Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thực trạng thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn quán hàu, huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.75 KB, 5 trang )

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Kết cấu của đề tài:
Phần I: Đặt vấn đề
Nêu lên lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và
phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Phần hai: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
Nêu lên một số cơ sở khoa học và kiến thức thực tiễn liên quan tới vấn đề
nghiên cứu
Chương II: Thực trạng quản lý thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Quán
Hàu
- Nêu lên thực trạng môi trường của thị trấn Quán Hàu
- Nêu lên thực trạng thu gom và xử lý CTRSH trên địa bàn nghiên cứu
Chương III: Đánh giá hiệu quả của hệ thống thu gom CTRSH
- Đưa ra các đánh giá về hiệu quả của hệ thống thu gom CTRSH trên phương
diện kinh tế.
- Đưa ra các đánh giá về hiệu quả của hệ thống thu gom CTRSH trên phương
diện môi trường.
- Đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả của hệ thống thu gom CTRSH.
Phần III: Kết luận và kiến nghị
Đánh giá chung về đề tài nghiên cứu và đưa ra một số đề nghị đối với các cơ
quan chức năng.

i


PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Đô thị hóa là xu hướng phát triển tất yếu trên phạm vi toàn cầu. Bên cạnh
những mặt tích cực không thể phủ nhận của quá trình đô thị hóa như: tạo ra những


cơ sở vật chất cần thiết để ứng dụng những thành tựu khoa học mới nhất chế tạo
những sản phẩm công nghệ cao phục vụ đời sống, hình thành một thị trường rộng
lớn và năng động thúc đẩy quá trình trao đổi hàng hóa, tạo điều kiện cho sự phát
triển xã hội nhanh chóng, thì tồn tại những tiêu cực không thể tránh khỏi như: gia
tăng liên tục số lượng chất thải rắn, chất thải nước và chất thải khí vào môi trường,
các loại chất thải này ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của người dân tại
khu vực gây nên ô nhiễm nguồn nước, không khí, tạo điều kiện cho vi khuẩn và các
loại bệnh tật phát triển. Mức phát thải trung bình ở đô thị VN là 21.500 tấn
CTRSH/ngày (năm 2008), dự báo đến năm 2020 là 59 nghìn tấn/ngày cao gấp 2 - 3
lần hiện nay. Tác động tiêu cực của rác thải nói chung là rất rõ ràng nếu như những
chất thải này không được quản lý thu gom và xử lý đúng kỹ thuật môi trường. Nếu
như những nhà quản lý nhà khoa học tạo điều kiện giúp đỡ và nâng cao nhận thức
cộng đồng, cho các doanh nghiệp và đặc biệt là cho họ tiếp cận với công nghệ xử lý
và ứng xử với rác một cách thân thiện thì ngược lại, rác thải sẽ là một trong những
tài nguyên quý giá phục vụ lại cho con người. Vấn đề xử lý rác thải nói chung và
rác thải rắn sinh hoạt nói riêng đã và đang trở thành vấn đề nóng bỏng ở các quốc
gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam, thực tế việc quản lý và xử lý
rác thải mặc dù đã có nhiều tiến bộ nhưng chưa ngang tầm với nhu cầu đòi hỏi: 20%
không được thu gom và nằm tại các con đường, khu phố, công viên....; 80% được
thu gom trong đó 95% được chôn lấp ở các bãi chôn lấp tập trung, trong khi 82/89
bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, 439 cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng. Chính vì
vậy, vấn đề rác thải đang là vấn đề cấp thiết cần được giải quyết.
Quán Hàu là một thị trấn thuộc huyện Quảng Ninh cách thành phố Đồng
Hới 5km về phía Nam. Trong mấy năm trở lại đây, bộ mặt kinh tế xã hội đã có
2


nhiều bước phát triển, nhiều cơ sở công nghiệp, dịch vụ, thương mại được hình
thành, bộ mặt đô thị đã có nhiều khởi sắc. Cùng với sự phát triển đó thì dân số khu
vực ngày càng gia tăng, sức ép về rác thải sinh hoạt đang là mối quan tâm của

chính quyền địa phương. Lượng rác thải ở đây rất lớn nhưng lại chưa có hệ thống
thu gom hiệu quả đã tạo ra những ảnh hưởng nhất định tới môi trường. Xuất phát
từ tình hình trên đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả quản lý rác thải rắn sinh
hoạt tại địa bàn, chúng tôi chọn đề tài: “THỰC TRẠNG THU GOM VÀ XỬ LÝ
CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THỊ TRẤN QUÁN HÀU, HUYỆN
QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH”
2. Mục tiêu nghiên cứu
* Hệ thống hoá việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Quán
Hàu.
* Nghiên cứu đánh giá cách thức tổ chức, hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi
trường của công tác thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Quán Hàu.
* Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý thu gom và xử lý rác thải rắn sinh
hoạt tại thị trấn đưa ra một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
trong công tác quản lý thu gom và xử lý rác thải tại thị trấn Quán Hàu.
3. Phương pháp nghiên cứu.
* Phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng làm cơ sở lý luận
chung.
* Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý tài liệu, số liệu thứ cấp: tài liệu
thứ cấp là những tài liệu sẵn có hoặc số liệu thống kê ở địa phương (cả ở dạng
xuất bản và không xuất bản) về các vấn đề có liên quan đến nội dung nghiên cứu.
Do các tài liệu, số liệu từ nhiều nguồn khác nhau, từ những nghiên cứu sơ bộ đến
chi tiết của các cá nhân hoặc tập thể vào các thời điểm khác nhau nên có sự khác
nhau khá lớn về mức độ phân tích, đánh giá hiện trạng tài nguyên, môi trường khu
vực nghiên cứu.
* Phương pháp thống kê: thu thập thông tin, tài liệu, chọn mẫu điều tra, xử lý số
liệu.
3


* Phương pháp khảo sát thực địa: thu thập số liệu, tài liệu liên quan đến

kinh tế - xã hội, tài nguyên và môi trường tại địa phương. Khảo sát thực địa cho
phép cập nhật những thông tin, số liệu bổ sung những nhận định, đánh giá về điều
kiện khu vực nghiên cứu trong khi các số liệu quan trắc không nhiều và không hệ
thống.
* Phương pháp điều tra phỏng vấn: điều tra 50 hộ gia đình và 10 cơ quan,
đơn vị trên địa bàn thị trấn Quán Hàu. Các đối tượng này được chọn ngẫu nhiên.
* Phương pháp phân tích lợi ích - chi phí: Phương pháp phân tích lợi ích chi phí mở rộng là phương pháp phân tích lợi ích - chi phí trong đó có xét đến các
yếu tố xã hội và môi trường. Nói cách khác , nó là một chu trình để so sánh các lợi
ích và chi phí xã hội của một chương trình hay một dự án, diễn đạt bằng giá trị tiền
tệ ở mức độ thực tế nhất.
4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hệ thống thu gom CTRSH
Để đánh giá hiệu quả kinh tế của việc thiết lập hệ thống thu gom ở đây ta sử
dụng chỉ tiêu :
NB = B - C
Trong đó:

NB : Lợi ích ròng của phương án
B: Tổng lợi ích thu được từ phương án
C: Tổng chi phí phải bỏ ra khi thực hiện phương án

Về nguyên tắc, NB phải dương thì phương án mới có hiệu quả. Nhưng đó
chỉ là trên quan điểm tài chính. Còn trên quan điểm kinh tế thì ngay cả khi NB < 0
phương án vẫn có thể chấp nhận được nếu đạt được mục tiêu xã hội, mục tiêu môi
trường, tất nhiên là với điều kiện chi phí không lớn hơn lợi ích quá nhiều. Đôi khi
NB < 0 vẫn có thể chấp nhận còn vì có những lợi ích rất lớn mà phương án mang
lại nhưng hiện thời ta chưa thể lượng hoá được, tức là về mặt kinh tế xã hội dự án
vẫn hiệu quả.
4.1. Chi phí cho hệ thống thu gom
4.1.1. Chi phí thu gom hàng năm
a) Chi phí nhân công W

4


b) Chi phí công cụ, dụng cụ
4.1.2. Chi phí vận chuyển hàng năm
Đây là hao phí để vận chuyển rác từ đường trục chính ra bãi rác huyện.
4.2. Lợi ích thu được từ hệ thống thu gom
 Lợi ích thu được từ phí vệ sinh môi trường B1
 Lợi ích thu được từ thu gom phế liệu B2
 Lợi ích tiềm năng của việc thu khí gas
 Lợi ích thu được từ giảm chi phí khám chữa bệnh cho người dân
 Các lợi ích khác (chưa lượng hoá được)
- Tạo công ăn việc làm cho người dân
- Cải thiện môi trường đất, nước, không khí
- Cải thiện môi trường cảnh quan làng nghề
- Tạo nếp sống văn minh cho người dân
5. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng thu gom rác thải rắn sinh hoạt tại địa
bàn thị trấn Quán Hàu.

5



×