Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Thực trạng phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại phường tứ hạ, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 69 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

tế
H
uế

-----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ại
họ
cK
in
h

THỰC TRẠNG PHÂN LOẠI, THU GOM VÀ XỬ LÝ
CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI PHƯỜNG TỨ HẠ,

Đ

THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

VÕ THỊ MỸ LINH

KHÓA HỌC: 2012-2016


ĐẠI HỌC HUẾ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

tế
H
uế

-----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ại
họ
cK
in
h

THỰC TRẠNG PHÂN LOẠI, THU GOM VÀ XỬ LÝ
CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI PHƯỜNG TỨ HẠ,

Đ

THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Sinh viên thực hiện:

Giáo viên hướng dẫn:

Võ Thị Mỹ Linh


ThS.Phạm Thị Thanh Xuân

Lớp: K46KT-TNMT
Niên khóa: 2012-2016
Huế, tháng 6 năm 2016


Lời Cám Ơn

Đ

ại
họ
cK
in
h

tế
H
uế

Trong quá trình thực hiện đề tài của mình, ngoài sự nỗ lực
của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô
giáo, quý cơ quan, các cán bộ và các hộ dân trên địa bàn phường
Tứ Hạ
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đến quý Thầy,
Cô giáo trường Đại học Kinh tế Huế đã dạy dỗ, trang bị cho tôi hệ
thống kiến thức làm cơ sở để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo ThS

Phạm Thị Thanh Xuân, người đã hướng dẫn tận tình, đầy trách
nhiệm trong suốt thời gian tôi thực tập tốt nghiệp.
Tôi xin đặc biệt gửi lời cám ơn chân thành đến các chú, các
bác, các anh chị đang công tác tại phòng Tài nguyên và Môi trường
thị xã Hương Trà và UBND phường Tứ Hạ đã nhiệt tình cung cấp
thông tin, tư liệu cần thiết để tôi có thể hoàn thành bài khoá luận
này
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn của mình đến gia đình, bạn
bè đã luôn bên cạnh và ủng hộ tôi trong thời gian tôi thực hiện khóa
luận này
Mặc dù đã cố gắng và dành tâm huyết cho bài Khóa luận tốt
nghiệp đợt này nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót.
Rất mong nhận được ý kiến đóng góp và chia sẻ của quý thầy cô để
bài được hoàn thiện hơn
Huế, tháng 05 năm 2016
Sinh viên
Võ Thị Mỹ Linh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. i
MỤC LỤC ......................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ .................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG...........................................................................................vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 1

1. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 1
2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 1

tế
H
uế

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 1
3.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 1
3.2 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 2
4. Các kết quả mà nghiên cứu đạt được.......................................................................... 2

ại
họ
cK
in
h

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 3
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 3
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 4
2.1 Mục tiêu chung .......................................................................................................... 4
2.2 Mục tiêu riêng ............................................................................................................ 4
3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 4
3.1 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................................... 4

Đ

3.2 Phương pháp thống kê mô tả ..................................................................................... 6
3.3 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu: ............................................................. 6

3.4 Phương pháp chuyên gia chuyên khảo: .................................................................... 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 6
4.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 6
4.2 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 6
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ......................................................................... 7
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 7
1. Cơ sở lí luận ................................................................................................................. 7
1.1 Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt ......................................................................... 7
SVTH: Võ Thị Mỹ Linh

ii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản về chất thải rắn sinh hoạt ............................................... 7
1.1.2 Nguồn gốc, thành phần của chất thải rắn sinh hoạt ................................................ 7
1.1.2.1 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ...................................................... 7
1.1.2.2 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt ...................................................................... 8
1.1.3 Tác hại của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường và con người ......................... 9
1.1.3.1 Tác hại của chất thải rắn sinh hoạt tới môi trường .............................................. 9
1.1.3.2 Tác hại của chất thải rắn sinh hoạt tới sức khỏe con người .............................. 10
1.2 Tổng quan về vấn đề phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt .............. 11
1.2.1 Phân loại chất thải rắn sinh hoạt ........................................................................... 11

tế
H
uế


1.2.1.1 Các cách phân loại chất thải rắn sinh hoạt ........................................................ 11
1.2.1.2 Lợi ích của phân loại chất thải rắn sinh hoạt ..................................................... 12
1.2.2 Thu gom chất thải rắn sinh hoạt ........................................................................... 13
1.2.3 Các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt .................................................... 15

ại
họ
cK
in
h

1.2.3.1 Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp đốt ........................................................ 15
1.2.3.2 Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp ép kiện.................................................. 16
1.2.3.3 Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh ............................ 16
1.2.3.4 Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp ủ sinh học ............................................. 18
2. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................................... 19
2.1 Tình hình phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam ............ 19
2.1.1 Tình hình phát sinh ............................................................................................... 19

Đ

2.1.2 Tình hình thu gom, vận chuyển ........................................................................... 19
2.1.3 Tình hình xử lý .................................................................................................... 20
2.2 Tình hình phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở tỉnh Thừa Thiên
Huế................................................................................................................................. 23
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÂN LOẠI, THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT
THẢI RẮN SINH HOẠT Ở PHƯỜNG TỨ HẠ, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ .................................................................................................... 24
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................................. 24

2.1.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 24
2.1.1.1 Vị trí địa lý......................................................................................................... 24
SVTH: Võ Thị Mỹ Linh

iii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân

2.1.1.2 Khí hậu .............................................................................................................. 25
2.1.1.3 Hệ thống đất ...................................................................................................... 25
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................................... 25
2.1.2.1 Kinh tế ............................................................................................................... 25
2.1.2.2 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội .............................................................. 27
2.2 Thực trạng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn phường Tứ Hạ............................... 28
2.2.1 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phân theo nguồn ........................................... 28
2.2.2 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt phân theo nguồn ........................................... 30
2.2.3 Mô hình thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn phường Tứ Hạ .... 30

tế
H
uế

2.2.3.1 Tình hình thu gom ............................................................................................. 30
2.2.3.2 Lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom.................................................... 32
2.2.3.3 Tình hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt .............................................................. 34
2.3 Thực trạng phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt của các hộ điều tra


ại
họ
cK
in
h

sống trên địa bàn phường Tứ Hạ - thị xã Hương Trà .................................................... 34
2.3.1 Khái quát mẫu điều tra ......................................................................................... 34
2.3.2 Khối lượng , thành phần chất thải rắn sinh hoạt................................................... 36
2.3.3 Tình hình phân loại, xử lý chất thải rắn sinh hoạt của các hộ điều tra ................. 37
2.3.4 Đánh giá công tác thu gom của địa bàn phường của các hộ điều tra .................. 39
2.3.5 Đánh giá của hộ dân về hiệu quả mô hình công tác thu gom và xử lý chất thải rắn
sinh hoạt trên địa bàn phường Tứ Hạ ............................................................................ 41

Đ

2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác thu gom và xử lý chất thải rắn sinh
hoạt tại phường Tứ Hạ ................................................................................................... 42
2.4.1 Những thuận lợi .................................................................................................... 42
2.4.2 Những khó khăn hạn chế. .................................................................................... 43
2.4.2.1 Công tác tuyên truyền giáo dục ........................................................................ 43
2.4.2.2 Công tác quản lý và đầu tư nguồn lực .............................................................. 43
2.4.3 Nguyên nhân của các hạn chế trên ...................................................................... 44
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC PHÂN
LOẠI, THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI PHƯỜNG
TỨ HẠ, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ ................................................................................ 45
SVTH: Võ Thị Mỹ Linh

iv



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân

3.1 Căn cứ xây dựng các giải pháp ................................................................................ 45
3.1.1 Mục tiêu của hoạt động phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ....... 45
3.1.1.1 Mục tiêu tổng quát ............................................................................................ 45
3.1.1.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 46
3.2 Đề xuất một số giải pháp ......................................................................................... 46
3.2.1 Về cơ chế quản lý ................................................................................................. 46
3.2.2 Giải pháp áp dụng công cụ pháp lý ...................................................................... 48
3.2.3 Giải pháp về kỹ thuật ............................................................................................ 49
3.2.3.1 Xây dựng giải pháp phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn ...................... 49

tế
H
uế

3.2.3.2 Xây dựng giải pháp về thu gom ........................................................................ 50
3.2.3.3 Xây dựng giải pháp về xử lý ............................................................................. 50
3.2.4 Giải pháp công cụ kinh tế ..................................................................................... 51
3.2.5 Giải pháp tuyên truyền , nâng cao nhận thức người dân ...................................... 51

ại
họ
cK
in
h


PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 53
3.1 Kết luận................................................................................................................... 53
3.2 Kiến nghị ................................................................................................................. 54
3.2.1 Đối với cấp thị xã ............................................................................................... 54
3.2.2 Đối với cấp phường ............................................................................................ 54
3.2.3 Đối với người dân ................................................................................................ 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 56

Đ

PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 57

SVTH: Võ Thị Mỹ Linh

v


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

Chất thải rắn sinh hoạt

CTR

Chất thải rắn

BVMT


Bảo vệ môi trường

NĐ-CP

Nghị định Chính Phủ

TN & MT

Tài nguyên và Môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

BCL

Bãi chôn lấp

CN

Công nghiệp

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

XD

Xây dựng


Đ

ại
họ
cK
in
h

tế
H
uế

CTRSH

SVTH: Võ Thị Mỹ Linh

vi


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1: Bản đồ địa chính phường Tứ Hạ ...................................................................... 24
Biểu đồ 1: Hạn chế trong phân loại CTRSH của các hộ điều tra .................................. 39

Đ


ại
họ
cK
in
h

tế
H
uế

Biểu đồ 2: Đánh giá của hộ về mức phí thu gom .......................................................... 40

SVTH: Võ Thị Mỹ Linh

vii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ...................................................... 8
Bảng 2: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt .................................................................... 8
Bảng 3: Thành phần hóa học trong chất thải rắn ............................................................. 9
Bảng 4: Quy mô giá trị và cơ cấu kinh tế của phường Tứ Hạ năm 2015 ...................... 25
Bảng 5: Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phân theo nguồn và thành phần ............... 29
Bảng 6: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt phân theo nguồn hình thành .................... 30
Bảng 7: Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh và được thu gom của phường giai


tế
H
uế

đoạn 2013- 2015 ........................................................................................................................... 32
Bảng 8: Kinh phí thực hiện công tác thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại phường
Tứ Hạ giai đoạn 2013 – 2015 ........................................................................................ 33
Bảng 9: Thông tin cơ bản của hộ được điều tra ............................................................ 35

ại
họ
cK
in
h

Bảng 10: Khối lượng CTRSH phát sinh hằng ngày ...................................................... 36
Bảng 11: Tình hình phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ .......................... 37
Bảng 12: Đánh giá của hộ về tầm quan trọng của việc phân loại CTRSH trước khi xử
lý. ................................................................................................................................... 38

Đ

Bảng 13: Đánh giá công tác thu gom và xử lý CTRSH của phường Tứ Hạ ................. 41

SVTH: Võ Thị Mỹ Linh

viii


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Môi trường đang là mối quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia trên toàn thế giới
và Việt Nam không phải là một quốc gia ngoại lệ. Xảy ra bùng nổ dân số cùng với đó là
quá trình tiêu dùng hàng hóa ngày mỗi cao do mức sống và nhu cầu tiêu dùng ngày càng
tăng đã phát sinh ra một lượng lớn chất thải rắn sinh hoạt. Điều này càng tạo ra sức ép
mạnh hơn đối với môi trường, làm cho môi trường càng ngày càng nóng hơn. Chất thải
rắn sinh hoạt vừa đa dạng về thành phần cũng như mức độ nguy hại. Điều này đòi hỏi
chúng ta phải có những biện pháp hay phải lập ra quá trình quản lý, xử lý, thu gom,
phân loại sao cho có hiệu quả và an toàn nhằm mục đích giảm sự ô nhiễm do chất thải

tế
H
uế

rắn nói chung và chất thải rắn sinh hoạt nói riêng gây ra để làm giảm sức ép đến môi
trường.

Từ thực tế trên, tôi quyết định chọn đề tài “Thực trạng phân loại, thu gom và
xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên

ại
họ
cK
in
h

Huế” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình.

1. Mục tiêu nghiên cứu

Khái quát hóa những vấn đề lí luận liên quan đến vấn đề phân loại, thu gom và
xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

Tìm hiểu thực trạng về phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt của
người dân tại phường Tứ Hạ.

Đề xuất những giải pháp nhằm nâng hiệu quả trong công tác phân loại, thu gom

Đ

và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà.
2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu.
Phương pháp thống kê mô tả.
Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu.
Phương pháp chuyên gia chuyên khảo.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình phân loại, thu gom và xử lý chất
thải rắn sinh hoạt ở phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
SVTH: Võ Thị Mỹ Linh

1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân


3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Tập trung nghiên cứu tình hình phân loại, thu gom và xử lý
chất thải rắn sinh hoạt của các hộ gia đình tại phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà, tỉnh
Thừa Thiên Huế.
Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn phường Tứ Hạ.
Phạm vi thời gian: tài liệu nghiên cứu từ 2013-2015, điều tra số liệu 2016.
4. Các kết quả mà nghiên cứu đạt được
- Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng trong phân loại, thu gom và xử lý chất
thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Tứ Hạ. Trong đó, chú trọng đến hành vi và thái độ của

tế
H
uế

người dân trong phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
- Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phân loại, thu

Đ

ại
họ
cK
in
h

gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Tứ Hạ.

SVTH: Võ Thị Mỹ Linh


2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế Việt Nam đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra hết sức nhanh, gia tăng dân số và sự lãng
phí tài nguyên trong sinh hoạt tạo nên lượng chất thải rắn ngày một tăng. Mức sống
của người dân càng cao thì nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm xã hội càng cao, điều này
đồng nghĩa với việc càng gia tăng lượng chất thải rắn sinh hoạt, thành phần càng phức
tạp và tiềm ẩn ngày càng nhiều nguy cơ độc hại với môi trường và sức khỏe con
người. Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong quá trình ăn, ở, tiêu dùng của con người,

tế
H
uế

được thải vào môi trường ngày càng nhiều, vượt quá khả năng tự làm sạch của môi
trường dẫn đến môi trường bị ô nhiễm. Ngoài lượng chất thải rắn phát sinh từ các khu
công nghiệp, nhà máy, khu chế xuất thì chất thải rắn sinh hoạt cũng là một vấn đề báo
động.

ại
họ
cK
in

h

Chất thải rắn sinh hoạt là vấn đề nóng đối với toàn xã hội, nhất là trong quá
trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đang diễn ra nhanh chóng như hiện nay.Theo dự báo
của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến năm 2020 thì khối lượng CTRSH phát sinh từ
các đô thị của Việt Nam ước tính khoảng 59 nghìn tấn/ngày. Tác động tiêu cực của
chất thải rắn là rất rõ ràng nếu như những loại chất thải rắn này không được phân loại,
thu gom và xử lý đúng kĩ thuật môi trường và thời gian. Việc quản lý chất thải rắn sinh
hoạt như thế nào để đạt hiệu quả cao, không gây nên những hậu quả xấu cho môi

Đ

trường trong tương lai nhằm BVMT và tận dụng nguồn tài nguyên từ rác thải đang là
vấn đề cấp bách.

Tứ Hạ, một phường nằm ở trung tâm thị xã Hương Trà – là trung tâm kinh tế có
nền kinh tế phát triển tương đối nhanh và mạnh, có sức hút tạo ra sự tập trung dân cư,
các hoạt động kinh tế - thương mại - du lịch và dịch vụ. Vì vậy, lượng chất thải rắn
phát sinh của phường vào môi trường cũng chiếm một lượng. Trong đó, chất thải rắn
sinh hoạt chiếm tỷ trọng lớn, được thải ra từ các hộ gia đình, các cơ quan, trường học,
chợ, đường phố,... Các chất thải chủ yếu là thực phẩm, giấy loại, các loại phân bùn,
cặn bã trong các công trình vệ sinh...

SVTH: Võ Thị Mỹ Linh

3


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân

Trước thực trạng trên, để góp phần nâng cao ý thức của người dân về môi
trường, hạn chế mức độ ô nhiễm môi trường do chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tôi
quyết định chọn đề tài “Thực trạng phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh
hoạt tại phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài nghiên
cứu cho khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Đề tài tập trung chủ yếu vào việc tìm hiểu thực trạng phân loại, thu gom và xử
lý chất thải rắn sinh hoạt.

tế
H
uế

Đề ra những giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác phân loại,
thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt của địa phương
2.2 Mục tiêu riêng

Khái quát hóa những vấn đề lí luận liên quan đến vấn đề phân loại, thu gom và

ại
họ
cK
in
h

xử lý chất thải rắn sinh hoạt.


Tìm hiểu thực trạng về phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt của
người dân tại phường Tứ Hạ.

Đề xuất những giải pháp nhằm nâng hiệu quả trong công tác phân loại, thu gom
và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà.
3. Phương pháp nghiên cứu

3.1 Phương pháp thu thập số liệu

Đ

+ Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Phương pháp thực hiện: Sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được
thiết kế và chuẩn bị sẵn cho mục đích nghiên cứu.
Chọn mẫu điều tra: Mẫu điều tra được lựa chọn ngẫu nhiên dựa trên tổng số hộ
gia đình sinh sống trên địa bàn phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
để tiến hành điều tra và lấy thông tin.
Số hộ được điều tra: 60 hộ.
+

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Nghiên cứu và phân tích các tài liệu có sẵn liên quan đến đề tài từ nhiều nguồn
khác nhau của Phòng Tài nguyên và môi trường, UBND phường Tứ Hạ. Ngoài ra, đề
SVTH: Võ Thị Mỹ Linh

4



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân

tài còn tham khảo và tổng hợp một số tư liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu từ các bài

Đ

ại
họ
cK
in
h

tế
H
uế

báo, nghiên cứu khoa học, các trang web...

SVTH: Võ Thị Mỹ Linh

5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân

3.2 Phương pháp thống kê mô tả

Trong phạm vi đề tài này, phương pháp được sử dụng để trình bày về đánh giá
công tác thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà
nhằm khái quát định hướng mục tiêu và những giải pháp chủ yếu nhằm mục đích nâng
cao hiệu quả thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở địa bàn nghiên cứu.
3.3 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu:
Sau khi tiến hành thu thập số liệu, tiến hành tổng hợp lại để phân tích chúng
qua các chỉ tiêu được đặt ra. Dựa trên kết quả phân tích đó để đánh giá thực trạng phân
loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn nghiên cứu.

tế
H
uế

Các số liệu thu thập được sẽ được xử lý bằng các phần mềm: MS Exel 2010 và
SPSS 20.

3.4 Phương pháp chuyên gia chuyên khảo:

Thông qua các buổi gặp gỡ, trao đổi và thảo luận với các cá nhân liên quan đến

ại
họ
cK
in
h

vấn đề nghiên cứu và giáo viên hướng dẫn nghiên cứu đề tài nhằm thu thập các kiến
thức chuyên môn và các ý kiến đóng góp cho đề tài.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình phân loại, thu gom và xử lý chất
thải rắn sinh hoạt tại phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
4.2 Phạm vi nghiên cứu

Đ

Phạm vi nội dung: Tập trung nghiên cứu tình hình phân loại, thu gom và xử lý
chất thải rắn sinh hoạt của các hộ gia đình tại phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà, tỉnh
Thừa Thiên Huế
Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn phường Tứ Hạ
Phạm vi thời gian: tài liệu nghiên cứu từ 2013-2015, điều tra số liệu 2016

SVTH: Võ Thị Mỹ Linh

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lí luận
1.1 Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản về chất thải rắn sinh hoạt
 Khái niệm chất thải
Theo Luật BVMT(2014), chất thải được định nghĩa như sau: “ Chất thải là vật
 Khái niệm chất thải rắn


tế
H
uế

chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”
Theo Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về Quản lý chất thải và phế liệu thì:
Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt ( còn gọi là bùn thải) được thải ra từ
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.

ại
họ
cK
in
h

Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp.
 Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt là chất rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con
người.

Nguồn phát sinh chủ yếu từ các hộ gia đình,cơ quan, trường học, trung tâm dịch
vụ, thương mại... Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ,
thủy tinh, giấy, rơm rạ, xác động vật, vỏ rau củ quả, túi nilon, thực phẩm dư thừa....

Đ

1.1.2 Nguồn gốc, thành phần của chất thải rắn sinh hoạt
1.1.2.1 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt

Hoạt động kinh tế ngày càng phát triển cùng với đó là sự gia tăng dân số, nhu
cầu tiêu dùng ngày càng tăng nên đã tạo ra một lượng lớn chất thải rắn. Các nguồn chủ
yếu phát sinh chất thải rắn sinh hoạt bao gồm: từ các khu dân cư, các trung tâm thương
mại, trường học, cơ quan,...

SVTH: Võ Thị Mỹ Linh

7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân

Bảng 1: Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Nơi phát sinh

Nguồn gốc phát sinh
Khu dân cư

Hộ gia đình, khu tập thể,....

Các trung tâm thương mại

Cửa hàng, nhà hàng, chợ, văn phòng,khách sạn,
nhà nghỉ, nhà in, trạm xăng dầu, gara...

Cơ quan

Trường học, bệnh viện, cơ quan nhà nước

(Nguồn: Integrated Solid waste Management, McGRAW-HILL)

1.1.2.2 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt có đặc tính là không đồng nhất và hỗn tạp của nhiều vật

tế
H
uế

chất khác nhau vì thế mà việc xác định được thành phần có trong mỗi loại chất thải rắn
là rất khó khăn, tuy nhiên nó khá quan trọng , nó không chỉ giúp cho việc xác định
phương pháp xử lý CTRSH được phù hợp hơn mà còn giúp cho công tác quản lý trở
nên dễ dàng.

ại
họ
cK
in
h

Chất thải rắn sinh hoạt có thể bao gồm:

+ Các loại chất thải rắn dễ phân hủy sinh học: thực phẩm thừa, vỏ rau quả, lá
cây, xác động vật,...

+ Các loại chất thải rắn khó bị phân hủy sinh học: Gỗ, túi nilon, cao su,..
+ Các loại chất thải rắn không bị phân hủy sinh học: kim loại, thủy tinh, mảnh
sành, ngói vỡ, gạch vỡ, cát, sỏi,...

Bảng 2: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt


Đ

Thành phần CTRSH

Tỷ lệ khối lượng(%)

Các chất hữu cơ dễ phân hủy, rau, thức ăn thừa

64,7

Cây gỗ

6,6

Giấy, bao bì giấy

2,1

Plastic khó tái chế

9,1

Cao su, đế giày dép

6,3

Vải sợi, vật liệu vải sợi

4,2


Đất, đá, bê tông

1,6

Thành phần khác

5,4

Tổng

100,0
(Nguồn: HOWADICO (Tháng 06- 2010))

SVTH: Võ Thị Mỹ Linh

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân

Trong các chất hữu cơ của chất thải rắn sinh hoạt, thành phần hóa học của
chúng chủ yếu là C,H,O,N,S và các chất tro
Bảng 3: Thành phần hóa học trong chất thải rắn
Cấu tử hữu cơ

Thành phần (%)
H


O

N

S

Tro

Thực phẩm

48,0

6,4

37,6

2,6

0,4

5,0

Giấy

43,5

6,0

44,0


0,3

0,2

6,0

Carton

44,0

5,9

44,6

0,3

0,2

5,0

Chất dẻo

60,0

7,2

22,8

-


-

10,0

Vải

55,0

6,6

31,2

4,6

0,15

2,45

Cao su

78,0

10,0

-

2,0

-


10,0

Da

60,0

8,0

11,6

10,0

0,4

10,0

Gỗ

49,5

6,0

42,7

0,2

0,1

1,5


tế
H
uế

C

ại
họ
cK
in
h

(Nguồn: Số liệu quan trắc- CEETIA)

Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng: Các loại chất thải khác nhau sẽ có thành
phần hóa học khác nhau, thành phần hóa học chủ yếu trong CTRSH là Cacbon và Oxy.
Tỷ lệ Cacbon lớn, dao động từ 44,0% -78,0% và tỉ lệ Oxy chiếm từ 11,6% -44,6% và
một số tỉ lệ còn lại thuộc vào các thành phần hóa học khác.
1.1.3 Tác hại của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường và con người
Chất thải rắn khi thải vào môi trường gây ô nhiếm đất, nước, không khí. Ngoài

Đ

ra, chất thải rắn còn làm mất vệ sinh công cộng, làm mất mỹ quan môi trường, không
những thế, rác là nơi trú ngụ của nhiều loại vi khuẩn, nấm gây bệnh hại cho người và
gia súc.
1.1.3.1 Tác hại của chất thải rắn sinh hoạt tới môi trường
 Môi trường không khí
Trong toàn bộ khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình thì

thành phần chiếm tỷ lệ cao là các loại thực phẩm. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa
nhiều ở nước ta là điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ phân hủy, thúc đẩy
nhanh quá trình lên men, thối rữa và tạo nên mùi khó chịu cho con người.
Các chất thải khí phát ra từ các quá trình này thường là H2S, NH3, CH4, SO2, CO2...
SVTH: Võ Thị Mỹ Linh

9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân

 Môi trường nước
Theo thói quen, nhiều người thường đổ chất thải rắn xuống bờ sông, ao, cống
rãnh. Sau thời gian phân hủy, lượng chất thải rắn này sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp
đến chất lượng mặt nước ngầm trong khu vực cũng như nguồn nước mặt sẽ bị nhiễm
khuẩn
Lâu dần những đống chất thải rắn này sẽ làm giảm diện tích ao, hồ, giảm khả
năng tự đồng hóa chất thải, gây cản trở dòng chảy. Hậu quả của hiện tượng này là hệ
sinh thái nước trong các ao hồ bị hủy diệt. Việc ô nhiễm các nguồn nước mặt này cũng
là nguyên nhân nảy sinh một số bệnh đối với con người khi con người trực tiếp sử
 Môi trường đất

tế
H
uế

dụng nguồn nước như tiêu chảy, viêm nhiễm,...
Trong thành phần chất thải rắn có chứa nhiều chất độc, do đó khi chất thải rắn

được đưa vào môi trường đất thì các chất độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loài

ại
họ
cK
in
h

sinh vật có ích cho đất như: giun, vi sinh vật,...làm cho môi trường đất giảm tính đa
dạng sinh học và phát sinh nhiều bệnh dịch ảnh hưởng đến cây trồng.
Việc sử dụng túi nilon quá nhiều trong sinh hoạt hằng ngày tạo ra một lượng
lớn chất thải nilon khó phân hủy, khi xâm nhập vào đất cần tới 50-60 năm mới có thể
phân hủy hết và do đó chúng tạo sự ra ngăn cách làm thay đổi cấu trúc đất, đất trở nên
khô cằn, khó tổng hợp chất dinh dưỡng, giảm độ phì nhiêu ...
 Mỹ quan đô thị

Đ

Chất thải rắn sinh hoạt nếu không được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý kịp
hay thu gom không hết, vận chuyển rơi vãi trên đường... đều là những hình ảnh gây
mất vệ sinh môi trường và làm ảnh hưởng đến mỹ quan đường phố.
Việc vứt chất thải rắn bừa bãi xuống lòng lề đường và cống rãnh, ao hồ của
người dân vẫn còn phổ biến, đặc biệt là các hộ gia đình ở nông thôn, điều này cũng
chính là nguyên nhân gây ra tình trạng mất mỹ quan đô thị.
1.1.3.2 Tác hại của chất thải rắn sinh hoạt tới sức khỏe con người
Trong thành phần chất thải rắn sinh hoạt, thông thường hàm lượng hữu cơ
chiếm tỉ lệ lớn. Loại chất thải rắn này rất dễ phân hủy, lên men, bốc mùi hôi thối. Nếu
rác không được thu gom, tồn đọng trong không khí, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức
SVTH: Võ Thị Mỹ Linh


10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân

khỏe con người sống xung quanh. Những người tiếp xúc thường xuyên với rác như
công nhân vệ sinh, những người thu nhặt phế liệu ở bãi rác dễ mắc bệnh như viêm
phổi, các bệnh truyền nhiễm, viêm da, tai, mũi, họng,...
Nhiều tài liệu trong nước và quốc tế cho thấy, những xác động vật bị thối rửa
trong hơi thối có chất amin và các chất dẫn xuất sufua hydro hình thành từ sự phân hủy
chất thải rắn kích thích sự hô hấp của con người,kích thích nhịp tim đập nhanh, gây
ảnh hưởng xấu đối với những người mắc bệnh tim mạch.
Các loại vi trùng gây bệnh thực sự phát huy tác dụng khi có các vật chủ trung
gian gây bệnh tồn tại trong các bãi chất thải rắn như những ổ chứa chuột, ruồi, muỗi,..

tế
H
uế

và nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh cho người và gia súc,một số bệnh điển hình do
các trung gian truyền bệnh như: Chuột truyền bệnh dịch hạch, gián truyền bệnh đường
tiêu hóa, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết, sốt rét,..

1.2 Tổng quan về vấn đề phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt

ại
họ
cK

in
h

1.2.1 Phân loại chất thải rắn sinh hoạt

Phân loại chất thải rắn là hoạt động phân tách chất thải (đã được phân định) trên
thực tế nhằm chia thành các loại hoặc nhóm chất thải để có các quy trình quản lý khác
nhau. Quá trình này cần thiết để thu hồi những thành phần có thể tái sinh có trong chất
thải rắn, tách riêng những thành phần mang tính nguy hại và những thành phần có khả
năng thu hồi năng lượng.

Chất thải rắn sinh hoạt sẽ trở thành nguồn tài nguyên tái chế phục vụ cho cuộc

Đ

sống của con người nếu quy trình thu gom-vận chuyển-xử lý chất thải rắn sinh hoạt
được thực hiện một cách khoa học và triệt để. Một khâu quan trọng trong quá trình này
chính là việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt như thế nào để việc thu gom- xử lý có
thể thực hiện nhanh chóng và dễ dàng.
1.2.1.1 Các cách phân loại chất thải rắn sinh hoạt
a. Phân loại theo mức độ nguy hại
Chất thải rắn nguy hại: Là chất thải rắn chứa các chất hoặc hợp chất có một
trong những đặc tính sau: phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ
độc hoặc các đặc tính nguy hại khác.

SVTH: Võ Thị Mỹ Linh

11



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân

Chất thải rắn không nguy hại: là những loại chất thải rắn không có chứa các
chất và hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại tới môi trường và sức khỏe con
người.
b. Phân loại theo nguồn thải
Chất thải rắn sinh hoạt: Là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt cá nhân, hộ
gia đình, nơi công cộng.
Chất thải rắn công nghiệp: Là chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sản xuất
công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ.
Chất thải rắn nông nghiệp: Là lượng chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động
biến sữa, các lò giết mổ…

tế
H
uế

như: trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, chăn nuôi, các sản phẩm thải ra từ chế
Chất thải rắn xây dựng: Là các phế thải như: đất, cát, gạch, ngói, bê tông vỡ do
các hoạt động tháo dỡ, xây dựng công trình….

ại
họ
cK
in
h

Chất thải rắn y tế: Chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động y tế như: khám bệnh,

bào chế, sản xuất, đào tạo, nghiên cứu, thú y,…Sinh ra từ các bệnh viện, các trung tâm
điều dưỡng, cơ sở y tế dự phòng.

c. Phân loại theo thành phần

Chất thải rắn sinh hoạt hữu cơ: Là chất thải trong sinh hoạt hàng ngày có nguồn
gốc từ động vật hoặc thực vật, thường là các gốc rau, quả, thức ăn, rơm rác, xương, ruột
gà…

Đ

Chất thải rắn sinh hoạt vô cơ: Là các chất nilon, nhựa, da, cao su, vải, sợi…
được thải ra trong sinh hoạt hàng ngày, đây là chất thải có thành phần tái chế được.
1.2.1.2 Lợi ích của phân loại chất thải rắn sinh hoạt
 Lợi ích kinh tế
Phân loại chất thải rắn mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Trước hết nó tạo ra nguồn
nguyên liệu sạch cho sản xuất phân compost. Phần lớn chất thải rắn sinh hoạt gồm
75% chất thải rắn thực phẩm, còn lượng chất thải rắn có khả năng tái sinh, tái chế như
nilon, thủy tinh, nhựa, giấy, kim loại... chiếm khoảng 25%. Nếu biết tận thu chất thải
rắn sinh hoạt thì xã hội sẽ thu được hàng trăm tỉ đồng từ việc giảm chi phí chôn lấp
chất thải rắn, giảm chi phí mua nguyên liệu, giảm được gánh nặng chi phí trong việc
SVTH: Võ Thị Mỹ Linh

12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân


xử lý nước rỉ chất thải rắn cũng như xử lý mùi và đem lại nguồn thu từ bán phân
compost
 Lợi ích môi trường
Ngoài lợi ích kinh tế có thể tính toán được, việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt
tại nguồn còn mang lại nhiều lợi ích đối với môi trường. Khi giảm được khối lượng
CTRSH phải chôn lấp, khối lượng nước rỉ rác sẽ giảm. Nhờ đó, các tác động tiêu cực
đến môi trường cũng sẽ giảm đáng kể như: giảm ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước
mặt, giảm ô nhiễm không khí...
Diện tích bãi chôn lấp thu hẹp sẽ góp phần hạn chế hiệu ứng nhà kính do các

tế
H
uế

khí của bãi chôn lấp như CH4, CO2, NH3 gây nên.
Việc tận dụng các chất thải rắn có thể tái sinh tái chế giúp bảo tồn nguồn tài
nguyên thiên nhiên tránh tình trạng ô nhiễm môi trường do việc khai thác tài nguyên
gây nên. Thay vì khai thác tài nguyên để sử dụng thì chúng ta có thể sử dụng các sản

ại
họ
cK
in
h

phẩm tái sinh tái chế như một nguồn nguyên liệu thứ cấp.
 Lợi ích xã hội

Việc phân loại chất thải rắn tại nguồn góp phần nâng cao nhận thức của cộng
đồng trong việc bảo vệ môi trường. Để công tác phân loại này đạt hiệu quả như mong

đợi, các ngành các cấp phải triệt để thực hiện công tác tuyên truyền hướng dẫn cho
cộng đồng để mỗi người dân hiểu được tầm quan trọng của việc phân loại chất thải rắn
sinh hoạt cũng như tác động của nó đối với môi trường sống.

Đ

Lợi ích xã hội lớn nhất do hoạt động phân loại chất thải rắn tại nguồn mang lại
chính là việc hình thành ở mỗi cá nhân nhận thức bảo vệ môi trường.
1.2.2 Thu gom chất thải rắn sinh hoạt
Thu gom chất thải rắn là quá trình thu nhặt chất thải rắn từ các nhà dân, các cơ
quan hay từ những điểm thu gom và chở đến địa điểm xử lý, chuyển tiếp, trung chuyển
hay chôn lấp. Khi CTR phát sinh phân tán với tổng khối lượng CTR tổng cộng gia tăng
thì công tác thu gom trở nên khó khăn phức tạp hơn bởi vì chi phí nhiên liệu và nhân công
cao.
Công tác thu gom chất thải rắn có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của các công
tác vận chuyển và xử lý chất thải rắn cũng như liên quan đến con người và mỹ quan đô
SVTH: Võ Thị Mỹ Linh

13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân

thị. Cụ thể khi công tác thu gom được đảm bảo đúng về thời gian, thu gom sạch lượng
chất thải rắn phát sinh thì sẽ giúp cho công tác vận chuyển và xử lý được thực hiện
nhanh và dễ dàng hơn, bên cạnh đó khi công tác thu gom được thực hiện tốt, không để
rơi vãi chất thải rắn, tồn đọng chất thải rắn chưa thu gom hết thì sẽ giúp hạn chế mùi
hôi, sinh vật gây bệnh hay mất mỹ quan ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và môi

trường.
Việc thu gom phải được thực hiện theo một quá trình hai giai đoạn: Thu gom
chất thải rắn từ các nhà ở và thu gom tập trung về chỗ chứa trung gian rồi từ đó lại
chuyển tiếp về trạm trung chuyển hay khu xử lý và bãi chôn lấp.

tế
H
uế

 Các hình thức thu gom CTR sinh hoạt
+ Hình thức thu gom tại nhà: Công nhân thu gom CTRSH đi đến từng hộ, dọc
các đường lớn, khu tập thể và mang những thùng rác, túi chất thải từ mỗi hộ gia đình ra
đổ vào xe thu gom của mình và trả lại thùng cho gia đình. Hệ thống thu gom này mất

ại
họ
cK
in
h

nhiều thời gian và chi phí lao động cao do hoạt động thu gom này mang tính thủ công,
chi phí nhân công lao động cao.

Hình thức thu gom này được tóm tắt trong hình sau:

CTR từ các
hộ gia đình

+


Xe thu gom
thủ công

Xe vận chuyển
cơ giới

Khu xử lí
CTR tập trung

Hình thức thu gom theo khối: Xe cơ giới thu gom CTR chạy theo lịch đã

Đ

được đặt ra trước, có thể hàng ngày hoặc vài ngày/lần, tùy theo khối lượng CTR phát
sinh. Các xe thu gom cơ giới dừng lại tại những điểm quy định và rung chuông. Các
hộ gia đình, cơ quan,... ở các khu phố xung quanh đó mang túi chất thải đến đổ vào xe.
Nhược điểm của hình thức này là xe thu gom không thể gom hết được lượng CTR của
toàn bộ địa bàn thu gom vì nhiều gia đình, các cơ sở kinh doanh,... không có nhà hoặc
đang bận khi xe thu gom đến.

SVTH: Võ Thị Mỹ Linh

14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân

Hình thức thu gom này được tóm tắt trong hình sau:

CTR từ các hộ
gia đình

Khu xử lý CTR
tập trung

Xe thu gom cơ
giới

Thùng rác tập
trung

Xe vận chuyển

tế
H
uế

+ Hình thức thu gom bên lề đường: Các hộ gia đình đặt túi chất thải đã buộc
kín trước cửa nhà hoặc cổng trước thời gian thu gom quy định. Xe thu gom cơ giới đến
thu gom theo lịch đã định, tùy theo khối lượng CTR để thu gom tất cả các túi chất thải
trong địa bàn. Một dạng khác của hình thức thu gom này ở thành phố quá chật hẹp,

ại
họ
cK
in
h

quanh co, ngõ ngạch, xe thu gom cơ giới loại nhỏ cũng khó hoạt động là các hộ gia

đình, các cơ sở kinh doanh mang túi rác ra một địa điểm tập kết rác đã được quy định
trong khoảng thời gian nhất định. Tại địa điểm này, có một xe cơ giới chờ sẵn để thu
gom. Điểm này còn gọi là điểm tập kết rác lưu động
1.2.3 Các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Mục tiêu của xử lý CTR là làm giảm hoặc loại bỏ các thành phần không mong
muốn trong chất thải. Các kỹ thuật xử lý CTR có thể là các quá trình như giảm thể

Đ

tích, kích thước cơ học; tách loại theo từng phần... Một số phương pháp xử lý chất thải
rắn sinh hoạt thường sử dụng như:
1.2.3.1 Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp đốt
Là quá trình ôxy hóa CTR bằng ôxy không khí ở điều kiện nhiệt độ cao và là
một phương pháp được sử dụng phổ biến của các nước phát triển trên thế giới
Ưu điểm của phương pháp này là giảm được thể tích và khối lượng của chất
thải đến 70-90% so với thể tích chất thải ban đầu, có thể đốt tại chỗ không cần phải di
chuyển xa, nhiệt tỏa ra của quá trình đốt có thể sử dụng cho các quá trình khác, yêu
cầu diện tích nhỏ hơn so với các phương pháp khác như phương pháp xử lý bằng sinh
học và chôn lấp, xử lý triệt để các chỉ tiêu ô nhiễm của CTR, tro thải sau khi đốt
SVTH: Võ Thị Mỹ Linh

15


×