Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Thực trạng về công tác trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong các DN tại tỉnh Bắc Ninh trong những năm gần đây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.62 KB, 25 trang )

Tiểu luận: Bảo hộ lao động

Giảng viên: Th.S Lưu Thu Hường

MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHẾ ĐỘ TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN
1.1.

BẢO VỆ CÁ NHÂN
Cơ sở pháp lý………………………………………………………

1.2.

Khái niệm chung……………………………………………………

1.3.
1.4.

Mục đích…………………………………………………………….
Nội dung…………………………………………………………….

1.4.1. Đối tượng áp dụng……………………………………………………
1.4.2. Phân loại PTBVCN …………………………………………………..
1.4.3. Yêu cầu PTBVCN………………….. ………………………………..
1.4.4. Nguyên tắc trang bị PTBVCN………………………………………..
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRANG BỊ PHƯƠNG
TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN TẠI CÁ DOANH NGHIỆP Ở TỈNH BẮC
NINH HIỆN NAY


Giới thiệu chung
2.1. Tình hình tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp tại các doang nghiệp ở
tỉnh Bắc Ninh hiện nay……………………………………………………
2.1.1. Tình hình Tai nạn lao động………………………………………...
2.1.2. Tình hình bệnh……………………………………………………..
2.2. Nguyên nhân và hậu quả để lại…………………………………………
2.2.1. Nguyên nhân………………………………………………………….
2.2.1.1. Về phía người sử dụng lao động…………………………………..
2.2.1.2. Về phía người lao động……………………………………………
2.2.1.3. Về phía quản lý Nhà Nước……………………………………......
2.2.2. Hậu quả để lại………………………………………………………...
Sinh viên: Nguyễn Thị Phương Thảo

Lớp tín chỉ: D9.Ql07
Trang……..


Tiểu luận: Bảo hộ lao động

Giảng viên: Th.S Lưu Thu Hường

2.3. Một số ví dụ về chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân tại một số
đơn vị sản xuất:………………………………………………………..
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỂU QUẢ
CÔNG TÁC TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Ở TỈNH BẮC NINH HIỆN NAY.
3.1. Đối với người sử dụng lao động…………………………………….
3.2. Đối với người lao động……………………………………………...
3.3. Đối với quản lý Nhà nước …………………………………………..
PHỤ LỤC

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
KẾT LUẬN

Sinh viên: Nguyễn Thị Phương Thảo

Lớp tín chỉ: D9.Ql07
Trang……..


Tiểu luận: Bảo hộ lao động

Giảng viên: Th.S Lưu Thu Hường

LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với thành tựu chung của đất nước về tăng trưởng kinh tế trong
những năm qua, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã được thành lập, nhiều
việc làm, nhiều ngành nghề mới đã được tạo ra góp phần giải quyết việc làm cho
hàng triệu lao động, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội. Song mặt trái của
vấn đề tăng trưởng này là phần lớn các doanh nghiệp mới chỉ quan tâm đến
lợi nhuận và người lao động thì chỉ quan tâm đến tiền lương được hưởng mà
rất ít quan tâm tới trang bị PTBVCA cũng cải thiện điều kiện lao động, thực tế
này đã và đang là nguyên nhân của tình trạng tai nạn lao động trong các cơ sở
ngày càng gia tăng. Theo thống kê chưa đầy đủ từ Bộ lao động - thương binh xã
hội số vụ tai nạn lao động mỗi năm đã là hàng ngàn và đặc biệt con số này
gia tăng khá nhanh. Tai nạn lao động đã và đang gây ra những hậu quả rất
nghiêm trọng cho người lao động, người sử dụng lao động và cộng đồng. Nó
không chỉ gây tổn thất về tính mạng người lao động mà còn gây thiệt hại rất lớn
về kinh tế và tinh thần. Nguyên nhân chủ yếu xảy ra tai nạn lao động là do người
sử dụng lao động và người lao động vi phạm tiêu chuẩn, quy phạm kĩ thuật an
toàn, thiết bị không đảm bảo an toàn lao động, người lao động chưa được huấn

luyện an toàn lao động và không có phương tiện bảo vệ cá nhân.
Bắc Ninh là một trong các tỉnh ở phía bắc nước ta, đóng vai trò khá quan trọng đối
với nền kinh tế nước nhà.Chính vì thế vấn đề ATVSLĐ tại đây cũng là một trong
những vấn đề cấp thiết cần nghiên cứu.Bài tiểu luận này nghiên cứu về những thực
trạng, những mặt đạt được và còn hạn chế, cũng như một số biện pháp làm giảm
TNLĐ do người lao động không được trang bị hoặc trang bị PTBVCN chưa tốt.
Nội dung bài tiểu luận gồm có 3 chương:
Sinh viên: Nguyễn Thị Phương Thảo

Lớp tín chỉ: D9.Ql07
Trang……..


Tiểu luận: Bảo hộ lao động

Giảng viên: Th.S Lưu Thu Hường

Chương I: Cơ sở lý luận.
Chương II: Thực trạng về công tác trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong các
doanh nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh trong những năm gần đây.
Chương III: Đề xuất và kiến nghị.
Để hoàn thành đề tài trên, em xin chân thành cảm ơn cô Lưu Thu Hường,
cô đã rất tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, giảng dạy và cung cấp những tài liệu quý
báu trong quá trình em nghiên cứu thực hiện đề tài. Chúc cô sức khỏe và luôn thành
công trong cuộc sống.

Sinh viên: Nguyễn Thị Phương Thảo

Lớp tín chỉ: D9.Ql07
Trang……..



Tiểu luận: Bảo hộ lao động

Giảng viên: Th.S Lưu Thu Hường

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Diễn giải

AT,VSLĐ

An toàn, vệ sinh lao động

PTBVCN

Phương tiện bảo vệ cá nhân

TNLĐ

Tai nạn lao động

BNN

Bệnh nghề nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Thị Phương Thảo

Lớp tín chỉ: D9.Ql07

Trang……..


Tiểu luận: Bảo hộ lao động

Giảng viên: Th.S Lưu Thu Hường

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHẾ ĐỘ TRANG BỊ
PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN
1.1.

Cơ sở pháp lý:

Luật:
- Điều 149 Bộ luật lao động 2012: Phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động
Thông tư:
- Thông tư số 04/2014/TT-BLĐTBXH: Hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị
PTBVCN.
- Thông tư số 10/1998/TT-BLĐTBXH: Hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị
PTBVCN.
1.2.

Khái niệm chung

- Phương tiện bảo vệ cá nhân: là những dụng cụ, phương tiện cần thiết mà
người lao động phải được trang bị để sử dụng trong khi làm việc hoặc thực
hiện nhiệm vụ để bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các yếu tố nguy hiểm, độc
hại phát sinh trong quá trình lao động, khi các giải pháp công nghệ, thiết bị,
kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc chưa thể loại trừ hết.
- An toàn, vệ sinh lao động: là 1 hành động đồng bộ trên các mặt lập pháp, tổ

chức hành chính, kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật nhằm cải thiện điểu kiện
lao động, đảm bảo an toàn,bảo vệ sức khỏe cho người lao động và ngăn ngừa
TNLĐ,BNN.

Sinh viên: Nguyễn Thị Phương Thảo

Lớp tín chỉ: D9.Ql07
Trang……..


Tiểu luận: Bảo hộ lao động

Giảng viên: Th.S Lưu Thu Hường

- Tai nạn lao động: là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng
nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình
lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
- Bệnh nghề nghiệp: là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề
nghiệp tác động đối với người lao động.
1.3.

Mục đích:

Nhằm đảm bảo hiệu quả ngăn ngừa phòng chống tác hại của các yếu tố nguy hiểm.
đọc hại nhưng lại dễ dàng sử dụng, bảo quản và đặc biệt là không gây tác dụng phụ.
1.4.

Nội dung:

1.4.1. Đối tượng áp dụng:

Người sử dụng lao động trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã; cá nhân
có sử dụng lao động, bao gồm:
a) Các cơ quan hành chính; đơn vị sự nghiệp; lực lượng vũ trang (bao gồm cả lực
lượng làm công tác cơ yếu);
b) Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ
chức xã hội khác;
c) Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế;
d) Hợp tác xã;
đ) Các cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế có trụ sở đóng trên lãnh thổ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
e) Các tổ chức, cá nhân khác có sử dụng lao động.

Sinh viên: Nguyễn Thị Phương Thảo

Lớp tín chỉ: D9.Ql07
Trang……..


Tiểu luận: Bảo hộ lao động

Giảng viên: Th.S Lưu Thu Hường

2. Công chức, viên chức, người lao động làm việc trong môi trường có yếu tố nguy
hiểm, độc hại kể cả cán bộ quản lý thường xuyên đi thanh tra, kiểm tra, giám sát
hiện trường, cán bộ nghiên cứu, giáo viên giảng dạy, sinh viên thực tập, học sinh
học nghề hoặc người thử việc trong các doanh nghiệp, cơ quan, hợp tác xã, tổ chức,
cá nhân có sử dụng lao động nêu tại khoản 1 Điều này.
1.4.2. Phân loại thiết bị bảo hộ cá nhân:
- Phương tiện bảo vệ đầu: mũ chống chấn thương sọ não, ...
- Phương tiện bảo vệ mắt, mặt: kính mắt, mặt nạ...

- Phương tiện bảo vệ thính giác: nút tai, bịt tai,...
- Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp: khẩu trang, mặt nạ phòng độc,...
- Phương tiện bảo vệ tay, chân: giầy, ủng, bít tất,...
- Phương tiện bảo vệ thân thể: áo quần, yếm choàng chống nóng, chống rét, …
- Phương tiện chống ngã cao: dây an toàn,...
- Phương tiện chống điện giật, điện từ trường: găng tay cách điện, ...
- Phương tiện chống chết đuối: phao cá nhân,...
- Các loại phương tiện bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động khác.
1.4.3. Yêu cầu về phương tiện bảo vệ cá nhân:
- Yêu cầu về tính chất bảo vệ
- Yêu cầu về tính chất vệ sinh: không đọc hại, không khó chịu…
- Yêu cây về tính chất sử dụng: nhẹ nhành, không gây cản trở,…
- Yêu cầu về tính thẩm mỹ
Sinh viên: Nguyễn Thị Phương Thảo

Lớp tín chỉ: D9.Ql07
Trang……..


Tiểu luận: Bảo hộ lao động

Giảng viên: Th.S Lưu Thu Hường

- Yêu cầu về tính kinh tế
1.4.4. Nguyên tắc trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân:
- Mua sắm và cấp phát theo danh mục tổ chức và cấp phát lại nếu PTBVCN bị
mất, hư không phải lỗi do người lao động.
- Bổ sung phương tiện bảo hộ cá nhân ngoài danh mục nếu phát hiện có các
yếu tô gây hại khác tại nơi làm việc
- Đưa ra thời gian sử dụng phù hợp. Căn cứ vào tính chất công việc, tần số sử

dụng, chất lượng phương tiện bảo vệ cá nhân… quy định thời gian phải thay
thế PTBVCN.
- Phải tổ chức hướng dẫn người lao động sử dụng thành thạo và kiểm tra chặt
chẽ phần thực hiện.
- Thực hiện các quy định về kiểm tra chất lượng trước khi sử dụng và kiểm tra
định kỳ các loại phương tiện bảo hộ chuyên dụng.
- Phải có biện pháp xử lý sau khi sử dụng đối với các PTBVCN nhiễm độc,
phóng xạ, nhiễm trùng vì vậy phải có chế độ khử trùng, khử độc thích hợp .
- Không được cấp phát tiền thay hiện vật hoặc giao tiền cho người lao động tự
mua sắm PTBVCN.
1.5.

Tầm quan trọng của công tác trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân

Đối với người sử dụng lao động:
- Thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đối với người lao động.
- Tạo được uy tín của công ty trên thị trường lao động
- Thuận lợi trong việc giữ chân cũng như thu hút nguồn lao động.
Sinh viên: Nguyễn Thị Phương Thảo

Lớp tín chỉ: D9.Ql07
Trang……..


Tiểu luận: Bảo hộ lao động

Giảng viên: Th.S Lưu Thu Hường

- Giảm thiểu chi phí
- Tạo được niềm tin cho người lao động

Đối với người lao động:
- Giảm thương tật và nguy cơ xảy ra TNLĐ, BNN.
- Có tâm lý thoải mái, tự tin trong các hoạt động sản xuất.
Đối với xã hội:
- Giảm bớt được những tổn thất trong việc khắc phục hậu quả của tai nạn lao
động và bệnh nghề nghiệp.
- Các công trình phúc lợi xã hội được tập trung đầu tư, mở rộng và nâng cấp.

Sinh viên: Nguyễn Thị Phương Thảo

Lớp tín chỉ: D9.Ql07
Trang……..


Tiểu luận: Bảo hộ lao động

Giảng viên: Th.S Lưu Thu Hường

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRANG BỊ
PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN TẠI CÁC DOANG
NGHIỆP Ở TÌNH BẮC NINH HIỆN NAY
Giới thiệu chung:
Bắc Ninh là tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng và nằm trên Vùng kinh tế trọng điểm
Bắc bộ. Bắc Ninh phía tây và tây nam giáp thủ đô Hà Nội, phía bắc giáp tỉnh Bắc
Giang, phía đông và đông nam giáp tỉnh Hải Dương, phía nam giáp tỉnh Hưng
YêNgoài ra, Bắc Ninh còn nằm trên 2 hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà
Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng Quảng Ninh. Đây là những lời thế vô cùng quan trọng, thu hút nhiều nguồn vốn
đầu tư phát triển công nghiệp trong tỉnh. Năm 2015 Bắc Ninh Bắc Ninh cơ bản trở
thành tỉnh công nghiệp dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm
là 3,46 tỉ USD, chiếm 16% tổng vốn đầu tư đăng ký và có tổng thu ngân sách Nhà

nước trên địa bàn đạt 15.050 tỷ đồng, bằng 107,5% dự toán, bằng 118,7% so với
năm 2014. Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 3.200 doanh nghiệp đang sản xuất, kinh
doanh và dịch vụ với khoảng 197 nghìn lao động đang làm việc trong các doanh
nghiệp.
2.1. Tình hình tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp tại các doang nghiệp ở
tỉnh Bắc Ninh hiện nay
2.1.1. Tình hình Tai nạn lao động:
Năm 2015, theo báo cáo của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội về tình hình tai
nạn lao động trên toàn quốc đã xảy ra 7.620 vụ TNLĐ, trong đó 629 vụ TNLĐ chết
người, 79 vụ TNLĐ có hai người bị nạn trở lên, có 666 người chết, 1.704 người bị
thương nặng, 2.432 nạn nhân là lao động nữ. Trong đó các nguyên nhân dẫn đến tai
nạn chết người do người sử dụng lao động chiếm 52,8%; người sử dụng lao động
không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn chiếm 25,2%; thiết bị không
đảm bảo an toàn lao động chiếm 14,3%; người sử dụng lao động không huấn luyện
ATLĐ cho người lao động chiếm 9,7%.
Ngoài ra, nguyên nhân do tổ chức lao động và điều kiện lao động chiếm 2,6%; do
người sử dụng lao động không trang bị PTBVCN trong lao động chiếm 1%.
Nguyên nhân từ phía người lao động chiếm 18,9%.
Sinh viên: Nguyễn Thị Phương Thảo

Lớp tín chỉ: D9.Ql07
Trang……..


Tiểu luận: Bảo hộ lao động

Giảng viên: Th.S Lưu Thu Hường

Tuy nguyên nhân do không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân chỉ chiếm 1%
nhưng đó vẫn là 1 con số lớn cần tìm các phương pháp để giảm thiểu những vụ

TNLĐ.
Bắc Ninh với sự phát triển nhanh chóng về số lượng và quy mô doanh nghiệp đã
làm thu hút rất nhiều lao động về làm việc trong các doanh nghiệp tại địa phương,
đi liền với đó thì vấn đề tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố cháy nổ đang có
xu hướng gia tăng. Theo các số liệu đã tìm được, ta có thể dễ dàng tổng hợp được
bảng số liệu sau:
Bảng 2.1: Bảng so sánh tình hình tai nạn lao động giữa tỉnh Bắc Ninh và cả nước
giai đoạn 2013-2015
Stt

Chỉ tiêu thống kê

Bắc Ninh

Cả nước

Năm
2013

Năm
2014

Năm
2015

Năm
2013

Năm
2014


Năm
2015

49

73

68

6695

6709

7620

1

Số vụ TNLĐ (vụ)

2

Số vụ TNLĐ làm chết 5
người (vụ )

6

4

562


592

629

3

Số người bị thương 46
vong (người)

17

15

1506

1544

1704

(Nguồn: Báo cáo về tình hình tai nạn lao động của bộ Lao động, Thương binh và
Xã hội )
Nhìn bảng số liệu trên chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy tình hình tai nạn lao động
của tỉnh Bắc Ninh. Năm 2015, số vụ tai nạn lao động giảm 5 vụ, tương ứng với
6,85%.Nhưng số người chết lại giảm 2 người và số người bị thương nặng cũng
giảm 2 người, cho thấy sự quan tâm của tỉnh đối với người lao động trong các
doanh nghiệp.Năm 2014 là năm có số vụ tai nạn lao động cao nhất trong giai đoạn
này: có 73 vụ TNLĐ làm 17 người bị thương. Hầu hết các vụ TNLĐ gây chết
người thường tập trung vào một số lĩnh vực như xây lắp công trình, xây dựng dân
dụng, sản xuất vật liệu xây dựng.

So với cả nước, trong năm 2013 tỉnh xảy ra 49 vụ TNLĐ chiếm 0.73% , thấp nhất
trong giai đọan trên.Sau đó là số TNLĐ của tỉnh năm 2015 chiếm 0,89% và cao

Sinh viên: Nguyễn Thị Phương Thảo

Lớp tín chỉ: D9.Ql07
Trang……..


Tiểu luận: Bảo hộ lao động

Giảng viên: Th.S Lưu Thu Hường

nhất là năm 2014 chiếm 1,09%.Để thấy rõ hơn được thực trạng số TNLĐ của tỉnh
Bắc Ninh trong những năm trên, ta sẽ xét đến một số tỉnh khác trên cả nước:

Nhìn vào biểu đồ, ta có thể rõ ràng so sánh được số vụ TNLĐ giữa các tỉnh.Một số
tỉnh thành lớn trên cả nước như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh…
đều có số vụ TNLĐ luôn đứng ở tốp đầu.Năm 2013, nếu như số vụ TNLĐ của tỉnh
Bắc Ninh chỉ chiếm0.74% thì Hà Nội chiếm 1.88%, ít hơn Quảng Ninh (7.89%) và
nhiều nhất là Thành phố Hồ Chí Minh với 12.28%.Đến năm 2014, số vụ TNLĐ ở
Bắc Ninh gia tăng đáng kể (1.09%) thì Quảng Ninh lại giảm xuống còn 6.88%.Có
sự thay đổi khá lớn giữa các năm ở các tỉnh trên.Thành phố Hồ Chí Minh luôn dẫn
đầu về các chỉ tiêu.Năm 2015, số vụ tăng lên 1547 vụ chiếm 20.7%, trong khi đó
Hà Nội chỉ chiếm 1.69%, Bắc Ninh chiếm 1.09%.Số người chết và số người bị
thương cũng không ngừng tăng trong các năm.
2.1.2. Tình hình bệnh.
Sinh viên: Nguyễn Thị Phương Thảo

Lớp tín chỉ: D9.Ql07

Trang……..


Tiểu luận: Bảo hộ lao động

Giảng viên: Th.S Lưu Thu Hường

“Toàn tỉnh Bắc Ninh hiện có gần 3.200 doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh
doanh, với tổng số lao động gần 197.000 người, trong đó: hơn 1.200 doanh nghiệp
có yếu tố độc hại và hơn 80.000 lao động tiếp xúc với các yếu tố độc hại.”(9)
Đây chính là nguyên nhân làm cho TNLĐ và bệnh nghề nghiệp đang ngày càng
gia tăng trên địa bàn. Theo kết quả kiểm tra mới đây của Thanh tra sở LĐTBXH
tỉnh Bắc Ninh, chỉ có 7 trên tổng số gần 300 doanh nghiệp tổ chức khám bệnh nghề
nghiệp cho người lao động (đã có nhiều lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp như
điếc, sạm da, bụi phổi,…), 93 doanh nghiệp tiến hành đo kiểm môi trường lao động
và 124 doanh nghiệp tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động.
2.2. Nguyên nhân và hậu quả để lại:
2.2.1. Nguyên nhân:
2.2.1.1. Về phía người sử dụng lao động:
- Hầu hết người sử dụng lao động còn xem nhẹ vấn đề an toàn lao động nói
chung và việc trang bị PTBVCN nói riêng, họ chỉ thực hiện một cách đối
phó cho qua.
- Do muốn tiết kiệm chi phí mà nhiều doanh nghiệp chưa chú trọng đến việc
mua sắm trang thiết bị bảo hộ lao động, huấn luyện ATLĐ và khám sức khoẻ
định kỳ cho người lao động.
- Người sử dụng lao động thiếu kiến thức về các quy định ATLĐ, nên ngay
trong khâu tuyển chọn lao động vào làm việc, doanh nghiệp không khắt khe,
thậm chí còn bỏ qua việc kiểm tra kiến thức ATLĐ của người đến xin việc.

Sinh viên: Nguyễn Thị Phương Thảo


Lớp tín chỉ: D9.Ql07
Trang……..


Tiểu luận: Bảo hộ lao động

Giảng viên: Th.S Lưu Thu Hường

- Người sử dụng thiếu sự quan tâm đến công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh
lao động, chưa trang bị đầy đủ PTBVCN cho người lao động trong quá trình
làm việc, sản xuất.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn cho người lao động cũng như
khách đến tham quan cách nhân biết và biện pháp phòng chống các yếu tố
nguy hiểm và sự cần thiết của việc trang bị PTBVCN trong quá trình làm
việc vẫn chưa được thực hiện thương xuyên và bị xem nhẹ.
2.2.1.2. Về phía người lao động:
- Bản thân người lao động do trình độ nhận thức thấp nên việc hiểu biết về
ATLĐ rất hạn chế, mơ hồ, không tuân thủ biện pháp làm việc an toàn, vi
phạm nội quy lao động của doanh nghiệp nhiều khi có PTBVCN được phát
nhưng không sử dụng.
- Bên cạnh đó, người lao động còn tự ý thay đổi, sửa chữa các PTBVCN một
cách tùy tiện, không theo đúng quy định.
- Do sợ gây định kiến với người sử dụng lao động nên khi phát hiện PTBVCN
bị hỏng người lao động đã không báo cáo lại và vẫn tiếp tục sử dụng các
PTBVCN đã bị hỏng đó.
2.2.1.3. Về phía quản lý Nhà Nước
- Công tác về quản lý chất lượng PTBVCN tại tỉnh trong thời gian qua chưa
thực sự sát sao, vẫn có hiện tượng doanh nghiệp không trang bị hoặc trang bị
PTBVCN một cách qua loa, thiếu trách nhiệm.


Sinh viên: Nguyễn Thị Phương Thảo

Lớp tín chỉ: D9.Ql07
Trang……..


Tiểu luận: Bảo hộ lao động

Giảng viên: Th.S Lưu Thu Hường

- Bên cạnh đó, việc kiểm tra đôn đốc các doanh nghiệp thực thi chưa tốt là
nguyên nhân khiến các vụ TNLĐ và số lượng các doanh nghiệp, tổ chức vi
phạm AT,VSLĐ vẫn tăng trong giai đọan trên.
- Các biện pháp xử phạt các vi phạm về AT,VSLĐ cũng như vi phạm về
PTBVCN vẫn còn quá nhẹ, thiếu tính cương quyết nên đối với các doanh
nghiệp dù bị xử phạt cũng chẳng thấm vào đâu so với những gì họ thu được.

2.2.2. Hậu quả của việc không thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá
nhân:
Đối với người sử dụng lao động:
- Sẽ bị sử phạt hành chính hoặc hình sự do không thực hiện trang bị PTBVCN
- Doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thu hút cũng như giữ chân người lao
động
- Doanh nghiệp sẽ mất đi niềm tin từ đối tác kinh doanh do vi phạm AT,VSLĐ
- Tốn nhiều chi phí đền bù cho người lao động bị TNLĐ, BNN
Đối với người lao động:
- Phải làm việc trong tinh thần căng thẳng, lo lắng nên năng suất lao động
không cao.
- Tăng nguy cơ TNLĐ, và dễ bị mắc các BNN từ đó sẽ gây gánh nặng cho

người thân.
Đối với xã hội:
- Tăng chi phí phúc lợi để xử lý hậu quả TNLĐ, BNN.
Sinh viên: Nguyễn Thị Phương Thảo

Lớp tín chỉ: D9.Ql07
Trang……..


Tiểu luận: Bảo hộ lao động

Giảng viên: Th.S Lưu Thu Hường

- Không tạo dựng được lòng tin của người lao động.
2.3. Ví dụ về chế độ trang bị PTBVCN ở một đơn vị sản xuất:
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có nhiều doanh nghiệp vi phạm công trác trang
bị PTBVCN , nổi bật nhất có thể nói tới đó là làng nghề sắt thép Đa Hội:
Làng nghề sắt thép Đa Hội (phường Châu Khê, Từ Sơn, Bắc Ninh) từng được ví
như một công xưởng khổng lồ, với nội lực kinh tế mạnh và giải quyết số lượng lao
động lớn. Sự ra đời và phát triển của cụm công nghiệp làng nghề Châu Khê giống
như một động lực, tạo bước đột phá “thần kỳ” cho làng nghề Đa Hội (và 4 làng
nghề khác thuộc Châu Khê). Hàng loạt những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gang,
thép được thành lập và phát triển. Cụm làng nghề Châu Khê có hơn 1.700 cơ sở sản
xuất, trong đó, Đa Hội chiếm đến hơn 900 cơ sở đúc phôi thép, cán thép, mạ, làm
đinh, đan lưới thép... Sản lượng các loại sắt thép đạt gần 1.000 tấn/ngày. Số lao
động thường xuyên trong khu vực này khoảng 5.000 - 7.000 người, trong đó 50%
đến từ các địa phương khác.
Ước tính, mỗi ngày, các làng nghề của xã Châu Khê thải ra khoảng 40 - 50 tấn xỉ
than, xỉ kim loại, 2.600 - 2.700m3 nước, 255 - 260 tấn khí chủ yếu là CO2 và
khoảng 6 tấn bụi. Bên cạnh đó máy móc, công nghệ không theo kịp yêu cầu của thị

trường đa phần các doanh nghiệp đều sử dụng các máy móc đã lạc hậu, thiếu các
PTBVCN. Người lao động ở đây một phần do thiếu hiểu biết về ATLĐ và một
phần cũng do người sử dụng không trang bị đầy đủ các PTBVCN nên người lao
động phải làm việc mà không có PTBVCN hoặc có phương tiện bảo vệ cá nhân
nhưng đó là những phương tiện cũ kỹ, tự tạo không đảm bảo yêu cầu. Không khó
để thấy cảnh hàng chục công nhân ngồi hàn sắt, tia lửa sắt bắn tung tóe nhưng rất ít
người được trang bị kính chắn hay việc người lao động khiêng vác trên vai hàng tạ
sắt chỉ có duy nhất đôi găng tay vải làm đồ bảo hộ. hay những người công nhân kéo
Sinh viên: Nguyễn Thị Phương Thảo

Lớp tín chỉ: D9.Ql07
Trang……..


Tiểu luận: Bảo hộ lao động

Giảng viên: Th.S Lưu Thu Hường

sắt nung từ trong lò ra mà không có quần áo bảo hộ mà chỉ có những đôi găng tay
rách nát với 2 thanh sắt kéo….

Sinh viên: Nguyễn Thị Phương Thảo

Lớp tín chỉ: D9.Ql07
Trang……..


Tiểu luận: Bảo hộ lao động

Giảng viên: Th.S Lưu Thu Hường


CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO
HIỂU QUẢ CÔNG TÁC TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN BẢO
VỆ CÁ NHÂN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Ở
TỈNH BẮC NINH HIỆN NAY
3.1. Đối với người sử dụng lao động:
- Người sử dụng lao động phải thực hiện các biện pháp về công nghệ, thiết bị,
kỹ thuật AT,VSLĐ để loại trừ hoặc hạn chế tối đa các tác hại của yếu tố
nguy hiểm, độc hại đến mức có thể được, cải thiện điều kiện lao động trước
khi thực hiện biện pháp trang bị PTBVCN.
- Người sử dụng lao động thực hiện việc trang bị PTBVCN cho người lao
động theo danh mục quy định.
- Nếu các nghề, công việc chưa được Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội
ban hành mà xét thấy có yếu tố nguy hiểm, độc hại không bảo đảm an toàn
sức khỏe cho người lao động thì người sử dụng lao động trang bị PTBVCN
phù hợp với công việc đó, đồng thời phải báo cáo về Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội địa phương hoặc Bộ, ngành chủ quản để đề nghị Bộ Lao
động- Thương binh và Xã hội bổ sung vào danh mục.
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn
cho người lao động cũng như khách đến tham quan cách nhân biết và biện
pháp phòng chống các yếu tố nguy hiểm và sự cần thiết của việc trang bị
PTBVCN trong quá trình làm việc.

Sinh viên: Nguyễn Thị Phương Thảo

Lớp tín chỉ: D9.Ql07
Trang……..


Tiểu luận: Bảo hộ lao động


Giảng viên: Th.S Lưu Thu Hường

- Người sử dụng lao động phải thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra
việc sử dụng, bảo quản các PTBVCN và kịp thời thay thế, sửa chữa các
phương tiện cá nhân không đảm bảo sự an toàn.
- Định kỳ báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương về tình
hình thực hiện trang bị PTBVCN cùng với tình hình thực hiện công tác
AN,VSLĐ.
- Người sử dụng lao động nên tổ chức huấn luyện AT,VSLĐ và kiểm tra
nghiêm ngặt những kiến thức cơ bản về AT,VSLĐ đối với người lao động
trước khi được tuyển dụng vào công ty làm việc...
3.2. Đối với người lao động:
- Nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật lao động, quy định, nội quy về AT,VSLĐ
và có ý thức cảnh giác và phòng ngừa TNLĐ.
- Trước khi làm việc cần trang bị đầy đủ PTBVCN phù hợp với ngành nghề,
công việc mình đang làm. Còn trong khi làm việc không được tự ý cởi bỏ
tháo bỏ các PTBVCN.
- Không tự ý thay đổi, sửa chữa các PTBVCN nếu không được sự cho phép
của người sử dụng lao động.
- Tuân thủ các nguyên tắc khi được trang bị PTBVCN.
- Khi phát hiện các PTBVCN bị hỏng không đảm bảo an toàn thì báo ngay
cho người sử dụng lao động và kiên quyết từ chối sử dụng các PTBVCN đó.
3.3. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước:

Sinh viên: Nguyễn Thị Phương Thảo

Lớp tín chỉ: D9.Ql07
Trang……..



Tiểu luận: Bảo hộ lao động

Giảng viên: Th.S Lưu Thu Hường

- Tăng cường hơn nữa về công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo, đôn
đốc việc thực hiện chế độ trang bị PTBVCN tại các doanh nghiệp, cơ quan,
tổ chức thuộc phạm vi quản lý.
- Kịp thời phát hiện và ban hành bổ sung Danh mục PTBVCN trang bị cho
người lao động làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại.
- Xử phạt nghiêm minh các doanh nghiệp, tổ chức vi phạm AT,VSLĐ nói
chung cũng như vi phạm về trang bị PTBVCN nói riêng.
- Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về AT,VSLĐ nhằm nâng cao
trách nhiệm đối với các đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh và người lao động
để mọi người đều có ý thức cảnh giác và phòng ngừa TNLĐ.

Sinh viên: Nguyễn Thị Phương Thảo

Lớp tín chỉ: D9.Ql07
Trang……..


Tiểu luận: Bảo hộ lao động

Giảng viên: Th.S Lưu Thu Hường

PHỤ LỤC
1. Một số hình ảnh về công nhân làm việc tại làng nghề Đa Hội

Người lao động kéo thép nung ra khỏi lò mà không có quần áo bảo hộ, găng tay cũ,

thiết bị che chắn thì không đảm bảo an toàn và dụng cụ kéo sắt là 2 thanh sắt nhỏ

Người lao động là việc mà không có bất kỳ 1 phương tiện bảo vệ cá nhân nào
Sinh viên: Nguyễn Thị Phương Thảo

Lớp tín chỉ: D9.Ql07
Trang……..


Tiểu luận: Bảo hộ lao động

Giảng viên: Th.S Lưu Thu Hường

Thiếu phương tiện bảo hộ cá nhân và làm việc trong môi trường không đảm bảo an
toàn, vệ sinh lao động là việc dễ dàng nhận thấy thi tới làng nghề Đa Hội

Sinh viên: Nguyễn Thị Phương Thảo

Lớp tín chỉ: D9.Ql07
Trang……..


Tiểu luận: Bảo hộ lao động

Giảng viên: Th.S Lưu Thu Hường

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Bộ Lao động,Thương binh- Xã hội,2014.Thông tư số 04/2014/TTBLĐTBXH: hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo hộ cá
nhân.
2)


Hoài Anh, 2014. Bắc Ninh: Chú trọng bảo đảm an toàn vệ sinh lao động
trong các doanh nghiệp.Đường link:
.

3)

Lê Đại, 2014. Bảo đảm ATVSLĐ vì sức khỏe người lao động. Đường link:
/>
4)

PV, 2014. Bắc Ninh: Tình hình tai nạn lao động vẫn diễn biến phức tạp.
Đường link: .

5) Quốc hội, 2012. Bộ Luật Lao động. Nhà xuất bản Lao động.
6) Quốc hội, 2015. Luật an toàn, vệ sinh lao động. Nhà xuất bản Lao động.
7) Văn Hiến, 2015. Làng nghề sắt thép Đa Hội (Bắc Ninh): Tìm lại động lực
phát

triển.

Đường

link:

/>
16/Lang-nghe-sat-thep-Da-Hoi-Bac-Ninh-Tim-lai-dong-luc-phat-trien20306.html .

Sinh viên: Nguyễn Thị Phương Thảo


Lớp tín chỉ: D9.Ql07
Trang……..


Tiểu luận: Bảo hộ lao động

Giảng viên: Th.S Lưu Thu Hường

KẾT LUẬN
Qua những số liệu đã được phân tích ở trên, ta càng thấy mức độ quan trọng
của các PTBVCN cũng như các công tác huấn luyện ATVSLĐ tại các doanh
nghiệp trên cả nước nói chung và trong tỉnh Bắc Ninh nói riêng. Đặc biệt là sự
nguy hiểm khi NLĐ không được trang bị các PTBVCN hoặc trang bị không
đầy đủ.Có rất nhiều TNLĐ thương tâm và BNN đã xảy ra trong những năm
qua.Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhìn chung đã có sự hướng dẫn, cũng
như công tác kiểm tra, đôn đốc quá trình thực hiện các yêu cầu và quy định về
ATVSLĐ, đặc biệt là việc trang bị cho NLĐ về PTBVCN song vẫn chỉ dừng
lại ở làm một cách qua loa, đối phó.
Vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
trong các doanh nghiệp ở tình Bắc Ninh nói riêng cũng như cả nước nói chung
cần có sự chung ta giúp sức của cả 3 bên đó là quản lý Nhà nước, nguwoif sử
dụng lao động và chính bản thân người lao động.
Do thời gian thực hiện không nhiều và quá trình thu thập thông tin số liệu còn
nhiều khó khăn nên bài tiểu luận này của e mới chỉ nêu được 1 phần của vấn
đề này, vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của cô để bài tiểu luận của e
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô!

Sinh viên: Nguyễn Thị Phương Thảo


Lớp tín chỉ: D9.Ql07
Trang……..


×