Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Phân tích tình hình xuất khẩu hàng may mặc của công ty cổ phần xuất nhập khẩu bốn mùa – hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 92 trang )

i
Đạ
ng
ườ
Tr

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
------------

cK
họ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

inh

tế

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU
HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
XUẤT NHẬP KHẨU BỐN MÙA – HÀ NỘI

Đạ

Giảng viên hƣớng dẫn:
Bùi Thị Thanh Nga

ih


Hu

Huế, tháng 5 năm 2016

ọc

Sinh viên thực hiện:
Tên: Phan Thanh Sang
Lớp: K46B – QTKD Thƣơng Mại
Niên khóa: 2012 - 2016

ế


i

ng

Tr

Li Cõm n

Khúa luờn tt nghip ny c hon thnh l kt quõ hc tờp, rốn luyn v trau

di kin thc trờn gh nh trng kt hp vi quỏ trỡnh thc tờp tọi Cụng ty c phổn xuỗt
nhờp khốu Bn Mựa v s giỳp quý bỏu t nhiu n v , cỏ nhồn khỏc nhau.
Trc ht, tụi chồn thnh cỏm n n quý thổy cụ trong khoa Quõn Tr Kinh

cK
h


Doanh ó tọo iu kin v nhng h tr thit thc tụi cú th hon thnh khúa luờn tt
nghip ny.

c bit, trong quỏ trỡnh thc hin ti tt nghip, tụi ó gp khụng ớt khú khởn.

inh

Tụi xin by tụ lũng bit n sồu sc n cụ Bựi Th Thanh Nga ó nhit tỡnh giỳp
tụi khc phc nhng vng mc v hon thnh ti ny.

t

Mt phổn thnh cụng cỷa ti l nh s nhit tỡnh giỳp t phớa ban lónh
ọo cỷa Cụng ty c phổn xuỗt nhờp khốu Bn Mựa. Xin chồn thnh cỏm n Ban



Giỏm c v cỏc anh ch phũng ban ó tờn tỡnh chợ bõo, hng dộn tụi trong sut thi
gian thc tờp tọi cụng ty. Tọo iu kin tụi tip cờn thc t b sung kin thc, s liu

ih

tụi hon thnh luờn vởn tt nghip cỷa mỡnh.

c

Xin chỳc quớ thổy cụ, cựng cỏc cụ, chỳ, anh ch trong cụng ty c di do sc khụe,
họnh phỳc v cụng tỏc tt.


Hu


i


i
Đạ
ng
ườ
Tr

MỤC LỤC

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................2
2.1. Mục tiêu tổng quát ...................................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................................ 2

3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................... 3

cK
họ

4. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................3
4.1. Phạm vi thời gian ........................................................................................................ 3
4.2. Phạm vi không gian .................................................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................3
5.1. Phương pháp thu thập thông tin ................................................................................. 3


inh

5.2. Phương pháp xử lý số liệu.......................................................................................... 3
6. Kết cấu đề tài ............................................................................................................5
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................7
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................7

tế

1.1. Cơ sở lí luận ..........................................................................................................7
1.1.1 Khái quát về hoạt động xuất khẩu ........................................................................... 7

Đạ

1.1.1.1 Định nghĩa của xuất khẩu ..........................................................................7
1.1.1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu............................................................... 7

ih

1.1.1.3. Nhiệm vụ của xuất khẩu ...........................................................................9
1.1.1.4. Các hình thức xuất khẩu .........................................................................10
1.1.2. Nội dung hoạt động xuất khẩu ..............................................................................13

ọc

1.1.2.1. Nghiên cứu và tiếp cận thị trường nước ngoài .......................................13
1.1.2.2. Xây dựng kế hoạch kinh doanh xuất khẩu .............................................14

Hu


1.1.2.3. Tổ chức giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu .................15
1.1.2.4. Tổ chức thực hiện hợp đồng ...................................................................16

1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu..................................................18

ế

1.1.3.1. Các yếu tố vĩ mô .....................................................................................19
ii


i
Đạ
ng
ườ
Tr

1.3.3.2. Các yếu tố về tự nhiên và công nghệ .....................................................19
1.1.3.3. Các yếu tố vi mô .....................................................................................20

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu .... 21
1.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình xuất khẩu ............................................................ 22
1.1.5.1. Khả năng xâm nhập, mở rộng và phát triển thị trường .......................... 22
1.1.5.2. Chỉ tiêu lợi nhuận ...................................................................................22
1.1.5.3. Chỉ tiêu hiệu quả xuất khẩu ....................................................................23

1.2. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................................23

cK

họ

1.2.1. Tình hình sản xuất và xuất khẩu dệt may Việt Nam ...........................................23
1.2.1.1. Tổng quan về tình hình xuất khẩu .......................................................... 23
1.2.1.2. Mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam ......................26
1.2.2. Giới thiệu tổng quan về thị trường dệt may Mỹ ..................................................27
1.2.2.1. Xu hướng tiêu dùng hàng may mặc trên thị trường Mỹ.........................27
1.2.2.2. Tổng quan về thị trường dệt may của Mỹ ..............................................27

inh

1.2.2.3. Các rào cản của Mỹ đối với hàng dệt may .............................................28
1.2.3. Lược khảo các đề tài liên quan .............................................................................29
1.3. Thiết kế quy trình nghiên cứu .............................................................................30

tế

CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU BỐN MÙA .......................................32

Đạ

2.1. Tổng quan về công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bốn Mùa ...................................32
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ...........................................................................32
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu công ty............................................................... 33

ih

2.1.2.1. Chức năng ............................................................................................... 33
2.1.2.2. Nhiệm vụ ................................................................................................ 33


ọc

2.1.3. Cơ cấu bộ máy công ty cổ phẩn xuất nhập khẩu Bốn Mùa ................................ 34
2.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu bộ máy công ty. ................................................................ 34

Hu

2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của Ban giám đốc và các phòng ban ...................34
2.1.3.3. Tình hình nhân sự của Công ty Bốn Mùa ..............................................36

2.1.4. Quy trình xuất khẩu hàng hóa của công ty ..........................................................39

ế

iii


i
Đạ
ng
ườ
Tr

2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phẩn xuất nhập khẩu Bốn Mùa
giai đoạn 2013-2015 ........................................................................................................41

2.2. Phân tích tình hình xuất khẩu hàng may mặc của công ty cổ phần xuất nhập
khẩu Bốn Mùa sang Mỹ giai đoạn 2013 – 2015 ........................................................43
2.2.1. Phân tích tình hình xuất khẩu theo giá trị và sản lượng hàng may mặc của công

ty sang Mỹ ........................................................................................................................43
2.2.2. Phân tích tình hình xuất khẩu theo cơ cấu sản phẩm ..........................................46
2.2.2.1. Cơ cấu chung các sản phẩm kinh doanh của công ty ............................. 46

cK
họ

2.2.2.2. Cơ cấu các mặt hàng may mặc của công ty.......................................... 47
2.2.3. Phân tích tình hình xuất khẩu theo cơ cấu thị trường ..........................................50
2.2.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu ............................................................... 53
2.2.4.1. Tỷ suất lợi nhuận ....................................................................................54
2.2.4.2. Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu......................................................................55
2.2.5. Tình hình thực hiện hợp đồng xuất khẩu ............................................................. 56

inh

2.2.5.1. Các khách hàng lớn ................................................................................56
2.2.5.2. Tình hình ký kết thực hiện hợp đồng xuất khẩu.....................................58
2.3. Phương thức thanh toán, điều kiện thương mại và phương thức xuất khẩu mà

tế

công ty áp dụng ..........................................................................................................59
2.4. Đánh giá chung kết quả của hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty...60

Đạ

2.4.1. Những thành tựu đạt được ....................................................................................60
2.4.2. Những mặt còn hạn chế.........................................................................................61
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG


ih

MAY MẶC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU BỐN MÙA ........63
3.1 Định hướng phát triển của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bốn Mùa................63

ọc

3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến Công ty .....................................................................63
3.2.1. Môi trường bên trong ............................................................................................ 63

Hu

3.2.1.1. Nguồn nguyên phụ liệu đầu vào ............................................................. 63
3.2.1.2. Vốn cơ sở vật chất và công nghệ............................................................ 65
3.2.1.3. Công tác Marketing ................................................................................66

ế

3.2.2. Môi trường bên ngoài ............................................................................................ 66
iv


i
Đạ
ng
ườ
Tr

3.2.2.1. Thị trường tiêu thụ..................................................................................66

3.2.2.2. Tỷ giá ......................................................................................................67

3.2.3. Phân tích đối thủ cạnh tranh..................................................................................68
3.2.3.1. Phân tích đối thủ cạnh tranh nước ngoài ................................................68
3.2.3.2. Đối thủ cạnh tranh trong nước ............................................................... 69

3.3. Phân tích ma trận SWOT và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công
ty cổ phẩn xuất nhập khẩu Bốn Mùa..........................................................................70
3.3.1. Phân tích SWOT ....................................................................................................70

cK
họ

3.3.1.1. Điểm mạnh ............................................................................................. 70
3.3.1.2. Điểm yếu ................................................................................................ 71
3.3.1.3. Cơ hội .....................................................................................................71
3.3.1.4. Thách thức .............................................................................................. 72
3.3.2. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập
khẩu Bốn Mùa .........................................................................................................74

inh

3.3.2.1. Mở rộng thị trường mới ..........................................................................74
3.3.2.2. Phát triển thị trường nội địa....................................................................76
3.3.2.3. Hoàn thành chiến lược kinh doanh, đặc biệt là chiến lược marketing ...76

tế

3.3.2.4. Nâng cao chất lượng và phát triển sản phẩm .........................................77
PHẦN III. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN ..................................................................79


Đạ

1. Kết luận ..................................................................................................................79
2. Kiến nghị ................................................................................................................80
2.1. Kiến nghị đối với ngành dệt may ............................................................................80

ih

2.2. Kiến nghị đối với Công ty ........................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 82

ọc
Hu
ế

v


i
Đạ
ng
ườ
Tr

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 2.1: Cơ cấu lao động theo giới tính giai đoạn 2013 – 2015 .................................37
Hình 2.2: Cơ cấu nhân sự theo trình độ học vấn giai đoạn 2013 – 2015 ......................37
Hình 2.3: Cơ cấu nhân sự theo tính chất công việc .......................................................38

Hình 2.4: Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu ......................................................44
Hình 2.5: Tỷ trọng về sản lượng xuất khẩu các mặt hàng chính ...................................48
Hình 3.1: Chuyển dịch nhập khẩu may mặc tại Mỹ (5T/2014 so với 2013) .................68

cK
họ

Hình 3.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản .....................................75

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

inh

Sơ đồ 1.1: Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu .....................................................16
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy công ty .......................................................................34
Sơ đồ 2.2: Quy trình xuất khẩu hàng hóa của công ty ..................................................39

tế
ih

Đạ
ọc
Hu
ế

vi


i
Đạ

ng
ườ
Tr

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam giai đoạn 2014-2015 ...........24
Bảng 1.2: Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam năm 2015 ........................... 25
Bảng 1.3: Mục tiêu ngành dệt may Việt Nam đến năm 2030 .......................................26
Bảng 1.4: Bảng nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ 10 tháng ..........................................27
giai đoạn năm 2014 - 2015 ............................................................................................ 27
Bảng 2.1: Tình hình nhân sự của công ty trong giai đoạn 2013 - 2015 ........................36

cK
họ

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bốn Mùa ... 41
Bảng 2.3: Sản lượng và giá trị xuất khẩu hàng may mặc của công ty trong giai đoạn
2013 – 2015 ...................................................................................................................44
Bảng 2.4: Giá trị xuất khẩu các mặt hàng kinh doanh của công ty giai đoạn 2013 – 2015.....46
Bảng 2.5: Tình hình tăng giảm sản lượng và giá trị xuất khẩu các mặt hàng may mặc

inh

trong giai đoạn 2013 – 2015 .......................................................................................... 47
Bảng 2.6: Kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu thị trường qua giai đoạn 2013 – 2015 ....51
Bảng 2.7: Kim ngạch xuất khẩu qua thị trường California giai đoạn 2013 – 2015 ......51
Bảng 2.8: Kim ngạch xuất khẩu qua thị trường New York giai đoạn 2013 – 2015 ......52

tế


Bảng 2.9: Tỷ suất lợi nhuận giai đoạn 2013 - 2015 ......................................................54
Bảng 2.10: Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu của công ty giai đoạn 2013 - 2015 ..................56

Đạ

Bảng 2.11: Các khách hàng lớn của công ty giai đoạn 2013 - 2015 ............................. 57
Bảng 2.12: Tình hình ký kết và thực hiện HĐXK giai đoạn 2013 - 2015 ....................58

ih

Bảng 3.1: Giá thành một số nguyên phụ liệu chính giai đoạn 2013-2015 ....................64

ọc
Hu
ế

vii


i
Đạ
ng
ườ
Tr

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Cổ phẩn


KH - KD

Kế hoạch – Kinh doanh

SXKD

Sản xuất kinh doanh

SXXK

Sản xuất xuất khẩu

NHNN

Ngân hàng nhà nước

CAGR

Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép

TPP

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương

EU
FTA
CPSIA
CPSC

cK

họ

CP

Liên minh Châu Âu

Hiệp định thương mại tự do
Đạo luật cải thiện an toàn sản phẩm tiêu dùng
Ủy ban an toàn sản phẩm người tiêu dùng

inh
tế
ih

Đạ
ọc
Hu
ế

viii


i
Đạ
ng
ườ
Tr

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ


1. Lý do chọn đề tài

Trong xu thế hội nhập với khu vực và thế giới diễn ra ngày càng nhanh và quy

mô ngày càng rộng, Việt Nam, một quốc gia đang phát triển, đã có những bước tiến
đáng kể trong hoạt động thương mại quốc tế để tự khẳng định mình và tham gia vào
quá trình toàn cầu hóa của thế giới. Hoạt động ngoại thương một mặt giúp cho đất
nước có được nguồn ngoại tệ để nhập khẩu, qua đó góp phần công nghiệp hóa – hiện

cK
họ

đại hóa đất nước, mặt khác giúp cho nền kinh tế và các doanh nghiệp học tập được các
kinh nghiệm tiên tiến về quản lý và các tiến bộ khoa học công nghệ nhằm hiện đại hóa
sản xuất

Những năm gần đây, thị trường Việt Nam được chứng kiến nhiều thành công
phát triển của các sản phẩm trong nước và việc đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu nhiều loại

inh

mặt hàng như: dầu thô, dệt may, nông sản, thủy hải sản, giày da, thủ công mỹ nghệ...
sang các thị trường thế giới đã đem lại những giá trị kinh tế to lớn. Một trong những
mặt hàng xuất khẩu mang lại những đóng góp rất lớn trong kim ngạch xuất khẩu của

tế

Việt Nam chính là ngành dệt may. Theo số liệu từ tổng cục hải quan, kim ngạch xuất
khẩu hàng dệt may năm 2014 là 20,9 tỷ USD, năm 2015 là 22,81 tỷ USD chỉ đứng thứ


Đạ

hai sau mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện. Ngành dệt may ra đời từ năm 1958,
cùng với xu thế hội nhập của nền kinh tế của nền kinh tế, ngành dệt may Việt Nam đã
nhanh chóng tìm ra và khẳng định được những ưu thế của mình việc đáp ứng nhu cầu

ih

tiêu dùng hàng may mặc cho thị trường thế giới. Chiến lược phát triển ngành dệt may
Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường thế giới có vai trò vô cùng quan trọng

ọc

đối với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cũng như tương
lai. Mặt khác, mặt hàng dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực đem

Hu

lại nguồn ngoại tệ lớn, giúp cân bằng cán cân thanh toán, giải quyết công ăn việc làm
cho hàng triệu lao động, góp phần quan trọng cho việc phát triển nền kinh tế đất nước.

Thị trường dệt may Mỹ luôn là thị trường lớn trong xuất khẩu dệt may Việt

ế

Nam. Những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ luôn tăng 121


i
Đạ

ng
ườ
Tr

13%/năm, trong khi Mỹ nhập khẩu hàng dệt may thế giới chỉ tăng 3%, tức là thị phần
xuất khẩu Việt Nam đang cải thiện tốt. Ngoài ra sau khi tham gia ký kết hiệp định Đối
tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã làm cho ngành dệt may Việt Nam có cơ hội phát
triển hơn nữa tại thị trường Mỹ. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bốn Mùa là công ty
xuất khẩu trực tiếp qua thị trường Mỹ với mặt hàng may mặc là áo quần trẻ em, tận
dụng khai thác nguồn nguyên liệu đầu vào tại Việt Nam, công ty đã sản xuất ra mặt
hàng với giá thành cạnh tranh so với các đối thủ khác nhưng vẫn đảm bảo chất lượng
theo yêu cầu của khách hàng. Với sản lượng xuất khẩu tăng hàng năm và cao nhất gần

cK
họ

400 tấn tất cả các sản phẩm kinh doanh trong năm 2015 vừa qua, ta thấy công ty vẫn
đang trên đà phát triển và được nhiều khách hàng tin tưởng.
Tuy nhiên trên thực tế các doanh nghiệp may mặc Việt Nam nói chung cũng
như công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bốn Mùa nói riêng vẫn chưa tạo được thương
hiệu mạnh trên thị trường quốc tế nói chung và thị trường Mỹ nói riêng và khó khăn

inh

trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm còn yếu. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu
để hoàn thiện và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu là cần thiết.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Phân tích tình
hình xuất khẩu hàng may mặc của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bốn Mùa – Hà
2. Mục tiêu nghiên cứu


tế

Nội” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.

Đạ

2.1. Mục tiêu tổng quát

Phân tích tình hình xuất khẩu hàng may mặc của Công ty CP xuất khẩu khẩu
Bốn Mùa. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu hàng may mặc

ih

công ty.
2.2. Mục tiêu cụ thể

ọc

- Hệ thống hóa những lý luận chung về xuất khẩu.

- Phân tích về hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty CP xuất nhập
khẩu Bốn Mùa.

Hu

- Phân tích ma trận SWOT và dựa vào các phân tích thực trạng hoạt động xuất

khẩu để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển hoạt động xuất khẩu hàng may mặc

ế


tại Công ty CP xuất nhập khẩu Bốn Mùa.
2


i
Đạ
ng
ườ
Tr

3. Đối tƣợng nghiên cứu
Hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc của công ty CP xuất nhập khẩu

Bốn Mùa.

4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Phạm vi thời gian

Đề tài nghiên cứu dựa trên thông tin dữ liệu thứ cấp thu thập trong khoảng thời

gian 2013- 2015 của công ty CP xuất nhập khẩu Bốn Mùa.
4.2. Phạm vi không gian

cK
họ

Nghiên cứu tại Công ty CP xuất nhập khẩu Bốn Mùa.
Địa chỉ: Thôn Thị Ngoại, xã Tân Hòa, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội,
Việt Nam.


5. Phƣơng pháp nghiên cứu

5.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin
doanh nghiệp khác nhau.

inh

- Các đề tài, khóa luận nghiên cứu liên quan đến hoạt động xuất khẩu tại nhiều
- Thông tin về lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, công tác quản lý và tình hình

tế

hoạt động kinh doanh do công ty cung cấp.

- Nguồn thông tin tìm kiếm, thu thập từ Thư viện trường Đại học kinh tế Huế,

Đạ

các tạp chí kinh tế và một số nguồn khác từ Internet.
5.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để khái quát tình hình thực trạng hoạt động

ih

xuất khẩu của công ty cùng với đó sử dụng phương pháp so sánh số tương đối, số tuyệt
đối để đưa ra đánh giá tình hình về hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần Bốn Mùa.

ọc


Trong đó:
 Phương pháp thống kê mô tả:

+ Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp có liên quan đến việc thu thập

Hu

số liệu tóm tắt trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một
cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.

ế

3


i
Đạ
ng
ườ
Tr

+ Số tương đối động thái (%): Là kết quả so sánh giữa hai mức độ của cùng một

chỉ tiêu ở hai thời kỳ hay hai thời điểm khác nhau để thấy được sự thay đổi của 2 chỉ
tiêu nghiên cứu. Ta có công thức:
Y1
Y0

tĐT =


Trong đó:

tĐT: Số tương đối động thái
Y1: Mức độ kỳ nghiên cứu
Y0: Mức độ kỳ gốc

cK
họ

+ Số tương đối kết cấu (%): Dùng để xác định tỷ trọng của từng bộ phận cấu
thành một tổng thể. Ta có công thức:

tKC =

Yi
∑Yi

Trong đó:

Yi : Mức độ bộ phận i

inh

tKC : Số tương đối kết cấu
∑Yi: Mức độ của tổng thể
 Phương pháp so sánh:

tế


+ So sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của năm phân tích so
với năm gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả thể hiện sử chênh lệch giữa hai đối tượng

Đạ

nghiên cứu.

Mức chênh lệch = Y1 – Y0

ih

Trong đó:

ọc

Y1: Chỉ tiêu năm phân tích
Y0: Chỉ tiêu năm gốc

+ So sánh số tương đối: Xem xét các chỉ tiêu phân tích dựa trên số liệu so sánh
được tính theo công thức:

4

Y1 - Y0
x 100%
Y0

ế

Tỉ lệ chênh lệch =


Hu

với một chỉ tiêu cơ sở. Là sự chênh lệch giữa tỷ lệ giữa năm phân tích so với năm gốc,


i
Đạ
ng
ườ
Tr
Trong đó:

Y0: Chỉ tiêu năm gốc
Y1: Chỉ tiêu năm phân tích
Dựa trên những phân tích cũng như đánh giá ở các bảng số liệu, sử dụng ma

trận SWOT để đề ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để đưa ra các
giải pháp phù hợp.

 Ma trận SWOT:
Ma trận SWOT, là viết tắt của bốn chữ trong tiếng Anh. Trong đó: S –

cK
họ

Strengths (những điểm mạnh), W – Weakness (những điểm yếu), O – Opportunities
(cơ hội), T – Threats (thách thức). Đây là phương pháp giúp các nhà quản trị trong
việc tổng hợp kết quả môi trường và đề ra chiến lượng một cách khoa học. Đây là
công cụ quan trọng giúp các nhà quản trị phát triển bốn nhóm chiến lược:

Chiến lược SO: Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội.

inh

Chiến lược WO: Khắc phục điểm yếu bằng cách tận dụng cợ hội.
Chiến lược ST: Sử dụng các điểm mạnh để tránh các đe họa.
Chiến lược WT: Tối thiểu hóa những điểm yếu và tránh các mối đe dọa.
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

tế

6. Kết cấu đề tài

Trong phần này, bố cục gồm 3 chương:

Đạ

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chƣơng 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

ih

- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết các nội dung liên quan đến hoạt động xuất khẩu.
- Tổng quan về thị trường dệt may Việt Nam và Mỹ.

ọc

- Thiết kế quy trình nghiên cứu.

Chƣơng 2: Phân tích tình hình xuất khẩu hàng may mặc của công ty cổ phẩn

xuất nhập khẩu Bốn Mùa

- Phân tích tình hình xuất khẩu hàng may mặc của Công ty.

Hu

- Tổng quan về Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bốn Mùa.

5

ế

- Những thành tựu và hạn chế trong hoạt động xuất khẩu của Công ty.


i
Đạ
ng
ườ
Tr

Chƣơng 3: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh xuất khẩu hàng may mặc của

công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bốn Mùa
Từ kết quả nghiên cứu và xuất phát từ kinh nghiệm thực tiễn, trình bày các yếu

tố ảnh hưởng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bốn Mùa.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


inh

cK
họ
tế
ih

Đạ
ọc
Hu
ế

6


i
Đạ
ng
ườ
Tr

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lí luận

1.1.1 Khái quát về hoạt động xuất khẩu
1.1.1.1 Định nghĩa của xuất khẩu
Theo điều 28, Luật Thương mại 2005 (Nhà xuất bản tư pháp, 2005) quy định:

Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa

cK
họ

vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng
theo quy định của pháp luật.

Xuất khẩu là việc bán hàng hóa dịch vụ ra thị trường nước ngoài và sản phẩm
dịch vụ ấy phải ra khỏi biên giới của một quốc gia trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương
tiện thanh toán. Tiền tệ có thể là tiền của một trong hai nước hoặc tiền của nước thứ ba
(đồng tiền thanh toán quốc tế).

inh

1.1.1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu

Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế. Nó không phải
là những hành vi mua riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán trong một

tế

nền thương mại có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm mục đích đẩy mạnh sản
xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao

Đạ

mức sống người dân. Vì vậy, xuất khẩu đóng vài trò đặc biệt quan trọng với nền kinh
tế thế giới, nền kinh tế quốc dân và các doanh nghiệp.
a. Đối với nền kinh tế thế giới


ih

Xuất khẩu bắt nguồn từ sự đa dạng về điều kiện tự nhiên giữa các nước, nên
chuyên môn hóa một số mặt hàng có lợi thế và nhập khẩu các mặt hàng khách từ

ọc

nước ngoài mà sản xuất trong nước kém lợi thế hơn thì chắc chắn sẽ đem lại lợi
nhuận lớn hơn.

Khi một nước xuất khẩu một mặt hàng từ nước mình sang nước khác thì hàng

Hu

hóa nước đó được đưa vào thị trường cạnh tranh, được nhiều nước biết đến và sử

dụng. Cứ như vậy, hoạt động xuất khẩu diễn ra khiến nền kinh tế thế giới được cân
bằng và hợp nhất hóa, đảm bảo hàng hóa tiêu dùng cần thiết cho cả thế giới.

ế

7


i
Đạ
ng
ườ
Tr


b. Đối với nền kinh tế quốc dân
Hoạt động xuất khẩu hàng hoá của một quốc gia được thực hiện bởi các đơn vị

kinh tế của các quốc gia đó mà phần lớn là thông qua các doanh nghiệp ngoại thương.
Do vậy, thực chất của hoạt động xuất khẩu hàng hoá của quốc gia là hoạt động xuất
khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp.
Hoạt động xuất khẩu không chỉ có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc

dân mà còn đối với bản thân các doanh nghiệp tham gia.
Là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương và là hoạt động đầu tiên

cK
họ

trong hoạt động thương mại quốc tế, xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trong trong quá
trình phát triển kinh tế của từng quốc gia cũng như trên toàn thế giới. Nó là một trong
những nhân tố cơ bản để thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia:
Thứ nhất, xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ công
nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.

Ở các nước kém phát triển, một trong những vật cản chính đối với sự tăng

inh

trưởng kinh tế là thiếu tiềm lực về vốn. Vì vậy, nguồn vốn huy động từ nước ngoài
được coi là nguồn chủ yếu cuả họ cho quá trình phát triển. Nhưng mọi cơ hội đầu tư
hoặc vay nợ từ nước ngoài và các quốc tế chỉ tăng lên khi các chủ đầu tư và người cho
nước này có thể trả được nợ.


tế

vay thấy được khả năng xuất khẩu của nước đó, vì đây là nguồn chính để đảm bảo

Đạ

Thứ hai, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát
triển. Dưới tác động của xuất khẩu, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng của thế giới đã, đang
và sẽ thay đổi mạnh mẽ hoạt động xuất khẩu làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các

ih

quốc gia từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.

Thứ ba, xuất khẩu có tác động tích cực đối với việc giải quyết công ăn việc làm,

ọc

cải thiện đời sống nhân dân.

Đối với việc giải quyết công ăn việc làm: Xuất khẩu thu hút hàng ttriệu lao

Hu

động thông qua sản xuất hàng xuất khẩu, tạo thu nhập ổn định cho người lao động.

Mặt khác, xuất khẩu tạo ra nguồn ngoại tệ để nhập khẩu hàng hoá, đáp ứng nhu
cầu ngày càng phong phú và đa dạng của nhân dân.

ế


8


i
Đạ
ng
ườ
Tr

Thứ tư, xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế đối

ngoại. Xuất khẩu và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại có sự tác động qua lại, phụ
thuộc lẫn nhau. Hoạt động xuất khẩu là một loại hoạt động cơ bản, là hình thức ban
đầu của kinh tế đối ngoại, từ đó thúc đẩy các mối quan hệ khác như du lịch quốc tế,
bảo hiểm quốc tế, tín dụng quốc tế. . . phát triển theo. Ngược lại sự phát triển của các
ngành này lại tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu phát triển.
c. Đối với doanh nghiệp
Thông qua hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu cơ bản

của mình đó là lợi nhuận, một mục tiêu mà mọi doanh nghiệp hướng tới. Lợi nhuận là

cK
họ

mục tiêu đầu tiên cũng như mục tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp, nó quyết định
và chi phối các hoạt động khác như: nghiên cứu, tìm kiếm thị trường mới, thu mua và
tạo nguồn hàng, tiến hành các hoạt động dự trữ... các doanh nghiệp trong nước có cơ
hội và tham gia và tiếp cận vào thị trường thế giới.
Xuất khẩu giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh: Do phải chịu


inh

sức ép cạnh tranh trong và ngoài nước để đứng vững được, các doanh nghiệp đổi mới
trang bị, đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân viên nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.
Khi tham gia và kinh doanh quốc tế tất yếu sẽ đặt các doanh nghiệp vào một môi

tế

trường cạnh tranh khốc liệt mà ở đó nếu muốn tồn tại và phát triển được đòi hỏi các
doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, điều chỉnh giá
thành sản phẩm.

Đạ

1.1.1.3. Nhiệm vụ của xuất khẩu

Theo “Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu” (2012) được biên tập bởi Đại học

ih

kinh tế quốc dân, hoạt động xuất khẩu có một số nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Nghiên cứu chiến lược, chính sách và công cụ nhằm phát triển thương mại
quốc tế nói chung, hoạt động xuất khẩu nói riêng. Ra sức khai thác có hiệu quả mọi

ọc

nguồn lực của đất nước, không đánh giá mình quá cao cũng như không tự ti đánh giá
mình quá thấp từ đó bỏ lỡ cơ hội làm ăn với nước ngoài, liên kết và đan xen vào


Hu

chương trình kinh tế thế giới.

- Nâng cao năng lực sản xuất hàng xuất khẩu theo hướng ngày càng chứa đựng
nhiều hàm lượng chất xám, kỹ thuật và công nghệ để tăng nhanh khối lượng và kim

ế

ngạch xuất khẩu.
9


i
Đạ
ng
ườ
Tr

- Tạo ra những mặt hàng, nhóm hàng xuất khẩu có khối lượng và giá trị lớn đáp

ứng những đòi hỏi của thị trường thế giới và của khách hàng về chất lượng và số
lượng, có sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh cao.
- Hình thức các ngành, các vùng sản xuất hàng xuất khẩu tạo ra các chân hàng

vững chắc, phát triển hệ thống thu mua hàng xuất khẩu.
- Xây dựng các mặt hàng chủ lực ở phạm vi chiến lược, từ đó có kế hoạch phát

triển và mở rộng mặt hàng chủ lực.

1.1.1.4. Các hình thức xuất khẩu

cK
họ

Hiện nay, trên thế giới có nhiều cách thức xuất khẩu khác nhau, lựa chọn cách
thức nào là phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa các doanh nghiệp.
Theo “Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu” của GS. TS. Võ Thanh Thu
(2011), hình thức xuất khẩu bao gồm:

 Xuất khẩu trực tiếp

inh

Xuất khẩu trực tiếp là việc xuất khẩu các loại hàng hóa và dịch vụ do chính
doanh nghiệp sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước tới khách
hàng nước ngoài thông qua các tổ chức của mình.

tế

Trong trường hợp doanh nghiệp tham gia xuất khẩu là doanh nghiệp thương
mại không tự sản xuất ra sản phẩm thì việc xuất khẩu bao gồm hai công đoạn:

Đạ

- Thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu với các đơn vị, địa phương trong nước.
- Đàm phán ký kết với doanh nghiệp nước ngoài, giao hàng và thanh toán tiền
hàng với đơn vị bạn.

ih


Ưu điểm: Thông qua đàm phán thảo luận trực tiếp dễ dàng đi đến thống nhất và
ít xảy ra những hiểu lầm đáng tiếc từ đó giảm được chi phí trung gian do đó làm tăng

ọc

lợi nhuận cho doanh nghiệp, có nhiều điều kiện phát huy tính độc lập của doanh
nghiệp và chủ động trong việc tiêu thụ hàng hóa sản phẩm của mình.

Nhược điểm: Hình thức này đòi hỏi phải ứng trước một số vốn khá lớn để sản

Hu

xuất hoặc thu mua và có thể gặp nhiều rủi ro . Đối với đơn vị mới tham gia kinh doanh
hình thức này rất khó do điều kiện về vốn sản xuất hạn chế, am hiểu thương trường

10

ế

quốc tế còn ít, uy tín nhãn hiệu còn xa lạ với khách hàng.


i
Đạ
ng
ườ
Tr

 Xuất khẩu ủy thác

Đây là hình thức kinh doanh trong đó đơn vị XNK đóng vai trò là người trung

gian thay cho đơn vị sản xuất tiến hành ký kết hợp đồng xuất khẩu, tiến hành làm các
thủ tục cần thiết để xuất khẩu do đó nhà sản xuất và qua đó được hưởng một số tiền
nhất định gọi là phí ủy thác.
Ưu điểm: Công ty ủy thác xuất khẩu không cần phải bỏ vốn kinh doanh tạo ra

công ăn việc làm cho nhân viên đồng thời cũng thu được một khoản tiền đáng kể. Do
chỉ thực hiện hợp đồng ủy thác xuất khẩu nên tất cả các chi phí nghiên cứu thị trường,

cK
họ

dẫn tới giảm chi phí trong hoạt động kinh doanh của công ty.
Nhược điểm: Do không bỏ vốn vào kinh doanh nên hiệu quả kinh doanh thấp,
không đảm bảo tính chủ động trong kinh doanh, lợi nhuận bị chia sẻ.

 Buôn bán đối lưu

Buôn bán đối lưu là một trong những phương thức giao dịch xuất khẩu trong

inh

xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng
trao đổi với nhau có giá trị tương đương

Yêu cầu: Các bên tham gia buôn bán đối lưu luôn phải quan tâm đến sự cân

tế


bằng trong trao đổi hàng hóa. Sự cân bằng thể hiện qua các khía cạnh sau:
- Cân bằng về mặt hàng: mặt hàng quý đổi lấy mặt hàng quý, mặt hàng tồn kho

Đạ

đổi lấy mặt hàng khó bán.

- Cân bằng về giá cả so với giá thực tế nếu hàng nhập cao thì khi xuất đối
phương hàng xuất khẩu cũng phải được tính tương ứng và ngược lại.

ih

- Cân bằng về tổng giá trị hàng giao cho nhau.

- Cân bằng về điều kiện giao hàng: nếu xuất khẩu CIF thì phải nhập khẩu CIF.

ọc

 Xuất khẩu tại chỗ

Đây là hình thức kinh doanh mới nhưng đang phát triển rộng rãi do nhưng ưu
điểm của nó mang lại.

Hu

Đặc điểm của hình thức này là hàng hóa không cần vượt qua biên giới của quốc

gia mà khách hàng vẫn mua được. Do vậy, nhà xuất khẩu không cần phải thâm nhập

11


ế

thị trường nước ngoài mà khách hàng tự tìm đến nhà xuất khẩu.


i
Đạ
ng
ườ
Tr

Mặt khác doanh nghiệp cũng không cần phải tiến hành các thủ tục như thủ tục

hải quan, mua bảo hiểm hàng hóa... do đó giảm được những chỉ phí khá lớn. Mặt khác
sự ra đời của hàng loạt khu chế xuất ở các nước thì đây cũng là một hình thức xuất khẩu
hiệu quả được các nước chú trọng. Việc thanh toán cũng nhanh chóng và thuận tiện.

 Gia công quốc tế
Đây là một phương thức kinh doanh trong đó có một bên gọi là bên nhận gia

công nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm của bên khác (gọi là bên đặt gia công) để
chế biến ra thành phẩm giao cho bên đặt gia công và nhận thù lao (gọi là phí gia công).

cK
họ

Đây là một trong những hình thức xuất khẩu đang có bước phát triển mạnh mẽ
và được nhiều quốc gia chú trọng.


Đối với bên đặt gia công: Phương thức này giúp họ tận dụng về giá rẻ, nguyên
phụ liệu và nhân công của nước nhận gia công.
Đối với bên nhận gia công: Phương thức này giúp họ giải quyết công ăn việc
làm cho nhân công lao động trong nước hoặc nhập được thiết bị hay công nghệ mới về

inh

nước mình.

Các hình thức gia công quốc tế:

- Hình thức nhận nguyên phụ liệu: Bên đặt gia công giao nguyên phụ liệu hoặc
sản phẩm và trả phí gia công.

tế

bán thành phẩm cho bên nhận gia công và sau thời gian sản xuất, chế tạo, sẽ thu hồi

Đạ

- Hình thức mua bán đứt đoạn: Bên đặt gia công bán đứt nguyên phụ liệu cho
bên nhận gia công, sau thời gian sản xuất, chế tạo sẽ mua thành phẩm. Trong trường
hợp này quyền sở hữu nguyên liệu chuyển từ bên đặt gia công sang bên nhận gia công.

ih

- Hình thức kết hợp: Bên đặt gia công chỉ giao những nguyên liệu chính còn
bên nhận gia công cung cấp những nguyên vật liệu phụ.

ọc


 Tam nhập tái xuất

Đây là một hình thức xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng hóa trước đây đã

Hu

nhập khẩu, chưa qua chế biến ở nước tái xuất. Qua hợp đồng tái xuất bao gồm nhập
khẩu và xuất khẩu với mục đích thu về ngoại tệ lớn hơn số ngoại tệ đã bỏ ra ban đầu.

Hợp đồng này luôn thu hút ba nước xuất khẩu, nước tái xuất, và nước nhập khẩu.

ế

Vì vậy người ta gọi là giao dịch tái xuất là giao dịch ba bên hay giao dịch tam giác.
12


i
Đạ
ng
ườ
Tr

Ưu điểm của hình thức này là Doanh nghiệp thu về được lợi nhuận cao mà

không phải tổ chức sản xuất, đầu tư vào nhà xưởng,thiết bị, máy móc, khả năng thu
hồi vốn cũng nhanh hơn.

. Kinh doanh tái xuất đòi hỏi sự nhạy bén tình hình thị trường và giá cả, sự


chính xác và chặt chẽ trong các hoạt động mua bán. Do vậy khi doanh nghiệp tiến
hành xuất khẩu theo phương thức này thì cần có đội ngũ cán bộ chuyên môn cao.
Hiện nay, hình thức gia công quốc tế được nhiều doanh nghiệp dệt may lựa

chọn để tiến hành hoạt động kinh doanh. Theo Hiệp hội Dệt may TPHCM có đến 85%
doanh nghiệp thực hiện phương thức gia công, khoảng 13% doanh nghiệp hoạt động

cK
họ

theo hình thức mua nguyên liệu và bán sản phẩm và chỉ có 2% doanh nghiệp làm được
hoàn thiện sản phẩm từ khâu thiết kế.

1.1.2. Nội dung hoạt động xuất khẩu

Theo “Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu” của GS. TS. Võ Thanh Thu (2011),
hoạt động xuất khẩu bao gồm:

inh

1.1.2.1. Nghiên cứu và tiếp cận thị trƣờng nƣớc ngoài
Nghiên cứu thị trường là công việc đầu tiên mà doanh nghiệp cần thực hiện khi
muốn xuất khẩu sản phẩm của mình ra nước ngoài. Đây là hoạt động quan trọng giúp

tế

doanh nghiệp nắm bắt, hiểu rõ được các thị trường khác nhau, đâu là thị trường tiềm
năng, phù hợp nhất để tiếp cận, nó cũng hỗ trợ cho những hoạt động tiếp theo của
doanh nghiệp. Từ việc nghiên cứu thị trường mà doanh nghiệp quyết định các cách


Đạ

thức tiếp cận, dung lượng sản phẩm, giá thành, phương thức giao dịch, các hoạt động
marketing sao cho phù hợp nhất với các đặc tính riêng biệt của thị trường đó như chính
a. Tổ chức thu thập thông tin

ih

trị, luật pháp, văn hóa, khả năng tiêu dùng.

Thu thập thông tin là công việc đầu tiên của công tác nghiên cứu thị trường.

ọc

Thu thập thông tin bao gồm thu thập thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp.

Thu thập thông tin thứ cấp là việc tìm kiếm những thông tin chung nhất, bao

Hu

quát nhất về thị trường. Những thông tin về dân số, tốc độ phát triển kinh tế, các thông
tin về bộ máy hành pháp, luật pháp, văn hóa, con người...Các thông tin này có thể thu
thập từ các tổ chức quốc tế, liên hợp quốc, quỹ tiền tệ quốc tế, ngân hàng quốc tế, các

ế

tổ chức cung cấp thông tin của nước bạn.
13



i
Đạ
ng
ườ
Tr

Thu thập thông tin sơ cấp là việc tìm kiếm những thông tin về thị trường có liên

quan đến sản phẩm, dung lượng thị trường, các đối thủ cạnh tranh, các sản phẩm cạnh
tranh... Doanh nghiệp có những thông tin này qua các hoạt động nghiên cứu trực tiếp
của mình hoặc được cung cấp bởi những công ty chuyên bán thông tin cho thị trường.
b. Tổ chức phân tích và xử lý thông tin
Phân tích thông tin về giá cả hàng hóa: Giá cả hàng hóa trên thị trường biến động

phức tạp và chịu chi phối bởi các nhân tố chu kỳ, nhân tố cạnh tranh, nhân tố lạm phát.
Phân tích thông tin về nhu cầu tiêu dùng: Nhu cầu thị trường là tiêu thụ được,

cK
họ

chú ý đặc biệt trong marketing, thương mại quốc tế, bởi vì công việc kinh doanh được
bắt nguồn từ nhu cầu thị trường.

c. Lựa chọn thị trường xuất khẩu

Sau khi đã tổ chức thu thập thông tin và đánh giá, phân tích thông tin của các
thị trường khác nhau. Doanh nghiệp sẽ quyết định lựa chọn thị trường mục tiêu của

inh


mình. Đó là thị trường mà doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao nhất, sản phẩm
của doanh nghiệp có thể tiêu thụ tốt nhất.

Các yếu tố để lựa chọn thị trường dựa trên những tiêu chí mà doanh nghiệp đề

tế

ra và dựa theo kết quả của việc phân tích đánh giá thị trường.
Các tiêu chuẩn chung như chính trị pháp luật, địa lý, kinh tế, tiêu chuẩn quốc tế.

Đạ

Các tiêu chuẩn về quy chế thương mại và tiền tệ:

- Bảo hộ mậu dịch: Thuế quan, hạn ngạch giấy phép

- Tình hình tiền tệ: Tỷ lệ lạm phát, sức mua của đồng tiền
1.1.1.2. Xây dựng kế hoạch kinh doanh xuất khẩu

ọc

Xây dựng kế hoạch nguồn tạo hàng:

ih

Các tiêu chuẩn của thương mại: sản xuất nội địa và xuất khẩu.

- Đối với doanh nghiệp sản xuất: tạo nguồn hàng là việc tổ chức sản xuất hàng
hóa theo nhu cầu của khách hàng.


Hu

- Đối với doanh nghiệp thương mại: tạo nguồn hàng bằng cách gom hàng từ các
cơ sở sản xuất hàng hóa trong nước

ế

14


i
Đạ
ng
ườ
Tr

Lập kế hoạch xuất khẩu:
Khi đã có nguồn hàng và lựa chọn được thị trường xuất khẩu doanh nghiệp cần

lập kế hoạch để sản xuất sản phẩm sang thị trường đó. Kế tiếp doanh nghiệp cần lập kế
hoạch giao dịch, ký hợp đồng.
1.1.1.3. Tổ chức giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu
Chuẩn bị cho giao dịch:
Để công tác giao dịch diễn ra được tốt đẹp, doanh nghiệp phải biết thông tin

đầy đủ về hàng hóa, thị trường tiêu thụ, khách hàng...

cK
họ


Các phương thức giao dịch:

Trên thị trường thế giới đang tồn tại nhiều phương thức giao dịch, mỗi phương
thức giao dịch có phương thức và đặc điểm riêng. Căn cứu vào mặt hàng dự định xuất
khẩu, đối tượng, thời gian giao dịch mà doanh nghiệp chọn phương thức giao dịch phù
hợp. Dưới đây là hai phương thức cơ bản:

inh

- Giao dịch trực tiếp

Giao dịch trực tiếp trong thương mại quốc tế là giao dịch mà người mua và
người bán thỏa thuận, bàn bạc trực tiếp (hoặc thông qua thư từ điện tín) về hàng hóa,

- Giao dich trung gian

tế

giá cả, điều kiện giao dịch và phương thức thanh toán.

Đạ

Là giao dịch mà người mua và người bán quy định điều kiện mua bán hàng hóa
phải thông qua một người thứ ba – người trung gian mua bán

Hiện nay giao dịch qua trung gian chiếm khoảng 50% kim ngạch buôn bán trên

ih


thế giới, ở đây trung gian được hiểu có thể là một số cá nhân hoặc tổ chức hay một
doanh nghiệp. Trung gian mua bán chủ yếu là cửa hàng đại lý và các tổ chức môi giới,

ọc

hay các môi giới.
Ký kết hợp đồng

Hợp đồng xuất nhập khẩu là hợp đồng mua bán đặc biệt trong đó có người bán

Hu

có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho người mua vượt biên giới quốc gia,

còn người mua có nghĩa vụ trả cho người bán một khoản tiền ngang giá trị hàng hóa

ế

bằng các phương thức thanh toán quốc tế.
15


i
Đạ
ng
ườ
Tr

1.1.1.4. Tổ chức thực hiện hợp đồng
Tùy theo các điều khoản trong hợp đồng mà doanh nghiệp phải thực hiện một


số công việc. Theo “Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu” (2012) được biên tập bởi
Đại học kinh tế quốc dân, thông thường doanh nghiệp cần phải thực hiện những công
việc như sơ đồ sau:

inh

cK
họ
Sơ đồ 1.1: Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu

tế

- Xin giấy phép xuất khẩu

Giấy phép xuất khẩu là một biến pháp quan trọng để Nhà nước quản lý hoạt

Đạ

động xuất nhập khẩu. Vì thế, trước khi xuất khẩu hàng hóa, doanh nghiệp phải xin
giấy phép xuất khẩu hàng hóa đó. Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu và thủ tục xuất

ih

nhập khẩu được quy định rõ theo nghị định 12/2006/NĐ-CP, ngày 23/01/2006.
- Kiểm tra L/C

Bên nhập khẩu có trách nhiệm mở L/C và bên xuất khẩu cần kiểm tra L/C có

ọc


phù hợp với hợp đồng ký kết hay không trước khi tiến hành giao hàng.
- Chuẩn bị hàng xuất khẩu

Hu

Công việc này phải thực hiện đúng theo qui định của hợp đồng và đảm bảo tiến

độ cho công tác giao hàng. Chuẩn bị hàng hóa bao gồm nhiều công việc từ thu gom
tập trung thành lô hàng xuất khẩu đến việc đóng gói bao bì, ký mã hiệu.

ế

16


×