Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

skkn một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 mạnh dạn, tự tin trong hợp tác nhóm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.23 KB, 13 trang )

A. MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:

Để đáp ứng nhu cầu của xã hội, thì giáo dục phải không ngừng phát triển. Trong
dạy học việc giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức một cách linh hoạt, sáng tạo
thì người giáo viên còn phải giúp cho các em có một kỹ năng giao tiếp mạnh dạn,
tự tin trong cuộc sống. Vậy đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi, khám phá ra mọi
kỹ năng nhằm giúp cho việc dạy học đạt kết quả cao.
Phương pháp dạy và học theo mô hình trường học mới VNEN: Là hình thức
dạy học tạo cho học sinh hoạt động trong môi trường häc tập tích cực, trong đó
học sinh được tổ chức thành nhóm một cách thích hợp. Học hợp tác nhóm giúp
các em rèn luyện và phát triển kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, tạo điều kiện
cho học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực của xã
hội trên cơ sở làm việc hợp tác. Thông qua hoạt động nhóm, các em có thể cùng
làm việc với nhau những công việc mà một mình không thể tự làm được trong một
thời gian nhất định. Đối với cấp Tiểu học, việc rèn cho các em các kỹ năng hợp tác
nhóm là hết sức cần thiết, tạo điều kiện để các em có cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn
nhau, giúp đỡ lẫn nhau, góp phần vào việc giáo dục toàn diện nhân cách cho học
sinh.
Việc học hợp tác nhóm đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng giao tiếp tốt, phải
mạnh dạn tự tin và có khả năng điều hành trong công việc. Qua thực tế dạy học ở
trường Tiểu học Đông Hải 1, thành phố Thanh Hoá đang dạy học theo mô hình
này. Tôi thấy các em khi hợp tác nhóm chưa mạnh dạn tự tin, kỹ năng giao tiếp
còn nhiều hạn chế, khả năng điều hành nhóm còn non. Bên cạnh đó một số giáo
viên chưa thật sự hiểu sâu về phương pháp dạy học này. Vì vậy một số giáo viên
nhận thức rằng: học sinh hợp tác nhóm là xếp các em vào một nhóm để cùng giải
quyết một vấn đề khó, một câu hỏi khó mà các em học sinh bình thường không thể
giải quyết được. Nhận thức được tầm quan trọng của việc giúp các em có một kỹ
năng giao tiếp một các mạnh dạn, tự tin và có khả năng điều hành tốt trong hợp tác
nhóm, là một giáo viên lớp 3 giảng dạy qua nhiều năm, tôi luôn trăn trở, làm thế
nào và sử dụng biện pháp gì để giúp các em tự tin trong giao tiếp, bước đầu biết tự


lập trong cuộc sống.
Qua 2 năm nghiên cứu, trải nghiêm thực tế tôi đã đưa ra Một số biện pháp
Giúp học sinh lớp 3 mạnh dạn, tự tin trong hợp tác nhóm theo mô hình trường
học mới VNEN và tiến hành vận dụng vào giảng dạy ở lớp mình phụ trách. Tôi
cảm thấy hiệu quả và phù hợp với mô hình và đặc điểm của học sinh Đông Hải 1.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Giúp học sinh mạnh dạn tự tin giao tiếp trong hợp tác nhóm.
- Giúp học sinh có đủ khả năng thích ứng với môi trường xung quanh, tự chủ
động, đọc lập, tự tin khi giải quyết công việc, đem lại cho các em vốn tự tin ban
đầu để trang bị cho các em những kỹ năng cần thiết làm hành trang bước vào đời.
- Giúp học sinh rèn luyện và phát triển kỹ năng làm việc.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
1


- Học sinh lớp 3A năm học 2015- 2016 - Trường Tiểu học Đông Hải 1.
- Học sinh lớp 3B năm học 2016- 2017- Trường Tiểu học Đông Hải 1.
- Các biện pháp giúp học sinh tự tin hoạt động nhóm.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp khảo sát, phương pháp tìm hiểu, phương pháp quan sát
thống kê.
- Phương pháp phỏng vấn, phương pháp hỏi đáp, phương pháp thực hành.
- Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh.
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Mô hình VNEN thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo nguyên tắc lấy
học sinh làm trung tâm, học tập mang tính tương tác và phù hợp với từng cá nhân
học sinh. Chuyển việc truyền thụ của giáo viên thành việc hướng dẫn học sinh tự
học. Lớp học do học sinh tự quản và được tổ chức theo các hình thức: Làm việc
theo cặp, làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm lớn, trong đó hình thức học theo

nhóm là chủ yếu. Học sinh được gần gũi với bạn bè, với thầy cô, được sự giúp đỡ
của bạn học trong lớp, trong nhóm và thầy cô, phù hợp với tâm lí lứa tuổi của các
em, học sinh khá giỏi được phát huy, học sinh còn hạn chế, yếu kém được học
sinh của nhóm và giáo viên giúp đỡ kịp thời ngay tại lớp.
Ở đây được coi là một phương pháp dạy học. Những người tham gia trong
nhóm phải có mối quan hệ tương trợ, giúp đỡ và phối hợp lẫn nhau. Nói cách khác
là tồn tại tương tác “mặt đối mặt” trong nhóm học sinh. Học sinh trong nhóm
cùng thực hiện nhiệm vụ chung. Điều này đòi hỏi trước tiên phải có sự hợp tác
tích cực giữa các thành viên trong nhóm. Mỗi thành viên trong nhóm cần hiểu
rằng họ không thể trốn tránh trách nhiệm, hay dựa vào công việc của người khác.
Trách nhiệm cá nhân là then chốt đảm bảo cho tất cả các thành viên trong nhóm
mạnh dạn, tự tin lên trong hợp tác nhóm. Học sinh thường được phát huy hơn, cơ
hội cho học sinh tự thể hiện, tự khẳng định khả năng giao tiếp của mình nhiều
hơn. Hợp tác nhóm sẽ khuyến khích học sinh giao tiếp với nhau và như vậy sẽ
giúp cho những học sinh bấy lâu nay luôn nhút nhát, thiếu tự tin có nhiều cơ hội
hòa nhập với bạn bè với lớp học. Thêm vào đó, hợp tác nhóm còn tạo môi trường
hoạt động mang bầu không khí thân mật, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ trên cơ
sở cố gắng hết sức và trách nhiệm cao của mỗi cá nhân. Học sinh có cơ hội được
tham gia tích cực vào các hoạt động hợp tác nhóm. Mọi ý kiến của các em đều
được tôn trọng và có giá trị như nhau, được xem xét cân nhắc cẩn thận. Do đó sẽ
khắc phục được tình trạng áp đặt, uy quyền, làm thay, thiếu tôn trọng, ỷ lại, nhút
nhát... giữa những người tham gia hoạt động, đặc biệt giữa giáo viên và học sinh.
* Vậy hợp tác nhóm là gì?
Hợp tác nhóm là hai hoặc nhiều người cùng nhau chung sức, đồng lòng thực
hiện một hoạt động, nhiệm vụ nào đó vì mục đích chung.
Kỹ năng hợp tác là khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và
cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên khác trong nhóm, giúp chúng có
2



thêm sức mạnh về thể chất và tinh thần, vượt qua mọi khó khăn, học tập, làm việc
hiệu qủa hơn, gặt hái được nhiều thành công cho bản thân và cho nhóm.
* Nhiệm vụ của việc hợp tác nhóm:
Tích cực tham gia đóng góp ý tưởng để giải quyết nhiệm vụ của nhóm; đồng
thời biết lắng nghe, tôn trọng và xem xét các ý tưởng của các thành viên khác.
Nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ của bản thân, đồng thời biết hỗ trợ, giúp đỡ các
thành viên khác trong quá trình hoạt động. Cùng cả nhóm kề vai sát cánh vượt qua
khó khăn để hoàn thành mục đích hoạt động chung.
Có trách nhiệm về những thành công hay thất bại của nhóm về những sản phẩm
do nhóm tạo ra và phải đoàn kết thân ái không gây mâu thuẫn, bất hoà trong
nhóm.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
1. Thực trạng chung:
Trong thực tế, việc dạy học theo mô hình mới thì người giáo viên đóng vai trò
là người hướng dẫn, tạo điều kiện môi trường cho học sinh phát triển kỹ năng giao
tiếp mạnh dạn, tự tin là hết sức quan trọng vì các em có khả năng giao tiếp tốt thì
việc hợp tác nhóm mới đạt hiệu quả cao và các em mới hoàn thành được mục tiêu
bài học. Tuy nhiên, học sinh trường Tiểu học Đông Hải 1 đại đa số là các em
thuộc gia đình thuần nông với điều kiện kinh tế gia đình còn nghèo, sự quan tâm
giúp đỡ của gia đình chưa nhiều.Vì thế ngoài được tham gia các hoạt động ở nhà
trường ra thì các em không có điều kiện được bố, mẹ cho đi chơi giải trí hay tham
gia vào các hoạt động bổ ích của cộng đồng vào các ngày nghỉ. Từ đó dẫn tới việc
phát triển kỹ năng giao tiếp của các em còn nhiều hạn chế. Mặc dù khi đến trường
các em đã được học một không gian phòng học xanh, sạch, đẹp cùng với một môi
trường thân thiện, cở sở vật chất, tài liệu học đầy đủ nhưng nhiều em vẫn còn
thiếu tự tin, rụt rè, chưa có kỹ năng giao tiếp trong khi hợp tác nhóm. Một số giáo
viên chưa hiểu rõ hoạt động hợp tác nhóm là giúp học sinh tích cực và tham gia
nhiều hơn, các kỹ năng giao tiếp về mặt xã hội và một số kỹ năng sống được phát
triển. Thông qua hợp tác nhóm, các em có thể tự diễn đạt bằng lời và chia sẻ các ý
tưởng của mình với những người khác trong việc phát triển các kỹ năng ngôn ngữ.

2. Thực trạng ở lớp 3B trường Tiểu học Đông Hải 1- Năm học 2016 - 2017
Là một trong 3 trường học trong thành phố đang áp dụng dạy học thực nghiệm
theo mô hình trường học mới VNEN. Vì vậy học sinh đã có những kỹ năng làm
việc theo nhóm. Bước đầu biết bày tỏ quan điểm, ý kiến và trình bày kết quả làm
việc. Tuy nhiên số học sinh trình bày mạnh dạn, tự tin rất ít mà số học sinh còn
lúng túng và nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin để tham gia vào các hoạt động trong
nhóm còn đang phải dựa dẫm vào các bạn nhiều.
Vì vậy ngay đầu năm, trong khi dạy bài: “Kể lại câu chuyện Giọng quê
hương” bài 1B ( Tiết 3). Tôi đã sử dụng ngay hoạt động 2: Dựa vào tranh và lời
thuyết trình dưới tranh, mỗi em hãy kể lại một đoạn của câu chuyện để khảo sát
và thu được kết quả như sau:

3


Tổng số HS

Mạnh dạn, tự tin và Bước đầu có khả
có kỹ năng kể năng giao tiếp.
chuyện tốt.
SL
%
SL
%

Còn rụt rè, nhút
nhát, thiếu tự
tin .
SL
%


38
7

18.4%

15

39.5%

16

42.1%

Như vậy, nhìn vào kết quả khảo sát thì tỉ lệ học sinh còn rụt rè, nhút nhát thiếu
tính mạnh dạn, tự tin trước đông người còn chiếm nhiều.
Sau 2 năm nghiên cứu và trải nghiệm tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp:
“ Giúp học sinh lớp 3 mạnh dạn, tự tin trong hợp tác nhóm theo mô hình
trường học mới VNEN” bước đầu thu được kết quả khả quan.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Để giúp học sinh lớp 3 mạnh dạn, tự tin trong hợp tác nhóm tôi áp dụng một số
biện pháp sau.
1. Phân loại đối tượng học sinh phù hợp theo nhóm, chú ý nhiều đến đối
tượng học sinh yếu về kĩ năng giao tiếp.
Sau khi đã có kết quả khảo sát. Ngay từ ban đầu tôi chia các đối tượng học sinh
theo nhóm học tập. Ở mô hình trường học mới VNEN đang thực nghiệm thì điều
này rất thuận lợi bởi các em luôn được học tập theo nhóm qua 10 bước học tập.
Tuy nhiên, nếu không thay đổi linh hoạt vai trò của từng thành viên trong nhóm sẽ
dẫn đến việc nhóm trưởng điều hành và hỗ trợ những bạn nhút nhát, ít nói sẽ luôn
ỷ lại và không độc lập tư duy, tự ra quyết định cho chính mình. Ý thức được điều

đó nên tôi đã chủ động đổi vai trò của các em trong nhóm hàng tuần, ví dụ như:
- Nhóm 1: Có em Hoàng Anh, Thiệu Anh học tốt, giao tiếp mạnh dạn tự tin. Tôi
xếp cho ngồi cùng nhóm với em Cường, Công Thanh là những học sinh tiếp thu
bài chậm lại rụt rè, nhút nhát thiếu mạnh dạn, tự tin.
- Nhóm 2: Các em Minh Quang, Hồng học tốt nhưng lại ngại nói, ít chia sẻ. Tôi
chia vào nhóm có bạn Anh Thư luôn biết gần gũi, động viên và giúp đỡ bạn khác
nêu ý kiến của bản thân.
Sau 1 tuần các em phải học tập làm nhóm trưởng để tuần sau sẽ thay cho các
bạn đó điều hành nhóm mình trong một số hoạt động học.
Cứ như vậy, hết một tuần tôi cho các em đổi vai trò cho nhau, nhóm học nào
cũng đều có các đối tượng để giúp nhau cùng tiến bộ trong việc rèn kĩ năng mạnh
dạn, tự tin trong giao tiếp. Ngoài ra, sau khi các em đã mạnh dạn tự tin trong
nhóm của mình tôi tổ chức cho các em có cơ hội giao lưu với nhóm bạn.
Tôi luôn cố gắng để các em được bày tỏ thái độ, suy nghĩ của mình khi được
phân công nhiệm vụ bằng cách đưa câu hỏi.
? Em sẽ làm gì sau khi được nhận nhiêm vụ trong nhóm ?.
4


Trong các tiết học tôi thường đặt các câu hỏi và gọi một số em nói trước lớp
(Tôi sẽ ưu tiên hơn cho những em mà bấy lâu còn rụt rè). Như thế các em sẽ rèn
được kĩ năng trình bày suy nghĩ và kỹ năng đảm nhận trách nhiệm tốt hơn. Đồng
thời tôi sẽ cho các em thay phiên nhau làm nhóm làm nhóm trưởng theo từng
tháng. Từ đó sẽ phát huy được kỹ năng giao tiếp của các em để góp phần vào việc
hợp tác nhóm đạt kết quả tốt.
Đến nay, bạn Cường, Công Thanh là những người rụt rè, ít nói, ngại giao tiếp
với các bạn mỗi khi hợp tác. Với cách làm trên em đã được phân công làm nhóm
trưởng nhiều lần cùng với sự cố gắng, tự rèn luyện của bản thân đến nay em đã trở
thành người có khả năng tổ chức các trò chơi cho các bạn trước lớp. Em đã rất
mạnh dạn, tự tin với bản thân mình, nói năng lưu loát, có khă năng diễn đạt tốt.

2. Nghiên cứu bài, xây dựng kế hoạch bài học, xác định rõ nhiệm vụ rèn kỹ
năng mạnh dạn tự tin cho học sinh, chuẩn bị bài chu đáo trước khi lên lớp.
Việc nghiên cứu bài là khâu quan trọng nhất đối với giáo viên khi lên lớp, đặc
biệt đối với chương trình trường học mới VNEN. Tài liệu được thiết kế 3 trong
1( không có thiết kế, không có SGV cũng không có sách tham khảo...). Vì vậy
giáo viên phải đọc kỹ tài liệu hướng dẫn học trước khi lên lớp. Đặc biệt luôn chú ý
đến các hoạt động nhằm phát huy kỹ năng giao tiếp nhiều cho học sinh, từ đó giáo
viên lựa chọn các hình thức dạy học cho phù hợp.
Bổ sung điều chỉnh những hoạt động trong tiết học làm sao cho các em được trải
nghiệm, được trình bày và được trao đổi với các bạn nhiều hơn.
Từ thực tế của lớp, dựa trên cơ sở các kỹ năng mà các em đã có. Tôi tìm hiểu và
xây dựng kế hoạch cho bài dạy. Đối với chương trình VNEN thì các môn học
được cấu trúc theo từng bài còn riêng môn Tiếng Việt không theo phân môn mà
theo từng hoạt động của học sinh làm việc theo 10 bước học tập . Mỗi hoạt động
thì được học sinh thực hiện theo logo. Vì vậy tôi nghiên cứu xem hoạt động nào
cần phải điều chỉnh thì tôi tham mưu cùng tổ trưởng để điều chỉnh cho phù hợp.
* Ví dụ: Trong bài Tự nhiên –Xã hội (Bài 5): Cơ quan bài tiết nước tiểu( T1)
Tôi cùng tổ điều chỉnh hoạt động 3 như sau:
3.Hỏi và trả lời:
a) Đọc thông tin trong các khung chữ dưới đây:

5


ng dn nc tiu a
nc tiu i t thn xung
búng ỏi

Thn cú chc nng lc cỏc
cht c hi trong mỏu to

thnh nc tiu

ng ỏi dn nc tiu t
búng ỏi ra ngoi

Búng ỏi cha nc tiu

b) t cõu hi cho cỏc cõu tr li trong khung ch.
Vi hot ng ny, cỏc nhúm ụi s ln lt úng vai ngi hi v ngi tr li
cỏc cõu hi phn bi tp.
Vớ d :
Hi: ng dn nc tiu cú chc nng gỡ?
Tr li: ng dn nc tiu a nc tiu t thn xung búng ỏi.
Nhóm trởng nêu các câu hỏi trên và cùng thảo luận.(Những em
cha mạn dạn cho trình bày sau để các em có sự chuẩn bị và tự
tin.)
Đa ra đáp án đúng để hoàn thin yờu cu bi tp.
- Học sinh trình bày kết quả trớc lớp (Nhóm trởng yêu tiên
cho những bạn còn nhút nhát). Nh vậy s tạo điều kiện cho các
em đợc trải nghiệm, đợc trao đổi ý kiến của mình với các bạn,
từ đó các em có đợc kỹ năng giao tiếp mạnh dạn, tự tin nêu ý
kiến của mình trong nhóm, trớc lớp. Các em không phải thụ động
tiếp thu bài. Nhờ thế, việc hợp tác nhóm diễn ra nhẹ nhàng, học
sinh tích cực làm việc để tìm ra kiến thức.
3. p dng cỏc bi dy theo phng phỏp, hỡnh thc dy hc tớch cc to
iu kin hc sinh c tri nghim, thc hnh k nng hp tỏc nhúm
mnh dn t tin hn.
Phng phỏp hc theo nhúm l mt phng phỏp tớch cc. Hc tp theo hp tỏc
nhúm s khc phc c nhiu hn ch. Rốn luyn rt tt cho hc sinh kh nng
phỏt biu trc ỏm ụng- iu m a s hc sinh ngy nay rt yu. Vi phng

6


pháp này người học được làm việc cùng nhau. Không những thế, còn rèn cho học
sinh biết sống tập thể, biết nói và biết nghe người khác. Hợp tác nhóm còn giúp
các em rèn luyện và phát triển kỹ năng làm việc, giao tiếp, tạo điều kiện cho các
em học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tích cực. Vì vậy trong dạy học
đòi hỏi giáo viên phải áp dụng các hình thức dạy học phù hợp, phong phú nhằm
phát huy được tích tích cực, mạnh dạn tự tin cho học sinh.
Minh họa 1: Khi dạy môn Tiếng Việt bài 6C: Buổi đầu đi học của em (T2)
Hoạt động 4: Kể cho bạn nghe về buổi đầu đi học của em
Căn cứ vào nội dung bài giáo viên áp dụng các phương pháp và hình thức dạy
học : Thảo luận, chia sẻ, viết tích cực, trình bày.
a. Thảo luận, chia sẻ:
Học sinh nhớ lại, trao đổi cho nhau nghe về những kỉ niệm của buổi đầu đi học
của mình theo nhóm học tập.
- Hôm đó em đến trường một mình hay có ai đưa đi ?
- Trên đường tới trường, em nhìn thấy những cảnh gì ?
- Buổi đầu đi học, điều gì làm em thấy lạ lùng, bỡ ngỡ ?
- Điều gì ở trường khiến em thích nhất ?
b. Viết tích cực:
- Học sinh viết bài vào vở theo nội dung câu hỏi.
- Học sinh đổi chéo cho nhau để góp ý.
c. Trình bày một phút:
- Học sinh đọc yêu cầu bài, nói miệng dựa vào các câu hỏi hoặc cho một bạn
hỏi, một bạn trả lời, sau đó đọc thành đoạn văn trong nhóm.
- Cử đại diện nhóm đọc đoạn văn trước lớp (Nhóm trưởng phải chú ý dành cho
những bạn rụt rè, nhút nhát được trình bày).
* Học sinh có thể trình bày như sau:
Năm nay em đã là học sinh lới Ba rồi, nhưng em vẫn không thể quên buổi đầu

tiên đến trường của mình. Hôm đó em đi cùng với mẹ. Từ sáng sớm, mẹ đã dậy
sửa soạn quần áo, sách vở cho em tới trường. Cô giáo lớp Một đón em vào lớp với
nụ cười tươi thắm trên môi. Nhìn cô dịu dàng, gần gũi nhưng em vẫn cảm thấy lạ
lùng, bỡ ngỡ. Em nép vào bên mẹ như không muốn rời, nước mắt chỉ trực tuôn
rơi. Cô giáo âu yếm đưa em vào lớp. Bài học đầu tiên là bài học vần, cô giáo
giảng bài thật hay, lớp học rất vui vẻ, sôi nổi. Em sẽ nhớ mãi buổi đầu tiên đi học
của mình.
Minh họa 2: Khi dạy bài 32C môn Tiếng Việt : Những chuyện lí thú trên
hành tinh của chúng ta.
Phần B: Hoạt động thực hành (HĐ3)
Để các em có thể nhớ lại những việc làm tốt và tự tin kể được một việc em đã
làm để góp phần bảo vệ môi trường. Tôi có thể sử dụng các câu hỏi gợi ý là:
- Em có biết những việc làm tốt để bảo vệ môi trường là những việc gì không?
( Nếu học sinh còn lúng túng thì tôi giúp các em )
- Trong các việc làm đó em đã tham gia vào việc làm nào?
7


- Em tham gia lm vo thi gian no? cựng vi nhng ai?
- Vic lm ú din ra nh th no?
- Kt qu ca vic lm ú ra sao?
- Em cm thy th no khi lm xong vic?
Bằng cách nghiên cứu kĩ nội dung của bài học mà tôi đã đa ra
đợc các câu hỏi phù hợp đến từng nhóm. Giỳp nhng hc sinh kộm t
tin, nhỳt nhỏt ngy cng tin b hn.
Ngoi ra hỡnh thc dy hc phong phỳ hn tụi ó s dng cụng ngh thụng tin
vo ging dy, su tm thờm tranh nh minh ho, video clip liờn quan n ni
dung bi hc. Tụi ngh nu chun b dựng dy hc chu ỏo s to nhiu hng
thỳ hc tp cho hc sinh, khuyn khớch cỏc em tham gia cỏc hot ng mt cỏch
tớch cc, ch ng hn.

* Vớ d: Khi dy bi 27B: ễn tp 2 - (HD Ting vit lp 3- Tp 2A)
t chc cho cỏc em chi trũ chi: Gii ụ ch bớ mt: Tụi ó s dng giỏo
ỏn in t a ụ ch v 8 bc tranh trờn mn hỡnh trỡnh chiu cho cỏc em quan sỏt
v t oỏn ra ụ ch in vo ụ trng cho phự hp. Bi 25B: Em k v ngy hi
(HD Ting Vit lp 3 Tp 2A). Tụi a 5 bc tranh trỡnh chiu lờn mn hỡnh
hc sinh k cõu chuyn: Hi vt.
Khi dy Bi 20: Lỏ cõy cú c im gỡ? (HD T nhiờn Xó hi lp 3- Tp 2)
Cho hc sinh su tm cỏc loi lỏ cõy tht. Bi 25: Mt Tri, Trỏi t v Mt
Trng (HD HD T nhiờn Xó hi lp 3- Tp 2):Tụi chun b hỡnh nh, video v
s chuyn ng ca mt tri, trỏi t v mt trng. Vi cỏc hỡnh thc dy hc trờn
s gõy hng thỳ cho cỏc em v cũn phỏt huy c tớnh tớch cc, t tin trong hc
tp.
4. Khuyn khớch hc sinh t kim tra, ỏnh giỏ, trao i ln nhau. To iu
kin cỏc em by t ý kin:
Kim tra, ỏnh giỏ ln nhau cú nhiu ý ngha k c vi hc sinh v Giỏo viờn.
Cỏc em cú th t xem xột c mc hon thnh bi hc ca mỡnh, t ú s t
iu chnh phng phỏp hc tp cho phự hp.
Tụi hng dn cỏc em cỏch trao i bi trong nhúm, chn bi thay phiờn nhau
sa li, cụng khai trc lp. Cng cú th hc sinh i bi chộo cho nhau kim
tra nh: Vit chớnh t, bi tp toỏn
Sau khi cỏc em t ỏnh giỏ ln nhau, tụi khuyn khớch cỏc em trỡnh by, t nhỡn
nhn u, khuyt im ca mỡnh trong vic hp tỏc nhúm bng nhng cõu hi nh:
Em va trao i vi bn iu gỡ ? Em cho bit kt qu m em, nhúm em ó t
c l ỳng hay sai? Em hay nhúm em ó gp khú khn gỡ khi thc hin nhim
v? Nu cha hi lũng nhúm em s thc hin li ra sao?....
Khuyn khớch mi hc sinh u trỡnh by trc mi ngi. ỏnh giỏ bn trong
nhúm nh, sau ú s thay phiờn nhau trỡnh by trc lp cho cỏc bn ý kin ca
mỡnh. Dn dn vi nhng hc sinh e dố, nhỳt nhỏt cng s t tin lờn rt nhiu.
Chỳng em cựng tho lun v chia s


8


5. Cùng tích hợp các môn học, các hoạt động ngoài giờ lên lớp khuyến khích
học sinh tự tin, mạnh dạn, tạo niềm tin yêu bằng sự quan tâm giúp đỡ của
mọi người.
Chúng ta đã biết các em còn nhỏ, còn rụt rè, chưa tự tin trong giao tiếp. Chính vị
vậy khi dạy chương trình theo mô hình VNEN các em được hòa đồng cùng bạn
bè, học hỏi ở bạn bè và mạnh dạn đưa thẻ cứu trợ khi còn những vấn đề các em
chưa hiểu hay còn boăn khoăn. Do đó giáo viên phải gần gũi học sinh, khuyến
khích các em trong giao tiếp và phải chú ý nhiều đến kỹ năng đọc, tìm hiểu bài
qua các tiết học ở các môn học. Bên cạnh đó hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường
cũng là môi trường rất tốt để học sinh rèn luyện kỹ năng mạnh dạn, tự tin. Tôi
luôn khuyến khích học sinh tham gia vào các trò chơi dân gian vào các buổi thứ 4
hàng tuần. Thông qua các buổi sinh hoạt tập thể, tổ chức cho các em giao lưu văn
nghệ, thuyết trình về các chủ đề (8/3; 26/ 3 , 20/11 bằng các hình thức : Hái hoa
dân chủ, tập làm người dẫn chương trình, tổ chức các trò chơi “ Đối mặt”, “ kết
bạn”... Khởi động vào tiết học, tôi thường xuyên tổ chức cho học sinh được chơi
các trò chơi học tập, trò chơi vui mang tính khởi động Tôi tập cho những em còn
nhút nhát được làm người hướng dẫn cho các bạn chơi và tập cho các em kĩ năng
tổ chức, báo cáo sau mỗi trò chơi. Sau mỗi lần như vậy tôi thấy các em tự tin hẳn
lên và lời nói cũng rõ ràng mạch lạc hơn.
Kết hợp cùng với Đoàn, Đội tổ chức các buổi lao động tập thể, trong những
buổi lao động tôi sẽ giao nhiệm vụ cho các em điều hành các bạn trong nhóm
mình làm việc. Như vậy các em sẽ có cơ hội được giao lưu, học hỏi và phát triển
về kỹ năng giao tiếp của mình.
Như chúng ta đã biết tâm lí của trẻ ảnh hưởng rất lớn về mặt tinh thần của các
em. Tâm lí của các em sẽ góp phần tạo nên một tinh thần thoải mái, tự tin trong
cuộc sống. Thực tế trong lớp tôi có một số em ít nhiều do ảnh hưởng về tinh thần
như em Khánh Huyền, Huy, Quân. Em Khánh Huyền thiếu đi tình thương yêu

của, sự chăm sóc của cha; em Huy, em Quân có những dấu hiệu của bệnh tự kỉ
nên khi đến lớp các em rất trầm, ít nói, ngại giao tiếp với bạn bè, cô giáo. Mặc dù
trong hợp tác nhóm các em cũng hiểu ra vấn đề nhưng không đủ tự tin để trình
bày trước nhóm. Là một giáo viên chủ nhiệm, ngoài việc dạy kiến thức cho các
em tôi luôn gần gũi, sát sao để giúp đỡ các em. Thông qua những trang thư điều
em muốn nói tôi biết được những tâm tư nguyện vọng của các em, hiểu được
những tâm sự thầm kín mà các em tâm sự trong trang thư tôi cũng viết những
dòng tâm sự của mình gửi tới các em như:
“ Em hãy cố gắng lên nhé” hay “ Em hãy mạnh dạn tự tin lên cô cùng các bạn
luôn bên em”. Hộp thư vui của các em và hộp thư điều em muốn nói giờ đây luôn
là nơi mà cô trò chúng tôi thường xuyên trao đổi và tâm sự với nhau để cô trò
cùng hiểu nhau nhiều hơn và học sinh cũng mạnh dạn, tự tin hơn nhiều. Tôi tạo cơ
hội để các em được gần gũi với cô giáo, bạn bè như vào những giờ ra chơi tôi luôn
cùng các em trò chuyện, hỏi thăm về cuộc sống hàng ngày ở gia đình, kể chuyện
cho các em nghe.

9


Trong các buổi hoạt động tập thể cuối tuần tôi thường tổ chức cho các em tham
gia vào các hoạt động như cùng trao đổi góp ý nhận xét việc thực hiện các hoạt
động và nề nếp trong tuần của các bạn trong nhóm, trong lớp. Các em sẽ được tự
nói về bản thân mình, nói về những việc mà các em đã làm hoặc chưa làm được
trong tuần vừa qua. Qua đó tự đưa ra hướng phấn đấu cho bản thân trong tuần tới.
Sinh hoạt theo các chủ điểm như hát, múa, đọc thơ kể chuyện khiến các em rất vui
và thích thú.Trong các buổi sinh hoạt như vậy tôi thường cho các em chưa mạnh
dạn tự tin các em có cơ hội được thể hiện nhiều hơn như cho các em được lên làm
quản trò trong các trò chơi tập thể hoặc các em được hát, múa cùng các bạn trong
các hoạt động văn nghệ.
Ở lớp tôi phát động các phong trào “ Vòng tay bè bạn”, “ Tương thân, tương

ái”, qua những món quà nhỏ nhưng đầy ý nghĩa nhằm động viên tinh thần của các
em. Kết hợp cùng với nhà trường đến nhà thăm hỏi, động viên, trao quà cho các
em vào các dịp tết đến xuân về. Mặc dù nhiều em học sinh gia cảnh còn khó khăn,
thiếu thốn nhưng với quyết tâm mang ngọn lửa sưởi ấm những tấm lòng chúng tôi
đã vượt qua tất cả và mang niềm vui đến cho các em tạo cho các em những bất
ngờ thú vị và được cô cùng Ban giám hiệu đến thăm các em thật vui và tự tin hơn
trong cuộc sống.
Bên cạnh đó tôi luôn giữ mối liên hệ với gia đình, trao đổi về tinh thần học tập
ở lớp cho phụ huynh nắm bắt để từ đó phụ huynh có thể dành nhiều thời gian quan
tâm, chăm sóc tới các em hơn. Từ những việc làm trên giúp cho các em dần
trưởng thành lên trong cảm xúc, nhận thức, giao tiếp. Có niềm tin vững chắc vươn
lên trong học tập, mạnh dạn tự tin trong giao tiếp và nâng cao được hiệu quả trong
hợp tác nhóm.
Tôi nghĩ rằng giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm phải luôn thường xuyên
quan tâm, bồi dưỡng cho học sinh năng lực quản lí và điều hành nhóm. Hướng
dẫn các em cách trình bày, đặt câu hỏi, giải quyết các vấn đề liên quan đến nội
dung bài học. Luôn khuyến khích động viên các em để các em tự tin hơn trong các
hoạt động, ghi nhận sự cố gắng của các em dù là nhỏ nhất.
Một số hình ảnh hoạt động ngoài giờ lên lớp giúp học sinh tự tin trong hoạt
động nhóm
Thực hành TN-XH
Viếng nghĩa trang liệt sĩ ngày
22/12/2016
Gian hàng lớp 3B
Hội chợ quê 2016

Giáng sinh 2016
Khai giảng năm học mới
Trước giờ diễn Táo Quân 2016 - lớp 3B


10


Mừng sinh nhật bạn

Vui Trung thu 2016

IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

Qua 2 năm áp dụng các biện pháp “Giúp học sinh lớp 3, mạnh dạn, tự tin
trong hợp tác nhóm” như đã nêu ở trên. Tôi thấy việc áp dụng đạt hiệu quả như
sau:
- Tôi đã vận dụng tốt các phương pháp và hình thức dạy học tích cực. Trong đó
chủ ý đến vấn đề rèn kỹ năng giao tiếp cho các em.
- Tất cả các em học sinh của lớp tôi đều mạnh dạn, tự tin khi hợp tác nhóm.
- Giáo viên đã nhận thức được ích lợi của hợp tác nhóm.
- Từng bước đưa chất lượng giảng dạy của mình và kết quả rèn kỹ năng mạnh dạn,
tự tin của học sinh được nâng lên một cách rõ rệt.
Sau một thời gian áp dụng bằng thực tế việc giúp học sinh mạnh dạn, tự tin góp
phần phát triển năng lực của các em trong hợp tác nhóm thông qua một số môn
học Tôi đã tiến hành khảo sát như sau:
Đề bài : Dựa vào tranh, kể lại câu chuyện “Cuộc chạy đua trong rừng” Bài
28B (Hướng dấn Tiếng Việt 3- Tập 2B), HS đã kể rất tốt nội dung từng đoạn, toàn
bộ câu chuyện. Khi kể tôi đã yêu cầu các em kể sáng tạo nội dung cốt truyện, biết
kết hợp với lời kể với nét mặt, cử chỉ , điệu bộ phù hợp với từng nhân vật. Các em
đã làm tôi thật bất ngờ.
* Thu được kết quả sau:
Mạnh dạn, tự tin và Bước đầu có khả
Còn rụt rè, nhút
Tổng số HS

có kỹ năng kể năng giao tiếp.
nhát, thiếu tự tin .
chuyện tốt.
SL
%
SL
%
SL
%
38
25
65.7%
10
26.3%
3
8%
Nhìn vào kết quả khảo sát. Tôi thấy số học sinh mạnh dạn, tự tin và có kỹ năng
kể chuyện được tăng lên rõ rệt. Điều này chứng tỏ việc áp dụng các biện pháp
giúp học sinh mạnh dạn, tự tin trong hợp tác nhóm đã mang lại hiệu quả rất thiết
thực.
C: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN:

Sự thành công của việc giảng dạy phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp và hình
thức dạy học được giáo viên lựa chọn. Cùng một nội dung nhưng tùy thuộc vào
phương pháp, hình thức sử dụng thì sẽ có những kết quả khác nhau. Làm việc hợp
tác theo nhóm là phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, mạnh dạn, tự
tin của học sinh.
Ngày nay khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc theo
nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết vì trong thực tế cuộc sống không có ai là hoàn

11


hảo. Do đó làm việc theo nhóm có thể tập trung được những mặt mạnh của từng
học sinh bổ sung cho nhau, hoàn thiện cho nhau những điểm yếu. Hơn nữa nó còn
tạo ra được niềm vui và sự hứng thú trong học tập. Vì vậy đòi hỏi các em phải có
niềm tin và có một kỹ năng giao tiếp tốt. Tuy nhiên việc giúp các em có được
niềm tin và kỹ năng giao tiếp tốt không phải là công việc làm trong “ Ngày một,
ngày hai”. Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải luôn kiên trì, bền bỉ để giúp đỡ các em
góp phần cùng nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong năm học.
II. KIẾN NGHỊ :
- Đối với gia đình:
Dành nhiều thời gian quan tâm , chăm sóc cho các em về mọi mặt .
- Đối với học sinh:
Luôn mạnh dạn, tự tin trong cuộc sống, cũng như trong học tập.
- Đỗi với giáo viên:
Phải nắm vững phương pháp thực hiện.
Lựa chọn những nội dung thực sự phù hợp với hoạt động nhóm và thiết kế
được các hoạt động giúp các em mạnh dạn, tự tin hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Khéo léo, nhanh nhẹn trong khâu tổ chức cho học sinh hợp tác nhóm.
Luôn sát sao, giúp đỡ các em về tinh thần.
- Đối với nhà trường:
Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn nhằm đưa ra các
biện pháp năng cao chất lượng giảng dạy.
Tổ chức các buổi giao lưu để các em được tham gia nhiều hơn.
- Đối với Bộ Giáo dục cần cung cấp thêm các tài liệu cho giáo viên nghiên
cứu.
Với những kinh nghiệm còn chưa nhiều. Tôi mạnh dạn đưa ra một số biện
pháp áp dụng vào lớp mình như đã trình bày ở trên nhăm giúp học sinh năng cao
tính mạnh dạn, tự tin hơn trong việc hợp tác nhóm. Tuy nhiên sáng kiến này đang

còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp
và các cấp lãnh đạo để tôi thực hiện tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 3 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình, không sao chép nội dung của
người khác.

Bùi Thị Mai

12


13



×