Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Tình hình đầu tư phát triển từ vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện cẩm thủy, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.44 MB, 73 trang )

tế
H
uế

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
------

ại
họ
cK
in
h

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẨM THỦY,

Đ

TỈNH THANH HÓA

Sinh viên thực hiện:
Phạm Thị Phương
Lớp: K45C Kế hoạch - Đầu tư
Niên khóa: 2011 – 2015

Giáo viên hướng dẫn:
TS. Phan Văn Hòa



Huế, tháng 5 năm 2015


GVHD: TS. Phan Văn Hòa

Khóa luận tốt nghiệp

Đ

ại
họ
cK
in
h

tế
H
uế

Qua thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Kinh tế Huế và thời
gian thực tập tốt nghiệp tại phòng Tài chính- Kế hoạch UBND huyện Cẩm
Thủy, tỉnh Thanh Hóa tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đại học: “Tình
hình đầu tư phát triển từ vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cẩm Thủy,
tỉnh Thanh Hóa”. Để đạt được kết quả này tôi xin chân thành cảm ơn các cá nhân
và đơn vị đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi có thể hoàn thành việc nghiên
cứu và thực hiện đề tài này. Với tất cả tấm lòng chân thành, lời đầu tiên cho tôi xin
gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu nhà trường, quý thầy, cô giáo trong
trường đại học kinh tế Huế và Khoa Kinh tế và Phát triển đã tạo điều kiện thuận
lợi để tôi có thể tiếp thu những kiến thức trong suốt thời gian học tập và làm luận

văn này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Phan Văn
Hòa, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp cuối khóa này một cách tốt nhất.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các bác, các cô, các anh, các chị ở
Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là
chú Nguyễn Tiến Lực- trưởng phòng, bác Lê Văn Liên- phó trưởng phòng,
anh Trịnh Trung Sơn- chuyên viên đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận
lợi cũng như cung cấp cho tôi những tài liệu cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình và bạn
bè đã quan tâm, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài.
Với sự cố gắng và nỗ lực hết mình nhưng đề tài không tránh khỏi có những
thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ quý thầy cô để đề tài
được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Phương

i
SVTH: Phạm Thị Phương

ii


GVHD: TS. Phan Văn Hòa

Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ i
MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ..................................................v
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................... ix
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ...........................................................................................x
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1

tế
H
uế

1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................2

ại
họ
cK
in
h

5. Kết cấu của đề tài.........................................................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
TỪ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC .........................................................................4
1.1. Cơ sở lý luận .........................................................................................................4
1.1.1. Đầu tư phát triển .............................................................................................4
1.1.1.1. Khái niệm đầu tư phát triển ......................................................................4


Đ

1.1.1.2. Đặc điểm của đầu tư phát triển .................................................................5
1.1.1.3. Vai trò của đầu tư phát triển .....................................................................6
1.1.1.4. Các nguồn vốn đầu tư phát triển...............................................................8
1.1.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển...................................................9
1.1.3. Ngân sách nhà nước .....................................................................................10
1.1.3.1. Khái niệm về ngân sách nhà nước ..........................................................10
1.1.3.2. Vai trò của ngân sách nhà nước đối với đầu tư phát triển ......................10
1.1.3.3. Các loại đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ..................................10
1.1.4. Mối quan hệ giữa đầu tư phát triển và phát triển kinh tế- xã hội .................11
1.1.4.1. Tác động của đầu tư phát triển đối với phát triển kinh tế- xã hội ..........11
SVTH: Phạm Thị Phương

iii


GVHD: TS. Phan Văn Hòa

Khóa luận tốt nghiệp

1.1.4.2. Phát triển kinh tế- xã hội tác động tới việc thu hút vốn đầu tư ..............12
1.2. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................................12
1.2.1. Tình hình đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở Việt Nam ..................12
1.2.1.1. Tổng vốn đầu tư phát triển từ Ngân sách nhà nước ...............................12
1.2.1.2. Hiệu quả đầu tư phát triển từ vốn Ngân sách Nhà nước ........................14
1.2.1.3. Kết quả đầu tư phát triển từ vốn Ngân sách Nhà nước ..........................14
1.2.2. Tình hình đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh Thanh Hóa .........16
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ

NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẨM THỦY TỈNH THANH HÓA .................18

tế
H
uế

2.1. Tình hình cơ bản của huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa ...................................18
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ........................................................................................18
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế- xã hội..........................................................................25
2.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai .......................................................................25

ại
họ
cK
in
h

2.1.2.2. Tình hình dân số và lao động .................................................................26
2.1.2.3. Một số vấn đề văn hóa xã hội khác ........................................................28
2.1.2.4. Tình hình phát triển kinh tế của huyện ...................................................32
2.1.2.5. Hiện trạng về cơ sở hạ tầng xã hội .........................................................37
2.1.3. Đánh giá chung về tình hình cơ bản của huyện............................................39
2.1.3.1. Thuận lợi.................................................................................................39
2.1.3.2. Khó khăn ................................................................................................39

Đ

2.2. Thực trạng đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước của huyện .........................41
2.2.1. Tình hình thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện ...........................41
2.2.2. Tình hình ĐTPT từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện........................42

2.2.3. Tình hình đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước theo lĩnh vực ................43
2.2.4. Tình hình đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước theo địa bàn .................44
2.2.5. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả ĐTPT kinh tế- xã hội huyện..........45
2.2.5.1. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển từ Ngân sách Nhà Nước..........45
2.2.5.2. Kết quả đạt được và những hạn chế trong ĐTPT từ NSNN ở huyện
Cẩm Thủy .............................................................................................................45

SVTH: Phạm Thị Phương

iv


GVHD: TS. Phan Văn Hòa

Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG ĐẦU
TƯ PHÁT TRIỂN TỪ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN CẨM THỦY, TỈNH THANH HÓA ...........................................................52
3.1. Định hướng phát triển kinh tế- xã hội của huyện Cẩm Thủy đến năm 2020.............52
3.2. Mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn huyện Cẩm Thủy
tới năm 2020...............................................................................................................53
3.2.1. Mục tiêu tổng quát .......................................................................................53
3.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................53
3.3. Giải pháp nhằm tăng cường đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước trên

tế
H
uế


địa bàn huyện .............................................................................................................54
3.3.1. Nâng cao chất lượng quy hoạch ...................................................................54
3.3.2. Tăng cường huy động vốn cho đầu tư phát triển ..........................................55
3.3.3. Chính sách của địa phương để phát triển kinh tế- xã hộị hợp lý là đòn bẩy

ại
họ
cK
in
h

tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội tốt hơn, là cơ sở để tăng thu ngân sách
địa phương ..............................................................................................................57
3.3.4. Nâng cao hiệu quả đầu tư và sử dụng của các công trình đầu tư phát triển ........58
3.3.5. Sử dụng vốn ĐTPT có hiệu quả hơn, tránh thất thoát, lãng phí vốn. ...........59
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................60
1. Kết luận......................................................................................................................60
2. Kiến nghị ...................................................................................................................60

Đ

2.1. Kiến nghị đối với nhà nước .................................................................................61
2.2. Kiến nghị đối với UBND huyện Cẩm Thủy .......................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................62

SVTH: Phạm Thị Phương

v



GVHD: TS. Phan Văn Hòa

Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Kí hiệu

Chữ viết tắt
Ban chấp hành

CC

Cơ cấu

CN- TCN

Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp

CSVC

Cơ sở vật chất

CT

Chương trình

DN- ND

Doanh nghiệp- Nhân dân


DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

DT
ĐT
ĐTPT

Diện tích
Đầu tư

Đầu tư phát triển

Dịch vụ- Thương mại

Đ

ại
họ
cK
in
h

DV- TM

tế
H
uế


BCH

DVCSHT

Dịch vụ cơ sở hạ tầng

ĐVT

Đơn vị tính

GPMB

Giải phóng mặt bằng

GTDSTN

Gia tăng dân số tự nhiên

GTSX

Giá trị sản xuất

HTX

Hợp tác xã

KHNN

Kế hoạch nhà nước


KT- XH

Kinh tế xã hội



Lao động

MTQG

Mục tiêu quốc gia

MTTQ

Mặt trận tổ quốc

N- L- TS

Nông- lâm- thủy sản

NN

Nông nghiệp

NSNN

Ngân sách nhà nước

QG


SVTH: Phạm Thị Phương

Quốc gia

vi


GVHD: TS. Phan Văn Hòa

Khóa luận tốt nghiệp

Quy hoạch xây dựng

SL

Số lượng

TDTT

Thể dục thể thao

THCS

Trung học cơ sở

TTVH

Trung tâm văn hóa

UBND


Uỷ ban nhân dân huyện

VH- XH- MT

Văn hóa- xã hội- môi trường

XDCB

Xây dựng cơ bản

Đ

ại
họ
cK
in
h

tế
H
uế

QHXD

SVTH: Phạm Thị Phương

vii



GVHD: TS. Phan Văn Hòa

Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1

: Quy mô vốn đầu tư phát triển từ Ngân sách nhà nước giai đoạn 2012-

2014 (theo giá hiện hành) ................................................................................................. 13
Bảng 2

: Cơ cấu vốn ĐTPT từ NSNN theo phân cấp quản lý giai đoạn

2012- 2014 ......................................................................................................................... 13
Bảng 3

: Hiệu quả sử dụng vốn ĐTPT từ NSNN của Việt Nam giai đoạn

2012- 2014 ......................................................................................................................... 14
: Quy mô vốn ĐTPT từ NSNN của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2012- 2014. 16

Bảng 5

: Cơ cấu huy động vốn đầu tư phát triển tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2012- 2014 17

Bảng 6

: Tình hình sử dụng đất đai huyện Cẩm Thủy giai đoạn 2012- 2014 ........... 26


Bảng 7

: Tình hình dân số huyện Cẩm Thủy giai đoạn 2012- 2014 .......................... 27

Bảng 8

: Tình hình lao động trên địa bàn huyện Cẩm Thủy giai đoạn 2012- 2014 . 27

Bảng 9

: Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân của huyện Cẩm Thủy giai

ại
họ
cK
in
h

tế
H
uế

Bảng 4

đoạn 2012- 2014 ................................................................................................................ 30
Bảng 10 : Công tác xóa đói giảm nghèo huyện Cẩm Thủy giai đoạn 2012- 2014 ..... 31
Bảng 11 : Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện Cẩm Thủy giai đoạn
2012- 2014 ......................................................................................................................... 32
Bảng 12 : Tình hình chăn nuôi trên địa bàn huyện Cẩm Thủy giai đoạn 2012- 2014 34
Bảng 13 : Tình hình sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Cẩm Thủy giai đoạn


Đ

2012- 2014 ......................................................................................................................... 35
Bảng 14 : Tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Cẩm Thủy giai đoạn
2012- 2014 ......................................................................................................................... 35
Bảng 15 : Cơ cấu ngành kinh tế huyện Cẩm Thủy giai đoạn 2012- 2014 .................. 36
Bảng 16 : Tình hình thu chi ngân sách trên địa bàn huyện Cẩm Thủy giai đoạn 20122014 41
Bảng 17 : Tình hình huy động vốn ĐTPT trên địa bàn huyện Cẩm Thủy giai đoạn
2012- 2014 ......................................................................................................................... 42
Bảng 18

: Đầu tư phát triển từ vốn NSNN trên địa bàn huyện Cẩm Thủy giai đoạn
2012- 2014 ..................................................................................................41

SVTH: Phạm Thị Phương

viii


GVHD: TS. Phan Văn Hòa

Khóa luận tốt nghiệp

Bảng 19 : Tình hình ĐTPT từ NSNN phân theo lĩnh vực của huyện Cẩm Thủy giai
đoạn 2012- 2014 ................................................................................................................ 43
Bảng 20 : Tình hình ĐTPT từ vốn NSNN phân theo địa bàn xã của huyện Cẩm Thủy
giai đoạn 2012- 2014 ......................................................................................................... 44
Bảng 21 : Hiệu quả vốn ĐTPT từ NSNN trên địa bàn huyện Cẩm Thủy năm


Đ

ại
họ
cK
in
h

tế
H
uế

2012- 2014 ......................................................................................................................... 45

SVTH: Phạm Thị Phương

ix


GVHD: TS. Phan Văn Hòa

Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2010- 2014.......................15
Biểu đồ 2:Vốn đầu tư phát triển của Việt Nam giai đoạn 2010- 2014 ..........................15
Biểu đồ 3: Đóng góp của đầu tư phát triển vào tổng GDP của Việt Nam giai đoạn
2012- 2014 .....................................................................................................................16
Biểu đồ 4: Tốc độ phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Cẩm Thủy năm 2011- 2014 ..32
Biểu đồ 5: Diện tích trồng trọt trên địa bàn huyện Cẩm Thủy giai đoạn 2012- 2014 ...33

Biểu đồ 6: Sản lượng trồng trọt trên địa bàn huyện Cẩm Thủy giai đoạn 2012- 2014 .34

Đ

ại
họ
cK
in
h

tế
H
uế

Biểu đồ 7: Giá trị xuất khẩu trên địa bàn huyện Cẩm Thủy giai đoạn 2012- 2014 ......37

SVTH: Phạm Thị Phương

x


GVHD: TS. Phan Văn Hòa

Khóa luận tốt nghiệp

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung vào vấn đề: “ Tình hình đầu tư phát triển từ vốn ngân sách
nhà nước trên địa bàn huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa”. Đầu tư phát triển có
vai trò quan trong, là chìa khóa giúp tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững, toàn
diện. Trên địa bàn huyện Cẩm Thủy cũng không ngoại lệ, đầu tư phát triển giúp cho

nền kinh tế của huyện tăng trưởng với tốc độ khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo
hướng tích cực, các vấn đề xã hội, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao.
Nhưng bên cạnh đó đầu tư phát triển đang còn tồn tại nhiều yếu kém, hạn chế, hoạt

tế
H
uế

động đầu tư phát triển chưa phát huy hết các lợi thế có sẵn, tiềm năng phát triển của
huyện. Với mục tiêu hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về ĐTPT từ vốn NSNN,
nghiên cứu thực trạng đầu tư phát triển từ vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện
Cẩm Thủy trong giai đoạn 2012- 2014, từ đó chỉ ra các kết quả đã đạt được, thấy được

ại
họ
cK
in
h

những hạn chế, yếu kém còn tồn tại và nguyên nhân của hạn chế đó, đồng thời đưa ra
các giải pháp nhằm mục đích tăng cường đầu tư phát triển từ vốn ngân sách nhà nước
trên địa bàn huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Đề tài tập trung nghiên cứu vào những
nội dung cơ bản của tình hình ĐTPT, thu hút vốn đầu tư, phân bổ nguồn vốn đầu tư
phát triển từ ngân sách nhà nước để phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Cẩm
Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: thu thập
thông tin, nghiên cứu tài liệu thực tế, thống kê mô tả, phân tổ, so sánh, ta đã thấy được

Đ

tình hình đầu tư phát triển từ vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cẩm Thủy,

tình hình phát triển kinh tế- xã hội trong thời gian qua và thấy được những tác động
của đầu tư phát triển tới phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn huyện. ĐTPT nói chung
và ĐTPT từ vốn NSNN nói riêng có tác động lớn tới sự phát triển kinh tế của huyện,
giúp tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giúp giải quyết việc làm, tăng thu
nhập và mức sống của người dân, nâng cao phúc lợi xã hội. Để tăng cường đầu tư phát
triển từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện hơn nữa thì cần có những chính sách,
giải pháp để tăng thu ngân sách địa phương, đầu tư và sử dụng có hiệu quả các công
trình đầu tư phát triển.

SVTH: Phạm Thị Phương

xi


GVHD: TS. Phan Văn Hòa

Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nước ta đã thu được nhiều thành
tựu quan trọng, bước sang một giai đoạn phát triển mới. Cùng với tăng trưởng kinh tế,
sự ổn định kinh tế vĩ mô được duy trì, giúp cho nước ta chủ động hơn trong xu thế hội
nhập kinh tế quốc tế. Nền kinh tế nước ta hiện nay đang trên đà phát triển và khẳng
định được vị thế của mình trong môi trường kinh tế thế giới. Thể hiện đó là sự chuyển
biến tích cực, mạnh mẽ trong hoạt động đầu tư phát triển, thu hút vốn đầu tư trong

tế
H
uế


nước và nước ngoài. Tuy nhiên hoạt động đầu tư phát triển nước ta đang còn tồn tại
nhiều yếu kém, vì vậy việc quản lý, tăng cường hoạt động đầu tư luôn là điều đáng
quan tâm của các cơ quan nhà nước.

Phát triển kinh tế đất nước phải gắn với sự phát triển bền vững của từng địa

ại
họ
cK
in
h

phương. Cẩm Thủy là huyện trọng điểm sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa.
Kinh tế của huyện phát triển với cơ cấu nông, lâm, thủy sản - thương mại, dịch vụ công nghiệp, trong đó nông nghiệp là ngành kinh tế chủ lực của huyện. Đời sống xã
hội trên địa bàn huyện không ngừng được nâng cao. Cùng với quỹ đất nông nghiệp và
tiềm năng khoáng sản khá lớn, tạo ra lợi thế để thu hút các nhà đầu tư, phát triển kinh
tế, công nghiệp, dịch vụ. Đây là huyện miền núi vì vậy các hoạt động đầu tư trên địa
bàn huyện cần được quan tâm nhiều hơn nhằm phát huy các nguồn lực, lợi thế có sẵn

Đ

của huyện để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả và tính bền
vững của sự phát triển, cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân
dân, với mục đích góp phần vào phát triển kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế tri thức, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an
toàn xã hội, giữ vững toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ vững chắc độc lập, thống nhất đất
nước. Nhưng trên thực tế quá trình hoạt động đầu tư phát triển trên địa bàn huyện còn
tồn tại nhiều yếu kém, chưa phát huy được các lợi thế có sẵn để thu hút vốn đầu tư trên
địa bàn huyện. Với lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Tình hình đầu tư phát triển từ

vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa” làm đề
tài nghiên cứu của mình.
SVTH: Phạm Thị Phương

1


GVHD: TS. Phan Văn Hòa

Khóa luận tốt nghiệp
2. Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu chung

Trên cơ sở phân tích vốn NSNN đầu tư phát triển trên địa bàn huyện, đề xuất
giải pháp nhằm tăng cường vốn NSNN đầu tư phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn
huyện trong thời gian đến.
 Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư phát triển từ vốn NSNN.
+ Phân tích thực trạng từ vốn ĐTPT từ vốn NSNN trên địa bàn huyện trong giai
đoạn 2012- 2014
trong thời gian đến.

tế
H
uế

+Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường ĐTPT từ vốn NSNN trên địa bàn huyện
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu:


ại
họ
cK
in
h

Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào những nội dung cơ bản của tình
hình đầu tư phát triển, thu hút vôn đầu tư, phân bổ nguồn vốn đầu tư NSNN phát triển
kinh tế trên địa bàn.

 Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Huyện Cẩm Thủy- tỉnh Thanh Hóa
+ Về thời gian: phân tích thực trạng từ năm 2012 đến 2014; đề xuất các giải

Đ

pháp tới năm 2020.

4. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp thu thập thông tin, nghiên cứu tài liệu thực tế: Số liệu nghiên
cứu và tài liệu thực tế được thu thập thông qua các chỉ tiêu, các báo cáo tổng hợp về
tình hình kinh tế- xã hội, về vốn đầu tư phát triển trên địa bàn huyện trong giai đoạn
2012- 2014 của các phòng ban chức năng, chuyên môn thuộc UBND huyện Cẩm
Thủy, tỉnh Thanh Hóa.
+ Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tổ, só sánh: Phương pháp
này nhằm xử lý số liệu thu thập được, sau đó dùng để đối chiếu, so sánh số liệu qua
các năm, sự tăng giảm các chỉ tiêu qua các năm và rút ra nhận xét về sự thay đổi đó.
SVTH: Phạm Thị Phương


2


GVHD: TS. Phan Văn Hòa

Khóa luận tốt nghiệp
5. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần nội dung đề tài được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về ĐTPT từ vốn NSNN
Chương 2: Đánh giá tình hình ĐTPT từ vốn NSNN trên địa bàn huyện Cẩm
Thủy, tỉnh Thanh Hóa
Chương 3: Định hướng và giải pháp tăng cường ĐTPT từ vốn NSNN trên địa

Đ

ại
họ
cK
in
h

tế
H
uế

bàn huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa

SVTH: Phạm Thị Phương


3


GVHD: TS. Phan Văn Hòa

Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
TỪ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Đầu tư phát triển
1.1.1.1. Khái niệm đầu tư phát triển
 Khái niệm:
Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chi dùng vốn trong

tế
H
uế

hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản mới
cho nền kinh tế (tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ), gia tăng sản xuất, tạo
thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển.
 Phân loại đầu tư

ại
họ
cK
in
h


Có nhiều cách phân loại đầu tư, theo mục đích và tính chất của hoạt động đầu
tư có thể chia thành:

Đầu tư tài chính : Đầu tư tài chính (đầu tư tài sản tài chính) là loại đầu tư trong
đó người có tiền bỏ tiền ra cho vay hoặc mua các chứng chỉ có giá trên thị trường tiền
tệ, thị trường vốn để hưởng lãi suất định trước (gửi tiết kiệm, mua trái phiếu chính
phủ) hoặc lợi nhuận tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Đ

phát hành (mua cổ phiếu). Đầu tư tài chính làm tăng thêm tài sản tài chính của chủ đầu
tư, không trực tiếp làm tăng tài sản vật chất cho nền kinh tế (nếu không xét đến quan
hệ quốc tế trong lĩnh vực này). Hiện tượng đầu tư tài chính được xem là hiện tượng
đầu tư chuyển dịch. Là một kênh huy động vốn rất quan trọng của đầu tư phát triển.
Đầu tư thương mại: Đầu tư thương mại là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ
tiền ra để mua hàng hoá và sau đó bán với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận do chênh
lệch giá khi mua và khi bán. Đầu tư thương mại không trực tiếp tạo ra tài sản mới cho
nền kinh tế, là loại đầu tư chuyển dịch (chuyển giao quyền sở hữu). Đầu tư thương mại
làm tăng tài sản tài chính của chủ đầu tư trong quá trình mua đi bán lại. Là điều kiện
quan trọng, là cầu nối để thúc đẩy đầu tư phát triển.
SVTH: Phạm Thị Phương

4


GVHD: TS. Phan Văn Hòa

Khóa luận tốt nghiệp


Đầu tư phát triển: là hình thức đầu tư quan trọng nhất trong nền kinh tế, nó là
tiền đề, cơ sở cho các hoạt động đầu tư khác. Các hình thức đầu tư khác không thể tồn
tại và vận động nếu không có đầu tư phát triển.
Theo tiêu thức quan hệ quản lý của chủ đầu tư, đầu tư chia thành đầu tư gián
tiếp và đầu tư trực tiếp:
Đầu tư gián tiếp: là hình thức đầu tư trong đó người đầu tư bỏ vốn không trực
tiếp tham gia vào quản lý và sử dụng vốn, điều hành quá trình sản xuất, kinh doanh.
Đầu tư trực tiếp: là hình thức đầu tư trong đó người đầu tư bỏ vốn trực tiếp
tham gia vào quản lý và điều hành quá trình sản xuất kinh doanh. Đầu tư trực tiếp

tế
H
uế

được chia thành các loại sau: Đầu tư tài chính, Đầu tư thương mại, Đầu tư phát triển.
Như vậy theo cách tiếp cận này, đầu tư phát triển là hình thức đầu tư trực tiếp.
1.1.1.2. Đặc điểm của đầu tư phát triển

Hoạt động đầu tư phát triển có các đặc điểm cơ bản sau:

ại
họ
cK
in
h

Thường đòi hỏi vốn lớn, vốn nằm khê đọng trong suốt quá trình đầu tư. Vốn
lớn: vì yêu cầu vốn lớn nên phải có quyết định bỏ vốn đầu tư vào lĩnh vực nào là có lợi
nhất, huy động vốn từ các nguồn nào, tiến độ sử dụng vốn trong quá trình thicông xây
dựng công trình ra sao. Vốn nằm khê đọng: trong quá trình tiến hành đầu tư, vốn

không sinh lời, không tạo ra sản phẩm và lợi nhuận, thêm vào đó là các tác động của
môi trường đầu tư, vì vậy cần phải dự báo, tính toán cụ thể trong khi lập dự án.
Hoạt động đầu tư mang tính chất lâu dài. Thời gian kể từ khi bắt đầu tiến hành

Đ

một công cuộc đầu tư cho đến khi các thành quả của công cuộc đầu tư đó phát huy tác
dụng đem lại lợi ích kinh tế - xã hội thường kéo dài. Thời gian vận hành các kết quả đầu
tư đến thời điểm thu hồi đủ vốn cũng thường kéo dài nhiều khi là vĩnh viễn.
Với tính chất lâu dài như vậy, kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư chịu
ảnh hưởng của các yếu tố không ổn định theo thời gian và các điều kiện địa lý của
không gian.
Các thành quả của hoạt động đầu tư nếu là các công trình xây dựng, vật kiến
trúc như nhà máy, hầm mỏ, các công trình thuỷ lợi, đường sá... thì sẽ vận động ở ngay
nơi mà nó được tạo dựng nên. Với đặc điểm này thì các điều kiện về địa hình, địa chất
và địa lý tại nơi có các công trình sẽ có ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện đầu tư
SVTH: Phạm Thị Phương

5


GVHD: TS. Phan Văn Hòa

Khóa luận tốt nghiệp

cũng như quá trình vận hành, khai thác dự án đầu tư sau này vì vậy cần phải phân tích
tính kinh tế của địa điểm đầu tư.
Với đặc điểm vốn lớn, thời gian thực hiện đầu tư và vận hành kết quả đầu tư
dài, lao động nhiều thì hoạt động đầu tư thường chịu mức rủi ro cao. Hoạt động đầu tư
phát triển là hoạt động mang nặng yếu tố rủi ro, các nhà đầu tư không còn cách nào

khác là phải chấp nhận rủi ro khi quyết định bỏ vốn.
Như vậy để đảm bảo cho công cuộc đồng tư phát triển đạt hiệu quả kinh tế xã hội
cao, trước khi tiến hành đầu tư phải làm tốt công tác chuẩn bị. Sự chuẩn bị này thể hiện
trong việc soạn thảo các dự án đầu tư và mọi công cuộc đầu tư phải tiến hành theo dự án.

tế
H
uế

1.1.1.3. Vai trò của đầu tư phát triển
Các lý thuyết kinh tế đều coi đầu tư phát triển là nhân tố quan trọng để phát
triển kinh tế, là nhân tố mang lại sự tăng trưởng. Vai trò của đầu tư phát triển đươc thể
hiện qua các mặt sau:

ại
họ
cK
in
h

 Trên giác độ nền kinh tế.

Đầu tư tác động tới tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế. Trước hết về mặt
cầu, khi nhu cầu đầu tư tăng thì cầu các yếu tố đầu vào như vật liệu xây dựng, nguyên
liệu đầu vào cho quá trình sản xuất tăng (tăng cầu chỉ trong ngắn hạn) làm cho giá các
yếu tố đầu vào tăng. Khi các yếu tố đầu vào phát huy tác dụng, quá trình thực hiện dự
án hoàn thành chuyển sang giai đoạn vận hành thì cầu yếu tố đầu vào giảm, do đó giá
nguyên vật liệu đầu vào giảm. Về mặt cung, khi các yếu tố đầu vào phát huy tác dụng,

Đ


năng lực mới đi vào hoạt động thì tổng cung (trong dài hạn) tăng làm tăng sản phẩm
trên thị trường, dó đó giá cả sản phẩm trên thị trường giảm. Sản lương tăng, giá giảm
cho phép tăng tiêu dùng, tăng tiêu dùng kích thích sản xuất hơn nữa. Sản xuất phát
triển chính là nguồn gốc để tích lũy phát triển kinh tế xã hội.
Đầu tư tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế và phát triển của nền kinh tế. Sự
tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư đối với tổng cầu và tổng cung
của nền kinh tế làm cho mỗi sự thay đổi của đầu tư, dù tăng hay giảm đều cùng một
lúc vừa là yếu tố duy trì sự ổn định, vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế
của mọi quốc gia. Chẳng hạn, khi tăng đầu tư, cầu của các yếu tố của đầu tư tăng làm
cho giá của hàng hóa có liên quan tăng (giá chi phí vốn, giá công nghệ, vật tư, lao
SVTH: Phạm Thị Phương

6


GVHD: TS. Phan Văn Hòa

Khóa luận tốt nghiệp

động) đến một mức nào đó sẽ dẫn tới tình trạng lạm phát. Lạm phát làm cho sản xuất
đình truệ, đời sống của người lao động gặp nhiều khó khan do tiền lương ngày càng
thấp hơn, thâm hụt ngân sách, kinh tế phát triển chậm lại. Mặt khác, tăng đầu tư làm
cho cầu các yếu tố có liên quan tăng, sản xuất của các ngành này phát triển, thu hút
thêm lao động, giảm tình trạng thất nghiệp, nâng cao đời sống người lao động, giảm tệ
nạn xã hội. Tất cả các tác động này tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế.
Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế. Trong lịch
sử các học thuyết kinh tế, đầu tư và tích lũy vốn cho đầu tư ngày càng được xem là
một nhân tố quan trọng cho sản xuất, cho việc tăng năng lực sản xuất và cung ứng


tế
H
uế

dịch vụ cho nền kinh tế và cho sự tăng trưởng.
ICOR = Vốn đầu tư/ Mức tăng GDP
Mức tăng GDP = Vốn đầutư/ ICOR

Nếu ICOR không đổi, mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tư. Thực tế
kinh tế.

ại
họ
cK
in
h

nhiều nước đầu tư đóng vài trò như một cái hích ban đầu tạo đà cho sự cất cánh nền
Đầu tư tác động đế sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Kinh nghiệm của các nước
trên thế giới cho thấy con đường tất yếu để tăng trưởng nhanh là tăng cường đầu tư
nhằm tạo ra sự phát triển nhanh ở các khu vực công nghiệp và dịch vụ. Đối với ngành
nông, lâm, ngư nghiệp do những hạn chế về đất đai và khả năng sinh học, để đạt tốc độ
tăng trưởng 5%-6% là rất khó khăn. Như vậy, chính sách đầu tư quyết định quá trình

Đ

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh của toàn nền kinh
tế. Về cơ cấu lãnh thổ, đầu tư có tác dụng giải quyết những mất cân đối về phát triển
giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi nghèo đói, phát huy
tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế của những vùng có khả năng phát

triển nhanh hơn, làm bàn đạp thúc đẩy những vùng khác phát triển.
Đầu tư tác động đến tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đất nước.
Công nghệ là trung tâm của công nghiệp hoá. Đầu tư là điều kiện tiên quyết của sự
phát triển và tăng cường khả năng khoa học công nghệ của nước ta hiện nay, trong giai
đoạn khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão. Có hai con đường để có công nghệ là tự
nghiên cứu phát minh ra công nghệ và nhập công nghệ từ nước ngoài. Dù bằng các
SVTH: Phạm Thị Phương

7


GVHD: TS. Phan Văn Hòa

Khóa luận tốt nghiệp

này hay cách khác thì đều cần phải có tiền, phải có vốn đầu tư, mọi phương án đổi mới
công nghệ không gắn với nguồn vốn đầu tư sẽ là không khả thi. Đầu tư và tăng cường
khả năng công nghệ có tác động lẫn nhau. Đầu tư là sự phối hợp các nguồn lực để sự
phối hợp đó thực sự có hiệu quả đòi hỏi phải có sự tác động của khoa học công nghệ.
Sự gia tăng khoa học công nghệ vào quá trình đầu tư sẽ làm tăng năng suất, giảm chi
phí, giảm giá thành và chất lượng sản phẩm được nâng cao, nhu cầu cơ bản được giải
quyết, nhu cầu mới phát sinh điều này làm cho cơ cấu nhu cầu thay đổi thúc đẩy đầu tư
để đáp ứng nhu cầu đó.
 Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh

tế
H
uế

Đầu tư quyết định sự ra đời và tồn tại của mỗi cơ sở. Ví dụ, để tạo dựng cơ sở vật

chất kỹ thuật cho sự ra đời của bất kỳ cơ sở nào đều cần phải xây dựng nhà xưởng, cấu
trúc hạ tầng, mua sắm và lắp đặt máy móc, tiến hành các công tác xây dựng cơ bản và
thực hiện các chi phí khác gắn liền với sự hoạt động trong một chu kỳ của các cơ sở vật

ại
họ
cK
in
h

chất kỹ thuật vừa tạo ra. Mặt khác, để duy trì được sự hoạt động bình thường cần định
kỳ tiến hành sửa chữa lớn hoặc thay mới các cơ sở vật chất kỹ thuật đã hư hỏng hao
mòn hoặc đổi mới để thích ứng với điều kiện hoạt động mới của sự phát triển khoa học
kỹ thuật và nhu cầu tiêu dùng của nền sản xuất xã hội. Đối với các cơ sở sản xuất hoạt
động không để thu lợi nhuận đang tồn tại, để duy trì hoạt động, ngoài tiến hành sửa chữa
lớn định kỳ các cơ sở vật chất kỹ thuật còn phải thực hiện các chi phí thường xuyên. Tất
cả những hoạt động và chi phí này đều là những hoạt động đầu tư phát triển.

Đ

1.1.1.4. Các nguồn vốn đầu tư phát triển
 Nguồn vốn đầu tư trong nước

Đây là phần tích lũy của nội bộ nền kinh tế bao gồm tiết kiệm của khu vực dân
cư, tiết kiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và tiết kiệm của ngân sách nhà
nước vào quá trình tái sản xuất xã hội.
Tiết kiệm của ngân sách nhà nước: là sự chênh lệch giữa thu ngân sách và chi
ngân sách, trong đó thu ngân sách lớn hơn chi ngân sách. Tiết kiệm ở khâu này sẽ hình
thành nên nguồn vốn đầu tư của nhà nước. Trong trường hợp chi tiêu dùng của ngân
sách nhà nước lớn hơn nguồn thu nhập tập trung thì nhà nước không có nguồn để tạo

vốn cho đầu tư.
SVTH: Phạm Thị Phương

8


GVHD: TS. Phan Văn Hòa

Khóa luận tốt nghiệp

Tiết kiệm của doanh nghiệp: là số lãi ròng thu được từ kết quả kinh doanh. Đây
là nguồn tiết kiệm cơ bản để các doanh nghiệp tạo vốn đầu tư phát triển theo chiều
rộng và chiều sâu. Quy mô tiết kiệm thì phụ thuộc các yếu tố như kết quả kinh doanh,
chính sách thuế, sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô,…
Tiết kiệm của hộ gia đình và các tổ chức kinh tế khác: là khoản còn lại của thu
nhập sau khi đã phân phối và sử dụng cho mục đích tiêu dùng.
 Nguồn vốn nước ngoài
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài gồm:
- Nguồn tài trợ phát tiển chính thức ODF. Nguồn này bao gồm: Viện trợ phát

tế
H
uế

triển chính thức ODA và các nguồn viện trợ khác như: Viện trợ của các tổ chức phi
chính phủ NGO ; trợ giúp kỹ thuật và trợ giúp cho vay thương mại; khoản cho vay của
ngân hàng thế giới và ngân hàng khác. Trong đó ODA chiếm tỷ trọng chủ yếu trong
nguồn ODF.

ại

họ
cK
in
h

- Nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại
- Đầu tư trực tiêp từ nước ngoài FDI

- Nguồn huy động qua trị trường vốn quốc tế
1.1.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển
Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR): hệ số gia tăng vốn đầu tư toàn xã
hội so với tăng trưởng kinh tế, được tính bằng công thức:
ICOR = It / ∆Y = Vốn đầu tư trong kỳ/ Sản lượng tăng thêm = It/ ∆GDP

Đ

Trong đó:

ICOR: Là hệ số tỷ lệ giữa vốn đầu tư và tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội.
I: Vốn đầu tư.
∆GDP: Mức thay đổi trong tổng sản phẩm quốc nội.
Hệ số ICOR cho biết trong thời kỳ cụ thể muốn tăng thêm 1 đồng GDP thì
cần bao nhiêu đồng vốn đầu tư. Hệ số này càng thấp thì hiệu quả vốn đầu tư càng
cao. Nếu hệ số ICOR không đổi thì tỷ lệ giữa vốn đầu tư (I) so với GDP sẽ quyết
định tốc độ tăng trưởng kinh tế, (tỷ lệ đầu tư càng cao thì tốc độ tăng trưởng càng
cao và ngược lại).

SVTH: Phạm Thị Phương

9



GVHD: TS. Phan Văn Hòa

Khóa luận tốt nghiệp
1.1.3. Ngân sách nhà nước
1.1.3.1. Khái niệm về ngân sách nhà nước

NSNN ra đời cùng với sự xuất hiện của Nhà nước, Nhà nước bằng quyền lực
chính trị và xuất phát từ nhu cầu tài chính để đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ
của mình đã đặt ra những khoản thu, chi của NSNN. Điều này cho thấy chính sự tồn
tại của Nhà nước, vai trò của nhà nước đối với đời sống kinh tế- xã hội là những yếu tố
cơ bản quyết định sự tồn tại và tính chất hoạt động của NSNN. Cho đến nay thuật ngữ
NSNN được phổ biến rộng rãi ở mọi quốc gia, tuy nhiên chưa có một khái niệm niệm
nào thống nhất cho NSNN. Hiện nay có 2 quan niệm phổ biến về NSNN là:
gian xác định, thường là một năm”.

tế
H
uế

“ NSNN là bản dự toán thu chi tài chính của Nhà nước trong một khoảng thời
“NSNN là quỹ tiền tệ của Nhà nước”

Theo luật Ngân sách Nhà nước năm 2002: Ngân sách nhà nước là toàn bộ các

ại
họ
cK
in

h

khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian
nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để đảm bảo thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

1.1.3.2. Vai trò của ngân sách nhà nước đối với đầu tư phát triển
Nguồn vốn của NSNN là một bộ phận vốn ĐTPT được nhà nước tập trung vào
NSNN dùng để đầu tư xây dựng công trình và các mục đích chi cho ĐTPT khác theo
mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Trong mỗi thời kỳ, tùy vào điều kiện

Đ

lịch sử cụ thể và nhiệm vụ phát triển KT-XH của đất nước và tình hình kinh tế- xã hội
mà nguồn vốn NSNN bố trí cho ĐTPT với tỷ lệ khác nhau.
Hiện nay nguồn vốn từ NSNN được bố trí trực tiếp cho các công trình đầu tư
phát triển: văn hoá, y tế, giáo dục, quản lý nhà nước, khoa học kỹ thuật, đầu tư phát
triển sản xuất, cơ sở hạ tầng và những công trình trọng điểm quan trọng, có ý nghĩa
làm thay đổi cơ cấu kinh tế của cả nước, của vùng lãnh thổ và địa phương.
1.1.3.3. Các loại đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước
Phân loại theo cơ cấu tái sản xuất có đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu.
Phân loại theo lĩnh vực hoạt động: Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng; đầu tư phát
triển sản xuất kinh doanh; đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật.
SVTH: Phạm Thị Phương

10


GVHD: TS. Phan Văn Hòa


Khóa luận tốt nghiệp

Dựa vào nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước ta chia đầu tư phát triển thanh
hai loại: Chi đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương và chi đầu tư phát triển từ ngân
sách địa phương.
- Chi đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương: giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm
thực hiện các nhiệm vụ chi của quốc gia và hỗ trợ những địa phương chưa cân đối
được ngân sách, gồm: Đầu tư xây dựng cơ bản cho các dự án của các bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương; Đầu tư và hỗ trợ vốn
cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do nhà nước đặt hàng; các
tổ chức kinh tế; các tổ chức tài chính của Trung ương; đầu tư vốn nhà nước vào doanh
định của pháp luật; Chi dự trữ quốc gia.

tế
H
uế

nghiệp theo quy định của pháp luật và các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy
- Chi đầu tư phát triển từ ngân sách địa phương: địa phương được phân cấp
nguồn thu bảo đảm chủ động thực hiện những nhiệm vụ chi được giao. Hội đồng

ại
họ
cK
in
h

nhân dân cấp tỉnh quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp
ngân sách ở địa phương phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh và trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn, gồm: Đầu tư xây

dựng cơ bản cho các dự án do địa phương quản lý cho các lĩnh vực như: Quốc
phòng, an ninh; Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề; Khoa học và công
nghệ; Y tế, dân số và kế hoạch hoá gia đình;….

1.1.4. Mối quan hệ giữa đầu tư phát triển và phát triển kinh tế- xã hội

Đ

1.1.4.1. Tác động của đầu tư phát triển đối với phát triển kinh tế- xã hội
Đầu tư phát triển góp phần làm tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đầu
tư phát triển có tác động kích thích, mở rộng quy mô sản xuất của các ngành, các
doanh nghiệp sản xuất ngày càng lớn rộng sẽ làm cho nền kinh tế ngày càng vững
mạnh và phát triển. Đầu tư hiệu quả có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và góp
làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng mong muốn, tùy theo chiến lược phát triển
của mỗi quốc gia.
Đầu tư phát triển tác động tới tiến bộ công nghệ trong sản xuất kinh doanh :
Khoa học kỹ thuật và công nghệ là nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển
sản xuất của các doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Khoa học
SVTH: Phạm Thị Phương

11


GVHD: TS. Phan Văn Hòa

Khóa luận tốt nghiệp

công nghệ càng phát triển, càng có nhiều ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn thì càng
kích thích sản xuất phát triển, sản phẩm làm ra sẽ đáp ứng được nhu cầu ngày càng
phong phú hơn của con người.

Đầu tư phát triển góp phần nâng cấp và làm mới hạ tầng : Cơ sở hạ tầng hay
xây dựng cơ bản là yếu tố chủ chốt giúp cho tăng trưởng và phát triển kinh tế đạt hiệu
quả. Cơ sở hạ tầng tốt góp phần thu hút được nhiều vốn đầu tư, đẩy mạnh công tác đầu
tư phát triển. Do đó, để có thể phát triển kinh tế xã hội, trước tiên cần phải đầu tư phát
triển, nâng cấp và làm mới cơ sở hạ tầng, có như vậy thì nền móng cho sự phát triển
bền vững mới được đảm bảo.

tế
H
uế

Đầu tư phát triển góp phần nâng cao chất lượng đời sống của người dân : Khi
đầu tư phát triển được đẩy mạnh, việc làm được tạo ra nhiều hơn, thu nhập cho lao
động được tăng cao, người dân có cơ hội để cải thiện cuộc sống hơn, từ đó nâng cao
chất lượng đời sống của toàn xã hội.

ại
họ
cK
in
h

1.1.4.2. Phát triển kinh tế- xã hội tác động tới việc thu hút vốn đầu tư
Một đất nước, một địa phương có nền kinh tế phát triển, xã hội ổn định thì sẽ
thu hút được nhiều vốn đầu tư, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ngày càng vững
mạnh, hiệu quả đầu tư ngày càng được nâng cao. Ngược lại khi vốn của nền kinh tế
lớn, hiệu quả đầu tư các dự án khi đầu tư vào địa bàn cao sẽ thu hút thêm được nhiều
các nhà đầu tư bỏ vốn vào nền kinh tế, đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế quốc
dân, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống của con người nơi đây.


Đ

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Tình hình đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở Việt Nam
1.2.1.1. Tổng vốn đầu tư phát triển từ Ngân sách nhà nước
- Quy mô vốn đầu tư phát triển
Nhìn chung vốn đầu tư phát triển từ NSNN tăng dần qua các năm theo hướng
tăng của tổng vốn ĐTPT toàn xã hội. Năm 2012, vốn đầu tư phát triển từ NSNN là
205016 tỷ đồng, sang năm 2013 tăng lên 205660 tỷ đồng, tới năm 2014 là 207703 tỷ
đồng. Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước luôn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng vốn
ĐTPT toàn xã hội. Năm 2014, tổng vốn ĐTPT toàn xã hội là 1220,7 nghìn tỷ đồng.
Trong đó: vốn NSNN là 207,7 nghìn tỷ đồng; vốn trái phiếu chính phủ là 62,5 nghìn tủ
SVTH: Phạm Thị Phương

12


GVHD: TS. Phan Văn Hòa

Khóa luận tốt nghiệp

đồng; vốn tín dụng đầu tư theo KHNN là 55,9 nghìn tỷ đồng; vốn vay của các nguồn
khác của khu vực nhà nước là 78,9 nghìn tỷ đồng; vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà
nước là 60,5 nghìn tỷ đồng; vốn đầu tư của dân cư và tư nhân là 468,5 nghìn tỷ đồng;
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 265,4 nghìn tỷ đồng; vốn huy động khác là 20,4
nghìn tỷ đồng.
Bảng 1: Quy mô vốn đầu tư phát triển từ Ngân sách nhà nước giai đoạn
2012- 2014(theo giá hiện hành)
Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng vốn ĐTPT toàn XH

989.305

Vốn ĐTPT từ NSNN

205.016

So sánh (+/-)
2013/2012 2014/2013

tế
H
uế

Chỉ tiêu

1.091.100 1.220.703
205.660

207.703

101.795

129.603

644


2.043

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

ại
họ
cK
in
h

- Cơ cấu vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý
Bảng 2: Cơ cấu vốn ĐTPT từ NSNN theo phân cấp quản lý giai đoạn 2012- 2014

Chỉ tiêu

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

So sánh (+/-)
2013/2012 2014/2013

205.660

207.703

644

2.043


Trung ương

50.311

40.959

41.851

-9.352

892

Địa phương

154.705

164.701

165.852

9.996

1.151

+ Vốn NSNN cấp tỉnh

107.179

114.112


114.905

6.933

793

+ Vốn NSNN cấp huyện

38.103

40.570

40.862

2.467

292

+ Vốn NSNN cấp xã

9.423

10.019

10.085

596

66


Đ

Tổng vốn ĐTPT từ NSNN 205.016

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Vốn ĐTPT của các cấp tăng dần qua các năm, riêng vốn ĐTPT từ NSNN cấp
Trung ương có giảm, năm 2012 là 50311 tỷ đồng xuống còn 40959 tỷ đồng vào năm
2013, tới năm 2014 vốn ĐTPT cấp Trung ương đã tăng lên 41851 tỷ đồng.

SVTH: Phạm Thị Phương

13


GVHD: TS. Phan Vn Hũa

Khúa lun tt nghip

1.2.1.2. Hiu qu u t phỏt trin t vn Ngõn sỏch Nh nc
Bng 3: Hiu qu s dng vn TPT t NSNN ca Vit Nam giai on 2012- 2014
n v

Nm 2012

Nm 2013

Nm 2014

1. Vn TPT t NSNN


T ng

205016

205660

207703

2. GDP

T ng

3245419

3584262

3937856

3. Tng trng GDP

%

5,25

5,42

5,98

4. T l vn TPT/GDP


%

6,32

5,74

5,27

T ng

465539

338843

353594

Ln

0,44

0.60

0,59

Ch tiờu

5. Mc thay i GDP

t
H

u

6. ICOR

( Ngun: Tớnh toỏn t s liu ca Tng cc Thng kờ)
T s liu bng 3, ta thy: hiu qu s dng vn TPT t NSNN trong thi
gian qua ca nc ta khụng n nh. Nm 2012 h s ICOR l 0,44 chng t mun
tng thờm 1 ng GDP, cn 0,44 ng vn. Nm 2013, mun tng 1 ng GDP cn

i
h
cK
in
h

0,6 ng vn, ti nm 2014 mun tng thờm 1 ng GDP cn 0,59 ng vn. Nu
trong thi gian ti, h s ICOR ca nc ta tng dn lờn thỡ hiu qu s dng vn u
t ngy cng gim.

1.2.1.3. Kt qu u t phỏt trin t vn Ngõn sỏch Nh nc
- Tc tng trng kinh t
7
6



8
6.78

5

4

5.8
9

5.25

5.42

5.9
8

Nm 2011

Nm 2012

Nm 2013

Nm 2014

3

Toỏc ủoọ taờng
trửụỷng kinh teỏ
(%)

2
1
0


Nm 2010

(Ngun: Tng cc thng kờ)

SVTH: Phm Th Phng

14


×