Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình chi nhánh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (713.6 KB, 78 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Hoàng Văn Liêm

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế
H

uế

Lời đầu tiên em xin gửi lời cám ơn chân thành Tiến sĩ Hoàng Văn
Liêm, trưởng ban Kế hoạch tài chính thuộc Đại học Huế, nguyên
trưởng khoa Kế toán Tài chính trường Đại học Kinh Tế Huế. Trong suốt
thời gian thực hiện khóa luận, mặc dù rất bận rộn với công việc nhưng
thầy vẫn dành nhiều thời gian và tâm huyết trong việc hướng dẫn em.


Cho đến hôm nay, khóa luận tốt nghiệp của em đã được hoàn thành
cũng là nhờ sự nhắc nhở, đôn đốc và giúp đỡ nhiệt tình của thầy.
Em xin chân thành cám ơn đến toàn thể thầy cô khoa Kế toán Tài
Chính cũng như các thầy cô trường Đại Học Kinh Tế Huế đã tạo điều
kiện cho em được làm khóa luận tốt nghiệp này, đây là cơ hội tốt để em
có thể thực hành các kiến thức và kĩ năng mà thầy cô đã giảng dạy,
truyền đạt cho em trong suốt 4 năm học qua. Đây là những kiến thức
nền tảng và chuyên môn để em có thể hoàn thành khóa luận này và
phục vụ cho công việc của mình trong tương lai.
Em cũng xin cám ơn Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên
Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình chi nhánh Thừa Thiên Huế,
đặt biệt là Anh Chị Phòng Giao Dich Bà Triệu, những người đã trực tiếp
hướng dẫn, chỉ bảo và cho chúng em nhiều lời khuyên hay, kinh
nghiệm quý báu về công việc ngân hàng trong suốt thời gian thực tập
tại Chi nhánh.
Cuối cùng xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến toàn thể bạn bè, người
thân đã luôn sát cánh bên cạnh em, cổ vũ tinh thần cho em. Những lời
động viên và khích lệ đó đã góp phần rất lớn giúp em hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp này.
Do hạn chế về thời gian thời gian nghiên cứu, trình độ hiểu biết
cũng như kinh nghiệm thực tiễn nên khóa luận này chắc chắn không
tránh khỏi thiếu xót, tác giả rất mong nhận được sự thông cảm, quan
SVTH: Hồ Thị Phúc

i


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Hoàng Văn Liêm


tâm và góp ý của quý thầy cô, bạn bè và những độc giả quan tâm đến
đề tài để khóa luận được hoàn thiện và có khả năng ứng dụng thực tế
tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

uế

MỤC LỤC

tế
H

LỜI CẢM ƠN................................................................Error! Bookmark not defined.

MỤC LỤC ...................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU ......................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... vii

h

DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ ................................................................................... viii

in

DANH MỤC BIỂU ĐỒ .............................................................................................. viii

cK

TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ..............................................................................ix

LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ..........................................................................................................1

họ

2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................................3

Đ
ại

5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................3
6. Kết cấu của khóa luận.................................................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................4

ng

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI ...................................................................................................4

ườ

1.1 Tín dụng ngân hàng ...................................................................................................4
1.1.1 Khái niệm ...........................................................................................................4

Tr

1.1.2 Hoạt động tín dụng.............................................................................................4
1.1.3 Phân loại.............................................................................................................4

1.1.3.1 Căn cứ vào mục đích tín dụng ....................................................................4
1.1.3.2 Căn cứ vào thời hạn tín dụng......................................................................4
1.1.3.3 Căn cứ vào hình thức đảm bảo ...................................................................4
1.1.3.4 Căn cứ vào phương thức cho vay ...............................................................4

SVTH: Hồ Thị Phúc

ii

i


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Hoàng Văn Liêm

1.2 Rủi ro tín dụng...........................................................................................................5
1.2.1 Khái niệm ...........................................................................................................5
1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng.....................................................................................5
1.2.3 Các nguyên nhân của rủi ro tín dụng .................................................................5

uế

1.2.3.1 Nguyên nhân khách quan............................................................................5
1.2.3.2 Nguyên nhân chủ quan ...............................................................................6

tế
H

1.2.4 Hậu quả của rủi ro tín dụng................................................................................7

1.2.4.1 Đối với ngân hàng.......................................................................................7
1.2.4.2 Đối với nền kinh tế .....................................................................................7
1.3 Quản trị rủi ro tín dụng ..............................................................................................8

h

1.3.1 Khái niệm ...........................................................................................................8

in

1.3.2 Mục đích.............................................................................................................8
1.3.3 Nguyên tắc quản trị rủi ro ..................................................................................8

cK

1.3.4 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng .......................................................................9
1.3.4.1 Nhận diện rủi ro tín dụng............................................................................9
1.3.4.2 Phân tích rủi ro tín dụng .............................................................................9

họ

1.3.4.3 Đo lường rủi ro tín dụng .............................................................................9
1.3.4.3 Kiểm soát và phòng ngừa rủi ro ...............................................................14

Đ
ại

1.4 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam........................16
1.4.1 Mô hình tập trung.............................................................................................17
1.4.2 Mô hình phi tập trung.......................................................................................17

1.5 Bài học kinh nghiệm và định hướng áp dụng mô hình quản lí rủi ro tín dụng cho

ng

các ngân hàng thương mại Việt Nam ............................................................................18
1.5.1 Bài học kinh nghiệm ........................................................................................18

ườ

1.5.2 Định hướng áp dụng mô hình quản lí rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương

mại Việt Nam.................................................................................................................20

Tr

CHƯƠNG II: QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ............................21
2.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần An Bình..........................................21
2.1.1 Giới thiệu chung...............................................................................................21
2.1.2 Tầm nhìn chiến lược ........................................................................................22
2.1.3 Tôn chỉ hoạt động.............................................................................................22

SVTH: Hồ Thị Phúc

iii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Hoàng Văn Liêm


2.2 Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần An Bình chi nhánh Thừa Thiên Huế.....22
2.2.1 Giới thiệu chung...............................................................................................22
2.2.2 Nội dung hoạt động chính ................................................................................23
2.2.3 Sơ đồ tổ chức và chức năng, nhiệm vụ các phòng ban ....................................23

uế

2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011-2013 ...........................................26
2.3.1 Hoạt động huy động vốn ..................................................................................26

tế
H

2.3.2 Hoạt động cho vay ...........................................................................................27
2.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh .........................................................................28
2.4 Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần An Bình chi nhánh
Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011-2013...........................................................................31

h

2.4.1 Chính sách quản trị rủi ro tín dụng ..................................................................31

in

2.4.1.1 Bộ máy tín dụng........................................................................................31
2.4.1.2 Điều kiện cấp tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần An Bình chi

cK


nhánh Thừa Thiên Huế ..................................................................................................32
2.4.1.3 Quy trình tín dụng.....................................................................................33
2.4.2 Danh mục khoản vay và cơ cấu dư nợ tín dụng...............................................35

họ

2.4.2.1 Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời hạn ........................................................35
2.4.2.2 Cơ cấu dư nợ tín dụng theo hình thức đảm bảo........................................36

Đ
ại

2.4.2.3 Cơ cấu dư nợ tín dụng theo ngành kinh tế................................................37
2.4.2.4 Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế........................................38
2.4.2.5 Cơ cấu dư nợ tín dụng theo nhóm nợ .......................................................39
2.4.3 Đo lường và đánh giá rủi ro tín dụng ...............................................................39

ng

2.4.3.1 Tốc độ tăng trưởng tín dụng .....................................................................39
2.4.3.2 Tỉ lệ nợ quá hạn và tỉ lệ nợ xấu ................................................................40

ườ

2.4.3.3 Hệ số rủi ro tín dụng .................................................................................41
2.4.3.4 Tỉ lệ dự phòng rủi ro tín dụng...................................................................41

Tr

2.5 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của ABBANK T.T.Huế ...................................42

2.5.1 Ưu điểm............................................................................................................42
2.5.2 Tồn tại ..............................................................................................................43

2.6 Nguyên nhân rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần An Bình chi nhánh
Thừa Thiên Huế.............................................................................................................43
2.6.1 Khách quan.......................................................................................................43

SVTH: Hồ Thị Phúc

iv


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Hoàng Văn Liêm

2.6.2 Chủ quan ..........................................................................................................44
2.6.2.1 Từ phía Ngân hàng ...................................................................................44
2.6.2.2 Từ phía khách hàng...................................................................................45

uế

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH

tế
H

CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ ...........................................................................46
3.1 Định hướng hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng An Bình

chi nhánh Thừa Thiên Huế ............................................................................................46
3.1.1 Định hướng chung............................................................................................46

h

3.1.2 Định hướng hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng .............................46

in

3.2 Giải pháp nâng cao năng lực và hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại
ngân hàng An Bình chi nhánh Thừa Thiên Huế............................................................48

cK

3.2.1 Xây dựng định hướng tín dụng và chính sách tín dụng phù hợp......................48
3.2.2 Mở rộng mạng lưới hoạt động và phát triển sản phẩm.....................................49
3.2.3 Chú trọng nâng cao chất lượng nhân sự ...........................................................49

họ

3.2.4 Xây dựng cơ chế quản lý tốt các khoản nợ xấu .................................................50
3.2.5 Nâng cao chất lượng của hệ thống thông tin tín dụng .....................................51

Đ
ại

3.2.6 Nâng cao vai trò và chất lượng kiểm tra, kiểm soát nội bộ ..............................51
3.2.7 Quản trị rủi ro tín dụng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.......................52
3.2.8 Chuyển đổi, hoàn thiện mô hình QTRR tín dụng.............................................52
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................54


ng

I. KẾT LUẬN ................................................................................................................54
1.1 Đánh giá kết quả đạt được của đề tài ..................................................................54

ườ

1.2 Hạn chế của đề tài ...............................................................................................54
1.3 Hướng phát triển của đề tài trong tương lai ........................................................55

Tr

II. KIẾN NGHỊ ..............................................................................................................55
2.1 Ngân hàng An Bình.............................................................................................55
2.2 Kiến nghị với ngân hàng nhà nước .....................................................................57
2.3 Kiến nghị với chính phủ......................................................................................58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................60
PHỤ LỤC .....................................................................................................................63

SVTH: Hồ Thị Phúc

v


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Hoàng Văn Liêm

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU

CHỮ VIẾT TẮT

Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình

uế

ABBANK

NGUYÊN VĂN

ABBANK T.T.Huế Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình chi nhánh Thừa Thiên Huế
Công ty quản lí nợ và khai thác tài sản của ngân hàng An Bình

ATM

Máy rút tiền tự động

BCTC

Báo cáo tài chính

CBNV

Cán bộ nhân viên

CIC

Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng

ĐVT


Đơn vị tính

KHCN

Khách hàng cá nhân

KHDN

Khách hàng doanh nghiệp

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTMCP

h
in

cK

họ

Đ
ại

NHTM

tế

H

ABBA

Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại cổ phần
Quản trị rủi ro tín dụng

TCTD

Tổ chức tín dụng

ườ

ng

QTRRTD

Tài sản đảm bảo

TCKT

Tổ chức kinh tế

VAMC

Công ti quản lí tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam

Tr


TSĐB

SVTH: Hồ Thị Phúc

vi


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Hoàng Văn Liêm

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại ABBANK –T.T. HUẾ......................................26
Bảng 2.2: Tình hình dư nợ cho vay tại ABBANK –T.T.HUẾ ......................................27

uế

Bảng 2.3: Nhân sự và số lượng khách hàng của ABBANK–T.T.Huế ..........................29

tế
H

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của ABBANK-T.T.Huế...............................29
Bảng 2.5: Dư nợ tín dụng theo thời hạn của ABBANK-T.T.Huế.................................35
Bảng 2.6: Dư nợ tín dụng theo hình thức đảm bảo của ABBANK-T.T.Huế................36
Bảng 2.7: Dư nợ tín dụng theo ngành kinh tế của ABBANK-T.T.Huế ........................37

h


Bảng 2.8: Dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế của ABBANK-T.T.Huế ................38

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

in

Bảng 2.9: Dư nợ tín dụng theo nhóm nợ của ABBANK-T.T.Huế................................39

SVTH: Hồ Thị Phúc

vii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Hoàng Văn Liêm

DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
Trang

Đồ thị 1.1: Đồ thị Var....................................................................................................11

uế

Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của ABBANK T.T.Huế .....................................................23

tế
H

Sơ đồ 2.2: Bộ máy tín dụng tại ABBANK T.T.Huế .....................................................31

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Trang

h

Biểu đồ 1.1: Tỉ lệ nợ xấu tại hệ thống NHTM Việt Nam..............................................19

in

Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn tại ABBANK T.T.Huế ......................................26

cK

Biểu đồ 2.2: Tình hình cho vay tại ABBANK T.T.Huế................................................28
Biểu đồ 2.3: Tốc độ tăng trưởng tín dụng tại ABBANK T.T.Huế................................39
Biểu đồ 2.4 và 2.5: Tỉ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tại ABBANK T.T.Huế .......................40

họ


Biểu đồ 2.6: Hệ số rủi ro tín dụng tại ABBANK T.T.Huế............................................41

Tr

ườ

ng

Đ
ại

Biểu đồ 2.7: Tỉ lệ dự phòng rủi ro tín dụng ABBANK T.T.Huế ..................................41

SVTH: Hồ Thị Phúc

viii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Hoàng Văn Liêm

TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trong các nguồn thu của ngân hàng thương mại, hoạt động tín dụng mang lại
nguồn thu quan trọng nhất, chiếm đến 80-90% tổng thu nhập. Với bối cảnh kinh tế

uế

trong nước chưa hoàn toàn phục hồi sau khủng hoảng tài chính và thực trạng của hệ


tế
H

thống ngân hàng Việt Nam còn nhiều yếu kém, rủi ro tín dụng đang trở thành vấn đề
nổi cộm và được chú ý hơn cả. Rủi ro tín dụng là nguồn gốc làm phát sinh các khoản
nợ xấu, nợ quá hạn, khiến Ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ mất vốn lớn. Để kiểm

soát, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, cần thiết phải có bộ máy, chính sách, mô

h

hình quản trị rủi ro tín dụng phù hợp. Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của

in

công tác quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng cũng như qua quá trình
thực tập, tôi đã quyết định chọn và thực hiện đề tài “ Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân
tốt nghiệp của mình.

cK

hàng thương mại cổ phần An Bình chi nhánh Thừa Thiên Huế” để làm khóa luận

họ

Khóa luận tập trung làm rõ hệ thống cơ sở lí luận về tín dụng, rủi ro tín dụng và
trọng tâm là lí luận về quản trị rủi ro tín dụng trên nhiều phương diện. Ngoài ra khóa
luận còn giới thiệu các mô hình quản trị rủi ro tín dụng đã và đang được áp dụng trong


Đ
ại

thực tiễn, bài học kinh nghiệm và định hướng áp dụng tại Việt Nam. Phần quan trọng
nhất của đề tài là tìm hiểu về bộ máy và chính sách quản trị rủi ro tín dụng, phân tích
thực trạng và nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng tại Chi nhánh qua đó đánh giá chất

ng

lượng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ABBANK T.T.Huế. Trên cơ sở nghiên cứu
và phân tích cũng như định hướng của Ngân hàng, tác giả mạnh dạn đề xuất một số

ườ

giải pháp nhằm nâng cao năng lực và hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại

Tr

ABBANK T.T.Huế trong thời gian tới.
Kết cấu của đề tài được chia làm 3 phần như sau:
Phần I. Đặt vấn đề
Phần II. Nội dung và kết quả nghiên cứu: gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lí luận về quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương
mại. Chương này sẽ đề cập cơ sở lí luận của tín dụng: khái niệm, hoạt động, phân loại;

SVTH: Hồ Thị Phúc

ix



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Hoàng Văn Liêm

rủi ro tín dụng: khái niệm, phân loại, nguyên nhân và hậu quả; quản trị rủi ro tín dụng:
khái niệm, mục đích, nguyên tắc và quy trình quản trị rủi ro tín dụng, các mô hình
quản trị rủi ro tín dụng, bài học kinh nghiệm và định hướng áp dụng tại các ngân hàng
thương mại Việt Nam.

uế

Chương 2: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng An Bình chi nhánh Thừa
Thiên Huế. Chương này sẽ giới thiệu chung về lịch sử hình thành, tầm nhìn chiến

tế
H

lược, tôn chỉ hoạt động của ABBANK; quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ

chức và kết quả hoạt động của ABBANK Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011-2013.
Trọng tâm phần này là phân tích thực trạng rủi ro tín dụng, xác định nguyên nhân qua
đó đánh giá hiệu quả của công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh.

in

h

Chương 3: Các giải pháp nâng cao năng lực và hoàn thiện mô hình quản trị rủi
ro tín dụng tại Chi nhánh. Chương này đề cập đến định hướng hoạt động tín dụng và


cK

quản trị rủi ro tín dụng của ABBANK T.T.Huế trong thời gian tới và các giải pháp cụ
thể cần thực hiện để đẩy lùi nợ quá hạn và nợ xấu tại Chi nhánh.
Phần III. Kết luận

họ

Tổng kết những kết quả đạt được, thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế đồng
thời đưa ra định hướng phát triển đề tài trong tương lai. Đề tài cũng đưa ra một số kiến

Đ
ại

nghị với Chính phủ, Ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại để hạn chế rủi ro

Tr

ườ

ng

tín dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng.

SVTH: Hồ Thị Phúc

x


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: TS Hoàng Văn Liêm

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Là một trong những định chế tài chính quan trọng, ngân hàng thường được coi

uế

là hệ tuần hoàn vốn của nền kinh tế từng quốc gia và toàn cầu. Nó chính là trung gian

tế
H

luân chuyển vốn từ nơi dư thừa sang nơi thiếu hụt, thực hiện chức năng trung gian

thanh toán và quản lí các phương tiện thanh toán của nền kinh tế. Có thể khẳng định
ngân hàng và nền kinh tế có mối liên hệ mật thiết với nhau. Thời gian vừa qua, trong
bối cảnh nền kinh tế thế giới với nhiều bất ổn thì ngành ngân hàng cũng gặp không ít

h

khó khăn, thử thách. Để tìm kiếm lợi nhuận, các ngân hàng buộc phải chấp nhận một tỉ

in

lệ rủi ro gia tăng nhất định. Với tôn chỉ hoạt động “an toàn và hiệu quả” cho nên công

cK


tác quản trị rủi ro là khía cạnh quan trọng nhất của quản trị tài chính ngân hàng, cần và
đáng được các ngân hàng chú trọng hơn cả.

Trong các nguồn thu chính của ngân hàng thương mại thì hoạt động tín dụng

họ

chiếm tỉ trọng cao nhất, điều này đặc biệt đúng ở Việt Nam khi mà tín dụng mang lại
80-90% thu nhập cho các ngân hàng. Tuy nhiên, cũng từng đó rủi ro mà ngân hàng đối
mặt xuất phát từ hoạt động này. Một khi rủi ro tín dụng xảy ra, không chỉ thu nhập, uy

Đ
ại

tín của ngân hàng đó bị ảnh hưởng mà nguy hiểm hơn nó có thể kéo theo ảnh hưởng
dây chuyền và khiến cả hệ thống ngân hàng chao đảo. Xa hơn, cả nền kinh tế cũng sẽ
bị tác động tiêu cực, niềm tin của người dân đối với định chế tài chính tưởng như vững

ng

vàng đó cũng sẽ bị lung lay. Vì lẽ đó, việc hiểu rõ và tổ chức tốt mô hình quản trị rủi
ro tín dụng là vô cùng ý nghĩa.

ườ

Nợ xấu đã và đang trở thành vấn đề nổi cộm của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Dù với nỗ lực của nhiều ban ngành liên quan, nợ xấu đã giảm tuy nhiên vẫn còn ở mức


Tr

cao. Hàng loạt các vụ bê bối, sai phạm trong hoạt động tín dụng ngân hàng được
phanh phui trong thời gian qua đã gióng lên hồi chuông về tính yếu kém của công tác
quản trị rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
Để các sai phạm như vậy không còn xảy ra đồng thời nâng cao hiệu quả kinh
doanh và năng lực cạnh tranh, yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần nhanh chóng xây dựng và

SVTH: Hồ Thị Phúc

1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Hoàng Văn Liêm

hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng, không những phải tuân thủ qui định, yêu
cầu ngày càng cao của Ngân hàng nhà nước Việt Nam về quản trị ngân hàng mà còn
phải phù hợp với thông lệ quốc tế. Đây sẽ là chìa khóa giúp hệ thống Ngân hàng
thương mại Việt Nam tự hoàn thiện mình, cũng là cánh cửa để các Ngân hàng trong

uế

nước từng bước vươn ra khu vực và thế giới.
Với những lí do trên và qua thời gian thực tập tại ABBANK chi nhánh Thừa

tế
H


Thiên Huế tôi quyết định chọn đề tài” Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương
mại cổ phần An Bình chi nhánh Thừa Thiên Huế”. Đề tài được tiến hành nhằm tìm

hiểu và phân tích công tác quản trị rủi ro tín dụng thực tế trên cơ sở đó có những đánh
giá về tính ưu việt cũng như tồn tại của mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng.

in

h

Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại
ngân hàng một cách an toàn, hiệu quả, phù hợp với nguyên tắc, chuẩn mực quản trị rủi

cK

ro tín dụng hiện đại.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của đề tài là đưa ra nghiên cứu và giải quyết các vấn đề sau:

họ

Hệ thống hóa các vấn đề lí luận cơ bản về tín dụng rủi ro tín dụng và quản trị
rủi ro tín dụng đồng thời đưa ra những định hướng áp dụng mô hình quản trị rủi ro tín

Đ
ại

dụng phù hợp với các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Tìm hiểu cụ thể công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ

phần An Bình chi nhánh Thừa Thiên Huế. Trên cơ sở nghiên cứu kết quả hoạt động

ng

tín dụng tại ngân hàng trong giai đoạn 2011-2013, đề tài đưa ra những đánh giá chủ
quan về hiệu quả mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh.

ườ

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực và hoàn thiện mô hình quản

trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng.

Tr

3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các lí thuyết cơ bản về rủi ro tín dụng và

quản trị rủi ro tín dụng. Trọng tâm là công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ABBANK chi
nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011-2013.

SVTH: Hồ Thị Phúc

2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Hoàng Văn Liêm


4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: hoạt động tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại
ngân hàng thương mại cổ phần An Bình chi nhánh Thừa Thiên Huế.
Phạm vi thời gian: giai đoạn 2011-2013.

Đề tài sử dụng nhiều biện pháp nghiên cứu khác nhau, cụ thể là:

uế

5. Phương pháp nghiên cứu

tế
H

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này được vận dụng trong suốt
thời gian làm đề tài.

Phương pháp quan sát: Phương pháp này được sử dụng trong thời gian thực tập
tại ngân hàng.

in

h

Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Phương pháp này được vận dụng để thu thập
thông tin làm cơ sở lựa chọn và thực hiện đề tài.

quá trình thực hiện khóa luận.

cK


Phương pháp phân tích và so sánh: phương pháp này được sử dụng trong suốt

thành bài khóa luận.

họ

Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng trong giai đoạn hoàn

6. Kết cấu của khóa luận

Đ
ại

Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận có kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại.
Chương 2: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần An Bình

ng

chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011-2013.
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng

Tr

ườ

thương mại cổ phần An Bình chi nhánh Thừa Thiên Huế.

SVTH: Hồ Thị Phúc


3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Hoàng Văn Liêm

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

uế

1.1 Tín dụng ngân hàng

tế
H

1.1.1 Khái niệm

Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn hoặc tài sản
từ NHTM cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất
định trên nguyên tắc hoàn trả vô điều kiện cả vốn lẫn lãi cho NHTM khi đến hạn

h

thanh toán, nói cách khác NHTM là trung gian tài chính luân chuyển vốn từ nơi tạm

in


thừa sang nơi thiếu hụt vốn.

cK

1.1.2 Hoạt động tín dụng

Bao gồm các nghiệp vụ: cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán,
bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

họ

Cho vay là hoạt động chủ yếu trong hoạt động tín dụng nên chúng ta thường
đồng nhất nghiệp vụ cấp tín dụng với nghiệp vụ cho vay. Trong phạm vi nghiên cứu

Đ
ại

khóa luận hàm ý rằng cấp tín dụng tập trung chủ yếu vào nghiệp vụ cho vay.

1.1.3 Phân loại

1.1.3.1 Căn cứ vào mục đích tín dụng

ng

Cho vay sản xuất kinh doanh công thương nghiệp, tiêu dùng cá nhân, chuyển
nhượng bất động sản, sản xuất nông nghiệp, kinh doanh xuất nhập khẩu….

ườ


1.1.3.2 Căn cứ vào thời hạn tín dụng
Cho vay ngắn hạn: có thời hạn đến 12 tháng; Cho vay trung hạn: có thời hạn

Tr

trên 12 đến 60 tháng; Cho vay dài hạn: có thời hạn cho vay trên 60 tháng.
1.1.3.3 Căn cứ vào hình thức đảm bảo
Cho vay không có bảo đảm dựa trên uy tín của khách hàng và Cho vay có bảo

đảm dựa trên cơ sở bảo đảm tiền vay như thế chấp, cầm cố, bảo lãnh của bên thứ ba.
1.1.3.4 Căn cứ vào phương thức cho vay
Cho vay theo món vay, theo hạn mức tín dụng, theo hạn mức thấu chi.

SVTH: Hồ Thị Phúc

4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Hoàng Văn Liêm

1.2 Rủi ro tín dụng
1.2.1 Khái niệm
Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN của Thống đốc NHNN thì rủi ro tín dụng
trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín

uế


dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần
hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết.

tế
H

Rủi ro tín dụng xuất hiện trong quá trình cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá, cho

thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng, bao thanh toán và các hình thức cấp tín dụng
khác, kể cả việc ngân hàng mua trái phiếu của các doanh nghiệp.

h

1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng

in

Dựa vào nguyên nhân phát sinh, rủi ro tín dụng được phân chia như sau:
- Rủi ro giao dịch có 3 thành phần: rủi ro lựa chọn, bảo đảm và nghiệp vụ.

cK

+ Rủi ro lựa chọn liên quan đến thẩm định và phân tích tín dụng;
+ Rủi ro bảo đảm phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo;

họ

+ Rủi ro nghiệp vụ liên quan đến công tác quản trị hoạt động cho vay;
- Rủi ro danh mục gồm rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.
+ Rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố mang tính riêng biệt của mỗi chủ thể đi


Đ
ại

vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế;

+ Rủi ro tập trung là mức dư nợ cho vay được dồn cho một số khách hàng,
ngành kinh tế hoặc loại hình cho vay hay một khu vực địa lý;

ng

1.2.3 Các nguyên nhân của rủi ro tín dụng
1.2.3.1 Nguyên nhân khách quan

ườ

+ Quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế tạo ra một môi trường

cạnh tranh gay gắt, khiến các doanh nghiệp và NHTM trong nước – vốn yếu về nguồn

Tr

lực tài chính, công nghệ kĩ thuật và khả năng quản trị khó có thể chống chọi được với
các tập đoàn kinh tế, tài chính nước ngoài hùng mạnh.
+ Nền kinh tế Việt Nam vẫn còn lệ thuộc quá nhiều vào sản xuất nông nghiệp

và công nghiệp phục vụ nông nghiệp - vốn rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết và giá
cả thế giới, nên dễ bị tổn thương trước sự biến đổi khí hậu toàn cầu cũng như khi thị
trường thế giới biến động bất lợi.


SVTH: Hồ Thị Phúc

5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Hoàng Văn Liêm

+ Sự thiếu ổn định của các chính sách quản lí kinh tế, qui hoạch vùng, ngành
nghề chưa phù hợp. Hành lang pháp lí về hoạt động ngân hàng còn đang trong quá
trình hoàn thiện.
+ Hoạt động và năng lực cán bộ thanh tra, giám sát chưa theo kịp sự phát triển

có khả năng ngăn chặn, cảnh báo phòng ngừa rủi ro và vi phạm.

uế

của hệ thống Ngân hàng. Thanh tra ngân hàng chủ yếu xử lý vụ việc đã phát sinh, ít

tế
H

+ Việt Nam thiếu hệ thống thông tin đầy đủ, đáng tin cậy về doanh nghiệp và
ngân hàng. CIC cũng chỉ cung cấp thông tin về tình hình hoạt động tín dụng ngân
hàng, thông tin cung cấp còn đơn điệu, chưa đáp ứng được yêu cầu tra cứu thông tin.

in

 Nguyên nhân từ phía khách hàng vay


h

1.2.3.2 Nguyên nhân chủ quan

có thiện chí trong việc trả nợ vay.

cK

+ Sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngân hàng, không

+ Hệ thống và tư duy quản trị lạc hậu, phương án sản xuất kinh doanh và chiến
lược đầu tư không khả thi, kém hiệu quả.

họ

+ Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch.
 Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Đ
ại

+ Sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các NHTM, quá chú trọng đến lợi nhuận
cũng như do áp lực tăng trưởng tín dụng mà cán bộ tín dụng bỏ qua hoặc hạ thấp tiêu
chuẩn cho vay, thẩm định khách hàng một cách sơ sài, sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao,

ng

bất chấp những khoản vay không lành mạnh, thiếu an toàn.
+ Chính sách, quy trình cho vay thiếu chặt chẽ; qui trình quản trị rủi ro chưa


ườ

hữu hiệu; bộ máy quản trị và kiểm soát rủi ro hoạt động chưa hiệu quả.
+ Chưa chú trọng đến phân tích khách hàng, chấm điểm và xếp hạng tín dụng

Tr

để tính toán điều kiện, hạn mức cho vay và khả năng trả nợ.
+ Thiếu am hiểu thị trường, năng lực dự báo hạn chế, phân tích thông tin không

đầy đủ dẫn đến cho vay hoặc đầu tư không hợp lý như tập trung quá nhiều vào một
doanh nghiệp, một ngành hoặc một địa bàn nào đó.
+ Lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ, cán bộ thiếu đạo đức và chuyên môn
nghiệp vụ. Một cán bộ tín dụng kém về năng lực có thể bồi dưỡng thêm, nhưng một

SVTH: Hồ Thị Phúc

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Hoàng Văn Liêm

cán bộ tha hóa về đạo đức mà lại giỏi về mặt nghiệp vụ thì vô cùng nguy hiểm.
+ Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay
Tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà lơi lỏng quá
trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay, dẫn đến khách hàng sử dụng vốn


uế

sai mục đích nhưng ngân hàng không biết để ngăn chặn kịp thời.
+ Sự hợp tác giữa NHTM với NHNN, các TCTD khác, các cơ quan ban

tế
H

nghành, hiệp hội nghề nghiệp còn lỏng lẻo, nhiều khi mang nặng tính hình thức.
 Nguyên nhân từ phía tài sản đảm bảo

+ Giá cả biến động, tính khả mại thấp, là tài sản chuyên dụng. Tài sản đảm bảo

in

trạng theo thời gian bởi hao mòn hữu hình.

h

khó định giá hoặc có sự tranh chấp về pháp lí. Cũng có thể do có sự thay đổi về hiện

Tóm lại, rủi ro tín dụng có thể phát sinh do rất nhiều nguyên nhân.Việc tiếp cận

cK

các nguyên nhân gây ra rủi ro giúp ta có cái nhìn toàn diện, khách quan hơn, từ đó có
cơ sở đưa ra những đề xuất phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh của
NHTM một cách hữu ích, thiết thực hơn.

họ


1.2.4 Hậu quả của rủi ro tín dụng
1.2.4.1 Đối với ngân hàng

Đ
ại

Ngân hàng mất vốn đã cấp và lãi cho vay, nhưng vẫn phát sinh chi phí cho
khoản tiền huy động khi đến hạn, điều này dẫn đến mất cân đối trong việc thu chi.
Hiệu quả kinh doanh giảm sút, thậm chí ngân hàng có thể rơi vào tình trạng mất khả

ng

năng thanh khoản, làm mất lòng tin của người gửi tiền, ảnh hưởng đến uy tín và có
thể bị NHNN đưa vào kiểm soát đặc biệt hoặc bị phá sản, sáp nhập. Ngoài ra chảy máu

ườ

chất xám cũng là vấn đề lớn mà ngân hàng có thể phải đối mặt.
1.2.4.2 Đối với nền kinh tế

Tr

Là trung gian tài chính của cả nền kinh tế, vì vậy khi ngân hàng gặp rủi ro tín

dụng sẽ khiến cho các doanh nghiệp khó tiếp cận với nguồn vốn hoặc phải chịu lãi suất
cao, từ đó ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh. Thiếu vốn sản xuất, đầu tư;
nợ lương công nhân; giá cả hàng hóa tăng; thất nghiệp; xã hội bất ổn, nền kinh tế suy
thoái là những hệ lụy mà rủi ro tín dụng gây ra. Khi một ngân hàng gặp rủi ro tín dụng
thì người gửi tiền sẽ hoang mang và kéo nhau đi rút tiền hàng loạt không chỉ ở ngân


SVTH: Hồ Thị Phúc

7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Hoàng Văn Liêm

hàng đó mà cả các ngân hàng khác. Điều này có thể làm cho hệ thống ngân hàng chao
đảo, châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng tài chính, có thể ảnh hưởng đến cả khu vực
và thế giới.

1.3 Quản trị rủi ro tín dụng

uế

Chấp nhận và quản trị rủi ro là nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh ngân hàng,

vì vậy ngân hàng cần phải tính đến khả năng chấp nhận rủi ro trong chiến lược kinh

tế
H

doanh của mình cũng như cần hiểu thấu đáo, đo lường và kiểm soát rủi ro trong phạm
vi khả năng sẵn sàng ứng phó đối với bất lợi có thể chấp nhận được.

1.3.1 Khái niệm


h

Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình nhận dạng, phân tích nhân tố rủi ro, đo

in

lường mức độ rủi ro, trên cơ sở đó lựa chọn triển khai các biện pháp phòng ngừa và
quản lý các hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro. Đây chính là việc xây dựng hệ

cK

thống quản lý và các chính sách quản trị rủi ro tín dụng thích hợp, tuân thủ các quy
định của pháp luật; đồng thời xác định sự tương quan hợp lý giữa các nguồn lực của

họ

ngân hàng với mức độ mạo hiểm khi cấp tín dụng.

Quản trị rủi ro tốt chính là một nguồn lợi thế cạnh tranh và là một công cụ tạo
ra giá trị, cũng góp phần giúp chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn.

Đ
ại

1.3.2 Mục đích

Kinh doanh ngân hàng là kinh doanh rủi ro. Theo P. Volker, cựu chủ tịch FED:
“ Nếu không có những khoản vay tồi đó thì không phải là hoạt động kinh doanh”. Để

ng


tìm kiếm lợi nhuận, ngân hàng phải chấp nhận một mức độ rủi ro nhất định. Mặt khác,
rủi ro là sự không chắc chắn, nếu có phương pháp quản trị tốt thì có thể ngăn chặn

ườ

hoặc làm giảm mức độ thiệt hại mà nó gây ra. Vì vậy cần quản lí rủi ro tín dụng để tối
thiểu hóa thiệt hại, tối đa hóa lợi nhuận và giá trị cho cổ đông.

Tr

1.3.3 Nguyên tắc quản trị rủi ro
- Nguyên tắc chấp nhận rủi ro: Để tìm kiếm lợi nhuận, không thể loại bỏ hoàn

toàn rủi ro mà cần chấp nhận rủi ro ở mức độ cho phép.
- Nguyên tắc điều hành rủi ro cho phép: Rủi ro cho phép phải có khả năng điều
tiết được trong quá trình quản lí, ngược lại cần phải được chuyển ra bên ngoài.

SVTH: Hồ Thị Phúc

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Hoàng Văn Liêm

- Nguyên tắc quản lí độc lập các loại rủi ro riêng biệt: Các loại rủi ro là khá độc
lập với nhau, vì vậy mỗi loại rủi ro cần có phương pháp quản lí riêng .
- Nguyên tắc phù hợp với chiến lược kinh doanh chung: Là một bộ phận trong

chiến lược kinh doanh chung, chính sách quản trị rủi ro phải phù hợp với chiến lược

uế

hoạt động.
- Nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và khả năng tài chính: Tổn

tế
H

thất mà ngân hàng dự tính khi xảy ra rủi ro phải nằm trong giới hạn khả năng dự
phòng của ngân hàng.

- Nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và mức độ thu nhập: Trên cơ
sở đánh giá mối quan hệ lợi ích-chi phí, mức độ rủi ro chấp nhận phải phù hợp với lợi

1.3.4 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng

cK

1.3.4.1 Nhận diện rủi ro tín dụng

in

h

ích kì vọng.

Nhận diện rủi ro bao gồm việc nghiên cứu môi trường hoạt động và quy trình
cấp tín dụng để thống kê các dạng rủi ro, nguyên nhân từng thời kì và dự báo được


họ

những nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra rủi ro tín dụng. Để nhận dạng rủi ro, nhà
quản trị phải lập bảng liệt kê tất cả các dạng rủi ro đã, đang và sẽ xuất hiện bằng

Đ
ại

phương pháp lập bảng hỏi nghiên cứu, điều tra, phân tích hồ sơ tín dụng nhất là hồ sơ
đã có vấn đề. Từ kết quả phân tích, ta sẽ biết được các dấu hiệu, biểu hiện của rủi ro.
1.3.4.2 Phân tích rủi ro tín dụng

ng

Mục tiêu là xác định nguyên nhân gây ra rủi ro. Đây là công việc rất phức tạp,
bởi mỗi rủi ro có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Từ việc tìm ra nguyên nhân, nhà

ườ

quản trị sẽ tìm ra các biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro và tác động đến nguyên
nhân để thay đổi chúng.

Tr

1.3.4.3 Đo lường rủi ro tín dụng
Để đo lường rủi ro, cần thu thập số liệu và phân tích, đánh giá mức độ rủi ro

dựa trên các tiêu chuẩn đặt ra đối với khách hàng, khoản vay và danh mục đầu tư.
a. Đánh giá rủi ro khách hàng vay

Hiệp ước Basel II cho phép NHTM lựa chọn giữa “đánh giá tiêu chuẩn” và “
xếp hạng nội bộ”. Về cơ bản có hai công cụ là xếp hạng tín dụng với KHDN và chấm

SVTH: Hồ Thị Phúc

9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Hoàng Văn Liêm

điểm tín dụng với KHCN. Vì KHCN không có BCTC, thiếu tài sản thế chấp, thông tin
hạn chế nên Chấm điểm tín dụng chủ yếu dựa vào thông tin phi tài chính, các thông tin
cần thiết trong đơn xin vay và một số thông tin khác. Thông qua hệ thống thông tin tín
dụng xử lí bằng phần mềm cho điểm ta sẽ được điểm tín dụng của người vay. Xếp loại

uế

tín dụng áp dụng đối với các doanh nghiệp lớn, có đủ BCTC, số liệu thống kê tích lũy
nhiều thời kì phục vụ cho việc xếp loại. Tại các ngân hàng có thể khác nhau về tên gọi

tế
H

các chỉ tiêu đánh giá nhưng bản chất là xác định khả năng, thành ý của khách hàng
trong việc trả nợ, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn.
 Phân tích phi tài chính:

h


- Mô hình chất lượng 6C: Tư cách người vay-Character; Năng lực của người

kiện–Conditions; Kiểm soát-Control.

in

vay–Capacity; Thu nhập của người vay-Cash; Bảo đảm tiền vay-Collateral; Các điều

cK

- Mô hình đánh giá 5P: Purpose-Mục đích vay vốn, Payment Source- Nguồn
trả nợ, Protection-Sự bảo vệ, Policy-Chính sách kinh doanh, Pricing -Định giá.
- Mô hình đánh giá CAMPARI: Character-Tư cách người vay, Ability-Năng

họ

lực của người vay, Margin-Lãi cho vay, Purpose-Mục đích vay, Amount-Số tiền vay,
Repayment-Sự hoàn trả, Insuarance-Bảo đảm.

Đ
ại

 Phân tích tài chính: Một số chỉ tiêu phân tích thường áp dụng là:
Nhóm chỉ tiêu thanh khoản; nhóm chỉ tiêu hoạt động; nhóm chỉ tiêu cân nợ,
nhóm chỉ tiêu kết quả hoạt động. (Nội dung chi tiết đề cập trong phụ lục số 1).

ng

Tùy theo loại hình tín dụng mà ngân hàng quan tâm đến các chỉ số khác nhau.

- Mô hình điểm số Z: đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại

ườ

rủi ro tín dụng đối với người vay và phụ thuộc vào: chỉ số tài chính và vai trò của nó
trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ.

Tr

Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hóa, ngành sản xuất:
Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5.
Trị số Z càng cao, thì xác suất vỡ nợ của người đi vay càng thấp và ngược lại.

Nếu Z > 2,99: doanh nghiệp thuộc vùng an toàn; 1,81 vùng cảnh báo; Z < 1,81 : doanh nghiệp thuộc vùng nguy hiểm. Với: X1=Hệ số vốn
lưu động / Tổng tài sản; X2=Hệ số lãi chưa phân phối / Tổng tài sản; X3=Hệ số lợi

SVTH: Hồ Thị Phúc

10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Hoàng Văn Liêm

nhuận trước thuế và lãi / Tổng tài sản; X4=Hệ số giá trị thị trường của tổng vốn sở
hữu/Giá trị hạch toán của nợ; X5=Hệ số doanh thu / Tổng tài sản;
Ngoài ra Altman còn xây dựng mô hình điểm trong các trường hợp cụ thể khác
đối với doanh nghiệp chưa cổ phẩn hóa, ngành sản xuất và doanh nghiệp ngành


uế

thương mại, dịch vụ và khác.
b. Đánh giá rủi ro khoản vay

tế
H

Basel II có thể tính tổn thất dự kiến EL theo khả năng vỡ nợ PD với mức độ tổn
thất khi vỡ nợ LGD và tổng dư nợ khách hàng tại thời điểm không trả được nợ EAD
theo công thức: EL = EAD x PD x LGD. Xem mỗi món vay là một phép thử, nếu có

c. Đánh giá rủi ro danh mục

in

xác xuất vỡ nợ của từng loại tài sản của ngân hàng.

h

số liệu thống kê rủi ro đầy đủ, chúng ta có thể xác định một cách tương đối chính xác

cK

Mô hình xác định rủi ro tới hạn VAR: Giới hạn tới hạn var của một danh mục
tài sản được định nghĩa là khoản lỗ tối đa ở tình huống xấu nhất trong khoảng thời
gian cho trước với độ tin cậy nhất định. Sự cuốn hút lớn nhất của VAR là nó biểu diễn

họ


rủi ro dưới một con số duy nhất. Đây là phương pháp đánh giá mức rủi ro danh mục
đầu tư theo 2 tiêu chuẩn: giá trị danh mục và khả năng chịu đựng rủi ro của nhà đầu tư.

Đ
ại

Có thể hiểu như sau: “ Tổn thất tối đa trong X% các trường hợp sẽ không vượt quá V
đồng trong vòng N ngày”. Var thường được tính cho từng ngày trong khoảng N ngày,
với độ tin cậy 95% hoặc 99%, V chính là giá trị rủi ro tới hạn của danh mục tài sản,

ng

phụ thuộc vào 3 thông số là độ tin cậy, thời gian đo lường, sự phân bố lời lỗ trong
khoảng thời gian này. Trong đó, đường phân bố khoản lời lỗ của danh mục đầu tư thể

Tr

ườ

hiện thông số quan trọng nhất và khó xác định nhất.

Đồ thị 1.1: Đồ thị Var

SVTH: Hồ Thị Phúc

11


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: TS Hoàng Văn Liêm

Theo một số nhà nghiên cứu, VAR có thể giúp nhà quản trị chọn lựa được một
danh mục các khoản cho vay có phân phối thu nhập như nhau nhưng rủi ro thấp hơn.
Trong điều kiện Việt Nam mô hình điểm số tín dụng thường được sử dụng do
đơn giản, nhanh chóng. Đã có một số ngân hàng triển khai thí điểm mô hình VAR

uế

nhưng phải mất nhiều thời gian và nguồn lực mới có thể áp dụng bởi Var rất phức tạp
khi triển khai thực hiện. Phần lớn các khoản vay được cấp bởi ngân hàng không được

tế
H

mua bán trên thị trường do đó rất khó định giá và xác định biến động giá các khoản

cho vay, số liệu quan sát rất ít, các dữ liệu cần thiết cho việc ước lượng phân phối tổn
thất tín dụng trong tương lai rất hạn chế.

d. Các thước đo rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

in

h

Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thì dựa
vào mức độ rủi ro, dư nợ tín dụng được phân loại như sau (chi tiết tại phụ lục 2).
Nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn bao gồm nợ trong hạn, nợ quá hạn dưới 10 ngày


cK



và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi;
Nhóm 2: nợ cần chú ý bao gồm nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày; nợ điều chỉnh

kỳ hạn trả nợ lần đầu;


họ



Nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn gồm nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; nợ

Đ
ại

gia hạn nợ lần đầu; nợ được miễn hoặc giảm lãi;
• Nhóm 4: nợ nghi ngờ gồm nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; nợ cơ cấu lại
thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

ng

• Nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn gồm nợ quá hạn trên 360 ngày; nợ cơ cấu
lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn ít nhất 90 ngày; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ
hai bị quá hạn; nợ cơ cấu lại ít nhất ba lần;


ườ

 Tỉ lệ nợ quá hạn: Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc

Tr

và/hoặc lãi đã quá hạn. Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN nợ quá hạn bao gồm nợ
nhóm 2, 3, 4 và 5 quy định tại Điều 10 hoặc Điều 11. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất
để đánh giá rủi ro tín dụng và sự lành mạnh của ngân hàng. Theo qui định hiện nay của
NHNN, tỉ lệ nợ quá hạn của các NHTM Việt Nam không được quá 5%.
Tỉ lệ nợ quá hạn

SVTH: Hồ Thị Phúc

=

Tổng dư nợ quá hạn
Tổng dư nợ

x 100%

12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Hoàng Văn Liêm

Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng càng cao.
Việc nợ quá hạn tăng chứng tỏ khách hàng đang gặp khó khăn trong việc trả nợ, do đó

xác suất sau này khách hàng trả nợ cho ngân hàng là thấp. Mặt khác, ngân hàng còn
phải tốn chi phí trong việc giám sát, đôn đốc thu nợ cũng như chi phí liên quan đến toà

uế

án, tài sản đảm bảo, đặc biệt là chi phí cơ hội của việc thay vì cấp tín dụng cho một
khách hàng có khả năng thanh toán tốt hơn.

tế
H

 Tỉ lệ nợ xấu: Nợ xấu hay nợ khó đòi, nợ có vấn đề có các đặc trưng sau:

Khách hàng đã không trả nợ ngân hàng khi đến hạn; Tình hình tài chính khách hàng đang
có chiều hướng xấu, khả năng không thu hồi được gốc và lãi. TSĐB được đánh giá là có
giá trị phát mãi không đủ để trang trải nợ gốc và lãi. Theo Thông tư số 02/2013/TT-

=

Tổng dư nợ xấu
Tổng dư nợ

x 100%

cK

Tỉ lệ nợ xấu

in


h

NHNN nợ xấu bao gồm nợ nhóm 3, 4 và 5 quy định tại Điều 10 hoặc Điều 11.

Tỷ lệ nợ xấu cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay, vì vậy nó là

họ

một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng của NHTM. Tỷ lệ này cao so
với trung bình ngành và có xu hướng tăng lên có thể là dấu hiệu cho thấy ngân hàng
đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản cho vay. Tỉ lệ nợ xấu cho

Đ
ại

phép theo qui định của NHNN đối với NHTM là không quá 3%.
 Hệ số rủi ro tín dụng

=

ng

Hệ số RRTD

Tổng dư nợ tín dụng
Tổng tài sản có

x 100%

Tài sản Có bao gồm các tài sản được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu của


ườ

ngân hàng và các khoản nợ phải trả, bao gồm: Tín dụng, đầu tư, tiền gửi và cho vay
các TCTD khác, tiền mặt tại quỹ, tài sản cố định của ngân hàng. Hệ số này cho thấy tỉ

Tr

trọng của khoản mục tín dụng trong tài sản có. Hệ số này càng cao thì lợi nhuận ngân
hàng sẽ càng lớn nhưng rủi ro tín dụng cũng rất cao.
 Tỉ lệ xoá nợ
Tỉ lệ xóa nợ

SVTH: Hồ Thị Phúc

=

Các khoản xóa nợ ròng
Tổng dư nợ

x 100%

13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Hoàng Văn Liêm

Các khoản xóa nợ ròng = dư nợ các khoản vay đã xóa nợ vì rủi ro - giá trị các

khoản thu bù đắp thiệt hại.
Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu nợ từ các khoản nợ quá hạn thuộc nhóm 5
đã chuyển ra ngoại bảng và đang được ngân hàng sử dụng các biện pháp mạnh để đòi.

uế

Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ ngân hàng đang gặp rủi ro cao vì có quá nhiều các
khoản nợ ngoại bảng mà ngân hàng không thể thu hồi.

Tỉ lệ dự phòng RRTD

=

tế
H

 Tỉ lệ dự phòng rủi ro tín dụng

Dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập
Tổng dư nợ

x 100%

Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN: Dự phòng rủi ro gồm dự phòng chung

in

h

và cụ thể. Số tiền dự phòng cụ thể phải trích được tính theo công thức:

R = max { 0, ( A-C ) } x r

cK

Với R: Là số tiền dự phòng cụ thể phải trích, A: Là giá trị của khoản nợ,
C: Là giá trị của tài sản đảm bảo được cấn trừ theo quy định
r: Là tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể.

họ

Tỉ lệ này tương ứng với nợ từ nhóm 1 đến 5 là 0 %, 5%, 20%, 50%, 100 %.
- Số tiền dự phòng chung: Dự phòng chung bằng 0,75% tổng số dư của các

Đ
ại

khoản cho vay từ nhóm 1 đến nhóm 4 quy định tại Điều 10, Điều 11 quy định này.
Chỉ số này cho biết bao nhiêu % dư nợ được trích lập dự phòng. Chỉ số càng
cao cho thấy chất lượng các khoản tín dụng và khả năng thu hồi nợ thấp, ngược lại

ng

phản ánh chất lượng các khoản nợ được cải thiện, hoặc do các khoản dự phòng chưa
được trích lập đủ theo quy định.

ườ

1.3.4.3 Kiểm soát và phòng ngừa rủi ro
a. Xác định mục tiêu và thiết lập chính sách tín dụng phù hợp


Tr

Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng là giảm thiểu rủi ro tín dụng, cụ thể là

giảm tỉ lệ nợ quá hạn và nợ xấu đến mức thấp nhất có thể. Nếu ngân hàng quản trị rủi
ro tín dụng tốt thì tỉ lệ nợ quá hạn thường xoay quanh mức 1%. Để đạt được mục tiêu
ban đầu cần có một chính sách tín dụng phù hợp. Chính sách này do Hội đồng tín dụng
đề ra và thực thi khi xem xét cấp tín dụng nhằm mục tiêu quản lí tốt dư nợ và rủi ro
Chính sách này có sự cần linh hoạt giữa hai trạng thái mở rộng hoặc thắt chặt, tùy theo

SVTH: Hồ Thị Phúc

14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Hoàng Văn Liêm

tình hình nền kinh tế, chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ của NHTW cũng
như tình hình quản lí tín dụng của ngân hàng.
b. Nâng cao chất lượng phân tích và thẩm định tín dụng
Phân tích và thẩm định là hai khâu rất quan trọng trong qui trình cấp tín dụng

uế

nhằm đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng để ra quyết định cho vay và tập trung
vào hai nội dung chính: phân tích tình hình tài chính và tính khả thi của phương án sản

tế

H

xuất kinh doanh. Nếu thực hiện tốt khâu này sẽ góp phần đáng kể trong việc giảm
thiểu rủi ro tín dụng.

c. Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp

Xếp hạng tín dụng là kĩ thuật đánh giá RRTD do các tổ chức xếp hạng thực

in

h

hiện và công bố dựa trên các tiêu chí của người vay. Ở Việt Nam chưa có tổ chức nào
thực hiện xếp hạng doanh nghiệp do vậy các ngân hàng phải tự thực hiện. Yêu cầu đặt

cK

ra là cần xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh
doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của các khoản tín dụng.
d. Có qui định chặt chẽ về khâu bảo đảm tín dụng

họ

Bảo đảm tín dụng nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lí để thu
hồi các khoản nợ đã giải ngân. Nó thường được xem là cái phao cuối cùng giúp ngân

Đ
ại


hàng thu hồi khoản tín dụng có vấn đề. Tuy nhiên nếu quá chú trọng đến TSĐB sẽ dẫn
đến tâm lí chủ quan để rồi đưa ra các quyết định sai lầm.
e. Mua bảo hiểm tín dụng

ng

Có nhu cầu vay vốn nhưng lại không có TSĐB thì khách hàng có thể bảo đảm
bằng thu nhập, nhưng thu nhập không phải lúc nào cũng ổn định. Khi đó để không

ườ

đánh mất cơ hội kiếm lợi nhuận, ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm
tín dụng. Nếu khách hàng thất nghiệp thì công ti bảo hiểm sẽ trả nợ thay.

Tr

f. Trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng:
Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng được thành lập nhằm bù đắp, không làm ảnh

hưởng đột biến chi phí ngân hàng khi rủi ro tín dụng xảy ra. Tỷ lệ trích lập dựa vào
mức độ rủi ro của các khoản vay, vì vậy khi nhìn vào quy mô và quá trình sử dụng nó
có thể đánh giá hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng.

SVTH: Hồ Thị Phúc

15


×