GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 SANG THỊ TRƯỜNG
HOA KỲ
3.1 Xu hướng phát triển của ngành may mặc Việt nam và phương hướng
hoạt động của Công ty cổ phần may 10 trong thời gian tới.
3.1.1 Xu hướng phát triển của ngành may mặc Việt nam
* Đẩy mạnh xuất khẩu dệt may sang một số thị trường trọng
điểm:
Đề án “Đẩy mạnh xuất khẩu và kiềm chế nhập siêu hàng hoá giai
đoạn 2009 - 2010” của Bộ Công Thương đã xác định dệt may là một
trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực, mặc dù ngành công
nghiệp này đang hứng chịu những tác động bất lợi từ cuộc khủng
hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu.
Năm 2008 kim ngạch xuất khẩu của ngành này đạt 9,108 tỷ đô la
Mỹ, tăng 17,5% so với năm 2007, đóng góp quan trọng vào việc tăng
trưởng kinh tế và giải quyết công ăn việc làm của một lực lượng lớn
lao động, song năm 2009 - 2010, dự báo tỷ lệ tăng trưởng có xu
hướng thực sự khó khăn.
1
Theo Hiệp hội Dệt may, xuất khẩu ngành công nghiệp dệt may đạt
khoảng 9,5 tỷ USD năm 2009, tăng 5% so với năm 2008, song tại Đề
án “Đẩy mạnh xuất khẩu và kiềm chế nhập siêu hàng hoá giai đoạn
2009 - 2010”, Bộ Công Thương đã đề ra mục tiêu phấn đấu kim ngạch
xuất khẩu dệt may năm 2009 là 10,5 tỷ USD và đến năm 2010 sẽ đạt
kim ngạch 11,9 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng
15%/năm. Theo đó, một loạt các mục tiêu và giải pháp cụ thể đối với
một số thị trường trọng điểm được đề ra, trước mắt là thị trường Hoa
Kỳ, EU và Nhật Bản.
Đối với thị trường Hoa Kỳ, để đạt được kim ngạch xuất khẩu
khoảng 6 tỷ USD vào năm 2010, nâng tỷ lệ kim ngạch nhập khẩu của
nước này lên trên 6% (xuất khẩu của Việt Nam năm 2008 vào Hoa Kỳ
chỉ chiếm 5% kim ngạch nhập khẩu của nước này), Bộ Công Thương
đưa ra các giải pháp tiếp tục hoàn thiện hệ thống điều hành hai chiều
giữa Bộ Công Thương và Hải quan, đồng thời triển khai hoạt động của
Tổ kiểm tra cơ động; Tổ chức làm việc với các doanh nghiệp sản xuất
và xuất khẩu lớn (đặc biệt là xuất khẩu những mặt hàng trong diện
giám sát) để nắm rõ khả năng sản xuất, xuất khẩu luôn luôn nắm thế
chủ động và đưa ra kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu phù hợp, vừa có sự
kế thừa vừa có tính phát triển.
Đối với thị trường EU, phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt trên 2,2
tỷ USD năm 2010, nâng tỷ lệ xuất khẩu lên 1,4% kim ngạch nhập khẩu
của khu vực này (xuất khẩu của Việt Nam năm 2008 vào EU chỉ chiếm
1% kim ngạch nhập khẩu). Năm 2008, EU đã bãi bỏ hạn ngạch dệt
may cho Trung Quốc, do vậy, Bộ Công Thương cho rằng cần nghiên
cứu tác động của thị trường EU khi Trung Quốc được bãi bỏ hạn
ngạch để giúp các doanh nghiệp định hướng mặt hàng và nước xuất
khẩu để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh.
2
Đối với thị trường Nhật Bản, từ năm 2009, hàng dệt may của ta
xuất khẩu sang Nhật được hưởng mức thuế 0% theo Hiệp định đối tác
kinh tế toàn diện Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) được ký kết tháng 4
năm 2008, các doanh nghiệp Việt Nam có thể phải sử dụng nguồn
nguyên phụ liệu nội địa hoặc được nhập khẩu từ Nhật Bản hoặc các
nước ASEAN để được hưởng mức thuế này, do vậy kim ngạch xuất
khẩu vào thị trường này có thể phấn đấu đạt khoảng 1,1 tỷ USD vào
năm 2010, nâng tỷ lệ xuất khẩu lên 3% kim ngạch nhập khẩu của
nước này (xuất khẩu của Việt Nam năm 2008 vào Nhật Bản chỉ chiếm
2,8% kim ngạch nhập khẩu). Theo Bộ Công Thương, để đẩy mạnh
xuất khẩu hơn nữa vào thị trường Nhật Bản: cần tổ chức, liên kết với
Nhật Bản hỗ trợ xây dựng Trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu dệt
may và Trung tâm đào tạo chất lượng cao và hợp tác quốc tế cho
ngành dệt may nhằm cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành này và đào
tạo cán bộ kỹ thuật tay nghề cao, cán bộ thiết kế, thời trang cho
ngành; Tổ chức xúc tiến thương mại tại Nhật Bản để đẩy mạnh xuất
khẩu sang thị trường này.
Ngoài các thị trường trọng điểm xuất khẩu dệt may nêu trên, Bộ
Công Thương cũng nhấn mạnh đến các thị trường khác như: Canada,
Hàn Quốc, Australia và các thị trường nhỏ lẻ nhưng đóng vai trò là
trung tâm mua sắm của các khu vực như Hồng Kông, Singapore,
Thụy Sĩ, Anh…
Dự kiến đến năm 2010 số lượng lao động của toàn nghành Việt
Nam sẽ đạt khoảng 3triệu người chiếm trên 20% lực lượng lao động
trong cả nước. Với những chính sách mới trong chiến lược tăng tốc
cho nghành dệt may và khả năng mở cửa thị trường mới - thị trường
Hoa kỳ, chúng ta có thể tin tưởng rằng nghành dệt may sẽ có những
bước tăng trưởng vượt bậc.
3
Việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam vào thị
trường Hoa Kỳ sẽ góp phần tạo ra mối quan hệ giao lưu buôn bán và
mở rộng quan hệ thương mại song phương. Đây cũng là hướng đi rất
đúng đắn đê thực hiện thành công mục tiêu CNH – HĐH của đát
nước, đưa Việt Nam hội nhập hơn với nền kinh tế thế giới và ngày
càng khẳng định được vị thế của mình trên trường quốc tế.
3.1.2 Phương hướng hoạt động của Công ty cổ phần may 10 trong thời
gian tới.
Từ thực tế phát triển của công ty trong 15 năm qua, từ bối cảnh
quốc tế và trong nước tác động tới doanh nghiệp trong những năm
tới, xem xét các tiềm năng và lợi thế; định hướng của Công ty cổ phần
May 10 đến năm 2010 sẽ trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh với nền
tảng văn hoá doanh nghiệp vững chắc, trên cơ sở củng cố và phát
triển thương hiệu May 10; lấy lĩnh vực may mặc làm trọng tâm, từng
bước mở rộng và phát triển các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đa
nghành nghề. Tập trung ưu tiên nguồn lực để phát triển các ngàhnh
nghề và lĩnh vực có hiệu quả. Quy hoạch phát triển trụ sở May 10
thành khu vực sản xuất công nghệ cao, trung tâm thương mại và trung
tâm thời trang của cả nước. Đảm bảo thương hiệu May 10 trở thành
thương hiệu có uy tín lớn trên thị trường trong nước và quốc tế; khách
hàng và người tiêu dùng tự tin, hãnh diện khi sử dụng sản phẩm, dịch
vụ của may 10. Hoàn thiện giá trị, nhân cách con người May 10 cả về
năng lực, trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hoá với thu nhập ngày càng
cao, đời sống tinh thần không ngừng cải thiện. Xây dựng môi trường
ngày càng xanh - sạch - đẹp, đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng và
xã hội. Phấn đấu đến năm 2015 đạt các mục tiêu chủ yếu sau:
Về kinh tế:
Doanh thu bình quân hàng năm tăng 20% trở lên.
4
Lợi nhuận bình quân hàng năm tăng từ 10 -15 %
Thu nhập bình quân /người/ tháng tăng từ 10 – 12%
Về Xã hội:
Tạo thêm 5.000 – 10.000 chỗ làm việc mới ở các địa phương.
Đào tạo 7.000 – 8.000 công nhân kỹ thuật và cao đẳng nghề cho
xã hội.
5
Bảng số 3.1: Chỉ Tiêu Kế Hoạch Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Cổ
Phần May 10 Năm 2009
STT Chỉ Tiêu Đơn vị tính
Kế Hoach Năm
2009
Ghi chú
A Chỉ tiêu chính thức
I Chỉ tiêu sản xuất
1 Giá trị sản xuất Công nghiệp Triệu đồng 274200
2 Tổng doanh thu (không co VAT) Triệu đồng 684000
3 KN xuất khẩu (giá thanh toán ) 1000 USD 30700
KH nhập khẩu (tính đủ NPL) 1000 USD 122400
II Chỉ tiêu hiệu quả
1 Lợi nhuận Triệu đồng 17000
2 Tỷ suất lợi nhuận/Vốn điều lệ % 31.5
3 Các khoản nộp ngân sách Triệu đồng 7450
Trong đó:
+Thuế thu nhập doanh nghiệp Triệu đồng 4250
B Chỉ tiêu hướng dẫn
1 KN nhập khẩu (tính đủ NPL) 1000 USD 70668
2 Sản phẩm chủ yếu
+ Sản phẩm may dệt thoi 1000 SP 17078
3 Tỷ lệ giá tri NPL nội địa/ tổng trị giá NPL của
sản phẩm xuất khẩu
% 18
(Nguồn: Phòng Kế Hoạch)
6
3.2 Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của Công ty cổ
phần May 10 sang thị trường Hoa kỳ
3.2.1 Giải pháp từ phía nhà nước
Việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá cho hàng may mặc của Công
ty may 10 trên thị trường Hoa kỳ thì sự nỗ lực từ phía công ty thì chưa
đủ. Công ty rất cần sự giúp đỡ từ phía nhà nước. Dưới đây em xin
đưa ra một số kiến nghị đối với nhà nước để góp phần đẩy mạnh
hàng xuất khẩu của công ty cổ phần May 10 nói riêng cũng như các
hàng hoá của Việt nam nói chung trên thị trường Hoa Kỳ.
* Giải pháp về thị trường:
• Tăng cường hơn nữa mối quan hệ thương mại với Hoa Kỳ:
Nhà nước cần đẩy mạnh công tác ngoại giao, thiết lập các quan
hệ thân thiện, tốt đẹp với Chính phủ Hoa kỳ nói riêng và các quốc gia
trên thế giới nói chung. Nhằm giành được các ưu đãi tối huệ quốc, tạo
điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh của các doanh nghiệp Việt nam
nói chung và Công cổ phần May 10 nói riêng có thể xuất khẩu vào thị
trường Hoa kỳ một cách thuận lợi. Sản phẩm của doanh nghiệp có
khả năng cạnh tranh trên thị trường này.
Nhà nước cũng nên hỗ trợ một phần kinh phí trong hoạt động xúc
tiến thương mại trong việc tìm kiếm thông tin về thị trường Hoa kỳ bao
gồm các thông tin về các đối thủ cạnh tranh, thông tin về các chính
sách và luật lệ mới, các thông tin về các đối tác tiềm năng, về người
tiêu dùng. Nhà nước cũng nên hỗ trợ một phần kinh phí để các doanh
nghiệp tham gia hội trợ, đăng kí thương hiệu, triển lãm giới các mặt
hàng mới…để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dệt may nói chung
và công ty May 10 nói riêng có cơ hội tiếp xúc thị trường để quảng bá
sản phẩm.
7
Chính phủ nỗ lực tập trung điều hành, chỉ đạo xuất khẩu đối với
ngành dệt may với chủ trương đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm
kiếm thị trường thông qua hoạt động ngoại giao cấp cao. Tăng cường
các hoạt động xúc tiến thương mại, các hoạt động viếng thăm với Hoa
kỳ, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn nữa tạo dựng khuôn khổ pháp
lý tốt đối với thị trường này giúp cho các hàng hoá của Việt Nam nói
chung và hàng may mặc của Việt nam nói riêng được hưởng các ưu
đãi đặc biệt ưu đãi tối huệ quốc, hạn nghạch…để có điều kiện xuất
khẩu với khối lượng lớn.
• Tăng cường công tác quản lý thị trường: Hiện nay hàng vải sợi,
may mặc từ bên ngoài tràn vào rất nhiều từ các nguồn như: trốn lậu
thuế, hàng cũ. Giá rất rẻ làm cho các hoạt động sản xuất trong nước
bị ảnh hưởng. Vì vậy, em liến nghị nhà nước cần đẩy mạnh công tác
quản lý thị trường, chống sản xuất và buôn bán hàng giả, đấu tranh
chống gian lận thương mại, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật
các hành vi vi phạm, gian lận thương mại để bảo vệ quyền lợi hợp
pháp và chính đáng của các doanh nghiệp.
* Giải pháp về đầu tư: Đầu tư phát triển ngành dệt giúp các doanh
nghiệp chủ động hơn trong khâu nguyên liệu, tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp nâng cao sức cạnh tranh
Hầu như các đối thủ cạnh tranh của May 10 đều sử dụng nguồn
nguyên phụ liệu trong nước là chủ yếu. Trong khi đó May 10 phải
nhập khẩu tới 80% nguyên phụ liệu, bởi thế giá thành sản phẩm đã bị
đội lên rất nhiều, làm giảm đi sức cạnh tranh của Công ty May 10.
8
Nhà nước cần kêu gọi các nhà đầu tư vào sản xuất nguyên phụ
liệu, lĩnh vực dệt, nhuộm, sản xuất nguyên liệu sợi nhân tạo, bông, xơ.
Xúc tiến đầu tư để hút vốn xây dựng cơ sở sản xuất với công nghệ
hiện đại nhằm tạo hàng cho xuất khẩu; quan tâm gọi đầu tư cho việc
xây dựng trung tâm cung ứng và sản xuất nguyên, phụ liệu phục vụ
làm hàng xuất khẩu...Tạo ra nguồn nguyên liệu giá rẻ và ổn định, đây
là một yếu tố thuận lợi cho các hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu của
Công ty May 10 nói riêng cũng như các doanh nghiệp may mặc Việt
Nam nói chung xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Hoa Kỳ.
Với sự thuận lợi về điều kiện tự nhiên để phát triển nguồn nguyên
liệu thiên nhiên, nhưng để phát triển nó một cách có quy mô, ổn định
thì cần sự giúp đỡ rất nhiều từ phía nhà nước như là: cần quy hoạch
các vùng trồng bông, vùng trồng đay, vùng trông dâu nuôi tằm….,
cung cấp vốn, các kĩ thuật về nuôi trồng, chăm sóc, khai thác cho
người nông dân. Có các cơ chế thích hợp trong việc bảo vệ và khai
thác một cách hợp lý và lâu dài nguồn nguyên phụ liệu. Song song với
đó, nhà nước cần có các chính sách trong việc cung cấp lương thực,
thực phẩm và các nhu yếu phẩm cần thiết cho người dân sinh sống
trong các vùng này. Tăng cường đầu tư các trang thiết bị, công nghệ
hiện đại để chuyển các nguyên liệu thô sang các nguyên phụ liệu chất
lượng tốt, từ đó giảm được tỷ trọng nguyên phụ liệu nhập khẩu, và giá
thành sản phẩm sẽ hạ xuống nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của
các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
9
Hiện nay, hệ thống cảng và tải trọng của tàu không lớn, chưa đáp
ứng được các tiêu chuẩn quốc tế vì vậy xuất khẩu hàng may mặc của
Việt nam thường phải xuất theo điều kiện FOB. Điều này làm cho các
doanh nghiệp và nhà nước mất đi một nguồn thu khá lớn. Xuất phát từ
đó, em kiến nghị nhà nước sớm xây dựng được một hệ thống cảng và
các đoàn tàu có tải trọng lớn đáp ứng nhu cầu cho hoạt động giao
hàng xuất khẩu
* Giải pháp về khoa học và công nghệ: Cải tiến chính sách
mua, bán, chuyển giao công nghệ theo hướng ưu tiên thuế nhập khẩu
và giảm thủ tục giúp các Công ty có thể cải tiến công nghệ được dễ
dàng.
Nhà nước cần có những chính sách thật thông thoáng trong hoạt
động nhập khẩu công nghệ. Bởi thực tế, công nghệ yếu kém và lạc
hậu đang là một vấn đề nan giải trong các doanh nghiệp Việt Nam,
chúng gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới năng xuất và chất
lượng sản phẩm. Nhà nước cần giảm thuế đối với những công nghệ
tiên tiến, hiện đại tạo cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận
được với công nghệ tiên tiến một cách dễ dàng. Từ đó có thể đạt
được năng xuất cao, sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt,
nâng cao vị thế cạnh tranh so với các đối thủ của mình.
3.2.2 Giải pháp từ phía hiệp hội
Hiệp hội cùng với Công ty cổ phần may 10 tìm kiếm thông tin về
thị trường Hoa kỳ, mở các cuộc điều tra nghiên cứu thị trường này,
thông tin về người tiêu dùng: nhu cầu, thị hiếu của họ để từ đó Công
ty May 10 có những điều chỉnh phù hợp với xu thế tiêu dùng của họ.
10