cứ vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008 và 2009
(phụ lục 1), ta có thể thấy tổng doanh thu của Công ty năm 2009 tăng
69.020.813.055 đ so với năm 2008 tăng tương ứng là 196,39%.
SV: Nguyễn Thị Hằng 4 MSV: 3LT0201T
Báo cáo thực tập tốt nghiệp ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
Chỉ tiêu lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty ngày
càng tăng với tốc độ nhanh. Năm 2008 lợi nhuận thuần là – 938.946.618 đ
nhưng với sự nhạy bén và khả năng điều hàng xuất sắc Công ty đã nâng lợi
nhuận thuần một cách bứt phá lên con số 61.473.714.483 đ.
Như vậy chứng tỏ Công ty kinh doanh rất hiệu quả.
PHẦN 2
TÌNH HÌNH THỰC TẾ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI
CÔNG TY TNHH NN MTV CƠ KHÍ DUYÊN HẢI
1. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty.
Hình thức tổ chức công tác kế toán: Tập trung. Theo mô hình này thì
toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tập trung tại phòng kế toán của

công ty, ở mỗi phân xưởng, bộ phận trực thuộc không có bộ phận kế toán
riêng mà chỉ có các nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ thống kê tình hình, ghi
chép về sự biến động của toàn bộ tài sản của đơn vị mình về mặt số lượng để
phục vụ cho công tác kế toán và quản lý kinh tế của công ty. Đồng thời thu
thập chứng từ gốc có liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế phát sinh gửi về
phòng kế toán để tiến hành hạch toán theo các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty: (sơ đồ 2)
Trưởng phòng kế toán: Trực tiếp phụ trách phòng kế toán của Công
ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mọi hoạt động tài chính của Công ty.
Kiểm tra, tập hợp toàn bộ các số liệu kế toán từ các kế toán viên, thủ quỹ,
lập báo cáo tài chính quý, năm theo chế độ quy định của Nhà nước.
Kế toán theo dõi TSCĐ, nguyên liệu vật liệu và công cụ, dụng cụ: Ghi
chép, theo dõi, phản ánh tổng hợp về số lượng và giá trị TSCĐ. Ghi chép,
SV: Nguyễn Thị Hằng 5 MSV: 3LT0201T
Báo cáo thực tập tốt nghiệp ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
theo dõi, phản ánh tổng hợp tình hình nhập, xuất nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ.
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Lập sổ thanh toán
tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ cho cán bộ CNV, theo dõi cho trích các
khoản tạm ứng cho CNV, các khoản phải thu phải trả…
Kế toán thanh toán, chi phí sản xuất, tiêu thụ sản phẩm: Theo dõi chi
tiết các khoản tiền gửi, tiền cho vay ngân hàng, viết séc, uỷ nhiệm chi thanh
toán với ngân hàng, với ngân sách, với khách hàng. Mở sổ sách tập hợp chi
phí sản xuất, chi phí bán hàng và cho phí quản lý doanh nghiệp.
Thủ quỹ: Có nhiệm vụ nhập, xuất quỹ tiền mặt, kiểm tra tính thật giả
của tiền mặt và ghi sổ quỹ, nộp tiền vào ngân hàng đúng thời hạn.
2. Chính sách kế toán hiện đang áp dụng tại Công ty.
Chế độ kế toán áp dụng: Theo QĐ 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/3/2006
của Bộ trưởng BTC
Kì kế toán: Từ 01/1/N đến 31/12/N

Đơn vị tiền tệ: VND
Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Bình quân gia quyền cả kì dự trữ
Phương pháp tính, nộp thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ thuế
Phương pháp xác định trị giá vốn thực tế của vật tư hàng hoá xuất kho
Hình thức kế toán Công ty đang áp dụng: Chứng từ ghi sổ
3. Tổ chức công tác kế toán và phương pháp kế toán các phần hành
3.1. Kế toán vốn bằng tiền
3.1.1. Kế toán tiền mặt
SV: Nguyễn Thị Hằng 6 MSV: 3LT0201T
Báo cáo thực tập tốt nghiệp ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
Chứng từ kế toán sử dụng: Phiếu thu, phiếu chi, bảng kiểm kê quỹ.
Tài khoản kế toán sử dụng: TK 111 ( tiền mặt) và các TK lien quan.
Phương pháp kế toán:
Ví dụ: Căn cứ phiếu thu số 96 ngày 25/03/2010 (phụ lục 2) về việc
thu tiền bán hang cho Công ty TM Trường Hải số tiền 148.050.000 đ
Kế toán hạch toán:
SV: Nguyễn Thị Hằng 7 MSV: 3LT0201T
Báo cáo thực tập tốt nghiệp ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
Nợ TK 111: 148.050.000 đ
Có TK 511: 148.050.000 đ
3.1.2. Kế toán tiền gửi ngân hang
Chứng từ kế toán sử dụng: Giấy báo nợ, giấy báo có, bản sao kê, các
chứng từ gốc như: UNT, UNC, séc bảo chi…
Tài khoản kế toán sử dụng: TK 112 – Tiền gửi ngân hàng và các TK
liên quan.
Phương pháp kế toán: Tiền của Công ty chủ yếu được gửi tại ngân
hàng Vietcombank giúp cho việc thanh toán, chi trả với khách hàng, CNV
và các đối tượng thanh toán khác được nhanh chóng, thuận tiện, an toàn phù
hợp với chế độ quản lý thanh toán quy định, đồng thời còn tạo cho doanh
nghiệp khoản thu lãi từ tiền gửi.

Ví dụ: Theo chứng từ ghi sổ số 47 ngày 30/05/2010 (phụ lục 3) về
việc ngân hàng Vietconbank trả tiền lãi cho Công ty.
Kế toán ghi:
Nợ TK 112: 59.438 đ
Có TK 515: 59.438 đ
3.2. Kế toán tài sản cố định.
* TSCĐ chủ yếu của Công ty gồm: Nhà xưởng, văn phòng làm việc,
máy móc, thiết bị, máy vi tính...
* Phương pháp đánh giá TSCĐ: Công ty đánh giá theo nguyên tắc
chung của chế độ kế toán, đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại của
TSCĐ
SV: Nguyễn Thị Hằng 8 MSV: 3LT0201T
Báo cáo thực tập tốt nghiệp ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
Nguyên giá
TSCĐ
=
Giá mua thực tế của TSCĐ
(không gồm thuế GTGT)
+
Chi phí vận chuyển lắp đặt
chạy thử
TSCĐ của Công ty trong quá trình sử dụng được tổ chức sửa chữa thường
xuyên (sửa chữa nhỏ) mang tính chất bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ (sửa
chữa lớn) mang tính chất phục hồi.
* Phương pháp khấu hao TSCĐ: khấu hao theo phương pháp đường
thẳng (khấu hao tuyến tính). Mức khấu hao được chia đều và cố định trong
mỗi kỳ kinh doanh. Mức khấu hao được tính dựa trên giá trị của TSCĐ và
thời gian sử dụng của TS đó.
Mức khấu hao (năm) = Nguyên giá TSCĐ x t ỷ lệ khấu hao năm
Mức trích KH tháng = Nguyên giá TSCĐ / Thời gian sử dụng

* Chứng từ kế toán sử dụng: Biên bản giao nhận TSCĐ (mẫu 01 –
TSCĐ), biên bản bàn giao TSCĐ SCL hoàn thành ( mẫu 04 – TSCĐ), biên
bản đánh giá lại TSCĐ (mẫu 05 – TSCĐ), biên bản thanh lý TSCĐ (mẫu 02
– TSCĐ), tài liệu kĩ thuật có liên quan khác.
* Tài khoản kế toán sử dụng: TK 211, và các TK có liên quan.
* Phương pháp kế toán:
- Kế toán tăng TSCĐ: Do mua sắm, đầu tư XDCB, do đơn vị tự chế,
được biếu tặng...
Ví dụ: Căn cứ biên bản giao nhận số 2 ngày 15/04/2010, Công ty mua
thêm một máy vi tính. Kế toán phản ánh nghiệp vụ phát sinh vào chứng từ
ghi sổ.
Nợ TK 211: 13.750.000 đ
Nợ TK 133(2): 1.375.000 đ
SV: Nguyễn Thị Hằng 9 MSV: 3LT0201T
Báo cáo thực tập tốt nghiệp ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
Có TK 111: 15.125.000 đ
- Kế toán giảm TSCĐ: do nhượng bán, thanh lý, do góp vốn, do
chuyển đổi TSCĐ thành CCDC...
Ví dụ: Căn cứ biên bản thanh lý máy phay X52K (F10) ngày
20/10/2009 (phụ lục 4), kế toán phản ánh giảm TSCĐ:
Nợ TK 214: 21.712.134 đ
Nợ TK 811: 18.371.807 đ
Có TK 211: 40.083.941 đ
3.3. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
* Hình thức trả lương của Công ty: tính theo thời gian làm việc, cấp
bậc công việc, thang lương của người lao động, tiền lương được tính và
thanh toán theo từng tháng làm việc.
Ngoài tiền lương phải trả theo quy định, Công ty còn phải tính ra tỷ lệ
các khoản trích theo lương là 29,5% gồm: BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN.
Trong đó: Doanh nghiệp chịu 21% (gồm 16% - BHXH, 3% - BHYT, 1% -

KPCĐ, BHTN – 1%) và 8,5% trừ vào lương của cán bộ CNV (gồm 6% -
BHXH, 1,5% - BHYT, BHTN – 1%).
* Chứng từ kế toán sử dụng: Bảng chấm công (mẫu 01- LĐTL), bảng
thanh toán tiền lương (mẫu 02 – LĐTL), giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng
BHXH (mẫu 03 – LĐTL), phiếu báo làm thêm giờ (mẫu 07 – LĐTL)...
* Tài khoản kế toán sử dụng: TK 334, TK 338 và các TK liên quan.
* Phương pháp kế toán:
Ví dụ: Dựa vào bảng thanh toán lương tháng 05/2010, kế toán xác
định số tiền lương phải trả:
- Công nhân sản xuất trực tiếp: 43.784.981 đ
SV: Nguyễn Thị Hằng 10 MSV: 3LT0201T
Báo cáo thực tập tốt nghiệp ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
- Nhân viên quản lý phân xưởng: 12.615.569 đ
- Nhân viên quản lý doanh nghiệp: 31.419.250 đ
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ,BHTN theo tỷ lệ quy định.
Kế toán hạch toán:
BT 1: Phản ánh số lương phải trả cho cán bộ CNV:
Nợ TK 622: 43.784.981 đ
Nợ TK 627(1): 12.615.569 đ
Nợ TK 642(1): 31.419.250 đ
Có TK 334: 87.819.800 đ
BT 2: Phản ánh số BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN:
Nợ TK 622: 9.194.846,01 đ
Nợ TK 627(1): 2.649.269,49 đ
Nợ TK 642(1): 6.598.042,5 đ
Có TK 338: 18.442.158 đ
Trong đ ó: Có TK 338(2): 878.198 đ
Có TK 338(3): 14.051.168 đ
Có TK 338(4): 2.634.594 đ
Có TK 338(9): 878.198 đ

BT 3: Phản ánh số BHXH, BHYT, BHTN trừ vào lương cán bộ CNV
Nợ TK 334: 7.464.683 đ
Có TK 338: 7.464.683 đ
3.4. Kế toán vật tư
3.4.1. Các loại vật tư trong Công ty
- Nguyên vật liệu bao gồm: nguyên vật liệu chính (băng nhôm, băng
thép, lõi thép, đồng, nhôm...), nguyên vật liệu phụ (que hàn, bulong các loại,
SV: Nguyễn Thị Hằng 11 MSV: 3LT0201T
Báo cáo thực tập tốt nghiệp ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
hạt nhựa bán bẫn, cao su, móc bổ trợ...), phế liệu (đồng vụn, nhôm vụn, băng
nhôm, đồng gọt...).
- Công cụ, dụng cụ: Cờ lê, mở lết, khuôn kẹp siết, khuôn dập răng
khoá đai, máy hàn chập, khuôn rút các loại...
3.4.2. Phương pháp đánh giá vật tư
- Đối với vật tư nhập kho: Công ty đánh giá theo trị giá vốn thực tế
(giá gốc)
+ Đối với vật tư mua ngoài: giá gốc của vật tư mua ngoài gồm giá
mua ghi trên hoá đơn + chi phí thu mua.
+ Đối với vật tư gia công, chế biến: giá gốc gồm trị giá vật tư mang đi
gia công, chế biến + chi phí thuê gia công, chế biến + chi phí vận chuyển
(nếu thuê ngoài).
+ Đối với vật tư nhập khẩu: giá gốc của vật tư nhập khẩu bao gồm giá
mua + chi phí thu mua + thuế nhập khẩu (nếu có)
Ví dụ: Ngày 03/05/2010, Công ty nhập kho 500 kg lõi thép 3.8 của
Công ty TNHH TM Hà Minh (Hoá đơn GTGT số 0015 ngày 02/05/2010),
giá mua chưa thuế l à 9.650.000 đ, thuế suất thuế GTGT là 10%, chi phí vận
chuyển là 850.000 đ.
Giá thực tế vật liệu mua ngoài nhập kho là:
10.615.000 + 850.000 = 11.465.000 đ
- Đối với vật tư xuất kho: kế toán chỉ theo dõi số lượng xuất, cuối

tháng kế toán mới tập hợp giá trị thực tế theo phương pháp bình quân gia
quyền cả kì dự trữ rồi mới xác định được giá trị hàng đã xuất từng lần.
Trị giá vốn thực tế
vật tư xuất kho
= Số lượng vật tư xuất kho x Đơn giá bình quân
Trong đó:
SV: Nguyễn Thị Hằng 12 MSV: 3LT0201T
Báo cáo thực tập tốt nghiệp ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
Trị giá vốn thực tế Trị giá vốn thực tế
Đơn giá bình quân = vật tư tồn đầu kì vật tư nhập trong kì
cả kì dự trữ Số lượng hàng tồn đầu kì + Số lượng hàng nhập trong kì
Ví dụ: Tình hình nhập xuất tồn lõi thép 3.8 như sau:
Tồn đầu tháng 10/2009 là 100 kg - 1.900.000 đ
Ngày 03/10/2009, nhập kho 500 kg – 10.500.000 đ
Ngày 10/10/2009, xuất dùng 350 kg
Đơn giá bình quân = (1.900.000 + 10.500.000) / (100 + 500) = 20.667 đ
Trị giá vật liệu xuất kho = 350 x 20.667 = 7.233.450 đ
3.4.3 Kế toán chi tiết vật tư
Công ty áp dụng phương pháp thẻ song song nhằm phản ánh đầy đủ,
chi tiết cả về giá trị, số lượng và chất lượng cả từng loại vật tư. Phương pháp
này đơn giản, hợp lý, dễ quản lý và kiểm soát.
3.4.4. Kế toán tổng hợp vật tư
- Chứng từ kế toán sử dụng: Phiếu nhập kho (mẫu 01 - VT), phiếu
nhập kho (mẫu 02 - VT), biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm
hàng hoá (mẫu 03 - VT), phiếu báo vật tư còn lại cuối kì (mẫu 04 - VT),
biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm hàng hoá (mẫu 05 - VT), bảng
kê mua hàng (mẫu 06 - VT), hoá đơn GTGT (mẫu 01 GTGT - 3LL), hoá
đơn bán hàng thông thường (mẫu 02 GTGT - 3LL).
- Tài khoản kế toán sử dụng: TK 151, TK 152, TK 153.
- Phương pháp kế toán:

Ví dụ 1: Công ty nhập kho 250 kg răng đồng GN4 mua của Công ty
TNHH TM Minh Ngọc (Hoá đơn GTGT số 1099 ngày 28/03/2010 (phụ lục
5), tổng giá thanh toán là 4.262.500 đ, thuế suất thuế GTGT là 10% nhưng
SV: Nguyễn Thị Hằng 13 MSV: 3LT0201T
+
Báo cáo thực tập tốt nghiệp ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
Công ty chưa thanh toán. Chi phí vận chuyển bốc xếp Công ty trả bằng tiền
mặt, tổng số tiền thanh toán là 770.000 đ, thuế suất thuế GTGT là 10%.
Kế toán hạch toán:
BT 1: Nợ TK 152: 3.875.000 đ
Nợ TK 133(1): 387.500 đ
Có TK 331 (Cty Minh Ngọc): 4.262.500 đ
BT 2: Nợ TK 152: 700.000 đ
Nợ TK 133(1): 70.000 đ
Có TK 111: 770.000 đ
Ví dụ 2: Công ty xuất kho 960 bộ bulong M 10x80 cho phân xưởng
lắp ráp (phiếu xuất kho số 09 ngày 15/04/2010), đơn giá mỗi bộ là 1.455 đ.
Kế toán hạch toán:
Nợ TK 627: 1.396.800 đ
Có TK 152: 1.396.800 đ
3.5. Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Các hình thức bán hàng của Công ty bao gồm: bán trực tiếp tại kho,
bán tại các cửa hàng mà Công ty gửi đi bán theo nhiều phương thức khác
nhau như: bán buôn, bán lẻ...
3.5.1. Kế toán doanh thu
+ Chứng từ kế toán sử dụng: Hoá đơn GTGT (mẫu 01 GTGT - 3LL),
hoá đơn bán hàng thông thường (mẫu 02 GTGT - 3LL), bảng thanh toán
hàng đại lí, kí gửi (mẫu 01 - BH), thẻ qầy hàng (mẫu 02 - BH), các chứng từ
thanh toán phiếu thu, séc chuyển khoản, séc thanh toán, UNT, giấy báo
Có..., kế toán liên quan khác như phiếu nhập kho hàng trả lại...

SV: Nguyễn Thị Hằng 14 MSV: 3LT0201T
Báo cáo thực tập tốt nghiệp ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
+ Tài khoản kế toán sử dụng: TK 511, TK 512, TK 333(1), TK 338(7)
và các TK liên quan khác.
+ Phương pháp kế toán:
Ví dụ: Ngày 16/02/2010 Công ty xuất bán cho Công ty TM Hương
Thắng - Hải Phòng ba hộp số 250. Tổng giá có thuế là 16.474.500 đ, thuế
suất thuế GTGT là 5%, Công ty TNHH TM Hương Thắng đã thanh toán
bằng tiền mặt. Căn cứ vào Hoá đơn GTGT (phụ lục 6), kế toán ghi:
SV: Nguyễn Thị Hằng 15 MSV: 3LT0201T
Báo cáo thực tập tốt nghiệp ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
Nợ TK 111: 16.474.500 đ
Có TK 511: 15.690.000 đ
Có TK 333(1): 784.500 đ
3.5.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
Các khoản giảm trừ doanh thu của Công ty gồm: Chiết khấu thương
mại, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại, thuế GTGT phải nộp
theo phương pháp trực tiếp, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt là cơ sở để
tính doanh thu thuần.
Các khoản giảm trừ doanh thu phải được phản ánh, theo dõi chi tiết,
riêng biệt trên những TK kế toán phù hợp nhằm cung cấp các thông tin để kế
toán lập báo cáo tài chính.
3.5.3. Kế toán giá vốn hàng xuất bán
+ Phương pháp xác định trị giá vốn thực tế của hàng xuất bán:
Kế toán chỉ theo dõi số lượng xuất, cuối tháng kế toán mới tập hợp giá trị
thực tế theo phương pháp bình quân gia quyền cả kì dự trữ rồi mới xác định
được giá trị hàng đã xuất bán từng lần.
Trị giá vốn thực tế = Số lượng hàng xuất bán x Đơn giá bình quân
hàng xuất bán
Trong đó:

Trị giá vốn thực tế Trị giá vốn thực tế
Đơn giá bình quân = hàng tồn đầu kì hàng nhập trong kì
cả kì dự trữ Số lượng hàng tồn đầu kì + Số lượng hàng nhập trong kì
+ Tài khoản kế toán sử dụng: TK 632.
+ Phương pháp kế toán:
SV: Nguyễn Thị Hằng 16 MSV: 3LT0201T
+
Báo cáo thực tập tốt nghiệp ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
Ví dụ: Ngày 16/02/2010 Công ty xuất bán cho Công ty TM Hương
Thắng - Hải Phòng ba hộp số 250. Tổng giá có thuế là 16.474.500 đ, thuế suất
thuế GTGT là 5%, Công ty TNHH TM Hương Thắng đã thanh toán bằng tiền
mặt. Trong đó giá vốn hàng xuất bán là 2.906.787 đ/ hộp. Căn cứ vào hoá đơn
GTGT (phụ lục 6) và phiếu xuất kho (phụ lục 7) kế toán phản ánh:
BT 1: Nợ TK 111: 16.474.500 đ
Có TK 511: 15.690.000 đ
Có TK 333(1): 784.500 đ
BT 2: Nợ TK 632: 8.720.361 đ
Có TK 155: 8.720.361 đ
3.5.4. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
3.5.4.1. Kế toán chi phí bán hàng
Kế toán chi phí bán hàng: là những khoản chi phí có liên quan đến
hoạt động thiêu thụ sản phẩm như: Chi phí nhân viên bán hàng, chi phí vật
liệu, bao bì, chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ cho quá trình tiêu thụ sản
phẩm, chi phí bảo hành sản phẩm,chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí
khác bằng tiền.
Tài khoản kế toán sử dụng: TK 641.
Phương pháp kế toán:
Ví dụ: Trong quý I/2010, kế toán tập hợp chi phí bán hàng như sau:
+ Lương cho bộ phận bán hàng: 5.409.608 đ
+ Chi phí khác bằng tiền: 592.339 đ

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: 1.983.182 đ
Kế toán định khoản như sau:
BT 1: Phản ánh lương cho bộ phận bán hàng:
SV: Nguyễn Thị Hằng 17 MSV: 3LT0201T
Báo cáo thực tập tốt nghiệp ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
Nợ TK 641(1): 5.409608 đ
Có TK 334: 5.409.608 đ
BT 2: Phản ánh các chi phí cho bộ phận bán hàng:
Nợ TK 641(7): 592.339 đ
Nợ TK 641(8): 1.983.182 đ
Có TK 111: 2.575.522 đ
Cuối kì, kế toán kết chuyển chi phí bán hàng để xác định kết quả kinh
doanh, kế toán hạch toán:
Nợ TK 911: 7.985.130 đ
Có TK 641: 7.985.130 đ
3.5.4.2. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp gồm: Chi phí nhân viên quản
lý, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao TSCĐ dùng trong quản lý,
chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.
Tài khoản kế toán sử dụng: TK 642.
Phương pháp kế toán:
Ví dụ: Căn cứ vào Hoá đơn GTGT ngày 17/03/2010 (phụ lục 8) về
việc mua đồ dung văn phòng tại Trung tâm Thiết bị Văn phòng, tổng tiền
thanh toán là 3.553.000 đ, thuế suất thuế GTGT là 10%, đã thanh toán bằng
tiền mặt. Kế toán hạch toán:
Nợ TK 642(3): 3.230.000 đ
Nợ TK 1331(1): 323.000 đ
Có TK 111: 3.553.000 đ
Cuối kì, kế toán kết chuyển chi phí bán hàng để xác định kết quả kinh
doanh, kế toán hạch toán:

SV: Nguyễn Thị Hằng 18 MSV: 3LT0201T
Báo cáo thực tập tốt nghiệp ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
Nợ TK 911: 3.553.000 đ
Có TK 642(3): 3.553.000 đ
SV: Nguyễn Thị Hằng 19 MSV: 3LT0201T
Báo cáo thực tập tốt nghiệp ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
3.5.5. Kế toán xác định kết quả kinh doanh
Kết quả bán hàng được xác định vào cuối tháng, sau khi đã xác định
được doanh thu thuần, các khoản giảm trừ doanh thu, giá vốn hàng bán, chi
phí quản lý doanh nghiệp và bằng cách thực hiện các bút toán kết chuyển.
Tài khoản kế toán sử dụng: TK 911 - xác định kết quả kinh doanh, TK
421 - lợi nhuận chưa phân phối.
Phương pháp kế toán:
Ví dụ: Kết chuyển các chi phí:
+ Chi phí quản lí doanh nghiệp: 3.553.000 đ
+ Chi phí bán hàng: 7.985.130 đ
+ Giá vốn hàng bán: 8.720.361 đ
Kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 911: 20.258.491 đ
Có TK 632: 8.720.361 đ
Có TK 641: 7.985.130 đ
Có TK 642: 3.533.000 đ
Kết chuyển doanh thu bán hàng:
Doanh thu thuần = Tổng doanh thu bán hàng - Các khoản giảm trừ doanh
thu và cung cấp dịch
vụ
Ví dụ: Trong quý I/ 2010, doanh thu bán hàng của Công ty là
135.526.321 đ, Công ty không phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu.
Nợ TK 511: 135.526.321 đ
Có TK 911: 135.526.321 đ

SV: Nguyễn Thị Hằng 20 MSV: 3LT0201T
Báo cáo thực tập tốt nghiệp ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
Xác định kết quả bán hàng (lợi nhuận thuần):
SV: Nguyễn Thị Hằng 21 MSV: 3LT0201T
Báo cáo thực tập tốt nghiệp ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
Lợi nhuận thuần từ
hoạt động bán hàng
=
Lợi nhuận gộp
về bán hàng
+
Lợi nhuận
hoạt động TC
-
Chi phí
bán hàng
-
Chi phí
QLDN
Ví dụ: Lợi nhuận thuần từ hoạt động bán hàng quý I/ 2010 là
115.267.830 đ. Kế toán hạch toán:
Nợ TK 911: 115.267.830 đ
Có TK 421: 115.267.830 đ
SV: Nguyễn Thị Hằng 22 MSV: 3LT0201T
Báo cáo thực tập tốt nghiệp ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
PHẦN 3
THU HOẠCH, NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ
1. Thu hoạch của bản thân
Sau thời gian thực tập tại Công ty TNHH MTV Cơ khí Duyên Hải em
đã có được một số hiểu biết về Công ty và rút ra được nhiều kinh nghiệm

trong công việc như:
- Biết viết hoá đơn, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu thu, phiếu
chi, hoá đơn thuế GTGT...
- Biết lập báo cáo tài chính như: báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng cân
đối kế toán...
- Biết sử dụng và áp dụng các chế độ, các chứng từ kế toán do Nhà
Nước ban hành...
2. Nhận xét
2.1. Ưu điểm
Công ty đã xây dựng bộ máy tổ chức quản lý gọn nhẹ, hiệu quả. Bộ
máy kế toán của Công ty được tổ chức tương đối hoàn chỉnh, chặt chẽ, quy
trình làm việc khoa học, đội ngũ kế toán có năng lực, nắm vững chế độ,
nhiệt tình làm việc, được bố trí hợp lý, phù hợp với trình độ khả năng của
mỗi người.
Công ty đã sử dụng hệ thống chứng từ sổ sách kế toán khá đầy đủ
theo quy định của Bộ Tài Chính. Công tác hạch toán các chứng từ ban đầu
được theo dõi một cách chặt chẽ, đảm bảo tính chính xác của các số liệu.
Tổ chức của tổ sản xuất: Với tinh thần trách nhiệm cao, nên năng suất
lao động bình quân luôn đạt tỉ lệ cao nhất. Vì vậy hiệu quả kinh doanh của
Công ty đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
SV: Nguyễn Thị Hằng 23 MSV: 3LT0201T
Báo cáo thực tập tốt nghiệp ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
Bộ phận kế toán tiền lương: Được sự quan tâm chu đáo, tận tình từ
phía Công ty nên phần tiền lương, tiền thưởng của các cán bộ CNV trong
Công ty luôn được trả đủ, trả đúng kì.
Công ty đã sử dụng Microsoft Excel kết hợp với hệ thống máy tính,
máy in, máy fax...giúp công tác kế toán giảm bớt nhiều trong việc ghi sổ, lên
báo cáo tổng hợp, báo cáo tài chính... Máy tính giữa các phòng ban trong
Công ty được nối mạng nội bộ với nhau, giúp cho việc quản lý và cập nnhật
thông tin được dễ dàng hơn.

2.2. Tồn tại
Bên cạnh những ưu điểm, Công ty còn một số tồn tại nhất định như:
- Tồn tại 1: Về hình thức kế toán, Công ty ghi sổ kế toán theo hình
thức kế toán chứng từ ghi sổ như hiện nay còn rườm rà, chưa khoa học, còn
nhiều phức tạp.
- Tồn tại 2: Về kế toán nguyên vật liệu: hiện tại công việc tính toán
đều dồn tích vào cuối tháng, trong khi nguyên vật liệu sử dụng trong Công
ty là rất đa dạng, nên việc tính toán mất nhiều thời gian, làm ảnh hưởng đến
tiến độ quyết toán hàng quý.
- Tồn tại 3: Hiện nay Công ty chưa sử dụng phần mềm kế toán chuyên
dụng nào mà mọi công việc từ ghi chép, hạch toán hàng ngày, lên sổ, lập báo
cáo, đều do kế toán thực hiện trên Excel.
2.3. Một số ý kiến đề xuất
- Đề xuất 1: Công ty nên chọn hình thức Nhật ký chung, vì đây là hình
thức kế toán rất phù hợp, đơn giản, dễ ghi chép, lại thuận tiện cho việc xử lý
các thông tin kế toán.
- Đề xuất 2: Để khắc phục tình trạng công việc tính toán nguyên vật
liệu bị dồn vào cuối tháng, kế toán Công ty có thể áp dụng phương pháp tính
SV: Nguyễn Thị Hằng 24 MSV: 3LT0201T
Báo cáo thực tập tốt nghiệp ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
trị giá vốn thực tế vật tư xuất kho như: phương pháp nhập trước - xuất trước,
để thuận tiện cho việc tính toán.
- Đề xuất 3: Công ty nên đưa vào các phần mềm kế toán chuyên dụng
để thuận lợi cho công tác kế toán và tiết kiệm thời gian.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua, Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Duyên Hải
luôn luôn cố gắng trong công tác sản xuất, kinh doanh cũng như công tác
quản lý. Kết quả đạt được năm sau cao hơn năm trước đó là nhờ vào sự cố
gắng không ngừng của toàn thể cán bộ CNV trong Công ty dưới sự lãnh đạo
sáng suốt của Ban Giám đốc Công ty. Do đó Công ty đã khẳng định được vị

trí của mình trong nền kinh tế Quốc dân, đứng vững và phát triển không
ngừng, đạt được nhiều thành tích cao trong kinh doanh.
Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Duyên
Hải, cùng với quá trình học tập trên ghế nhà trường, được sự chỉ bảo nhiệt
tình của các Cô, Chú trong phòng kế toán giúp em có thể tiếp xúc những vấn
đề về kế toán, tài chính thực tế và có được một số kinh nghiệm thực tế đáng
quý. Từ đó có thể khái quát chung công việc kế toán mà tương lai em sẽ làm
và bổ sung những mặt còn yếu.
Bên cạnh sự giúp đỡ của mọi người trong Công ty em còn nhận được
sự giúp đỡ rất nhiệt tình, quý báu của Thầy giáo ThS. Nguyễn Đăng Huy.
Do thời gian thực tập và trình độ có hạn nên không tránh khỏi những
thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của Thầy giáo để bài báo cáo của
em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của
Thầy giáo ThS. Nguyễn Đăng Huy cùng Ban Giám đốc và các cô chú anh
chị trong phòng kế toán của Công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành
bài báo cáo này.
SV: Nguyễn Thị Hằng 25 MSV: 3LT0201T

×