ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
-----------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÁC ĐỘNG CỦA HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG - TÂY
ĐẾN SỰ THAY ĐỔI SINH KẾ NGƯỜI DÂN HUYỆN
HƯỚNG HÓA TỈNH QUẢNG TRỊ.
VÕ THỊ THU THẢO
KHÓA HỌC: 2012 – 2016
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
-----------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÁC ĐỘNG CỦA HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG - TÂY
ĐẾN SỰ THAY ĐỔI SINH KẾ NGƯỜI DÂN HUYỆN
HƯỚNG HÓA TỈNH QUẢNG TRỊ.
Sinh viên thực hiện:
Giáo viên hướng dẫn:
Võ Thị Thu Thảo
PGS.TS Bùi Đức Tính
Lớp: K46A KH – ĐT
Niên khóa: 2012 - 2016
Huế, tháng 5 năm 2016
Lời Cảm Ơn
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận này, tôi
đã nhận được sự quan tâm và giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Ban chủ nhiệm khoa Kinh Tế và Phát Triển và các Thầy, Cô
trong khoa Kinh tế phát triển đã giảng dạy và truyền đạt những
kiến thức cũng như những kinh nghiệm thực tế một cách nhiệt
tình và đầy tâm huyết.
Đặc biệt tôi xin cảm ơn Pgs.Ts Bùi Đức Tính đã tận tình giúp
đỡ, hướng dẫn tôi nghiên cứu và thực hiện bài khóa luận này.
Cảm ơn lãnh đạo, cán bộ địa phương thuộc Ủy Ban Nhân dân
Huyện Hướng Hóa và Huyện ĐaKrông Tỉnh Quảng Trị và người
dân địa phương đã nhiệt tình giúp đỡ Tôi trong quá trình nghiên
cứu, khảo sát, điều tra thực tế, cung cấp thông tin, số liệu.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn bạn bè và gia đình đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và động viên tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này
Xin trân trọng cảm ơn!
1
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính
MỤC LỤC
MỤC LỤC ....................................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ................................................. iv
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ...................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................ vi
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu. .............................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ......................................................................... 2
3.1Đối tượng nghiên cứu. ............................................................................................ 2
3.2Phạm vi nghiên cứu. ............................................................................................... 2
3.3Phương pháp nghiên cứu. ....................................................................................... 2
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................. 4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. ........................ 4
1.1Cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu. ..................................................... 4
1.1.1 Khái niệm chung về sinh kế và sinh kế bền vững. .......................................... 4
1.1.1.1 Khái niệm về sinh kế. .............................................................................. 4
1.1.1.2 Khái niệm về sinh kế bền vững. .............................................................. 4
1.1.1.3 Các thành phần của khung sinh kế bền vững .......................................... 6
1.1.1.4 Mối quan hệ các tài sản trong khung. ...................................................... 8
1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo sinh kế bền vững cho
người dân. ................................................................................................................ 9
1.1.3 Tác động của hành lang kinh tế Đông – Tây đến đời sống người
dân.
................................................................................................................. 12
1.1.3.1 Đối với môi trường. ............................................................................... 12
1.1.3.2 Đối với sinh kế người dân. .................................................................... 12
1.1.3.3 Đối với tài nguyên rừng......................................................................... 14
1.2Cơ sở thực tiễn liên quan đến vấn đề nghiên cứu. ................................................ 15
1.2.1 Giới thiệu về hành lang kinh tế Đông – Tây. ............................................... 15
SVTH: Võ Thị Thu Thảo
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính
1.2.1.1 Quá trình hình thành và vị trí địa lý của EWEC ................................... 15
1.2.1.2 Mục tiêu của hành lang kinh tế Đông – Tây. ........................................ 16
1.2.1.3 Kết quả đạt được của các dự án trên hành lang kinh tế Đông –
Tây.
............................................................................................................. 18
1.3Kinh nghiệm một số quốc gia và kinh nghiệm ở Việt Nam về phát triển
sinh kế bền vững. ....................................................................................................... 21
1.3.1 Kinh nghiệm một số quốc gia về phát triển sinh kế bền vững. .................... 21
1.3.1.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc. .............................................................. 21
1.3.1.2 Kinh nghiệm của Hàn Quốc. ................................................................. 22
1.3.2 Kinh nghiệm của Việt Nam về phát triển sinh kế bền vững. ........................ 23
CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG – TÂY
ĐẾN SỰ THAY ĐỔI SINH KẾ NGƯỜI DÂN HUYỆN HƯỚNG HÓA,
TỈNH QUẢNG TRỊ. .................................................................................................... 26
2.1Khái quát về địa bàn nghiên cứu. ......................................................................... 26
2.1.1 Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 26
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội................................................................................ 28
2.1.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội. ..................................................... 28
2.1.2.2 Tình hình dân số lao động. .................................................................... 30
2.1.2.3 Thực trạng về y tế giáo dục. .................................................................. 32
2.2Tác động của hành lang kinh tế Đông – Tây đến thay đổi sinh kế của
người dân. .................................................................................................................. 34
2.2.1 Phân tích năm nguồn vốn sinh kế của các hộ được điều tra. ...................... 35
2.2.1.1 Nguồn vốn con người. ........................................................................... 35
2.2.1.2 Nguồn vốn tự nhiên. .............................................................................. 36
2.2.1.3 Nguồn vốn xã hội. ................................................................................. 42
2.2.1.4 Nguồn vốn vật chất ................................................................................ 42
2.2.1.5 Ngồn vốn tài chính ................................................................................ 45
2.2.2 Phân tích sự thay đổi trong các hoạt động sinh kế của hộ. ......................... 47
2.2.3 Kết quả sinh kế ............................................................................................. 54
2.2.3.1 Chất lượng cuộc sống. ........................................................................... 54
SVTH: Võ Thị Thu Thảo
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính
2.2.3.2 Khả năng chống chọi với tổn thương. ................................................... 56
2.2.4 Các đánh giá chung của người dân về hành lang kinh tế Đông –
Tây.
................................................................................................................. 56
2.2.4.1 Ảnh hưởng của EWEC đến việc làm và thu nhập. ................................ 56
2.2.4.2 Ảnh hưởng của EWEC đến hoạt động thu mua, buôn bán và
vận chuyển. ......................................................................................................... 57
2.2.5 Đánh giá chung về tác động EWEC đến sự phát triển chung của
huyện Hướng Hóa. ................................................................................................. 58
2.2.5.1 Tác động tích cực. ................................................................................. 58
2.2.5.2 Tác động tiêu cực. ................................................................................. 60
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP. ........................................................... 61
3.1Quan điểm của định hướng phát triển sinh kế bền vững. ..................................... 61
3.2Định hướng. .......................................................................................................... 62
3.3Giải pháp. .............................................................................................................. 62
3.3.1 Giải pháp nhằm hỗ trợ hộ gia đình tiếp cận thành công các nguồn
vốn sinh kế. ............................................................................................................. 63
3.3.2 Giải pháp cấp địa phương ........................................................................... 65
3.3.2.1 Giải pháp về đầu tư ................................................................................ 66
3.3.2.2 Giải pháp về sản xuất. ........................................................................... 67
3.3.3 Giải pháp cấp hộ. ......................................................................................... 68
PHẦN III: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ. ....................................................................... 70
1. Kết luận. ................................................................................................................ 70
2. Kiến nghị............................................................................................................... 71
2.1Đối với nhà nước. ................................................................................................. 71
2.2Đối với chính quyền địa phương. ......................................................................... 72
2.3Đối với hộ nông dân. ............................................................................................ 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 73
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 74
SVTH: Võ Thị Thu Thảo
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
ADB:
Asian Development Bank
ASEAN:
Association of Southeast Asian Nations
EWEC:
East – West Economic corridor
GMS:
Greater Mekong Subregion
BQ:
Bình quân
CNH – HĐH:
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
CN – TTCN:
Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp
Đvt:
Đơn vị tính
GT:
gới tính
GTBQ:
Giá trị bình quân
GV:
Giáo viên
HS:
Học sinh
KT –XH:
Kinh tế xã hội
KTTM:
Kinh tế thương mại
NLTS:
Nông lâm thủy sản
NT:
Nông thôn
PT:
Phổ thông
SK:
Sinh kế
SX – KD:
Sản xuất – kinh doanh
TMDV:
Thương mại dịch vụ
TT:
Thành thị
SVTH: Võ Thị Thu Thảo
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ
Sơ đồ 1.1: khung sinh kế bền vững ................................................................................6
Biểu đồ 2.1: cơ cấu sử dụng đất của ..............................................................................38
hộ không bị ảnh hưởng EWEC 2015.............................................................................38
Biểu đồ 2.2: cơ cấu sử dụng đất của ..............................................................................38
hộ không bị ảnh hưởng EWEC 2005.............................................................................38
Biểu đồ 2.4: cơ cấu sử dụng đất ....................................................................................39
của hộ bị ảnh hưởng EWEC 2005 .................................................................................39
Biểu đồ 2.3: cơ cấu sử dụng đất ....................................................................................39
của hộ bị ảnh hưởng EWEC 2015 .................................................................................39
Biểu đồ 2.5: mục đích sử dụng vốn vay nhóm I............................................................46
Biểu đồ 2.6: mục đich sử dụng vốn vay nhóm II ..........................................................46
SVTH: Võ Thị Thu Thảo
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính
DANH MỤC CÁC BẢNG
.
Bảng 2.1: Giá trị sản xuất theo giá hiện hành phân theo lĩnh vực.................................29
Bảng 2.2: Tình hình dân số của huyện. .........................................................................30
Bảng 2.3: Lao động trên 15 tuổi làm việc hằng năm trong các ngành kinh tế. ............32
Bảng 2.4: Cơ sở về giáo dục của huyện Hướng Hóa ....................................................33
Bảng 2.5: Cơ sở y tế của huyện Hướng Hóa .................................................................34
Bảng 2.6: Chủ hộ của các hộ điều tra năm 2016 ..........................................................35
Bảng 2.7: Diện tích đất của các hộ được điều tra 2005 – 2015. ....................................37
Bảng 2.8: Tình hình trang bị tài sản của hộ ...................................................................43
Bảng 2.9: Giá trị của các loại tài sản của hộ. ................................................................44
Bảng 2.10: Tình hình vốn tài chính của hộ ...................................................................45
Bảng 2.11: Nguồn thu nhập từ hoạt động trồng trọt 2005 – 2015. ...............................48
Bảng 2.12: Nguồn thu nhập từ hoạt động chăn nuôi 2005 – 2015 ................................50
Bảng 2.13: Thu nhập từ hoạt động khai thác rừng 2005 – 2015. ..................................52
Bảng 2.14: Nguồn thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp 2005 – 2015. ....................53
Bảng 2.15: Mức chi tiêu các loại hàng hóa trong tháng ................................................54
SVTH: Võ Thị Thu Thảo
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh kinh tế hiện nay hội nhập kinh tế quốc tế là một đòi hỏi tất yếu
khách quan của tất cả các quốc gia trên thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả sẽ
giúp Việt Nam tạo ra thế đứng vững mạnh trên trường quốc tế, hạn chế những đối xử
không công bằng, tranh thủ nguồn vốn, kỹ thuật công nghệ của các nước phát triển, mở
rộng thị trường xuất nhập khẩu, tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Việt Nam có rất nhiều lợi thế để bước vào hội nhập. Một trong những lợi thế đó
là nước ta nằm trong vị trí chiến lược trong bản đồ phát triển kinh tế thế giới và khu
vực. Nằm ở vùng trung tâm của biển Thái Bình Dương, nơi mà các luồng vận tải biển
quốc tế, nơi giao thoa các dòng thương mại Âu – Á, Mỹ - Á, Đại Dương – Á và Phi –
Á. Do vậy việc chúng ta tham gia vào hành lang kinh tế đặc biệt là hành lang kinh tế
Đông – Tây giúp chúng ta phát huy được lợi thế.
Sự ra đời của EWEC vào tháng 10/1998 tại Manila (philippin) đã tạo điều kiện
cho các nước trong khu vực tiểu vùng sông Mê Kong mở rộng gồm: Lào, Thái Lan,
Myanmar và Việt Nam tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác kinh tế nhằm thúc
đẩy giao lưu thương mại, đầu tư phát triển giữa các nước, giảm chi phí lưu thông
hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông thuận lợi và hiệu quả, góp phần
giảm nghèo và tăng thu nhập cho người dân.
Hành lang kinh tế Đông – Tây có vai trò rất quan trọng tới sự phát triển kinh tế
xã hội của khu vực nói chung và của tỉnh Quảng Trị nói riêng. Qua 10 năm xây
dựng và phát triển EWEC đã đem lại nhiều lợi ích cho một số đối tượng nhưng
cũng có tác động đến các đối tượng khác. Từ khi hành lang kinh tế Đông – Tây
chính thức bước vào thông tuyến đã có những tác động không nhỏ đến sự thay đổi
sinh kế người dân của Tỉnh Quảng Trị nói chung và người dân ở huyện Hướng hóa
nói riêng.
Hiện nay, dưới sự tác động EWEC và nhiều yếu tố khác nên sinh kế của người
dân có nhiều sự thay đổi. Trong quá trình vận động có những biến đổi phù hợp đem
SVTH: Võ Thị Thu Thảo
1
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính
lại hiệu quả kinh tế nhất định, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân địa
phương, song bên cạnh đó có những biến đổi chưa phù hợp cần đáng quan tâm.
Với những lý do đó tôi đã chọn đề tài: “Tác động của hành lang kinh tế Đông
– Tây đến sự thay đổi sinh kế của người dân tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị”.
Qua nghiên cứu, đề tài mong muốn làm rõ sự thay đổi trong hoạt động sinh kế của
hộ dân và trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm đảm bảo phát triển sinh kế
bền vững.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
- Mục tiêu chung: Đề xuất giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho người dân
huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tác động của hành
lang kinh tế Đông – Tây đến sinh kế của người dân
+ Đánh giá tác động của EWEC đến sự thay đổi sinh kế của người dân phụ thuộc
vào rừng.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1 Đối tượng nghiên cứu.
Tác động của EWEC đến sự thay đổi sinh kế của người dân trên địa bàn huyện.
3.2 Phạm vi nghiên cứu.
- Phạm vi về không gian: Huyện Hướng hóa, tỉnh Quảng Trị
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian:
+ Số liệu sơ cấp: Số liệu liên quan đến sinh kế của hộ năm 2015.
+ Số liệu thứ cấp: 2005 – 2015.
3.3 Phương pháp nghiên cứu.
a. Phương pháp tiếp cận.
Áp dụng khung phân tích sinh kế bền vững (DFID) năm 2003.
SVTH: Võ Thị Thu Thảo
2
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính
b. Phương pháp thu thập số liệu.
- Nguồn số liệu thứ cấp: Nghiên cứu tài liệu liên quan đến các số liệu về vấn đề
mức thu nhập, số liệu liên quan đến năng suất từ các hoạt động sản xuất. Đồng thời thu
thập thông tin thứ cấp từ các nguồn tài liệu về sinh kế, nguồn internet, niên giám thống
kê ( 2005 – 2014), các bài báo liên quan, các trang thông tin của huyện xã.
- Nguồn số liệu sơ cấp: Hệ thống câu hỏi phỏng vấn được soạn thảo và điều tra
thử để kiểm tra mức độ thu thập thông tin có thể và kiểm tra tính chính xác của thông
tin thu thập. Các câu hỏi in sẵn tập trung vào việc thu thập các tư liệu số liệu phục vụ
nghiên cứu thực trạng, đánh giá nhu cầu nâng cao năng lực tiếp cận nguồn vốn sinh kế
của người dân và những đề nghị của người dân về cơ chế, chính sách giúp họ trong
việc tiếp cận nguồn lực sinh kế. Bảng hỏi được thu thập thông qua phương pháp phỏng
vấn trực tiếp và phỏng vấn hồi cố. Phỏng vấn trực tiếp để tiến hành thu thập thông tin
hiện trạng trong khi đó phỏng vấn hồi cố được sử dụng để tiến hành thu thập các thông
tin trong quá khứ.
c. Phương pháp xử lý số liệu.
- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được vận dụng để mô tả bức tranh
tổng quát về tình hình cơ bản các địa bàn nghiên cứu, thực trạng các nguồn lực sinh kế
của người dân địa phương. Bằng phương pháp này chúng ta có thể mô tả được những
nhân tố thuận lợi và cản trở sự tiếp cận các nguồn vốn sinh kế đối với người dân.
- Phương pháp so sánh: so sánh giữa các thời kỳ khác nhau về khả năng của
người dân trong việc tiếp cận nguồn vốn sinh kế.
- Phương pháp toán kinh tế: Phân tích định lượng thông qua kiểm định T. test
dựa vào phần mềm spss 22. Kiểm định T. test là kiểm định giả thuyết về giá trị trung
bình của hai biến độc lập với mức ý nghĩa α = 0.05. Nếu sig của kiểm định t <= α thì
có sự khác biệt về trung bình của hai tổng thể. Nếu sig> α thì không có sự khác biệt có
ý nghĩa về trung bình của hai tổng thể.
SVTH: Võ Thị Thu Thảo
3
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1.1 Cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
1.1.1 Khái niệm chung về sinh kế và sinh kế bền vững.
1.1.1.1 Khái niệm về sinh kế.
Phương pháp tiếp cận sinh kế là một trong các phương pháp tiếp cận mới trong
phát triển nông nghiệp, nông thôn theo xu hướng bền vững và hiệu quả. Người đi đầu về
nội dung sinh kế đó là Robert Chambers trong tác phẩm của ông vào những năm 1980
(sau đó được phát triển và hoàn thiện hơn nữa bởi Chamber, Conway và những người
khác vào đầu những năm 1990). Từ đó một số cơ quan phát triển đã tiếp nhận khái niệm
sinh kế và cố gắng đưa vào thực hiện. Phương pháp tiếp cận sinh kế đã được hoàn thiện
ở các nước phát triển trên thế giới, dựa trên khuôn khổ cam kết hỗ trợ của Bộ phát triển
quốc tế Anh (DFID) về “Những chính sách và hành động cho việc xúc tiến các loại hình
sinh kế bền vững”. Đây là một trong ba mục tiêu mà DFID đã đặt ra trong Sách Trắng
năm 1997 nhằm đạt được những mục đích chung về xóa đói giảm nghèo.
Theo khái niệm của DFID đưa ra: “ Một sinh kế có thể được miêu tả như là sự
tập hợp các nguồn lực và khả năng con người có kết hợp với những quyết định và hoạt
động mà họ thực thi nhằm để để kiếm sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước
nguyện của họ”.
1.1.1.2 Khái niệm về sinh kế bền vững.
Theo R. Chamber (1989); T. Reardon, và J.E. Taylor, (1996), một sinh kế được
xem là bền vững khi nó có thể đối phó và khôi phục trước những năng lực lẫn tài sản
của nó trong hiện tại và tương lai, trong khi không làm suy thoái nguồn tài nguyên
thiên nhiên.
Các chính sách để xác định sinh kế cho người dân theo hướng bền vững được xác
định liên quan chặt chẽ đến bối cảnh kinh tế vĩ mô và tác động của các yếu tố bên
ngoài. Tiêu biểu cho các nghiên cứu này là Ellis (2004, 2005), Barett và Reardon
SVTH: Võ Thị Thu Thảo
4
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính
(2000). Các nghiên cứu này đã chỉ ra mối liên hệ giữa mức độ tăng trưởng kinh tế, cơ
hội sinh kế và cải thiện đói nghèo của người dân. Đồng thời nhấn mạnh vai trò của thể
chế, chính sách cũng như các mối liên hệ và hỗ trợ xã hội đối với cải thiện sinh kế, xóa
đói giảm nghèo. Sự bền vững trong các hoạt động sinh kế phụ thuộc vào rất nhiều yếu
tố như khả năng trang bị nguồn vốn, trình độ của lao động, các mối quan hệ trong cộng
đồng, các chính sách phát triển… Tuy vậy, sự bền vững của tài nguyên thiên nhiên là
yếu tố nền tảng trong việc quyết định một sinh kế có bền vững hay không.
Hiện nay, sinh kế bền vững đã và đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà
nghiên cứu cũng như hoạch định chính sách phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới.
Mục tiêu cao nhất của quá trình phát triển cao nhất của quá trình phát triển kinh tế ở
các quốc gia là cải thiện được sinh kế và nâng cao phúc lợi của cộng đồng dân cư,
đồng thời phải luôn đặt nó trong mối quan hệ phát triển bền vững. Các nghiên cứu về
sinh kế hiện nay về cơ bản xây dựng khung phân tích sinh kế bền vững trên cơ sở các
nguồn lực của hộ gia đình bao gồm nguồn lực vật chất, tự nhiên, tài chính, xã hội và
nhân lực.
Khung sinh kế là một công cụ được xây dựng nhằm xem xét những yếu tố khác
nhau ảnh hưởng đến sinh kế của con người, đặc biệt là những yếu tố gây khó khăn hoặc
tạo cơ hội trong sinh kế. Đồng thời, khung sinh kế cũng nhằm mục đích tìm hiểu xem
những yếu tố này liên quan với nhau như thế nào trong bối cảnh cụ thể. Tổ chức phát triển
toàn cầu của vương quốc Anh (DFID) đã đưa ra khung sinh kế bền vững như sau:
SVTH: Võ Thị Thu Thảo
5
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính
Sơ đồ 1.1: khung sinh kế bền vững
Chính sách, tiến
trình và cơ cấu
Bối cảnh
dễ tổn
thương
- Xu hướng
- Thời vụ
- Chấn động
(trong tự
nhiên và
môi trường,
thị trường,
chính trị,
chiến
tranh…)
Con người
Xã hội
Tự nhiên
-Ở các cấp khác
nhau của Chính
phủ, luật pháp,
chính sách công,
các động lực, các
qui tắc
-Chính sách và
thái độ đối với
khu vực tư nhân
Vật chất
Tài chính
-Các thiết chế
công dân, chính
trị và kinh tế (thị
trường, văn hoá)
Các chiến
lược SK
-Các tác nhân
xã hội (nam,
nữ, hộ gia
đình, cộng
đồng …)
-Các cơ sở tài
nguyên thiên
nhiên
-Cơ sở thị
trường
- Đa dạng
-Sinh tồn
hoặc tính bền
vững
Các kết quả SK
-Thu nhập nhiều
hơn
-Cuộc sống đầy đủ
hơn
-Giảm khả năng tổn
thương
-An ninh lương thực
được cải thiện
-Công bằng xã hội
được cải thiện
-Tăng tính bền vững
của tài nguyên thiên
nhiên
-Giá trị không sử
dụng của tự nhiên
được bảo vệ
Nguồn DFID 2003
1.1.1.3 Các thành phần của khung sinh kế bền vững
a, Hoàn cảnh dễ bị tổn thương
Hoàn cảnh dễ bị tổn thương là môi trường sống bên ngoài của con người, sinh
kế và tài sản sẵn có của con người bị ảnh hưởng cơ bản bởi những xu hướng chủ yêu,
cũng như bởi những cú sốc thời vụ. Chính những điều này khiến sinh kế và tài sản trở
nên bị giới hạn và không kiểm soát được.
Một số ví dụ về các nhân tố ảnh hưởng đến tài sản và sinh kế của con người:
-
Xu hướng: xu hướng dân số, xu hướng tài nguyên kể cả xung đột, xu hướng
kinh tế quốc gia, quốc tế, những xu hướng thể chế (bao gồm chính sách, những
xu hướng kỹ thuật…)
-
Cú sốc: cú sốc về sức khỏe con người, thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh cây
trồng vật nuôi.
-
Tính thời vụ: Biến động giá cả sản xuất, sức khỏe và những cơ hội việc làm
Những nhân tố cấu thành hoàn cảnh dễ bị tổn thương quan trọng vì chúng có
tác động trực tiếp lên tình trạng tài sản và những lựa chọn của con người mà với
chúng sẽ mở ra cơ hội để họ theo đuổi những kết quả sinh kế có lợi.
SVTH: Võ Thị Thu Thảo
6
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính
b, những tài sản sinh kế
- Vốn con người: bao gồm sức mạnh về thể lực, năng lực, trí tuệ biểu hiện ở kỹ
năng, kiến thức làm kinh tế, khả năng quản lý gia đình của người dân. Các yếu tố giúp
cho con người có thể theo đuổi những chiến lược tìm kiếm thu nhập khác nhau và đạt
những mục tiêu sinh kế của họ. Ở mức độ gia đình nguồn nhân lực được xem là số
lượng và chất lượng nhân lực có sẵn.
- Vốn xã hội: bao gồm các mối quan hệ trong xã hội mà con người dựa vào để
thể hiện các hoạt động sinh kế, chủ yếu là các mạng lưới xã hội (các tổ chức chính trị
hoặc dân sự), thành viên của các tổ chức cộng đồng.
- Vốn tự nhiên: Gồm nguồn tài nguyên có trong môi trường tự nhiên mà con
người có thể sử dụng để thực hiện hoạt động sinh kế như: đất đai, rừng, nước, không
khí, cây trồng, vật nuôi, đa dạng sinh học…trong thực tế, sinh kế người dân thường bị
tác động rất lớn bởi những biến động của nguồn lực tự nhiên.
- Vốn vật chất: Thể hiện ở các tài sản vật chất đảm bảo cho cuộc sống sinh hoạt
cũng như làm ăn của người dân ví dụ: đường giao thông, điện, nhà ở, thông tin,
phương tiện đi lại, phương tiện đi lại…
- Vốn tài chính: Được thể hiện bằng khả năng tạo ra dòng tiền cho hộ gia đình.
Bao gồm: khoản tiền tiết kiệm, tiền mặt, trang sức, các khoản vay, các nguồn khác như
lương, các nguồn hỗ trợ, viện trợ bên ngoài cho hộ gia đình…
c, Chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế
Chiến lược sinh kế là cách thức sinh nhai để người dân đạt được mục tiêu của
họ. Các hộ gia đình, các cộng đồng thường theo đuổi chiến lược đa sinh kế (nhiều cách
thức sinh sống). Các chiến lược sinh kế đó có thể phụ thuộc hoặc không phụ thuộc vào
điều kiện môi trường, chúng phụ thuộc ít nhiều vào thị trường, việc làm trông nền kinh
tế và chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước. Người dân có thể sử dụng những
gì mà họ có thể tiếp cận được để tồn tại hoặc cải thiện tình hình hiện tại.
Chiến lược sinh kế của người dân bao gồm những quyết định lựa chọn của họ
về sự đầu tư và sự kết hợp các nguồn lực sinh kế vào với nhau. Quy mô của các hoạt
SVTH: Võ Thị Thu Thảo
7
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính
động tạo thu nhập mà họ đang theo đuổi. Quản lý như thế nào để bảo tồn được các
nguồn lực sinh kế và tạo thu nhập cho họ.
Kết quả sinh kế mang tính chất là tiêu chí cao nhất trong khung sinh kế bền
vững. Kết quả sinh kế là vấn đề thuộc về an sinh xã hội, cuộc sống của người dân ra
sao? Thu nhập của họ như thế nào? An ninh lương thực, khả năng ứng biến sinh kế
trước những thay đổi, cải thiện công bằng xã hội. Đây là kết quả thay đổi cuối cùng mà
người dân, cộng đồng và các tổ chức phát triển mong muốn đạt được.
1.1.1.4 Mối quan hệ các tài sản trong khung.
a, Quan hệ giữa các tài sản
những tài sản sinh kế nối kết với nhau theo vô số cách để tạo ra kết quả sinh kế
có lợi. Hai loại quan hệ quan trọng là:
-
Sự tuần tự: Việc sở hữu một loại tài sản giúp người dân từ đó tạo thêm các loại
tài sản khác. Ví dụ người dân dùng tiền để mua sắm vật dụng sản xuất và tiêu
dùng.
-
Sự thay thế: Một loại tài sản có thể thay thế cho những loại tài sản khác không?
Sự gia tăng nguồn vốn con người có đủ đền bù sự thiếu hụt nguồn vốn tài chính
không? Nếu có, điều này có thể dựa vào mở rộng lựa chọn cho cung cấp.
b, Mối quan hệ trong khung
-
Tài sản và hoàn cảnh dễ tổn thương: Tài sản có thể vừa bị phá hủy vừa được tạo
ra thông qua các biến động hoàn cảnh.
-
Tài sản và sự tái cấu trúc và thay đổi quy trình thể chế: Thể chế, chính sách và
sự chuyển dịch cơ cấu, quy trình sản xuất có những ảnh hưởng sâu sắc đến khả
năng tiếp cận tài sản.
-
Tạo ra tài sản: Chính sách đầu tư xây dựng CSHT cơ bản (nguồn vốn hữu hình)
hoặc phát minh kỹ thuật hoặn sự tồn tại của những thể chế địa phương làm
mạnh lên nguồn vốn xã hội.
-
Xác định cách tiếp cận tài sản: quyền sở hữu, những thể chế điều chỉnh cách
tiếp cận với những nguồn tài nguyên phổ biến.
SVTH: Võ Thị Thu Thảo
8
Khóa luận tốt nghiệp
-
GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính
Ảnh hưởng tỉ lệ tích lũy tài sản: Chính sách thuế ảnh hưởng đến doanh thu của
những chiến lược sinh kế.
Tuy nhiên, đây không phải là mối quan hệ đơn giản, những cá nhân và những
nhóm cũng ảnh hưởng lên sự tái cấu trúc và thay đổi quy trình thể chế. Nói chung, tài
sản càng được cung ứng chi người dân thì họ sẽ sử dụng càng nhiều. Vì vậy một cách
để đạt được sự trao quyền có thể là hỗ trợ cho người dân xây những tài sản của họ.
Tài sản và những chiến lược sinh kế: những ai có nhiều tài sản có khuynh hướng
có nhiều lựa chọn lớn hơn và những khả năng chuyển đổi giữa nhiều chiến lược để
đảm bảo sinh kế của họ.
Tài sản và những kết quả sinh kế: Khả năng người dân thoát nghèo phụ thuộc
chủ yếu vào sự tiếp cận của họ đối với những tài sản. những tài sản khác nhau cần để
đạt được những kết quả sinh kế khác nhau.
1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo sinh kế bền vững cho người
dân.
a. Khả năng nhận thức và kiểm soát sự thay đổi của môi trường sinh kế.
Môi trường sinh kế có vai trò quan trọng vì nó tác động trực tiếp lên tài sản và
những lựa chọn của người dân trong việc mưa cầu về lợi ích đầu ra của sinh kế. Chính
vì vậy, việc tăng cường khả năng nhận thức và kiểm soát sự thay đổi môi trường sinh
kế người dân sẽ góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo được nguồn tài sản cũng như
giảm bớt sự bấp bênh trong chiến lược sinh kế của họ. Điều này nó phụ thuộc lớn vào
trình độ học vấn của người dân, nâng cao trình độ người dân nó giúp giảm bớt các tác
động do sự thay đổi môi trường sinh kế gây ra, bên cạnh đó nó còn giúp phát huy được
những lợi thế mà môi trường sinh kế tạo ra trong quá trình hội nhập.
b. Khả năng các nguồn lực và cơ hội tiếp cận thành công các nguồn lực sinh
kế.
Sinh kế của con người phụ thuộc vào khối lượng và chất lượng của những nguồn
vốn mà họ có hoặc có thể tiếp cận. Sự thành công của các chiến lược và hoạt động sinh
SVTH: Võ Thị Thu Thảo
9
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính
kế tùy thuộc vào mức độ hợp lý mà con người có thể kết hợp cũng như quản lý những
nguồn lực mà họ có.
Cơ hội tiếp cận thành công các nguồn lực sinh kế là khả năng của con người
trong việc kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm
sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của mình. Với một nguồn lực
nhất định nhưng nếu con người biết các sử dụng nguồn lực đó một cách hiệu quả và
đúng đắn thì việc đảm bảo sinh kế là có khả thi. Nhưng nếu ngược lại thì dù nguồn lực
có nhiều hơn bao nhiêu đi nữa thì cũng chỉ gây lãng phí.
Vì vậy, việc đảm bảo sinh kế cho người dân cần quan tâm đến các nhân tố về
nguồn lực sinh kế như: nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, lao động, trình
độ phát triển khoa học công nghệ- đó là ưu tiên cho phát triển và trong mục tiêu xóa
đói giảm nghèo
c. Chiến lược sinh kế đúng đắn và hợp lý.
Một chiến lược sinh kế đúng đắn và hợp lý là sự kết hợp giữa các nguồn lực dưới
sự tác động tích cực của các yếu tố nội tại (khả năng tiếp cận của người dân với các
loại tài sản sinh kế và khả năng sử dụng chúng vào sản xuất; những thể chế, chính sách
và tổ chức tác động đến sinh kế của người dân; các chiến lược mà người dân áp dụng
để theo đuổi mục đích của mình) và yếu tố bên ngoài (xu hướng kinh tế, xu hướng
phát triển dân số…) đến sinh kế của mình trên cơ sở nguồn lực mà họ có.
d. Hệ thống các chính sách, thể chế của nhà nước và cộng đồng.
Chính sách và thể chế không những tạo ra cơ hội nhằm giúp cho mỗi người dân
và cả cộng đồng thực hiện các mục tiêu đã xác định để nâng cao thu nhập, cải thiện đời
sống trong sinh kế mà còn là cơ hội cho người dân và cộng đồng giảm thiểu được các
tổn thương và sử dụng hợp lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Bảo đảm an sinh xã hội, trợ giúp và cứu trợ xã hội đa dạng, linh hoạt, có khả
năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là các đối tượng yếu thế, dễ bị
tổn thương là một trong những trọng tâm của chính sách xóa đói giảm nghèo một cách
bền vững.
SVTH: Võ Thị Thu Thảo
10
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính
Một chính sách, thể chế của nhà nước có ảnh hưởng rất lớn trong việc tạo điều
kiện phát triển của người dân. Nếu một chính sách thể hiện quan điểm lấy người dân
làm trung tâm tức khi đó nó thừa nhận người dân có nghững quyền nhất định, cũng
như trách nhiệm giữa họ với nhau và với xã hội nói chung. Khi đó, người dân sẽ có ý
thức và những điều kiện nhất định để phát triển sinh kế cho mình.
e. Sự nỗ lực vươn lên của bản thân hộ gia đình.
Mọi nỗ lực cố gắng đều phải có yếu tố con người và sự nỗ lực vươn lên của
chính bản thân hộ gia đình bị biến động. Do đó có thể khẳng định một điều, sự nỗ lực
vươn lên của con người luôn là yếu tố then chốt góp phần thành công của bất kỳ mô
hình sinh kế nào.
Chiến lược sinh kế của các hộ gia đình là quá trình ra quyết định về các vấn đề
liên quan trực tiếp đến hộ gia đình, bao gồm những vấn đề như thành phần của hộ, tính
gắn bó giữa các thành viên, phân bổ các nguồn lực vật chất và phi vật chất. Để duy trì,
hộ gia đình thường có các chiến lược sinh kế khác nhau, có thể được chia làm 3 loại:
Chiến lược tích luỹ là chiến lược dài hạn nhằm hướng tới tăng trưởng và có thể là kết
hợp của nhiều hoạt động hướng tới tích luỹ và giàu có; Chiến lược tái sản xuất là chiến
lược trung hạn gồm nhiều hoạt động tạo thu nhập, những ưu tiên có thể hướng tới hoạt
động của cộng đồng và an sinh xã hội; Chiến lược tồn tại là chiến lược ngắn hạn, gồm
cả các hoạt động tạo thu nhập chỉ để tồn tại mà không tích luỹ.
f.Các nhân tố ngoại sinh khác.
Trên thực tế, sự thành công của mô hình sinh kế còn phụ thuộc vào một vài yếu
tố khác như sự chủ quan của con người, độ trễ của các chính sách trước những biến
động của môi trường bên ngoài đối với cuộc sống của người dân. Sự thay đổi của các
xu hướng kinh tế, xu hướng phát triển dân số nó cũng tác động đến việc bảo đảm sinh
kế cho người dân.
SVTH: Võ Thị Thu Thảo
11
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính
1.1.3 Tác động của hành lang kinh tế Đông – Tây đến đời sống người dân.
1.1.3.1 Đối với môi trường.
Trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH cùng với tuyến hành lang kinh tế Đông –
Tây đi vào hoạt động đã kéo theo nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư vào địa
bàn. Nhờ vậy có nhiều nhà máy, công ty, cơ sở dịch vụ được xây dựng và phát triển.
Tuy nhiên, do chưa quán triệt một cách chặt chẽ vấn đề môi trường cùng với năng lực
khoa học, công nghệ và tài chính hạn chế nên nhiều cơ sở sản xuất chưa xây dựng hệ
thống kiểm soát ô nhiễm nên gây ra ô nhiễm môi trường và tác động đến cộng đồng.
Phần lớn các cơ sở SX – KD tập trung đầu tư cải thiện chất lượng sản phẩm, nâng
cao hiệu quả sản xuất mà chưa chú trọng công tác bảo vệ môi trường, xử lý các chất thải
như nước thải, khi thải, chất thải rắn, tiếng ồn và độ rung… Nhiều cơ sở sản xuất có khả
năng gây ô nhiễm môi trường trước đây nằm ở xa vị trí khu dân cư nhưng nay đã nằm
xen kẽ và rất gần khu dân cư nên nguy cơ tác động đến sức khỏe cộng đồng ngày càng
gia tăng. Đặc biệt một số cơ sở sản xuất và chế biến cà phê, cao su nằm ở đầu nguồn các
sông, suối nên nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước rất đáng lo ngại.
Mặt khác, ở vùng nông thôn việc sử dụng máy xay xát gạo khá phổ biến ở nhiều
hộ gia đình kinh doanh, nhưng chủ yếu là xay xát bán thủ công. Trong quâ trình hoạt
động, các máy này phát sinh tiếng ồn khá lớn và gây ra ô nhiễm môi trường ảnh hưởng
đến sức khỏe ccon người. ngoài ra, nhiều cơ sở chế biến gỗ mỹ nghệ ở huyện Hướng
Hóa gây ra nhiều tiếng ồn và ô nhiễm không khí. Các cơ sở chăn nuôi và giết mổ gia
súc, gia cầm cũng là nguồn phát sinh ô nhiễm, gây ra mùi hôi khó chịu do hoạt động
tiểu thủ công nghiệp và thiếu kiểm soát môi trường. Kinh tế phát triển đánh đổi về ô
nhiễm môi trường, cần có những biện pháp bảo đảm phát triển môi trường bền vững.
1.1.3.2 Đối với sinh kế người dân.
Mười năm đi vào hoạt động EWEC đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân từ
tiếp cận khoa học công nghệ, các giống cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Với
điều kiện địa lý và tự nhiên của huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) được đánh giá là thuận
lợi để phát triển cây công nghiệp. Toàn huyện có diện tích đất tự nhiên trên 115.000
SVTH: Võ Thị Thu Thảo
12
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính
ha, trong đó phần lớn là đất đỏ ba dan. Thời gian qua, chính quyền huyện Hướng Hóa
đã vận động người dân khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, biến những vùng đất
hoang vu thành vườn đồi, vườn rừng, đưa vào ươm trồng nhiều loại cây công nghiệp
có giá trị kinh tế cao, hình thành những vùng chuyên canh rộng lớn.
Trước kia, cuộc sống người dân huyện Hướng Hóa gặp vô vàn khó khăn. Bà con
đã tập trung trồng lúa nước là chủ yếu. Tuy nhiên, ai cũng hiểu, đây mới là bước đi
khởi đầu. Về lâu dài, bài toán phát triển của huyện đã tìm được những giống cây trồng
chủ lực, có hiệu quả kinh tế cao. Sau nhiều lần thử nghiệm, chính quyền và người dân
huyện Hướng Hóa đã chọn cây sắn với niềm tin sẽ vực dậy vùng Lìa. Đặc biệt, khi
Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Hướng Hóa đi vào hoạt động, sự kỳ vọng đó càng tăng
lên. Không phụ lòng người, cây sắn phát triển nhanh chóng. Đến nay, diện tích trồng
sắn trên địa bàn huyện Hướng Hóa đã tăng lên 4.400 ha sắn, sản lượng bình quân hàng
năm hơn 55.000 tấn sắn củ tươi, mang lại doanh thu trên 70 tỷ đồng. Nhờ trồng sắn,
nhiều hộ dân người Vân Kiều, Pa Kô đã thoát khỏi nghèo khó. Chuyện nông dân trồng
sắn thu nhập mỗi năm 100-200 triệu đồng trở nên phổ biến.
Hiện nay, cái tên “thủ phủ cà phê” đã được dùng để gọi cho nhiều địa phương
trên địa bàn như: thị trấn Khe Sanh, xã Hướng Phùng, Hướng Tân...Toàn huyện
Hướng Hóa có gần 5.000 ha cà phê, trong đó hơn 4.400 ha đã cho thu hoạch với sản
lượng hàng năm gần 48.000 tấn, mang lại nguồn thu gần 200 tỷ đồng. Thực ra, chuyện
làm giàu từ cây cà phê vốn không phải lúc nào cũng thuận lợi. Người dân huyện
Hướng Hóa từng gặp nhiều khó khăn khi phần lớn diện tích cà phê trên địa bàn già cỗi,
năng suất và chất lượng đều giảm. Thế nhưng, việc ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học
kỹ thuật đã giúp bà con vượt qua khó khăn. Cùng với sắn, cà phê, cây chuối cũng đã
góp phần làm thay đổi cuộc sống người dân Hướng Hóa. Từ buổi đầu chỉ được trồng
thử nghiệm trong vườn nhà, chuối nhanh chóng mọc khắp các vườn đồi. Hơn thế, một
số hộ ở Hướng Hóa còn hợp tác với người dân nước bạn để trồng chuối. Là mặt hàng
xuất khẩu có giá trị, chuối đã mang lại cho bà con nơi đây nguồn thu lớn. Riêng tại xã
Tân Long, cây chuối đã mang về mỗi năm trên dưới 60 tỷ đồng.
SVTH: Võ Thị Thu Thảo
13
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính
Người dân huyện Hướng Hóa còn đưa vào ươm trồng nhiều giống cây công
nghiệp có giá trị kinh tế cao khác như: cao su, hồ tiêu, bời lời, mắc ca… Trong đó, bời
lời được trồng ngày càng nhiều tại các xã Hướng Tân, Hướng Lập, Hướng Việt, A
Xing, Xy… Trung bình, 1 ha bời lời đang độ tuổi thu hoạch có thể đem lại thu nhập
cho người dân từ 60-80 triệu đồng/năm. Cùng với bời lời, diện tích các loại cây ăn quả
và cao su, hồ tiêu ngày càng được mở rộng. Hiện nay, diện tích cây cao su toàn địa bàn
có trên 800 ha, trong đó khoảng 200 ha cho thu hoạch. Hồ tiêu có hơn 190 ha và cây
ăn quả gần 3.000 ha.
Giờ đây, cây công nghiệp không còn là cây xóa đói, giảm nghèo mà trở thành
cây trồng giúp người dân làm giàu một cách bền vững. Với mục tiêu và cơ cấu cây
trồng đã chọn, huyện Hướng Hóa đang tiếp tục mở rộng diện tích các loại cây công
nghiệp có giá trị kinh tế cao; tích cực chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật; nghiên
cứu, đưa vào ươm trồng các giống cây công nghiệp mới; thường xuyên tổ chức đào tạo
nghề, tập huấn cho nông dân… Bên cạnh đó, huyện luôn ưu tiên phát triển ngành công
nghiệp chế biến; tập trung xây dựng thương hiệu; thu hút các dự án đầu tư… để cây
công nghiệp đứng vững và phát triển, từng bước nâng cao đời sống người dân trên địa
bàn miền núi.
1.1.3.3 Đối với tài nguyên rừng.
Cùng với sự phát triển đời sống kinh tế của người dân, cộng đồng đang phải đối
mặt với nhiều thách thức về tài nguyên rừng, tuy nhiên đã có những chính sách quản lý
rừng hợp lý, tính từ năm 1989 độ che phủ rừng là 21,5% thì đến năm 2015 độ che phủ
rừng đã được nâng lên 49,5%. Việc giao khoán bảo vệ rừng trong những năm qua đã
thực hiện được 101.451 lượt/ha/năm, bình quân mỗi năm giao khoán bảo vệ rừng
20.000 lượt/ha/năm. Khoanh nuôi phục hồi rừng đạt 1.419 ha/năm; làm giàu, nâng cấp
rừng trồng 1.700 ha.
Sau hơn 10 năm thực hiện chính sách giao đất, giao rừng cho dân sử dụng, quản
lý đã góp phần tích cực giải quyết nhu cầu về đất sản xuất của người dân, hạn chế nạn
phá rừng và nâng độ che phủ rừng.
SVTH: Võ Thị Thu Thảo
14
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính
Điều nghịch lý là, trong khi ở đồng bằng, nhiều người giàu lên nhờ trồng rừng thì
ở miền núi đa phần người dân rất khó sống được từ trồng rừng. Việc sử dụng đất rừng
và công tác bảo vệ rừng tại 2 huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị
không mang lại hiệu quả như mong muốn.
Thời gian qua, ở huyện miền núi Đakrông, nhiều người chặt phá hoặc bán rừng
non lấy đất trồng cây sắn. Vậy là mục tiêu giao đất trồng rừng không đạt như mong
muốn. Tuy nhiên, đất rừng giao cho dân quán lý nằm tận rừng sâu, xa đường, địa hình
cách trở nên hiệu quả sử dụng đất rừng không cao. Còn với những người dân nhận
quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên cũng không mấy vui vẻ vì tiền công chăm sóc quá thấp.
Với mục tiêu “làm cho mỗi khu đất, mỗi cánh rừng, mỗi quả đồi đều có người
làm chủ”, chủ trương giao đất, giao rừng ở tỉnh Quảng Trị đã góp phần giải quyết đất
sản xuất, ổn định cuộc sống người dân ở gần rừng, hạn chế nạn chặt phá, đốt rừng, bảo
vệ môi trường. Thế nhưng, ở miền núi, hiệu quả sử dụng đất rừng không cao, tiền công
bảo vệ rừng tự nhiên quá thấp, người dân chưa thực sự gắn bó với rừng. Thực tế này là
bài toán khó không chỉ riêng ở tỉnh Quảng Trị. Theo tính toán của ngành chức năng
tỉnh, bình quân mỗi năm, tỉnh Quảng Trị khai thác từ 6.000 ha đến 10.000 ha rừng
trồng, chủ yếu là keo lá tràm. Mỗi năm tỉnh Quảng Trị thu về khoảng 400 tỷ đồng từ
rừng trồng, giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động, tạo ra chuỗi giá trị kinh
tế lớn. Nhiều gia đình đã giàu lên nhờ trồng rừng. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với
người trồng rừng ở vùng đồng bằng hoặc nơi có đường vận chuyển thuận tiện. Còn tại
miền núi, địa hình cách trở thì tiền bán gỗ không đủ chi phí cho đầu tư, chăm sóc, khai
thác.
1.2 Cơ sở thực tiễn liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
1.2.1 Giới thiệu về hành lang kinh tế Đông – Tây.
1.2.1.1 Quá trình hình thành và vị trí địa lý của EWEC
- Hành lang kinh tế Đông Tây được thông qua tại hội nghị Bộ trưởng tiểu vùng
sông Mê Công mở rộng lần thứ 8 (10/1998). Hành lang kinh tế Đông Tây đa dạng về
địa hình, khí hậu, giao cắt với một số tuyến mạch Bắc – Nam như: Yangon – Dawei,
SVTH: Võ Thị Thu Thảo
15
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính
Chiang Mai – Bangkok, đường 13 (Lào) và quốc lộ 1A (Việt Nam), có điều kiện thuận
lợi để phát triển thương mại lớn như Băng Cốc, thành phố Hồ Chí Minh. Các địa
phương dọc hành lang đa số đều tương đối nghèo, chậm phát triển, đông dân cư và xa
cách về mặt địa lý. Nông nghiệp đống vai trò quan trọng, sự phát triển công nghiệp
còn hạn chế.
- Hành lang kinh tế Đông – Tây là tuyến hành lang dài 1.450 km, đi qua bốn
nước Việt Nam, Lào, Thái Lan và Myanmar, có cực tây là thành phố cảng
Mawlamyine (Myanma) đi qua bang Kayin (Myanma), các tỉnh: Yasothon, Mukdahan
(Thái Lan), Savannakhet (Lào), Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và cực Đông là Thành
Phố Đà Nẵng (Việt Nam). Đây là một trong 5 hành lang kinh tế thuộc Tiểu vùng Mê
Kong mở rộng và chính thức thông tuyến vào ngày 20/12/2006. Ở Việt Nam tuyến
đường này chạy từ cửa khẩu Lao Bảo qua các tỉnh thành Quảng Trị, Huế và Đà Nẵng.
Và quan trọng là nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương bằng một cự ly không
thể ngắn hơn.
- Hành lang kinh tế là biện pháp hợp tác mới để thúc đẩy hợp tác và phát triển
kinh tế của các nước tiểu vùng. Hành lang kinh tế vốn xuất phát và phát triển từ hành
lang giao thông, nó vượt qua nội dung đơn thuần là đường giao thông, mà là lấy xây
dựng cơ sở hạ tầng giao thông làm cơ sở, kết hợp hữu cơ giữa các hoạt động kinh tế,
sản xuất, thương mại và đầu tư ở khu vực địa lý nhất định, hình thành nên hợp tác kinh
tế tổng hợp lấy xây dựng cơ sở hạ tầng làm trung tâm.
1.2.1.2 Mục tiêu của hành lang kinh tế Đông – Tây.
Đối với bốn quốc gia trong khu vực tiểu vùng sông Mê – Kong mở rộng gồm:
Lào, Thái Lan, Myanma và Việt Nam thì sự ra đời của hành lang kinh tế Đông – Tây
có bốn mục tiêu chính như sau:
- Thứ nhất, tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế nhằm thúc đẩy giao lưu
thương mại, đầu tư và phát triển giữa các nước.
SVTH: Võ Thị Thu Thảo
16