Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Phân tích sự phát triển của ngành sản xuất thủy sản tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 90 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA HỆ THÔNG THÔNG TIN KINH TẾ

H

uế

.....  .....

h

tế

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

in

PHÂN TÍCH SỰ PHÁT TRIỂN CỦA

họ

cK

NGÀNH SẢN XUẤT THỦY SẢN TỈNH QUẢNG BÌNH

Giáo viên hướng dẫn

NGUYỄN THỊ HỒNG NGỌC

PGS. TS HOÀNG HỮU HÒA



Đ
ại

Sinh viên thực hiện

Lớp: K46 Thống kê kinh doanh
Niên khóa: 2012 - 2016

Huế, 5/2016


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến tất cả các cơ quan và cá nhân đã tạo điều kiện, giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý Thầy, Cô giáo
trường Đại học Kinh tế Huế đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi
trong suốt bốn năm đại học và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn
thành bài luận văn này.

H

uế

Để có được kết quả này, tôi vô cùng biết ơn và bày tỏ lòng kính
trọng đến PGS.TS Hoàng Hữu Hòa, người đã nhiệt tình hướng dẫn
tôi từ lúc định hướng chọn đề tài cũng như trong quá trình hoàn
thiện luận văn.


in

h

tế

Bên cạnh đó, tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban lãnh đạo, các
anh chị nhân viên của Cục Thống Kê tỉnh Quảng Bình, đặc biệt là
Phòng Thống Kê Nông Nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp cho
tôi các tài liệu cần thiết và những kiến thức thực tế trong suốt quá
trình thực tập.

cK

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình và bạn bè đã quan
tâm, ủng hộ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.

họ

Do còn hạn chế về thời gian, kiến thức và kinh nghiệm, đề tài
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ
bảo, ý kiến đóng góp chân thành của quý Thầy, Cô và các bạn.

Đ
ại

Một lần nữa, tôi xin chân thành cám ơn!
Huế, tháng 05 năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Thị Hồng Ngọc



Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: PGS. TS Hoàng Hữu Hòa

MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................................i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU...............................................................v
DANH MỤC HÌNH ẢNH MINH HỌA ........................................................................vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ................................................................................. vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU......................................................................................... viii

uế

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................................1

H

2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................2
2.1. Mục tiêu chung .........................................................................................................2

tế

2.2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................................2

in


h

4. Các phương pháp nghiên cứu......................................................................................2
4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu ......................................................................2

cK

4.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu....................................................................3
4.3. Phương pháp phân tích số liệu .................................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................5

họ

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN ...................5
1.1. Phát triển và các khái niệm liên quan đến phát triển bền vững................................5

Đ
ại

1.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế ....................8
1.2.1. Khái niệm về ngành thủy sản ...............................................................................8
1.2.2. Vị trí và vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế .........................................9
1.2.2.1. Vị trí của ngành thủy sản trong nền kinh tế........................................................9
1.2.2.2. Vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế...................................................10
1.2.3. Đặc điểm của ngành sản xuất thủy sản ..............................................................12
1.2.3.1. Lĩnh vực nuôi trồng các loại động, thực vật thủy sản ......................................12
1.2.3.2. Lĩnh vực khai thác thủy sản..............................................................................13
1.3. Tình hình ngành sản xuất thủy sản trên thế giới và ở Việt Nam............................14
1.3.1. Tình hình ngành sản xuất thủy sản trên thế giới ................................................14
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngọc – K46 TKKD


i


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: PGS. TS Hoàng Hữu Hòa

1.3.2. Tình hình ngành sản xuất thủy sản ở Việt Nam .................................................16
1.4. Tóm tắt chương 1 ...................................................................................................21
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH SẢN
XUẤT THỦY SẢN TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2010- 2014 .....................20
2.1. Những đặc điểm điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng đến
phát triển ngành sản xuất thủy sản ở Quảng Bình.........................................................20
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên................................................................................20

uế

2.1.1.1. Vị trí địa lý........................................................................................................20
2.1.1.2. Đặc điểm địa hình.............................................................................................20

H

2.1.1.3. Đặc điểm khí hậu..............................................................................................21
2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên ........................................................................................26

tế

2.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội.......................................................................................27
2.1.3.1. Dân số và lao động việc làm.............................................................................27


h

2.1.3.2. Cơ cấu GRDP tỉnh ............................................................................................28

in

2.1.3.3. Điều kiện khoa học kỹ thuật và cơ sở hạ tầng giao thông thủy lợi ..................28

cK

2.1.3.4. Hiện trạng sử dụng đất .....................................................................................29
2.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hoạt động
sản xuất thủy sản của tỉnh Quảng Bình .........................................................................31

họ

2.1.4.1. Thuận lợi...........................................................................................................31
2.1.4.2. Khó khăn...........................................................................................................31

Đ
ại

2.2. Tình hình phát triển ngành sản xuất thủy sản tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn
2010- 2014…….............................................................................................................36
2.2.1. Sản lượng thủy sản ..............................................................................................32
2.2.2. Giá trị sản xuất thủy sản ......................................................................................44
2.2.2.1. Giá trị sản xuất thủy sản theo giá hiện hành.....................................................38
2.2.2.2. Giá trị sản xuất thủy sản theo giá so sánh ........................................................41
2.2.2.3. Phân tích sự biến động của giá trị sản xuất thủy sản theo thời gian ................41

2.2.3. Diện tích nuôi trồng thủy sản ..............................................................................45
2.2.3.1. Diện tích nuôi trồng thủy sản phân theo loại thủy sản .....................................45
2.2.3.2. Diện tích nuôi trồng thủy sản phân theo phương thức nuôi .............................46
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngọc – K46 TKKD

ii


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: PGS. TS Hoàng Hữu Hòa

2.2.3.3. Diện tích nuôi trồng thủy sản phân theo loại nước nuôi ..................................48
2.2.3.4. Diện tích nuôi trồng thủy sản phân theo loại huyện, thị xã, thành phố............50
2.2.3.5. Phân tích biến động của sản lượng nuôi trồng thủy sản do ảnh hưởng của năng
suất nuôi trồng và diện tích nuôi trồng thủy sản ...........................................................50
2.2.4. Số lượng và công suất tàu, thuyền khai thác hải sản...........................................52
2.2.4.1 Sô lượng tàu, thuyền khai thác hải sản..............................................................52
2.2.4.2. Công suất tàu, thuyền khai thác hải sản ...........................................................55

uế

2.2.5. Lao động thủy sản tỉnh Quảng Bình năm 2014...................................................55
2.3. Đánh giá sự bền vững trong sản xuất thủy sản của tỉnh Quảng Bình ....................59

H

2.3.1. Sự bền vững về kinh tế ........................................................................................59
2.3.2. Sự bền vững về xã hội .........................................................................................60


tế

2.3.3. Sự bền vững về môi trường .................................................................................61
2.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển sản xuất thủy sản tỉnh Quảng Bình ........62

h

2.4.1. Những lợi thế trong sản xuất thủy sản tỉnh Quảng Bình .....................................62

in

2.4.2. Những hạn chế trong sản xuất thủy sản tỉnh Quảng Bình...................................63

cK

2.4.3. Nguyên nhân........................................................................................................64
2.5. Tóm tắt chương 2....................................................................................................76
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT

họ

TRIỂN NGÀNH SẢN XUẤT THỦY SẢN CỦA TỈNH QUẢNG BÌNH ...............66
3.1. Phương hướng phát triển sản xuất thủy sản tỉnh Quảng Bình................................66

Đ
ại

3.2. Dự báo giá trị sản xuất thủy sản tỉnh Quảng Bình năm 2016- 2020 ......................66
3.3. Một số giải pháp nhằm phát triển ngành sản xuất thủy sản tỉnh Quảng Bình........68
3.3.1. Một số giải pháp chung .......................................................................................68

3.3.2. Giải pháp về khai thác thủy sản...........................................................................69
3.3.3. Giải pháp về nuôi trồng thủy sản.........................................................................71
3.4. Tóm tắt chương 3....................................................................................................85
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................74
1. Kết luận

.................................................................................................................74

2. Kiến nghị .................................................................................................................75

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngọc – K46 TKKD

iii


GVHD: PGS. TS Hoàng Hữu Hòa

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế


H

uế

Khóa Luận Tốt Nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngọc – K46 TKKD

iv


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: PGS. TS Hoàng Hữu Hòa

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Đa dạng sinh học

PTBV

Phát triển bền vững

IUCN

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới

WCED

Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển


KTXH

Kinh tế xã hội

FAO

Tổ chức nông lương thế giới

TNTN

Tài nguyên thiên nhiên

KTTS

Khai thác thủy sản

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

VASEP

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam

H

tế

h


Khoa học kỹ thuật
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Đ
ại

họ

cK

CNH- HĐH

in

KH- KT

uế

ĐDSH

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngọc – K46 TKKD

v


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: PGS. TS Hoàng Hữu Hòa

DANH MỤC HÌNH ẢNH MINH HỌA

Ảnh 1: Sơ đồ phân vùng khí hậu tỉnh Quảng Bình .......................................................22
Ảnh 2: Sơ đồ phân bố vùng mưa tỉnh Quảng Bình .......................................................24

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế

H

uế

Ảnh 3: Bản đồ địa chất thủy văn tỉnh Quảng Bình .......................................................25

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngọc – K46 TKKD

vi


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: PGS. TS Hoàng Hữu Hòa


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1: Chuỗi giá trị ngành nuôi trồng thủy sản..........................................................13
Biểu đồ 1.1: Sản lượng thủy sản Việt Nam...................................................................17
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Bình năm 2014..................30
Biểu đồ 2.2: Sản lượng thủy sản tỉnh Quảng Bình phân theo khai thác, nuôi trồng .....33
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu sản lượng thủy sản tỉnh Quảng Bình phân theo khai thác, nuôi

uế

trồng...............................................................................................................................33
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu sản lượng thủy sản tỉnh Quảng Bình năm 2014 phân theo loại thủy

H

sản ..................................................................................................................................35
Biểu đồ 2.5: Sản lượng nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Bình phân theo loại nước nuôi

tế

.......................................................................................................................................36

h

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu giá trị sản xuất theo giá hiện hành phân theo các huyện, thị xã,

in

thành phố có giá trị sản xuất cao trong tỉnh Quảng Bình ..............................................40
Biểu đồ 2.7: Cơ cấu diện tích nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Bình năm 2014 ...........45


cK

phân theo loại thủy sản ..................................................................................................45
Biểu đồ 2.8: Cơ cấu diện tích nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Bình ............................47

họ

giai đoạn 2010- 2014 phân theo phương thức nuôi.......................................................47
Biểu đồ 2.9: Cơ cấu diện tích nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Bình năm 2014 phân
theo loại nước nuôi ........................................................................................................48

Đ
ại

Biểu đồ 2.10: Cơ cấu tàu, thuyền có động cơ khai thác hải sản tỉnh Quảng Bình phân
theo phạm vi khai thác năm...........................................................................................54
Biểu đồ 2.11: Cơ cấu lao động thủy sản phân theo giới tính của..................................57
tỉnh Quảng Bình năm 2014............................................................................................57

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngọc – K46 TKKD

vii


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: PGS. TS Hoàng Hữu Hòa

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Tình hình sản lượng thủy sản thế giới ..........................................................15
Bảng 1.2: Bảng cân đối cung cầu thủy sản quốc tế .......................................................15
Bảng 1.3: Hiện trạng GDP thủy sản trong nền kinh tế Quốc dân giai đoạn 2001- 2014 ......18
Bảng 2.1: Nhiệt độ trung bình tháng và năm tỉnh Quảng Bình (0C) .............................21
Bảng 2.2: Lượng mưa trung bình tháng và năm tỉnh Quảng Bình (mm) ......................23

uế

Bảng 2.3: Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2014 tỉnh Quảng Bình phân theo
huyện, thị xã, thành phố ................................................................................................27

H

Bảng 2.4: Hiện trạng GRDP tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2010- 2014 ...........................28
Bảng 2.5: Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Quảng Bình năm 2014...............................30

tế

Bảng 2.6: Sản lượng sản xuất thủy sản tỉnh Quảng Bình phân theo khai thác, nuôi

h

trồng giai đoạn 2010-2014.............................................................................................32

in

Bảng 2.7: Sản lượng thuỷ sản tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2010- 2014.........................34
Bảng 2.8: Sản lượng thuỷ sản tỉnh Quảng Bình phân theo huyện, thị xã, thành phố giai

cK


đoạn 2010- 2014 ............................................................................................................37
Bảng 2.9: Quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất thuỷ sản tỉnh Quảng Bình theo giá hiện

họ

hành phân theo ngành hoạt động giai đoạn 2010- 2014................................................38
Bảng 2.11: Quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất thuỷ sản tỉnh Quảng Bình theo giá so
sánh 2010 phân theo ngành hoạt động giai đoạn 2010- 2014 .......................................41

Đ
ại

Bảng 2.12: Quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất thuỷ sản tỉnh Quảng Bình theo giá so
sánh 2010 .......................................................................................................................42
phân theo huyện, thị xã, thành phố giai đoạn 2010- 2014.............................................42
Bảng 2.13: Các chỉ tiêu phân tích sự biến động của giá trị sản xuất theo thời gian .....43
Bảng 2.14: Diện tích nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2010-2014 phân
theo loại thủy sản...........................................................................................................45
Bảng 2.15: Diện tích nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2010- 2014 phân
theo phương thức nuôi...................................................................................................46
Bảng 2.16: Diện tích nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2010- 2014 phân
theo loại nước nuôi ........................................................................................................48
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngọc – K46 TKKD

viii


Khóa Luận Tốt Nghiệp


GVHD: PGS. TS Hoàng Hữu Hòa

Bảng 2.17: Năng suất nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2010- 2014 phân
theo loại nước nuôi ........................................................................................................49
Bảng 2.18: Diện tích nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2010- 2014 phân
theo huyện, thị xã, thành phố.........................................................................................50
Bảng 2.19: Phân tích biến động của sản lượng nuôi trồng thủy sản do ảnh hưởng của
năng suất nuôi và diện tích nuôi ....................................................................................51
Bảng 2.20: Số lượng tàu, thuyền có động cơ khai thác hải sản tỉnh Quảng Bình giai

uế

đoạn 2010- 2014 phân theo nhóm công suất, phạm vi khai thác và phương tiện đánh
bắt ........................................................................................................................ 53

H

Bảng 2.21: Công suất tàu, thuyền có động cơ khai thác hải sản phân theo nhóm công
suất, phạm vi khai thác và phương tiện đánh bắt ..........................................................55

tế

Bảng 2.22: Lao động thủy sản trong và trên tuổi lao động và cơ cấu phân theo giới tính
và huyện, thành phố của tỉnh Quảng Bình năm 2014 ...................................................56

h

Bảng 2.23: Lao động thủy sản và cơ cấu phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật và

Đ

ại

họ

cK

in

huyện, thành phố của tỉnh Quảng Bình năm 2014 ........................................................58

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngọc – K46 TKKD

ix


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: PGS. TS Hoàng Hữu Hòa
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia nằm bên bờ Tây của biển Đông, một biển lớn của
Thái Bình Dương, có diện tích khoảng 3.448.000 km2 và đường bờ biển dài 3260 km.
Vùng nội thuỷ và lãnh hải rộng 226.000km2, vùng biển đặc quyền kinh tế rộng hơn 1
triệu km2 với hơn 4.000 hòn đảo, tạo nên 12 vịnh, đầm phá với tổng diện tích
1.160km2 được che chắn tốt, dễ trú đậu tàu thuyền. Biển Việt Nam có tính đa dạng

uế

sinh học (ĐDSH) khá cao, cũng là nơi phát sinh và phát tán của nhiều nhóm sinh vật


H

biển vùng nhiệt đới Ấn Độ - Thái Bình Dương với chừng 11.000 loài sinh vật đã được
phát hiện. Ngoài ra với hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường biển dài rất thuận lợi

tế

phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản. Với chủ trương thúc đẩy phát
triển của chính phủ, hoạt động sản xuất thủy sản đã có những bước phát triển mạnh,

in

sản lượng thủy sản của cả nước.

h

sản lượng liên tục tăng cao trong các năm qua, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng tổng

cK

Ngành thủy sản Việt Nam đã có những bước phát triển thăng trầm. Từ một lĩnh
vực có thể nói là chưa được chú trọng phát triển, còn ở quy mô nhỏ lẻ, sau những năm
thực hiện công cuộc đổi mới, ngành Thủy sản Việt Nam đã có những bước đi khẳng

họ

định mình trong nền kinh tế Việt Nam cũng như nền kinh tế thế giới. Trong những
năm trở lại đây, ngành Thủy sản nước ta đã có những bước phát triển nhanh và ổn


Đ
ại

định, góp phần quan trọng vào sự tang trưởng của nền kinh tế quốc dân. Tỷ trọng của
thủy sản trong khối nông, lâm, ngư nghiệp và trong nền kinh tế quốc dân tăng dần qua
các năm. Ngành thủy sản đã trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần chuyển đổi
cơ cấu nông nghiệp nông thôn, tham gia xóa đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống của
cộng đồng dân cư.
Quảng Bình là một tỉnh duyên hải thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam đang xây
dựng những hướng đi mới trong các lĩnh vực sản xuất hàng hóa cả về công nghiệp,
nông nghiệp và dịch vụ, đặc biệt trong đó có sự phát triển mạnh mẽ của ngành thủy
sản. Quảng Bình là tỉnh có tiềm năng với bờ biển dài 116,04 km và 5 cửa sông lớn nhỏ
thuận lợi cho việc phát triển ngành sản xuất thủy sản.

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngọc – K46 TKKD

1


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: PGS. TS Hoàng Hữu Hòa

Nhìn chung trong thời gian gần đây hoạt động sản xuất thủy sản của tỉnh Quảng
Bình có xu hướng gia tăng về diện tích, sản lượng và giá trị nhưng vẫn chưa tương
xứng với tiềm năng. Bên cạnh đó, nảy sinh những hạn chế về suy giảm nguồn tài
nguyên, kỹ thuật khai thác nuôi trồng, những khó khăn về vốn đầu tư và sự biến động
của thị trường.
Vì những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích sự phát triển của
ngành sản xuất thủy sản tỉnh Quảng Bình” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.


uế

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung

H

Phân tích và đánh giá sự phát triển của ngành sản xuất thủy sản của tỉnh Quảng
Bình từ năm 2010 đến năm 2014, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển ngành

tế

sản xuất thủy sản của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016- 2020.
2.2. Mục tiêu cụ thể

h

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển ngành sản xuất thủy sản;

in

- Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển ngành sản xuất thủy sản tỉnh Quảng

cK

Bình;

- Đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần phát triển ngành sản xuất thủy sản tỉnh
Quảng Bình đến năm 2020.


họ

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Những nội dung liên quan đến phát triển ngành sản xuất

Đ
ại

thủy sản.

- Phạm vi nghiên cứu:
 Phạm vi không gian: tỉnh Quảng Bình.
 Phạm vi thời gian: phân tích thực trạng phát phát triển sản xuất thủy sản giai

đoạn 2010- 2014, đề xuất giải pháp đến năm 2020.
4. Các phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu
Dựa vào các báo cáo thống kê, các tài liệu đã điều tra của Cục thống kê tỉnh
Quảng Bình, các tạp chí và các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển ngành
thủy sản.
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngọc – K46 TKKD

2


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: PGS. TS Hoàng Hữu Hòa


4.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
- Sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để tổng hợp và hệ thống hóa số liệu đã
thu thập.
- Số liệu đã thu thập được tổng hợp, tính toán bằng cách dùng phần mềm Excel.
4.3. Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp vận dụng các chỉ tiêu thống kê:

uế

 Số tuyệt đối: Số tuyệt đối là chỉ tiêu biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện
tượng hoặc quá trình kinh tế - xã hội trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể;

H

 Số tương đối: Số tương đối là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai chỉ
tiêu thống kê cùng loại nhưng khác nhau về thời gian hoặc không gian, hoặc giữa hai

tế

chỉ tiêu khác loại nhưng có quan hệ với nhau. Trong hai chỉ tiêu để so sánh của số
tương đối, sẽ có một số được chọn làm gốc (chuẩn) để so sánh;

in

h

 Số bình quân: Số bình quân là chỉ tiêu biểu hiện mức độ điển hình của một
tổng thể gồm nhiều đơn vị cùng loại được xác định theo một tiêu thức nào đó. Số bình

cK


quân được sử dụng phổ biến trong thống kê để nêu lên đặc điểm chung nhất, phổ biến
nhất của hiện tượng kinh tế - xã hội trong các điều kiện thời gian và không gian cụ thể.
- Phương pháp dãy số thời gian:

họ

 Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt
đối giữa hai thời gian liền nhau;

Đ
ại

 Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt

đối của kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc;
 Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân phản ánh mức độ đại diện của các

lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn;
 Tốc độ phát triển liên hoàn phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện
tượng ở thời gian sau so với thời gian liền trước;
 Tốc độ phát triển định gốc phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện
tượng ở kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc;

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngọc – K46 TKKD

3


Khóa Luận Tốt Nghiệp


GVHD: PGS. TS Hoàng Hữu Hòa

 Tốc độ phát triển bình quân phản ánh mức độ đại diện của các tốc độ phát triển
liên hoàn;
 Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn phản ánh tốc độ tăng (giảm) ở thời gian i so với
thời gian i-1;
 Tốc độ tăng (giảm) định gốc phản ánh tốc độ tăng (giảm) ở thời gian i so với
thời gian gốc trong dãy;
 Tốc độ tăng (giảm) bình quân phản ánh tốc độ tăng (giảm) đại diện cho các tốc

uế

độ tăng (giảm) liên hoàn;

 Giá tri tuyệt đối 1% của tốc độ tăng (giảm) liên hoàn phản ánh cứ 1% tăng

H

(giảm) của tốc độ tăng (giảm) liên hoàn thì tương ứng với một quy mô cụ thể là bao
nhiêu và tính được bằng cách chia lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn cho tốc độ

tế

tăng (giảm) tuyệt đối.

in

Hệ thống chỉ số: ISL = INS * IDT


h

- Phương pháp chỉ số:

- Phương pháp dự báo hàm xu thế:

cK

Sau khi xác định đúng đắn hàm xu thế, có thể dựa vào đó để dự đoán các mức
độ của hiện tượng trong tương lai theo mô hình sau:

Đ
ại

họ

ŷt = f (t) với t = 1, 2, 3,…

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngọc – K46 TKKD

4


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: PGS. TS Hoàng Hữu Hòa

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN


1.1. Phát triển và các khái niệm liên quan đến phát triển bền vững
1.1.1. Khái niệm về phát triển kinh tế và phát triển bền vững
Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế. Nó bao
gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế kinh

uế

tế, chất lượng cuộc sống. Phát triển kinh tế là khái niệm có nội dung phản ánh rộng
hơn so với khái niệm tăng trưởng kinh tế. Nếu như tăng trưởng kinh tế về cơ bản chỉ là

H

sự gia tăng thuần tuý về mặt lượng của các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp: GNP, GNP/đầu
người hay GDP, GDP/đầu người… thì phát triển kinh tế ngoài việc bao hàm quá trình

tế

gia tăng đó, còn có một nội hàm phản ánh rộng lớn hơn, sâu sắc hơn, đó là những biến

h

đổi về mặt chất của nền kinh tế- xã hội (KT- XH), mà trước hết là sự chuyển dịch cơ

in

cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH và kèm theo đó là việc không ngừng nâng cao
mức sống toàn dân, trình độ phát triển văn minh xã hội thể hiện ở hàng loạt tiêu chí

cK


như: thu nhập thực tế, tuổi thọ trung bình, tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh, trình độ dân trí,
bảo vệ môi trường, và khả năng áp dụng các thành tựu khoa học- kỹ thuật vào phát
triển KT- XH…

họ

Với nội hàm rộng lớn trên đây, về cơ bản khái niệm phát triển kinh tế đã đáp
ứng được các nhu cầu đặt ra cho sự phát triển toàn diện nhiều lĩnh vực kinh tế, văn

Đ
ại

hoá, xã hội… Tuy nhiên, trong khoảng hơn hai thập niên vừa qua, do xu hứớng hội
nhập, khu vực hoá, toàn cầu hoá phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn nên đã nảy sinh
nhiều vấn đề dù là ở phạm vi từng quốc gia, lãnh thổ riêng biệt, song lại có ảnh hưởng
chung đến sự phát triển của cả khu vực và toàn thế giới, trong đó có những vấn đề cực
kỳ phức tạp, nan giải đòi hỏi phải có sự chung sức của cả cộng đồng nhân loại, ví dụ
như: môi trường sống, thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, khủng bố… Từ đó đòi hỏi sự
phát triển của mỗi quốc gia, lãnh thổ và cả thế giới phải được nâng lên tầm cao mới cả
về chiều rộng và chiều sâu của sự hợp tác, phát triển. Thực tiễn đó đã thúc đẩy sự ra
đời một khái niệm mới về phát triển mang nội hàm phản ánh tổng hợp hơn, toàn diện

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngọc – K46 TKKD

5


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: PGS. TS Hoàng Hữu Hòa


hơn tất cả các khái niệm về tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế…, đó là khái niệm
phát triển bền vững (PTBV).
Thuật ngữ PTBV lần đầu tiên được sử dụng trong “Chiến lược bảo tồn thế giới”
của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) năm 1980 với mục tiêu tổng quát là
đạt được sự phát triển bền vững thông qua bảo tồn các nguồn tài nguyên sống.
Trong khi IUCN nhấn mạnh đến sự thống nhất các giá trị, các vấn đề môi trường
và bảo tồn trong quá trình phát triển thì Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển

uế

(WCED) lại tập trung vào tính bền vững về KT- XH thông qua báo cáo “Tương lai của
chúng ta” năm 1987: “Phát triển bền vững là sự phát triển hài hòa về kinh tế, xã hội,

H

môi trường và tài nguyên thiên nhiên để đáp ững những nhu cầu về đời sống vật chất,
tinh thần của các thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại, gây trở ngại đến khả năng cung

tế

cấp tài nguyên để phát triển kinh tế- xã hội mai sau, không làm giảm chất lượng cuộc
sống của các thế hệ tương lai”. Việc thừa nhận khái niệm về PTBV của WCED đã góp

h

phần làm giàu thêm tư liệu về PTBV và có lẽ đây thực sự là một khái niệm rõ ràng

in


nhất và được sử dụng rộng rãi nhất. Khái niệm này đã đưa ra khuôn khổ để lồng ghép

cK

giữa các chính sách môi trường và các chiến lược phát triển.
Như vậy, nếu trước đây, PTBV thường được gắn với bảo vệ môi trường thì ngày
nay, khái niệm PTBV đã vượt khỏi khuôn khổ bảo vệ môi trường đơn thuần, trở nên

họ

bao quát và toàn diện hơn. Khái niệm PTBV thể hiện một sự thừa nhận rằng những
nhu cầu về xã hội, môi trường và kinh tế phải được lồng ghép với nhau một cách cân

Đ
ại

đối và hải hòa, chỉ có như vậy đất nước mới có thể PTBV lâu dài.
Về phía Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta từ nhiều năm qua đã luôn nhận thức sâu

sắc về tầm quan trọng của sự PTBV không chỉ riêng với Việt Nam mà còn có liên đới
trách nhiệm với sự PTBV chung của toàn cầu. Chính phủ ta đã cử nhiều đoàn cấp cao
tham gia các Hội nghị và cam kết thực hiện phát triển bền vững, đã ban hành và tích cực
thực hiện “Kế hoạch quốc gia về Môi trường và Phát triển bền vững giai đoạn 19912000” (Quyết định số 187-CT ngày 12 tháng 6 năm 1991), tạo tiền đề cho quá trình
PTBV ở Việt Nam. Quan điểm PTBV đã được khẳng định trong Chỉ thị số 36-CT/TW
ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường
trong thời kỳ CNH- HĐH đất nước, trong đó nhấn mạnh: “Bảo vệ môi trường là một nội
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngọc – K46 TKKD

6



Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: PGS. TS Hoàng Hữu Hòa

dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh
tế- xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền
vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH- HĐH”. Quan điểm PTBV đã được tái khẳng
định trong các văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) của Đảng
Cộng sản Việt Nam và trong Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2001-2010 là: “Phát
triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công
bằng xã hội và bảo vệ môi trường” và “Phát triển kinh tế – xã hội gắn chặt với bảo vệ và

uế

cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên
nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học”. Qua Đại hội X (2006) của Đảng cũng đã rút ra 5 bài

H

học kinh nghiệm lớn từ thực tiễn phát triển hơn 20 năm đổi mới vừa qua và đó cũng là
tư tưỏng chỉ đạo về phát triển KT- XH nước ta giai đoạn 5 năm 2006-2010 và kể cả

tế

nhiều năm tiếp theo. Trong đó, bài học đầu tiên đã được Đảng ta đặc biệt nhấn mạnh là
“Bài học về phát triển nhanh và bền vững”. Phát triển bền vững rõ ràng đã và đang trở

h


thành đường lối, quan điểm của Đảng và định hướng chính sách phát triển của Nhà

in

nước. Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, những năm vừa qua đã có nhiều chỉ

cK

thị, nghị quyết khác của Đảng, nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước đã
được ban hành và triển khai thực hiện, nhiều chương trình, đề tài nghiên cứu về lĩnh vực
này đã được tiến hành và thu được những kết quả bước đầu. Nhờ đó, nhiều nội dung cơ

họ

bản về phát triển bền vững đã đi vào cuộc sống và dần dần trở thành xu thế tất yếu trong
sự phát triển của đất nước.

Đ
ại

1.1.2. Quan niệm và sự cần thiết phát triển bền vững ngành thủy sản
Để tồn tại và phát triển, từ ngàn xưa con người đã tiến hành các hoạt động sản

xuất thủy sản. Hoạt động thủy sản là việc khai thác tài nguyên thủy sản- những tiềm
năng của nguồn lợi thiên nhiên sinh vật sống trong các mặt nước, mặt đất,… Đây là
loại tài nguyên tái tạo được, nhưng thường rất nhạy cảm và chịu rủi ro rất cao trước
các diễn biến của tự nhiên (đất, nước, khí hậu,…) và các tác động nhân sinh trong quá
trình phát triển, nên thường chịu nhiều rủi ro về môi trường và dịch bệnh.
Đồng thời các hoạt động sản xuất thủy sản (nuôi trồng, khai thác) cũng làm nảy
sinh các vấn đề môi trường rất khác nhau, tác động mạnh chất lượng môi trường các

thủy vực, các vùng đất ngập nước, các hệ sinh thái quan trọng, nguồn giống thủy sản
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngọc – K46 TKKD

7


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: PGS. TS Hoàng Hữu Hòa

tự nhiên và đa dạng sinh học thủy sinh thay đổi theo chiều hướng xấu, bị phá hủy, suy
thoái, suy giảm, thậm chí có nơi mất hẳn, khó hồi phục hoặc hồi phục chậm,… điều
này sẽ đi đến kết cục là nguồn tài nguyên bị kiệt quệ, làm ảnh hưởng đến các mục tiêu
phát triển lâu dài của cộng đồng địa phương, các ngành và đất nước. Có thể thấy, lĩnh
vực thủy sản cũng bị chi phối mạnh bởi các nguyên tắc cơ bản của kinh tế là nguyên
tắc khan hiếm. Bởi thế, con đường đúng đắn nhất để phát triển ngành thủy sản là
hướng tới bền vững.

uế

Theo định nghĩa của Tổ chức nông lương thế giới (FAO): “Phát triển bền vững
bao gồm nông- lâm và thủy sản) là quá trình quản lý và bảo toàn các nguồn tài nguyên

H

thiên nhiên (TNTN), định hướng sự thay đổi về công nghệ, thể chế theo cách sao cho
bảo đảm được thành tựu và vẫn thỏa mãn không ngừng những nhu cầu của con người

tế


hiện tại và cho cả thế hệ tương lai. Sự PTBV như thế sẽ bảo vệ được nguồn tài nguyên
đất, nước, các nguồn gen động vật, thực vật, không làm thoái hóa môi trường, hợp lý

h

về kỹ thuật, có hiệu quả về mặt kinh tế và có thể chấp nhận được về mặt xã hội”.

in

Tóm lại, phát triển bền vững ngành thủy sản bao gồm các nội dung sau:

cK

- Phát triển ngành thủy sản đạt hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo lợi ích lâu dài và
một nghề có trách nhiệm mà nước ta đã cam kết với cộng đồng quốc tế. Tránh được sự
suy thoái và đình trệ trong tương lai, tránh để lại gánh nặng lớn cho thế hệ mai sau.

họ

- Duy trì chất lượng môi trường và bảo toàn chức năng các hệ thống tài nguyên
thủy sản, các hệ sinh thái thủy vực, các hệ sinh thái biển và vùng ven bờ.

Đ
ại

- Bảo đảm quyền lợi của cộng đồng dân cư hưởng dụng nguồn lơi thủy sản, cân
bằng hưởng dụng nguồn lợi giữa các thế hệ, góp phần xóa đói giảm nghèo nông ngư
dân.

- Tối ưu hóa việc sử dụng đa mục tiêu các hệ thống tái nguyên biển và đất ngập


nước liên quan tới thủy sản, giảm thiểu mâu thuẫn lợi ích và các tác động của các
ngành khác đến tính bền vững của nguồn lợi thủy sản.
1.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế
1.2.1. Khái niệm về ngành thủy sản
Hoạt động của ngành thủy sản luôn gắn liền với quá trình phát triển lâu dài của
văn hóa, lịch sử con người Việt Nam với những hoạt động trên bến dưới thuyền, quăng
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngọc – K46 TKKD

8


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: PGS. TS Hoàng Hữu Hòa

chài thả lưới,… hoạt động thủy sản ở Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò quan
trọng của mình không chỉ trong việc đáp ưng nhu cầu lương thực thực phẩm của con
người mà còn đóng góp một phần quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Ngành
thủy sản được coi là ngành sản xuất vật chất dựa trên những khả năng tiềm tang về
sinh vật trong môi trường nước để tạo ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của
con người.
Theo điều 2 của Luật thủy sản đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam

uế

khóa XI kì họp thứ 4 thông qua:
“Hoạt động thủy sản là việc tiến hành khai thác nuôi trồng vận chuyển chế biến

H


bảo quản chế biến mua bán xuất khẩu nhập khẩu thủy sản dịch vụ trong hoạt động
thủy sản”.

tế

(Trích Luật thủy sản nước CHXHCN Việt Nam)
1.2.2. Vị trí và vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế

h

1.2.2.1.Vị trí của ngành thủy sản trong nền kinh tế

in

Ngành thủy sản đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế quốc

cK

dân. Ngành thủy sản ngày càng mở rộng và vai trò của ngành cũng tang lên không
ngừng trong nền kinh tế.

Là một ngành kinh tế đặc thù bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động mang những

họ

tính chất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ, cơ cấu thành một hệ thống
thống nhất có liên quan chặt chẽ với nhau. Trong khi các ngành khai thác, đóng sửa

Đ

ại

tàu thuyền, sản xuất ngư lưới cụ, các thiết bị chế biến và bảo quản thủy sản thuộc công
nghiệp nhóm A, ngành chế biến thủy sản thuộc công nghiệp nhóm B, ngành thương
mại và nhiều hoạt động dịch vụ hậu cần như cung cấp vật tư và chuyên chở đặc dụng
thuộc lĩnh vực dịch vụ thì sản xuất thủy sản lại mang nhiều đặc tính của ngành nông
nghiệp.
Vì vai trò ngày càng quan trọng của ngành thủy sản trong sản xuất hàng hóa
dịch vụ nhu cầu tiêu dùng thực phẩm trong nước và thu ngoại tệ từ những năm cuối
thập kỉ 90, Chính phủ đã có những chú ý trong quy hoạch hệ thống thủy lợi để không
những phục vụ tốt cho hoạt động nông nghiệp mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho phát
triển mạnh mẽ về sản xuất thủy sản.
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngọc – K46 TKKD

9


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: PGS. TS Hoàng Hữu Hòa

Trên thế giới ước tính có khoảng 150 triệu người sống phụ thuộc hoàn toàn hay
một phần vào ngành thủy sản. Ngành thủy sản được coi là ngành có thể tạo ra nguồn
ngoại tệ lớn cho nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
đã trở thành hoạt động có vị trí quan trọng nhất nhì trong nền kinh tế ngoại thương
Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu vẫn gia tăng hàng năm, đưa chế biến thủy sản trở
thành một ngành công nhiệp hiện đại, đủ năng lực hội nhập, cạnh tranh quốc tế và
dành vị trí trong 10 nước xuất khẩu thủy sản hang đầu thế giới.

uế


1.2.2.2.Vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế
a. Ngành thủy sản là một trong những ngành mũi nhọn của quốc gia

H

Ngành thủy sản có tốc độ tang trưởng rất nhanh so với các ngành kinh tế khác.
Tỷ trọng GPD của ngành thủy sản trong tổng GDP toàn quốc liên tục tăng, từ 3,4%

tế

(năm 2000) lên 3,93% (năm 2003) và lại lên 5,44% (năm 2008)
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản tương đương với các ngành công nghiệp,

h

xây dựng, dịch vụ. Điều đó chứng tỏ ngành thủy sản đang dần chuyển từ sản xuất

in

mang nặng tính nông nghiệp sang sản xuất mang tính kinh doanh theo hướng công

cK

nghiệp hóa.

b. Ngành thủy sản trong việc mở rộng quan hệ quốc tế
Năm 1996, ngành thủy sản chỉ có quan hệ thương mại với 30 nước và vùng lãnh

họ


thổ trên thế giới. Đến năm 2001, quan hệ này được mở rộng ra 60 nước và vùng lãnh
thổ, năm 2003 là 75 nước và vùng lãnh thổ, đến nay đã trên 150 nước và vùng lãnh thổ

Đ
ại

trên toàn thế giới.

Đối với các nước và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại, ngành thủy sản đã

tạo dựng được uy tín lớn. Những nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật và các
nước trong khối EU đã chấp nhận làm bạn hàng lớn và thương xuyên của ngành.
Có thể thấy rằng sự mở rộng mối quan hệ thương mại quốc tế của ngành thủy
sản đã góp phần mở ra những con đường mới và mang lại nhiều bài học kinh nghiệm
để nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào khu vực thế giới.
c. Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia
Ngành thủy sản là một trong những ngành tạo ra lương thực, thực phẩm cung
cấp các sản phẩm tiêu dung trực tiếp. Dưới giác ngộ ngành kinh tế quốc dân, ngành
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngọc – K46 TKKD

10


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: PGS. TS Hoàng Hữu Hòa

thủy sản đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm, đáp ứng được yêu cầu
cụ thể là tăng nhiều đạm và vitamin cho thức ăn. Có thể nói ngành thủy sản đóng vai

trò quan trọngtrong việc cung cấp thực phẩm cho người dân, không những thế nó còn
là một ngành kinh tế tạo cơ hội công ăn việc làm cho nhiều cộng đồng nhân dân, đặc
biệt ở những vùng nông thôn và ven biển.
Mức tiêu thụ thủy sản ở Việt Nam năm 1999 là 19,4kg, năm 2007 là 22kg và
năm 2010 đã lên đến 26,4kg. Như vậy, Việt Nam luôn có mức tiêu thụ thủy sản cao

uế

hơn mức trung bình của thế giới.
d. Góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo

H

Những năm gần đây, công tác khuyến ngư đã tập trung vào hoạt động trình diễn
các mô hình khai thác và nuôi trồng thủy sản, hướng dẫn người nghèo làm ăn. Hiện

tế

tại, mô hình kinh tế gia đình được đánh giá là đã giải quyết cơ bản được công ăn việc
làm cho ngư dân ven biển. Bên cạnh đó, mô hình tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân đã

in

nhàn ở các tỉnh Nam Bộ và Trung Bộ.

h

góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở các vùng, nhất là lao động nông

cK


Ngành thủy sản đã lập nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo bằng việc phát
triển các mô hình nuôi trồng thủy sản đến cả vùng sâu vùng xa, không những cung cấp

giảm nghèo.

họ

nguồn dinh dưỡng, đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm mà còn góp phần xóa đói

e. Tạo ra sự tăng trưởng mạnh mẽ và thúc đẩy quá trình CNH- HĐH của đất

Đ
ại

nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Việt Nam có đầy đủ điều kiện để phát triển một cách toàn diện nền kinh tế biển.

Nếu như trước đây việc lấn ra biển, ngăn chặn những ảnh hưởng của biển để mở rộng
đất đai canh tác là định hướng cho một nền kinh tế nông nghiệp lúa nước thì hiện nay
việc tiến ra biển, kéo biển lại gần sẽ là định hướng khôn ngoan cho một nền kinh tế
CNH- HĐH.
Trong những thập kỉ qua, nhiều công trình hồ thủy điện đã được xây dựng, khiến
nước mặn ngoài biển thâm nhập sâu vào vùng cửa sông, ven biển. Đối với nền canh
tác nông nghiệp lúa nước là một thảm họa nhưng với nuôi trồng thủy sản, nước mặn,

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngọc – K46 TKKD

11



Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: PGS. TS Hoàng Hữu Hòa

nước lợ thì nước mặn được nhận thức là một tiềm năng mới vì hoạt động nuôi trồng
thủy sản có thể cho hiệu quả canh tác gấp hang chục lần hoạt động canh tác lúa nước.
Một phần lớn diện tích canh tác nông nghiệp kém hiệu quả đã được chuyển sang
nuôi trồng thủy sản. Nguyên nhân của hiện tượng này là do giá trên thị trường thủy sản
thế giới những năm gần đây tăng đột biến, trong khi giá các loại nông sản xuất khẩu
khác của Việt Nam lại bị giảm sút dẫn đến nhu cầu chuyển đổi cơ cấu diện tích giữa
nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp càng trở nên cấp bách.

uế

1.2.3. Đặc điểm của ngành sản xuất thủy sản
Việt Nam có rất nhiều lợi thế để phát triển các hoạt động của ngành sản xuất

H

thủy sản. Là một quốc gia ven biển với diện tích vùng biển rộng gấp ba lần diện tích
đất liền, chứa đựng nhiều tài nguyên và nguồn lợi phong phú, Việt Nam có thể sử

tế

dụng tiềm năng này để phát triển toàn diện kinh tế hải sản. Bên cạnh đó, Việt Nam còn
có tiềm năng về nguồn lợi thủy sản nước ngọt. Sông suối, ao hồ, kênh mương, ruộng

h


trũng,… đều là môi trường thích hợp để tiến hành khai thác và nuôi trồng nhiều loại

cK

yếu của ngành sản xuất thủy sản:

in

động- thực vật thủy sinh có giá trị kinh tế cao. Dưới đây là 2 lĩnh vực hoạt động chủ

1.2.3.1.Lĩnh vực nuôi trồng các loại động, thực vật thủy sản
- Nuôi thủy sản nước ngọt:

họ

Là hoạt động kinh tế khai thác con giống trong vùng nước ngọt tự nhiên, sản
xuất giống nhân tạo và nuôi các loài thủy sản (mà nơi sinh trưởng cuối cùng của chúng

Đ
ại

là trong nước ngọt) để chúng đạt tới kích cỡ thương phẩm.
- Nuôi thủy sản nước lợ:
Là hoạt động kinh tế và nuôi các loài thủy sản trong vùng nước lợ cửa sông, ven

biển, môi trường có độ mặn dao động theo mùa. Hình thức nuôi gồm chuyên canh một
đối tượng và xen canh, luân canh giữa nhiều đối tượng hoặc nuôi trong trừng ngập
măn.
- Nuôi trồng động, thực vật nước mặn:
Là hoạt động kinh tế nuôi các loài thủy sản mà nơi sinh trưởng cuối cùng của

chúng là ở biển. Hình thức nuôi chủ yếu là lồng bè hoặc nuôi trên bãi triều.

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngọc – K46 TKKD

12


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: PGS. TS Hoàng Hữu Hòa

Thức ăn thủy sản

Con giống

Hoạt động nuôi trồng

Chế biến đóng gói

Thuốc cho thủy sản

H

uế

Xuất khẩu
Tiêu thụ

Sơ đồ 1: Chuỗi giá trị ngành nuôi trồng thủy sản


tế

Khả năng khép kín quy trình sản xuất có vai trò quan trọng đối với các doanh
nghiệp thủy sản. Doanh nghiệp có hoạt động sản xuất càng khép kín thì khả năng tự

h

chủ nguồn nguyên liệu và hiệu quả kinh doanh càng cao. Ngược lại, doanh nghiệp

in

càng ít khép kín thì phải phụ thuộc vào bên ngoài nhiều hơn, sẽ dễ dẫn đến bị động

cK

trong sản xuất, giảm hiệu quả kinh doanh.
1.2.3.2.Lĩnh vực khai thác thủy sản
- Khai thác hải sản:

họ

Là việc khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên trên biển và vùng nước lợ. Nhìn
chung, nghề khai thác hải sản của nước ta là nghề cá nhỏ, hoạt động ven bờ là chủ yếu.

Đ
ại

Do sự tăng trưởng quá lớn của việc khai thác nên trữ lượng nguồn lợi ở vùng biển ven
bờ đã có dấu hiệu bị đe dọa, một số loài hải sản có giá trị kinh tế cao đã bị khai thác
quá mức. Vì vậy ngành thủy sản Việt Nam chủ trương cơ cấu lại nghề khai thác để

giảm áp lực đối với nguồn lợi trong vùng biển này, bằng cách phát triển khai thác các
nguồn lợi còn chưa bị khai thác ở vùng biển xa bờ, đồng thời chuyển một bộ phận ngư
dân sang những lĩnh vực hoạt động kinh tế khác như nuôi trồng, kinh doanh, cung ứng
dịch vụ hậu cần nghề cá, tham gia hoạt động du lịch, giải trí,…
- Khai thác thủy sản nội địa:
Là hoạt động khai thác nguồn lời thủy sản trong các sông, hồ, đầm phá và các
vùng nước ngọt tự nhiên khác. Tổng sản lượng thủy sản hằng năm dao động từ 200
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngọc – K46 TKKD

13


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: PGS. TS Hoàng Hữu Hòa

đến 250 nghìn tấn. Đây là nguồn cung cấp thực phẩm tại chỗ quan trọng cho dân cư,
đồng thời cũng có nhiều sản phẩm quý.
1.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá, phân tích phát triển ngành thủy sản
- Sự tăng trưởng về quy mô được thể hiện qua tốc độ tăng trưởng bình quân của
các chỉ tiêu như sản lượng, giá trị sản xuất, diện tích nuôi trồng thủy sản, số lượng và
công suất tàu khai thác.
- Sự hoàn thiện về cơ cấu thể hiện qua cơ cấu của các chỉ tiêu như sản lượng, giá

uế

trị sản xuất, diện tích nuôi trồng thủy sản, số lượng và công suất tàu khai thác.
- Giá trị sản xuất (GO)

H


Giá trị sản xuất là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được sang tạo ra
trong nông nghiệp trong một hời gian nhất định (thường là một năm).
×

tế

= ∑

Công thức tính:

Pi là giá loại i
Năng suất (N)

in

-

h

Trong đó: Qi là sản phẩm loại i

cK

Năng suất là chỉ tiêu phản ánh số lượng sản phẩm thu được trên một đơn vị diện
tích trong một khoảng thời gian nhất định.
Công thức tính:

=


/

họ

Trong đó: Q là sản lượng sản phẩm
S là diện tích sử dụng để sản xuất ra sản phẩm

Đ
ại

1.3. Tình hình ngành sản xuất thủy sản trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Tình hình ngành sản xuất thủy sản trên thế giới
Thủy sản thế giới sau khi trai qua nhiều thăng trầm đã thực sự thu được những

tiến bộ vượt trội kể từ sau năm 1950 và tăng trưởng liên tục cho đến cuối thế kỷ XX.
Tuy nhiên, bước vào thế kỷ XXI đã có những dấu hiệu không sáng sủa về khai thác
thủy sản: Nhiều ngư trường, nhiều vùng biển trước đây được xếp vào loại giàu có thì
nay đã trở nên nghèo nàn. Nhiều loài cá kinh tế là đối tượng khai thác truyền thống, là
nguồn thực phẩm quan trọng và quý giá đã bị tổn thương nghiêm trọng, khả năng tái
tạo lại đang là dấu hỏi lớn. Vì vậy sản lượng khai thác đã giảm dần (Bảng 1.1).

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngọc – K46 TKKD

14


×