Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Tổ chức công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp tại công ty cổ phần xây dựng trường xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.98 MB, 110 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

tế
H
uế

------

ại
họ
cK
in
h

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐỀ TÀI:

TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG,
THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY

Đ

CỔ PHẦN XÂY DỰNG TRƯỜNG XUÂN

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Th.S Phan Thị Hải Hà



Hoàng Thị Thu Hà
Lớp: K45A KTKT
Niên khóa: 2011 - 2015

Huế, tháng 05 năm 2015


Khúa Lun Tt Nghip

Lụứi Caỷm ễn
hon thnh khúa lun tt nghip ca mỡnh, tụi xin t lũng bit n chõn
thnh v sõu sc nht n Th.s Phan Th Hi H cụ giỏo trc tip hng dn tụi,
s giỳp nhit tỡnh ca cụ t khõu chn ti, lp cng n nhng nhn xột
ỏnh giỏ bi lm c tt nht chớnh l nim ng viờn cho tụi trong sut quỏ
trỡnh thc hin khúa lun tt nghip ny

t
H
u

Tụi xin gi li cm n chõn thnh nht n Ban giỏm hiu, cỏn b, ging
viờn trng i hc Kinh t Hu, quý thy cụ trong khoa K toỏn - Kim toỏn
trng i hc Kinh t Hu ó tn tỡnh truyn t kin thc cho tụi trong 4 nm
c theo hc ti trng.

i
h
cK
in

h

Tụi xin gi li cm n n Ban giỏm c Cụng ty C phn xõy dng Trng
Xuõn cng nh cỏc anh ch trong Phũng k toỏn cụng ty ó cho phộp v to iu
kin giỳp tụi c n thc tp, thu thp s liu, ti liu cn thit phc v cho vic
nghiờn cu ti khúa lun ca mỡnh.

Tụi cng xin cm n n tp th gia ỡnh, bn bố ó h tr, ng viờn trong
sut chng ng hc tp cng nh trong thi gian lm bi khúa lun ny.



Mc dự ó c gng ht sc song bi lm cng khụng trỏnh khi nhiu thiu
sút. Kớnh mong quý thy cụ giỏo gúp ý bi lm c hon thin hn.
Cui cựng, tụi xin kớnh chỳc quý thy cụ cng nh tp th cỏn b, nhõn viờn
trong Cụng ty c phn xõy dng Trng xuõn di do sc khe v t c nhiu
thnh cụng tt p.
Xin trõn trng cm n!

i


Khóa Luận Tốt Nghiệp

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chứng từ ghi sổ

GTGT

Giá trị gia tăng


DN

Doanh nghiệp



Hóa đơn

HHDV

Hàng hóa dịch vụ



Lao động

NSNN

Ngân sách nhà nước

XDCB

Xây dựng cơ bản

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

Đ


ại
họ
cK
in
h

tế
H
uế

CTGS

ii


Khóa Luận Tốt Nghiệp

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Tình hình Tài sản – nguồn vốn ......................................................................30
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm từ 2012 – 34
Biểu 2.1 Hóa đơn GTGT số 0002462............................................................................41
Biếu 2.2 Bảng kê chứng từ ghi sổ Loại chứng từ 03: Phiếu nhập kho ..........................42
Biểu 2.3 Chứng từ ghi sổ 03 ..........................................................................................43
Biểu 2.4 Trích sổ chi tiết TK 133 tháng 12/2014 ..........................................................45
Biểu 2.5: Trích sổ cái TK 133 tháng 12/2014 ...............................................................46

tế
H
uế


Biểu 2.6 Trích Sổ cái TK 152 tháng 12/2014................................................................47
Biểu 2.7 Trích Sổ cái TK 331 tháng 12/2014................................................................48
Biểu 2.8 Trích Bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào 12/2014 ...........49
Biểu 2.9 Hóa đơn GTGT số 0000190............................................................................52

ại
họ
cK
in
h

Biểu 2.10 Bảng kê chứng từ ghi sổ Loại chứng từ 06: Chứng từ doanh thu tháng
12/2014 ..........................................................................................................................54
Biểu 2.11 Chứng từ ghi sổ Loại chứng từ 06: Chứng từ doanh thu tháng 12/2014 ......55
Biểu 2.12 Trích sổ cái TK 333 tháng 12/2014 ..............................................................56
Biểu 2.13 Trích sổ chi tiết TK 3331 tháng 12/2014 .....................................................57
Biêu 2.14 Sổ cái TK 131 tháng 12/2014 .......................................................................58
Biểu 2.15 Trích Sổ cái TK 511 tháng 12/2014..............................................................59

Đ

Biểu 2.16 Bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa dịch vụ ...............................................60
Biểu 2.17 Tờ khai thuế Giá trị gia tăng tháng 12/2014 .................................................62
Biểu 2.18 Tờ khai quyết toán thuế TNDN 2014 ..........................................................73
Biểu 2.19 Trích sổ chi tiết TK 8211 tháng 12/2014 ......................................................69

iii



Khóa Luận Tốt Nghiệp

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Kế toán thuế GTGT đầu vào .........................................................................15
Sơ đồ 1.2: Hạch toán thuế GTGT đầu ra …………………………………………….16
Sơ đồ 1.3 Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp ......................................17
Sơ đồ 1.4 Kế toán chi phí thuế TNDN………………………………………………..25
Sơ đồ 1.5 Kế toán chênh lệch thuế TNDN ....................................................................25
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty .......................................................................28
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty ..................................................................34

Đ

ại
họ
cK
in
h

tế
H
uế

Sơ đồ 2.3 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính ..........35

iv


Khóa Luận Tốt Nghiệp


MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................3
6. Nội dung kết cấu đề tài .............................................................................................3

tế
H
uế

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ
TNDN TRONG DOANH NGHIỆP .............................................................................4
1.1 Khái quát chung về thuế ............................................................................................4

ại
họ
cK
in
h

1.1.1 Khái niệm thuế ........................................................................................................4
1.1.2 Đặc điểm của thuế ..................................................................................................4
1.1.3

Vai trò của thuế ..................................................................................................5


1.1.4

Hệ thống thuế hiện hành tại Việt Nam ...............................................................6

1.2 Nội dung công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN.............................................6
1.2.1 Thuế GTGT và kế toán thuế GTGT tại doanh nghiệp ............................................6
1.2.1.1 Thuế GTGT .........................................................................................................6

Đ

1.2.1.2 Nội dung cơ bản về thuế GTGT ...........................................................................7
1.2.1.3 Kế toán thuế GTGT ...........................................................................................14
1.2.2 Thuế TNDN và kế toán thuế TNDN tại doanh nghiệp ..........................................17
1.2.2.1 Thuế TNDN .......................................................................................................17
1.2.2.2 Nội dung cơ bản về thuế TNDN ........................................................................18
1.2.2.3. Kế toán thuế TNDN ..........................................................................................24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ TNDN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG TRƯỜNG XUÂN ...................................26
2.1 Giới thiệu khái quát về công ty ...............................................................................26
2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty ........................................................................26
v


Khóa Luận Tốt Nghiệp
2.1.1.1 Chức năng ..........................................................................................................26
2.1.1.2 Nhiệm vụ ...........................................................................................................27
2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý........................................................................................28
2.1.3 Tình hình về nguồn lực của công ty qua 3 năm 2012 – 2014...............................29
2.1.3.1 Tình hình tài sản, nguồn vốn .............................................................................29
2.1.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh ...........................................................................32

2.1.4 Tổ chức công tác kế toán tại công ty ....................................................................34
2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán ....................................................................................34
.2.1.4.2.Tổ chức chế độ kế toán .....................................................................................35
2.1

tế
H
uế

2.1.4.3 Chế độ, chính sách kế toán áp dụng tại công ty ................................................37
Thực trạng công tác kế toán thuế tại công ty cổ phần xây dựng Trường Xuân ..38

2.2.1 Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT ..............................................................38
2.2.1.1 Đặc điểm tổ chức công tác thuế GTGT ...........................................................38

ại
họ
cK
in
h

2.2.1.2 Kế toán thuế GTGT đầu vào ............................................................................38
2.2.1.3 Kế toán thuế GTGT đầu ra...............................................................................50
2.2.1.4.

Kê khai, khấu trừ và nộp thuế.......................................................................61

2.2.2 Công tác kế toán thuế TNDN tạm tính năm 2014 ................................................64
2.2.2.1. Công tác tạm tính thuế TNDN..........................................................................64
2.2.2.2 Hạch toán thuế TNDN năm 2014 ....................................................................66

2.2.2.3 Quyết toán thuế TNDN năm 2014.....................................................................70

Đ

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
THUẾ GTGT VÀ TNDN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG TRƯỜNG
XUÂN ............................................................................................................................74
3.1

Đánh giá chung về công tác kế toán tại công ty ..................................................74

3.2.

Giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán tại công ty .............................77

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................79
1. Kết luận ...................................................................................................................79
2. Kiến nghị.................................................................................................................80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................81

vi


Khóa Luận Tốt Nghiệp

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Qua gần 30 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng liên tục và tương đối cao,
đóng góp quan trọng vào sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập nền kinh tế quốc tế, nước ta đã và

đang là thành viên của các tổ chức kinh tế - thương mại thế giới WTO, AFTA,
APEC… mở ra nhiều cơ hội để thúc đẩy phát triển kinh tế song cũng đặt ra nhiều
thách thức đòi hỏi doanh nghiệp phải phấn đấu không ngừng để có thể đứng vững.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường với sự thay đổi phương thức can thiệp của Nhà
triển kinh tế xã hội.

tế
H
uế

nước vào hoạt động kinh tế, thuế đóng vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình phát
Theo từ điển tiếng việt :” Thuế là khoản tiền hay hiện vật mà người dân hoặc
các tổ chức kinh doanh, tuỳ theo tài sản, thu nhập, nghề nghiệp… buộc phải nộp cho

ại
họ
cK
in
h

nhà nước theo mức quy định.” Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước và
có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động của nhà nước ta. Nhà nước sử dụng
thuế như là một công cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Đối với
doanh nghiệp, thuế tác động đến mọi hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng đến việc xác
định giá bán, chi phí và xác định kết quả kinh doanh. Trong hệ thống thuế hiện hành ở
Việt Nam thì thuế GTGT có phạm vi tác động rộng, đánh vào hầu như tất cả các hàng
hóa, dịch vụ trên thị trường (Thuế Giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm

Đ


của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng)
còn thuế Thu nhập doanh nghiệp là thuế ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp
(Thuế Thu nhập doanh nghiệp là thuế trực thu đánh vào phần thu nhập của doanh
nghiệp sau khi trừ đi chi phí liên quan đến việc tạo ra thu nhập của cơ sở sản xuất kinh
doanh dịch vụ). Trên thực tế hiện nay, bộ máy pháp luật nước ta đang ngày càng được
hoàn thiện, các văn bản pháp luật về thuế thường xuyên được sửa đổi, bổ sung. Việc
thay đổi các chính sách về pháp luật thuế về cơ cấu các loại thuế trong hệ thống thuế,
về thuế suất có tác động đến thu nhập và sử dụng thu nhập trong xã hội và có tác động
rất lớn đến doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp luôn luôn quan tâm và nghiên cứu kĩ

1


Khóa Luận Tốt Nghiệp
về luật thuế và kế toán thuế GTGT và TNDN để vừa thực hiện đúng nghĩa vụ nộp thuế
của mình vừa đảm bảo lợi ích hợp pháp của đơn vị. Trong những năm gần đây, công ty
cổ phần xây dựng Trường Xuân hoạt động có hiệu quả cao, đó là nỗ lực của Ban lãnh
đạo cùng nhân viên công ty trong đó có bộ phận kế toán thuế. Bên cạnh những nỗ lực
đạt được, việc tổ chức công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN còn gặp nhiều hạn
chế. Nhận thức được tầm quan trọng của kế toán thuế trong doanh nghiệp nói chung và
tại công ty cổ phần xây dựng Trường Xuân nói riêng, tôi đã chọn đề tài: “Tổ chức
công tác kế toán thuế Giá trị gia tăng và Thuế thu nhập doanh nghiệp tại công ty cổ
phần xây dựng Trường Xuân” để tiến hành tìm hiểu và nghiên cứu.

tế
H
uế

2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được tiến hành với những mục tiêu nghiên cứu sau:

-

Hệ thống hóa những vấn đề về thuế và kế toán thuế Giá trị gia tăng và Thu nhập
doanh nghiệp.

Tìm hiểu tình hình công ty và thực trạng tổ chức công tác kế toán thuế Giá trị gia

ại
họ
cK
in
h

-

tăng và thuế Thu nhập doanh nghiệp tại công ty Cổ phần xây dựng Trường Xuân.
Qua việc đánh giá thực trạng tại công ty, đưa ra nhận xét, kiến nghị góp phần hoàn
thiện công tác kế toán thuế Giá trị gia tăng và Thu nhập doanh nghiệp tại công ty.

3. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Tổ chức công tác kế toán thuế Giá trị gia tăng
và thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần xây dựng Trường Xuân. Ở mỗi
loại thuế sẽ tập trung nghiên cứu các mục như: tài khoản sử dụng, chứng từ sử dụng,

Đ

-

phương pháp hạch toán, kê khai và quyết toán thuế.


4. Phạm vi nghiên cứu
-

Về nội dung: Công tác kế toán thuế GTGT và TNDN tại công ty Cổ phần xây
dựng Trường Xuân.

-

Về không gian: Đề tài được thực hiện tại Công ty Cổ phần xây dựng Trường
Xuân.

-

Về thời gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu tình hình hoạt động qua 3 năm từ 2012 –
2014 và công tác kế toán thuế GTGT và TNDN năm trong quý IV năm 2014.

2


Khóa Luận Tốt Nghiệp

5. Phương pháp nghiên cứu

6.

ại
họ
cK
in

h

tế
H
uế

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
+ Thu thập tài liệu:
Dựa trên nguồn thông tin thu thập được từ những tài liệu nghiên cứu như: các
quy định của pháp luật về Luật thuế, tài liệu ở thư viện trường, slide bài giảng, giáo
trình để xây dựng cơ sở luận cứ làm cơ sở lý luận về thuế GTGT, thuế TNDN cũng
như công tác kế toán thuế GTGT, thuế TNDN.
Thu thập những số liệu thô cần thiết tại đơn vị để phục vụ cho đề tài nghiên
cứu. Những số liệu thô đó giúp có cái nhìn tổng quát về tình hình tài sản, nguồn vốn,
tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cũng như cung cấp thông tin để làm phần
thực trạng tổ chức công tác kế toán thuế GTGT, thuế TNDN tại đơn vị.
+ Phân tích tài liệu: Thông qua báo cáo tài chính của công ty, tiến hành phân
tích tình hình hoạt động của công ty qua 3 năm 2012 – 2014.
- Phương pháp thực nghiệm:
Bằng phương pháp quan sát: Trong quá trình thực tập tại công ty, trực tiếp quan sát
từng công đoạn xử lí nghiệp vụ, quá trình nhập liệu, kê khai thuế của nhân viên kế
toán để làm phần thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN.
- Phương pháp phi thực nghiệm:
Bằng phương pháp phỏng vấn: Thông qua hình thức trò chuyện, tiến hành trao đổi
với nhân viên phòng kế toán về công tác kế toán nói chung và việc tổ chức công tác
kế toán thuế nói riêng tại đơn vị.
- Phương pháp hạch toán kế toán: hạch toán các nghiệp vụ xảy ra trong kì có nội
dung liên quan đến kế toán thuế GTGT và thuế TNDN

Nội dung kết cấu đề tài


Đ

Ngoài Phần Đặt vấn đề và Phần Kết luận, Kiến nghị ,đề tài thực hiện gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thuế và công tác thuế GTGT, thuế TNDN tại công
ty cổ phần xây dựng Trường Xuân.
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và TNDN tại công ty cổ
phần xây dựng Trường Xuân.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT và thuế
TNDN tại công ty cổ phần xây dựng Trường Xuân.

3


Khóa Luận Tốt Nghiệp

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ
THUẾ TNDN TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Khái quát chung về thuế
1.1.1 Khái niệm thuế
Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của các pháp nhân, thể nhân cho Nhà nước
theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định, không mang tính chất hoàn trả trực
tiếp, nhằm sử dụng cho mục đích chung toàn xã hội.
1.1.2 Đặc điểm của thuế
Thuế mang tính bắt buộc: thuế khác với đa số những khoản chuyển giao tiền từ

tế
H

uế

-

người này sang người kia. Trong khi tất cả những khoản chuyển giao đó là tự nguyện
thì thuế là một khoản bắt buộc. Tính bắt buộc được thể hiện dưới 2 khía cạnh đó là cơ
quan thu thuế và người nộp thuế.

ại
họ
cK
in
h

Đối với cơ quan thu thuế thì thu thuế là một nghĩa vụ bắt buộc đối với cán bộ,
cơ quan thu thuế. Luật quản lí thuế đã quy định rõ “Trách nhiệm của cơ quan quản lí
thuế là tổ chức thực hiện thu thuế theo quy định của pháp luật, lấy pháp luật làm căn
cứ duy nhất để thực hiện”

Còn đối với người nộp thuế thì đây là nghĩa vụ chuyển giao tài sản của họ cho
nhà nước khi có đủ điều kiện do pháp luật thuế quy định mà không phải quan hệ

Đ

thanh toán trong hợp đồng hay ngoài hợp đồng. Tính bắt buộc thể hiện ở chỗ người
nộp thuế không có quyền trốn thuế hoặc mong muốn tự mình ấn định hay thỏa thuận
mức đóng góp của mình mà chỉ có quyền chấp thuận.
-

Thuế mang tính pháp lí, điều đó được thể hiện thông qua các quy định cần thiết về

phạm vi, hình thức, các thủ tục và quy trình pháp lí liên quan đến nghĩa vụ nộp thuế

-

Thuế không hoàn trả trực tiếp: Khác với khoản vay, phí và lệ phí; thuế không hoàn
trả trực tiếp cho người nộp thuế (một phần thuế được hoàn trả gián tiếp qua các
khoản phúc lợi xã hội, lợi ích công cộng). Sự không hoàn trả đó được thể hiện qua cả
trước và sau khi nộp thuế. Trước khi nộp thuế nhà nước không hứa hẹn cung ứng trực
tiếp dịch vụ công nào cho người nộp thuế.

4


Khóa Luận Tốt Nghiệp
Sau khi nộp thuế nhà nước không có sự bối hoàn trực tiếp nào cho người nộp thuế.
Việc sử dụng các khoản thu chủ yếu từ thuế là các sản phẩm công. Thuế được thu
nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước nên thuế không có đối khoán cụ thể.
1.1.3 Vai trò của thuế
Thuế có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nhà nước và xã hội. Nhà nước sử
dụng thuế như là công cụ chủ yếu nhằm huy động tập trung một phần của cải vật chất
trong xã hội vào NSNN.


Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Hàng năm thuế đóng góp

khoảng 90% vào tổng thu NSNN. Bên cạnh phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân nộp

tế
H
uế


theo quy định của pháp luật; Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; Các
khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; Các khoản viện trợ thì khoản thu từ thuế
mang tính chất ổn định và khi nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu này càng tăng
nên thuế được coi là khoản thu quan trọng nhất. Hầu hết mọi cá nhân, tổ chức hoạt

ại
họ
cK
in
h

động và thực hiện các giao dịch trong phạm vi quy định đều phải nộp thuế vào ngân
sách nhà nước. Đối tượng đánh thuế trong nền kinh tế rất rộng và gần như bao quát
toàn bộ nền kinh tế. Đó là thuế đánh vào tiêu dùng, thuế đánh vào tài sản và đánh vào
thu nhập.

Thuế cũng là nguồn động viên GDP vào NSNN để chính phủ thực hiện các
nhiệm vụ chi tiêu công nhằm thực hiện viễ phân phối laị tổng sản phẩm cho xã hội.


Thuế là một công cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô của Nhà

Đ

nước. Thông qua pháp lệnh về thuế, nhà nước chủ động tác động đến cung, cầu của
nền kinh tế góp phần phân bổ lại nguồn lực nhằm thực hiện tốt chương trình chuyển
dịch cơ cấu nền kinh tế. Thuế có tác động định hướng đối với chuyến dịch cơ cấu kinh
tế, thông qua tác động trực tiếp tới cung – cầu thị trường. Thông qua thuế nhập khẩu,
chính sách thuế sẽ tác động đến giá cả hàng hóa trên thị trường, là công cụ hữu hiệu để

hướng dẫn sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ lĩnh vực đầu tư kém hiệu quả sang
lĩnh vực đầu tư có hiệu quả hơn. Thuế là công cụ điều chỉnh giá cả thị trường và kiềm
chế lạm phát. Đối với các mặt hàng có sự tăng giá liên tục, Nhà nước buộc phải có
chính sách thuế nhằm hỗ trợ điều chỉnh gảm giá.

5


Khóa Luận Tốt Nghiệp


Thuế cũng góp phần đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và công

bằng xã hội. Cụ thể là hệ thống pháp luật về thuế đã được áp dụng thống nhất cho các
ngành nghề, các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư. Nhà nước ta cũng có chính
sách động viên giống nhau giữa các đơn vị, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế có
cùng một điều kiện hoạt động. Thông qua việc điều tiết thu nhập thì thuế cũng đã góp
phần giảm bớt khoảng cách giàu nghèo của mỗi cá nhân, tổ chức. Nguồn thu thuế chủ
yếu để hình thành ngân sách nhà nước và nhà nước sẽ sử dụng ngân sách để thực hiện
chi tiêu công, trong đó có các khoản chi liên quan đến phúc lợi xã hội, an sinh xã hội,
chi các chương trình mục tiêu để hỗ trợ cho những người có thu nhập thấp, những

tế
H
uế

người thuộc diện chính sách, đối tượng khó khăn…
1.1.4 Hệ thống thuế hiện hành tại Việt Nam

Hệ thống thuế là tổng hợp các hình thức thuế khác nhau mà giữa chúng có mối

quan hệ mật thiết để thực hiện các nhiệm vụ nhất định của nhà nước trong từng thời kì.

ại
họ
cK
in
h

Hiện nay ở Việt Nam có các loại thuế là: Thuế giá trị gia tăng; thuế nhập khẩu, thuế
xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân,
thuế tài nguyên, thuế chuyển quyền sử dụng đất, các sắc thuế khác như thuế môn bài.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chỉ nghiên cứu về hai sắc thuế đó là thuế giá trị
gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp.

1.2 Nội dung công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN
1.2.1 Thuế GTGT và kế toán thuế GTGT tại doanh nghiệp

Đ

1.2.1.1 Thuế GTGT

a. Khái niệm

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa,
dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
b. Đặc điểm
Thuế GTGT mang những đặc điểm sau:
- Thuế GTGT là thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn, thuế đánh vào tất cả các giai
đoạn và chỉ đánh vào phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ. Vì thế tổng số thuế
thu được ở các giai đoạn sẽ bằng số thuế tính theo giá cho người tiêu dùng cuối cùng.


6


Khóa Luận Tốt Nghiệp
- Thuế GTGT có tính trung lập cao. Thuế GTGT không chịu ảnh hưởng bởi kết
quả kinh doanh cuả người nộp thuế, không phải là yếu tố của chi phí mà chỉ đơn thuần
là một khoản cộng thêm vào giá bán cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
Bản chất của thuế GTGT là thuế gián thu. Điều đó thể hiện ở chỗ người nộp

-

thuế và người thực tế chịu thuế khác nhau. Người nộp thuế là người sản xuất kinh
doanh nhưng người thực tế chịu thuế là người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.
Thuế GTGT có tính chất lũy thoái so với thu nhập: Người tiêu dùng phải trả

-

một khoản thuế bằng nhau nếu dùng một loại hàng hóa, dịch vụ.
c. Vai trò

tế
H
uế

Thuế GTGT góp phần làm lành mạnh hóa nền kinh tế, tạo nên sự cạnh tranh bình đẳng
giữa các chủ thể khi nó bắt buộc các chủ thể phải sử dụng hệ thống hóa đơn, chứng từ.
Thông qua việc kiểm soát hệ thống hóa đơn, chứng từ Nhà nước ta đã kiểm soát được
hoạt động sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa, khắc phục được nhược điểm của


ại
họ
cK
in
h

thuế doanh thu là trốn thuế. Qua đó cung cấp cho công tác nghiên cứu thống kê những
số liệu quan trọng.

Việc đánh thuế GTGT hàng nhập khẩu ngay từ khi nó xuất hiện trên lãnh thổ Việt
Nam đã góp phần bảo hộ nền sản xuất trong nước một cách hợp lí.
1.2.1.2 Nội dung cơ bản về thuế GTGT

a. Phạm vi áp dụng

Thuế GTGT có phạm vi tác động rộng, đánh vào hầu như tất cả các hàng hóa

Đ

dịch vụ trên thị tường.

b. Đối tượng chịu thuế
Luật thuế GTGT quy định Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh
và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở
nước ngoài) là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại mục
“Đối tượng không chịu thuế”.
c. Đối tượng không chịu thuế
Những hàng hóa dịch vụ không chịu thuế GTGT mang những tính chất sau:
-


Mang tính chất thiết yếu.

-

Thuộc các hoạt động ưu đãi vì mục tiêu xã hội, nhân đạo.
7


Khóa Luận Tốt Nghiệp
-

Là hàng hóa, dịch vụ của 1 số ngành cần khuyến khích.

- Là hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu nhưng không tiêu dùng tại Việt Nam
- Là hàng hóa, dịch vụ khó xác định giá trị tăng thêm
Và được quy định rõ tại điều 5 của Luật thuế GTGT 13/2008; đã được sửa đổi, bổ
sung theo Luật 31/2013 như sau:
+ Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành
các sản phẩm khác
+ Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây
giống, hạt giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền; tưới, tiêu nước; cày đồng phục vụ

tế
H
uế

sản xuất nông nghiệp;
+ Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt
mà thành phần chính là Na – tri – clo- rua (NaCl)


+ Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê.

ại
họ
cK
in
h

+ Chuyển quyền sử dụng đất

+ Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm người học, các dịch vụ bảo hiểm
khác liên quan đến con người; bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng,các dịch vụ bảo
hiểm nông nghiệp khác; bảo hiểm tàu, thuyền, trang thiết bị và các dụng cụ cần thiết
khác phục vụ trực tiếp đánh bắt thuỷ sản; tái bảo hiểm.
+ Các dịch vụ tài chính sau đây: Dịch vụ tín dụng, quỹ đầu tư, kinh doanh chứng
khoán, kinh doanh ngoại tệ, chuyển nhượng vốn, dịch vụ tài chính phái sinh

Đ

+ Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh
cho người và vật nuôi.
+ Dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích và In-ter-net phổ cập theo chương trình của
Chính phủ.
+ Dịch vụ duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng
công cộng; dịch vụ tang lễ.
+ Duy tu, sửa chữa, xây dựng bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân, vốn viện trợ
nhân đạo đối với các công trình văn hóa, nghệ thuật, công trình phục vụ công cộng, cơ
sở hạ tầng và nhà ở cho đối tượng chính sách xã hội.
+ Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật.
8



Khóa Luận Tốt Nghiệp
+ Phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
+ Xuất bản, nhập khẩu, phát hành báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị,
sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật
+ Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện.
+ Máy móc, thiết bị, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu
để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; hoạt
động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt; tàu bay, dàn khoan, tàu thủy thuộc
loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu
+ Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh.

tế
H
uế

+ Hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp viện trợ nhân đạo, đồ dùng của tổ chức, cá
nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu
chuẩn hành lý miễn thuế.

Hàng hóa, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ

ại
họ
cK
in
h

nhân đạo, viên trợ không hoàn lại cho Việt Nam.


+ Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái
xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu;

+ HHDV khác thuộc diện không chịu thuế như
- Chuyển giao công nghệ

- Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng

- Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản

Đ

phầm khác.

- Sản phẩm nhân tạo dùng để thay thế cho bộ phận cơ thể của người bệnh; nạng, xe lăn
và dụng cụ chuyên dùng khác cho người tàn tật.
- Hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ một
trăm triệu đồng trở xuống.
d. Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất.
Thuế GTGT = Giá tính thuế * Thuế suất
Với giá tính thuế:

9


Khóa Luận Tốt Nghiệp
 Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa
có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán

đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa chịu
thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế
giá trị gia tăng; đối với hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường
là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế
giá trị gia tăng;
Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu tặng cho là



giá tính thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại

tế
H
uế

thời điểm phát sinh các hoạt động này;
Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền cho thuê chưa có thuế giá trị gia


tăng.


Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá

ại
họ
cK
in
h


bán trả một lần chưa có thuế giá trị gia tăng của hàng hóa đó, không bao gồm khoản
lãi trả góp, lãi trả chậm;



Đối với gia công hàng hóa là giá gia công chưa có thuế giá trị gia tăng;
Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình

hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế giá trị gia tăng. Trường hợp xây
dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì giá tính thuế là
giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu và máy móc, thiết bị;
Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản là giá bán bất động sản chưa có thuế

Đ



giá trị gia tăng, trừ giá chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp ngân
sách nhà nước;


Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hóa và dịch vụ hưởng hoa hồng
là tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế giá trị gia tăng;



Đối với hàng hóa, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán
là giá đã có thuế giá trị gia tăng thì giá tính thuế được xác định theo công thức
sau:
Giá chưa có thuế GTGT


=

Giá thanh toán
1 + thuế suất của hàng hóa, dịch vụ đó (%)
10


Khóa Luận Tốt Nghiệp
 Về thuế suất: Hiện nay, có 3 mức thuế suất được áp dụng là 0%, 5% và 10%.
+ Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và
hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại phần “Đối tượng không
chịu thuế” khi xuất khẩu, trừ các trường hợp sau đây:
-

Chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài;
Dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài; Dịch vụ cấp tín dụng; Chuyển nhượng vốn;
Dịch vụ tài chính phái sinh; Dịch vụ bưu chính, viễn thông;

-

Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản
phẩm khác theo quy định của Chính phủ. Hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu là hàng

tế
H
uế

hoá, dịch vụ được tiêu dùng ở ngoài Việt Nam, trong khu phi thuế quan; hàng hóa,
dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của Chính phủ.

+ Mức thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ sau đây:
HHDV thiết yếu phục vụ cho đời sống xã hội

-

HHDV nhằm thực hiện chính sách xã hội, khuyến khích đầu tư sản xuất:

ại
họ
cK
in
h

-

+ Mức thuế suất 10% áp dụng cho HHDV thông thường không nằm trong diện không
chịu thuế GTGT, thuế suất 0%, thuế suất 5%.
e. Phương pháp tính thuế

Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng gồm phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia
tăng và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.
(1) Phương pháp khấu trừ

Đ

 Đối tượng áp dụng:

Cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy
định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ bao gồm:
+ Cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ từ một

tỷ đồng trở lên, trừ hộ, cá nhân kinh doanh;
+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp HHDV để tiến hành hoạt động tìm kiếm,
thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên
Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay.
+ Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá
nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp.
11


Khóa Luận Tốt Nghiệp
 Công thức tính:
Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào được
khấu trừ
Trong đó,
+ Số thuế GTGT đầu ra = tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi
trên hoá đơn giá trị gia tăng.
Thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT = Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu
thuế bán ra X Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó.
+ Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế giá trị gia tăng ghi

tế
H
uế

trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng
của hàng hóa nhập khẩu và đáp ứng điều kiện quy định tại Luật thuế GTGT.
(2) Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT
 Đối tượng áp dụng:

ại

họ
cK
in
h

- Doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một
tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ
- Hộ, cá nhân kinh doanh

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam
nhưng có doanh thu phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá
đơn, chứng từ, trừ tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến
hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo

Đ

phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam khấu trừ nộp thay
- Tổ chức kinh tế khác, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ
 Công thức tính:
Số thuế GTGT phải nộp = tỉ lệ % * doanh thu
Tỉ lệ % để tính thuế GTGT được quy định như sau:
+ Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%
+ Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%
+ Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên
vật liệu: 3%
+ Hoạt động kinh doanh khác: 2%
12


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền bán hàng hoá, dịch vụ thực tế ghi trên
hoá đơn bán hàng đối với HHDV chịu thuế GTGT bao gồm các khoản phụ thu, phí thu
thêm mà CSKD được hưởng.
+ Riêng đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý thì số thuế GTGT
phải nộp được tính như sau:
Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của vàng, bạc, đá quý bán ra * thuế suất 10%
GTGT của vàng, bạc, đá quý = Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý – Giá
thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng.
f. Đăng kí, kê khai, nộp thuế GTGT

tế
H
uế

 Đăng kí thuế GTGT
Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT kể cả cơ sở trực thuộc phải
đăng kí nộp thuế GTGT với cơ quan thuế trực tiếp quản lí theo hướng dẫn của cơ
quan thuế. Các tổng công ty, công ty và các cơ sở kinh doanh có các đơn vị chi

ại
họ
cK
in
h

nhánh trực thuộc đều phải đăng kí nộp thuế GTGT với cơ quan thuế nơi đóng trụ
sở.

 Kê khai thuế GTGT


Các cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT phải có trách nhiệm lập và
gửi cho cơ quan thuế tờ khai thuế GTGT từng tháng kèm theo bảng kê hàng hóa, dịch
vụ mua vào, bán ra theo mẫu quy định. Thời gian nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế
chậm nhất là 20 ngày của đầu tháng tiếp theo. Trong trường hợp không phát sinh thuế

Đ

đầu vào, đầu ra thì cơ sở kinh doanh vẫn phải kê khai và nộp tờ khai cho cơ quan thuế.
Cơ sở kinh doanh phải kê khai đầy đủ, đúng mẫu tờ khai và chịu trách nhiệm về tính
chính xác của việc kê khai.
 Nộp thuế GTGT
-

Người nộp thuế có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn vào Ngân sách Nhà
nước.

-

Trường hợp người nộp thuế kê khai nộp thuế theo tháng thì nộp trước ngày 20 của
tháng tiếp theo, còn đối với trường hợp kê khai và nộp thuế theo quý thì thời hạn
nộp là trước ngày 30 của quý tiếp theo.

13


Khóa Luận Tốt Nghiệp
-

Trường hợp cơ quan thuế tính thuế hoặc ấn định thuế, thời hạn nộp thuế là thời
hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế.


1.2.1.3 Kế toán thuế GTGT

 Kế toán thuế GTGT thep phương pháp khấu trừ
a) Chứng từ sử dụng
Các chứng từ sử dụng trong kế toán thuế GTGT gồm:
- Hoá đơn GTGT (mẫu 01/GTKT 3LL)
- Hoá đơn chứng từ đặc thù
- Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào (mẫu 01-2/GTGT)

tế
H
uế

- Bảng phân bổ thuế GTGT khấu trừ tháng (mẫu 01-4A/GTGT)
- Chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu

- Chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài
- Sổ theo dõi thuế GTGT

ại
họ
cK
in
h

- Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ bán ra (mẫu 01–1/ GTGT)
b) Tài khoản sử dụng

Tài khoản được sử dụng trong kế toán thuế GTGT gồm:

-

Tài khoản 133 “Thuế GTGT đươc khấu trừ”

-

Tài khoản 33311 “ Thuế GTGT đầu ra”

(1) Về Tài khoản 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
 Nội dung: Tài khoản 133 dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu

Đ

trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ của doanh nghiệp.
TK 133 có 2 tài khoản cấp 2
- Tài khoản 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ: Phản ánh
thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư, hàng hóa, dịch vụ mua ngoài dùng vào
sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo
phương pháp khấu trừ thuế.
- Tài khoản 1332 - Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định: Phản ánh
thuế GTGT đầu vào của quá trình đầu tư, mua sắm tài sản cố định dùng vào hoạt động
sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo
phương pháp khấu trừ thuế của quá trình mua sắm bất động sản đầu tư.
14


Khóa Luận Tốt Nghiệp
(2) TK 3331 – Thuế GTGT đầu ra
 Nội dung: Thuế giá trị gia tăng phải nộp: Phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số
thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, số thuế GTGT đã được khấu trừ, số thuế

GTGT đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
 TK 3331 có 2 tài khoản cấp 3:
+ Tài khoản 33311 - Thuế giá trị gia tăng đầu ra: Dùng để phản ánh số thuế
GTGT đầu ra, số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ, số thuế GTGT của hàng bán bị trả
lại, bị giảm giá, số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của sản phẩm, hàng
hoá, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ.

tế
H
uế

+ Tài khoản 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu: Dùng để phản ánh số thuế
GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
c. Phương pháp hạch toán

 Kế toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Đ

ại
họ
cK
in
h

 Hạch toán thuế GTGT đầu vào

Sơ đồ 1.1 Kế toán thuế GTGT đầu vào
Chú thích:
(1) Mua nguyên vật liệu, hàng hóa, tài sản cố định nhập kho.


15


Khóa Luận Tốt Nghiệp
(2) Mua nguyên vật liệu dùng ngay vào sản xuất và các chi phí phát sinh khác phục
vụ hoạt động sản xuất kinh doanh chịu thuế.
(3) Mua hàng hóa gửi bán (không nhập kho) phục vụ hoạt động sản xuất kinh
doanh chịu thuế.
(4a) Kết chuyển số thuế GTGT không được khấu trừ.
(4b) Phân bổ số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ.
(4) Trả lại hàng hóa, nguyên vật liệu, tài sản cố định đã mua.
• Hạch toán thuế GTGT đầu ra
TK 3331
DT bán hàng, cung cấp dịch vụ, 1 1 1 ,1 1 2,1 31
thu nhập khác, DT tài chính

tế
H
uế

1 1 1 ,1 1 2
Nộp thuế GTGT vào NSNN

51 1 ,71 1 ,51 5

ại
họ
cK
in

h

113
Khấu trừ thuế GTGT

Giảm thuế, hoàn thuế

1 1 1 ,1 1 2

Đ

71 1

Sơ đồ 1.2: Hạch toán thuế GTGT đầu ra

16


Khóa Luận Tốt Nghiệp
 Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
3331
1 1 1 .1 1 2

51 1
Nộp thuế GTGT vào NSNN

71 1

Thuế GTGT phải nộp


1 52.21 1
Thuế GTGT hàng nhập khẩu

Giảm thuế

1 1 1 .1 1 2

3333

tế
H
uế

Thuế NK

Sơ đồ 1.3 Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
1.2.2 Thuế TNDN và kế toán thuế TNDN tại doanh nghiệp

ại
họ
cK
in
h

1.2.2.1 Thuế TNDN

a. Khái niệm thuế TNDN

Thuế thu nhập doanh nghiệp là sắc thuế đánh vào thu nhập chịu thuế của cơ sở sản
xuất kinh doanh có phát sinh thu nhập chịu thuế trong kì tính thuế.

b. Đặc điểm của thuế TNDN

Thuế TNDN mang những đặc điểm sau:

Thuế TNDN là thuế trực thu: Đối tượng nộp thuế là doanh nghiệp, nhà đầu tư đồng

Đ

thời cũng là “người” chịu thuế.

Khấu trừ thuế: Là thuế khấu trừ trước thuế thu nhập cá nhân. Lợi tức cổ phần, lãi
tiền gửi, là thu nhập mà các cá nhân được chia sau khi nộp.
Thuế TNDN được xác định dựa vào kết quả kinh doanh: Thuế TNDN được xác
định dựa vào thu nhập chịu thuế nên chỉ khi kinh doanh có lợi nhuận mới phải nộp
thuế.
Thuế TNDN không gây phản ứng: Tuy là thuế trực thu nhưng thuế TNDN không
gây phản ứng mạnh mẽ bằng thuê thu nhập cá nhân.

17


Khóa Luận Tốt Nghiệp
c. Vai trò của thuế TNDN
Thuế TNDN đóng vai trò quan trọng trong nguồn thu ngân sách nhà nước cũng
như hoạt động của bộ máy nhà nước ta.
Chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu thu ngân sách nhà nước, Thuế TNDN là một



khoản thu quan trọng của ngân sách nhà nước.

Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức



năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội. Nhà nước sử dụng thuế
thu nhập doanh nghiệp làm công cụ điều tiết thu nhập của các chủ thể có thu nhập
cao, đảm bảo yêu cầu đóng góp của các chủ thể kinh doanh vào ngân sách Nhà

tế
H
uế

nước được công bằng, hợp lý.
Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích,



thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo chiều hướng kế hoạch, chiến lược,
phát triển toàn diện của Nhà nước.

ại
họ
cK
in
h

1.2.2.2 Nội dung cơ bản về thuế TNDN

a. Người nộp thuế


Người nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh HHDV có thu
nhập chịu thuế, gọi chung là doanh nghiệp, bao gồm:
-

DN được thành lập và hoạt động theo Luật DN, luật đầu tư, Luật thương mại,
chứng khoán

-

Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có hoạt động sản xuất kinh doanh.

-

Đ

- Tổ chức thành lập theo luật Hợp tác xã

Tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài, gọi là DN nước ngoài.

b. Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế TNDN là thu nhập tính thuế trong kì và thuế suất.
Thuế suất
-

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22% .

-

Doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không quá hai mươi tỷ đồng áp dụng thuế suất
20%. Doanh thu làm căn cứ xác định doanh nghiệp thuộc đối tượng được áp dụng

thuế suất 20% tại khoản này là doanh thu của năm trước liền kề.

18


×