Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Tình hình khai thác và bảo tồn trai tai tượng tại khu bảo tồn biển cù lao chàm – hội an – quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.91 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

tế
H
uế

------

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
U

ại
họ
cK
in
h

TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ BẢO TỒN
TRAI TAI TƯỢNG (TRIDACNA) TẠI KHU

Đ

BẢO TỒN BIỂN CÙ LAO CHÀM - HỘI AN - QUẢNG NAM

Sinh viên thực hiện:
Huỳnh Thị Kim Nguyền
Lớp: K46 KT TNMT
Niên khoá: 2012 - 2016


Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Trần Hạnh Lợi

Huế, tháng 05 năm 2016


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Hạnh Lợi

Lời Cảm Ơn

Được sự phân công của Trường Đại học Kinh tế, khoa Kinh tế và Phát
triển, dưới sự hướng dẫn của giảng viên Trần Hạnh Lợi tôi đã thực hiện đề tài
“Tình hình khai thác và bảo tồn Trai tai tượng (Tridacna) tại Khu bảo tồn biển
Cù Lao Chàm – Hội An – Quảng Nam”
Để hoàn thành báo cáo này, trước tiên tôi xin gởi lời cảm ơn đến cô Trần

tế
H
uế

Hạnh Lợi người đã hướng dẫn trực tiếp, chỉ bảo, giúp đỡ tận tình và tạo mọi
điều kiện để tôi hoàn thành tốt đợt thực tập cuối khóa này.

Tôi xin cảm ơn Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm – Hội An – Quảng Nam
đã tiếp nhận và giúp đỡ tận tình trong quá trình tôi thực tập tại cơ quan.

ại
họ

cK
in
h

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến anh Nguyễn Văn Vũ - Trưởng Phòng
Nghiên cứu và Hợp tác quốc tế cùng các anh chị tại Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm
đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành đợt thực tập này.
Lần đầu tiên tiếp xúc với thực tế nên còn nhiều bỡ ngỡ và hạn chế nên
không tránh khỏi những thiếu sót mong các Thầy cô và Anh/chị đóng góp ý
kiến để bài báo cáo được hoàn thiện hơn.

Đ

Sau cùng kính chúc thầy cô dồi dào sức khỏe để tiếp tục công việc cao cả
“ trồng người” của mình. Đồng kính chúc các anh chị tại Khu bảo tồn biển Cù
Lao Chàm mạnh khỏe và đạt nhiều kết quả cao trong công việc.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên
Huỳnh Thị Kim Nguyền

SVTH: Huỳnh Thị Kim Nguyền – K46 KTTN MT

i


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Hạnh Lợi


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i
MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU ..................................................iv
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ ...........................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .................................................................................vi
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ........................................................................................ vii
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1
1.Lý do chọn đề tài ..........................................................................................................1
2.Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................................1

tế
H
uế

3.Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................................2

ại
họ
cK
in
h

3.1. Phương pháp thu thập thông tin ..............................................................................2
3.1.1. Số liệu thứ cấp .......................................................................................................2
3.1.2. Số liệu sơ cấp .........................................................................................................2
3.1.2.1. Phương pháp phỏng vấn .....................................................................................2
3.1.2.2. Tham vấn chuyên gia..........................................................................................3
3.1.2.3. Phương pháp liệt kê ............................................................................................3
3.2. Phương pháp xử lí thông tin .....................................................................................4


Đ

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................4
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................5
1.1. Các khái niệm ...........................................................................................................5
1.2. Đặc điểm loài Trai tai tượng.....................................................................................5
1.2.1. Thành phần loài Trai tai tượng ..............................................................................5
1.2.2. Đặc điểm sinh học và sinh sản .............................................................................7
1.2.3. Điều kiện môi trường sống của Trai tai tượng ......................................................9
1.3. Tình hình phát triển Trai tai tượng trên thế giới và ở Việt Nam ............................12
1.4. Các quy định về khai thác và bảo tồn Trai tai tượng tại Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm. ..14
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ BẢO TỒN TRAI TAI
TƯỢNG TẠI KHU BẢO TỒN BIỂN CÙ LAO CHÀM, HỘI AN, QUẢNG NAM ......16
2.1. Khái quát về khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm và xã Tân Hiệp (đảo Cù Lao Chàm) ........16
2.1.1. Giới thiệu chung về khu bảo tồn .........................................................................16
2.1.2.Đặc điểm của đảo Cù Lao Chàm ..........................................................................21
2.2. Đánh giá chất lượng nước và mật độ Trai tai tượng tại Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm. ...22
SVTH: Huỳnh Thị Kim Nguyền – K46 KTTN MT

ii


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Hạnh Lợi

2.2.1. Hiện trạng chất lượng môi trường nước tại Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm năm 2008. ....22
2.2.2. Kết quả giám sát mật độ Trai tai tượng năm 2004 và 2008. .............................27

2.3. Tình hình khai thác và sử dụng Trai tai tượng tại Cù Lao Chàm trước khi có lệnh
cấm khai thác .................................................................................................................34
2.3.1. Thông tin chung về các hộ điều tra ....................................................................34
2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng và các chỉ tiêu đo lường hoạt động khai thác Trai tai
tượng tại đảo Cù Lao Chàm ..........................................................................................34
2.3.3. Các tác động, ảnh hưởng trực tiếp .......................................................................40
2.3.4. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác đến nguồn lợi Trai tai tượng......................41
2.3.5. Mối liên quan giữa môi trường và nguồn lợi Trai tai tượng ...............................42
2.4. Tình hình khai thác và diễn biến nguồn lợi Trai tai tượng sau khi có lệnh cấm khai thác. ...43

ại
họ
cK
in
h

tế
H
uế

2.5. Hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững Trai tai tượng tại Cù Lao Chàm...................48
2.5.1. Nội dung hoạt động bảo tồn Trai tai tượng của KBTB Cù Lao Chàm ...............48
2.5.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động bảo tồn Trai tai tượng tại Cù Lao Chàm ....51
2.5.3. Hoạt động bảo tồn Trai tai tượng tại Cù Lao Chàm ............................................52
2.5.4. Đánh giá nhận thức và mức độ ảnh hưởng của hoạt động cấm khai thác và sử
dụng Trai tai tượng tại Cù Lao Chàm đến cộng đồng ...................................................55
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN
GIỐNG TRAI TAI TƯỢNG ......................................................................................57
3.1. Giải pháp để khai thác và bảo tồn Trai tai tượng của khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm...........57


Đ

3.2. Một số đề xuất giải pháp để bảo tồn và phát triển giống Trai tai tượng ................59
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................61
I. KẾT LUẬN ................................................................................................................61
II. KIẾN NGHỊ ..............................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................63
PHỤ LỤC

SVTH: Huỳnh Thị Kim Nguyền – K46 KTTN MT

iii


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Hạnh Lợi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
Khu bảo tồn biển

UBND:

Ủy ban nhân dân

BQL:

Ban quản lí

PTNT:


Phát triển nông thôn

CNH – HĐH:

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

IUCN:

Bảo tồn thiên nhiên quốc tế

MMDC:

Micronesian Mariculure Demonstration Center

DLST:

Du lịch sinh thái

Đ

ại
họ
cK
in
h

tế
H
uế


KBTB:

SVTH: Huỳnh Thị Kim Nguyền – K46 KTTN MT

iv


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Hạnh Lợi

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức Ban quản lý KBTB Cù Lao Chàm .......................................16
Hình 2.2: Xã Tân Hiệp trên địa bàn đảo Cù Lao ...........................................................22
Hình 2.3: Biến thiên mật độ (con/100m2) Trai tai tượng tại 10 điểm giám sát cố định
trong KBTB Cù Lao Chàm theo thời gian từ năm 2004 - 2008 ....................................30
Hình 2.4 : Bảng đồ khu vực phân bố Trai tai tai tượng tại đảo Cù Lao Chàm .............31
Hình 2.5 : Biểu đồ thể hiện kết quả giám mật độ Trai tai tượng của Khu bảo tồn biển
Cù Lao Chàm giai đoạn 2011 - 2014.............................................................................31
Hình 2.6: Trai tai tượng vẩy (T. squamosa) ..................................................................32

tế
H
uế

Hình 2.7: Trai tai tượng lớn (T. maxima) ......................................................................33
Hình 2.8. Trai tai tượng vàng nghệ (T. crocea) .............................................................33
Hình 2.9 : Hình ảnh các thợ lặn đang lặn bằng ống hơi. ...............................................37
Hình 2.10 : Biểu đồ thể hiện số lượng người vi phạm phân theo phương tiện đánh bắt..............43


ại
họ
cK
in
h

Hình 2.11: Ý kiến đánh giá về diễn biến nguồn lợi Trai tai tượng của ngư dân Cù Lao
Chàm trong 10 năm gần đây. .........................................................................................44
Hình 2.12: Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn lợi Trai tai tượng .................................45
Hình 2.13: Ý kiến đánh giá của ngư dân Cù Lao Chàm về mức độ xuất hiện Trai tai
tượng ở các khu vựcphân bố..........................................................................................46
Hình 2.14a: T. maxima tại phòng thí nghiệm................................................................46
Hình 2.14b: T. maxima tại khu vực phân bố .................................................................47

Đ

Hình 2.15: Nội dung hoạt động quản lí Trai tai tượng tại Khu bảo tồn biển Cù
Lao Chàm .....................................................................................................................48
Hình 2.16: Các yếu tố tác động đến hoạt động bảo tồn Trai tai tượng của KBTB Cù
Lao Chàm. .....................................................................................................................51
Hình 2.17: Công tác tuần tra và số người vi phạm đánh bắt tại Cù Lao Chàm ............52
Hình 2.18: Cơ cấu đối tượng khai thác Trai tai tượng trái phép tại Khu bảo tồn biển Cù
Lao Chàm ......................................................................................................................54
Hình 2.19: Mức độ ảnh hưởng của hoạt động bảo tồn Trai tai tượng đến ngư dân Cù
Lao Chàm. .....................................................................................................................56

SVTH: Huỳnh Thị Kim Nguyền – K46 KTTN MT

v



Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Hạnh Lợi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Tóm tắt một số chỉ tiêu cơ bản chất lượng nước theo các khu vực trong KBTB
Cù Lao Chàm, tháng 6/2008. .........................................................................................24
Bảng 2: Tóm tắt một số chỉ tiêu hàm lượng dinh dưỡng theo các khu vực trong KBTB
Cù Lao Chàm, tháng 6/2008. .........................................................................................25
Bảng 3: Tóm tắt một số chỉ tiêu một số kim loại và dầu mỡ theo các khu vực trong
KBTB Cù Lao Chàm, tháng 6/2008. .............................................................................26
Bảng 4: Điểm khảo sát và tọa độ các điểm giám sát. ....................................................27

tế
H
uế

Bảng 5: Thành phần loài Trai tai tượng tại Khu Bảo Tồn Biển Cù Lao Chàm, tháng 5 –
6 năm 2004. ...................................................................................................................28
Bảng 6: Mật độ Trai tai tượng tại các khu vực giám sát tháng 5 – 6 năm 2004 ...........29
Bảng 7: Mật độ (con/100m2) Trai tai tượng tại các điểm khảo sát, tháng 6 - 2008. .....29

ại
họ
cK
in
h


Bảng 8: Lịch mùa vụ khai thác Trai tai tượng. ..............................................................35
Bảng 9: Các nghề khai thác Trai tai tượng tại đảo Cù Lao Chàm.................................36
Bảng 10: Điều kiện môi trường sống phù hợp của Trai tai tượng ................................43
Bảng 11: Kết quả khảo sát ý kiến ngư dân về một số nội dung liên quan đến công tác

Đ

bảo tồn biển tại Cù Lao Chàm .......................................................................................53

SVTH: Huỳnh Thị Kim Nguyền – K46 KTTN MT

vi


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Hạnh Lợi

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu được tiến hành tại Cù Lao Chàm với 03 thôn: thôn Bãi
Làng, thôn Bãi Ông, thôn Cấm. Cù Lao Chàm là nơi có nguồn hải sản phong phú và
trong đó có loài Trai tai tượng; ở đây người dân sống chủ yếu dựa vào núi rừng và biển
nên sản lượng khai thác hải sản ngày càng nhiều. Mặc dù loài này đã nằm trong danh
sách cấm từ 2006 từ 1/4 đến 31/7 với mục đích duy trì loài nhưng người dân ở đây
vẫn khai thác trong thời gian cấm làm cho nguồn lợi ngày càng suy giảm. Cho đến thời
điểm này thì Trai tai tượng tại đảo Cù Lao Chàm giảm đi rất nhiều cả về số lượng và

tế
H
uế


kích thước. Mục đích của đề tài này là khảo sát thực tế về tình hình khai thác và sử
dụng Trai tai tượng, thu thập số liệu ở ngư dân và số liệu có được tại KBTB tìm ra giải

Đ

ại
họ
cK
in
h

pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi Trai tai tượng.

SVTH: Huỳnh Thị Kim Nguyền – K46 KTTN MT

vii


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Hạnh Lợi

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Lý do chọn đề tài
Trai tai tượng là một trong những loài thuộc đối tượng mục tiêu – cần bảo vệ của Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm.
Theo thông tư số 02/2006/BNN, trai tai tượng nằm trong danh mục bị cấm
khai thác từ 01/4 – 31/7. Tuy nhiên tại Cù Lao Chàm, trên thực tế vẫn tồn tại tình
trạng khai thác các đối tượng này trong thời gian cấm để phục vụ nhu cầu của
khách du lịch. Việc gia tăng đột biến lượng khách du lịch đến Cù Lao Chàm trong

giai đoạn 2009 – 2015 (tăng hơn 10 lần) kéo theo nhu cầu sử dụng các mặt hàng hải

tế
H
uế

sản tăng cao.

Trong khi đó, trai tai tượng chưa được tổ chức nuôi mà chủ yếu khai thác từ tự
nhiên nên dễ dẫn đến việc suy giảm nguồn lợi. Từ năm 2009 đến nay, mặc dù chưa có
số liệu đánh giá nào về việc suy giảm nguồn lợi trai tai tượng nhưng bằng mắt thường

ại
họ
cK
in
h

quan sát tại chợ Cù Lao Chàm có thể thấy trai tai tượng ít xuất hiện.

Trước tình trạng đó, UBND thành phố Hội An đã ban hành chỉ thị số
02/2014/UBND. Theo đó, không được khai thác, thu gom, vận chuyển kinh doanh trai
tai tượng kể từ ngày 21/4/2014. Tuy nhiên, việc triển khai chỉ thị này chưa thực sự có
hiệu quả, việc buôn bán trai tai tượng vẫn còn diễn ra.
Việc khai thác này không chỉ do ngư dân Cù Lao Chàm thực hiện mà còn có cả
các ngư dân từ các nơi khác như Tam Hải – Núi Thành, Lý Sơn – Quảng Ngãi, Thọ

Đ

Quang – Đà Nẵng. Điều này đã tạo nên áp lực rất lớn lên nguồn lợi và công tác quản lí

của KBTB. Việc khai thác thiếu hợp lý đã làm nguồn lợi này bị suy giảm rõ rệt và có
nguy cơ tuyệt chủng trong Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu “ tình hình khai thác và bảo tồn Trai tai tượng
tại Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm – Hội An – Quảng Nam.” để làm cơ sở xây dựng
các giải pháp bảo vệ đối tượng trai tai tượng là hết sức cần thiết cho nhu cầu quản lý
hiện tại.
2.Mục tiêu nghiên cứu
a.Mục tiêu tổng quát
- Đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng nguồn lợi của giống Tai tai tượng
tại khu bảo tồn biển và đề xuất biện pháp khai thác và sử dụng hợp lí đối với loài này
SVTH: Huỳnh Thị Kim Nguyền – K46 KTTN MT

1


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Hạnh Lợi

để phục vụ công tác bảo tồn và phát triển bền vững đối tượng nghiên cứu tại Khu bảo
tồn biển Cù Lao Chàm.
b.Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn Trai tai tượng; khai thác và bảo tồn
động vật quý hiếm.
- Đánh giá tình hình khai thác, sử dụng Trai tai tượng trên địa bàn Cù Lao Chàm.
- Thu thập tất cả những ý kiến và đề xuất của ngư dân từ đó đưa ra các biện
pháp thiết thực hơn để công tác quản lí Trai tai tượng .
- Đề xuất các giải pháp bảo vệ nhằm phục vụ cho công tác bảo tồn và phát
3.Phương pháp nghiên cứu


tế
H
uế

triển bền vững đối tượng nghiên cứu.
3.1. Phương pháp thu thập thông tin
3.1.1. Số liệu thứ cấp

ại
họ
cK
in
h

Nguồn số liệu thứ cấp là số liệu đã công bố bao gồm các thông tin về tình hình
khai thác và bảo tồn Trai tai tượng ở Cù Lao Chàm được thu thập từ các báo cáo, tạp
chí, các trang webside từ các cơ quan quản lí nhà nước, các kết quả nghiên cứu khoa
học từ các chuyên gia, viện nghiên cứu. Nguồn thông tin từ ngư dân là nguồn thông tin
sống bao gồm các kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm về tình hình khai thác, diễn biến
nguồn lợi Trai tai tượng và quan điểm, giải pháp mà họ bàn bạc đến.
3.1.2. Số liệu sơ cấp

Đ

Các số liệu sơ cấp là số liệu liên quan đến tình hình khai thác và bảo tồn Trai
tai tượng tại Cù Lao Chàm.
- Thu thập qua phỏng vấn trực tiếp 39 hộ khai thác và 13 hộ kinh doanh Trai
tai tượng tại Cù Lao Chàm. Các hộ được lựa chọn ngẫu nhiên.
- Địa điểm điều tra: thôn Bãi Ông, thôn Bãi Làng, thôn cấm thuộc xã Tân
Hiệp (Cù Lao Chàm) – Hội An – Quảng Nam.

3.1.2.1. Phương pháp phỏng vấn
Sau khi thiết kế phiếu khảo sát bám theo thông tin cần thu thập, tiến hành
phỏng vấn thử để kiểm tra độ tin cậy của phiếu khảo sát.

SVTH: Huỳnh Thị Kim Nguyền – K46 KTTN MT

2


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Hạnh Lợi

a.Nội dung phiếu khảo sát (được đính kèm ở Phụ lục 3, 4)
Có hai loại phiếu khảo sát: Phiếu khảo sát dành cho hộ khai thác và phiếu khảo
sát dành cho hộ kinh doanh.
 Phiếu khảo sát hộ khai thác (phụ lục 4)
Thông tin về thành phần loài:
Mức độ biết của ngư dân về loài Trai tai tượng: Phân loại, tên địa phương
thường gọi, mức độ xuất hiện, khu vực phân bố, độ sâu. (Câu 1, câu 2, câu 3)
Thông tin về hiện trạng khai thác:
Tiến hành hỏi chuyên sâu về vấn đề khai thác Trai tai tượng của ngư dân:

tế
H
uế

phương tiện đánh bắt, thời gian khai thác, sản lượng khai thác trung bình/ ngày, diễn
biến nguồn lợi trong 10 năm gần đây, kích thước. (câu 6 đến câu 11)
Thông tin về hiện trạng sử dụng:


Thị trường tiêu thụ, công tác quản lí tại đảo Cù Lao Chàm.

ại
họ
cK
in
h

 Phiếu điều tra hộ kinh doanh (phụ lục 3)

Thông tin chung về người được phỏng vấn
Trai tai tượng chủ yếu mua từ nguồn nào, các loại hải sản thu mua, khối lượng
Trai tai tượng mua vào, diễn biến các loại hải sản, Trai tai tượng từ năm 2010 – 2014,
độ ưa thích các sản phẩm từ Trai tai tượng của du khách.
b.Đối tượng, thời gian phỏng vấn

Đối tượng phỏng vấn: Ngư dân thuộc 3 thôn: thôn Cấm, thôn Bãi Ông, thôn

Đ

Bãi Làng. Số lượng người được phỏng vấn là 52 hộ ngư dân.
Thời gian phỏng vấn: Phỏng vấn được tiến hành từ ngày 24/02/2016 đến
28/02/2016
3.1.2.2. Tham vấn chuyên gia
Tham vấn, trao đổi thảo luận với các chuyên gia của Khu bảo tồn, chính quyền
địa phương từ đó góp phần hoàn thiện nội dung nghiên cứu cũng như kiểm chứng kết
quả nghiên cứu.
3.1.2.3. Phương pháp liệt kê
Cộng đồng ngư dân đã quen thuộc với vùng biển từ bao đời. Ngoài ra thế hệ đi

sau còn học được kinh nghiệm của các thế hệ đi trước để lại. Việc khai thác kiến thức
SVTH: Huỳnh Thị Kim Nguyền – K46 KTTN MT

3


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Hạnh Lợi

và kinh nghiệm của cộng đồng địa phương là rất quan trọng. Sử dụng các câu hỏi đơn
giản, dễ hiểu để kêu gọi sự đóng góp kiến thức và hiểu biết của người dân địa phương.
Một số câu hỏi được dùng như: “Ông/bà cho biết những loài Trai tai tượng nào đã gặp
tại vùng biển Cù Lao Chàm?”, “Ông/bà cho bết mức độ xuất hiện của những loài Trai
tai tượng tại vùng biển Cù Lao Chàm?”, “Ông/bà cho biết các khu vực nào Trai tai
tượng thường xuất hiện? Độ sâu tại các khu vực đó bao nhiêu m?” Người ngư dân sinh
sống và đánh bắt tại ngư trường này đã bao đời, và họ biết chắc chắn mình thường gặp
những loại Trai tai tượng nào, mức dộ xuất hiện, khu vực và độ sâu như thế nào.
3.2. Phương pháp xử lí thông tin

tế
H
uế

- Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh để xác định xu hướng, mức độ
biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu, giúp
cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các chỉ tiêu được đúng đắn, cũng như giúp cho
việc phân tích tài liệu được khoa học, khách quan, phản ánh đúng những nội dung cần

ại

họ
cK
in
h

nghiên cứu. So sánh số lượng khai thác Trai tai tượng qua các năm.

- Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu, số tuyệt đối, số tương đối,
số bình quân để tính toán, mô tả thực trạng khai thác Trai tai tượng của ngư dân Cù
Lao Chàm và hoạt động bảo tồn Trai tai tượng của Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm.
Đồng thời trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu thống kê có thể phản ánh một cách đầy đủ và
khách quan diễn biến nguồn lợi Trai tai tượng.
- Phương pháp phân tổ thống kê.

Đ

Sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để tổng hợp và hệ thống hoá tài liệu
điều tra theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu.
Việc xử lý, tính toán số liệu được tiến hành trên máy tính với phần mềm
thống kê thông dụng như excel.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Trai tai tượng
- Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại đảo Cù Lao Chàm với 3 thôn: Thôn
Cấm, thôn Bãi Ông, thôn Bãi Làng.
Thời gian: Từ ngày 18/01/2016 đến ngày 15/05/2016.
SVTH: Huỳnh Thị Kim Nguyền – K46 KTTN MT

4



Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Hạnh Lợi

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Các khái niệm
Khu bảo tồn biển: Là vùng biển được thiết lập nhằm bảo vệ đa dạng sinh học,
tài nguyên thiên nhiên, các giá trị văn hóa, lịch sử liên quan và được quản lí bằng luật
pháp hoặc bằng các phương pháp hữu hiệu khác.
Bảo tồn sinh học: Là biện pháp đặc biệt để duy trì và bảo vệ động thực vật quý
hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng. Hiện có hai phương pháp bảo tồn sinh học đang được

tế
H
uế

sử dụng là: bảo tồn tại chỗ (in-situconservation) là khoanh vùng bảo tồn động thực vật
tại nơi gốc mà chúng sống. Đây được coi là phương pháp ưu tiên và tốt nhất để bảo tồn
động thực vật quý hiếm; Bảo tồn chuyển vị(ex-situconservation) là biện pháp chuyển
động thực vật từ nơi nguyên gốc mà chúng đã và đang sống đến nơi khác để gìn giữ

ại
họ
cK
in
h

bảo vệ, kể cả gìn giữ hay bảo quản toàn bộ và bảo quản toàn bộ hoặc một phẩn động

thực vật trong điều kiện đông lạnh ở trong phòng thí nghiệm.
Phát triển bền vững: Là các hoạt động sử dụng, khai thác hợp lí tiềm năng về
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong giới hạn cho phép nhằm duy trì chức năng sinh
thái và bảo vệ môi trường vùng biển đó.

Đa dạng sinh học: Là sự phong phú về nguồn gen, về giống, loài sinh vật và

Đ

hệ sinh thái tự nhiên.

Hệ sinh thái: Là hệ thống các quần thể sinh vật sống chung và phát triển trong
một môi trường nhất định, quan hệ tương tác với nhau và với môi trường đó.
1.2. Đặc điểm loài Trai tai tượng
1.2.1. Thành phần loài Trai tai tượng
Họ trai tai tượng (Tridacnidae) thuộc lớp động vật thân mềm hai mảnh vỏ
(Bivalvia), lớp phụ Heterodonta, bộ Veneroida. Kết quả nghiên cứu, thống kê cho
thấy, các loài thuộc họ trai tai tượng (Tridacnidae) chỉ phân bố trong các rạn san hô ở
vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Đến 14
nay, trên thế giới đã phát hiện được tổng số 10 loài trai tai tượng thuộc họ Tridacnidae,

SVTH: Huỳnh Thị Kim Nguyền – K46 KTTN MT

5


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Hạnh Lợi


nằm trong 2 giống Tridacna và Hippopus, bao gồm: Tridacna gigas (Trai tai tượng
khổng lồ), Tridacna squamosa (Trai tai tượng vảy), Tridacna derasa (Trai tai tượng
trơn), Tridacna maxima (Trai tai tượng lớn), Tridacna crocea (Trai tai tượng vàng
nghệ), Tridacna tevoroa (Trai mặt quỷ biển sâu), Tridacna rosewateri và Hippopus
hippopus (Trai tai ngé, trai tay gấu), Hippopus porcellanus (Trai Trung Quốc) và loài
T. costata. Trong 10 loài, Tridacna gigas là loài có kích thước tối đa lớn nhất còn
Tridacna

crocea là loài có kích thước tối đa nhỏ nhất (Lucas, 1988; Rosewater, 1965;

Richter et al., 2008).
Trong các công trình nghiên cứu của Rosewater (1965, 1982) và Lucas (1988)

tế
H
uế

đã mô tả khá chi tiết về phân bố địa lý và khóa phân loại của 09 loài trai tai tượng
thuộc họ Tridacnidae trên thế giới. Một trong những đặc điểm phân loại chủ yếu và
khác biệt với các loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ khác là các loài trai tai tượng
nói chung đều có vỏ rất dày, dạng vảy và là những loài động vật thân mềm hai mảnh

ại
họ
cK
in
h

vỏ duy nhất có màng áo với nhiều màu sắc sặc sỡ do có sự cộng sinh với tảo ở mô
màng áo, vì vậy màu sắc của màng áo phụ thuộc rất lớn vào màu sắc của loài tảo cộng

sinh (Klumpp & Griffiths, 1994). Có thể tóm tắt một số thông tin về phân loại chủ yếu
và vùng phân bố của 9 loài Trai tai tượng trên thế giới như sau:
- Loài Tridacna gigas (Trai tai tượng khổng lồ): Là loài trai có kích thước lớn
nhất trong số các loài trai tai tượng, chiều dài tối đa của vỏ có thể đạt tới trên 140cm,
nặng tới khoảng 260kg. Loài T. gigas dễ dàng nhận biết do có kích thước lớn, mặt

Đ

trong vỏ có màu trắng ngà, mặt ngoài nổi 6 gờ lớn và có màu trắng hơi xám. Màng áo
có màu nâu/xanh lá cây với nhiều chấm nhỏ mầu xanh da trời hoặc xanh lá cây.
Loài Tridacna squamosa (Trai tai tượng vẩy- Scaly giant clam): Trên bề mặt vỏ
có các vẩy lớn tạo thành các rãnh sâu, có dạng hình máng. Màng áo có các vết chấm
lốm đốm màu xanh da trời, màu nâu và màu xanh lá cây. Kích thước của vỏ có thể đạt
tới khoảng 40cm.
- Loài Tridacna derasa (Trai tai tượng trơn - Smooth giant clam): Là loài trai tai
tượng có kích thước lớn thứ hai sau loài T. gigas với chiều dài vỏ có thể lên tới 60cm.
Vỏ nhẵn, trơn và màng áo có các vân dọc màu xanh da trời, xanh lá cây và màu nâu.
- Loài Tridacna maxima (Trai tai tượng lớn - Rugose or small giant clam):
Đây là loài phân bố phổ biến và rộng nhất so với các loài Trai tai tượng khác. Trên thế
SVTH: Huỳnh Thị Kim Nguyền – K46 KTTN MT

6


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Hạnh Lợi

giới chúng được tìm thấy phân bố từ bờ biển phía Đông Châu Phi cho tới tận biển Đỏ
và phía Đông quần đảo Polynesia. Chúng phân bố chủ yếu từ vùng hạ triều đến độ sâu

khoảng 10m nước. Màng áo của loài T. maxima có màu sắc rực rỡ (màu xanh da trời,
xanh lá cây và màu vàng) và thường có tập tính phân bố ẩn trong các hang hốc nên rất
khó phát hiện.
- Loài Tridacna crocea (Trai tai tượng vàng nghệ - Crocus or boring giant clam):
Là loài có tập tính đào hang và màng áo cũng có màu sắc rực rỡ như loài T. maxima.
Nhưng loài này thường có kích thước nhỏ hơn và vỏ có dạng hình trứng, bầu dục.
- Loài Tridacna tevoroa (Trai mặt quỷ biển sâu - Deep water devil clam): Là
loài rất ít khi gặp, chúng phân bố chủ yếu ở các vùng biển sâu trên 20m. Trên thế giới,

tế
H
uế

chúng được tìm thấy phân bố ở phía Bắc đảo Tonga và phía Đông đảo Fiji.
- Loài Tridacna rosewateri: Là loài mới được phát hiện trong những năm gần
đây. Chúng rất giống với loài T. squamosa nhưng chỉ xuất hiện tại bờ biển Saya de
Malha thuộc Ấn Độ Dương.

ại
họ
cK
in
h

- Loài Hippopus hippopus (Trai tai ngé, Trai tay gấu): Là loài có vỏ dày, nặng,
hình tam giác và răng có nhiều cạnh sắc. Màng áo có màu nâu vàng mờ và không kéo
dài hết mép vỏ.

- Loài Hippopus porcellanus (Trai Trung Quốc - China clam): Là loài có màu
sắc màng áo giống với loài H. hippopus nhưng khác bởi vỏ nhẹ và ít đường phóng xạ

hơn. Vòi hút vào nằm trên mép màng áo. Loài H. porcellanus chỉ phân bố trong khu
vực biển Indonesia, Philippines và Palau.

Đ

1.2.2. Đặc điểm sinh học và sinh sản

* Sinh trưởng: Tốc độ tăng trưởng của trai tai tượng khác nhau tùy theo loài,
đặc điểm di truyền cá thể, điều kiện môi trường sống. Gen không chỉ ảnh hưởng đến
sinh trưởng của loài này khác với loài khác mà còn ảnh hưởng lên từng cá thể trong
cùng một loài, trong cùng điều kiện môi trường sống như nhau, do đó trong một loài
cùng một điều kiện sống như nhau nhưng tốc độ tăng trưởng của chúng cũng không
giống nhau. Một số nghiên cứu cho thấy, khi nuôi chung trai tai tượng trong một bể thì
có khoảng 5% cá thể đặc biệt lớn rất nhanh, 10% lớn nhanh, 70% tốc độ trung bình,
10% lớn chậm, 5% thì lớn rất chậm. Kết quả sau một năm nuôi thử nghiệm, tốc độ
tăng trưởng của loài Tridacna gigas đạt kích thước từ 4-12cm/năm. Tốc độ tăng
SVTH: Huỳnh Thị Kim Nguyền – K46 KTTN MT

7


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Hạnh Lợi

trưởng của Loài T. crocea đạt kích thước từ 1,4-2,3cm/năm, loài T. squamosa đạt từ
2,2-3,5 cm/năm, loài T. maxima đạt từ 1,8-2,9 cm/năm (Dor, 2002). Các loài khác
nhau cũng đạt kích thước thành thục sinh dục lần đầu khác nhau. Thông thường loài có
tốc độ sinh trưởng chậm thành thục sớm hơn loài có tốc độ sinh trưởng nhanh vì chúng
dành nhiều năng lượng cho chín sản phẩm sinh dục trong quá trình phát triển.

* Dinh dưỡng: Dinh dưỡng của trai tai tượng là một lĩnh vực vô cùng phức tạp
và thú vị. Ban đầu, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng trai tai tượng chỉ có hình thức dinh
dưỡng nhờ vào tảo cộng sinh. Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu sâu hơn, các tác giả
đều kết luận rằng: Hầu hết các loài thuộc họ Tridacnidae đều có 2 hình thức dinh

tế
H
uế

dưỡng chủ yếu là: Dị dưỡng thông qua ăn lọc SVPD, các mảnh vụn hữu cơ ngoài môi
trường nước và Cộng sinh với một số loài tảo quang hợp (Symbiodinium
microadriaticum) sống bám trên phần màng áo nhô ra ngoài vỏ để lấy nguồn dinh
dưỡng nuôi cơ thể (Klumpp et al., 1992; Klumpp & Griffiths, 1994). Các loài tảo này

ại
họ
cK
in
h

quang hợp tạo ra đường, axit amin, axit béo, sau đó một phần dinh dưỡng này sẽ được
phóng trực tiếp vào mạch máu của trai tai tượng và qua màng tế bào của tảo.
Chính vì thế, trai tai tượng chỉ cần nuôi trong môi trường nước sạch và đủ ánh
sáng mặt trời là chúng có thể sinh trưởng, phát triển bình thường. Đây cũng chính là
một trong những yếu tố mang lại lợi nhuận lớn cho người nuôi trai do không tốn nhiều
chi phí thức ăn (Klumpp et al., 1992). Tuy nhiên, nếu môi trường ánh sáng không đủ
thì trai tai tượng tăng cường lọc các chất lơ lửng từ môi trường để bổ sung thành phần

Đ


các chất dinh dưỡng cho chúng.

* Sinh học sinh sản: Trai tai tượng là loài lưỡng tính, tính đực chín trước. Đầu
tiên chúng phát triển như là một cá thể đực trong khoảng từ 4-9 năm đầu tuỳ loài, sau
đó tuyến sinh dục phát triển thành hai bộ phận là tinh sào chứa tinh và buồng trứng
chứa trứng trong cùng một cơ thể. Trong quá trình sinh sản, tinh trùng luôn luôn phóng
ra trước kèm với việc tiết ra các hợp chất truyền đạt nhằm kích thích các cá thể khác
gần đó tham gia phóng trứng, sau đó trứng của chính cá thể đó mới được phóng ra sau
nhờ chất dẫn dụ của các cá thể khác gần đó. Với cơ chế như vậy, trai tai tượng đã tránh
được hiện tượng trứng được thụ tinh của cùng một cá thể. Sức sinh sản của trai tai
tượng rất cao. Sức sinh sản tuyệt đối của trai tai tượng có thể dao động từ hàng triệu
SVTH: Huỳnh Thị Kim Nguyền – K46 KTTN MT

8


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Hạnh Lợi

trứng đối với loài kích thước nhỏ như loài Tridacna crocea đến hàng trăm triệu trứng
đối với các loài kích thước lớn như loài Tridacna gigas (Braley, 1992).
Kích thước, tuổi chín muồi sinh dục và mùa vụ sinh sản phụ thuộc vào đặc
điểm của từng loài và từng khu vực địa lý khác nhau. Kích thước thành thục lần đầu và
có thể đưa vào cho sinh sản dao động từ 10-50cm tuỳ từng loài (Simon Ellis, 1999).
Đối với các khu vực có vĩ độ thấp thì sự sinh sản xảy ra quanh năm. Tuy nhiên, ở
những nơi có vĩ độ cao hơn, mỗi loài có mùa vụ sinh sản riêng.
1.2.3. Điều kiện môi trường sống của Trai tai tượng
Trai tai tượng cùng cư trú trong hệ sinh thái rạn san hô, có mối quan hệ mật


tế
H
uế

thiết với quần xã sinh vật và các điều kiện sinh thái trong hệ sinh thái rạn san hô.
Những thay đổi của hệ sinh thái rạn cũng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của các
loài trai tai tượng (Gosling, 2004).

• Nhiệt độ: Tất cả các loài trai tai tượng đều yêu cầu sống trong môi trường

ại
họ
cK
in
h

nước đại dương sạch, nhiệt độ nước tối ưu được xác định trong khoảng từ 23-310C
(Isamu, 2008). Trai tai tượng đòi hỏi nhiệt độ môi trường ấm áp để sinh trưởng và phát
triển trong giai đoạn ấu trùng. Trong giai đoạn đẻ trứng, khoảng nhiệt độ thích hợp dao
động của loài Tridacna maxima từ 24,90C (LaBarbera, 1975) đến 28,50C (Jameson,
1976) và từ 30-350C (Fitt & Trench, 1981). Loài Tridacna gigas trong khoảng
22,0C(Crownford & Nash, 1986) và từ 27-300C (Heslinga et al., 1984), từ 27-330C
(Berkvar, 1981). Một số loài trai tai tượng khác cũng đã được sinh sản thành công

Đ

trong điều kiện phòng thí nghiệm ở dải nhiệt độ tương tự. Một vài sự thay đổi bất
thường về nhiệt độ cũng được bỏ qua (ví dụ trong điều kiện tự nhiên có thể là một yếu
tố mùa vụ), nhưng sự phân bố của trai tai tượng trong thời gian sinh sản chỉ thích hợp
trong vùng nước ấm, điều đó cho thấy rằng chúng thích nghi tốt với vùng có biên độ

dao động về nhiệt độ thấp (Barbara G.M., 1985).
• Độ muối: Trai tai tượng được tìm thấy trong nước biển với mức độ muối
khoảng 35‰. Mức độ muối tối thiểu mà trai tai tượng có thể sinh sống chưa được biết
đến nhưng nó có liên quan với các loài san hô tạo rạn. Các loài san hô vùng nhiệt đới đã
được ghi nhận có thể thích nghi khi độ muối trong môi trường sống của chúng giảm đi
tới 20‰ (Sverdrup et al., 1954). Loài Tridacna gigas có thể duy trì sự sống trên các rạn
SVTH: Huỳnh Thị Kim Nguyền – K46 KTTN MT

9


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Hạnh Lợi

san hô cứng trong khoảng độ muối trung bình là 32‰ (Beckvar, 1981; Heslinga et al.,
1984). Loài Tridacna maxima là 30‰ (Munro & Gwyther, 1981). Ngược lại với dải độ
muối tối thiểu, có ít nhất một loài trai tai tượng được biết đến là chịu được mức nước có
độ muối cao hơn so với bình thường tìm thấy trong các 12 đại dương. Tridacna maxima
được tìm thấy với số lượng rất lớn trong đầm phá kín ở Reao, Maturei Vavao và
Takapoto tại khu vực đảo san hô vòng ở Tuamotus (Polynesia, Pháp) thuộc khu vực
Thái Bình Dương, nơi đó có độ muối tương ứng lần lượt là 37,5‰; 37,5‰ và 43‰.
Nhưng quần thể Tridacna maxima cũng có thể tồn tại và phát triển tốt trong vùng nước
có độ muối thấp hơn như trong rạn san hô vòng và san hô tảng, cho thấy loài này có thể

tế
H
uế

thích nghi được với các biến động về độ muối (Barbara G.M., 1985).

• Độ trong: Các loài trai tai tượng thường sống trong môi trường nước trong
sạch, là nơi tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền ánh sáng đến những loài tảo cộng
sinh với chúng. Hardy & Hardy (1969) phát hiện ra rằng, tại khu vực vịnh Belau

ại
họ
cK
in
h

(Đức), nơi có vùng nước trong rộng lớn và độ sâu từ 10-20m rất phù hợp cho sự phát
triển của trai tai tượng. Ánh sáng sẽ không đủ để quang hợp nếu ở độ sâu lớn hơn
(Brown & Muskanofola, 1985). Cũng theo nghiên cứu của các tác giả về sinh thái học
trai tai tượng Tridacna gigas và Tridacna maxima tại vịnh Belau cho thấy, cả hai loài
đều hiếm khi tìm thấy tại những vịnh kín, thỉnh thoảng tìm thấy tại các đới ven bờ, và
thường được tìm thấy trong các vùng nước trong tại các rạn viền bờ và rạn chắn. Sự
khác biệt chủ yếu về chế độ thủy văn giữa những môi trường sinh thái này chính là sự

Đ

có mặt của rạn san hô ở vùng nước sạch, nơi có thể cung cấp được những điều kiện tối
ưu nhất (Barbara G.M., 1985).
Renaud-Mornant et al., (1971) đã chứng minh rằng, sự phân bố hạn chế của
loài Tridacna maxima trên rạn vòng ở vùng nước có độ sâu thấp hơn và trong hơn ở
vùng ven biển Tuamotus. Dữ liệu của họ đã nhấn mạnh, độ trong của nước rất quan
trọng đối với sự sống của trai tai tượng. Hơn thế nữa, các nghiên cứu về tác động địa
mạo từ các cơn bão nhiệt đới trên các rạn san hô cho thấy rằng độ đục tăng, kéo theo
sự xói mòn làm suy giảm khả năng phục hồi của những loài san hô không tạo rạn (và
những loài động vật liên quan) trong hơn 30 năm (Stoddart, 1971).


SVTH: Huỳnh Thị Kim Nguyền – K46 KTTN MT

10


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Hạnh Lợi

• Ánh sáng: Ánh sáng cần thiết cho quá trình quang hợp của tảo cộng sinh
trong màng áo của trai tai tượng. Ánh sáng mặt trời có thể là yếu tố duy nhất ảnh
hưởng đến sự tăng trưởng của trai tai tượng (Beckvar, 1981; Fisher et al., 1985;
Crawford & 13 Nash, 1986). Trong lòng đại dương, ánh sáng cần thiết cho quá trình
quang hợp có thể kéo dài tới độ sâu khoảng 80m, tuy nhiên san hô tạo rạn không phát
triển được ở độ sâu dưới 50m và độ sâu mà trai tai tượng sinh sống được giới hạn ở
khoảng 20m hoặc thấp hơn. Đây cũng là khoảng thích nghi cao của tảo cộng sinh, phù
hợp cho nơi cư trú của trai tai tượng vì đó là vùng nước nông và ánh sáng chiếu xuống
sẽ được sinh vật hấp thụ tối đa. Tuy nhiên, đây cũng là vùng mà các loài nhuyễn thể

tế
H
uế

hai mảnh vỏ sử dụng sinh vật phù du làm thức ăn nên bị hạn chế, đặc biệt trong các
giờ ban ngày (Goreau et al., 1973). Trai tai tượng có thể sống trong môi trường này vì
tại đây có nguồn dinh dưỡng phong phú do quá trình quang hợp của tảo cộng sinh
(Barbara G.M., 1985).

ại
họ

cK
in
h

• Chất nền đáy: Tất cả các loài trai tai tượng được tìm thấy có mối liên quan với
sự hình thành của san hô tạo rạn (bao gồm các kiểu rạn: san hô vòng, san hô viền, vỉa
san hô, san hô tảng) và các cấu trúc bề mặt của rạn (chẳng hạn như những loài được
hình thành từ Porites và Acropora spp.). Loài Tridacna maxima sinh sống trong vùng
rạn bằng cách bám chặt chân tơ vào rạn và thường vùi mình trong những hang trên đới
mặt bằng rạn, nhưng không xuất hiện tại khu vực nước tù đọng. Loài Tridacna gigas
thì ngược lại, chúng không có xu hướng đào hang và sinh sống tại đáy cát và phát triển

Đ

mạnh tại những khu vực rạn đá cứng và san hô tảng. Chỉ trong giai đoạn ấu trùng,
chân tơ của loài Tridacna gigas liên kết với bề mặt của rạn, đến giai đoạn trưởng
thành, chúng được liên kết chặt chẽ với rạn bằng cách duy trì vị trí thẳng đứng bằng
trọng lượng và khối lượng vỏ của nó. Những đặc tính đặc trưng này của chúng giúp ổn
định và tồn tại trong điều kiện sóng gió. Tridacna gigas trưởng thành được khảo sát
trên các rạn san hô tại Belau cho thấy có trọng lượng nặng hơn và lớn hơn so với
những vùng nước đầm phá gần đó (Hardy, 1969).

SVTH: Huỳnh Thị Kim Nguyền – K46 KTTN MT

11


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Hạnh Lợi


1.3. Tình hình phát triển Trai tai tượng trên thế giới và ở Việt Nam
Trên thế giới, người ta đã nhận thấy vai trò quan trọng trong sinh thái và có giá
trị kinh tế của Trai tai tượng nên từ những năm 1980 nhiều nước đã tiến hành khai thác
các hoạt động nghiên cứu phục hồi, tái tạo nguồn lợi Trai tai tượng và đã đạt được
những thành công nhất định. Từ năm 1986, tổ chức MMDC (Micronesian Mariculure
Demonstration Center) thuộc nước cộng hòa Palau đã cung cấp và thả nuôi thử nghiệm
khoảng 1.000 con giống loài Tridacna derasa xuống vùng rạn san hô tại đảo Cook
(New Zealand) để bổ sung nguồn lợi tự nhiên; từ năm 1997 – 1998, tại các đảo
Solomon, Fiji, Cook con giống cũng được thả ra biển nhằm tăng cường nguồn lợi.

tế
H
uế

Ở khu vực Đông Nam Á,Philippine đã triển khai chương trình “phục hồi nguồn
lợi Trai tai tượng khổng lồ T. Gigas” tại 50 vùng rạn san hô khác nhau vào năm 2008
(theo WWF, Philippine 2008).

Trai tai tượng là một trong những nguồn lợi hải đặc sản thuộc lớp động vật thân mềm

ại
họ
cK
in
h

hai mảnh vỏ và có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam. Thịt có hàm lượng dinh dưỡng cao,
vỏ là hàng mỹ nghệ và có giá trị làm dược liệu. Chúng cung cấp nguồn thức ăn bổ
dưỡng và là nguồn sản phẩm xuất khẩu (dạng tươi sống và vỏ) mang lại nguồn thu

nhập đáng kể cho ngư dân ven biển. Ở Việt Nam, trong nhiều năm gần đây, nguồn lợi
Trai tai tượng đang bị giảm sút nhanh chóng, một số loài có nguy cơ bị đe dọa tuyệt
chủng do khai thác quá mức và đã được liệt kê vào danh mục Sách Đỏ Việt Nam (năm
2002, 2007) như loài T. gigas. Cho đến nay, Việt Nam đã có một số công trình nghiên

Đ

cứu liên quan đến nguồn lợi, phục hồi, phát triển nguồn lợi Trai tai tượng như đề tài:
“Nghiên cứu phục hồi và phát triển nguồn lợi Trai tai tượng (họ Tridacnidae) ở biển
Việt Nam” của Viện Nhiên Cứu Hải Sản, 2010. Kết quả nghiên cứu đã xác định được
đặc điểm phân bố nguồn lợi, hiện trạng phân bố mật độ, điều kiện môi trường,... của
các loài thuộc họ Trai tai tượng ở vùng biển Việt Nam. Tuy nhiên, các kết quả này ở
phạm vi toàn bộ vùng biển Việt Nam nên chưa đủ thông tin cụ thể để áp dụng trong
công tác quản lí tại Khu BTB Cù Lao Chàm. Hay công tác khảo sát và di dời Trai tai
tượng từ các khu vực phân bố xa trung tâm quản lý về khoanh nuôi bảo vệ tại vịnh
Đầm Tre – Côn Đảo – Vũng Tàu từ năm 2005 – 2007.

SVTH: Huỳnh Thị Kim Nguyền – K46 KTTN MT

12


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Hạnh Lợi

Tại Việt Nam tới nay chưa có nghiên cứu, điều tra tổng thể về Trai tai tượng.
Do đó thông tin về loài này rất hạn chế. Theo một số nghiên cứu ban đầu, Trai tai
tượng ngoài tự nhiên của Việt Nam ngày càng cạn kiệt. Trai tai tượng phân bố chủ yếu
ở ven biển miền Trung và ven đảo phía Nam từ vùng hạ triều đến độ sâu khoảng 20 m,

trên các nền đá hoặc các rạn san hô. Trước những năm 1990, một số loài thường gặp
có mật độ phân bố cao nhất đạt khoảng 50 – 200 cá thể/500m2. Đây là là loài qúy
hiếm, có không gian phân bố hẹp, trữ lượng ngoài tự nhiên rất ít, mức đe dọa bậc R
(sách đỏ Việt Nam, 2000).
Theo thông báo của Ban thư kí CITES quốc tế, từ ngày 14 – 18/07/2008, Ủy

tế
H
uế

ban thường trực Công ước CITES đã tổ chức họp lần thứ 57 tại GGEnea – Thụy
Sỹ,trong đó thảo luận về việc tạm thời cấm xuất khảo loài Trai tai tượng từ Việt Nam
và một số quốc gia khác do chưa đáp ứng được các khuyến nghị của Ủy ban động vật
CITES (CITES, Cục Kiểm Lâm, 2008) – Việt Nam có 5 loài Trai tai tượng thuộc

ại
họ
cK
in
h

giống Tridacna là: Tridacna maxima, Tridacna crocea, Tridacna squamosa, Hippopus
hippopus, Tridacna gigas. Theo công ước CITES tất cả các loài Trai tai tượng đều
thuộc phụ lục II của công ước CITES (được phép khai thác, xuất khẩu có điều kiện).
Theo quy định của Việt Nam (nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 4/5/2005; thông tư
số 02/2006/TT-BTS ngày 20/03/2006 và thông tư số 62/2008/TT-BNN ngày
20/5/2008). Trong đó quy định kích cỡ khai thác cho phép đối với các loài Trai tai
tượng như: được phép khai thác các cá thể có chiều dài vỏ nhỏ nhất 140mm đối với

Đ


loài T.crocea; 340mm đối với loài T.maxima và 350mm đối với loài T. squamosa; thời
gian cấm khai thác từ 1/4 đến 31/7 hàng năm.
Kết quả thống kê tài liệu cho thấy, cả 05 loài trai tai tượng ở Việt Nam chỉ thấy
phân bố tập trung từ vùng biển miền Trung trở xuống đến vùng biển phía Nam, vùng
biển phía Bắc không thấy có trai tai tượng phân bố. Phạm vi phân bố của trai tai tượng
từ vùng triều đến vùng dưới triều trên các vùng rạn đá và vùng rạn san hô (Bùi Vĩnh
Hiến, 1993; Nguyễn Văn Chung, Đào Tấn Hổ, 2003; Đỗ Công Thung, M. Sarti, 2004).
Theo tài liệu trích dẫn trong Sách đỏ Việt Nam (2000), tại Việt Nam 2 loài Trai
tai tượng Tridacna gigas và Hippopus hippopus phân bố chủ yếu ở quần đảo Trường
Sa (Khánh Hoà). Trong đó, loài trai tai tượng khổng lồ (T. gigas) là loài trai lớn và
SVTH: Huỳnh Thị Kim Nguyền – K46 KTTN MT

13


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Hạnh Lợi

nặng nhất trong lớp động vật thân mềm (ĐVTM) hai mảnh vỏ, mẫu vật thu được tại
đảo Sinh Tồn (Trường Sa) có chiều dài 0,95m, rộng 0,51m, vết màng áo 24x26cm, vết
cơ khép vỏ có đường kính 10cm. Hiện nay tại Việt Nam mới chỉ phát hiện thấy loài T.
gigas phân bố ở vùng biển Trường Sa (Khánh Hoà), các khu vực khác không thấy xuất
hiện. Đây là loài quí hiếm, có không gian phân bố hẹp, trữ lượng ngoài tự nhiên rất ít,
mức đe doạ bậc CR (Sách đỏ Việt Nam, 2000).
Ngoài ra, 02 loài trai tai tượng là Tridacna crocea và T. maxima được ghi nhận
có phân bố rải rác tại một số vùng biển đảo ven biển miền Trung và phía Nam, đặc biệt
loài T. crocea được tìm thấy nhiều ở Côn Đảo (Nguyễn Hữu Phụng, 1995). Trai tai


tế
H
uế

tượng vẩy T. squamosa được ghi nhận là loài phân bố khá phổ biến ở biển Việt Nam,
phân bố trên các rạn san hô từ Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận cho đến Trường Sa,
Phú Quý và Phú Quốc (Đỗ Công Thung & M. Sarti, 2004). Sau gần 2 năm khảo sát tại
vùng biển Cù Lao Chàm - Hội An, các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Khoa học

ại
họ
cK
in
h

Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tìm thấy tại đây 56 loài thân mềm có giá trị
kinh tế và quí hiếm. Trong đó có 20 loài thuộc nhóm ốc, 34 loài thuộc lớp 2 mảnh vỏ.
Trên các rạn san hô và khe đá dưới triều, có 5 loài ốc quý hiếm, trong đó có 2 loài
thuộc nhóm ốc nón. Đặc biệt, trai tai tượng tại Cù Lao Chàm có 3 loài (T. squamosa,
T. maxima, T. crocea) trong tổng số 5 loài tìm thấy ở vùng biển Việt Nam”. Theo
nguồn thông tin tổng hợp từ ADB (1999) và BirdLife International (2001) thì loài trai
tai tượng vẩy Tridacna squamosa phân bố nhiều nhất ở Phú Quốc, tiếp đến là Hòn

Đ

Mun - Nha Trang. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê từ Sở Thuỷ sản Kiên Giang
(2007), nguồn lợi trai tai tượng tại Phú Quốc đã và đang bị suy giảm nhanh
chóng do bị khai thác quá mức liên tục trong những năm gần đây nhằm đáp ứng nhu
cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.
1.4. Các quy định về khai thác và bảo tồn Trai tai tượng tại Khu bảo tồn

biển Cù Lao Chàm.
a. Các hành vi xâm hại đến cảnh quan môi trường, hủy hoại bãi đá ngầm, rạn
san hô, các thảm thực vật và hệ sinh thái khác làm ảnh hưởng đến nơi cư trú, sinh sản,
sinh trưởng của các loài động thực vật.

SVTH: Huỳnh Thị Kim Nguyền – K46 KTTN MT

14


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Hạnh Lợi

b. Dùng chất nổ, xung điện, chất độc và các hình thức hủy diệt khai thác, đánh
bắt nguồn lợi thủy sản.
c. Săn bắt động, thực vật thuộc đối tượng bảo vệ của khu bảo tồn động thực vật
hoang dã thủy sinh.
d. Khai thác các loài thủy sản thuộc danh mục cấm, kể cả cấm có thời hạn trừ
trường hợp phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học được Chính phủ cho phép; khai
thác thủy sản nhỏ hơn kích thước quy định trừ trường hợp được phép khai thác để
nuôi trồng.
đ. Nuôi trồng thủy sản công nghiệp.

tế
H
uế

e. Khai thác khoáng sản dưới mọi hình thức.
g. Các hoạt động làm xói lở các bờ biển ven đảo.


h. Lấn chiếm, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, mặt nước trái pháp luật.
i. Du nhập động, thực vật ngoại lai có khả năng gây hại đối với môi trường, hệ

ại
họ
cK
in
h

sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học của Khu bảo tồn biển.

Đ

k. Gây ô nhiễm môi trường, kể cả gây tiếng ồn, độ rung quá giới hạn cho phép.

SVTH: Huỳnh Thị Kim Nguyền – K46 KTTN MT

15


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Hạnh Lợi

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ BẢO TỒN
TRAI TAI TƯỢNG TẠI KHU BẢO TỒN BIỂN CÙ LAO CHÀM,
HỘI AN, QUẢNG NAM
2.1. Khái quát về khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm và xã Tân Hiệp (đảo Cù
Lao Chàm)

2.1.1. Giới thiệu chung về khu bảo tồn
Khu Bảo tồn biển (KBTB) Cù Lao Chàm bao gồm 8 đảo, nằm về phía đông
cách phố cổ Hội An 18 km. KBTB Cù Lao Chàm từ lâu được xem là một trong những

tế
H
uế

khu vực quan trọng trong việc cung cấp chính các nguồn lợi thủy sản cho khu vực. Sự
hiện diện của các hệ sinh thái quan trọng gồm rạn sân hô, thảm cỏ biển, bờ đá và vùng
đáy mềm góp phần làm cho KBTB Cù Lao Chàm có tính đa dạng sinh học cao và là
ngu trường quan trọng đối với các hoạt động nghề cá của cộng đồng.
Nhận thức được tầm quan trọng của khu vực này, chính phủ Việt Nam với sự

ại
họ
cK
in
h

hỗ trợ của DANIDA đã tiến hành thiết lập KBTB Cù Lao Chàm kể từ năm 2004 cho
đến nay nhằm bảo tồn và khai thác bền vững tài nguyên đa dạng sinh học, đồng thời
góp phần nâng cao đời sống ngư dân trong khu vực này.
a. Cơ cấu tổ chức các phòng tại Ban quản lý Khu bảo tồn Cù Lao Chàm.

Đ

Giám đốc
Trần Thị Hồng Thúy
Phó giám đốc

Lê Vĩnh Thuận

Phó giám đốc
Ông Trần Thành

Phòng hành
chính – Tổng
hợp (6 người)
-Trưởng
phòng:
Ông Nguyễn
Tùng Linh

Phòng Nghiên
cứu và Hợp
tác quốc tế (5
người)
-Trưởng phòng:
Ông Nguyễn
Văn Vũ

Văn phòng Du
lịch Sinh thái
(18 người)
-P/giám đốc
kiêm trưởng
phòng:
Ông Trần Thành

Phòng tuần tra

và phát triển
cộng đồng (8
người)
-Trưởng phòng:
Ông Ngô Đình
Quý

Ban thư kí khu
sinh quyển (2
người)
-Trưởng phòng:
Ông Lê Ngọc
Thảo

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức Ban quản lý KBTB Cù Lao Chàm
SVTH: Huỳnh Thị Kim Nguyền – K46 KTTN MT

16


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Hạnh Lợi

1. Giám đốc
Là thủ trưởng cơ quan có quyền điều hành cao nhất do UBND Thành phố Hội
An quyết định bổ nhiệm theo đề nghị của Trưởng phòng Nội vụ thành phố Hội An.
Giám đốc Ban quản lý chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước UBND thành phố về
toàn bộ công tác tổ chức, quản lý điều hành mọi hoạt động của KBTB Cù Lao Chàm
theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

2. Phó Giám đốc
Phó Giám đốc Ban quản lý là người giúp việc cho Giám đốc, được Giám đốc
phân công hoặc ủy quyền điều hành một số lĩnh vực hoạt động của Ban Quản lý, chịu

tế
H
uế

trách nhiệm trực tiếp trước Giám đốc và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của
mình. Phó Giám đốc do UBND Thành phố bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của
Giám đốc Ban quản lý.
3. Phòng Hành chính - Tổng hợp:

ại
họ
cK
in
h

Tham mưu giúp Giám đốc Ban quản lý tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc
lĩnh vực tổ chức bộ máy, quản lý nhân sự, lao động tiền lương, tổng hợp, thi đua khen
thưởng; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện các chế độ, chính
sách; xây dựng, tổ chức quản lý các tổ chức đoàn thể; công tác kế toán, tài vụ, thu, chi
tài chính và các mặt công tác thuộc lĩnh vực hành chính, quản trị, lễ tân, đối ngoại,…
4. Phòng Nghiên cứu và Hợp tác quốc tế

Tham mưu cho Giám đốc Ban quản lý xây dựng kế hoạch, phương án, chương

Đ


trình hoạt động và các Quy chế phối hợp liên ngành nhằm tổ chức triển khai các hoạt
động quản lý toàn diện đối với KBTB Cù Lao Chàm, đảm nhận chức năng đối ngoại,
quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ đa dạng sinh học biển và hệ sinh thái
ngập nước; tổ chức điều tra, nghiên cứu, bảo vệ và phát triển tài nguyên thiên nhiên,
môi trường biển; tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cộng
đồng về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường biển; xây dựng kế hoạch phát triển
cộng đồng trên các lĩnh vực, góp phần tích cực và quan trọng trong việc quản lý bền
vững và hiệu quả KBTB Cù Lao Chàm cũng như các KBTB và hệ sinh thái ngập nước
trên địa bàn tỉnh trong tương lai.

SVTH: Huỳnh Thị Kim Nguyền – K46 KTTN MT

17


×