Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SKKN một vài biện pháp giáo dục đạo đức học sinh lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.65 KB, 11 trang )

A./ĐẶT VẤN ĐỀ:
Giáo dục phổ thông là nền tảng văn hóa của một đất nước, là sức mạnh trí tuệ của
cả tương lai dân tộc nhằm sớm đạt cơ sở ban đầu rất quan trọng cho sự phát triển toàn
diện của thế hệ trẻ Việt nam trong xu thế hội nhập với thế giới hiện nay. Trong lĩnh vực
khoa học nói chung giáo dục chiếm vị trí rất quan trọng. Giáo dục không những cung
cấp cho học sinh những hiểu biết về tri thức khoa học tiến bộ của loài người đồng thời
vừa hình thành nhân cách cho học sinh là điều quan trọng cốt yếu. Đặc biệt là lứa tuổi
học sinh tiểu học.
Thế kỷ XXI là thế kỷ của sự phát triển công nghệ, của tri thức thì việc giáo dục
đạo đức cho các em càng có vị trí hết sức quan trọng trong việc xây dựng con người
mới XHCN nhằm đáp ứng sự phát triển chung của toàn nhân loại, đào tạo các em trong
tương lai trở thành những người có đủ cả đức và tài để xây dựng và bảo vệ đất nước,
bảo vệ Tổ quốc VN xã hội chủ nghĩa. Do đó hiện nay đang còn ngồi trên ghế nhà
trường ở bậc học tiểu học các em còn bỡ ngỡ rất nhiều đối với mọi hoạt động của nhà
trường các em phải có nghĩa vụ phải học tập nghiêm túc để tiếp thu kiến thức và nhân
cách làm người. Đối với các em khả năng chú ý, ý chí, ngôn ngữ và kỹ năng hành động
còn nhiều hạn chế nên các em cũng cần có sự quan tâm đặc biệt, sự hướng dẫn cụ thể,
chu đáo, đều đặn hàng ngày của giáo viên (ở trường) và cha mẹ học sinh (ở nhà) nhằm
giúp trẻ kịp thời điều chỉnh cách học, xử lý tình huống cụ thể hàng ngày để lối sống của
các em ngày một tốt hơn, hoàn thiện về nhân cách, đạo đức cá nhân để sơm giúp các em
hình thành nhân cách tốt đẹp để bước vào bậc học cao hơn trong tương lai.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích
trăm năm trồng người” Đội ngũ nhà giáo là những chiến sĩ tiên phong xung kích đi đầu
trong phong trào này. Chính nghề dạy học đã đào tạo con người phát triển một cách
toàn diện. Để đáp ứng không ngừng yêu cầu của sự phát triển xã hội loài người, mỗi
một con người cần phải không ngừng rèn luyện tư tưởng đạo đức và ra sức học tập để
trở thành con người lao động có đủ tri thức và đạo đức XHCN .Đây cũng chính là mục
tiêu phấn đấu của mỗi chúng ta.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức
mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Do đó việc xây dựng đạo đức, lối sống cho
các em ngay khi đang ngồi trên ghế nhà trường là vấn đề vô cùng quan trọng, đây cũng


chính là thước đo để đánh giá một con người. Bộ GD-ĐT cũng thường xuyên chỉ đạo
các trường học cần tập trung: “Giáo dục đạo đức trong nhà trường là nhiệm vụ rất cấp
bách hàng đầu không thể thiếu được của các trường học”
- Bậc học tiểu học là bậc học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và
phát triển toàn diện nhân cách của con người. Những gì thuộc về tri thức và kĩ năng, về
hành vi và nhân tính…được hình thành và định hình ở học sinh tiểu học sẽ theo suốt
cuộc đời mỗi người (như chữ viết, kĩ năng ứng xử trong cuộc sống thường ngày,…).
Những gì đã hình thành và định hình ở trẻ em rất khó thay đổi, khó cải tạo lại.

1


- Học sinh lớp Một là lớp đầu tiên của bậc tiểu học, học sinh vào lớp Một là thời
điểm đánh dấu bước ngoặc trong cuộc sống và phát triển tâm lí. Các em phải tham gia
mọi hoạt động mới trong học tập cũng như trong các hoạt động giao tiếp. Để các em có
điều kiện học tập tốt, giáo viên dạy lớp Một cần phải hình thành và xây dựng những
thói quen , hành vi ứng xử đẹp cho các em ngay từ buổi đầu tiên và phải duy trì thường
xuyên .
-Từng bước hình thành cho các em mọi hoạt động ở lớp, từ cách ứng xử, ý thức
kỷ luật, thái độ giao tiếp với thầy cô, bạn bè, trong gia đình và ngoài xã hội...rất nhiều
điều cần quan tâm, trong đó mảng học tập là một mảng quyết định hiệu quả giáo dục
khi các em đang ngồi trên ghế nhà trường. Muốn các em có đạo đức tố trong học tập
cũng như trong sinh hoạt, người giáo viên phải uốn nắn, rèn giũa cho các em ngay từ
khi bước chân vào ngưỡng cửa nhà trường. Nếu ngay từ lớp Một được giáo dục đạo đức
một cách nghiêm túc và có hiệu quả thì ở các lớp sau các em cũng sẽ là những học sinh
có phẩm chất , năng lực đạo đức tốt, tạo bước đi vững chắc cho các em trong việc học
tập ở các lớp trên và tạo tiền đề cho việc rèn luyện, phấn đấu thành người công dân có
ích cho đất nước sau này.
- Việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học nhất là học sinh lớp Một là một
việc làm rất cần thiết đối với một người giáo viên giảng dạy bậc tiểu học. Xuất phát từ

những yếu tố trên bản thân tôi chọn đề tài: “ Một vài biện pháp giáo dục đạo đức học
sinh ”.
- Đề tài này tôi nghiên cứu về công tác giáo dục đạo đức học sinh lớp một nhưng
không đề cập đến toàn bộ những hành vi đạo đức của học sinh. Mà chỉ đề cập đến việc
giáo dục hành vi ứng xử còn hạn chế của học sinh.
B./ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I/.Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn.
1. Cơ sở lí luận
- Về tâm lý, học sinh ở lứa tuổi lớp Một còn rất ngây ngô, dễ tin nhưng lại rất biết
nghe lời cô giáo. Các em còn ngây thơ, trong trắng như một tờ giấy trắng. Các em rất dễ
tiếp thu những thói quen tốt lẫn thói quen xấu. Nếu như giáo viên thường xuyên giáo
dục và rèn luyện thì những thói quen tốt sẽ dần dần được hình thành trong các em và sẽ
trở thành thói quen. Trái lại, nếu không được giáo dục và rèn luyện đúng cách các em
dễ sa vào những thói hư tật xấu mà rất khó sửa chữa về sau.
- Để thực hiện tốt yêu cầu trên thì đòi hỏi người giáo viên phải suy nghĩ tìm ra
phương pháp để hướng dẫn điều khiển về mọi mặt từ cách nói, chào, hỏi, cách ứng xử,
xưng hô với bạn bè, thấy cô, ông bà; cha mẹ và với mọi người xung quanh.
2/.Cơ sở thực tiễn
a. Thuận lợi :
- Đa số phụ huynh rất quan tâm đến việc học, việc giáo dục đạo đức của con em.
- Điều kiện trường Tiểu học Liên Hương 2 đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2, nhà
trường đặc biệt quan tâm đến giáo dục đạo đức và chất lượng học tập của học sinh.
2


b. Khó khăn :
- Tâm lí học sinh ở lứa tuổi này, hoạt động vui chơi là chủ yếu chưa có ý thức
học tập.
- Đa số các em chuẩn bị vào lớp 1, đều đã học qua trường Tư thục nhiều hơn là
trường chính quy, nên vấn đề đạo đức cũng có phần hạn chế hơn.

- Đa số các em hiền, ngoan nhưng cách ứng xử, giao tiếp với người lớn, thầy cơ,
bạn bè, … còn ít nhiều hạn chế: Các em còn nói chuyện trống khơng, một số em còn
chưa biết dạ, thưa khi nói chuyện với người lớn, khi gặp người lớn tuối các em chua
tự giác chào hỏi, hoặc khi nhận q các em chưa biết nói lời cảm ơn, một số em lại
chưa biết giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn,..
II./ Thực trạng của vấn đề
- Tình hình dân trí chưa cao, phần lớn phụ huynh ít gương mẫu trong cách cư xử,
cách thể hiện các hành vi đạo đức và giáo dục ý thức đạo đức cho con em từ gia
đình, hầu hết phụ huynh chưa chú ý đến môi trường tiếp xúc và việc vui chơi giải trí
của con em. Một số học sinh thì được sự quan tâm, nuông chiều quá mức của gia
đình nên dẫn đến việc ỷ lại, thiếu ý thức kỷ luật gây ảnh hưởng đến tình hình giáo
dục đạo đức cho cả lớp. Việc phối kết hợp ba môi trường giáo dục chưa được sự ủng
hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh và xã hội.
- Học sinh Tiểu học là lứa tuổi hay bắt chước, học đòi, các em tiếp thu nhanh
những việc xấu qua tranh ảnh, phim bạo lực, cờ bạc như thường chia bè phái đánh
lộn, chơi những trò chơi bạo lực ăn mặc màu mè phô trương. Thêm vào đó phần lớn
học sinh trong trường đều là con em lao động biển, gia đình có hoàn cảnh khó khăn,
vì cuộc sống mưu sinh nên hoàn toàn khoán trắng cho nhà trường, phụ huynh chưa
có sự phối kết hợp với giáo viên, với nhà trường trong việc nắm bắt tình hình học
tập, đạo đức của học sinh. Vẫn còn phụ huynh có suy nghó chỉ cần học để biết cái
chữ là được, còn đạo đức khi lớn hơn sẽ giáo dục.
- Hoạt động ngoài giờ chưa thật sự lôi cuốn, ít hiệu quả trong việc rèn kỹ năng
hành vi đạo đức cho học sinh.
- Xã nhà chưa có các tụ điểm vui chơi, giải trí bổ ích dành cho thiếu nhi.
Qua thực tế tìm hiểu thực trạng trên, cho thấy ngun nhân là:
III./ Biện pháp thực hiện:
Xuất phát từ suy nghĩ trên và thực trạng của học sinh lớp 1 tơi đã nghiên cứu,
theo dõi trong q trình giảng dạy, tơi xin đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm giúp học
sinh lớp 1 điều chỉnh hành vi ứng xử như sau:
Giáo dục hành vi ứng xử của học sinh thơng qua q trình đứng lớp và dạy các mơn

học khác:

3


Ngoài việc giáo dục hành vi ứng xử với người lớn, thầy cô, bạn bè cho các em
thông qua môn học đạo đức bắt buộc trong chương trình, trong quá trình giảng dạy, tôi
đều tận dụng tối đa việc giáo dục cho các em thông qua giao tiếp giữa giáo viên - học
sinh và lồng ghép giáo dục kịp thời qua nội dung môn học khác có liên quan với việc
giáo dục đạo đức học sinh. Việc giáo dục đạo đức học sinh thông qua giao tiếp trong
quá trình dạy học giúp tôi điều chỉnh kịp thời những hành vi chưa đạt ở học sinh khi nói
chuyện với thầy cô, người lớn cần phải dạ thưa, nói có đầu có đuôi, không nói cộc lốc,
trống không. Khi nhận vật gì mà người lớn đưa đều phải nhận bằng hai tay và nói lới
cảm ơn ..
.Ví dụ: Trong quá trình dạy học, khi đặt câu hỏi cho học sinh: “Hương hoa lan thơm
như thế nào?” Nếu học sinh trả lời: “Thơm ngan ngát, tỏa khắp khu vườn, khắp nhà” thì
tôi liền yêu cầu em trả lời lại cho có đầu có đuôi và phải có lời “Thưa cô” đầu tiên khi
trả lời câu hỏi: “Thưa cô, hoa ngọc lan toả hương thơm ngan ngát, tỏa khắp khu vườn,
khắp nhà”. Hoặc khi học sinh lên bảng làm bài tôi đưa cho em một viên phấn để viết
bảng. Nếu như em chỉ nhận bằng một tay và không nói lời cảm ơn, tôi cũng liền nhắc
nhở cho các em khi nhận vật gì của người lớn trao cũng phải nhận bằng hai tay và nói
lời cảm ơn... Đến cuối tiết học khi nhận xét, tôi nhắc lại những hành vi chưa đúng của
học sinh và liên hệ giáo dục cách giao tiếp ứng xử với người lớn cho đúng mực.
Đối với việc giáo dục học sinh thông qua nội dung bài học tôi cũng tận dụng
kịp thời để giáo dục hành vi đạo đức của các em.
Ví dụ: Qua bài Tập đọc: “Bác đưa thư” Ngoài việc giáo dục học sinh tôi ngoan ngoãn
lễ phép như bạn “Minh” trong câu chuyện, tôi còn giáo dục cho học sinh của tôi khi
nhận quà của bất cứ ai thì phải nói lời cảm ơn, với người lớn thì phải nhận bằng hai
tay ...Hoặc qua bài dạy môn đạo đức: “Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ” tôi
giáo dục cho học sinh khi yêu cầu đề nghị phải giữ phép lịch sự. Muốn cho lời yêu cầu,

đề nghị được lịch sự các em cần có cách xưng hô cho phù hợp với từng đối tượng giao
tiếp như: với người lớn khi yêu cầu người lớn chỉ đường cần phải nói: “Bác làm ơn chỉ
cho cháu biết nhà của bạn Lan ở đâu ạ?” Với bạn bè, em nhỏ phải có thái độ vui vẻ,
hòa nhã, lịch sự...
Như vậy, với việc giáo dục học sinh trong mọi hoạt động dạy học, giúp học sinh
lớp tôi có những hành vi ứng xử tiến bộ rõ rệt các em biết nói dạ thưa với người lớn,
xưng hô đúng mực với bạn bè, thầy cô giáo và các em học sinh ở những lớp dưới.
1. Giáo dục đạo đức học sinh thơng qua Phối hợp tốt “ gia đình- nhà trườngxã hội”
Việc giáo dục hành vi ứng xử của học sinh mọi lúc mọi nơi giúp điều chỉnh kịp
thời những biểu hiện lệch lạc trong mọi hành vi ứng xử của các em. Tuy nhiên, trong
thực tế các em không được giáo dục kịp thời do người lớn không chú ý sửa sai, điều
chỉnh cho các em trong thời gian các em ở nhà hoặc ngoài xã hội. Đối với thời gian ở
lớp, ở trường học sinh luôn được thầy cô điều chỉnh hành vi ứng xử khi biểu hiện sai
lệch. Nhưng đó là thời gian có thầy cô bên cạnh, giáo viên không bao quát được mọi
4


hành vi ứng xử của các em như trong giờ chơi, thời gian đến trường, trên đường đi học
về, ở nhà...
Gia đình, nhà trường, xã hội luôn được coi là “tam giác đều” trong công tác
giáo dục hành vi đạo đức, học tập cho học sinh có hiệu quả. Tầm quan trọng của mỗi
lực lượng cũng như mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong việc giáo dục
đạo đức cho học sinh ai cũng biết và thực hiện tuy nhiên luôn còn khoảng cách lớn giữa
nói và làm.
Vì vậy, muốn giáo dục kịp thời, chấn chỉnh những sai lệch cho các em trong
cuộc sống, học tập hàng ngày tôi tiến hành thực hiện như sau:
Mời phụ huynh học sinh họp, nêu lý do, tầm quan trọng của việc giáo dục kịp
thời những hành vi ứng xử cho học sinh. Từ đó giáo viên cùng phụ huynh học sinh ký
bản thoả ước, cùng phối hợp thực hiện giáo dục con em ở nhà, đồng thời luôn có sự
thông tin kịp thời giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh về hành vi đạo đức của các

em.
Qua thực hiện tôi đã nhận được thông tin phản hồi của phụ huynh học sinh
hằng tuần.
Ví dụ: Thông tin từ phụ huynh học sinh em Khiêu Tuấn Đạt “cô ơi em Đạt về
nhà không thực hiên những điều cô dạy, em nói chuyện với tôi không dạ thưa, em
không học bài mà cứ xem ti vi. Cô làm ơn giáo dục em dùm tôi, tôi rất cảm ơn cô”
Chính nhờ thông tin phản hồi của phụ huynh học sinh mà tôi có cơ hội điều
chỉnh hành vi ứng xử của các em một cách kịp thời và nhanh chóng.
Với cách làm này đã giúp tôi chấn chỉnh kịp thời những hành vi đạo đức mà
học sinh biểu hiện chưa đúng, góp phần rất lớn trong công tác giáo dục đạo đức học
sinh.
2. Giáo dục hành vi ứng xử của học sinh moi lúc mọi nơi
Lứa tuổi học sinh tiểu học lớp một là lứa tuổi đang hình thành nhân cách. Nếu
chúng ta định hướng kịp thời và đúng lúc cho các em thì nhân cách ấy ngày càng hoàn
thiện, các em sẽ trở thành một người có đạo đức tốt. Tuy nhiên, nếu thiếu sự quan tâm,
sửa chữa kịp thời của người lớn, thầy cô thì hành vi đạo đức của các sẽ bị mai một, các
em sẽ dần dần tạo những thói quen xấu, bắt chước những hành vi đạo đức xấu như nói
chuyện với bạn là “mày- tao” trong lúc chơi đùa, không biết giúp đỡ người khác,…Việc
giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh không chỉ dành riêng cho các buổi học, các giờ
lên lớp mà phải luôn được quan tâm mọi lúc mọi nơi. Việc làm này đòi hỏi người giáo
viên phải có tâm huyết, yêu thương học sinh hết mực do phải mất nhiều thời gian. Để
thực hiện tốt việc giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh mọi lúc mọi nơi tôi phải
thường xuyên để mắt đến tất cả những sinh họat của học sinh bên trong nhà trường từ
trong học tập, vui chơi, giao tiếp với thầy cô, người lớn, bạn bè,…Khi các em có những
biểu hiện bất thường về việc vi phạm hành vi đạo đức, đã kịp thời điều chỉnh cho các
em một cách thật tế nhị, mềm dẻo, linh họat, tránh những lời nói xúc phạm như quát,
mắng, phạt học sinh. Không chỉ dừng lại ở khía cạnh giáo dục hành vi đạo đức đối với
5



những học sinh vi phạm mọi lúc mọi nơi, tôi còn thường xuyên, kịp thời tuyên dương
những học sinh có những biểu hiện hành vi đạo đức tốt, nhằm gây lan tỏa , nhân rộng
hành vi đạo đức tốt trong lớp.
Ví dụ: Trong giờ chơi của học sinh, tôi chọn một vị trí ngồi ở một nơi nào đó để
quan sát học sinh vui chơi, nếu các em có những biểu hiện vi phạm về hành vi đạo đức
như nói chuyện với bạn bằng mày-tao thì tôi kịp thời đến điều chỉnh cho các em. Hoặc
trong giờ học, nếu có trường hợp viết của 1 học sinh hết mực mà có học sinh khác cho
bạn mượn viết thì tôi phải kịp thời tuyên dương học sinh cho bạn mượn viết…
Phân công học sinh có hành vi đạo đức tốt kèm sát một học sinh có hành vi ứng
xử không tốt trong giờ ra chơi, hoặc trên đường đi học, về nhà để kịp thời báo cáo cho
giáo viên những biểu hiện sai lệch của bạn như không lễ phép với người lớn: không
chào hỏi người lớn trên đường đi học, về nhà; xưng hô với bạn bè mày, tao ...Với việc
làm này, tôi được học sinh cung cấp thông tin kịp thời nên điều chỉnh có hiệu quả
những hành vi sai lệch của các em.
Ví dụ: Việc phân công một học sinh một học sinh có hành vi đạo đức tốt kèm
một học sinh có hành vi đạo đức chưa tốt tôi thấy có kết quả rõ rệt. Hằng ngày tôi có
thói quen lên lớp trước 15 phút. Một hôm, có một học sinh chờ tôi sẵn ngay bàn giáo
viên, khi tôi bước vào lớp thì em liền bảo: “Thưa cô trưa hôm qua đi học về bạn Đăng
Huy gặp người lớn không chào, em nhắc bạn còn chửi em và còn thách em ngày mai
vào thưa cô đi”. Lúc ấy tôi liền mời em Đăng Huy đi chỗ khác và tìm cách giáo dục em.
Tôi nói: : “Em là học sinh mà gặp người lớn không chào hỏi là học sinh không ngoan
và không được mọi người yêu mến”. Trao đổi với em hồi lâu thì em hứa với tôi là em sẽ
thực hiện những điều tôi chỉ bảo. Từ đó về sau tôi được thông tin là em Huy khi gặp
người lớn chào hỏi rất tốt.
Với việc giáo dục đạo đức cho học sinh mọi lúc mọi nơi, mà hành vi đạo đức
học sinh lớp tôi ngày được hồn chỉnh, các em ngày càng ngoan và những hành vi ứng
xử hạn chế của các em đã không còn nữa.
3. Thông qua các buổi sinh hoạt tập thể, sinh hoạt ngoài giờ để giáo dục những
hành vi ứng xử của học sinh:
Việc sinh hoạt tập thể như sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, sinh hoạt ngoài sinh

hoạt vui chơi,lao động đều góp phần vào việc giáo dục những hành vi ứng xử cho học
sinh đạt hiệu quả. Để giáo dục kịp thời những hành vi ứng xử cho học sinh trong các
buổi sinh hoạt tập thể, hoạt động giáo dục ngòai giờ lên lớp hay các buổi lao động tập
thể ở trường, tôi luôn lồng ghép những nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh như: kể
chuyện về gương “ Người tốt- việc tốt”, tuyên dương những học sinh ngoan, lễ phép
với người lớn, thầy cô. Đối với tiết họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp tôi thường cho
học “sắm vai”, xử lý tình huống hay kể chuyện những tấm gương tốt trong việc giúp đỡ
mọi người, những mẫu chuyện về những học sinh ngoan, lễ phép.
Ví dụ: Tiết họat động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tôi cho học sinh xử lý tình
huống: “ Giúp đỡ người già” “ Khi bạn quên áo mưa”,…
6


Như vậy, với cách lồng ghép vào các buổi sinh hoạt tập thể để giáo dục đạo đức
cho học sinh, sự tiến bộ của các em về hành vi ứng xử ngày được nâng cao, các em
ngoan hơn, ý thức hơn và biết điều chỉnh hành vi một cách tích cực. Điển hình như em
Khiêu Tuấn Đạt khi vào nhận lớp hình như lúc nào tơi cũng nghe em nói chuyện với
các bạn chỉ sử dụng “mầy-tao” nhưng với những lần sinh hoạt tập thể tơi thấy em tiến
bộ rất nhiều. Bây giờ em giao tiếp với bạn đã gọi “bạn xưng tơi”.
Ngồi ra, trong tuần tơi dành riêng một khoảng thời gian cho việc sinh hoạt
Sao, qua đó tơi dạy cho các em những bài hát, kể những câu chuyện có nội dung giáo
dục hành vi ứng xử tốt. Đồng thời, trong những lần sinh hoạt Sao tơi u cầu các em
tìm những gương tốt của các bạn về chăm ngoan, lễ phép … để kể cho nhau nghe. Qua
việc sinh hoạt Sao đều đặn, học sinh trước đây vốn rụt rè, nhút nhát, nhiều em khi giáo
viên hỏi mãi vẫn khơng trả lời, hoặc khơng biết ứng xử giao tiếp với bạn bè, nay đã có
những hành vi ứng xử tốt hơn và tiến bộ rõ rệt.
Ví dụ: Như em Trần Thị Thu Trang lúc trước khi hỏi đến em em khơng trả lời,
thậm chí tơi hỏi nhiều lần “nhà em ở đâu?” em cũng khơng trả lời, tơi hỏi mãi em mới lí
nhí trong miệng mà tơi cũng chẳng nghe được gì. Nhưng bây giờ em tiến bộ rất nhiều,
em đã nói to trong những lần sinh hoạt tập thể, đồng thời cũng mạnh dạn tham gia phát

biểu ý kiến trước đám đơng…
c/. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG
1 Hiệu quả đạt được:
Qua một học kỳ được thực hiện những giải pháp trên, việc giáo dục hành vi
ứng xử của học sinh lớp Một trường Tiểu học Liên Hương 2 đã có những kết quả nhất
định.
Kết quả này được thể hiện cụ thể qua bảng sau:

Năm học

Đầu năm
2014 2015
Cuối học
kì 2 năm
20142015


số

Ứng xử tốt

Ứng xử với người
lớn, thầy cơ chưa đạt.

Chưa biết giúp
đỡ,xưng hơ, ứng xử
bạn bè

Số
lượng


Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

33

26

78,7%

05

15,2%

02

6,1%

33

33

100%


0

0%

0

0%

Từ bảng trên cho ta thấy:
7


Số học sinh đầu năm khơng biết chào hỏi, dạ thưa với người lớn, thầy cơ,
khơng biết xin lỗi khi phạm lỗi, cảm ơn khi nhận q, xưng hơ giao tiếp với bạn bè
chưa đạt đã giảm đi rõ rệt khơng còn học sinh có hành vi ứng xử sai nữa.
Số học sinh có hành vi ứng xử tốt tăng từ 78,7% đến 100% ở cuối năm học.
Một số em trước đây có hành vi ứng xử còn hạn chế như em: Khiu Tuấn Đạt
khi nói chuyện với người lớn khơng có dạ,thưa tới nay em đã nói chuyện rất lễ phép,
ngoan ngỗn, có dạ thưa. Còn em Nguyễn Ngọc Quốc Bảo lúc trước em thường trả lời
trống khơng với thầy cơ và người lớn giờ đây hành vi giao tiếp của em có tiến bộ rõ rệt,
em nói chuyện có dạ thưa, xưng hơ đúng mực với mọi người. Hay em Phạm Lương
Ngọc Hoan trước đây khi mắc lỗi với người khác hay khi nhận q em khơng nhận lỗi
và nói lời cảm ơn, … giờ đây em tiến bộ rất nhiều.
2. Bài học kinh nghiệm :
Bản thân nhận thấy để nâng cao giáo dục đạo đức cho học sinh thì người giáo
viên phải thực sự hiểu học sinh, biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các em. Khi
học sinh có hành vi xấu, cư xử không đúng giáo viên phải nhắc nhở tế nhò tránh
nhắc lại nhiều lần sai phạm của các em, cần tạo mối quan hệ gần gũi giữa thầy trò,
tổ chức nhiều hoạt động cho học sinh tiếp xúc thực tế. Và việc phối hợp chặt chẽ ba

môi trường: gia đình nhà trường, xã hội là điều không thể thiếu trong việc giáo dục
đạo đức cho học sinh.
3. Khả năng phổ biến
- Qua một q trình thực hiện các biện pháp nêu trên, tơi thấy học sinh trong lớp
có chuyển biến rõ rệt về hành vi ứng xử tốt thành thói quen của mỗi học sinh. Từ đó,
chất lượng học tập của học sinh cũng được nâng lên. Bản thân giáo viên, chính những
hành vi ứng xử tốt của học sinh làm cho cơ giáo cảm thấy say sưa, hứng thú trong giảng
dạy. Học sinh có điều kiện để học tập tốt và thấy được niềm vui khi đến trường học,
được bộc lộ những suy nghĩ việc làm của mình trước cơ giáo và các bạn. Tình bạn, tính
cộng đồng trong tập thể lớp được xây dựng và củng cố bền vững để các em có điều kiện
ni dưỡng những ước mơ tốt đẹp về mái trường, về thầy cơ và bạn bè.
Liên Hương, ngày 17 tháng 4 năm 2015
Người viết

Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG

8


……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Ý KIẾN HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH
9



……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

10


11



×