Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở thành phố đồng hới giai đoạn 2007 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (580.03 KB, 69 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ

Đất nước ta đang trên con đường phát triển, việc tạo ra khối lượng lớn cơ sở vật
chất và kỹ thuật là điều tất yếu. Trong quá trình tạo ra khối lượng lớn này thì đầu tư
XDCB đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Việc sử dụng vốn đầu tư XDCB đúng hướng luôn

uế

là vấn đề mang tính thời sự được cả xã hội quan tâm theo dõi với những niềm vui, hy

H

vọng và sự lo lắng, bởi tổng số vốn đầu tư ngày càng tăng theo đà phát triển kinh tế của
đất nước thì phạm vi đầu tư càng trải rộng khắp trong tất cả các ngành kinh tế, văn hoá, xã

tế

hội, khoa học...

Một trong những vấn đề chủ yếu để phát triển nền kinh tế hiện nay là thu hút

in

nghèo nàn, lạc hậu.

h

được nhiều VĐT cho công cuộc phát triển đất nước, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng



K

Trong những năm qua, lĩnh vực đầu tư XDCB ở các bộ, ngành, địa phương đã có
bước chuyển biến rõ rệt từ việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, lập quy hoạch, kế hoạch

họ
c

đến quản lý, tổ chức thực hiện xử lý nợ đọng vốn đầu tư. Tiếp tục thực hiện các chính
sách bố trí ưu tiên, bố trí VĐT cho các dự án kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, y tế,
giáo dục và các chương trình, mục tiêu, nguồn vốn nhà nước dành cho đầu tư xây dựng cơ
bản đóng vai trò rất quan trọng và có tính chủ đạo trong việc phát triển kết cấu hạ tầng

ại

kinh tế xã hội của đất nước, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế,

Đ

góp phần vào chương trình xóa đói giảm nghèo và cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân
và nâng cao trình độ văn hóa dân trí.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là sự hỗ trợ của
nguồn vốn NSNN, các tổ chức quốc tế và nguồn vốn huy động từ nội bộ nền kinh tế của
tỉnh Quảng Bình, trong những năm qua công tác đầu tư XDCB ở thành phố Đồng Hới
mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn nhưng đã ưu tiên cho công tác XDCB để
đẩy nhanh các hoạt động chỉnh trang đô thị. Hiện nay, bộ mặt đô thị Đồng Hới đã có

Sinh viên: Phan Thị Thúy Hằng _ K40 TKKD


1


Khóa luận tốt nghiệp
nhiều khởi sắc cả về giao thông, điện chiếu sáng, các công trình phúc lợi công cộng, hệ
thống công viên cây xanh, tạo tiền đề cho KT - XH thành phố không ngừng tăng trưởng,
hoà nhập chung vào sự phát triển của tỉnh và cả nước.
Bên cạnh những kết quả đạt được của việc sử dụng vốn NSNN cho đầu tư XDCB,
còn có những tồn tại. Nhiều vấn đề bức xúc về quy hoạch, kế hoạch đầu tư chưa được
đồng bộ; một số quyết định chủ trương đầu tư thiếu chính xác; tình trạng đầu tư dàn trãi

uế

diễn ra phổ biến; thất thoát, lãng phí xảy ra ở nhiều ngành, lĩnh vực trong tất cả các khâu
của quá trình đầu tư,…nợ tồn đọng vốn đầu tư XDCB ở mức cao và có xu hướng ngày

H

càng tăng. Cùng với các tác động không nhỏ của tình hình Thế giới, suy thoái kinh tế toàn
cầu, giá cả, tiền công cũng đã ảnh hưởng đền hiệu quả sử dụng VĐT.

tế

Đồng Hới là một thành phố có nền kinh tế xuất phát điểm thấp, việc huy động
nguồn vốn đầu tư từ nội bộ nền kinh tế của tỉnh còn hạn chế, chủ yếu dựa vào nguồn hỗ

in

h


trợ của ngân sách Trung ương và khai thác quỹ đất, nên việc tiết kiệm và sử dụng vốn đầu
tư nói chung và đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách nói riêng càng mang tính cấp thiết.

K

Từ những cơ sở trên, yêu cầu sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN cần phải đúng
mục đích và hiệu quả. Đây là vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn không thể giải quyết

họ
c

một lúc, mà cần phải có thời gian dài. Chính vì vậy, việc nâng cao hiêụ quả VĐT trên địa
bàn thành phố Đồng Hới trong những năm tới là vấn đề nổi cộm cần được quan tâm hàng
đầu. Để góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và hoàn thiện việc sử dụng có hiệu quả nguồn

ại

vốn NSNN cho đầu tư XDCB ở thành phố Đồng Hới, em chọn đề tài “Thực trạng và giải
pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ

Đ

bản ở thành phố Đồng Hới giai đoạn 2007 - 2009” làm khóa luận tốt nghiệp.
Mục đích nghiên cứu
Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng VĐT từ NSNN trên cơ sở đó đề xuất một số
giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách Nhà nước cho đầu tư XDCB.
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vốn của ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây
dựng cơ bản.


Sinh viên: Phan Thị Thúy Hằng _ K40 TKKD

2


Khóa luận tốt nghiệp
Phạm vi nghiên cứu:
Nội dung nghiên cứu chủ yếu tập trung vào vấn đề sử dụng vốn ngân sách cho
đầu tư XDCB trên địa bàn thành phố Đồng Hới những mặt đạt được, chưa được trong giai
đoạn từ năm 2007 - 2009. Từ đó đưa ra một số giải pháp sử dụng hiệu quả vốn ngân sách
trên địa bàn trong giai đoạn tiếp theo.
Phương pháp nghiên cứu

uế

Để hoàn thành đề tài này em đã sử dụng một số phương pháp sau:
Phương pháp tổng hợp và phân tích thống kê số liệu thứ cấp theo thời gian.

-

Phương pháp điều tra, thu thập thông tin, số liệu

-

Phương pháp tổng hợp, đánh giá và tổng kết thực tiễn

-

Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo.


tế

H

-

Ngoài ra em còn sử dụng các bảng biểu, sơ đồ, biểu đồ để mô tả các kết quả trong quá

Kết cấu của khóa luận:

in

h

trình nghiên cứu của mình.

K

Ngoài phần đặt vấn đề, kết luận và phụ lục. Phần nội dung nghiên cứu được chia làm 4
chương

họ
c

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Tổng quan về thành phố Đồng Hới
Chương 3: Thực trạng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ

ại


bản ở thành phố Đồng Hới giai đoạn 2007 -2009

Đ

Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách Nhà

nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở thành phố Đồng Hới.
Do hạn chế về mặt thời gian, trình độ và kinh nghiệm bản thân nên khóa luận

không tránh khỏi những sai sót nhất định. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ cũng như
đóng góp của thầy cô giáo trường Đại học Kinh Tế Huế và các cô chú, anh chị ở Kho Bạc
Nhà Nước Tỉnh Quảng Bình để khóa luận được hoàn thiện hơn.

Sinh viên: Phan Thị Thúy Hằng _ K40 TKKD

3


Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Một số vấn đề về Ngân sách Nhà nước

uế

 Khái niệm


Ngân sách Nhà nước hay ngân sách Chính phủ là một phần trong hệ thống tài

H

chính. Thuật ngữ "Ngân sách Nhà nước" được sử dụng rộng rãi trong đời sống khinh tế,
xã hội ở mọi quốc gia. Song quan niệm về ngân sách Nhà nước lại chưa thống nhất, người

tế

ta đã đưa ra nhiều định nghĩa về NSNN tùy theo các trường phái và các lĩnh vực nghiên

h

cứu. Các nhà kinh tế Nga quan niệm: "NSNN là bảng liệt kê các khoản thu, chi bằng tiền

in

trong một giai đoạn nhất định của quốc gia".

Ở Việt Nam, luật Ngân sách Nhà nước đã được Quốc hội Việt Nam thông qua

K

ngày 16/12/2002 định nghĩa: "Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà
nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một

họ
c


năm để bảo đảm thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước".
Ngân sách Nhà nước bao gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương.
Ngân sách Trung ương là ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính

ại

phủ và các cơ quan khác ở Trung ương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của

Đ

đơn vị hành chính các cấp có HĐND và UBND.
Về bản chất, NSNN là các quan hệ lợi ích kinh tế giữa Nhà nước với các chủ thể

khác như doanh nghiệp, cơ quan hành chính sự nghiệp, hộ gia đình, cá nhân... trong và
ngoài nước gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ ngân sách.
 Vai trò của ngân sách Nhà nước
NSNN là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản
xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội.

Sinh viên: Phan Thị Thúy Hằng _ K40 TKKD

4


Khóa luận tốt nghiệp
Điều tiết trong kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế
NSNN là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển
sản xuất kinh doanh và chống độc quyền.
Trước hết, Chính phủ sẽ hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế đi vào quỹ
đạo mà chính phủ đã hoạch định để hình thành cơ cấu kinh tế tối ưu, tạo điều kiện cho

nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững.

uế

Thông qua hoạt động chi Ngân sách, Nhà nước sẽ cung cấp kinh phí đầu tư cho
cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt trên cơ sở

H

đó tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp
thuộc mọi thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, việc cấp vốn hình thành các doanh nghiệp

tế

Nhà nước là một trong những biện pháp căn bản để chống độc quyền và giữ cho thị
trường khỏi rơi vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo. Và trong những điều kiện cụ

in

h

thể, nguồn kinh phí trong ngân sách cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển
của các doanh nghiệp, đảm bảo tính ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị cho việc chuyển

K

sang cơ cấu mới hợp lý hơn. Thông qua hoạt động thu, bằng việc huy động nguồn tài
chính thông qua thuế, NSNN đảm bảo thực hiện vai trò định hướng đầu tư, kích thích

họ

c

hoặc hạn chế sản xuất kinh doanh.

Giải quyết các vấn đề xã hội
Trợ giúp trực tiếp dành cho những người có thu nhập thấp hay có hoàn cảnh đặc

ại

biệt như chi về trợ cấp xã hội, trợ cấp gián tiếp dưới hình thức trợ giá cho các mặt hàng

Đ

thiết yếu, các khoản chi phí để thực hiện chính sách dân số, chính sách việc làm, chống
mù chữ, hỗ trợ đồng bào bão lụt.
Góp phần ổn định thị trường, chống lạm phát
Nhà nước chỉ điều tiết những mặt hàng quan trọng những mặt hàng mang tính
chất chiến lược. Cơ chế điều tiết thông qua trợ giá, điều chỉnh thuế suất, thuế xuất nhập
khẩu, dự trữ quốc gia. Kiềm chế lạm phát cùng với ngân hàng trung ương với chính sách
tiền tệ thích hợp NSNN góp phần điều tiết thông qua chính sách thuế và chỉ tiêu của chính
phủ.

Sinh viên: Phan Thị Thúy Hằng _ K40 TKKD

5


Khóa luận tốt nghiệp
 Hệ thống ngân sách Nhà nước Việt Nam
Căn cứ trên Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6.6.2003 của Chính phủ thì hệ

thống ngân sách địa phương ở Việt Nam hiện nay lại được tổ chức theo mô hình lồng
ghép. Theo đó, ngân sách địa phương bao gồm ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương (gọi chung là ngân sách tỉnh), bao gồm ngân sách cấp tỉnh và ngân sách của các
huyện; ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là ngân sách

uế

huyện), bao gồm ngân sách cấp huyện và ngân sách của các xã; và ngân sách các xã,
phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách xã).

H

Sơ đồ 1: Hệ thống ngân sách nhà nước Việt Nam theo quy định hiện hành

tế

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

h

NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

K

NGÂN SÁCH HUYỆN
NGÂN SÁCH XÃ

Đ

ại


họ
c

NGÂN SÁCH
TRUNG ƯƠNG

in

NGÂN SÁCH TỈNH

1.1.2 Vốn NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản
Vốn ngân sách được hình thành từ vốn tích lũy của nền kinh tế và được Nhà nước

duy trì trong kế hoạch ngân sách để cấp cho các đơn vị thực hiện các kế hoạch Nhà nước
hàng năm, kế hoạch 5 năm và kế hoạch dài hạn.
Đối với cấp hành chính là huyện, thị xã thì việc nhận vốn ngân sách cho đầu tư
bao gồm VĐT của Nhà nước cấp thông qua sở tài chính, vốn ngân sách của Tỉnh.

Sinh viên: Phan Thị Thúy Hằng _ K40 TKKD

6


Khóa luận tốt nghiệp
Bất kỳ một quá trình tăng trưởng hoặc phát triển kinh tế nào muốn tiến hành được
đều phải có VĐT, VĐT là nhân tố quyết định để kết hợp các yếu tố trong sản xuất kinh
doanh. Nó trở thành yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu đối với tất cả các dự án đầu tư cho
việc phát triển kinh tế đất nước.
Nghị định số 385-HĐBT ngày 07/11/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính

Phủ) về việc sửa đổi, bổ sung thay thế điều lệ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản đã ban hành

uế

theo Nghị định số 232-CP ngày 06/6/191 khái niệm “Vốn đầu tư XDCB là toàn bộ chi phí
cho việc khảo sát, quy hoạch xây dựng, chuẩn bị đầu tư chi phí thiết kế xây dựng, chi phí

H

mua sắm và lắp đặt thiết bị và các chi phí khác ghi trong tổng dự toán”.

Các nguồn lực thuộc quyền sở hữu và chi phối toàn diện của Nhà nước được sử

tế

dụng cho hoạt động đầu tư XDCB được gọi là VĐT XDCB từ NSNN.
NSNN với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước tham gia

in

h

huy động và phân phối VĐT thông qua hoạt động thu, chi nhân sách.
Căn cứ vào phạm vi, tính chất và hình thức cụ thể, VĐT XDCB từ NSNN được

K

hình thành từ các nguồn sau:

- Nguồn vốn thu trong nước (Thuế, phí, lệ phí, các khoản thu từ bán, cho


họ
c

thuê tài sản, tài nguyên của đất nước… và các khoản thu khác)
- Nguồn vốn từ nước ngoài (vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA. nguồn
viện trợ phi Chính phủ).

ại

- VĐT XDCB của ngân sách địa phương được hình thành từ các khoản thu

Đ

ngân sách địa phương nhằm đầu tư vào các dự án phục vụ cho lợi ích của từng địa
phương (tỉnh, huyện, xã) quản lý thực hiện.
Mức độ kế hoạch hóa, VĐT từ NSNN được phân chia thành:
- VĐT xây dựng tập trung: nguồn vốn này được hình thành theo kế hoạch
với tổng mức vốn và cơ cấu vốn do Thủ tưởng Chính phủ quyết định giao cho từng Bộ,
Ngành và từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Sinh viên: Phan Thị Thúy Hằng _ K40 TKKD

7


Khóa luận tốt nghiệp
- VĐT XDCB từ nguồn thu được để lại theo Nghị quyết của Quốc hội: thu
từ thuế nông nghiệp, thu bán, cho thuê nhà của Nhà nước, thu cấp đất, chuyển quyền sử
dụng đất…

- VĐT XDCB theo chương trình quốc gia.
- VĐT XDCB thuộc NSNN nhưng được để lại đơn vị để đầu tư tăng cường
cơ sở vật chất như : truyền hình, thu học phí…

uế

Nguồn VĐT XDCB từ NSNN phần lớn được sử dụng để đầu tư cho các dự án
không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp, có vốn đầu tư lớn, có tác dụng chung cho nền

H

KT - XH mà các thành phần kinh tế khác không có khả năng hoặc không muốn tham gia
đầu tư. Nguồn vốn cấp phát không hoàn lại này từ NSNN có tính chất bao cấp nên dễ bị

tế

thất thoát, lãng phí, đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ. Vốn ngoài nước thường phụ thuộc vào
điều kiện nhà tài trợ đặt ra, cũng làm cho việc quản lý bị chi phối. Đối với viện trợ không

in

h

hoàn lại thường do phía nước ngoài điều hành nên giá thành cao.
VĐT từ NSNN chủ yếu được đầu tư cho các dự án sau:

K

- Các dự án kết cấu hạ tầng KT - XH, quốc phòng-an ninh không có khả
năng thu hồi vốn và được quản lý sử dụng phân cấp chi NSNN cho đầu tư phát triển.


họ
c

- Hỗ trợ các dự án của các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực cần có sự
tham gia của Nhà nước theo quy định của Pháp luật.
- Chi cho công tác điều tra, khảo sát, lập quy hoạch tổng thể phát triển KT -

Đ

phép.

ại

XH vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn khi được Chính phủ cho

1.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn NSNN
Nền kinh tế luôn luôn tồn tại mâu thuẩn, một bên là nhu cầu xã hội có tính vô hạn

và một bên là nguồn lực khan hiếm, có hạn để tạo ra sản phẩm hàng hóa và dịch vụ nhằm
thỏa mãn nhu cầu xã hội. Việc đo lường đánh giá hiệu quả VĐT trở nên rất cần thiết đặc
biệt là đối với nền kinh tế kém phát triển có thu nhập thấp như nước ta.
Lợi ích của VĐT mang lại bao gồm lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội. Biểu hiện của
lợi ích kinh tế là tăng thu nhập quốc dân, nâng cao mức sống, làm thay đổi cơ cấu và thúc

Sinh viên: Phan Thị Thúy Hằng _ K40 TKKD

8



Khóa luận tốt nghiệp
đẩy nền kinh tế phát triển, từ đó làm tăng thu NSNN, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm chi phí,
cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, bảo vệ môi trường... Lợi ích xã hội biểu hiện lợi ích
chính trị, quốc phòng, an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, phát triển văn hóa, tăng
cường sự bình đẳng và quyền lợi của các quốc gia dân tộc.
a. Một số chỉ tiêu kết quả sử dụng vốn:
- Khối lượng VĐT thực hiện:

uế

Là tổng số tiền đã chi đã tiến hành các hoạt động của các công cuộc đầu tư bao
gồm: các công tác cho chi phí xây lắp, chi phí cho công tác mua sắm trang thiết bị, các chi

H

phí khác theo quy định của thiết kế dự toán và được ghi trong dự án đầu tư được duyệt.
- Các loại chi phí trong xây dựng:

tế

Bao gồm: Chi phí phá và tháo dở các vật kiến trúc. Chi phí san lấp mặt bằng xây
dựng. chi phí xây dựng các hạng mục công trình. chi phí mua sắm, vận chuyển, lắp đặt

in

h

thiết bị. Chi phí bảo dưỡng thiết bị, công trình... Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả

giai phóng mặt bằng...


K

thi, Chi phí tuyên truyền quảng cáo...Chi phí khởi công công trình, chi phí đền bù đất đai,

b. Một số chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn

họ
c

- Chỉ tiêu ICOR: phản ánh mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng qua công thức:
ICOR= I / ∆GDP Hay I = ICOR x ∆ GDP
Trong đó:

ại

ICOR: là hệ số tỷ lệ giữa vốn đầu tư và tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội

Đ

I : vốn đầu tư

∆ GDP: mức thay đổi trong tổng sản phẩm quốc nội.
Hệ số ICOR cho biết trong thời kỳ cụ thể muốn tăng thêm 1. đồng GDP thì cần

bao nhiêu đồng VĐT. Hệ số này càng thấp thì hiệu quả VĐT càng cao. Nếu hệ số ICOR
không đổi thì tỷ lệ giữa VĐT so với GDP sẽ quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế (tỷ lệ
đầu tư càng cao thì tốc độ tăng trưởng càng cao và ngược lại).

Sinh viên: Phan Thị Thúy Hằng _ K40 TKKD


9


Khóa luận tốt nghiệp
Tuy nhiên vì sự cần thiết phải thỏa mãn các giả thiết khi tính toán ICOR, người ta
chỉ sử dụng hệ số này vào kế hoạch hóa kinh tế ngắn hạn (quý, nửa năm hoặc một năm).
Qua đó người ta có thể thấy được vốn đầu tư so với các nhân tố tăng trưởng khác có ý
nghĩa thế nào đối với tăng trưởng sản lượng. ICOR càng cao chứng tỏ vốn đầu tư càng
quan trọng.
Hệ số ICOR đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng các kế hoạch kinh tế.

uế

Đây là chỉ tiêu được sử dụng rộng rãi nhất trong việc tính toán nhu cầu VĐT theo các mô
hình kinh tế.

H

- Hiệu suất VĐT: biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa GDP và VĐT trong kỳ được xác
định theo công thức:

tế

Hi = ∆GDP / I
Trong đó:

in

h


Hi: Hiệu suất VĐT trong kỳ

I: Tổng mức VĐT trong kỳ

K

GDP: Tổng sản phẩm quốc nội trong kỳ

họ
c

- Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động đầu tư
Hiệu quả hoạt động đầu tư

Các kết quả đạt được do thực hiện đầu tư
Tổng VĐT thực hiện

Công thức này phản ánh mức độ đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh,

ại

diạch vụ và nâng cao đời sống nhân dân của tổng VĐT đã bỏ ra trong một thời kỳ so với

Đ

thời kỳ khác (hoặc so với định mức chung). Chỉ tiêu này tỷ lệ thuận với kết quả thu được,
kết quả đầu ra nhiều thì hiệu quả đạt được cao. Nó có thể định lượng thông qua các chỉ
tiêu như: giá trị TSCĐ tăng thêm, số km đường, số nhà máy nước, điện...
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn ngân sách đầu tư XDCB

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VĐT thuộc NSNN
Một là công tác quy hoạch và kế hoạch đề ra
Công tác quy hoạch và kế hoạch hoá hoạt động đầu tư (gọi tắt là kế hoạch hoá
đầu tư) vừa là nội dung vừa là công cụ quản lý đầu tư. Để nâng cao hiệu quả sử dụng

Sinh viên: Phan Thị Thúy Hằng _ K40 TKKD

10


Khóa luận tốt nghiệp
VĐT XDCB thì công tác quy hoạch kế hoạch đầu tư phải xuất phát từ nhu cầu của phát
triển kinh tế. Mục đích đầu tư cuối cùng của hoạt động đầu tư XDCB là tái sản xuất giản
đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở kỷ thuật cho nền sản xuất xã hội. Do đó nhu cầu
của nền kinh tế là xuất phát điểm cho việc lập quy hoạch và công tác kế hoạch hoá phải
dựa vào định hướng lâu dài của Nhà nước, phù hợp với quy định của Pháp luật. Kế hoạch
đầu tư phải dựa trên khả năng huy động của nguồn lực trong nước và ngoài nước đảm bảo

uế

tính vững chắc và có mục tiêu rõ rệt. Công tác quy hoạch và kế hoạch phải đảm bảo tính
khoa học, tính đồng bộ và tính liên tục. Có như vậy thì hiệu quả sử dụng VĐT XDCB mới

H

được nâng cao, ngược lại công tác quy hoạchh, công tác kế hoạch tính khoa học không
cao, không xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế, không có mục đích rõ rệt, không có

tế


tính bền vững thì dẽ gây nên lãng phí thất thoát VĐT XDCB.

Có thể khẳng định quy hoạch ảnh hưởng đặt biệt quan trọng đến hiệu quả của

in

h

hoạt động đầu tư XDCB. Thực tế đầu tư XDCB trong những năm qua cho thấy, nếu quy
hoạch yếu thì tình trạng các công trình không đưa vào sử dụng được hoặc thua lỗ kéo dài

K

phải phá sản như Nhà máy Đường, Cảng cá, Chợ đầu mối… Quy hoạch dàn trải sẽ làm
cho việc đầu tư XDCB manh mún không có hiệu quả.

họ
c

Hai là chính sách kinh tế

Các chính sách kinh tế là nhóm nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sử dụng
VĐT. Đó là chính sách dịch vụ thương mại, chính sách đầu tư…Các chính sách điều tiết

ại

kinh tế vĩ mô, vi mô như chính sách tài khoá (chủ yếu là chính sách thuế và chính sách chi

Đ


tiêu của Chính phủ), chính sách tiền tệ (công cụ chính sách lãi xuất và mức cung tiền),
chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách khấu hao…
Chính sách kinh tế góp phần tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý, tạo điều kiện cho nền

kinh tế phát triển theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực, VĐT được sử dụng có hiệu quả
cao hay thấp. Các chính sách kinh tế tác động vào lĩnh vực đầu tư góp phần tạo ra một cơ
cấu đầu tư nhất định, là cơ sở để hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý hay không hợp lý
cũng như tác động làm tăng hoặc giảm thất thoát VĐT, theo đó mà VĐT được sử dụng có
hiệu quả hay không có hiệu quả.

Sinh viên: Phan Thị Thúy Hằng _ K40 TKKD

11


Khóa luận tốt nghiệp
Trong quá trình khai thác sử dụng các đối tượng đầu tư hoàn thành, các chính
sách kinh tế tác động làm cho đối tượng này phát huy tác dụng tích cực hay tiêu cực, tức
là làm cho VĐT được sử dụng có hiệu quả cao hay thấp.
Ba là công tác tổ chức quản lý vốn đầu tư xây dựng
Tổ chức quản lý VĐT xây dựng là một lĩnh vực rộng bao gồm nhiều nội dung
nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh phù hợp với chiến

uế

lược phát triển KT - XH trong từng thời kỳ nhất định để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng CNH - HĐH đất nước. Sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn VĐT do Nhà nước

H


quản lý, chống thất thoát, lãng phí, bảo đảm dự án được xây dựng đúng quy hoạch, mỹ
quan, bền vững, đảm bảo môi trường sinh thái, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh

tế

trong đầu tư xây dựng, áp dụng công nghệ tiên tiến với chi phí hợp lý, tổ chức quản lý
chặt chẽ theo đúng trình tự XDCB đối với các dự án thuộc nguồn vốn NSNN. Phân định

in

h

rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan quản lý Nhà nước, chủ đầu tư, tổ chức tư vấn
và nhà thầu trong quá trình đầu tư và xây dựng, nhằm sử dụng có hiệu quả VĐT. Chất

K

lượng của công tác quản lý đầu tư sẽ tạo điều kiện cho việc tiết kiệm hay thất hoát, lãng
phí VĐT, cũng như tạo điều kiện cho các kết quả đầu tư tăng hay giảm về mặt khối lượng

họ
c

và mang lại nhiều hay ít các lợi ích KT - XH khi khai thác sử dụng có hiệu quả đầu tư
này. Chính do những thiếu sót trong công tác quản lý đầu tư xây dựng đã làm cho VĐT bị
thất thoát, lãng phí. Một số đối tượng đầu tư hoàn thành mang lại hiệu quả sử dụng không

quả.

ại


như mong muốn về lợi ích KT - XH chính là những nguyên nhân làm cho VĐT kém hiệu

Đ

Bốn là tổ chức khai thác, sử dụng cho các đối tượng đầu tư hoàn thành
Tổ chức khai thác, sử dụng các đối tượng đầu tư hoàn thành sẽ tạo ra một khối

lượng cung ứng hàng hoá dịch vụ nhất định. So sánh khối lượng hàng hoá dịch vụ này với
nhu cầu hàng hoá dịch vụ của nền kinh tế sẽ xác định lợi ích kinh tế của VĐT.
Nhóm nhân tố tổ chức khai thác sử dụng các đối tượng đầu tư hoàn thành, với vị
trí riêng có vai trò quan trọng trong sự tác động độc lập và theo mối liên hệ tác động lẫn
nhau giữa chúng có tác động tổng hợp đến kết quả sử dụng VĐT.

Sinh viên: Phan Thị Thúy Hằng _ K40 TKKD

12


Khóa luận tốt nghiệp
1.2 Cơ sở thực tiễn
Hiện nay, với nền kinh tế thị trường phát triển, các nước phát triển và đang phát
triển dành vốn đầu tư XDCB vào phát triển hạ tầng, các cở sở kinh tế lớn mà tư nhân khó
có thể đầu tư được và dùng chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua
con đường tín dụng Nhà nước. Đầu tư vào các cơ sở sản xuất chủ yếu là các doanh nhiệp
tư nhân, các tập đoàn kinh doanh. Trên thế giới có rất nhiều nước đã sử dụng hiệu quả

uế

VĐT XDCB, gần với Việt Nam nhất có các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan,

Singpore... Ở những nước này mặc dù nền kinh tế có phát triển nhưng họ vẫn chú trọng

H

đến đầu tư phát triển cơ sở sản xuất vừa và nhỏ. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế bỏ
vốn vào đầu tư. Nhà nước chỉ tham gia vào những công trình dự án lớn và đầu tư vào dịch

tế

vụ công cộng. Với phương châm cần tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, các cơ sở
hạ tầng phải đi trước một bước để phục vụ phát triển kinh tế vùng miền núi, nông thôn

in

h

nhằm chuyển biến tích cực cơ cấu kinh tế. Các nước trong khu vực Đông Nam Á đều có
chính sách đầu tư mạnh cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, miền núi, đường, điện, hệ

K

thống thông tin liên lạc, kiên cố hóa kênh mương thủy lợi. Nhìn chung chính sách ĐTPT
cơ sở hạ tầng là chính sách lớn trong đường lối phát triển kinh tế và chiếm tỷ trọng cao

họ
c

trong chi tiêu của Chính phủ các nước.
Việt Nam những năm vừa qua, về lĩnh vực đầu tư XDCB đã có sự chuyển biến
rất tích cực, góp phần đáng kể vào việc thực hiện các mục tiêu KT - XH của đất nước.


ại

Nổi bật là: hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này được tiếp tục hoàn thiện, khắc phục cơ

Đ

bản các vướng mắc và sự thiếu đồng bộ. Tổng số vốn giải ngân đạt mức cao nhất từ trước
tới nay; trong đó, lượng giải ngân các dự án thuộc nguồn vốn NSNN, trái phiếu Chính
phủ tăng cao.

Từ thực tế nguồn vốn dành cho đầu tư XDCB ngày càng gia tăng, và tốc độ tăng
cho chi ĐTPT từ nguồn NSNN trong cân đối luôn cao hơn tốc độ tăng chi thường xuyên
và tăng hơn tốc độ tăng chi của ngân sách địa phương, đã thể hiện sự công khai hệ thống
tài chính công; thông qua đó cho thấy trách nhiệm của Chính phủ trong việc quyết định
phân bổ nguồn ngân sách cho đầu tư XDCB. Theo số liệu của cục Thống kê, năm 2009

Sinh viên: Phan Thị Thúy Hằng _ K40 TKKD

13


Khóa luận tốt nghiệp
tổng nguồn vốn đầu tư cho XDCB ở nước ta là 174.435 tỷ đồng, trong đó vốn NSNN là
98.818 tỷ đồng chiếm 56,65% , còn lại là vốn vay và vốn của các doanh nghiệp Nhà nước.
Tuy nhiên, do khối lượng dự án, lượng vốn tăng nên khối lượng công việc của
các chủ đầu tư, cơ quan chủ quản đầu tư tăng lên đột biến trong khi năng lực cũng như lực
lượng cán bộ làm công tác quản lý đầu tư của các đơn vị chưa kịp đáp ứng.
Nhằm khai thác tiềm năng lợi thế kinh tế và duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao,


uế

Tỉnh uỷ - UBND tỉnh Quảng Bình đã có nhiều chủ trương, chính sách sử dụng có hiệu
quả các nguồn lực phát triển KT - XH, đặc biệt là nguồn VĐT. Tổng số VĐT toàn xã hội

H

qua 20 năm đạt 26.024 tỷ đồng. Vốn ngân sách thành phố quản lý tăng nhanh hàng năm,
thể hiện quyết tâm huy động nguồn vốn cho đầu tư phát triển.

tế

Với những cố gắng nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh nhà trong
việc huy động sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho phát triển, hệ thống cơ sở hạ

in

h

tầng, tiềm năng lợi thế được khơi dậy và từng bước phát triển có kết quả; năng lực sản
xuất của các ngành kinh tế tăng lên đáng kể. Đời sống nhân dân có chuyển biến tích cực

K

cả về vật chất lẫn tinh thần. Đã hình thành các vùng chuyên canh tập trung sản xuất hàng
hoá tương đối lớn. Các vùng kinh tế động lực từng bước được hình thành và trở thành

họ
c


những trung tâm thu hút đầu tư hấp dẫn. Về khu công nghiệp Tây Bắc, làng nghề truyền
thống... đã dược hỗ trợ một phần ngân sách để phát triển cơ sở hạ tầng.
Trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn, địa phương đã ưu tiên hàng đầu

ại

cho việc xây dựng các công trình phúc lợi xã hội như: nâng cấp, xây dựng các trường học,

Đ

trụ sở làm việc cho các xã, phường, triễn khai thực hiện các đề án xã hội hoá về nâng cấp
và phát triển hệ thống chợ, lát gạch vĩa hè, phát triển hệ thống cây xanh đường phố, thu
gom, xử lý rác thải, xây dựng công trình vệ sinh và hệ thống giao thông nông thôn...

Sinh viên: Phan Thị Thúy Hằng _ K40 TKKD

14


Khóa luận tốt nghiệp
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI

Thành phố Đồng Hới là một đơn vị hành chính gắn liền với quá trình hình thành,
phát triển của tỉnh Quảng Bình.
Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, thành phố Đồng Hới vẫn không

uế

ngừng phát triển. Trong thời kỳ 1964 - 1975, cùng với Quảng Bình, Đồng Hới vừa là

tuyến đầu đánh Mỹ vừa là hậu phương trực tiếp của tiền tuyến lớn miền Nam anh hùng,

H

nơi đã có những phong trào “xe chưa qua nhà không tiếc, đường chưa thông không tiếc
máu, tiếc xương”,"chiến đấu giỏi, sản xuất giỏi"… những tên làng, tên đất, tên người như:

tế

dòng Nhật Lệ, trận địa pháo lão dân quân Đức Ninh, em bé Bảo Ninh, các anh hùng:
Quách Xuân Kỳ, Trương Pháp, Lê Trạm, Nguyễn Thị Suốt, Nguyễn Thị Khứu, Phạm Thị

in

h

Nghèng… đã đi vào lịch sử.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, năm 1976 tỉnh

K

Bình Trị Thiên được thành lập trên cơ sở sát nhập 3 tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa
Thiên Huế, thành phố Đồng Hới chỉ giữ vai trò trung tâm kinh tế văn hoá của các huyện,

họ
c

khu vực phía Bắc. Sau ngày tái lập tỉnh Quảng Bình (tháng 7/1989), Đồng Hới trở lại vai
trò là trung tâm tỉnh lỵ, nơi có vai trò là động lực phát triển của cả tỉnh. Đồng thời xây

dựng thành phố Đồng Hới theo tiêu chuẩn đô thị hiện đại, nhằm từng bước nâng cao chất

ại

lượng đô thị hạt nhân, tác động thúc đẩy tiến trình đô thị hoá trên địa bàn toàn tỉnh.

Đ

Kết quả sự phấn đấu nỗ lực không ngừng của Đảng bộ, quân và dân Đồng Hới đã

được khẳng định, ngày 28/10/2003 Bộ Xây dựng có quyết định công nhận Đồng Hới là đô
thị loại III và chỉ 10 tháng sau, ngày 16/8/2004, Chính phủ đã có Nghị định thành lập
thành phố Đồng Hới trực thuộc tỉnh Quảng Bình. Đây là niềm tự hào và vinh dự lớn, là
mốc son quan trọng đánh dấu quá trình xây dựng và trưởng thành của Đảng bộ và nhân
dân thành phố Đồng Hới nói riêng, tỉnh Quảng Bình nói chung, đồng thời là động lực
thúc đẩy đảng bộ, quân và dân thành phố tiếp tục phấn đấu xây dựng thành phố ngày
càng giàu mạnh, văn minh.

Sinh viên: Phan Thị Thúy Hằng _ K40 TKKD

15


Khóa luận tốt nghiệp
2.1 Đặc điểm tự nhiên
Thành phố Đồng Hới, trực thuộc tỉnh Quảng Bình nằm trên quốc lộ 1A, đường
sắt Thống nhất Bắc Nam và đường Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý 17 o21’ vĩ độ bắc và
106o10’ kinh độ đông với diện tích tự nhiên là 155,54 km2.
Thành phố có vị trí trung độ của tỉnh Quảng Bình, cách khu du lịch di sản thiên
nhiên thế giới vườn quốc gia Phong nha - Kẻ Bàng 50 km, cách khu du lịch suối Bang 50


uế

km, cách khu cụm Cảng biển Hòn La 60 km và cửa khẩu quốc tế Cha Lo 180 km, Đồng
Hới nằm ngay dọc bờ biển, có sông Nhật Lệ chảy giữa lòng thành phố, bờ biển với chiều

H

dài 12 km về phía Đông thành phố và hệ thống sông, suối, hồ, rừng nguyên sinh ở phía
tây thành phố rất thích hợp cho phát triển du lịch, nghỉ ngơi, giải trí. Phía Bắc giáp huyện

tế

Bố Trạch, phía Nam giáp huyện Quảng Ninh, phía Đông giáp biển, phía tây giáp huyện
Bố Trạch và huyện Quảng Ninh.

in

h

Nằm trên trục giao thông bắc Nam về đường sắt, đường bộ và đường hàng không,
có hệ thống cảng biển Nhật Lệ, Đồng Hới hiện đang hình thành các trung tâm dịch vụ,

K

thương mại và các khu công nghiệp của Tỉnh. Các trung tâm này có khả năng tồn tại lâu
dài và mở rộng ảnh hưởng trong khu vực và quan hệ Quốc tế. Sự phát triển khu vực kinh

họ
c


tế Bắc Trung Bộ và khu vực kinh tế trọng điểm miền trung và cửa khẩu Quốc Tế Cha Lo
đã tạo cơ hội cho thành phố cũng như tỉnh Quảng Bình phát triển.
Cơ cấu hành chính của thành phố bao gồm 10 phường nội thành (Hải Đình, Đồng

ại

Phú, Đồng Mỹ, Nam lý, Bắc Lý, Phú Hải, Đồng Sơn, Hải Thành, Bắc Nghĩa, Đức Ninh

Đ

Đông) và 6 xã ngoại thành (Nghĩa Ninh, Đức Ninh, Bảo Ninh, Lộc Ninh, Thuận Đức,
Quang Phú). Có thể nói rằng thành phố Đồng Hới là nơi hội tụ nhiều điều kiện để phát
triển KT - XH theo hướng CNH - HĐH, sớm hội nhập vào xu thế chung của cả nước và
hợp tác Quốc tế.

2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

2.2.1 Nguồn lao động, dân số và thu nhập

Sinh viên: Phan Thị Thúy Hằng _ K40 TKKD

16


Khóa luận tốt nghiệp
Bảng 1: Dân số trung bình của Đồng Hới năm 2007 - 2009
ĐVT: Người
So sánh 2009/2007
2008


Tổng dân số
103.988
Phân theo giới tính
Nam
51403
Nữ
52.585
Phân theo khu vực
Thành thị
68.165
Nông thôn
35.822
( Nguồn: niên giám thống kê 2009)

2009

107.187

108.526

+/4538

%
4.364

53.041
54.146

53.762

54.764

2.359
2.179

4,589
4,144

70.452
36.735

71.620
36.906

3.455
1.084

5,069
3,026

uế

2007

H

Chỉ tiêu

tế


Dân số Đồng Hới có xu hướng tăng khá nhanh, Năm 2005 là 101,085 người đến
năm 2009 dân số thành phố đạt 108.526 người. mật độ dân số trung bình năm 2009 là 697

in

h

người/km2. Số người nằm trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao trong tổng số dân của

kỹ thuật đã qua đào tạo cao.

K

thành phố. Nguồn lao động chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 15 - 35, có trình độ chuyên môn

Trong những năm tới, do tốc độ đô thị hóa cùng với hiện tượng di dân từ các địa

họ
c

phương khác đến. Trình độ học vấn và tay nghề của đại đa số lực lượng lao động tăng lên
và khả năng sẽ tăng nhanh hơn nếu có chính sách thu hút lao động giỏi về làm việc tại
tỉnh nhà. Đến nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 35% tổng số lao động trên địa bàn.

ại

Năm 2009 đã giải quyết việc làm cho và tạo thêm việc làm mới cho 6.500 lao động. Với

Đ


việc thực hiện đề án xóa đói giảm nghèo, đến nay tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2.43%. Thu
nhập bình quân đầu người đạt 760 USD/năm.
2.2.2 Tình hình cơ sở hạ tầng thành phố Đồng Hới
Trong những năm qua, rất nhiều các trụ sở cơ quan, nhà ở và công trình mới được
đầu tư xây dựng. Nhìn chung các công trình này được xây dựng chủ yếu tập trung vào các
tuyến phố mới và dọc theo quốc lộ 1A và dọc theo các trục đường chính. Công trình khá
khang trang, tạo lập được bộ mặt mới cho đô thị và những nét thay đổi lớn cho thành phố

Sinh viên: Phan Thị Thúy Hằng _ K40 TKKD

17


Khóa luận tốt nghiệp
Đồng Hới nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung.
Hệ thống giáo dục đã có chuyển biến mới về quy mô cũng như chất lượng. Thành
phố Đồng Hới hiện có 39/60 trường đạt chuẩn quốc gia. Cơ sở vật chất của các trường
không ngừng được đầu tư nâng cấp, đảm bảo chất lượng dạy và học ngày càng được nâng
lên. Các công trình văn hóa như tượng đài mẹ Suốt, thư viện Tỉnh, nhà văn hóa Tỉnh,
thành phố, phường, xã đã đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân.

uế

Về các công trình thương mại, dịch vụ đã được hình thành. Toàn thành phố hiện
có 12 chợ. Hai chợ lớn là Đồng Hới và Nam Lý đóng vai trò trung tâm thương mại chính

H

của thành phố.


Từ năm 1989 đến nay thành phố Đồng Hới đã xây dựng và phát triển rất nhanh,

tế

đặc biệt là khu vực Đồng Hới cũ (Khu vực I: Đồng Phú, Đồng Mỹ, Hải Đình). Hệ thống
đường giao thông hầu như đã được hoàn thiện. Tuy nhiên, chất lượng còn chưa đồng đều,

in

h

chỉ giới đường không rõ ràng, lộ giới một số đường còn nhỏ hẹp.
Trong công nghiệp đã xây dựng khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, nhà máy

K

gạch Tuy nen, Nhà máy Thanh Nhôm định hình: 2.000 tấn/năm. Trong giao thông vận tải,
cầu Nhật Lệ đã đưa xã Bảo Ninh phát triển thành khu du dịch, khu đô thị mới.

họ
c

Giai đoạn 2000 - 2005, vốn đầu tư XDCB trên địa bàn là 2354 tỷ đồng, gấp 2,5
lần so với giai đoạn 1995 - 2000; trong đó vốn NSNN chiếm 27,26%, vốn tín dụng 8,8%,
vốn tự có chiếm 25,24%, vốn huy động trong dân 45,42%. Tốc độ tăng vốn trong giai

Đ

ại


đoạn này là 20,69%

Sinh viên: Phan Thị Thúy Hằng _ K40 TKKD

18


Khóa luận tốt nghiệp
Biểu đồ 1: Cơ cấu nguồn vốn cho đầu tư XDCB giai đoạn 2000 - 2005

27,26%
45,42%

25,24%

Vốn tín dụng

Vốn tự có

Vốn huy động trong dân

H

Vốn NSNN

uế

8,8%

Bên cạnh những tiến bộ đã đạt được, công tác đầu tư XDCB ở thành phố trong


tế

thời gian qua còn bộc lộ không ít khó khăn, vướng mắc. Tồn tại nhất là tình trạng thiếu

h

quy hoạch trong đầu tư, chậm trong triển khai kế hoạch đầu tư, những bất cập trong công

in

tác triển khai đầu tư (như thẩm định, xét duyệt, chọn thầu...), tình trạng sơ hở trong quản
lý chất lượng dự án đầu tư và các vấn đề liên quan đến vận hành, bảo dưỡng công trình

K

sau đầu tư, đầu tư dàn trãi, khép kín. Nguyên nhân của những yếu kém trên một phần là
do chưa có một cơ chế quản lý đầu tư XDCB đồng bộ cho cả quá trình bàn hành quyết

họ
c

định đầu tư. Tình trạng này kéo dài trong nhiều năm nhưng chưa có cơ quan chủ trì cùng
các ban ngành liên quan đúc rút, đưa ra giải pháp triệt để để khắc phục.
2.2.3 Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội

ại

Năm 2010, là năm cuối cùng thực hiện kế hoạch 5 năm 2006 – 2010, việc thực


Đ

hiện nhiệm vụ kinh tế, xã hội của thành phố có những thuận lợi. Qua 4 năm thực hiện
thành phố đã đạt được thắng lợi bước đầu quan trọng về kinh tế, xã hội. Tình hình chính
trị, xã hội khá ổn định. Tiền đề phát triển kinh tế xã hội đã được bộc lộ. Những kết quả
đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, một số công trình giao thông
quan trọng khác, các chương trình và dự án trong nông nghiệp, thuỷ sản bước đầu phát
huy tác dụng.

Sinh viên: Phan Thị Thúy Hằng _ K40 TKKD

19


Khóa luận tốt nghiệp
Bên cạnh đó, làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp vào Tỉnh đang tăng nhanh, có
nhiều nhà đầu tư đăng ký đầu tư xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp
trong thành. Một số doanh nghiệp sau thời gian đầu tư ở thành phố, đến nay đã đi vào sản
xuất, tạo ra sản phẩm mới, điều này sẽ đóng góp lớn vào giá trị sản xuất ngành công
nghiệp. Quy hoạch tổng thể, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng đô thị đã cơ bản hoàn
thành; các cấp, các ngành đã xây dựng được chương trình hành động. Việc hội nhập kinh

uế

tế quốc tế sẽ có tác động mạnh vào kinh tế chung của cả nước. Tuy vậy, nền kinh tế chủ
yếu là nông nghiệp, kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội chưa đáp ứng nhu cầu phát triển với

H

nhịp độ cao, tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn thấp, vốn đầu tư thiếu, nguồn thu hạn chế.

Nhiều vấn đề xã hội bức xúc phải tiếp tục quan tâm giải quyết.

tế

Với quyết tâm xây dựng lại quê hương “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như Bác Hồ
đã dạy, Đảng bộ, quân và dân Đồng Hới phát huy ý chí tự lực, tự cường, ý Đảng, lòng dân

in

h

hoà quyện, xây dựng quê hương ngày càng đổi thay trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2001-2005 là 12,5%, dự báo tốc độ này sẽ

K

tăng trong giai đoạn 2006 - 2010. Đời sống của nhân dân sẽ ngày càng được nâng cao; tỷ
lệ hộ giàu ngày càng tăng, hộ nghèo ngày càng giảm và không có hộ đói.

họ
c

Bảng 2: Một số chỉ tiêu KT - XH chủ yếu của thành phố giai đoạn 2006 - 2009

ĐVT

2007

2008


2009

Trđ

2.196.163

2.763.193

3.063.969

%

116,30

125,82

110,89

3. GTSX Nông nghiệp

Trđ

84.589

93.725

141.129

4. GTSX Công nghiệp


Trđ

1.148.725

1.457.028

1.692.719

5. Tổng mức bán lẻ

Trđ

1.349.425

1.631.306

2.313.604

6. Thu ngân sách thành phố

Trđ

119.626

216.719

189.146

7. Chi ngân sách thành phố


Trđ

103.014

149.026

173.438

ại

Chỉ tiêu

ĐVT: Triệu đồng

1. Tổng sản phẩm

Đ

2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế

(Nguồn: phòng Thống kê thành phố)

Sinh viên: Phan Thị Thúy Hằng _ K40 TKKD

20


Khóa luận tốt nghiệp
2.2.4 Tiềm năng phát triển của thành phố Đồng Hới
Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học của tỉnh Quảng Bình, trong quá

trình hình thành và phát triển, Thành phố Đồng Hới đã và đang đóng vai trò hết sức quan
trọng cho việc phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉntriệu đồng nhà. Đây thực sự là
nơi có nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ và vững chắc. Đồng Hới trở thành một địa
danh quen thuộc không chỉ trên giải đất miền Trung mà còn vang tiếng trên cả nước. Nằm

uế

trên trục quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt thống nhất Bắc Nam, đường biển,
các đường nối từ Đông sang Tây… Đồng Hới có một vị trí vô cùng thuận lợi trong việc

H

giao lưu phát triển trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, nằm ở vị trí chiến
lược quan trọng, với hành lang kinh tế thuận lợi trong giao lưu trong nước và quốc tế, đặc

tế

biệt với nước bạn Lào, thuận lợi cho phát triển dịch vụ du lịch, thương mại, công nghiệp
hướng về xuất khẩu và thu hút VĐT.

in

h

Nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn nguyên liệu từ nông, lâm, thuỷ sản khá đa
dạng, có thể khai thác để phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm,

K

thuỷ sản; ngoài ra, các nguồn tài nguyên khoáng sản khác như: nước khoáng nóng, cũng

là một nguồn lực đáng kể cần tập trung khai thác phát triển. Tiềm năng phát triển du lịch

họ
c

phong phú trên cơ sở kết hợp các loại hình du lịch quá cảnh, mua sắm, du lịch nghỉ
dưỡng, du lịch văn hoá - lịch sử, hoài niệm chiến trường xưa, du lịch tâm linh... Nguồn
lao động với lợi thế về chi phí lao động rẻ là điều kiện để mở rộng các ngành để thu hút

ại

nhiều lao động như may mặc, xuất khẩu, giày da. Ngoài ra bờ biển dài với nguồn tài

Đ

nguyên khá phong phú, thuận lợi cũng là một thế mạnh để phát triển tổng hợp kinh tế
biển.

Sinh viên: Phan Thị Thúy Hằng _ K40 TKKD

21


Khóa luận tốt nghiệp
CHƯƠNG 3
THƯC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG CƠ BẢN GIAI ĐOẠN 2007 - 2009

3.1 Tình hình thu, chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn giai đoạn 2007 - 2009
Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, khủng

hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động tiêu cực đến tình hình sản xuất

uế

kinh doanh cả nước nói chung và Thành phố Đồng Hới nói riêng. Ở một số ngành, nhiều

H

doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, đình trệ, nhiều doanh nghiệp hoạt động cầm
chừng. Tuy nhiên, chính từ trong những khó khăn đó, vai trò điều hành của tỉnh, sự nỗ lực

tế

để ổn định sản xuất kinh doanh, phát triển bức phá vượt khó đi lên của lực lượng doanh
nghiệp, cá nhân kinh doanh càng được thể hiện rõ. Giai đoạn 2007 - 2009 là giai đoạn có

h

nhiều biến động, trong chính sự biến động bất lợi như vậy, tình hình thu, chi ngân sách

in

trên địa bàn đã đạt được những thành tựu nhất định, thể hiện sự tăng trưởng của nền kinh

K

tế trong chính những giai đoạn khó khăn nhất.

Bảng 3: Tình hình thu chi ngân sách thành phố Đồng Hới giai đoạn 2007 - 2009
ĐVT: Triệu đồng


Đ

ại

họ
c

Chỉ tiêu
1. Tổng thu
- Thu NS thành phố
- Thu bổ sung từ cấp trên
2. Tổng chi
- Chi NS địa phương

2007
119.626
70.920
48.706
103.014
92.676

- Chi bổ sung cho xã
10.338
( Nguồn: phòng hành chính - tổng hợp, KBNN)

2008
216.719
161.689
55.030

149.026
140.747

2009
189.146
109.963
79.183
173.438
163.765

8.279

9.673

3.1.1 Tình hình thu NSNN
Năm 2008, tổng thu ngân sách đạt mức 216.719 triệu đồng, tăng gần gấp đôi so
với năm 2007, tăng 97.093 triệu đồng. UBND thành phố đã chỉ đạo các ngành chức năng,
Chi cục Thuế thành phố đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu NSNN được giao tăng 35%

Sinh viên: Phan Thị Thúy Hằng _ K40 TKKD

22


Khóa luận tốt nghiệp
so với kế hoạch đề ra. Thu từ ngân sách thành phố vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu,
chiếm 74,61% tổng thu. Trong đó, nguồn thu tiền sử dụng đất là nguồn thu chiếm chiếm
tỷ lệ cao nhất, đóng góp vào tổng thu là: 17.025 triệu đồng, khoản thu này tăng 78,76% so
với năm 2007 (năm 2007 là 9.524 triệu đồng); tiếp theo là thu khu vực ngoài ngoài quốc
doanh và quốc doanh với mức đóng góp là 16.154 triệu đồng.

Có thể nói, việc tăng nguồn thu ngân sách trong năm 2008 có nhiều lời giải, song

uế

cốt yếu đó chính là những chuẩn bị trong một thời gian dài cho hạ tầng cơ sở của nền kinh
tế, thu hút đầu tư và việc phát triển, khai thác có hiệu quả những nguồn lực mới. Các

H

thành phần kinh tế đều được tạo điều kiện phát triển, quy mô sản xuất của nhiều doanh
nghiệp ngày càng được mở rộng và nâng cao. Kinh tế tập thể tiếp tục được duy trì, đóng

tế

góp ổn định trong cơ cấu kinh tế, kinh tế tư nhân tiếp tục có sự phát triển nhanh. Đây là
kết quả từ sự lãnh đạo, chỉ đạo của UBND thành phố, phối hợp của phòng ban chức năng

in

h

và nỗ lực phấn đấu của tập thể và cán bộ chi cục Thuế Đồng Hới với nhiều biện pháp

3.1.2 Tình hình chi NSNN

K

quản lý, khai thác nguồn thu, chống thất thu hiệu quả trên các lĩnh vực.

họ

c

Thành phố đã thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ chi phục vụ chính trị và phát triển
kinh tế xã hội theo dự toán HĐND giao. Trong những năm qua cùng với nguồn bổ sung
của Tỉnh, thành phố đã đảm bảo tập trung giải ngân hỗ trợ cho các dự án đầu tư phát triển
thành phố. Các khoản chi NSNN đều thực hiện đúng chế độ và theo dự toán được duyệt,

ại

đảm bảo hoạt động của nền kinh tế, xã hội.

Đ

Trong giai đoạn 2007 - 2009, UBND thành phố chú trọng ưu tiên đầu tư cho sự

nghiệp giáo dục, y tế. Năm 2007 chi cho sự nghiệp giáo dục, y tế là 39.402 triệu đồng;
khoản chi này tăng lên 8.168 triệu đồng, tăng 20,73% trong năm 2008. Và tăng 14.043
triệu đồng, tăng 35,64% trong năm 2009. Song song với khoản chi giáo dục, chi cho đầu
tư phát triển cũng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi ngân sách thành phố. Dự báo trong
những năm tới khoản chi này còn tăng cao do nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng gia tăng.
Nhiều trụ sở cơ quan cần tu sửa và xây dựng lại; nhiều công trình công cộng, phát triển đô

Sinh viên: Phan Thị Thúy Hằng _ K40 TKKD

23


Khóa luận tốt nghiệp
thị đang được UB thành phố tập trung đầu tư xây dựng và phát triển. Khoản chi cho sự
nghiệp giáo dục, y tế và chi cho ĐTPT tăng lên hàng năm tương ứng với mức tăng của

tổng chi. Hầu hết các khoản chi có xu hướng tăng lên so với những năm trước đó.
Nhìn chung, ngành Tài chính - Thuế đã chủ động cân đối ngân sách kịp thời, phối
hợp với cơ quan thu để thu đúng, thu đủ, kịp thời các khoản thu vào NSNN phục vụ nhu

uế

cầu chi cho Thành phố.
Mặc dù có những thách thức do ảnh hưởng bối cảnh chung của suy thoái kinh tế

H

thế giới và cả nước, nhưng với những giải pháp tích cực thành phố đã tập trung huy động
và khai thác tốt các nguồn thu, chủ động sắp xếp lại các nội dung chi tiêu hợp lý do vậy

tế

đã đạt được những kết quả tốt trong điều hành thu chi ngân sách. Qua 3 năm nghiên cứu

h

đã bội thu ngân sách.

K

Hới giai đoạn 2007 -2009

in

3.2 Thực trạng hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách ở thành phố Đồng


3.2.1 Nguồn vốn đầu tư phát triển thành phố Đồng Hới giai đoạn 2007 - 2009

họ
c

Nhằm khai thác tiềm năng lợi thế kinh tế và duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao,
Tỉnh uỷ - UBND tỉnh Quảng Bình đã có nhiều chủ trương, chính sách sử dụng có hiệu
quả các nguồn lực phát triển, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư. Tổng số vốn đầu tư toàn xã hội

ại

qua 20 năm đạt 26.024 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư chuyển biến tích cực theo xu
hướng tăng huy động nguồn nhân lực của toàn xã hội cho ĐTPT. Thực hiện kế hoạch phát

Đ

triển thời kỳ 2006 - 2010, trong giai đoạn 2007 - 2009 thành phố đã huy động được một
lượng vốn tương đối lớn dành cho hoạt động đầu tư XDCB.

Sinh viên: Phan Thị Thúy Hằng _ K40 TKKD

24


Khóa luận tốt nghiệp
Bảng 4: Vốn đầu tư XDCB trên địa bàn thành phố Đồng Hới phân theo cấp quản lý
và nguồn hình thành giai đoạn 2007 - 2009
2007

2009


Kết cấu

Giá trị

Kết cấu

Giá trị

Kết cấu

(Trđ)

(%)

(Trđ)

(%)

(Trđ)

(%)

269.496

100,00

293.984

100,00


321.924

100,00

35.960

13,34

55.620

47.482

14,75

- Tỉnh quản lý

196.317

72,85

67,95

211.320

65,64

- Thành phố quản lý

37.219


13,81

38.610

13,13

63.122

19,61

100,00

293.984

100,00

321.924

100,00

227.977

84,59

240.120

81,68

259.467


80,60

30.681

11,39

32.284

10,98

40.943

12,72

546

0,20

5.960

2,03

5.944

1,85

10.292

3,82


15.620

5,31

15.570

4,84



K

2. Phân theo

269.496

- Vốn NSNN

ại

- Vốn dự án

họ
c

nguồn vốn

Đ


- Vốn nhân dân
đóng góp

- Vốn khác

18,92

tế

- Trung Ương quản

199.754

h

thức quản lý

in

1. Phân theo hình

uế

Giá trị

H

Chỉ tiêu

2008


(Nguồn: phòng thống kê thành phố)
Trong giai đoạn 2007 - 2009, tổng mức VĐT toàn thành phố có biến động tăng rõ
rệt. Năm 2009 là 321.924 triệu đồng tăng 52.428 triệu đồng tương ứng tăng 19,45% so

Sinh viên: Phan Thị Thúy Hằng _ K40 TKKD

25


×